ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 80/2003/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày 10
tháng 3 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP
HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21
tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số: 159/2002/QĐ-TTg ngày 15
tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thực hiện
Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Lào Cai tại trình số: 100/KHTV, ngày 28/02/2003 về việc đề nghị ban
hành bản Quy định đầu tư thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học
trên địa bàn tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này bản Quy định đầu tư thực hiện Chương trình kiên cố
hóa trường, lớp học giai đoạn 2003 - 2005 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
( Có văn bản kèm theo
)
Điều 2. Giao
cho Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì cùng các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính -
Vật giá, Kho bạc nhà nước và UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực
hiện.
Điều 3. Các
ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thị xã, thủ
trưởng các ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
(Được tuyên truyền
trên báo, đài)
|
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
CHỦ TỊCH
Bùi
Quang Vinh
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐẦU TƯ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 80/2003/QĐ-UB ngày 10/3/2003 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Phẩn I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng đầu tư
- Mục tiêu:
+ Xóa các nhà tạm, bao gồm: phòng học,
phòng làm việc (hiệu bộ), phòng chức năng, phòng ở giáo viên và học sinh nội
trú dân nuôi.
+ Sửa chữa các nhà đã xuống cấp.
+ Xây dựng thêm các phòng đáp ứng quy
mô phát triển.
+ Nhà làm mới phải gắn với quy hoạch
mạng lưới trường, lớp học, đảm bảo các tiêu chí của trường chuẩn. Các phòng
được làm theo mẫu thiết kế định hình đã được duyệt.
- Phạm vị áp dụng:
+ Quy định này áp dụng để thực hiện
Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học cho các trường, lớp học: Mầm non,Tiểu
học, THCS trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
+ Việc đầu tư xây dựng các trường
THPT, các trường Cao đẳng, THCN và Dạy nghề, các trường DTNT, Bồi dưỡng giáo
dục, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các chương trình dự án khác trên địa bàn
tỉnh không thuộc phạm vi áp dụng của quy định này.
Điều 2. Nguồn lực đầu tư:
- Nhà nước hỗ trợ đầu tư kinh phí xây
dựng, san gạt nền từng công trình.
- Nhân dân đóng góp công sức: Làm
đường vào trường, vận chuyển vật liệu đến các vị trí xây dựng trường, lớp học
mà xe cơ giới không tới được, giải phóng mặt bằng, san nền (đối với các phòng
học ở thôn bản), làm hàng rào, trồng cây xanh.
Điều 3. Quy
mô tiêu chuẩn kỹ thuật:
Quy mô xây dựng theo yêu cầu về số
lượng học sinh, lớp học đến năm 2005:
1. Các trường ở trung tâm của xã:
Xây nhà cấp III hai tầng, từ 6 đến 8
phòng học và một số nhà cấp IV, theo mẫu định hình.
2. Các điểm trường lẻ ở thôn, bản:
- Xây nhà cấp 4, theo mẫu định hình,
số phòng tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể của từng địa điểm (nhà có 2; 3 hoặc 4
phòng học).Có thể nung gạch tại chỗ, xây bằng đá hoặc đúc gạch bằng xi măng
trộn đã nghiền
- Các điểm trường ở thôn bản có địa
bàn phức tạp, không thể vận chuyển vật liệu xây dựng nhà cấp 4 được thì làm nhà
lớp học bằng gỗ theo mẫu định hình (khung gỗ, mái lợp tôn, bó hè, láng nền,
trần nhựa, vách bằng gỗ ván lịa). Số phòng tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể của
từng địa điểm (nhà có 2; 3 hoặc 4 phòng học).
- Các điểm trước khi đầu tư xây dựng
phải có quy hoạch xây dựng tổng thể được UBND huyện, thị xã phê duyệt.
Phần II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Mức
chi phí phần Nhà nước đầu tư:
1. Đối với các huyện, thị xã vùng
thấp: Thị xã Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn.
Mức chi phí khoán gọn cho 1 phòng học
(theo thiết kế định hình) nhà cấp in bình quân 70 triệu đồng; 1 phòng học nhà
cấp IV bình quân 45,0 triệu đồng; l phòng học nhà gỗ bình quân 30 triệu đồng.
2. Đối với các huyện vùng cao: Than
Uyên, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai.
Mức chi phí khoán gọn cho 1 phòng học
(theo thiết kế định hình) nhà cấp in bình quân 75 triệu đồng; 1 phòng học nhà
cấp IV bình quân 50,0 triệu đồng; 1 phòng học nhà gỗ bình quân 30 triệu đồng.
3. Các phòng đã có, cần nâng cấp đủ
theo quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật thì mức đầu tư khoán gọn bình quân bằng 40%
tổng mức đẩu tư xây dựng mới, trên cơ sở xác định đúng mức độ cần chi cho nâng
cấp
4. UBND huyện, thị xã căn cứ tổng mức
khoán (phần Nhà nước đầu tư) điều chỉnh cho phù hợp với thuận lợi, khó khăn cụ
thể số phòng học của từng nhà, địa hình, điều kiện vận chuyển vật liệu xây dựng
tại từng điểm, trong tổng mức khoán.
Ban chỉ đạo Chương trình kiên cố hóa
trường, lớp học bàn bạc với nhân dân, có thể trích một phần trong tổng mức
khoán để hỗ trợ san tạo mặt bằng; hỗ trợ cho các gia đình thuộc diện giải phóng
mặt bằng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điều 5. Lập
kế hoạch xây dựng chương trình kiên cố hóa trường, lớp:
- UBND xã, phường, thị trấn và Hiệu
trưởng các trường thống nhất đăng ký danh mục trường, lớp cần kiên cố trong
từng năm: 2003, 2004, 2005; lập biểu tổng hợp kế hoạch xây dựng và nhu cầu kinh
phí gửi Phòng Giáo dục - Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND huyện, thị xã.
- UBND các huyện, thị xã gửi Sở Giáo
dục - Đào tạo tổng hợp, trình UBND tỉnh phê chuẩn danh mục công trình, tổng mức
vốn Nhà nước đầu tư cho từng huyện, thị xã vào tháng 9 hàng năm. Riêng năm 2003
thực hiện ngay sau khi quy định này có hiệu lực thi hành.
- Căn cứ khối lượng thực hiện thực tế
của từng công trình, UBND huyện, thị xã điều chỉnh kinh phí đầu tư cho các công
trình trong tổng mức đã được giao.
- Thời gian thực hiện hoàn thành công
trình: Tính từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng.
+ Nhà lớp học xây 2 tầng: Không quá 1
năm.
+ Nhà lớp học xây cấp 4: Không quá 6
tháng.
+ Nhà lớp học bằng gỗ và nâng cấp:
Không quá 3 tháng.
Điều 6. Phân
cấp quản lý và thủ tục thanh toán
a. Chủ đầu tư:
UBND các huyện, thị xã làm chủ đầu tư
các công trình xây dựng nhà cấp III ( 2 tầng trở lên).
- UBND các xã, phường, thị trấn làm
chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà cấp IV hoặc nhà khung gỗ. Khuyến khích
các xã tự tổ chức xây dựng nhà cấp IV hoặc làm nhà gỗ theo mẫu thiết kế định
hình và mức khoán theo qui định
b. Ban giám sát: Xã, phường, thị
trấn có công trình xây dựng kiên cố hóa trường, lớp thành lập Ban giám sát (Bí
thư Đảng ủy làm Trưởng ban, đại diện các tổ chức đoàn thể và đại diện phụ huynh
học sinh là thành viên), có nhiệm vụ giám sát toàn bộ quá trình thi công xây lắp
công trình theo trình tự đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
c. Quy định đối với chủ đầu tư (bên A)
và đơn vị thi công (bên B):
+ Chủ đầu tư (bên A): Thành lập Ban
quản lý dự án (BQLDA) để tổ chức quản lý, điều hành thực hiện từng công trình:
* Nếu là cấp xã: Chủ tịch UBND xã làm
trưởng Ban quản lý dự án; Các thành viên gồm: Hiệu trưởng nhà trường, cán bộ kỹ
thuật có chuyên môn nghiệp vụ, kế toán, địa chính, cán bộ tăng cường Chương
trình 135 và trưởng thôn bản nơi địa điểm được đầu tư xây dựng.
* Nếu là cấp huyện, thị xã: Trưởng
phòng Giáo dục - Đào tạo huyện, thị xã làm trưởng Ban; Các thành viên gồm: Cán
bộ kỹ thuật có chuyên môn nghiệp vụ, kế toán, địa chính, chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn và cán bộ tăng cường Chương trình 135 nơi địa điểm được đầu tư
xây dựng.
+ Đơn vị thi công (bên B): Do chủ đầu
tư chỉ định thầu, có đủ năng lực và điều kiện thi công các công trình; đảm bảo
kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng công trình và thời gian thi công hoàn thành công
trình đưa vào sử dụng.
d. Thủ tục thanh toán: Căn cứ quyết định
UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thị xã phân bổ kinh phí cho từng công
trình được đầu tư gửi kho bạc huyện, thị xã thanh toán.
Điều 7. Quản
lý cấp phát vốn Nhà nước đầu tư:
a. Vốn Nhà nước đầu tư xây dựng Chương
trình kiên cố hóa trường, lớp học cấp phát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước các
huyện, thị xã.
b. Việc quản lý cấp phát vốn Nhà nước
đầu tư theo quy định như sau:
- Cấp phát theo danh mục công trình và
hạn mức vốn trong kế hoạch vốn được giao trong năm.
- Hồ sơ tạm ứng gồm:
+ Đơn xin tạm ứng của nhà thầu
+ Giấy đề nghị tạm ứng của chủ đầu tư.
(có mẫu quy định).
+ Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư
(bên A) với đơn vị thi công (bên B). (có mẫu quy định ).
+ Hồ sơ thiết kế mẫu định hình, cấp
xây dựng.
- Mức tạm ứng: Khi đơn vị thi công
(bên B) có đủ hồ sơ theo quy định như trên, đến Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã
giải quyết tạm ứng trước 30% kế hoạch vốn giao trong năm (theo chi tiết từng
danh mục công trình); được thanh toán tiếp 60% khi công trình hoàn thành,
nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng; 10% thanh toán khi có quyết toán công
trình và hoàn thành bảo hành công trình theo quy định.
Điều 8. Nghiệm
thu công trình hoàn thành:
- Thành phần nghiệm thu bàn giao công
trình hoàn thành đưa vào sử dụng: Là thành phần trong Ban quản lý dự án, đại
diện phòng Giáo dục - Đào tạo và Trưởng ban giám sát công trình.
- Hiệu trưởng nhà trường và chủ tịch
UBND xã nhận bàn giao có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo dưỡng định kỳ.
- Nội dung nghiệm thu: Căn cứ vào
thiết kế kỹ thuật - dự toán tiêu chuẩn mẫu định hình, các hồ sơ nêu trên, các
biên bản xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành tổng thể và chi tiết của
công trình làm cơ sở cho việc thanh toán và quyết toán.
Điều 9. Quyết
toán công trình:
- Việc nghiệm thu, thanh quyết toán
phải thực hiện riêng cho từng công trình.
- Sau khi công trình được đưa vào sử
dụng, chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán khối lượng và tổng kinh phí của từng
công trình; trong đó xác định rõ hai phần:
+ Phần khối lượng và kinh phí đầu tư
của ngân sách Nhà nước.
+ Phần nhân dân (các tổ chức khác)
đóng góp xây dựng.
- Phê duyệt quyết toán:
+ Các công trình có mức vốn từ 500
triệu đồng trở lên thì UBND huyện, thị xã tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.
+ Các công trình có mức vốn dưới 500
triệu thì Ban quản lý dự án huyện, thị xã (hoặc BQLDA xã, phường, thị trấn)
tổng hợp trình UBND huyện, thị xã phê duyệt.
Phẩn III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của các cấp các ngành:
1. Trách nhiệm chung:
- Kiên cố hóa trường, lớp học là trách
nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính
quyền, các đoàn thể cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Quá trình xây dựng Chương trình kiên
cố hóa trường, lớp học phải được bàn bạc dân chủ từ cơ sở. Từ khâu tổ chức thi
công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng, thực hiện tốt phương châm "Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
2. Trách nhiệm cụ thể:
a. Các trường học:
Hiệu trưởng các trường (Mầm non, Tiểu
học, THCS) tham mưu với UBND xã xây dựng chương trình kế hoạch kiên cố hóa
trường, lớp học trong địa bàn và quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng. Tiếp
nhận công trình đã được nghiệm thu và bảo quản sử dụng có hiệu quả. Chủ động tổ
chức giáo viên và học sinh tạo cảnh quan sư phạm, làm cho trường, lớp xanh,
sạch, đẹp.
b. UBND xã:
- Thành lập ban chỉ đạo Chương trình
kiên cố hóa trường, lớp học; Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các thành viên
gồm các hiệu trưởng, trưởng ban văn hóa, tài chính, cán bộ tăng cường Chương
trình 135, trưởng thôn bản. Trách nhiệm cụ thể của từng thành viên do Trưởng
ban phân công.
- Huy động nhân dân đóng góp công sức
lao động công ích và lao động huy động thêm để xây dựng trường, lớp.
- Tiếp nhận công trình đã được nghiệm
thu và đưa vào quản lý, sử dụng có hiệu quả.
c. UBND huyện, thị xã,:
- Chỉ đạo phòng Giáo dục - Đào tạo,
các phòng ban chức năng, các tổ chức đoàn thể, các xã, tổ chức thực hiên xây
dựng chương trình kiên cố hóa trường, lớp học từ khâu lập kế hoạch đến việc tổ
chức thực hiện.
- Huy động toàn dân tham gia thực hiện
Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng
kiên cố hóa trường, lớp học.
- Triển khai thực hiện phong trào thi
đua về xây dựng kiên cố hóa trường, lớp học do UBND tỉnh phát động.
d. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tham mưu cho UBND huyện, thị xã chỉ
đạo thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học ở địa phương.
- Nắm chắc tình hình thực hiện thi
công công trình, hướng dẫn các trường quản lý và sử dụng khi nhận bàn giao.
- Trách nhiệm của Ban quản lý dự án
kiên cố hóa trường lớp học: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát kỹ thuật, tiến độ và chất
lượng các công trình trên địa bàn huyện, thị xã theo đúng Quy định quản lý đầu
tư và xây dựng hiện hành.
Điều 11. Khen
thưởng, kỷ luật:
- Có hình thức ghi công đóng góp, xây
dựng kiên cố hóa trường, lớp tại công trình xây dựng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học
được UBND tỉnh tặng thưởng theo quy định.
- Người nào có hành vi vi phạm quy
định này làm ảnh hưởng đến phong trào, thất thoát vốn đầu tư thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các
địa phương, cơ quan, đơn vị phản ảnh về Thường trực Ban chỉ đạo tỉnh (Sở Giáo
dục và Đào tạo), tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.