UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7592/QĐ-UBND-NN
|
Nghệ An, ngày 31 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY
HOẠCH THUỶ LỢI VÙNG PHỦ QUỲ, TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng; Luật
số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số Điều các Luật liên quan đến đầu tư xây
dựng cơ bản;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước
ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số
2238/QĐ-BNN-KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
681/QĐ-BNN-TCTL ngày 07/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cả đến 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ Quyết định số
109/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Chương trình
công tác năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và PTNT tại Văn bản số 545/SNN-KH.TC ngày 26
tháng 12 năm 2014 về việc Báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch Thuỷ lợi vùng Phủ
Quỳ đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch Thuỷ lợi vùng Phủ Quỳ, tỉnh
Nghệ An đến năm 2030, do Đoàn Quy hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi Nghệ An lập,
với các nội dung sau:
1. Tên
quy hoạch: Quy hoạch Thuỷ lợi
vùng Phủ Quỳ, tỉnh Nghệ An đến năm 2030.
2. Chủ
đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT
Nghệ An.
3. Cơ
quan lập quy hoạch: Đoàn Quy
hoạch Nông nghiệp và Thuỷ lợi Nghệ An.
4. Phạm
vi quy hoạch: Vùng lập quy
hoạch có diện tích tự nhiên 2.424 km2, gồm 78 xã, phường và thị trấn thuộc 4
huyện, thị xã: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Thái Hòa.
5. Mục
tiêu quy hoạch.
5.1. Mục
tiêu tổng quát:
Đề ra giải
pháp phát triển thủy lợi và đề xuất tiến độ thực hiện đảm bảo cấp nước đáp ứng
các yêu cầu phát triển kinh tế của vùng đến năm 2030 dựa trên nguyên tắc bảo vệ
nguồn nước, phát triển bền vững chủ động ứng phó với điều kiện biến đổi khí
hậu. Trong đó, chú trọng việc cấp nước tưới cho rau màu, cây công nghiệp và cấp
nước phục vụ dân sinh.
5.2. Mục
tiêu cụ thể:
a) Giai
đoạn 2015-2020:
- Cấp nước
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 27.475 ha, trong đó: 12.465 ha đất lúa
nước; 8.105 ha rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày; 1.946 ha cây công nghiệp
dài ngày; 4.958 ha cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Tạo
nguồn, cấp nước nuôi trồng thuỷ sản: 2.000 ha;
- Về cấp
nước sinh hoạt: đảm bảo 100% dân số trong vùng được cấp nước sinh hoạt hợp vệ
sinh. Trong đó 52% dân cư được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia;
- Tạo nguồn
cấp nước chủ động cho các cụm công nghiệp tập trung trong vùng;
- Đề xuất
các giải pháp chống lũ, tiêu thoát nước cho vùng nghiên cứu.
b) Giai
đoạn 2020-2030:
- Cấp nước
ổn định và bền vững cho các diện tích đã được tưới;
- Cấp nước
tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng thêm cho 5.860 ha (so với giai đoạn
2015-2020), trong đó: 295 ha đất lúa nước; 345 ha rau màu và cây công nghiệp
ngắn ngày; 5.220 ha cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
- Tổng diện
tích được tưới đến 2030 là 33.335 ha.
6.
Phương án quy hoạch:
6.1. Quy
hoạch cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
6.1.1. Giai
đoạn 2015-2020:
a) Huyện
Quỳ Hợp:
- Xây dựng
mới 5 hồ chứa nước (hồ Khì Tèo, Bản Quảng, Bản Chiềng, bản Bàng, Bản Khúa);
Nâng cấp 7 hồ chứa (Bản Muỗng, Hốc Mợi, Huồi Xồm, Đồng Bai, Cây Dừa, Khe Mèn,
Đồng Chùa);
- Xây dựng
mới 4 đập dâng nước (đập Bản Cúng, Làng Sẹt, Bản Bồn, Làng Mới); Nâng cấp 10
đập dâng (Nậm Tôn, Bản Nhã, Xoóng Hó, Cà Vạt, Tờ Tá, Chăm Hiêng, Bản Rồng, Bản
Cô, Làng Mó, Làng Mó Mới);
- Xây dựng
mới trạm bơm Nậm Choọng 2 khai thác nguồn nước sông Dinh tưới cho 388 ha cây
nguyên liệu phục vụ chăn nuôi;
Sau quy
hoạch diện tích được tưới ổn định của huyện Quỳ Hợp là 3.503 ha (3.006 ha lúa;
109 ha rau màu; 388 ha cây nguyên liệu phục vụ chăn nuôi). Diện tích tưới tăng
thêm 772 ha (275 ha lúa; 109 ha rau màu; 388 ha cây nguyên liệu phục vụ chăn
nuôi).
b) Huyện
Nghĩa Đàn:
- Xây dựng
mới 6 hồ chứa nước (hồ Mỹ Lộc, Đồng Cơi, Khe Ngâm, Cây Lôi, Làng Mốc, Nghĩa
Thọ); Nâng cấp 17 hồ chứa nước (hồ 19/5, Diễn Bình, Khe Chảo, Đồng Tuần, Khe
Dứa, Lập Xuân, Hưng Nghĩa, Tân Sỏi, Tân Mít, Điểm Mới, Eo Sụ, Đồng Lẹp, Làng
Cam, Mó Dong, Cây Đa, Làng Nhâm, kênh Sông Sào); Sửa chữa 17 hồ chứa nước (hồ
Trúc Đồng, Hòn Mát, Đồng Diệc, Lò Than, Làng Sình, Cây Trôi, Đồng Bói, Khe Yêu
Mới, Mẻn, Tân Đồng, Gừa, Rộc Mây, Làng Mới, Trốc Mó, Đá Dựng, Đồng Hóp, Chăn
Nuôi);
- Xây dựng
mới 13 trạm bơm (TB Bến Hương, Bãi Rựa, Sông Sào, Đồng Giàn, Xóm 10 Nghĩa Mai,
Đồng Song, Đồng Cần, Nam Phong, Đồng Canh 2, Số 1 Nghĩa Lâm, Tây Hiếu 2, Tây
Hiếu 3, Nghĩa Thắng 2); Nâng cấp 2 trạm bơm (TB Gò Vịm, Trung Khánh);
Sau quy
hoạch diện tích được tưới ổn định của huyện Nghĩa Đàn là 12.743 ha (4.060 ha
lúa; 4.200 ha rau màu và CCN ngắn ngày; 1.212 ha CCN dài ngày; 3.271 ha cây
nguyên liệu phục vụ chăn nuôi). Diện tích tưới tăng thêm 6.785 ha (879 ha lúa;
2.635 ha rau màu và CCN ngắn ngày; 3.271 ha cây nguyên liệu phục vụ chăn nuôi).
c) Thị xã
Thái Hòa:
- Nâng cấp
7 hồ chứa nước (Khe Lau, 3/2, Tân Hòa, Đồng Trảy, Rú Gang, Đông Tiến, Thống
Nhất);
- Xây dựng
mới 7 trạm bơm (Trạm Cờ Đỏ, Vực Giồng 2, Đông Hà, Đông Du 2, Thống Nhất, Hòn
Sường, Phú Tân 2); Nâng cấp trạm bơm Vực Giồng; Sửa chữa trạm bơm Khe Ồ;
Sau quy
hoạch diện tích được tưới ổn định của Thị xã Thái Hòa là 3.488 ha (901 ha lúa;
554 ha rau màu và CCN ngắn ngày; 734 ha CCN dài ngày; 1.299 ha cây nguyên liệu
phục vụ chăn nuôi). Diện tích tưới tăng thêm 2.238 ha (56 ha lúa; 419 ha rau
màu và CCN ngắn ngày; 464 ha CCN dài ngày, 1.299 ha cây nguyên liệu phục vụ
chăn nuôi).
d) Huyện
Tân Kỳ:
- Xây dựng mới 3 hồ
chứa nước (hồ Bản Trù, Tân Sơn 1, Văn Sơn); Nâng cấp 19 hồ chứa nước (Hồ Bò Ma, Đồng
Ràn, Cây Đa, Khe Ngãi, Cây Quýt, Mai Chế, Kẻo, Tập Mã, Trung Lương, Xuân Dương,
Đồng Lội, Cừa, Nhơm, 271, 3-9, Cây Khế, Đá Lèn, Bục Bục, Kênh Khe Là);
Sửa chữa 2 hồ chứa (Hồ Đồng Kho, Đồng Vành);
- Xây dựng mới 7 trạm
bơm (TB Phà Sen, Hùng Cường, Bến Trường, Đá Bàn, Hòn Rô, Tân Hương, Lèn Vụt);
Nâng cấp 6 trạm bơm (TB Đồng Dong, Tân Mỹ, Làng Rào, Lèn Rỏi, Khe Mai, Đồng
Cốc);
Sau quy hoạch diện
tích được tưới ổn định của huyện Tân Kỳ là 7.741 ha (4.498 ha lúa; 3.242 ha rau
màu và CCN ngắn ngày). Diện tích tưới tăng thêm 4.118 ha (1.376 ha lúa; 2.743
ha rau màu và CCN ngắn ngày).
(Chi tiết phụ lục I)
6.1.2. Giai đoạn
2020-2030:
a) Huyện Quỳ Hợp:
- Nâng cấp Hồ Mó Nừng, tưới
tăng thêm 5 ha lúa;
- Kiên cố 11 công trình tạm
(Khe Nồn, Đập Quèn, Khe Quảng, Đồng Thắm, Bản Mọn, Đập Quắn, Na Ngọn, Bản Nạt,
Na Pháng, Na Vang, Bản Lè) tưới tăng thêm 43 ha lúa; Nâng cấp 6 đập dâng (Đồng
Cồng, Bản Kèn, Bản Cố, Cồn Ngọn, Đồng Mồng, Đập Vải) tưới tăng thêm 49 ha lúa;
- Xây dựng mới 5 trạm bơm (TB
Nậm Choọng 1, Minh Hồng, Minh Thành 1, Kênh Nam, Dốc Dài) để tưới cho 3.577 ha
cây nguyên liệu phục vụ chăn nuôi.
b) Huyện Nghĩa Đàn:
- Xây dựng mới 8 trạm bơm (TB
Bãi Kè, Khe Ang 1, 2, 3, Khe Dền, Nghĩa Liên, Gò Vịm 2, Vũng Xối) để tưới cho
744 ha cây nguyên liệu phục vụ chăn nuôi;
- Nâng cấp 60 hồ chứa nước để
tưới tăng thêm cho 491 ha (151 ha lúa, 340 ha rau màu); Sửa chữa 9 hồ chứa nước
để tưới ổn định cho 330 ha (183 ha lúa; 2 ha rau màu; 146 ha cây CN dài ngày).
c)
Thị xã Thái Hòa:
-
Nâng cấp 2 hồ chứa nước để tưới tăng thêm 6 ha lúa; Sửa chữa 11 hồ chứa nước để
tưới ổn định cho 141 ha (85 ha lúa; 6 ha rau màu; 50 ha cây CN dài ngày).
d) Huyện Tân Kỳ:
- Xây dựng mới trạm bơm chuyền Giai Xuân và 4 hệ
thống tưới lấy nước từ 4 trạm bơm (Phà Sen, Đồng Dong, Tân Mỹ, Vực Đạo), tưới
cho 902 ha cây nguyên liệu phục vụ chăn nuôi;
- Nâng cấp 10
hồ chứa (Hồ Đồng Mùa, Gộc Lim, Ráy, Hòa Bình, Hòa Phúc, Đồng
Hầm, Đồng Cốc, Mai Tân, Đồng Thượng, 3-2), diện tích tưới tăng 46 ha (41 ha
lúa; 5 ha rau màu); Sửa chữa 8 hồ chứa (Hồ
Giang, Thực Phẩm, Gia Trai, Tân Phong, Đùn, Thanh Chương 1, 2, Đồng Thung),
tưới ổn định cho 49 ha lúa.
(Chi tiết phụ lục II)
6.2. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt -
công nghiệp:
6.2.1. Quy hoạch cấp nước
sinh hoạt:
a) Giai đoạn 2015 - 2020:
- Xây dựng mới 24 công trình, nâng cấp 15 công
trình cấp nước tập trung, tổng công suất thiết kế 48.050 m3/ngày -
đêm cấp nước cho 259.015 người;
(Chi tiết phụ lục III)
b) Giai đoạn 2020 - 2030: Nâng cấp, sửa chữa 24 công trình cấp nước hiện tại để
cấp nước ổn định cho trên 10.000 người.
(Chi tiết phụ lục IV)
6.2.2. Phương án cấp
nước công nghiệp:
Xây dựng mới 17 công trình, nâng cấp 2 công
trình (khai thác nguồn nước ngầm và các khe suối) với tổng công suất 60.500 m3/ngày
- đêm để cấp nước cho 19 cụm công nghiệp trong vùng.
(Chi tiết phụ lục V)
6.3. Quy hoạch phòng lũ, tiêu
thoát nước:
6.3.1. Quy
hoạch phòng lũ:
Biện pháp chống lũ kết hợp biện
pháp công trình và phi công trình, trong đó biện pháp phi công trình đóng vai
trò quan trọng.
a) Giải pháp công trình:
- Hồ chứa nước: Xây dựng Hồ Bản
Mồng và 6 hồ thượng lưu để giảm lũ cho hạ du. Sau khi Hồ Bản Mồng và 6 hồ
thượng lưu hoàn thành đưa vào sử dụng, nghiên cứu lập quy trình vận hành điều
tiết hồ chứa tối ưu để đảm bảo an toàn hồ và giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa
lũ;
- Xây dựng các tuyến đường phục vụ
công tác cứu hộ, cứu nạn;
- Đảm bảo thông tin từ Ủy ban nhân
dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh đến Ủy ban nhân dân các huyện,
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện và các xã miền núi.
- Sử dụng kết hợp hạ tầng hiện có
của địa phương như trụ sở Ủy ban nhân dân, trạm y tế, nhà cộng đồng… để làm nhà
tránh thiên tai khi cần thiết.
b) Giải pháp phi công trình:
- Củng cố công tác chỉ huy phòng
chống lụt bão, kiện toàn bộ máy Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn ở các cấp;
- Nâng cao năng lực dự báo mưa,
lũ, sạt lở đất. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về lũ quét, sạt lở đất;
- Phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, nâng cao
độ che phủ rừng đạt 49%;
- Nâng cao
năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng. Đặc biệt là khả năng ứng cứu tại
chỗ cho các tổ chức, cá nhân, cộng đồng vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa;
- Tuyên
truyền, giáo dục cộng đồng, tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các
biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến các tầng lớp nhân dân.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động
phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn.
6.3.2. Quy
hoạch tiêu thoát nước: Đảm bảo thông thoáng các dòng chảy, kiểm tra, quản lý
chặt và xử lý nghiêm việc tự khai thác khoáng sản, khai thác rừng trái phép,
san lấp sông suối và đổ chất thải rắn... làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ.
7. Tổng hợp
kinh phí thực hiện quy hoạch:
Tổng kinh phí
dự kiến thực hiện quy hoạch: 8.739 tỷ đồng
- Kinh phí
thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020: 7.400 tỷ đồng
- Kinh phí
thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2030: 1.339 tỷ đồng
7.1. Giai đoạn 2015 - 2020:
TT
|
Nguồn vốn
|
Kinh phí (tỷ
đồng)
|
|
TỔNG
|
7.400
|
1
|
Công trình cấp nước phục vụ sản xuất
|
6.301
|
2
|
Công trình cấp nước sinh hoạt
|
978
|
3
|
Công trình cấp nước Công nghiệp
|
121
|
7.2. Giai đoạn
2020 - 2030:
TT
|
Nguồn vốn
|
Kinh phí (tỷ
đồng)
|
|
TỔNG
|
1.339
|
1
|
Công trình cấp nước phục vụ sản xuất
|
1.294
|
2
|
Công trình cấp nước sinh hoạt
|
46
|
8. Giải pháp thực hiện quy
hoạch.
8.1. Giải pháp kỹ thuật:
- Xúc tiến công tác lập kế
hoạch đầu tư, lập dự án đầu tư để có quyết định đầu tư chính xác, hiệu quả phù
hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến
bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong thiết kế, xây dựng để giảm chi phí
đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học về tưới để tiết kiệm nước tăng hiệu quả
đầu tư;
- Tăng cường công tác quản lý
quy hoạch với quản lý khai thác sử dụng tài nguyên nước;
- Phối hợp chặt chẽ giữa các
biện pháp Nông - Lâm - Thủy lợi để phát triển bền vững nguồn nước.
8.2. Giải pháp tổ chức quản
lý khai thác:
- Kiện toàn công tác quản lý
khai thác các công trình thủy lợi theo Đề án “Kiện toàn, củng cố hệ thống tổ
chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Nghệ An” đã được UBND tỉnh
Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 4603/QĐ-UBND-NN ngày 18 tháng 9 năm 2014;
- Rà soát và chuẩn hóa quy
trình vận hành của các công trình thủy lợi lớn, hồ bậc thang, liên hồ đi đôi
với việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người dân để họ vận hành và bảo vệ
các công trình thủy lợi do các xã và HTX quản lý.
8.3. Giải pháp phân bổ và huy
động vốn đầu tư:
- Vốn trung ương đầu tư các
công trình thủy lợi lớn;
- Vốn địa phương đầu tư các
công trình thủy lợi sửa chữa, nâng cấp;
- Vốn chương trình xây dựng
Nông thôn mới: kiên cố hóa kênh mương;
- Vốn thủy lợi phí đầu tư cho công tác duy tu, sửa chữa nhỏ các công
trình;
- Vốn của các doanh nghiệp
đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung quy mô lớn, cấp nước công
nghiệp và công trình tưới cây công nghiệp;
- Vốn chương trình 134,
135... của Chính phủ đầu tư cho các công trình vùng đặc biệt khó khăn;
- Vốn hỗ trợ, viện trợ của
các tổ chức phi Chính phủ;
- Lồng ghép các chương trình
mục tiêu Quốc gia, dự án khác.
9. Tiến độ thực hiện:
9.1. Giai đoạn 2015 - 2020: Tập trung đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa
chữa các công trình đã có dự án, các công trình ách yếu xuống cấp, có diện tích
tưới lớn, các công trình tưới cho cây nguyên liệu, các công trình cấp nước tập
trung.
9.2.
Giai đoạn 2020 - 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công
trình còn lại.
Điều
2. Tổ chức thực hiện:
Giao
Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế
hoạch và Đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, hướng dẫn UBND các
huyện tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An;
Chủ tịch UBND các huyện: Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Thị xã Thái Hòa; Giám
đốc các Công ty TNHH Thủy lợi: Quỳ Hợp, Phủ Quỳ, Tân Kỳ; Trưởng đoàn Đoàn Quy
hoạch Nông nghiệp và Thủy lợi tỉnh Nghệ An và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.