BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 829/QĐ-BNN-TCTL
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM
MĂNG THÍT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thủy lợi
số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017;
Căn cứ Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Xét Tờ trình số
13/TTr-BQL10-TĐ ngày 24/02/2021 của Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10
về việc phê duyệt và ban hành Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi
Nam Măng Thít;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít.
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
2720/QĐ-BNN-TL ngày 18/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít.
2. Các
quy định liên quan đã ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực phải được
sửa đổi, bổ sung phù hợp với Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi; Chủ
tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Vĩnh Long, Trà
Vinh; Chủ tịch, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý
khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh, Thủ trưởng đơn vị khai thác công trình thủy
lợi tỉnh Vĩnh Long và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- BT Nguyễn Xuân Cường (để b/c);
- Lưu
VT, TCTL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hoàng Hiệp
|
QUY TRÌNH VẬN
HÀNH
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM MĂNG
THÍT
(Ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL
ngày 04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Năm 2021
MỤC
LỤC
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các
thuật ngữ thường gặp trong quy trình vận hành
Điều 2. Cơ
sở pháp lý
Điều 3. Nguyên
tắc vận hành công trình
Điều 4. Nhiệm
vụ của hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít
Điều 5. Thông
số kỹ thuật chủ yếu các công trình trực tiếp tham gia vận hành của HTCTTL Nam
Măng Thít
Điều 6. Quy
định vận hành kỹ thuật đóng mở cửa van và bảo trì
Điều 7.
Thời gian các mùa trong năm và thời vụ sản xuất
CHƯƠNG II
VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC
Điều 8. Trường
hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước
Điều 9. Trường
hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước
Điều 10. Trường
hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước
Điều 11. Vận
hành trong trường hợp đặc biệt
CHƯƠNG
III VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC
Điều 12. Vận
hành tiêu, thoát nước trong điều kiện bình thường
Điều 13. Vận
hành tiêu, thoát nước trong điều kiện vượt thiết kế
Điều 14. Vận
hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường
Điều 15. Vận
hành tiêu nước đệm
CHƯƠNG IV
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 16. Quan
trắc khí tượng, thủy văn
Điều 17. Quan
trắc chất lượng nước
Điều 18. Quy
định về chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ số liệu khí tượng thủy văn
Điều 19. Quy
định về chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc khí tượng thủy
văn
CHƯƠNG V TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 20. Nhiệm
vụ và quyền hạn trong việc vận hành hệ thống
Điều 21. Quy
định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng phó,
phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Điều
khoản thi hành
Điều 23. Sửa
đổi Quy trình vận hành
Điều 24. Khen
thưởng và xử lý vi phạm
PHỤ
LỤC 1
LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TƯỚI, CẤP NƯỚC VÀ TIÊU, THOÁT
NƯỚC MÙA KHÔ KHI NGUỒN NƯỚC ĐÁP ỨNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
PHỤ
LỤC II LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG
HỢP TƯỚI, CẤP NƯỚC VÀ TIÊU, THOÁT NƯỚC MÙA KHÔ KHI XẢY RA HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC,
XÂM NHẬP MẶN, Ô NHIỄM NƯỚC
PHỤ
LỤC III LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TIÊU,
THOÁT NƯỚC VÀ TƯỚI, CẤP NƯỚC MÙA MƯA TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
PHỤ
LỤC IV LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TIÊU,
THOÁT NƯỚC VÀ TƯỚI, CẤP NƯỚC MÙA MƯA KHI XẢY RA LŨ, NGẬP LỤT, ÚNG, TRIỀU
CƯỜNG
PHỤ
LỤC V TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM MĂNG THÍT
PHỤ
LỤC VI THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH TRỰC TIẾP THAM GIA VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM MĂNG
THÍT
PHỤ
LỤC VII BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM MĂNG THÍT
QUY TRÌNH VẬN HÀNH
HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI NAM MĂNG THÍT
(Ban hành kèm theo Quyết định số
829/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các thuật ngữ
thường gặp trong quy trình vận hành
- “Mở
tiêu, thoát nước” là trạng thái vận hành công trình để nước chảy từ trong hệ
thống ra ngoài hệ thống (từ đồng ra sông hoặc ra biển).
- “Mở
tưới, cấp nước” là trạng thái vận hành công trình để nước chảy từ ngoài hệ
thống vào trong hệ thống (từ sông vào đồng).
- “Vào
ra” hay “mở thoáng 2 chiều” là mở cửa cống cho nước chảy qua cống theo trạng
thái tự nhiên chảy vào trong đồng hoặc ra sông: nước chảy vào trong đồng khi
mực nước phía sông dâng cao hơn mực nước trong đồng; nước chảy ra sông khi mực
nước phía sông hạ thấp hơn mực nước trong đồng.
- “Đóng
trữ” là đóng cống để ngăn mặn, trữ nước trong đồng.
- “Lịch
vận hành cơ sở” là lịch vận hành được tính toán xây dựng trên cơ sở tính toán
nhu cầu nước, tài liệu thủy văn thủy lực, hiện trạng các công trình trong hệ
thống, thời vụ sản xuất các địa phương thuộc vùng dự án.
- “Lịch
điều chỉnh vận hành cơ sở hàng năm” là tuân thủ lịch vận hành cơ sở đã lập
trong Quy trình vận hành, được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thời tiết,
thủy văn, kế hoạch sản xuất của năm vận hành.
- “Triều
cường” hay “lũ lớn, triều cường” là khi mực nước trạm thủy văn Trà Vinh, Cầu
Quan lớn hơn Báo động I.
- “Mưa
to”, dựa vào thông tin dự báo hay số liệu đo đạc: Theo quy định của Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO), là
lượng mưa đo được từ 51 đến 100 mm/24h, hoặc 26 đến 50 mm/12h.
- “Nước
ô nhiễm”, tùy thuộc vào đối tượng dùng nước: Nước dùng cho tưới tiêu, dựa vào
giá trị giới hạn của QCVN 39:2011/BTNMT; nước dùng cho sinh hoạt, dựa vào Điều
4, QCVN 01-1:2018/BYT và các quy định khác liên quan.
Điều 2. Cơ sở pháp lý
Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý vận hành khai thác
và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít phải tuân thủ:
1. Luật
- Luật
Thủy lợi số 08/2017/QH14, ngày 19 tháng 6 năm 2017.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6
năm 2012.
- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19
tháng 6 năm 2013.
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23 tháng
11 năm 2015.
2. Nghị định, thông tư
- Nghị định của Chính phủ số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng
11 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên
tai.
- Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 05 năm 2018
quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
3. Các tiêu chuẩn, quy phạm:
- Công trình thủy lợi - Cấp hạn hán đối với nguồn nước
tưới và cây trồng được tưới (TCVN 8643: 2020).
- Công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi (TCVN 8304:
2009).
4. Các văn bản liên quan khác
Điều 3. Nguyên tắc
vận hành công trình
1. Nguyên tắc chung: Việc vận hành hệ thống công trình
thủy lợi Nam Măng Thít phải đảm bảo:
- Thống nhất trong toàn hệ thống, không chia cắt theo địa
giới hành chính;
- Hài hòa lợi ích giữa các vùng và trong toàn hệ thống;
- Tuân thủ chỉ tiêu thiết kế và năng lực thực tế của hệ
thống;
- Tuân thủ sự chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc vận hành
- Vào mùa khô: Các cống thuộc vùng sản xuất ngọt được vận
hành để lấy nước ngọt, ngăn mặn, tiêu thoát nước; các cống vùng sản xuất mặn,
lợ được vận hành để lấy nước mặn, lợ, tiêu, thoát nước.
- Vào mùa mưa: Các cống thuộc vùng sản xuất ngọt được vận
hành để lấy nước ngọt, ngăn mặn, tiêu úng và thau chua rửa mặn; các cống vùng
sản xuất mặn, lợ có nhiệm vụ vận hành để tiêu, thoát nước và lấy nước mặn, lợ.
Điều 4. Nhiệm vụ của
hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít
- Kiểm soát mặn, triều cường; lấy nước và trữ nước ngọt,
tiêu úng, tiêu chua, rửa phèn cho 171.626 ha đất nông nghiệp và 225.682 ha đất
tự nhiên (Vĩnh Long 49.020 ha, tỉnh Trà Vinh 176.662 ha) kết hợp nuôi trồng
thủy sản theo hướng đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp;
- Kết hợp giao thông thủy bộ tạo thành mạng lưới giao
thông thủy bộ liên hoàn.
Điều 5. Thông số kỹ
thuật chủ yếu các công trình trực tiếp tham gia vận hành của hệ thống công
trình thủy lợi Nam Măng Thít
Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình tham gia vận
hành tại Phụ lục VI và Phụ lục VII.
Điều 6. Quy định vận
hành kỹ thuật đóng mở cửa van và bảo trì
Tuân thủ theo quy định, quy trình của nhà sản xuất, thiết
kế chế tạo, xây dựng, lắp đặt công trình và các quy định khác có liên quan.
Điều 7. Thời gian các
mùa trong năm và thời vụ sản xuất
- Mùa khô từ đầu tháng 12 của năm trước đến cuối tháng 4
năm sau.
- Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11.
- Thời vụ sản xuất: Vụ Đông Xuân từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, vụ Hè Thu từ tháng 3 đến tháng 8, vụ Thu Đông/Mùa từ tháng 7 đến tháng
11 hằng năm.
Chương II
VẬN
HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC
Điều 8. Trường hợp
nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước
1. Khi chênh lệch mực nước thượng, hạ lưu các cống Vũng
Liêm, Láng Thé, Cái Hóp, Tân Dinh, Bông Bót, Cần Chông, Rạch Rum, Mỹ Văn đủ điều
kiện mở lấy nước và độ mặn thượng lưu các cống < 1,0 ‰ thì vận hành mở để
lấy nước ngọt vào hệ thống.
2. Khi độ mặn > 1,0 ‰ xuất hiện tại thượng lưu các
cống đến đâu thì vận hành đóng các cống đến đó.
3. Các cống Bến Chùa, Thâu Râu, Vinh Kim, Chà Và được vận
hành cấp nước theo yêu cầu nuôi trồng thủy sản cho các vùng ven sông Cổ Chiên
đến Bắc QL 53 thuộc huyện Cầu Ngang, Châu Thành khi xâm nhập mặn tại các cống
nội đồng trên tuyến phân ranh không vượt quá mức cho phép. Trường hợp vượt quá
mức cho phép phải điều chỉnh cấp nước mặn để đảm bảo độ mặn cho phép tại các
tuyến phân ranh.
4. Chi tiết chế độ vận hành các công trình chính tuân thủ
lịch vận hành cơ sở tại Phụ lục I, Phụ lục III và lịch điều chỉnh
vận hành cơ sở tương ứng (nếu có).
5. Việc vận hành mở cống phục vụ giao thông thủy theo yêu
cầu trung bình 02 ngày/lần, kết hợp tiêu phục vụ môi trường trong thời gian
kiểm soát mặn, trữ ngọt chỉ được mở vào thời điểm giao nhau giữa nước lớn và
nước ròng ban ngày; số cửa mở tối đa không quá 2 cửa/cống.
6. Trong điều kiện thuận lợi cho phép vận hành cống 2
chiều để thau rửa hệ thống, cải thiện chất lượng nước.
Điều 9. Trường hợp
nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước
1. Theo dõi chặt chẽ độ mặn tại thượng lưu các cống đầu
mối ven sông Tiền, sông Hậu, vận hành linh hoạt để lấy nước, ngăn mặn
a) Các cống Vũng Liêm, Láng Thé, Cái Hóp, Cần Chông
- Khi độ mặn thượng lưu cống < 1 ‰: Vận hành đóng, mở
linh hoạt 1÷2 khoang cửa đóng mở thủy lực; các cửa vận hành tự động theo điều
kiện mực nước, độ mặn cho phép.
- Khi độ mặn thượng lưu cống > 1 ‰: Vận hành đóng cửa
cống để kiểm soát mặn, trữ ngọt.
b) Các cống Tân Dinh, Bông Bót, Mỹ Văn, Rạch Rum
- Khi độ mặn thượng lưu cống < 1 ‰: Vận hành từ 1÷2
cửa cấp nước, tùy theo nhu cầu.
- Độ mặn thượng lưu cống >1 ‰: Vận hành đóng cửa cống
để kiểm soát mặn, trữ ngọt.
2. Các cống cấp nước
vùng sản xuất ngọt, khi độ mặn > 1,0 ‰ trên các sông trục chính xuất hiện
đến đâu thì đóng khóa cửa đến đó.
3. Các cống cấp nước vùng sản xuất mặn, lợ
- Vùng ven sông Cổ Chiên đến Bắc QL 53 thuộc huyện Cầu
Ngang, Châu Thành; vùng 3a, vận hành theo quy định tại Điều 8.
- Trường hợp nước trong vùng có độ mặn cao vượt mức cho
phép nuôi trồng thủy sản thì mở các cống Thâu Râu - Bến Chùa, La Bang, Hàm
Giang hoặc các cống khác khi điều kiện cho phép để giảm lượng độ mặn cải thiện
môi trường nước.
4. Chế độ vận hành các công trình chính tuân thủ lịch vận
hành cơ sở tại Phụ lục I, Phụ lục III và lịch điều chỉnh vận hành
cơ sở tương ứng (nếu có).
Điều 10. Trường hợp
hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước
1. Trường hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
a) Cơ quan quản lý khai thác xây dựng phương án đảm bảo
nguồn nước, báo cáo, xin ý kiến cấp thẩm quyền chấp thuận và thông báo chi tiết
kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
b) Trong mùa khô, nếu điều kiện mực nước, độ mặn cho
phép, tổ chức vận hành tối đa công trình chủ động lấy nước và trữ nước trong hệ
thống.
c) Đối với các cống cấp nước vùng sản xuất ngọt, khi độ
mặn > 1,0 ‰ trên các sông trục chính xuất hiện đến đâu thì đóng cửa của các
cống đến đó.
d) Đối với các cống vùng sản xuất mặn, lợ thuộc vùng ven
sông Cổ Chiên đến Bắc QL 53 vùng 3a, vận hành theo quy định tại Điều 8.
e) Chế độ vận hành các công trình chính tuân thủ lịch vận
hành cơ sở tại Phụ lục II, Phụ lục IV và lịch điều chỉnh vận hành
cơ sở.
f) Điều chỉnh kế hoạch vận hành cơ sở phù hợp theo kết
quả kiểm tra 2 tuần/lần về độ mặn, mực nước nội đồng tại các điểm sau:
- Dọc theo kênh 3/2 tại Cầu Sắt (đầu kênh Chánh Hội), cầu
Phước Hưng, cầu Long Hiệp.
- Điểm đầu kênh Trà Mềm (giáp kênh Thống Nhất tại xã Ngãi
Hùng), cầu Tập Sơn, điểm giao nhau giữa kênh Trà Mềm và kênh Vàm Buôn.
- Cầu Leng (trên kênh T9), cầu Ngọc Biên (trên kênh Vàm Buôn).
- Các điểm cầu Ba Si, Láng Thé, Mỹ Huê, Mây Tức, Ô Chát.
g) Đắp đập tạm ngăn mặn khi độ mặn > 1 ‰ tại đầu các
kênh, rạch phía thượng nguồn chưa có cống kiểm soát.
2. Trường hợp ô nhiễm nguồn nước
- Thông báo các địa phương, người dân liên quan về diễn
biến ô nhiễm nguồn nước.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nguyên
nhân, nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và xử lý ô nhiễm theo qui định.
- Khoanh vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của ô nhiễm nguồn
nước, đóng các cửa cống trên ranh khu vực có ô nhiễm nguồn nước.
- Mở các cống ở khu vực không ảnh hưởng của ô nhiễm để
cấp nước cho khu vực ảnh hưởng ô nhiễm, đồng thời mở cống phía hạ lưu của khu
vực ảnh hưởng ô nhiễm để tiêu thoát nước ô nhiễm khi điều kiện cho phép.
Điều 11. Vận hành
trong trường hợp đặc biệt
1. Khi có tin dự báo bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa
lớn nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực, lũ sông lên cao (báo động 3 trở lên)
a) Cơ quan quản lý khai thác đề xuất Ban chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định phương án vận hành,
đồng thời báo cáo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Không mở lấy nước vào trong hệ thống; mở tiêu, thoát
nước đệm khi điều kiện cho phép.
2. Khi công trình chính gặp sự cố
a) Cơ quan quản lý khai thác báo cáo sự cố công trình đến
các cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp các địa phương liên quan xây dựng
phương án và tổ chức ứng phó sự cố.
b) Khi công trình gặp sự cố thuộc vùng sản xuất ngọt,
đóng các cống thứ cấp thuộc vùng ảnh hưởng cống gặp sự cố, khi nước phía sông của
cống thứ cấp có độ mặn S > 1 ‰. Mở lấy nước các cống phía thượng nguồn vùng
bị ảnh hưởng công trình gặp sự cố khi độ mặn S < 1‰, để đẩy mặn hoặc giảm
thiểu xâm nhập mặn cho vùng có cống gặp sự cố.
Chương III
VẬN
HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC
Điều 12. Vận hành tiêu,
thoát nước trong điều kiện bình thường
1. Trong thời gian từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 4, định
kỳ từ 7 đến 10 ngày mở tiêu, thoát nước 1 lần, luân phiên các cống La Bang, Hàm
Giang hoặc cống khác nếu điều kiện cho phép.
2. Từ đầu tháng 5, vận hành linh hoạt các công trình để
lấy nước phục vụ nhu cầu dùng nước, ngăn lũ và tiêu thoát nước để rửa mặn, rửa
phèn, cải thiện môi trường nước.
3. Từ cuối mùa mưa (tháng 11), tùy theo tình hình thực
tế, nguồn nước, vận hành công trình để trữ nước, đề phòng mực nước ngoài sông
thấp và ứng phó xâm nhập mặn.
4. Chế độ vận hành các công trình chính tuân thủ lịch vận
hành cơ sở tại Phụ lục III, Phụ lục I và lịch điều chỉnh vận hành
cơ sở (nếu có).
Điều 13. Vận hành
tiêu, thoát nước trong điều kiện vượt thiết kế
Cơ quan quản lý khai thác xây dựng phương án đảm bảo
tiêu, thoát nước; báo cáo, xin ý kiến cấp thẩm quyền chấp thuận và thông báo
chi tiết kế hoạch cho các cơ quan, đơn vị liên quan.
Toàn bộ các công trình trong hệ thống chỉ mở tiêu, thoát
nước khi mực nước ngoài cống (phía sông) thấp hơn mực nước trong cống (phía
đồng).
Điều 14. Vận hành
thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường
Khi mực nước tại trạm Trà Vinh, Cầu Quan > Báo động I,
đóng các cống để ngăn lũ lớn, triều cường.
Quy định vận hành các công trình chính để thoát lũ, ngăn
lũ, ngăn triều cường như Điều 13 và Phụ lục IV.
Điều 15. Vận hành
tiêu nước đệm
1. Trường hợp dự báo có bão gần hoặc áp thấp nhiệt đới
gây mưa lớn vùng dự án
a) Cơ quan quản lý khai thác đề xuất Ban chỉ huy phòng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định phương án vận hành,
đồng thời báo cáo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Không mở lấy nước vào trong hệ thống; mở tiêu, thoát
nước đệm khi điều kiện cho phép.
2. Trường hợp công trình
gặp sự cố
a) Trường hợp công trình gặp sự cố cửa van
Cơ quan quản lý khai thác báo cáo sự cố công trình đến
các cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp các địa phương liên quan xây dựng
phương án và tổ chức ứng phó sự cố.
Đóng các cống thứ cấp thuộc vùng ảnh hưởng cống gặp sự
cố, khi nước phía sông của cống thứ cấp có độ mặn S > 1 ‰.
Mở lấy nước các cống phía thượng nguồn vùng bị ảnh hưởng
công trình gặp sự cố khi độ mặn S < 1‰ để giảm thiểu xâm nhập mặn cho vùng
có cống gặp sự cố.
b) Trường hợp có nguy cơ hoặc xảy ra sự cố tràn dầu, hay
sự cố môi trường
- Cơ quan quản lý khai thác báo cáo sự cố tràn dầu hay sự
cố môi trường đến các cấp có thẩm quyền; chủ trì, phối hợp các địa phương liên
quan xây dựng phương án và tổ chức ứng phó sự cố sự cố tràn dầu hay sự cố môi
trường.
- Khoanh vùng ảnh hưởng trực tiếp nguy cơ hoặc xảy ra sự
cố tràn dầu hay sự cố môi trường, đóng các cửa cống trên ranh khu vực xảy ra sự
cố.
- Khi xử lý sự cố xong, vận hành theo quy định tại Quy
trình vận hành.
Chương IV
QUAN
TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 16. Quan trắc
khí tượng, thủy văn
1. Các vị trí quan trắc do đơn vị quản lý khai thác công
trình thủy lợi quyết định.
2. Chế độ quan trắc, lập sổ theo dõi số liệu quan trắc
thực hiện theo quy định hiện hành tại QCVN 47:2012/BTNMT về quan trắc thủy văn;
TCVN 8304:2009 về công tác thủy văn trong hệ thống thủy lợi.
Điều 17. Quan trắc
chất lượng nước
Các đơn vị quản lý khai thác có trách nhiệm tổ chức quan
trắc, giám sát các chỉ tiêu sau:
- Giám sát độ mặn, chua phèn tại các vị trí cống kiểm
soát mặn, cống trên tuyến phân ranh mặn - ngọt.
- Giám sát độ mặn ngoài
sông tại các vị trí cống có nhiệm vụ cấp nước ngọt.
- Giám sát độ mặn, chua phèn trong hệ thống.
Điều 18. Quy định về
chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ số liệu khí tượng thủy văn
- Các đơn vị quản lý khai thác và các đơn vị liên quan
phối hợp với các đơn vị chuyên ngành khí tượng, thủy văn tập hợp đủ tài liệu
phục vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.
- Công tác báo cáo, sử dụng và lưu giữ số liệu khí tượng,
thủy văn tuân thủ theo các quy định hướng dẫn hiện hành tại Thông tư số
32/2017/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật thu nhận, bảo quản, lưu trữ và khai thác
tài liệu khí tượng thủy văn.
Điều 19. Quy định về
chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc khí tượng thủy văn
Công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và khắc phục sự cố
đột xuất đối với các thiết bị, dụng cụ quan trắc khí tượng thủy văn tuân thủ
theo quy định tại thông Thông tư số 70/2015/TT-BTNMT ngày 23/12/2015 của Bộ Tài
Nguyên và Môi trường.
Chương V
TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 20. Nhiệm vụ và
quyền hạn trong việc vận hành hệ thống
1. Tổng cục Thủy lợi
Khi có nguy cơ xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với công
trình đầu mối, kênh trục chính, Tổng cục Thủy lợi báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn xem xét chỉ đạo giải pháp ứng phó.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong hệ thống
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thường xuyên chỉ đạo, tổ chức
kiểm tra việc thực hiện Quy trình vận hành trên địa bàn quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân nhân liên quan thực hiện
các quy định liên quan của Quy trình này;
- Kịp thời ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm, cản
trở việc thực hiện Quy trình vận hành;
- Tổ chức thực hiện quy định về bảo đảm an toàn các công
trình thủy lợi theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn
các cấp
- Chỉ đạo triển tổ chức thực hiện phương án phòng, chống
thiên tai trên địa bàn; trường hợp vượt quá thẩm quyền, phải báo cáo Ủy ban
nhân dân các cấp và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân
dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh
và Vĩnh Long
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cơ quan quản lý khai thác
liên quan và các địa phương trong hệ thống thực hiện Quy trình vận hành;
- Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình thực hiện Quy trình vận hành;
- Kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên
tai xử lý các trường hợp vượt quá thẩm quyền;
- Cung cấp kế hoạch sản xuất nông nghiệp, nhu cầu dùng
nước, thứ tự ưu tiên cấp nước trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm
nhập mặn.
5. Công ty Trách nhiệm
hữu hạn một thành viên quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh, Đơn vị
khai thác công trình thủy lợi tỉnh Vĩnh Long
- Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hệ thống theo các
quy định của pháp luật và Quy trình này; chuẩn bị phương án, vật tư, thiết bị
phòng chống ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được phân công trong Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn các cấp;
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý khai
thác công trình thủy lợi Trà Vinh chủ trì, phối hợp với Đơn vị khai thác công
trình thủy lợi tỉnh Vĩnh Long xây dựng chương trình phối hợp quản lý, vận hành,
khai thác chi tiết trên cơ sở các quy định tại Quy trình vận hành này;
- Tổ chức theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, thời vụ
sản xuất hàng năm để điều chỉnh lịch vận hành cơ sở và lập kế hoạch điều tiết
nước cho từng thời đoạn trên cơ sở các quy định tại Quy trình vận hành này;
- Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân cấp huyện lịch điều chỉnh lịch vận hành cơ sở và tổ chức thực hiện
lịch vận hành;
- Được quyền lập biên bản và đình chỉ việc cấp nước hoặc
tiêu nước đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm Quy trình vận hành để báo cáo
đến cấp có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền;
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý khai
thác công trình thủy lợi Trà Vinh chủ trì, phối hợp với Đơn vị khai thác công
trình thủy lợi tỉnh Vĩnh Long tổng hợp các ý kiến về sửa đổi, bổ sung Quy trình
vận hành, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt;
- Hằng năm, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh chủ trì, báo cáo bằng văn bản
gửi các cấp có thẩm quyền về kết quả phối hợp trong quản lý khai thác, kết quả
phục vụ sản xuất, tình trạng an toàn công trình, kết quả thực hiện Quy trình
vận hành này.
6. Các hộ dùng nước
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật về thủy lợi và các quy định có liên quan;
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy trình này.
Điều 21. Quy định
nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng phó, phòng
chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình
1. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long
- Chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện phương án phòng,
chống thiên tai trên địa bàn quản lý; trường hợp vượt quá khả năng, phải báo
cáo cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai cấp trên;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành và nhân
dân thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong hệ thống
- Phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và cơ quan quản lý khai thác triển khai
thực hiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn quản lý;
- Huy động nhân lực, vật tư để đảm bảo an toàn các công
trình thuỷ lợi trong hệ thống theo Luật Đê điều, Luật Thuỷ lợi và các quy định
pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi
tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long
- Phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã hoặc
tương đương, triển khai thực hiện phương án phòng, chống thiên tai trên địa bàn
quản lý;
- Có phương án, vật tư thiết bị phòng chống thiên tai,
phòng chống ngập lụt, úng, hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo an toàn công trình
theo nhiệm vụ được phân công.
Chương VI
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Điều khoản
thi hành
1. Quy trình vận hành này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký quyết định ban hành, thay thế Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy
lợi Nam Măng Thít ban hành kèm theo Quyết định số 2720/QĐ-BNN-QLN ngày 18 tháng
9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Mọi quy định về vận hành hệ thống công trình thủy lợi
Nam Măng Thít trái với những quy định trong Quy trình này đều bãi bỏ.
Điều 23. Sửa đổi Quy trình vận hành
Trong quá trình thực hiện Quy trình, trường hợp có khó
khăn, vướng mắc thì báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét,
quyết định việc sửa đổi Quy trình vận hành.
Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình này sẽ
được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình này sẽ bị xử lý
theo pháp luật hiện hành./.
PHỤ LỤC I
LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TƯỚI, CẤP NƯỚC VÀ TIÊU,
THOÁT NƯỚC MÙA KHÔ KHI NGUỒN NƯỚC ĐÁP ỨNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TRONG ĐIỀU KIỆN
BÌNH THƯỜNG
(Kèm theo Quy trình vận hành hệ thống công
trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày
04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên cống
|
Tháng 12
|
Tháng 1
|
Tháng 2
|
Tháng 3
|
Tháng 4
|
Ghi chú
|
A
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Hệ thống Thâu Râu
|
|
|
|
|
|
|
I.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2 cống: Bến Chùa,
Thâu Râu
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
I.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Đồng
Tây
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
3
|
4
cống: Bàu Sen, Tầm Vu, Lộ Đá, Lạc Hòa
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II
|
Hệ thống Chà Và
|
|
|
|
|
|
|
II.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vĩnh
Bình
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
|
5
|
2
cống: Vĩnh Kim, Chà Và
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
6
|
4
cống: Rạch Rập, Cá Trê, Phú Thứ, Lung Mít
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
7
|
5
cống: Bình Tân, Ông Tà, Thủy Lợi, Trà Cuôn, Hiệp Hòa
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
III
|
Hệ thống Nhà Thờ
|
|
|
|
|
|
|
III.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Nhà
Thờ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
9
|
3
cống: Đa Lộc, Điệp Thạch, Rạch Cầu Kinh
|
-
Đóng trữ
-
Lấy nước khi độ mặn tại Vàm Trà Vinh < 1 ‰
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
10
|
6
cống: Rạch Kinh, Ngãi Hiệp, Ngãi Hòa, Ba Tiêu, Bà Thao, Bà Trầm
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
III.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
11
|
10
cống: Bảy Tất 2, N5, Ô Tà Bang, Ô Cà Đa Nhỏ, Nhà Thờ 2, Bàng Đa, Ba Trân 2,
Khánh Lộc, Bình La, Hòa Lộc
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
12
|
2
cống: Hai Nhơn, Hai Thức
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
IV
|
Hệ thống Láng Thé
|
|
|
|
|
|
|
IV.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Láng
Thé
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
14
|
2
cống: Trại Luận, Đại Phước
|
Vào, ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
IV.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
15
|
24
cống: Kênh N6 đầu, Tất Vinh 1, Tất Vinh 2, Phú Đức, Khương Hòa, Ba Xã, Cây
Cách, An Trường- Huyền Hội I, An Trường - Huyền Hội 3A, An Trường - Huyền Hội
3B, N2 đầu, N6 cuối, N11 đầu, N9, N1, N2
cuối, 5 Hữu, N11A, N11 cuối, N12, N14A, N9 cuối, Rạch Chùa, Trà Gút
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng
khi độ mặn ngoài cống Láng Thé > 1,0 ‰
|
V
|
Hệ thống Cái Hóp
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Cái
Hóp
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
V.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
17
|
3
Cống: Chữ thập I, Chữ Thập II, Rạch Bưng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng
cống khi độ mặn ngoài cống Cái Hóp > 1 ‰
|
VI
|
Hệ thống Hàm Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
18
|
3
Cống: Đại An, Hàm Giang, La Bang
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VII
|
Hệ thống Trà Cú
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Trà
Cú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VIII
|
Hệ thống Vàm Buôn
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
20
|
2
cống: Vàm Buôn, Mù U
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
IX
|
Hệ thống Bắc Trang - Trẹm
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
21
|
3
Cống: Bắc Trang, Trẹm, Trẹm Nhỏ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
X
|
Hệ thống Cần Chông
|
|
|
|
|
|
|
X.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Cần
Chông
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
23
|
2
Cống: Cầu Sắt, Út Cầm
|
Cho vào, không cho
ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
X.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
24
|
7
cống: Trinh Phụ, Đại Trường, T15-2, T4-9, T4-9, T4-6, Ông Đùng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng
khi độ mặn ngoài cống Cần Chông > 1,0 ‰
|
XI
|
Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc
|
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
25
|
3
cống: Tân Dinh, Bông Bót, Rạch Rum
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
26
|
Mỹ
Văn
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
27
|
10
cống: Bà Lưới, Bảy Gượng, Bảy Nhân, Tư Trạng, Sáu A, Năm Cầm, Năm Dện, Năm
Đừng, Út Xụ, Sáu Dũng
|
Cho vào, không cho
ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-Lấy
nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
XI.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
28
|
6
cống: Cống Kênh Giữa I, Hàng Me, T1,
Kênh Giữa 2, Kênh Giữa, Bến Lộ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng
khi độ mặn phía ngoài sông của cống Rạch Rum > 1 ‰
|
XII
|
Hệ thống Tầm Phương
|
|
|
|
|
|
|
XII.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Tầm
Phương
|
-
Đóng trữ
-
Lấy nước khi độ mặn tại Vàm Trà Vinh < 1 ‰
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
XII.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
30
|
48
cống: Bắc Phèn 1 đến Bắc Phèn 12, Bắc Phèn; Thanh Nguyên
1 đến Thanh
Nguyên 18; T1 đến T4; Ô Xây 1, Ô Xây 3, Ô Xây 5, 3 Châu, 5 Bắc, 4 Bừng, Tầm
Phương 1 đến Tầm Phương 6; Cầu Xây
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng
khi độ mặn > 1 ‰
|
B
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
31
|
Nàng
Âm
|
Đầu tháng vào ra;
Cuối tháng đóng chờ thu hoạch lúa;
|
Đầu tháng đóng cống
chờ thu hoạch lúa, định kỳ tiêu nước ô nhiễm;
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Lấy nước nếu độ mặn
< 1,0 ‰.
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
32
|
Vũng
Liêm
|
Đầu tháng vào ra;
Cuối tháng đóng chờ thu hoạch lúa;
|
Đầu tháng đóng cống
chờ thu hoạch lúa, định kỳ tiêu nước ô nhiễm;
|
Đóng, mở linh hoạt
|
Đóng, mở linh hoạt
|
Lấy nước nếu độ mặn
< 1,0 ‰.
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
33
|
Cái
Tôm
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Lấy nước nếu độ mặn
< 1,0 ‰.
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
PHỤ LỤC II
LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TƯỚI, CẤP NƯỚC VÀ TIÊU,
THOÁT NƯỚC MÙA KHÔ KHI XẢY RA HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN, Ô NHIỄM NƯỚC
(Kèm theo Quy trình vận hành hệ thống công
trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày
04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên cống
|
Tháng 12
|
Tháng 1
|
Tháng 2
|
Tháng 3
|
Tháng 4
|
Ghi chú
|
A
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Hệ thống Thâu Râu
|
|
|
|
|
|
|
I.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2 cống: Bến Chùa,
Thâu Râu
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
I.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Đồng
Tây
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
3
|
4
cống: Bàu Sen, Tầm Vu, Lộ Đá, Lạc Hòa
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II
|
Hệ thống Chà Và
|
|
|
|
|
|
|
II.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vĩnh
Bình
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
|
5
|
2
cống: Vĩnh Kim, Chà Và
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Hạn
chế lấy nước vào khi triều cường
|
6
|
4
cống: Rạch Rập, Cá Trê, Phú Thứ, Lung Mít
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
7
|
5
cống: Bình Tân, Ông Tà, Thủy Lợi, Trà Cuôn, Hiệp Hòa
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
III
|
Hệ thống Nhà Thờ
|
|
|
|
|
|
|
III.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
8
|
7
cống: Nhà Thờ, Rạch Kinh, Ngãi Hiệp, Ngãi Hòa, Ba Tiêu, Bà Thao, Bà Trầm
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
9
|
3
cống: Đa Lộc, Điệp Thạch, Cầu Rạch Kinh
|
-
Đóng trữ
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm Trà Vinh < 1 ‰
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
III.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
10
|
10
cống: Bảy Tất 2, N5, Ô Tà Bang, 0 Cà Đa Nhỏ, Nhà Thờ 2, Băng Đa, Ba Trân 2,
Khánh Lộc, Bình La, Hòa Lạc
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
11
|
2
cống: Hai Nhơn, Hai Thức
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
IV
|
Hệ thống Láng Thé
|
|
|
|
|
|
|
IV.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Láng
Thé
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
13
|
2
cống: Trại Luận, Đại Phước
|
Cho vào không cho
ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn (của con nước trước liền kề) tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
IV.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
14
|
24
cống: Kênh N6 đầu, Tất Vinh I, Tất Vinh II, Phú Đức, Khương Hòa, Ba Xã, Cây
Cách, An Trường- Huyền Hội I, An Trường- Huyền Hội 3A, An Trường- Huyền Hội
3B, N2 đầu, N6 cuối, N11 đầu, N9, N1, N2 cuối, 5 Hữu, N11A, N11 cuối, N12,
N14A, N9 cuối, Rạch Chùa, Trà Gút
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Tiêu
nước khi cần thiết
|
V
|
Hệ thống Cái Hóp
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Cái
Hóp
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
V.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
16
|
3
cống: Chữ thập I, Chữ Thập II, rạch Bưng
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Tiêu
nước khi cần thiết
|
VI
|
Hệ thống Hàm Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Đại
An, Hàm Giang, La bang
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VII
|
Hệ thống Trà Cú
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Trà
Cú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VIII
|
Hệ thống Vàm Buôn
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
19
|
2
cống: Vàm Buôn, Mù U
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
IX
|
Hệ thống Bắc Trang - Trẹm
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
20
|
3
cống: Bắc Trang, Trẹm, Trẹm Nhỏ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
X
|
Hệ thống Cần Chông
|
|
|
|
|
|
|
X.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Cần
Chông
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
22
|
2
cống: Cầu Sắt, Út Cầm
|
Cho vào không cho
ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
X.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
23
|
7
cống: Trinh Phụ, Đại Trường, T15-2, T4-9, T4-5, T4-6,
Ô Đùng
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
XI
|
Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc
|
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
24
|
4
cống: Tân Dinh, Bông Bót, Mỹ Văn, Rạch Rum
|
-
Cho vào nhiều cửa, cho ra ít cửa
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
|
Đóng mở linh hoạt
như ghi chú
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰ -Tiêu nước khi cần thiết
|
25
|
10
cống: Bà Lưới, Bảy Gượng, Bảy Nhân, Tư Trạng, Sáu A, Năm Cầm, Năm Dện, Năm
Đừng, Út Xụ, Sáu Dũng
|
Cho vào không cho
ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
XI.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
26
|
6
cống: Cống Kênh Giữa I, Hàng Me, T1, Kênh Giữa 2, Kênh Giữa, Bến Lộ
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
-Lấy
nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰ -Tiêu nước khi cần thiết
|
XII
|
Hệ thống Tầm Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu nguồn
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Tầm
Phương
|
-
Đóng trữ
-
Lấy nước khi độ mặn tại Vàm Trà Vinh < 1 ‰
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
28
|
48
cống: Bắc Phèn 1 đến Bắc Phèn 12; Thanh Nguyên 1 đến Thanh Nguyên 18; T1 đến
T4; Ô Xây 1, Ô Xây 3, Ô Xây 5, 3 Châu, 5 Bắc, 4 Bừng, Tầm Phương 1 đến Tầm
Phương 6 , Cầu Xây, Bắc Phèn
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
Cho vào không cho
ra
|
-
Lấy nước khi độ mặn tại vàm sông < 1 ‰;
-
Đóng cống khi độ mặn tại vàm sông > 1 ‰
-
Tiêu nước khi cần thiết
|
B
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Nàng
Âm
|
Đầu tháng vào ra;
Cuối tháng đóng chờ thu hoạch lúa;
|
Đầu tháng đóng cống
chờ thu hoạch lúa, định kỳ tiêu nước ô nhiễm;
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Lấy nước nếu độ mặn
nhỏ hơn 1,0 ‰.
|
|
30
|
Vũng
Liêm
|
Đầu tháng vào ra;
Cuối tháng đóng chờ thu hoạch lúa;
|
Đầu tháng đóng cống
chờ thu hoạch lúa, định kỳ tiêu nước ô nhiễm;
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Lấy nước nếu độ mặn
nhỏ hơn 1,0 ‰.
|
|
31
|
Cái
Tôm
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Lấy nước nếu độ mặn
nhỏ hơn 1,0 ‰.
|
|
PHỤ LỤC III
LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG HỢP TIÊU, THOÁT NƯỚC VÀ TƯỚI,
CẤP NƯỚC MÙA MƯA TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG
(Kèm theo Quy trình vận hành hệ thống công
trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày
04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Tên cống
|
Tháng 5
|
Tháng 6
|
Tháng 7
|
Tháng 8
|
Tháng 9
|
Tháng 10
|
Tháng 11
|
Ghi chú
|
A
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Hệ thống Thâu Râu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2 cống: Bến Chùa,
Thâu Râu
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
I.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
5
cống: Đồng Tây, Bàu Sen, Tầm Vu, Lộ Đá, Lạc Hòa
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Tiêu nước khi mưa to tập trung
-
Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II
|
Hệ thống Chà Và
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Vĩnh
Bình
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng trữ
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa lớn
|
4
|
2
cống: Vĩnh Kim, Chà Và
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
5
|
4
cống: Rạch Rập, Cá Trê, Phú Thứ, Lung Mít
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
II.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
5
cống: Bình Tân, Ông Tà, Thủy Lợi, Trà Cuôn, Hiệp Hòa
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
III
|
Hệ thống Nhà Thờ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
2
cống: Nhà Thờ, Đa Lộc
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
8
|
8
cống: Rạch Kinh, Điệp Thạch, Ngãi Hiệp, Ngãi Hòa, Ba Tiêu, Bà Thao, Cầu Rạch
Kinh, Bà Trầm
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
III.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
10
cống: Bảy Tất 2, N5, Ô Tà Bang, Ô Cà Đa Nhỏ, Nhà Thờ 2, Bàng Đa, Ba Trân 2,
Khánh Lộc, Bình La, Hòa Lạc
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
10
|
2
cống: Hai Nhơn, Hai Thức
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
IV
|
Hệ thống Láng Thé
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Láng
Thé
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
12
|
2
cống: Trại Luận, Đại Phước
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
IV.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
24
cống: Kênh N6 đầu, Tất Vinh I, Tất Vinh II, Phú Đức, Khương Hòa, Ba Xã, Cây
Cách, An Trường- Huyền Hội I, An Trường- Huyền Hội 3A, An Trường- Huyền Hội
3B, N2 đầu, N6 cuối, N11 đầu,
N9, N1, N2
cuối, 5 Hữu, N11A, N11 cuối, N12, N14A,
N9 cuối, Rạch Chùa, Trà Gút
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
V
|
Hệ thống Cái Hóp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Cái
Hóp
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
V.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
3
cống: Chữ thập I, Chữ Thập II, Rạch Bưng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào
ra
|
VI
|
Hệ thống Hàm Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Đại
An
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không
cho vào
|
Cho ra không cho
vào
|
|
17
|
Hàm
Giang
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
18
|
La
Bang
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VII
|
Hệ thống Trà Cú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Trà
Cú
|
-
Đóng trữ
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
VIII
|
Hệ thống Vàm Buôn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
2 cống: Vàm Buôn, Mù
U
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
IX
|
Hệ thống Bắc Trang - Trẹm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
3
cống: Bắc Trang, Trẹm, Trẹm Nhỏ
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
X
|
Hệ thống Cần Chông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Cần
Chông
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa lớn
|
23
|
2
cống: Cầu Sắt, Út Cầm
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
X.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
7
cống: Trinh Phụ, Đại Trường, T15-2, T4-9,
T4-5, T4-6, Ông
Đùng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
XI
|
Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
2
cống: Tân Dinh, Bông Bót
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi
mưa to
|
26
|
12
cống: Mỹ Văn, Rạch Rum, Bà Lưới, Bảy Gượng,
Bảy Nhân, Tư Trạng, Sáu A, Năm Cầm, Năm Dện, Năm Đừng, Út Xụ, Sáu Dũng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to
|
XI.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
6
cống: Cống Kênh Giữa I, Hàng Me, T1, Kênh Giữa 2, Kênh Giữa, Bến Lộ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
XII
|
Hệ thống Tầm Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XII.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Tầm
Phương
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to
|
XII.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
48
cống: Bắc Phèn 1 đến Bắc Phèn 12; Thanh Nguyên 1 đến Thanh Nguyên 18; T1, đến
T4; Ô Xây 1, 0 Xây 3, Ô Xây 5, 3 Châu, 5 Bắc, 4 Bừng, Tầm Phương 1 đến Tầm
Phương 6; Cầu Xây, Bắc Phèn
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
B
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Nàng
Âm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra; Tiêu nước
mưa; Đóng cống thu hoạch và xuống giống lúa.
|
|
31
|
Vũng
Liêm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cuờng.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cuờng.
|
Vào ra; Tiêu
nước mua;
Đóng cống thu hoạch
và xuống giống lúa.
|
|
32
|
Cái
Tôm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cuờng.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cuờng.
|
Vào ra; Tiêu nước
mua;
Đóng cống thu hoạch
và xuống giống lúa.
|
|
PHỤ LỤC IV
LỊCH VẬN HÀNH CƠ SỞ TRƯỜNG
HỢP TIÊU, THOÁT NƯỚC VÀ TƯỚI, CẤP NƯỚC MÙA MƯA KHI XẢY RA LŨ, NGẬP LỤT, ÚNG, TRIỀU CƯỜNG
(Kèm theo Quy trình vận
hành hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
STT
|
Tên cống
|
Tháng 5
|
Tháng 6
|
Tháng 7
|
Tháng 8
|
Tháng 9
|
Tháng 10
|
Tháng 11
|
Ghi chú
|
A
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Hệ thống Thâu Râu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2 cống: Bến Chùa,
Thâu Râu
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
I.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
5
cống: Đồng Tây, Bàu Sen, Tầm Vu, Lộ Đá, Lạc Hòa
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
II
|
Hệ thống Chà Và
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Vĩnh
Bình
|
Vào ra
|
Vào ra
|
- Đóng trữ -Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
- Đóng trữ -Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Tiêu nước khi mưa to tập trung
|
4
|
2
cống: Vĩnh Kim, Chà Và
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
5
|
4
cống: Rạch Rập, Cá Trê, Phú Thứ, Lung Mít
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
II.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
5
cống: Bình Tân, Ông Tà, Thủy Lợi, Trà Cuôn, Hiệp Hòa
|
- Đóng trữ -Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
- Đóng trữ -Tiêu
nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường -Tiêu nước khi mưa to tập trung
|
III
|
Hệ thống Nhà Thờ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
2
cống: Nhà Thờ, Đa Lộc
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
8
|
8
cống: Rạch Kinh, Điệp Thạch, Ngãi Hiệp, Ngãi Hòa, Ba Tiêu, Bà Thao, Cầu Rạch
Kinh, Bà Trầm
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
III.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
10
cống: Bảy Tất 2, N5, Ô Tà Bang, Ô Cà Đa Nhỏ, Nhà Thờ 2, Bàng Đa, Ba Trân 2,
Khánh Lộc, Bình La, Hòa Lạc
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
10
|
2
cống: Hai Nhơn, Hai Thức
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Hạn chế lấy nước vào khi triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
IV
|
Hệ thống Láng Thé
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Láng
Thé
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
12
|
2
cống: Trại Luận, Đại Phước
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
IV.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
24
cống: Kênh N6 đầu, Tất Vinh I, Tất Vinh II, Phú Đức, Khương Hòa, Ba Xã, Cây
Cách, An Trường- Huyền Hội I, An Trường- Huyền Hội 3A, An Trường- Huyền Hội
3B, N2 đầu, N6 cuối, N11 đầu,
N9, N1, N2
cuối, 5 Hữu, N11A, N11 cuối, N12, N14A,
N9 cuối, Rạch Chùa, Trà Gút
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
V
|
Hệ thống Cái Hóp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Cái
Hóp
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
V.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
3
cống: Chữ thập I, Chữ thập II, Rạch Bưng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
VI
|
Hệ thống Hàm Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Đại
An
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
Cho ra không cho
vào
|
|
17
|
Hàm
Giang
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
18
|
La
Bang
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
Đóng trữ
|
-
Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
VII
|
Hệ thống Trà Cú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Trà
Cú
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
VIII
|
Hệ thống Vàm Buôn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
2 cống: Vàm Buôn, Mù
U
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
IX
|
Hệ thống Bắc Trang - Trẹm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
3
cống: Bắc Trang, Trẹm, Trẹm Nhỏ
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
X
|
Hệ thống Cần Chông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Cần
Chông
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
23
|
2
cống: Cầu Sắt, Út Cầm
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
X.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
7
cống: Trinh Phụ, Đại Trường, T15-2,
T4-9, T4-5, T4-6,
Ô Đung
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
XI
|
Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
2
cống: Tân Dinh, Bông Bót
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
26
|
12
cống: Mỹ Văn, Rạch Rum, Bà Lưới, Bảy Gượng, Bảy Nhân, Tư Trạng, Sáu A, Năm
Cầm, Năm Dện, Năm Đừng, Út Xụ, Sáu Dũng
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-
Chủ động tiêu nước khi mưa to tập trung
|
XI.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
6
cống: Kênh Giữa I, Hàng Me, T1, Kênh Giữa 2, Kênh Giữa, Bến Lộ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
XII
|
Hệ thống Tầm Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XII.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
Tầm
Phương
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
-
Đóng trữ -Tiêu nước ô nhiễm khi cần thiết
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
XII.2
|
Cống cấp II
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
48
cống: Bắc Phèn 1 đến Bắc Phèn 12; Thanh Nguyên 1 đến Thanh Nguyên 18; T1 đến
T4; Ô Xây 1, Ô Xây 3, Ô Xây 5, 3 Châu, 5 Bắc, 4 Bừng, Tầm Phương 1 đến Tầm
Phương 6; Cầu Xây, Bắc Phèn
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra
|
|
B
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Nàng
Âm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra; Tiêu nước
mưa;
Đóng cống thu hoạch
và xuống giống lúa.
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
31
|
Vũng
Liêm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra; Tiêu nước
mưa;
Đóng cống thu hoạch
và xuống giống lúa.
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
32
|
Cái
Tôm
|
Lấy nước vào nếu độ
mặn nhỏ
|
Vào ra
|
Vào ra
|
Vào ra; Đóng cống
thu hoạch lúa Hè Thu.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra;
Đóng cống ngăn
triều cường.
|
Vào ra; Tiêu nước
mưa;
Đóng cống thu hoạch
và xuống giống lúa.
|
-
Đóng cống khi có lũ lớn, triều cường
-Tiêu
nước khi mưa to tập trung
|
PHỤ
LỤC V
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM MĂNG THÍT
(Kèm theo Quy trình vận hành hệ thống công
trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày
04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
5.1.
Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới
Hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít thuộc phạm vi tỉnh Trà
Vinh, Vĩnh Long với ranh giới như sau (Hình 1):
- Phía Tây Bắc giáp sông Mang Thít;
- Phía Đông Bắc giáp sông Cổ Chiên;
- Phía Đông Nam giáp biển Đông;
- Phía Tây Nam giáp sông Hậu.
Trong đó ranh giới
thủy lực giữa tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh của hệ thống thủy lợi Nam Măng
Thít là ranh giới giữa huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) với huyện Cầu Kè (Trà Vinh) và
giữa huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) với huyện Càng Long, Cầu Kè (Trà Vinh).
Hình 1. Bản đồ vị
trí địa lý hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít
Vùng tiểu dự án bao
gồm 8 huyện thị của tỉnh Trà Vinh (Duyên Hải, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú và
Thị xã Trà Vinh), và 2 huyện của tỉnh Vĩnh Long (Trà Ôn, Vũng Liêm). Tổng diện
tích tự nhiên vùng tiểu dự án là 225.682 ha, với dân số hơn 1,590 triệu người
(năm 2018). Tốc độ tăng trưởng vùng dự án khoảng 12,36%/năm, với GDP bình quân
đầu người khoảng 28,237 triệu đồng (tỉnh Vĩnh Long).
5.2.
Địa hình
Vùng dự án có địa hình đồng bằng ven biển, các huyện phía
Bắc có địa hình bằng phẳng hơn so với các huyện ven biển, địa hình dọc theo 2
bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt
tạo nên các vùng trũng cục bộ. Cao trình phổ biến của tỉnh từ +0,1 ÷ +1,0m so
với mực nước biển và chiếm 66% diện tích tự nhiên.
5.3.
Dân sinh kinh tế
Nền kinh tế của ĐBSCL và vùng dự án chủ yếu là nông
nghiệp, đặc biệt khu vực dự án, nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng cơ cấu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước chỉ 5 ÷ 8% /năm trong khi tỉ lệ này của khu
vực Dự án và ĐBSCL cao hơn nhiều, khu vực dự án là 10,68% (giai đoạn 2014÷2018).
Tỉ lệ GDP trên đầu người trong khu vực dự án khoảng 1.546
USD cao hơn so với mức trung bình của cả nước là 1.127 USD (Những chỉ số GDP
này dựa trên số liệu năm 2014÷2018). Vùng dự án có thế mạnh trong sản xuất khu
vực I (Nông nghiệp), tuy nhiên có nhiều hoạt động trong khu vực II và khu vực
III. Do đó, GDP trên đầu người ở khu vực dự án ở mức cao.
Phần trăm số hộ tham gia ngành chăn nuôi và lâm sản cũng
bằng với tỉ lệ cả nước. Mặt khác, tỉ lệ dân số tham gia vào lĩnh vực thủy sản
trong khu vực dự án và ĐBSCL rất cao, chiếm 71% so với tỉ lệ 67% của cả nước.
Phần trăm số hộ nuôi tôm ở ĐBSCL và khu vực dự án chiếm trên 70%. Nói cách
khác, mặc dù vùng dự án và ĐBSCL từ trước đến nay vẫn được coi là khu vực có
sản lượng nông nghiệp cao, nhưng sản lượng thủy sản thậm chí còn chiếm tỉ lệ
cao hơn.
5.4.
Đặc điểm Khí tượng
Toàn vùng dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa quanh
năm nóng ẩm, nền nhiệt độ cao và ít thay đổi trong năm, số giờ nắng cao và đặc điểm
mưa phân biệt thành hai mùa rõ rệt. Hàng năm, toàn vùng ảnh hưởng chung bởi hai
mùa gió chính là gió mùa Đông-Bắc, thổi từ tháng XI, XII đến tháng IV, V năm
sau; gió mùa Tây-Nam, thịnh hành từ tháng V, VI đến tháng X-XI. Gió mùa Tây-Nam
đóng vai trò quan trọng trong biến trình khí hậu trong toàn vùng nhờ độ ẩm cao,
gây mưa lớn và liên tục trong suốt mùa mưa. Thời gian xuất hiện và cường độ của
gió mùa quyết định tình hình khí hậu trong từng năm.
Vùng dự án hầu như rất ít bão, theo thống kê, bão đổ bộ
vào bờ biển Đông trong gần 100 năm qua, chỉ khoảng 30% số trận bão là có ảnh
hưởng đến vùng biển Nam Bộ, trong đó không quá 10% đổ bộ trực tiếp. Ở ĐBSCL,
các trận bão và mạnh lên của gió mùa Tây-Nam gây nên mưa và lũ lớn là năm 1934,
1937, 1947, 1961, 1966, 1978, 1984, 1991,1994, 1996 và 2000, 2011. So với miền
Bắc và miền Trung, bão ảnh hưởng đến Nam Bộ chậm hơn, thường là từ tháng X trở
đi, đôi khi đến tận tháng XII. Tuy nhiên, mưa bão gây lũ ở ĐBSCL lại do bão ảnh
hưởng vào vùng trung-hạ Lào nên thường xảy ra vào khoảng tháng VIII-IX.
a) Bức xạ và nắng
Vùng dự án nằm ở vùng vĩ độ thấp, có độ dài của ngày lớn,
số giờ nắng nhiều. Trong mùa khô số giờ nắng trung bình mỗi ngày là 7-8
giờ/ngày. Vào mùa mưa, số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày. Số giờ nắng bình
quân trong năm khoảng 200 giờ/năm, tổng số giờ nắng khoảng 2400 giờ.
b) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC, biên độ
nhiệt hàng năm là 3oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 (29oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1
(25,6oC). Tổng lượng nhiệt hàng năm cao từ 9.928 oC M0.07oC.
c) Độ ẩm không khí và bốc hơi
Độ ẩm bình quân trong năm thường đạt 83% ÷ 85%, sự
chênh lệch độ ẩm giữa các tháng trong năm khoảng 10%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm
rơi vào tháng 7÷8 (mùa mưa), độ ẩm cao nhất 88%, thời kỳ độ ẩm thấp nhất rơi
vào tháng 2÷3, độ ẩm thấp nhất 76%.
d) Chế độ gió
Vùng dự án mang đầy đủ đặc trưng về gió của ĐBSCL là có
hai mùa gió: gió mùa Tây nam và gió mùa Đông Bắc, tương ứng với hai mùa gió có
hai mùa khí hậu rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Do điều kiện địa hình, tạo nên chế
độ gió, nói chung khá đồng nhất theo mùa: mùa hè thịnh hành gió Tây Nam, mùa
đông ngược lại, thịnh hành gió Đông Bắc đến Đông và có thời gian chuyển tiếp
giữa 2 mùa, thông thường là vào khoảng tháng X, gió yếu dần hoặc lặng gió, sau
đó chuyển từ Tây Nam sang Đông Bắc và tháng III - IV thì ngược lại, gió chuyển
từ Đông Bắc - Đông Nam sang Tây Nam. Trong từng địa phương nhỏ, sự phân bố về
cường độ gió có sự khác biệt nhau đáng kể.
Tốc độ gió trung bình tháng, các tháng gió mùa Đông Bắc
thường lớn hơn các tháng gió mùa Tây Nam. Tốc độ gió trung bình tháng nhỏ nhất
là vào các tháng chuyển tiếp.
e) Chế độ mưa
Tổng lượng mưa trung bình năm là 1600÷2000 mm. Mùa mưa từ
tháng 4 đến tháng 11, tháng nhiều mưa nhất là tháng 8. Mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 2. Hàng năm ở có khoảng 130 ngày
mưa. Số ngày có lượng mưa trên 25 mm chiếm khoảng 10÷11% tổng số ngày mưa.
Trong toàn mùa mưa cũng chỉ có 5÷6 ngày có lượng mưa lớn hơn 50 mm.
5.5.
Hệ thống sông, kênh
Vùng dự án có hệ thống sông, kênh khá phong phú, đa dạng,
do cả thiên nhiên và con người tạo ra. Chúng kết nối tạo thành một hệ thống
liên thông, ảnh hưởng lẫn nhau, chịu sự chi phối bởi sông Tiền (sông Cổ Chiên)
và sông Hậu. Dưới đây là những điểm chính về hệ thống sông, kênh trong vùng.
a) Sông Cổ Chiên
Sông Cổ Chiên là một nhánh lớn của sông Tiền, rẽ nhánh ở
khu vực TP. Vĩnh Long và chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vào địa phận Trà
Vinh ở Càng Long, qua địa bàn TP.Trà Vinh, huyện Châu Thành, Cầu Ngang, rẽ
thành hai nhánh bởi cù lao xã Hòa Minh và xã Long Hòa (huyện Châu Thành) và đổ
ra biển Đông qua cửa Cung Hầu. Tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh Trà Vinh khoảng
45 km. Sông sâu và rộng nhất ở khu vực huyện Càng Long, trung bình từ 1,8 km
đến 2,1 km, chịu ảnh hưởng của thủy triều nên khả năng tích nước và thoát nước
lớn, lưu lượng bình quân 12.000 - 19.0003/s, hàm lượng phù sa 100 -
500 g/m3.
b) Sông Hậu
Sông Hậu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua địa phận
huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) dài khoảng 10 km, tiếp đó thuộc địa bàn tỉnh Trà
Vinh có chiều dài khoảng 55 km. Đoạn sông thuộc huyện Cầu Kè rất rộng, sâu.
Đoạn cuối sông Hậu chia làm 2 nhánh được phân cách bởi Cù lao Dung, khả năng
thoát lũ tốt, lưu lượng bình quân 20.000 - 30.000 m3/s, hàm lượng
phù sa 200 - 600 g/m3.
5.6.
Tình hình ngập úng và xâm nhập mặn
a) Tính hình nhập úng
Tỉnh Trà Vinh ít bị ngập úng do ảnh hưởng lũ từ thượng
nguồn sông Mê Công nhưng lại bị ngập úng cục bộ do mưa với cường độ cao tại các
vùng có địa hình thấp với mức ngập chủ yếu là 0,4 m÷0,6 m và chiếm 44,8% diện
tích tự nhiên ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tuy nhiên mức độ ngập
chỉ xảy ra trong thời gian ngắn (3 - 5 ngày).
b) Tình hình xâm nhập mặn
Tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng của chế độ triều biển Đông
với đặc trưng bán nhật triều không đều (mỗi ngày có 2 lần triều lên và 2 lần
triều xuống). Thủy triều thông qua các cửa sông rạch đi vào nội đồng. Vào mùa
khô, trước khi có dự án Nam Măng Thít có đến 90% diện tích đất tự nhiên bị
nhiễm mặn với nồng độ mặn 4‰, thời gian nhiễm mặn từ 2-6 tháng. Sau khi dự án
Nam Măng Thít hoàn thành năm 2008, và bổ sung 03 cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng
Liêm cuối năm 2019, tình hình xâm nhập mặn được kiểm soát. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, xâm nhập mặn ngày càng vào sâu hơn và độ mặn 4‰ đã vượt qua
các cửa Vũng Liêm, Tân Dinh, Bông Bót (như mùa khô năm 2015-2016
và 2019-2020).
5.7.
Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
Vùng tiểu dự án được phân vùng thành 3 tiểu vùng với 8
đơn vị sinh thái (Hình 2) với đặc điểm sản xuất cụ thể của từng vùng như
sau:
Tiểu vùng A:
Nước ngọt quanh năm
Diện tích tự nhiên: 80.027 ha(chiếm 29,93% diện tích nông
nghiệp toàn vùng), được phân thành 3 đơn vị sinh thái. Điểm đặc trưng nổi bật
chi phối đến sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng là có nước ngọt đầy đủ quanh
năm, đất phát sinh chủ yếu là đất phèn tiềm tàng sâu và đất phù sa. Do mức ngập
khác nhau và hưởng lợi nguồn nước của 3 sông Hậu Giang, Măng Thít, Cổ Chiên nên
tách thành 3 khu:
- Khu A1: Nam Măng Thít, ngập < 50 cm;
- Khu A2: Tây Nam sông Cổ Chiên, ngập > 50 cm;
- Khu A3: Tây Bắc sông Hậu, không ngập(≤ 30 cm).
Cơ cấu cây trồng phổ biến ở tiểu vùng A là 3 vụ lúa và 2 vụ
lúa. Kể từ năm 1990 đã bắt đầu canh tác 3 vụ và tăng nhanh trong 3 năm 1995,
1996, 1997, đặc biệt là đất 3 vụ lúa (Đông Xuân - Hè Thu - Thu Đông)/năm. Riêng
đất luân canh lúa - màu mới được các nông hộ sản xuất trên diện tích không lớn
và cây trồng được chọn vào cơ cấu luân canh với lúa là: ngô lai, bắp cải, đậu
xanh, dưa cải ... ở vụ Xuân Hè, cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.
Hình 2. Phân vùng
sinh thái Vùng hưởng lợi của hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít
Tiểu vùng B:
Ít ảnh hưởng mặn (thời gian ảnh hưởng mặn 4‰ dưới 3 tháng).
Diện tích tự nhiên: 71.511 ha (chiếm 26,75% diện tích tự
nhiên vùng hưởng lợi), gồm 2 đơn vị sinh thái, phân bố kẹp giữa kênh Càng
Long-Mỹ Văn (phía Tây Bắc) và cung giồng cát nối thị xã Trà Vinh đến rạch Cần
Chông.
Đất ở khu B1 chủ yếu là đất phù sa có tầng loang lổ đỏ
vàng, ngập nông dưới 30cm, được tưới bằng nguồn nước sông Cổ Chiên.
Đất khu B2 chủ yếu là đất mặn ít và đất phù sa, được tưới
bằng nguồn nước sông Hậu.
Tiểu vùng này có điều kiện thuận lợi về đất và ngập nông
nên nông dân cũng đã khai thác sản xuất 2 vụ lúa và một số diện tích trồng 2 vụ
lúa, 1 vụ màu.
Trong toàn vùng Nam Măng Thít, đây là tiểu vùng được đánh
giá là có điều kiện đa dạng hóa cây trồng lớn nhất và sau khi kiểm soát được
mặn, cung cấp đủ nước ngọt sẽ cho phép sản xuất 2 vụ lúa cao sản hoặc 2 vụ lúa,
1 vụ màu với các giống lúa có chất lượng gạo ngon, phục vụ tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu có hiệu
quả.
Sau năm 1975, nơi đây chủ yếu trồng 1 vụ lúa trong mùa
mưa và một diện tích nhỏ canh tác 2 vụ lúa Hè Thu - Mùa. Tính đến năm 1996,
phần lớn diện tích đất canh tác cơ cấu 2÷3 vụ lúa và cây ngắn ngày/năm.
Đây là vùng còn có khả năng tăng vụ, đặc biệt là đa dạng
hóa cây trồng lớn nhất ở Nam Măng Thít trong đó các cơ cấu 2 vụ lúa - 1 vụ cây
trồng cạn (dưa hấu, khoai lang, bí đỏ, ngô) hoặc 1 vụ lúa - 2 vụ cây trồng cạn
vừa góp phần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm nước và tránh rủi ro do hạn chế về
nước gây nên vào các tháng II, III, IV.
Tiểu vùng C:
Ảnh hưởng mặn (Thời gian ảnh hưởng mặn kéo dài 3÷8 tháng/năm).
Diện tích tự nhiên: 74.145 ha(chiếm 27,73% diện tích tự
nhiên toàn vùng), có 3 đơn vị sinh thái. Đây là vùng chịu ảnh hưởng mặn 4% từ
3÷8 tháng và đất có “vấn đề” (phèn-mặn hoặc mặn). Phân bố tập trung đồng bào
Khmer sinh sống trên các cung giồng cát, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát
triển. Do vậy, đất canh tác hàng năm phần lớn gieo cấy một vụ lúa mùa mưa bằng
giống địa phương hoặc một số giống cải thiện chịu mặn phèn. Ngoài ra, còn gieo
cấy một vụ lúa kết hợp nuôi tôm hoặc 1 vụ lúa-1 vụ màu trồng mùa mưa.
Đây là tiểu vùng còn có nhiều tiềm năng tăng cao (1 vụ
lúa lên 2 vụ lúa Hè Thu-Mùa). Thế mạnh là sản xuất các giống lúa đặc sản chất
lượng gạo ngon cũng như nhân rộng mô hình lúa-tôm, cá.
PHỤ LỤC VI
THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHỦ YẾU
CÁC CÔNG TRÌNH TRỰC TIẾP THAM GIA VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NAM
MĂNG THÍT
(Kèm theo Quy trình vận
hành hệ thống công trình thủy lợi Nam Măng Thít ban hành theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCTL ngày 04/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn)
STT
|
Tên cống
|
Địa điểm
|
Thông số
|
Nhiệm vụ
|
Hiện trạng
|
Vận hành
|
Số cửa
|
Bcửa
(m)
|
sđáy
(m)
|
A
|
Tỉnh Trà Vinh
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Hệ thống Thâu Râu
|
|
|
|
|
|
|
|
I.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Bến
Chùa
|
Cầu Ngang
|
3
|
10
|
-4,5
|
Cấp
nước, kiểm soát mặn và tiêu thoát nước, nhằm đảm bảo điều kiện chất lượng
nước phục vụ NTTS, sinh hoạt trong hệ thống
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
2
|
Thâu
Râu
|
Cầu Ngang
|
3
|
8
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
I.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đồng Tây
|
Cầu Ngang
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
4
|
Bàu Sen
|
Cầu Ngang
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
5
|
Tầm Vu
|
Cầu Ngang
|
1
|
5
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
6
|
Lộ Đá
|
Cầu Ngang
|
1
|
5
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
7
|
Lạc Hòa
|
Cầu Ngang
|
2
|
2,5
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
II
|
Hệ thống Chà Và
|
|
|
|
|
|
|
II.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Vĩnh
Bình
|
Cầu Ngang
|
2
|
7,5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
9
|
Vĩnh
Kim
|
Cầu Ngang
|
6
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
10
|
Chà
Và
|
Cầu Ngang
|
2
|
7,5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
11
|
Lung
Mít
|
Cầu Ngang
|
1
|
2
|
-2,2
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
12
|
Cá
Trê
|
Cầu Ngang
|
1
|
2
|
-1,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
13
|
Phú
Thứ
|
Cầu Ngang
|
1
|
2
|
-1,5
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
14
|
Rạch
Rập
|
Cầu Ngang
|
1
|
2
|
-1,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
II.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Bình Tân
|
Cầu Ngang
|
1
|
5
|
-2,5
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
16
|
Ông Tà
|
Cầu Ngang
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
17
|
Thủy lợi
|
Cầu Ngang
|
1
|
1
|
-1,5
|
hư hỏng
|
|
18
|
Trà cuôn
|
Cầu Ngang
|
1
|
5
|
-3,0
|
có kế hoạch sửa chữa
|
Vận hành thường xuyên
|
19
|
Hiệp Hòa
|
Cầu Ngang
|
2
|
5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
III
|
Hệ thống Nhà Thờ
|
|
|
|
|
|
|
|
III.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Nhà
Thờ
|
Châu Thành
|
2
|
5
|
-3,0
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống.
-
Định kỳ tiêu thoát nước để giảm mặn và rửa phèn nhằm đảm bảo điều kiện chất
lượng nước trong hệ thống.
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
21
|
Đa
Lộc
|
Châu Thành
|
2
|
5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
22
|
Tầm
Phương
|
Châu Thành
|
3
|
5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
23
|
Rạch
Kinh
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-4,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
24
|
Điệp
Thạch
|
Tp Trà Vinh
|
1
|
3
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
25
|
Ngãi
Hiệp
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-4,0
|
Xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
26
|
Ngãi
Hòa
|
Châu Thành
|
1
|
5
|
-4,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
27
|
Ba
Tiêu
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
28
|
Bà
Thao
|
Châu Thành
|
2
|
2
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
29
|
Cầu
Rạch Kinh
|
Tp Trà Vinh
|
1
|
3
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
30
|
Bà
Trầm
|
Châu Thành
|
1
|
5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
III.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
31
|
Bảy Tất 2
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
32
|
N5
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
33
|
Ô Tà Bang
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
34
|
Ô Cà Đa Nhỏ
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
35
|
Nhà Thờ 2
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
36
|
Bàng Đa
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
37
|
Ba Trân 2
|
Châu Thành
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
38
|
Nhà Thờ II
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
39
|
Bàng Đa
|
Châu Thành
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
40
|
C. Hai Nhơn
|
Châu Thành
|
1
|
3
|
-2,5
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống
-
Định kỳ tiêu thoát nước để giảm mặn và rửa phèn nhằm đảm bảo điều kiện chất
lượng nước trong hệ thống
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
41
|
C. Khánh Lộc
|
Châu Thành
|
2
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
42
|
C. Bình La
|
Châu Thành
|
1
|
3
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
43
|
C. Hòa Lạc
|
Châu Thành
|
1
|
3
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
44
|
C. Hai Thức
|
Châu Thành
|
1
|
3
|
-2,5
|
Xuống cấp
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
IV
|
Hệ thống Láng Thé
|
|
|
|
|
|
|
IV.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
45
|
Láng
Thé
|
Càng Long
|
10
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
46
|
Trại
Luận
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
47
|
Đại
Phước
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
IV.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
48
|
Cống kênh N6 đầu
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
49
|
Tất Vinh I
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,7
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
50
|
Tất Vinh II
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,7
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
51
|
Phú Đức
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,7
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
52
|
Khương Hòa
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,7
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
53
|
Ba Xã
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,7
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
54
|
Cây Cách
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
55
|
An Trường- Huyền Hội I
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
56
|
An Trường- Huyền Hội 3A
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
57
|
An Trường- Huyền Hội 3B
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
58
|
N2 đầu
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
59
|
N6 cuối
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
60
|
N11 đầu
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
61
|
N9
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
62
|
N1
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
63
|
N2 cuối
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
64
|
5 Hữu
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
65
|
N11A
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
66
|
N11 cuối
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
67
|
N12
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
68
|
N14A
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
69
|
N9 cuối
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
70
|
Rạch Chùa
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống
-
Định kỳ tiêu thoát nước để giảm mặn và rửa phèn nhằm đảm bảo điều kiện chất
lượng nước trong hệ thống
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
71
|
Trà Gút
|
Càng Long
|
1
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
V
|
Hệ thống Cái Hóp
|
|
|
|
|
|
|
V.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
72
|
Cái
Hóp
|
Càng Long
|
7
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận hành thường xuyên
|
V.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
73
|
Chữ thập I
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
74
|
Chữ thập II
|
Càng Long
|
1
|
5
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
75
|
Rạch Bưng
|
Càng Long
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ vận hành khi cần thiết
|
VI
|
Hệ thống Hàm Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
76
|
Đại
An
|
Trà Cú
|
1
|
7,5
|
-4,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
77
|
Hàm
Giang
|
Trà Cú
|
1
|
4
|
-2,5
|
Tốt
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
78
|
La
Bang
|
Trà Cú
|
2
|
5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
VII
|
Hệ thống Trà Cú
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
79
|
Trà
Cú
|
Trà Cú
|
2
|
7,5
|
-3,0
|
Có kế hoạch sửa chữa
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
VIII
|
Hệ thống Vàm Buôn
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
80
|
Vàm
Buôn
|
Trà Cú
|
2
|
7,5
|
-3,0
|
Xuống cấp
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
81
|
Mù
U
|
Trà Cú
|
1
|
10
|
-4,0
|
Có kế hoạch sửa chữa
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
IX
|
Hệ thống Bắc Trang - Trẹm
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
82
|
Bắc
Trang
|
Trà Cú
|
1
|
7,5
|
-3,0
|
Có kế hoạch sửa chữa
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
83
|
Trẹm
|
Tiểu Cần
|
1
|
5
|
-3,0
|
Tốt
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
84
|
Trẹm
Nhỏ
|
Tiểu Cần
|
1
|
3
|
-2,0
|
Tốt
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
X
|
Hệ thống Cần Chông
|
|
|
|
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống
-
Định kỳ tiêu thoát nước để giảm mặn và rửa phèn nhằm đảm bảo điều kiện chất
lượng nước trong hệ thống
|
|
|
X.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
85
|
Cần
Chông
|
Tiểu Cần
|
8
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
86
|
Cầu
Sắt
|
Tiểu Cần
|
1
|
3
|
-2,2
|
Tốt
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
87
|
Út
Cầm
|
Tiểu Cần
|
1
|
3
|
-2,2
|
Tốt
|
Chỉ
vận hành khi cần thiết
|
X.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
88
|
Trinh Phụ
|
Tiểu Cần
|
2
|
3
|
-3,0
|
Xuống cấp 40% (Không
còn cửa)
|
Vận hành thường xuyên
|
89
|
Đại Trường
|
Tiểu Cần
|
1
|
3
|
-3,0
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
90
|
T15-2
|
Tiểu Cần
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp 40% (Không
còn cửa)
|
Vận hành thường xuyên
|
91
|
T4-9
|
Tiểu Cần
|
1
|
2
|
-1,5
|
Xuống cấp 50%
|
Vận hành thường xuyên
|
92
|
T4-5
|
Tiểu Cần
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp 50%
|
Vận hành thường xuyên
|
93
|
T4-6
|
Tiểu Cần
|
1
|
2
|
-2,5
|
Xuống cấp 50%
|
Vận hành thường xuyên
|
94
|
Cống Ô Đùng
|
Tiểu Cần
|
2
|
3
|
-3,0
|
Xuống cấp 40% (Không
còn cửa)
|
Vận hành thường xuyên
|
XI
|
Hệ thống Mỹ Văn - Rùm Sóc
|
|
|
|
|
|
|
XI.1
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
95
|
Bông
Bót
|
Cầu Kè
|
3
|
20
|
-5,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
96
|
Tân
Dinh
|
Cầu Kè
|
2
|
20
|
-5,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
97
|
Mỹ
Văn
|
Cầu Kè
|
2
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
98
|
Rạch
Rum
|
Cầu Kè
|
3
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
99
|
Bà
Lưới
|
Cầu Kè
|
1
|
5
|
-2,7
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
100
|
Bảy
Gượng
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
101
|
Bảy
Nhân
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
102
|
Tư
Trạng
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
103
|
Sáu
A
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
104
|
Năm
Cầm
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
105
|
Năm
Dện
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
106
|
Năm
Đừng
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp nước sinh hoạt và
công
nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống
-
Định kỳ tiêu thoát nước để giảm mặn và rửa phèn nhằm đảm bảo điều kiện chất
lượng nước trong hệ thống
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
107
|
Út
Xụ
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
108
|
Sáu
Dũng
|
Cầu Kè
|
1
|
2
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận
hành thường xuyên
|
XI.2
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
109
|
Cống Kênh Giữa I
|
Cầu Kè
|
1
|
5
|
-2,5
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
110
|
Hàng Me
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
111
|
T1
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
112
|
C. Kênh Giữa 2
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,0
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
113
|
C. Kênh Giữa
|
Cầu Kè
|
1
|
3
|
-2,2
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
114
|
Bến Lộ
|
Cầu Kè
|
1
|
2,5
|
-2,
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
XII
|
Hệ thống Tầm Phương
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống nội đồng
|
|
|
|
|
|
|
115
|
Bắc Phèn 1
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
116
|
Bắc Phèn 2
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
117
|
Bắc Phèn 3
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
118
|
Bắc Phèn 4
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
119
|
Bắc Phèn 5
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
120
|
Bắc Phèn 6
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
121
|
Bắc Phèn 7
|
Châu Thành
|
1
|
1.5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
122
|
Bắc Phèn 8
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
123
|
Bắc Phèn 9
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
124
|
Bắc Phèn 10
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
125
|
Bắc Phèn 11
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
126
|
Bắc Phèn 12
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
127
|
Thanh Nguyên 1
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
Phục
vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy, cải tạo môi trường
nước, cấp công nghiệp:
-
Có nhiệm vụ kiểm soát mặn, tiếp nước ngọt từ sông Măng Thít, sông Hậu và sông
Cổ Chiên nhằm nâng cao mực nước trong hệ thống nước để giảm mặn và rửa phèn
nhằm đảm bảo điều kiện chất lượng nước trong hệ thống
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
128
|
Thanh Nguyên 2
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
129
|
Thanh Nguyên 3
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
130
|
Thanh Nguyên 4
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
131
|
Thanh Nguyên 5
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
132
|
Thanh Nguyên 6
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
133
|
Thanh Nguyên 7
|
Châu Thành
|
1
|
1.5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
134
|
Thanh Nguyên 8
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
135
|
Thanh Nguyên 9
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
136
|
Thanh Nguyên 10
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
137
|
Thanh Nguyên 11
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
138
|
Thanh Nguyên 12
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
139
|
Thanh Nguyên 13
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
140
|
Thanh Nguyên 14
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
141
|
Thanh Nguyên 15
|
Châu Thành
|
1
|
1.5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
142
|
Thanh Nguyên 16
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
143
|
Thanh Nguyên 17
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
144
|
Thanh Nguyên 18
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
145
|
T1
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
146
|
T2
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
147
|
T3
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
148
|
T4
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
149
|
Ô Xây 1
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
150
|
Ô Xây 3
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
151
|
Ô Xây 5
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
152
|
3 Châu
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
153
|
5 Bẵc
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
154
|
4 Bừng
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
155
|
Tầm Phương 1
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
156
|
Tầm Phương 2
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
157
|
Tầm Phương 3
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
158
|
Tầm Phương 4
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
159
|
Tầm Phương 5
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
160
|
Tầm Phương 6
|
Châu Thành
|
1
|
1,5
|
- 1,8
|
xuống cấp
|
Vận hành thường xuyên
|
161
|
Cầu Xây
|
Châu Thành
|
3
|
2
|
-2,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
162
|
Bắc Phèn
|
Châu Thành
|
1
|
5
|
-3,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
B
|
Tỉnh Vĩnh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống đầu mối
|
|
|
|
|
|
|
163
|
Nàng
Âm
|
Vũng Liêm
|
2
|
5
|
-4,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
164
|
Vũng
Liêm
|
Vũng Liêm
|
3
|
25
|
-5,0
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|
165
|
Cái
Tôm
|
Vũng Liêm
|
2
|
10
|
-4,5
|
Tốt
|
Vận
hành thường xuyên
|