Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 816/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 07/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Vừa qua, Thủ tướng đã ban hành Quyết định 816/QĐ-TTg năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo đó, đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:

(1) Phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao:

- Chuyển đổi cơ cấu sản suất nông nghiệp tại các tiểu vùng sinh thái.

- Phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực.

- Xây dựng lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp cao.

(2) Phát triển khu vực đô thị - công nghiệp động lực:

- Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 04 hành lang phát triển và các khu vực động lực phát triển.

- Chú trọng thu hút đầu tư phát triển sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu nông lâm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo.

(3) Xây dựng môi trường sống tốt, điểm đến hấp dẫn:

- Từng bước xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch có khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

- Trong giai đoạn đến 2025, tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng tại các khu vực tập trung dân cư các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực của vùng đảm bảo khả năng tiếp cận tốt đối với các dịch vụ thiết yếu.

- Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển thương hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long tầm cỡ quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển; phát triển du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử của vùng.

- Xây dựng và triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chú trọng bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước quan trọng hay khu vực đa dạng sinh học cao.

- Xây dựng và ban hành Chiến lược quản lý rủi ro lũ, ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2100 để xác định các định hướng, giải pháp căn cơ, dài hạn cho vấn đề sụt lún, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó xác định mức độ phòng, chống ngập và cấp độ bảo vệ cho các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn vùng…

Trách nhiệm của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Giúp Thủ tướng chỉ đạo điều phối, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án theo Quy hoạch vùng và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch.

- Xây dựng phương án huy động nguồn lực trong nước, quốc tế, phương án phân bổ vốn đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng; hoạt động xúc tiến đầu tư chung của vùng.

- Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch vùng, cơ chế điều phối, liên kết vùng trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 816/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 07/7/2023.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 816/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 3167/TTr-BKHĐT ngày 25 tháng 4 năm 2023, văn bản số 4911/BKHĐT-QLQH ngày 26 tháng 6 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng,
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, CN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

b) Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

c) Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; làm cơ sở để xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

2. Yêu cầu

a) Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.

b) Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.

c) Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng.

d) Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng giá trị cao và hiệu quả cao.

đ) Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa, cảng biển, sân bay, cấp nước, giáo dục, y tế.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm và lộ trình thực hiện

a) Phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại các tiểu vùng sinh thái: Giai đoạn đến 2030, cơ bản duy trì mô hình sản xuất hiện nay tại các địa phương; sau năm 2030, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo phân vùng sinh thái đã được xác định trong quy hoạch vùng, trong đó việc chuyển đổi chủ yếu diễn ra ở vùng sinh thái mặn-lợ và vùng chuyển tiếp ngọt-lợ. Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi, cần tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống công trình thủy lợi và nghiên cứu điều chỉnh quy chế vận hành hệ thống thủy lợi, trong đó tiến trình thực hiện theo hướng từ ngoài vào trong, từ vùng ven biển mặn-lợ đến vùng chuyển tiếp ở giữa đồng bằng. Tiến hành đồng thời với quá trình này là xây dựng và triển khai các chương trình, cơ chế chính sách hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi sản xuất, đặc biệt là hỗ trợ người dân trồng lúa 3 vụ chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao khác.

- Phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực:

+ Giai đoạn đến 2025: Tập trung phát triển 08 trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại khu vực có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và nguồn nước bao gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang để bổ trợ cho thành phố Cần Thơ về thực hiện vai trò là trung tâm logistic của vùng. Xây dựng 07 trung tâm đầu mối có chức năng chính về thu gom, phân loại, chế biến nông sản bao gồm: 02 trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt (thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo); 03 trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản và 02 trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu; giai đoạn đến 2030: Hoàn thiện xây dựng hệ thống các trung tâm đầu mối đã được xác định trong quy hoạch vùng gắn với tiến trình đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi. Đồng thời, quy hoạch và phát triển các thị trấn nông - công nghiệp gắn với các trung tâm đầu mối về nông nghiệp và tăng cường liên kết với hệ thống đô thị có vai trò trung tâm của vùng, tiểu vùng để thúc đẩy việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh thương mại, dịch vụ logistic, kết nối thị trường của các sản phẩm nông sản.

+ Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu chủ lực, tập trung gắn với quá trình tích tụ đất đai đảm bảo phục vụ lâu dài, bền vững cho các cơ sở chế biến nông nghiệp - thủy sản của vùng. Bên cạnh đó, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung tạo thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ giảm tối đa chi phí sản xuất, vật tư nông nghiệp và từng bước giảm dần lao động trong nông nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng nguyên liệu với lộ trình phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp và đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông và dịch vụ logistic.

+ Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long: Xây dựng và triển khai Chương trình nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình thí điểm các mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình ứng dụng blockchain vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long: Triển khai đồng bộ, đầy đủ hoạt động thẩm định, chứng nhận, hậu kiểm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản; chuyển đổi số trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

+ Phát triển thị trường và xúc tiến thương mại: Xây dựng và triển khai Chương trình thu hút đầu tư phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa gạo), Chương trình thông tin, dự báo và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực, Chương trình phát triển thương hiệu nông sản chất lượng cao vùng đồng bằng sông Cửu Long; tiếp tục triển khai Chương trình OCOP tại các địa phương trong vùng, gắn với khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển kinh tế nông thôn; tận dụng hiệu quả mạng lưới các FTAs đã ký của Việt Nam. Đẩy mạnh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử; tập huấn, hướng dẫn các hộ sản xuất những kỹ năng cần thiết để đưa hàng nông sản lên các sàn thương mại điện tử.

+ Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính về phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bao gồm: Mở rộng tín dụng và đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, xây dựng liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp. Cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể và doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực.

- Xây dựng lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp cao: Xây dựng và triển khai Chương trình đào tạo nông dân chuyên nghiệp, Chương trình hỗ trợ chuyển đổi nghe bền vững của lao động nông thôn để hỗ trợ việc chuyển đổi nghe cho lao động nông thôn sang các ngành nghề hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông sản, du lịch, dịch vụ, thương mại có liên quan đến nông nghiệp.

b) Phát triển khu vực đô thị - công nghiệp động lực

- Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 04 hành lang phát triển và các khu vực động lực phát triển, trong đó chú trọng nâng cao tính tập trung và tăng mật độ; phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghệ thông tin; công nghiệp điện chú trọng phát triển năng lượng tái tạo; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, hệ thống logistic, hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đô thị có vai trò là trung tâm của vùng, tiểu vùng.

- Chú trọng thu hút đầu tư phát triển sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu nông lâm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo: Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp của các địa phương theo từng thời kỳ; Chương trình hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong vùng.

c) Xây dựng môi trường sống tốt, điểm đến hấp dẫn

- Từng bước xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch có khả năng cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế tại thành phố Cần Thơ và trung tâm chuyên ngành tại các đô thị: Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng.

- Trong giai đoạn đến 2025, tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng tại các khu vực tập trung dân cư các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực của vùng đảm bảo khả năng tiếp cận tốt đối với các dịch vụ thiết yếu; ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cấp nước sạch hoặc nước thô tại các khu vực khó khăn về nguồn nước; xây dựng và triển khai Chương trình dự trữ nước ngọt chiến lược không chi cho vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn cho cả vùng Đông Nam Bộ; xây dựng hệ thống hạ tầng phòng, chống thiên tai, bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030; bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển gắn với bảo vệ bờ biển.

- Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển thương hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long tầm cỡ quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển; phát triển du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử của vùng.

- Xây dựng và triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chú trọng bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước quan trọng hay khu vực đa dạng sinh học cao.

- Xây dựng và ban hành Chiến lược quản lý rủi ro lũ, ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2100 để xác định các định hướng, giải pháp căn cơ, dài hạn cho vấn đề sụt lún, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó xác định mức độ phòng, chống ngập và cấp độ bảo vệ cho các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn vùng.

2. Các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch

a) Nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công

- Ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành và đẩy nhanh các dự án kết cấu hạ tầng có thể tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh bao gồm kết cấu giao thông cấp quốc gia, liên tỉnh; phát triển lưới điện; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu vực phát triển động lực đã được xác định trong quy hoạch vùng để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia, vùng, liên tỉnh.

- Ưu tiên tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của vùng trên cơ sở các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư dẫn dắt bởi các dự án đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả của các công trình hạ tầng đã được đầu tư. Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm: Trung tâm đầu mối nông nghiệp, bến cảng đường thủy nội địa, cảng biển, hạ tầng logistics, cấp nước sạch, phát triển nguồn điện, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ.

- Thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các khu vực phát triển động lực của vùng.

- Định hướng thu hút đầu tư từ đầu tư công và nguồn vốn xã hội hóa cho các ngành, lĩnh vực.

3. Kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long được giao chủ trì thực hiện các Chương trình, dự án có trách nhiệm phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức xây dựng phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch và Luật Đất đai đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Chỉ đạo triển khai thực hiện thống nhất các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án theo Quy hoạch vùng và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.

c) Xây dựng phương án huy động nguồn lực trong nước, quốc tế, phương án phân bổ vốn đầu tư, kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm đối với các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng; hoạt động xúc tiến đầu tư chung của vùng.

d) Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch vùng, cơ chế điều phối, liên kết vùng trình cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Công bố, tuyên truyền, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tới các cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế để tạo nền tảng nhận thức thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương liên quan để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng triển khai các nhiệm vụ quản lý, điều phối thực hiện quy hoạch vùng.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan xây dựng báo cáo đánh giá thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định kỳ hằng năm, 05 năm theo tiêu chí đánh giá quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ và Khung chỉ số kết quả ban hành kèm theo; báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan

- Tổ chức lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo cụ thể hóa, thống nhất, đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đã đề ra trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đã được đề ra trong Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt; nghiên cứu ưu tiên nguồn lực và tập trung xây dựng, triển khai các chương trình, đề án về giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học có tính liên tỉnh, toàn vùng trên địa bàn vùng góp phần giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng, đặc sắc của vùng.

- Đánh giá thực hiện các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá thực hiện quy hoạch vùng hàng năm, 05 năm theo quy định của pháp luật về quy hoạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.

3. Trách nhiệm của các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Tổ chức lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc phạm vi quản lý để cụ thể hóa quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng, triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong vùng tổ chức thực hiện chương trình, dự án sau quy hoạch theo phân cấp quản lý nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ có quan liên quan để đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền và người dân hiểu đầy đủ, chính xác về quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, kêu gọi huy động nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đã được đề ra trong Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.

PHỤ LỤC I

NGUỒN VỐN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRONG KỲ QUY HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Các chương trình, dự án

Địa điểm

Cơ quan chủ trì, phối hợp

Phân kỳ đầu tư

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn

2021 - 2025

2026- 2030

Sau 2030

(NSNN, ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài)

(Vốn ngoài ngân sách nhà nước)

A

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I

Phát triển các trung tâm đầu mối

1

Trung tâm đầu mối tổng hợp tại thành phố Cần Thơ với chức năng chính là thương mại, logistics, nghiên cứu phát triển, đào tạo và chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao để gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông sản

Cần Thơ

UBND TP Cần Thơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

2

Trung tâm đầu mối tại Kiên Giang có chức năng chính về thu gom, làm sạch, phân loại, chế biến, đông lạnh, thương mại và logistics đối với về thủy sản và sản phẩm nghề cá; sản xuất, sửa chữa tàu thuyền và thiết bị đánh cá

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

3

Trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại An Giang có chức năng chính là thu gom, chế biến gạo, thủy sản nước ngọt, công nghiệp phụ trợ, trung tâm logistics và đào tạo nghề

An Giang

UBND tỉnh An Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

4

Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại Đồng Tháp có chức năng chính là thu gom trái cây, hoa, cây cảnh, rau và thủy sản nước ngọt, trung tâm logistics và đào tạo nghề

Đồng Tháp

UBND tỉnh Đồng Tháp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

5

Trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại Tiền Giang, Bến Tre có chức năng chính là thu gom và chế biến sâu các sản phẩm trái cây, rau màu, trung tâm logistics và đào tạo nghề

Tiền Giang, Bến Tre

UBND tỉnh Tiền Giang, Bến Tre; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

6

Trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại Sóc Trăng có chức năng chính là Trung tâm thủy sản và các sản phẩm nghề cá; khu công nghiệp hỗ trợ hàng hải, đánh bắt và công nghiệp chế biến; trung tâm logistics và đào tạo nghề

Sóc Trăng

UBND tỉnh Sóc Trăng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương - Bộ Xây dựng

x

x

x

X

7

Trung tâm đầu mối về nông nghiệp tại Cà Mau có chức năng chính là Trung tâm các sản phẩm hải sản và nông nghiệp; khu công nghiệp với các nhà máy hỗ trợ hàng hải, đánh bắt và công nghiệp chế biến; trung tâm logistics và đào tạo nghề

Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng

x

x

x

X

8

Dự án Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu trên vùng đất bị ảnh hưởng của hạn và xâm nhập mặn. Phát triển hệ thống canh tác lúa - tôm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng ĐBSCL

x

x

9

Dự án Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ nhằm phát triển ngành sản xuất lúa gạo hiệu quả bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng ĐBSCL

x

x

10

Dự án Hỗ trợ hộ nông dân sản xuất nhỏ chuyển đổi sang mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất an toàn kết hợp du lịch sinh thái tại khu vực rừng ngập mặn, rừng tràm và vùng ngập lũ ở ĐBSCL.

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

11

Dự án Quản lý vùng trồng phục vụ truy xuất nguồn gốc với nhóm cây ăn quả chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển hợp tác xã và chế biến, bảo quản.

Các tỉnh trong Vùng ĐBSCL

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

12

Dự án Xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm chủ lực theo trục chiến lược.

Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

13

Dự án Hỗ trợ chuyển đổi nuôi thủy sản nước lợ bền vững.

Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

14

Dự án Mở rộng bền vững nuôi thủy sản nước ngọt.

An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

15

Dự án Tăng cường nuôi trồng thủy sản biển ở bờ Đông và bờ Tây của ĐBSCL.

Phú Quốc, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

16

Dự án khôi phục Vành đai rừng ngập mặn từ Cà Mau đến Bến Tre.

Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

17

Dự án mở rộng rừng tràm từ Cà Mau - Kiên Giang.

Cà Mau, Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

18

Dự án phục hồi và mở rộng rừng ở phần thượng lưu ĐBSCL.

An Giang, Long An

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

19

Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

Bạc Liêu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tỉnh Bạc Liêu

x

x

x

II

Các trung tâm trung chuyển và kho vận

1

Xây dựng hệ thống trung tâm trung chuyển và kho vận tại khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, Khánh Bình, Tịnh Biên, Tri Tôn

An Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; An Giang

x

x

x

2

Xây dựng tổng kho nông sản Cái Sắn

An Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; An Giang

x

x

x

3

Xây dựng kho lạnh thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu An Giang

An Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; An Giang

x

x

x

4

Xây dựng hệ thống kho nông sản của các doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, hệ thống kho lạnh sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu.

Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau

Bộ Công Thương; Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau

x

x

x

B

PHÁT TRIỂN CÁC HÀNH LANG KINH TẾ, KHU VỰC ĐÔ THỊ - CÔNG NGHIỆP ĐỘNG LỰC

1

Phát triển hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp từ Cần Thơ - Long An

Các tỉnh vùng ĐBSCL

Các bộ, các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

x

2

Phát triển hành lang kinh tế, không gian văn hóa, hành lang đa dạng sinh học, không gian cảnh quan sông nước dọc sông Tiền - Sông Hậu

Các tỉnh vùng ĐBSCL

Các bộ, các địa phương liên quan trọng vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

x

3

Phát triển hành lang kinh tế ven biển từ Long An - Kiên Giang

Các tỉnh vùng ĐBSCL

Các bộ, các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

x

4

Phát triển hành lang biên giới (kinh tế cửa khẩu gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh) từ Long An - Kiên Giang

Các tỉnh vùng ĐBSCL

Các bộ, các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

x

5

Phát triển Cần Thơ trở thành thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc văn hóa sông nước vùng ĐBSCL

Cần Thơ

UBND thành phố Cần Thơ; các bộ liên quan

x

x

x

x

x

6

Phát triển khu vực tứ giác trung tâm của vùng bao gồm các đô thị Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Vĩnh Long

Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long

UBND thành phố Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long; các bộ liên quan

x

x

x

x

x

7

Phát triển Phú Quốc gắn kết với hệ thống đô thị ven biển, đô thị đảo để trở thành một cực phát triển kinh tế biển quan trọng trong không gian biển quốc gia

Kiên Giang

UBND tỉnh Cà Mau; các Bộ liên quan

x

x

x

x

x

8

Đề án phát triển vùng Đất Mũi Cà Mau

Cà Mau

UBND tỉnh Kiên Giang; các bộ liên quan

x

x

x

x

x

C

HẠ TẦNG GIAO THÔNG

I

Hạ tầng giao thông đường bộ

I.1

Các tuyến cao tốc

1

Xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu (Tiền Giang, Vĩnh Long); chiều dài dự kiến 7 km; quy mô 06 làn xe

Tiền Giang, Vĩnh Long

Bộ Giao thông vận tải, Tiền Giang, Vĩnh Long

x

x

2

Mỹ Thuận - Cần Thơ; chiều dài dự kiến 23 km; quy mô 04 làn xe

Vĩnh Long, Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Vĩnh Long, Đồng Tháp

x

x

3

Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu; chiều dài dự kiến 15 km; quy mô 04 làn xe

Cần Thơ

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ

x

x

x

4

Cần Thơ - Cà Mau; chiều dài dự kiến 109 km; quy mô 04 làn xe

Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau

x

x

5

Đức Hòa - Thạnh Hóa (Long An); chiều dài dự kiến 33 km; quy mô 06 làn xe

Long An

Bộ Giao thông vận tải, Long An

x

x

6

Thạnh Hóa - Tân Thạnh (Long An); chiều dài dự kiến 16 km; quy mô 06 làn xe

Long An

Bộ Giao thông vận tải, Long An

x

x

7

Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An); chiều dài dự kiến 83 Km; quy mô 6 làn xe

Bình phước, Tây Ninh, Long An

Bộ Giao thông vận tải, Bình phước, Tây Ninh, Long An

x

x

x

8

Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng; chiều dài dự kiến 188 km; quy mô 06 làn xe

An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng

x

x

x

9

Mỹ An - Nút giao An Bình (Đồng Tháp); chiều dài dự kiến 26 km; quy mô 06 làn xe

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

10

Nút giao An Bình (Đồng Tháp) - Lộ Tẻ (Cần Thơ); chiều dài dự kiến 29 km; quy mô 06 làn xe

Đồng Tháp, Cần Thơ

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp, Cần Thơ

x

x

11

Lộ Tẻ (Cần Thơ) - Rạch Sỏi (Kiên Giang); chiều dài dự kiến 51 km; quy mô 06 làn xe

Cần Thơ, Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, Kiên Giang

x

x

x

12

Thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng (CT33); chiều dài dự kiến 150 km; quy mô 04 làn xe

Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng

x

x

13

Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang); chiều dài dự kiến 100 km; quy mô 04 làn xe

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải, Kiên Giang

x

x

x

14

Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu; chiều dài dự kiến 112 km; quy mô 04 làn xe

Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Kiên Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng

x

x

15

Cửa khẩu Dinh Bà - Cao Lãnh; chiều dài dự kiến 68 km; quy mô 04 làn xe

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

x

16

Cao Lãnh - An Hữu; chiều dài dự kiến 27,43 km; quy mô 04 làn xe

Đồng Tháp, Tiền Giang

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp, Tiền Giang

x

x

17

An Hữu - Trà Vinh; chiều dài dự kiến 90 km; quy mô 04 làn xe

Tiền Giang, Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Tiền Giang, Trà Vinh

x

x

I.2

Các tuyến quốc lộ

1

Tuyến tránh QL1A đoạn qua thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau; chiều dài dự kiến 14,3 km; quy mô cấp III đồng bằng

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

2

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng; chiều dài dự kiến 18,6 km; quy mô cấp III đồng bằng

Hậu Giang

Bộ Giao thông vận tải, Hậu Giang

x

x

3

Cải tạo, nâng cấp QL30 đoạn Hồng Ngự - Dinh Bà; chiều dài dự kiến 18,5 km; quy mô cấp III đồng bằng

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

4

Nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Cà Mau - Năm Căn; chiều dài dự kiến 43 km; quy mô cấp III đồng bằng

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

5

Xây dựng cầu Rạch Miễu 2, chiều dài dự kiến 17,6 km; quy mô 06 làn xe

Tiền Giang, Bến Tre

Bộ Giao thông vận tải, Tiền Giang, Bến Tre

x

x

6

Xây dựng cầu Đại Ngãi trên QL60; chiều dài dự kiến 15,2 km; quy mô 04 làn xe

Sóc Trăng, Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Sóc Trăng, Trà Vinh

x

x

x

7

Cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh (đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận); chiều dài dự kiến 65,3 km; quy mô cấp III đồng bằng;

Kiên Giang, Hậu Giang

Bộ Giao thông vận tải, Kiên Giang, Hậu Giang

x

x

8

Đầu tư tuyến tránh Cao Lãnh (thuộc dự án QL30 Cao Lãnh - Hồng Ngự); chiều dài dự kiến 14,5 km; quy mô cấp III đồng bằng

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

9

Hạ tầng đường bộ khu vực nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

10

Xây dựng cầu Sa Đéc

Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải, Đồng Tháp

x

x

11

Nâng cấp cải tạo QL62 qua tỉnh Long An; chiều dài dự kiến 77 km; quy mô cấp III đồng bằng

Long An

Bộ Giao thông vận tải, Long An

x

x

12

Nâng cấp cải tạo QL53 đoạn Long Hồ - Ba Si; chiều dài dự kiến 46 km; cấp III đồng bằng

Vĩnh Long, Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Vĩnh Long, Trà Vinh

x

x

13

Xây dựng tuyến tránh QL53 đoạn qua TP Trà Vinh

Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Trà Vinh

x

x

14

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 53B

Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Trà Vinh

x

x

15

Nâng cấp Quốc lộ 54 qua các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh

Vĩnh Long, Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Vĩnh Long, Trà Vinh

x

x

16

Xây dựng tuyến tránh QL61 qua thị trấn Cái Tắc, tỉnh Hậu Giang, chiều dài dự kiến 3,5 km; quy mô cấp III đồng bằng

Hậu Giang

Bộ Giao thông vận tải, Hậu Giang

x

x

17

Cải tạo nâng cấp QL91C đoạn qua tỉnh An Giang

An Giang

Bộ Giao thông vận tải, An Giang

x

x

18

Dự án cải tạo nâng cấp QL91B Nam Sông Hậu

Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu

x

x

x

19

Nâng cấp cải tạo QL61B đoạn từ thị xã Long Mỹ đến QL1A địa phận tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng (km 7+750) QL61B - (km 2127+300) QL1

Hậu Giang, Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Hậu Giang, Sóc Trăng

x

x

20

Nâng cấp mở rộng đoạn Ngã 5 cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui và thảm bê tông nhựa tăng cường mặt đường tuyến Nam Sông Hậu

Cần Thơ, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, Bạc Liêu

x

x

21

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh thành phố Long Xuyên đoạn nối Thốt Nốt - Lộ Tẻ

Cần Thơ, An Giang

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, An Giang

x

x

22

Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng (đoạn còn lại)

Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Sóc Trăng

x

x

23

Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng QL1 đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau

Bạc Liêu, Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Bạc Liêu, Cà Mau

x

x

24

Xây dựng cải tạo, nâng cấp và tăng cường mặt đường tuyến N1

Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang

x

x

25

Tuyến nối khu Khí điện đạm đến QL1

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

26

Đường giao thông kết nối từ điểm cuối tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tại Quốc lộ Nam Sông Hậu đến cổng phía trong bờ khu bến cảng Trần Đề.

Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

x

27

Nâng cấp, mở rộng tuyến 63 đoạn qua địa phân tỉnh Cà Mau

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

x

28

Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Hồ Chí Minh (từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi)

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

x

29

Tuyến đường QL63 tuyến tránh khu đô thị thứ 7 và thị trấn thứ 3, Kiên Giang

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải, Kiên Giang

x

x

30

Tuyến đường QL63B; chiều dài dự kiến 55 km; quy mô 2 - 4 làn xe

Các tỉnh, thành phố có liên quan

Bộ Giao thông vận tải; UBND các tỉnh, thành phố có liên quan

x

x

x

31

Dự án Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu tham gia chương trình DPO

Cần Thơ

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ

x

x

32

Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (QL61C)

Cần Thơ, Hậu Giang

Bộ Giao thông vận tải, Cần Thơ, Hậu Giang

x

x

x

33

Dự án nâng cấp QL80

Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải; Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

x

x

34

Dự án nâng cấp QLN2

Các tỉnh/thành phố liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố liên quan

x

x

35

Dự án nâng cấp QL80B

Các tỉnh/thành phố liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố liên quan

x

x

36

Dự án nâng cấp QL80C

Các tỉnh/thành phố liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố liên quan

x

x

x

x

37

Dự án nâng cấp QL91D

Các tỉnh/thành phố liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố liên quan

x

x

38

Dự án đường tuần tra biên giới

Các tỉnh/thành phố liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố liên quan

x

x

x

39

Dự án tuyến đường nối QL61C - QL80 - QLN1

Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang

Bộ Giao thông vận tải; Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang

x

x

40

Dự án tuyến QL61B

Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải; Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng

x

x

41

Dự án tuyến QL63B

Kiên Giang, Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải; Kiên Giang, Bạc Liêu

x

x

42

Cải tạo, nâng cấp, tăng cường mặt đường QL50 đoạn qua tỉnh Long An

Long An

Bộ Giao thông vận tải; Long An

x

x

43

Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải, Trà Vinh

x

x

x

44

Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre

Tiền Giang

Bộ Giao thông vận tải, Tiền Giang

x

x

x

45

Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh

Bến Tre

Bộ Giao thông vận tải, Bến Tre

x

x

x

46

Xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh

Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải, Sóc Trăng

x

x

x

47

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ ven biển kết nối tỉnh Kiên Giang với tỉnh Cà Mau

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải, Kiên Giang

x

x

x

48

Dự án Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu và đoạn nhánh kết nối đường Nam sông Hậu

Bạc Liêu

Bộ Giao thông vận tải, Bạc Liêu

x

x

x

49

Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải, Cà Mau

x

x

x

I.3

Các tuyến đường liên tỉnh

1

Tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp); chiều dài dự kiến 85 km; quy mô dự kiến cấp III - IV đồng bằng

An Giang, Đồng Tháp

Bộ Giao thông vận tải; An Giang, Đồng Tháp

x

x

x

x

2

Tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ QLN1 đến QL61C, quy mô dự kiến Cấp III - IV đồng bằng; chiều dài dự kiến 130 km

An Giang; Kiên Giang; Hậu Giang

Bộ Giao thông vận tải; An Giang; Kiên Giang; Hậu Giang

x

x

x

x

3

Tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào QL50 về Thành phố Hồ Chí Minh; chiều dài dự kiến 30 km; quy mô cấp III IV đồng bằng

Tiền Giang, Long An, TPHCM

Bộ Giao thông vận tải; Tiền Giang, Long An, TPHCM

x

x

x

x

4

Tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang); chiều dài dự kiến 77 km; quy mô cấp III - IV đồng bằng

Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải; Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang

x

x

x

x

x

5

Dự án xây dựng 03 cầu trên ĐT827E

Long An

Bộ Giao thông vận tải; Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang

x

x

x

6

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.963 đoạn QL80 - Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp và huyện Giồng Riềng nối với huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ (vay vốn ADB)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải; Kiên Giang

x

x

x

7

Dự án Đường Hộ Phòng - Chủ Chí - Chợ Hội (đường Hồ Chí Minh)

Bạc Liêu, Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải; Bạc Liêu, Cà Mau

x

x

II

Giao thông đường thủy nội địa

1

Dự án Nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II

Long An, Tiền Giang

Long An, Tiền Giang; Bộ Giao thông vận tải

x

x

2

Nâng cấp kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền

Đồng Tháp

Đồng Tháp; Bộ Giao thông vận tải

x

x

3

Phát triển hành lang vận tải thủy và Logistics khu vực phía Nam

Các tỉnh/thành phố có liên

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

4

Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt (cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia) - giai đoạn I

Các tỉnh/thành phố có liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

5

Nâng cấp tuyến vận tải thủy Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau

Kiên Giang, Cà Mau

Kiên Giang, Cà Mau; Bộ Giao thông Vận tải

x

x

6

Nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Hàm Luông từ ngã ba sông Tiền đến cửa Hàm Luông

Tiền Giang, Bến Tre

Tiền Giang, Bến Tre; Bộ Giao thông vận tải

x

x

7

Nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt (cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia) - giai đoạn II

Các địa phương liên quan thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các địa phương liên quan thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; Bộ Giao thông vận tải

x

x

8

Dự án cải tạo tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương (đoạn Lấp Vò Sa Đéc - Kiên Lương)

Đồng Tháp, Kiên Giang

Đồng Tháp, Kiên Giang; Bộ Giao thông vận tải

x

x

9

Dự án nâng cấp tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (đoạn Cần Thơ - Cà Mau)

Cần Thơ, Cà Mau

Cần Thơ, Cà Mau; Bộ Giao thông vận tải

x

x

10

Dự án nâng cấp kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang

Kiên Giang, Hậu Giang

Kiên Giang, Hậu Giang; Bộ Giao thông vận tải

x

x

11

Dự án tuyến tránh Rạch Giá

Kiên Giang

Kiên Giang; Bộ Giao thông vận tải

x

x

12

Dự án nạo vét các sông: Sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao,... và các kênh: kênh Tân Châu Lấp Vò - Sa Đéc, kênh Rạch Sỏi - Hậu Giang, kênh Tri Tôn, kênh Tám Ngàn, kênh Vĩnh Tế, kênh Bạc Liêu - Cà Mau,...

Các tỉnh/thành phố có liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

13

Tuyến Mộc Hóa - Hà Tiên (qua kênh Vĩnh Tế)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

14

Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương qua kênh Tháp Mười số 1 (đoạn trên kênh Tân Châu, sông Châu Đốc), các đoạn còn lại thuộc tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương

Các tỉnh/thành phố có liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

15

Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2)

Các tỉnh/thành phố có liên quan

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

16

Tuyến qua cửa Rạch Giá (từ cửa Cái Lớn đến ngã ba sông Cái Tư - kênh Tắt Cây Trâm)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

17

Kênh Ba Thê (từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba kênh Rạch Giá - Hà Tiên)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

18

Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang - Ông Hiển Tà Niên (từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba sông Cái Bé)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

19

Kênh Mặc Cần Dưng - Tám Ngàn (từ ngã ba kênh Ba Thê đến ngã ba kênh Rạch Giá - Hà Tiên)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

20

Kênh Vành Đai - Rạch Giá Hà Tiên (Từ ngã ba kênh Ba Thê đến ngã ba kênh Rạch Giá Hà Tiên)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

21

Kênh Ba Hòn (từ ngã ba kênh Rạch Giá - Hà Tiên đến cống Ba Hòn)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

22

Sông Cái Bé rạch Khe Luông (từ ngã ba kênh Thốt Nốt đến ngã ba sông Cái Lớn)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

23

Kênh Tắt Cậu (từ ngã ba sông Cái Bé đến ngã ba sông Cái Lớn)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

24

Sông Cái Lớn (từ cửa Cái Lớn đến ngã ba sông Cái Tự - kênh Tắt Cây Trâm)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

x

25

Cụm cảng An Giang (cảng hàng hóa), gồm có: Cảng Bình Long, cảng bốc xếp hàng hóa An Giang, cảng Tân Châu

An Giang

Bộ Giao thông vận tải; tỉnh An Giang

x

x

x

x

26

Cụm cảng khách An Giang

An Giang

An Giang

x

x

x

27

Cụm cảng Kiên Giang (Sông Cái Bè, kênh Vành Đai - Rạch Giá Hà Tiên, Ba Hòn)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

28

Cụm cảng khách Kiên Giang (Sông Cái Bè, kênh Vành Đai - Rạch Giá Hà Tiên, Ba Hòn)

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh/thành phố có liên quan

x

x

29

Dự án cải tạo nâng cấp các tuyến vận tải thủy kết nối, kênh hóa các đoạn sông đô thị, các tuyến ra đảo khu vực phía ĐBSCL

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Bộ Giao thông vận tải

x

x

III

Hạ tầng cảng biển

1

Dự án Cải tạo, nâng cấp luồng sông Hậu Giai đoạn 2

Trà Vinh

Bộ Giao thông vận tải; Trà Vinh

x

x

2

Hệ thống quản lý hàng hải tàu biển (VTS) luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu

Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Giao thông vận tải; các địa phương liên quan thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

3

Đầu tư nạo vét luồng hàng hải qua cửa Trần Đề cho tàu biển 2.000 DWT (đoạn từ Vàm Nhơn Mỹ đến cửa Trần Đề)

Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải; Sóc Trăng

x

x

4

Đầu tư xây dựng cảng Trần Đề

Sóc Trăng

Bộ Giao thông vận tải; Sóc Trăng

x

x

x

x

x

5

Phát triển kết cấu hạ tầng cảng, bến thủy nội địa, luồng chuyên dùng

Các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

Các địa phương liên quan thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long; Bộ Giao thông vận tải

x

x

x

x

x

6

Xây dựng cảng biển An Giang, gồm có: Khu bến Bình Long; khu bến Mỹ Thới; khu và các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão

An Giang

Bộ Giao thông vận tải; tỉnh An Giang

x

x

x

x

7

Cảng cạn Bình Long

An Giang

Bộ Giao thông vận tải; tỉnh An Giang

x

x

x

x

8

Dự án ĐTXD Bến cảng Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai)

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải; tỉnh Cà Mau

x

x

x

x

IV

Hạ tầng đường sắt

Xây dựng tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Cần Thơ

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có đường sắt đi qua

Bộ Giao thông vận tải; thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có đường sắt đi qua

x

x

x

x

x

V

Hạ tầng hàng không

1

Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Phú Quốc

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải; Kiên Giang

x

x

x

2

Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - GĐ I

Cần Thơ

Bộ Giao thông vận tải; Cần Thơ

x

x

x

3

Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cần Thơ - GĐ II

Cần Thơ

Bộ Giao thông vận tải; Cần Thơ

x

x

x

x

4

Xây dựng cảng hàng không Rạch Giá

Kiên Giang

Bộ Giao thông vận tải; Kiên Giang

x

x

x

5

Xây dựng cảng hàng không Cà Mau

Cà Mau

Bộ Giao thông vận tải; Cà Mau

x

x

x

D

HẠ TẦNG THỦY LỢI

1

Dự án xây dựng quy trình vận hành và quy trình quản lý rủi ro thiên tai khu vực

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

2

Dự án hỗ trợ kỹ thuật và lập kế hoạch quản lý bờ sông và xói lở bờ biển trong khu vực

Các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

3

Dự án xây dựng quy định khai thác nước dưới đất khu vực

Các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

4

Dự án quản lý bảo vệ vùng ven biển Cà Mau

Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau; Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

5

Dự án quản lý bảo vệ vùng ven biển Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

6

Dự án quản lý bảo vệ vùng ven biển Kiên Giang

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

7

Dự án xây dựng hệ thống quản lý nước và mặn ở Bến Tre

Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

8

Dự án bảo vệ vùng nước ngọt Tiền Giang

Tiền Giang

UBND tỉnh Tiền Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

9

Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng tứ giác Long Xuyên

An Giang

UBND tỉnh Tiền Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

10

Dự án xây dựng hệ thống quản lý nước và mặn ở khu vực Nam Mang Thít ở Vĩnh Long và Trà Vinh

Vĩnh Long, Trà Vinh

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh

x

x

11

Dự án Xây dựng đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2) - kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu

Vĩnh Long

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Vĩnh Long

x

x

12

Dự án xây dựng hệ thống chuyển nước ngọt để tạo nguồn nước cho khu vực các tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau

Bán đảo Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

13

Cải tạo hệ thống kênh trục chính chuyển nước từ sông Hậu về bán đảo Cà Mau

Các tỉnh liên có quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

14

Cải tạo hệ thống kênh trục chính liên vùng, liên tỉnh khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu

Các tỉnh liên có quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

15

Kết nối hệ thống thủy lợi Bảo Định - Gò Công - Tân Trụ

Các tỉnh liên có quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các địa phương liên quan trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

16

Cải tạo hệ thống kênh trục chính liên vùng, liên tỉnh khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu

An Giang, Trà Vinh, Bến Tre

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; An Giang, Trà Vinh, Bến Tre

x

x

x

17

Dự án hệ thống quản lý nước và mặn ở Sóc Trăng

Sóc Trăng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tỉnh Sóc Trăng

x

18

Dự án bảo vệ vùng nước ngọt Kiên Giang và Hậu Giang

Kiên Giang, Hậu Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang

x

x

x

19

Dự án Bảo vệ vùng nước ngọt khu vực Bắc Măng Thít, Vĩnh Long

Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

20

Dự án hệ thống quản lý nước và mặn ở Long An

Long An

UBND tỉnh Long An; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

21

Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng tứ giác Long Xuyên

An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ

x

x

x

22

Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng Đồng Tháp Mười

Long An, Đồng Tháp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Long An, Đồng Tháp

x

x

x

x

23

Đê biển Hòn Đất - Kiên Lương

Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh An Giang

x

x

x

24

Đê biển An Minh - An Biên

Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh An Giang

x

x

x

25

Đê sông nối vào hệ thống đê biển Hòn Đất - Kiên Lương

Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh An Giang

x

x

x

26

Đê sông nối vào hệ thống đê biển An Biên - An Minh

Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh An Giang

x

x

x

27

Đê cửa sông Cái Lớn - Cái Bè (2 nhánh)

Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh An Giang

x

x

x

28

Dự án xây dựng hệ thống công trình điều tiết, bổ sung nước phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng phía Nam QL1A (âu thuyền Vàm Lẻo, âu thuyền Hộ Phòng, hệ thống công trình khác)

Bạc Liêu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh Bạc Liêu

x

x

x

29

Dự án cải thiện hệ thống thủy lợi các tỉnh ven biển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu vay vốn ODA Nhật Bản (JICA5)

Bạc Liêu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh Bạc Liêu

x

x

x

30

Dự án đầu tư xây dựng các cống (Cái Tràm, cầu số 3, Chệt Niêu, Ấp Dồn, Nước Mặn, Cả Vĩnh)

Bạc Liêu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh Bạc Liêu

x

x

x

Đ

HẠ TẦNG NĂNG LƯỢNG

I

Nguồn cấp điện

I.1

Nhà máy nhiệt điện LNG

1

Nhà máy LNG Long An I công suất 1500 MW

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

2

Nhà máy LNG Long An II công suất 1500 MW

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

3

Nhà máy LNG Bạc Liêu công suất 3200 MW

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

I.2

Nhà máy nhiệt điện than (NĐ)

NĐ Sông Hậu II công suất 2120 MW

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

I.3

Nhà máy nhiệt điện khí trong nước

1

Nhiệt điện Ô Môn I* công suất 660 MW (sử dụng khí Lô B)

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

2

NMNĐ Ô Môn II công suất 1050 MW (sử dụng khí Lô B)

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

3

NMNĐ Ô Môn III công suất 1050 MW (sử dụng khí Lô B)

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

4

NMNĐ Ô Môn IV công suất 1050 MW (sử dụng khí Lô B)

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

II

Công trình xây dựng và cải tạo TBA 500 kV

1

Xây mới TBA Long An công suất 1800 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

2

Xây mới TBA Tiền Giang công suất 900 MVA

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

3

Xây mới TBA Thốt Nốt công suất 1800 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

4

Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực TBA Long Phú công suất 1500 MVA

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

5

Xây mới TBA Bạc Liêu* công suất 1800 MVA

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

6

Cải tạo, nâng công suất TBA Đức Hòa công suất 1800 MVA

TP. Hồ Chí Minh, Long An

Bộ Công Thương, TP. Hồ Chí Minh, Long An

x

x

x

7

Cải tạo, nâng công suất TBA Ô Môn công suất 1800 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

8

Cải tạo, giải tỏa nguồn điện khu vực TBA Duyên Hải công suất 900 MVA

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

III

Cải tạo và xây mới đường dây 500 kV

1

Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Củ Chi (Củ Chi- rẽ Chơn Thành - Đức Hòa)

TP. Hồ Chí Minh, Long An

Bộ Công Thương, TP. Hồ Chí Minh, Long An

x

x

x

2

Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tây Ninh 1 (Tây Ninh 1 - rẽ Chơn Thành - Đức Hòa)

TP. Hồ Chí Minh, Long An

Bộ Công Thương, TP. Hồ Chí Minh, Long An

x

x

x

3

Xây mới, đồng bộ NMNĐ Sông Hậu I; GĐ 1 đã hoàn thành năm 2020 (Sông Hậu - Đức Hòa giai đoạn 2)

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

4

Xây mới, chuyển đấu nối Mỹ Tho - Chơn Thành (Đức Hòa-Chơn Thành)

Bình Phước - Tiền Giang

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

5

Xây mới, đấu nối trạm 500 kV Đức Hòa chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của DZ 500 kV Phú Lâm - Cầu Bông (500 kV Đức Hòa - rẽ Phú Lâm - Cầu Bông (mạch 2))

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

6

Xây mới, đầu nối TBA 500 kV Long An (Long An - Rẽ Nhà Bè - Mỹ Tho)

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

7

Xây mới, tăng cường lưới truyền tải khu vực Tây Nam Bộ; giải tỏa công suất TTĐL Ô Môn (Ô Môn - Thốt Nốt)

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

8

Xây mới, đồng bộ TBKHH Bạc Liêu- Thốt Nốt

Bạc Liêu, Cần Thơ

Bộ Công Thương, Bạc Liêu, Cần Thơ

x

x

x

9

Xây mới, đấu nối TBA 500 kV Tiền Giang (Tiền Giang - rẽ Ô Môn - Mỹ Tho)

Tiền Giang, Cần Thơ

Bộ Công Thương, Tiền Giang, Cần Thơ

x

x

x

10

Xây mới, đồng bộ tổ máy số 2 của LNG Bạc Liêu; xem xét phương án cải tạo lắp thêm các máy cắt phân đoạn thanh cái tại sân phân phối 500 kV Đức Hòa và vận hành tách thanh cái theo hướng truyền tải trực tiếp công suất từ Thốt Nốt đi cầu Bông; hoặc xây dựng đường dây 500 kV Thốt Nốt - Đức Hòa chuyển đấu nối đi cầu Bông để hạn chế dòng ngắn mạch.

TP. Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Bạc Liêu

Bộ Công Thương, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Bạc Liêu

x

x

x

11

Nâng khả năng tải đường dây 500 kV Đức Hòa - Cầu Bông

Long An, Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Long An, Bạc Liêu

x

x

x

12

Xây mới, đấu nối TBA 500 kV đoạn Bạc Liêu - Thốt Nốt

Bạc Liêu, Cần Thơ

Bộ Công Thương, Bạc Liêu, Cần Thơ

x

x

x

13

Xây mới, đồng bộ NMNĐ Sông Hậu II đoạn NMNĐ Sông Hậu II - Sông Hậu

Hậu Giang

Bộ Công Thương, Hậu Giang

x

x

x

IV

Cải tạo và xây mới trạm biến áp 220 kV

1

Xây mới TBA Bến Lức công suất 500 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

2

Xây mới TBA Đức Hòa 2 công suất 500 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

3

Xây mới TBA Đức Hòa 500 kV nối cấp công suất 500 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

4

Xây mới TBA Đức Hòa 3 công suất 500 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

5

Xây mới TBA Tân Lập công suất 250 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

6

Xây mới TBA Lấp Vò công suất 250 MVA

Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Đồng Tháp

x

x

x

7

Xây mới TBA Hồng Ngự công suất 250 MVA

Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Đồng Tháp

x

x

x

8

Xây mới TBA Chợ Mới công suất 250 MVA

An Giang

Bộ Công Thương, An Giang

x

x

x

9

Xây mới TBA Châu Thành (An Giang) công suất 250 MVA

An Giang

Bộ Công Thương, An Giang

x

x

x

10

Xây mới TBA Tân Phước (Cái Bè) công suất 500 MVA

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

11

Xây mới TBA Gò Công công suất 500 MVA

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

12

Xây mới TBA Vĩnh Long 3 công suất 500 MVA

Vĩnh Long

Bộ Công Thương, Vĩnh Long

x

x

x

13

Xây mới, giải tỏa NLTT TBA Bình Đại (*) công suất 500 MVA

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

14

Xây mới, giải tỏa NLTT TBA Thạnh Phú (*) công suất 500 MVA

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

15

Xây mới TBA An Biên (Vĩnh Thuận) công suất 500 MVA

Kiên Giang

Bộ Công Thương, Kiên Giang

x

x

x

16

Xây mới TBA Phú Quốc công suất 500 MVA

Kiên Giang

Bộ Công Thương, Kiên Giang

x

x

x

17

Xây mới TBA Duyên Hải công suất 250 MVA

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

18

Xây mới TBA Trà Vinh 3 (*) công suất 450 MVA

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

19

Xây mới TBA Cà Mau 3 (*) công suất 450 MVA

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

20

Xây mới TBA Vĩnh Châu (*) công suất 500 MVA

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

21

Xây mới TBA Trần Đề (*) công suất 500 MVA

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

22

Xây mới TBA Bạc Liêu 3 (*) công suất 750 MVA

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

23

Xây mới TBA Bạc Liêu 4 (*) công suất 750 MVA

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

24

Xây mới TBA Năm Căn công suất 500 MVA

Cà Mau

Bộ Công Thương, Cà Mau

x

x

x

25

Cải tạo TBA Cần Đước công suất 500 MVA

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

26

Cải tạo TBA Sa Đéc công suất 500 MVA

Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Đồng Tháp

x

x

x

27

Cải tạo TBA Long Xuyên công suất 500 MVA

An Giang

Bộ Công Thương, An Giang

x

x

x

28

Cải tạo TBA Mỹ Tho công suất 500 MVA

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

29

Cải tạo TBA Cai Lậy công suất 500 MVA

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

30

Cải tạo TBA Mỏ Cày công suất 375 MVA

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

31

Cải tạo TBA Cần Thơ công suất 500 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

32

Cải tạo TBA Ô Môn công suất 500 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

33

Cải tạo TBA Thốt Nốt công suất 375 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

34

Cải tạo TBA Trà Nóc công suất 375 MVA

Cần Thơ

Bộ Công Thương, Cần Thơ

x

x

x

35

Cải tạo TBA Châu Thành (Hậu Giang) công suất 500 MVA

Hậu Giang

Bộ Công Thương, Hậu Giang

x

x

x

36

Cải tạo TBA Trà Vinh công suất 500 MVA

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

37

Cải tạo TBA Giá Rai công suất 250 MVA

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

38

Cải tạo TBA Bạc Liêu công suất 500 MVA

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

V

Cải tạo và xây mới đường dây 220 kV

1

Xây mới, Bến Lức - Rẽ Phú Lâm - Long An (rẽ mạch 2)

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

2

Cải tạo, nâng khả năng tải Long An - Bến Lức

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

3

Xây mới, Cần Đước - Gò Công

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

4

Đấu nối phía 220 kV trạm 500 kV Đức Hòa chuyển tiếp trên mạch còn lại của đường dây 220 kV Phú Lâm 500 kV - Long An

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

5

Xây mới Đức Hòa 2 - Rẽ 500 kV Đức Hòa - Đức Hòa 1

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

6

Đức Hòa 3 đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 220 kV Đức Hòa 500 kV - Rẽ Phú Lâm - Long An

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

7

Treo dây mạch 3,4 đường dây 220kV Đức Hòa 500 kV - Đức Hòa 1

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

8

Xây mới, 500 kV Long An - Rẽ Cần Đước - Phú Mỹ

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

9

Xây mới, 500 kV Thốt Nốt - Lấp Vò

Đồng Tháp, Cần Thơ

Bộ Công Thương, Đồng Tháp, Cần Thơ

x

x

x

10

Xây mới Châu Đốc - Hồng Ngự

An Giang, Đồng Tháp

Bộ Công Thương, An Giang, Đồng Tháp

x

x

x

11

Đấu nối trạm 220 kV Sa Đéc chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của đường dây 220 kV Ô Môn - Vĩnh Long (Sa Đéc - Rẽ Ô Môn - Vĩnh Long (mạch 2))

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

12

Xây mới đường dây, Châu Thành (An Giang) - Rẽ Long Xuyên - Châu Đốc

An Giang

Bộ Công Thương, An Giang

x

x

x

13

Xây mới đường dây, Chợ Mới - Châu Thành (An Giang)

An Giang

Bộ Công Thương, An Giang

x

x

x

14

Cải tạo đường dây 1 mạch thành 2 mạch, nâng cao khả năng tải (Châu Đốc - Kiên Bình 1 mạch thành 2 mạch)

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

15

Xây mới đường dây, Tân Phước (Cái Bè) - Rẽ 500 kV Mỹ Tho - Long An

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

16

Đấu nối trạm 220 kV Mỹ Tho chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của đường dây 220 kV Mỹ Tho 500 kV - cần Đước (Mỹ Tho - Rẽ Mỹ Tho 500 kV - Cần Đước (mạch 2))

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

17

Đấu nối trạm 220 kV Cần Đước chuyển tiếp thêm trên mạch còn lại của DZ 220 kV Phú Mỹ 500 kV - Mỹ Tho (Cần Đước - Rẽ Phú Mỹ 500 kV - Mỹ Tho (mạch 2))

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

18

Cải tạo, nâng khả năng tải (Mỹ Tho 500 kV Mỹ Tho - Cần Đước)

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

19

Xây mới, Vĩnh Long 3 - Rẽ Vĩnh Long 2 - Trà Vinh

Các tỉnh liên quan

Bộ Công Thương, các tỉnh liên quan

x

x

x

20

Xây mới tuyến (Bến Tre - Bình Đại (*))

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

21

Thạnh Phú - Rẽ đường dây Hải Phong - Mỏ Cày (*)

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

22

Cải tạo đường dây 1 mạch thành 2 mạch Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Kiên Giang

Bộ Công Thương, Kiên Giang

x

x

x

23

Xây mới đường dây An Biên (Vĩnh Thuận) - Rẽ NĐ Cà Mau - Rạch Giá

Kiên Giang, Cà Mau

Bộ Công Thương, Kiên Giang, Cà Mau

x

x

x

24

Xây mới đường dây 220 kV Duyên Hải - Rẽ 500 kV Duyên Hải - Mỏ Cày

Trà Vinh, Bến Tre

Bộ Công Thương, Trà Vinh, Bến Tre

x

x

x

25

Xây mới đường dây, đồng bộ với trạm 220 kV Trà Vinh 3 - 500 kV Duyên Hải (*)

Trà Vinh, Bến Tre

Bộ Công Thương, Trà Vinh, Bến Tre

x

x

x

26

Xây mới, đồng bộ với trạm 220 kV Cà Mau 3 - Rẽ Cà Mau - Năm Căn (*)

Cà Mau

Bộ Công Thương, Cà Mau

x

x

x

27

Xây mới đường dây Châu Thành (Hậu Giang) - Rẽ Ô Môn - Sóc Trăng

Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng

x

x

x

28

Xây mới đường dây Kiên Bình - Phú Quốc

Kiên Giang

Bộ Công Thương, Kiên Giang

x

x

x

29

Xây mới, đấu nối trạm 220 kV Vĩnh Châu, giải tỏa nguồn điện khu vực Vĩnh Châu - Rẽ Long Phú - Sóc Trăng (mạch 1)

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

30

Xây mới đường dây Cà Mau - Năm Căn

Cà Mau

Bộ Công Thương, Cà Mau

x

x

x

31

Xây mới, giải tỏa nguồn điện khu vực Bạc Liêu - Rẽ NĐ Cà Mau - Sóc Trăng (mạch 2)

Cà Mau, Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Cà Mau, Sóc Trăng

x

x

x

32

Xây mới đường dây Bạc Liêu GĐ3 - Bạc Liêu

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

33

Xây mới đường dây Hòa Bình - Rẽ Giá Rai - Bạc Liêu

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

34

Xây mới đường dây Hòa Bình đấu nối chuyển tiếp trên đường 220 kV đấu nối đường dây Hòa Bình 5

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

35

Xây mới đường dây Viên An - Năm Căn

Cà Mau

Bộ Công Thương, Cà Mau

x

x

x

36

Xây mới cụm đường dây Cà Mau 1 - Cà Mau

Cà Mau

Bộ Công Thương, Cà Mau

x

x

x

37

Xây mới, đường dây Long Mỹ 1 - Rẽ NĐ Cà Mau - Ô Môn

Hậu Giang, Cà Mau, Ô Môn

Bộ Công Thương, Hậu Giang, Cà Mau, Ô Môn

x

x

x

38

Xây mới đường dây số 19 Bến Tre - Bình Đại

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

39

Xây mới đường dây Hải Phong - Mỏ Cày

Bến Tre

Bộ Công Thương, Bến Tre

x

x

x

40

Xây mới đường dây Đông Hải 1 - ĐMT Trung Nam Trà Vinh

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

41

Xây mới đường dây Đông Thành 1 - 500 kV Duyên Hải

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

42

Xây mới đường dây Thăng Long - 220 kV Duyên Hải

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

43

Xây mới đường dây Sóc Trăng 4 - Vĩnh Châu

Trà Vinh

Bộ Công Thương, Trà Vinh

x

x

x

44

Xây mới đường dây Phú Cường 1A, 1B - Vĩnh châu

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

45

Xây mới đường dây Bình Chánh 1 - Đức Hòa

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

46

Xây mới đường dây Bình Chánh 2 - Rẽ Đức Hòa - Phú Lâm

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

47

Nâng khả năng tải Bến Lức - Phú Lâm

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

48

Xây mới đường dây Tân Lập - Rẽ 500 kV Đức Hòa - Long An

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

49

Xây mới đường dây Cần Giuộc - Rẽ 500 kV Long An - Nam Hiệp Phước

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

50

Xây mới, đồng bộ với LNG Long An I - 500 kV Long An

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

51

Xây mới, đồng bộ LNG Long An I - Bến Lức

Long An

Bộ Công Thương, Long An

x

x

x

52

Xây mới đường dây Lấp Vò - Hồng Ngự

Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Đồng Tháp

x

x

x

53

Xây mới đường dây nối 500 kV Tiền Giang - Rẽ Vĩnh Long - Sa Đéc

Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp

x

x

x

54

Xây mới đường dây nối 500 kV Tiền Giang - Rẽ Cai Lậy - Cao Lãnh

Tiền Giang, Đồng Tháp

Bộ Công Thương, Tiền Giang, Đồng Tháp

x

x

x

55

Cải tạo, nâng khả năng tải Trà Vinh - Vĩnh Long 2

Trà Vinh, Vĩnh Long

Bộ Công Thương, Trà Vinh, Vĩnh Long

x

x

x

56

Xây mới đường dây Bạc Liêu 3 - 500 kV Bạc Liêu (*)

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

57

Xây mới đường dây Bạc Liêu 4 - 500 kV Bạc Liêu (*)

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

58

Xây mới đường dây Trần Đề - 500 kV Long Phú

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

59

Xây mới đường dây Mỏ Cày - 500 kV Mỹ Tho (*)

Tiền Giang

Bộ Công Thương, Tiền Giang

x

x

x

60

Xây mới đường dây Vĩnh Châu - Rẽ Long Phú - Sóc Trăng (mạch 2)

Sóc Trăng

Bộ Công Thương, Sóc Trăng

x

x

x

61

Xây mới, đồng bộ trạm 500 kV Bạc Liêu - Rẽ Giá Rai - Hòa Bình

Bạc Liêu

Bộ Công Thương, Bạc Liêu

x

x

x

E

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1

Dự án Phát triển chợ nổi Cái Răng phục vụ du lịch

Khu vực chợ nổi và lân cận (Cần Thơ)

Thành phố Cần Thơ; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

2

Dự án Phát triển khu du lịch quốc gia Bến Ninh Kiều

Khu vực chợ nổi và lân cận (TP Cần Thơ)

Thành phố Cần Thơ; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

3

Dự án Phát triển khu du lịch quốc gia Long - Lân - Quy Phụng

Tiền Giang, Bến Tre

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre.

x

x

x

x

4

Dự án Phát triển du lịch đường thủy

Các tỉnh trong vùng, tập trung khu vực sông Tiền, sông Hậu

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, các tỉnh liên quan thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

5

Dự án Phát triển du lịch Hà Tiên - Kiên Lương

Hà Tiên - Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

6

Dự án Khu du lịch Quốc gia Tràm Chim - Láng Sen

Đồng Tháp - Long An

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh Đồng Tháp, Long An.

x

x

x

x

7

Dự án Phát triển du lịch Văn Giáo - Trà Sư

An Giang

Tỉnh An Giang; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

8

Dự án Phát triển du lịch Ao Bà Om

Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

9

Dự án Phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

Cà Mau

Tỉnh Cà Mau; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

10

Dự án Phát triển khu du lịch quốc gia Phú Quốc

Phú Quốc, Kiên Giang

Tỉnh Phú Quốc; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

11

Dự án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về du lịch

13 tỉnh thành trong vùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

12

Dự án Quảng bá, xúc tiến du lịch

13 tỉnh thành trong vùng

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

13

Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của thành phố Cần Thơ và Phú Quốc thành trung tâm du lịch quốc tế, cửa ngõ đón khách của vùng

Kiên Giang, Cần Thơ

UBND TP. Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang; các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng

x

x

x

x

14

Đầu tư phát triển hạ tầng khu du lịch Lung Ngọc Hoàng

Hậu Giang

Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; tỉnh Hậu Giang

x

x

15

Khu du lịch quốc gia núi Sam

An Giang

Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; tỉnh An Giang

x

x

x

x

G

HẠ TẦNG CẤP NƯỚC

1

Xây dựng hệ thống nhà máy nước Sông Tiền 1 (Tiền Giang)

Tiền Giang, Long An và Bến Tre

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre

x

x

x

x

x

2

Xây dựng nhà máy nước cấp nước thô hoặc nước sạch

Tiền Giang, Long An và Bến Tre

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre

x

x

x

x

3

Xây dựng hệ thống nhà máy nước sông Tiền 2 (Vĩnh Long, Đồng Tháp)

Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh và Bến Tre

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre

x

x

x

x

4

Xây dựng hệ thống cụm nhà máy nước sông Hậu 1 (Cần Thơ, Hậu Giang)

Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu; Hậu Giang; Sóc Trăng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng

x

x

x

x

5

Xây dựng hệ thống nhà máy nước sông Hậu 2 (An Giang)

An Giang, Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ

x

x

x

x

6

Xây dựng hệ thống Nhà máy nước sông Hậu 3 (An Giang)

An Giang, Kiên Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tỉnh An Giang, Kiên Giang

x

x

x

x

7

Thí điểm xây dựng hệ thống xử lý khử mặn phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và trung tâm đầu mối tại Trần Đề

Sóc Trăng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sóc Trăng

x

x

x

x

H

HẠ TẦNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1

Nâng cấp, mở rộng nhà máy xử lý chất thải nguy hại của vùng ở tỉnh Long An

Thủ Thừa, Long An

Bộ Xây dựng; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

2

Xây dựng khu liên hiệp xử lý chất thải rắn công nghiệp kết hợp xử lý chất thải độc hại tại Kiên Lương

Kiên Lương, Kiên Giang

Bộ Xây dựng; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

3

Xây dựng các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn theo quy mô từng đơn vị hành chính cấp tỉnh/liên tỉnh (Quy mô dự án được xác định trong quy hoạch tỉnh, hoặc trong quá trình xây dựng đề xuất chủ trương đầu tư)

Các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Xây dựng; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

x

4

Khu liên hiệp xử lý Chất thải rắn khu vực Đồng Tháp và An Giang

Đồng Tháp, An Giang

Bộ Xây dựng; tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp

x

x

x

I

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG XÃ HỘI

I

Xây dựng bệnh viện đa khoa trung ương

1

Xây dựng Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ

Cần Thơ

Bộ Y tế; Cần Thơ

x

x

x

2

Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực (Kiên Giang)

Kiên Giang

Bộ Y tế; Kiên Giang

x

x

x

3

Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực (Tiền Giang)

Tiền Giang

Bộ Y tế; Tiền Giang

x

x

x

4

Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực (Đồng Tháp)

Đồng Tháp

Bộ Y tế; Đồng Tháp

x

x

x

5

Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ

Cần Thơ

Bộ Y tế; Cần Thơ

x

x

x

6

Bệnh viện nhi đồng Cà Mau

Cà Mau

Bộ Y tế; Cà Mau

x

x

x

II

Xây dựng trung tâm văn hóa, thể dục và thể thao cấp vùng tại Cần Thơ

Cần Thơ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

III

Xây dựng bảo tàng Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

IV

Phát triển các vùng văn hóa bản địa đặc trưng (văn hóa Khơ Me Nam Bộ, Hoa, văn hóa miệt vườn...)

Các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

K

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

I

Dự án thành lập và vận hành các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh kết nối vườn quốc gia Mũi Cà Mau - sân chim Đầm Dơi - Thạnh Phú - khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ

1

Dự án mở rộng và kết nối sinh thái vùng U Minh, giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ trở thành vùng sinh thái đất rừng Phương Nam đặc thù

Cà Mau, Kiên Giang

Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang

x

x

x

2

Dự án mở rộng phạm vi khoanh vùng sinh thái bao gồm cả vùng 7 núi và vùng trũng Trà Sư

An Giang, Kiên Giang

Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tỉnh An Giang, Kiên Giang

x

x

x

3

Dự án kết nối vùng sinh thái ngập trũng Đồng Tháp Mười, nối từ Tràm Chim tới Láng Sen

Đồng Tháp

Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đồng Tháp

x

x

x

4

Dự án khôi phục hệ sinh thái cảnh quan ở các cửa sông, bao gồm các cồn và vùng rừng ngập mặn.

Các tỉnh ven biển

Bộ Tài nguyên và Môi trường; các tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long

x

x

x

II

Bảo vệ và phát triển hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, các khu bảo tồn cấp quốc gia, hệ sinh thái ở các cửa sông, đất rừng ngập mặn

1

Dự án phục hồi đất ngập nước Búng Bình Thiên (khoảng 500 ha)

An Giang

UBND tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

2

Dự án phục hồi dải rừng ngập mặn phía Đông bán đảo Cà Mau.

Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng

UBND tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

3

Dự án xây dựng khu sinh thái rừng ngập nước tràm (khoảng 1.900 ha), huyện Tri Tôn

An Giang

UBND tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

4

Dự án xây dựng khu sinh thái cụm đảo Thổ Chu - khu bảo tồn quốc gia trên biển (20.000 ha)

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

5

Dự án bảo vệ cảnh quan ven biển đảo An Hòa (10.000 ha)

Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

6

Dự án bảo vệ cảnh quan cửa sông Hàm Luông (10.000 ha)

Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

7

Dự án bảo vệ cảnh quan cửa sông Ba Lai (10.000 ha)

Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

8

Dự án rừng ngập nước khu bảo tồn quốc gia tràm Trà Sư (850 ha, huyện Tịnh Biên)

An Giang

Tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

9

Thành lập khu bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử rừng đặc dụng Núi Sam

An Giang

Tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

10

Thành lập khu bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử rừng đặc dụng Thoại Sơn

An Giang

Tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

11

Thành lập khu bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử rừng đặc dụng Trà Sư

An Giang

Tỉnh An Giang; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường

x

x

x

12

Dự án vườn quốc gia Phú Quốc

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

13

Dự án vườn quốc gia U Minh Thượng

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

14

Xây dựng vườn quốc gia Thất Sơn

An Giang

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; An Giang

x

x

x

15

Khu bảo vệ cảnh quan Hòn Chông

Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

x

16

Quản lý, bảo vệ và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

17

Bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

18

Bảo vệ và phát triển Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

x

x

L

KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN

Đầu tư xây dựng trạm khí tượng tự động, quan trắc các yếu tố khí tượng gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm, gió, áp suất, nắng; hệ thống radar thời tiết.

An Giang

Tỉnh An Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

x

x

Chú thích một số thuật ngữ viết tắt:

TBKHH - Tua bin khí hỗn hợp

ĐG - Điện gió

NĐ - Nhiệt điện

NLTT - Năng lượng tái tạo

ĐMT - Điện mặt trời

TBA - Trạm biến áp

2x55 - 2 là số mạch; 55 chiều dài (km)

* - Xây mới, đồng bộ theo quy mô và tiến độ nguồn điện khu vực

PHỤ LỤC II

KHUNG CHỈ SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Mục tiêu, định hướng đề ra trong quy hoạch

(Các chỉ số cụ thể)

Chỉ số ban đầu

Chỉ số giữa kỳ (2025)

Chỉ số cuối kỳ (2030)

Cơ quan chịu trách nhiệm

I. CÁC CHỈ SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1

Tiếp tục phát huy thế mạnh về kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và ứng dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao

1.1

Phát triển 08 trung tâm đầu mối (TTĐM) về nông nghiệp

- 01 TTĐM có chức năng tổng hợp cấp vùng ở Cần Thơ

- 07 TTĐM ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang và Bến Tre

Hoàn thiện hệ thống 08 TTĐM về nông nghiệp của vùng

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

1.2

Duy trì tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở mức cao khoảng 20 - 25%

32%

25%

20%

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.3

Tỷ trọng sản lượng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 80%

70%

Trên 80%

Bộ Khoa học và Công nghệ

2

Mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các Hiệp định thương mại tự do

2.1

Tỷ lệ cơ sở vùng trồng được cấp mã phục vụ xuất khẩu tăng thêm 60%

-

Tăng thêm 30%

Tăng thêm 60%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

2.2

Tỷ lệ cơ sở đóng gói đã được cấp mã phục vụ xuất khẩu tăng thêm 60%

-

Tăng thêm 30%

Tăng thêm 60%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

3

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3.1

Tỷ trọng các ngành thâm dụng lao động, chế biến thô, các ngành công nghệ thấp giảm xuống dưới 50%

-

Dưới 60%

Dưới 50%

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo

3.2

Tỷ trọng các ngành thâm dụng vốn, các ngành công nghệ trung bình và cao như hóa chất, dược, máy móc thiết bị, đồ điện, phương tiện vận tải chiếm trên 40% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến chế tạo

-

Trên 35%

Trên 40%

Bộ Khoa học và Công nghệ

3.3

Kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 6,5%/năm

-

7%

6,50%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3.4

Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GRDP khoảng 20%; công nghiệp - xây dựng khoảng 32%; dịch vụ khoảng 46%; thuế và trợ cấp khoảng 2%.

-

NN: 24%, CN: 30%, DV: 44, Thuế/trợ cấp: 2%

NN: 20%, CN: 32%, DV: 46, Thuế/trợ cấp: 2%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

II. CÁC CHỈ SỐ KẾT QUẢ VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI

1

Nâng cao mặt bằng học vấn và đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục

1.1

Đến năm 2030, tỷ lệ học sinh nam, nữ đi học đúng tuổi ở tiểu học đạt 99,5%.

Nam: 96,9%

Nam: 98%

Nam: 99,5%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

Nữ: 97,3%

Nữ: 98%

Nữ: 99,5%

1.2

Đến năm 2030, tỷ lệ học sinh nam, nữ đi học đúng tuổi ở trung học cơ sở đạt 95%.

Nam: 80,7%

Nam: 88%

Nam: 95%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

Nữ: 84,2%

Nữ: 90%

Nữ: 95%

1.3

Đến năm 2030, tỷ lệ học sinh nam, nữ đi học đúng tuổi ở THPT và tương đương đạt 75%.

Nam: 50,7%

Nam: 62%

Nam: 75%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

Nữ: 60,2%

Nữ: 68%

Nữ: 75%

2

Phát triển lực lượng lao động chất lượng cao và có kỹ năng phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó chú trọng các ngành trọng tâm của Vùng

2.1

Đến năm 2030, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%

26%, trong đó:

50%, trong đó:

65%, trong đó

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nam: 14%

Nam: 26%

Nam: 35%

Nữ: 12%

Nữ: 24%

Nữ: 30%

2.2

Đến 2030, tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp đạt 75-80%.

Nam: 57%

65 - 70%, trong đó:

76-80%, trong đó:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nữ: 61%

Nam: 68%

Nam: 75%

Nữ: 70%

Nữ: 76%

2.3

Đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị dưới 4%.

Nam: 1,98%

Nam: <2%

Nam: <2%

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Nữ: 4,03%

Nữ: <3%

Nữ: <3%

3

Xây dựng hệ thống y tế toàn vùng theo hướng phủ khắp, hiện đại, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân

Đến năm 2030, đạt 30 giường bệnh viện, 10 bác sĩ, 2,8 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân

-

-

-

Bộ Y tế

4

Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, bảo đảm cấp nước an toàn

4.1

Đến năm 2030, tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100%

-

85 - 90%

98 - 100%

Bộ Xây dựng

4.2

Đến 2030, 65% dân số nam, nữ nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày.

Nam: 51,10%

Nam: 62%

Nam: 80%

Bộ Xây dựng

Nữ: 53,50%

Nữ: 62%

Nữ: 80%

III. CÁC CHỈ SỐ VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

1

Phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế

1.1

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc

--

--

--

Bộ Giao thông vận tải

1.2

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 4.000 km đường quốc lộ

--

--

--

Bộ Giao thông vận tải

1.3

Đến năm 2030, đầu tư nâng cấp 04 cảng hàng không

--

--

--

UBND TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau

1.4

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 13 cảng biển

--

--

--

Bộ Giao thông vận tải

1.5

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa

--

--

--

Bộ Giao thông vận tải

2

Phát triển hệ thống nhà máy cấp nước, trạm bơm nước thô quy mô vùng liên tỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, kịch bản biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng 05 nhà máy nước và cụm nhà máy nước theo quy hoạch

--

--

--

Bộ Xây dựng

IV. CÁC CHỈ SỔ KẾT QUẢ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, HỆ SINH THÁI

1

Nâng cao chất lượng và tăng tỷ lệ che phủ rừng; bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng

1.1

Tăng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2030 đạt 7,5 %.

5%

6,50%

7,50%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

1.2

Thành lập và vận hành các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh theo quy hoạch

--

--

--

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

2

Giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp

2.1

Đến năm 2030, 100% chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ đô thị và công nghiệp được thu gom và xử lý

--

90%

100%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

2.2

Đến năm 2030, đầu tư xây dựng hoàn thiện 100% hạ tầng phục vụ thủy sản (theo mô hình cấp, thoát nước riêng biệt hoặc tuần hoàn nước)

--

40 - 50%

90 - 100%

UBND các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 816/QĐ-TTg ngày 07/07/2023 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.691

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.100.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!