QUY ĐỊNH
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO VỆ AN
TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP TẠI TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56 /2005/QĐ –UBND ngày 09 tháng 11 năm 2005
của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quy định này xác định
trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và
các cá nhân có liên quan trong việc xử lý các công trình, nhà ở, cây cối vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại Tiền Giang và tổ chức xử
lý các vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tại Tiền Giang;
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng là
các tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở, cây cối hoặc xây dựng, cải tạo, sửa
chữa công trình, nhà ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có liên quan đến việc bảo
vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh.
Điều
2. Quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
Các quy định về xây
dựng công trình lưới điện cao áp và bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
được quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp.
TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP
Điều
3. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp tỉnh
Ban chỉ đạo xử lý vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh có trách nhiệm thực
hiện theo Quyết định số 4184/QĐ-UBND ngày 27/10/2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh Tiền Giang.
Điều
4. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Sở Công nghiệp
a) Theo dõi, tổng hợp,
báo cáo tình hình vi phạm, xử lý vi phạm, đề xuất biện pháp giải quyết các tồn
tại, vướng mắc về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trong tỉnh;
b) Tập huấn, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ cho Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện và tổ công tác cấp xã;
c) Giải quyết các
khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp theo thẩm quyền;
d) Lập dự toán, trình
duyệt kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp tỉnh và có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được
cấp theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh đúng quy định hiện hành.
e) Phối hợp với các
đơn vị vận hành lưới điện cao áp và Điện lực Tiền Giang thực hiện các công việc:
- Tuyên truyền, phổ
biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi
quản lý;
- Kiểm tra, rà soát
các đường dây dẫn điện và trạm biến áp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp
vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và thông báo đến cơ quan
có thẩm quyền để xử lý theo quy định;
- Có văn bản đồng ý
hoặc không đồng ý thỏa thuận về an toàn lưới điện cao áp đối với công trình xây
dựng trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu;
- Tham gia kiểm tra,
lập biên bản, đề nghị xử lý đối với vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới
điện cao áp tại các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
2. Sở Xây dựng
a) Kiểm tra, lập biên
bản xử lý các công trình xây dựng (trừ công trình điện) vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Hướng dẫn, kiểm tra
các cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng thực hiện đúng các quy định về bảo
vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
3. Công an tỉnh
Lực lượng Công an
phối hợp các ngành có liên quan trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm bảo vệ
an toàn công trình lưới điện cao áp đúng quy định pháp luật. Tham gia bảo vệ
thi hành quyết định cưỡng chế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội trong công tác
giải tỏa, di dời và trong quá trình cưỡng chế.
4. Sở Tài chính
a) Tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân tỉnh bố trí ngân sách đảm bảo cho hoạt động xử lý vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Chủ trì phối hợp
với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ đúng
theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp phải di dời nhà ở, công trình
để bảo vệ an toàn cho công trình lưới điện cao áp.
5. Các cơ quan có thẩm
quyền cấp phép xây dựng
Chỉ cấp phép xây dựng
cho công trình, nhà ở trên địa bàn có liên quan đến an toàn công trình lưới
điện cao áp khi có văn bản thỏa thuận của đơn vị vận hành lưới điện cao áp về
công trình, nhà ở không vi phạm. Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu
cầu bằng văn bản mà đơn vị vận hành lưới điện không có văn bản thỏa thuận thì
cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
6. Điện lực Tiền Giang
a) Cung cấp kịp thời
sơ đồ mặt bằng hiện trạng của lưới điện cao áp trên địa bàn theo yêu cầu của cơ
quan cấp giấy phép xây dựng;
b) Tuyên truyền, phổ
biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; phối hợp với
các sở, ban ngành tỉnh xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp thuộc phạm vi quản lý;
c) Hướng dẫn trình tự,
thủ tục trong trường hợp chủ công trình xây dựng có đầy đủ giấy tờ hợp lệ được
cơ quan có thẩm quyền cho phép tự chịu kinh phí để di dời công trình lưới điện
nhằm khắc phục tình trạng vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp. Việc di dời công trình lưới điện phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật an toàn điện, về quản lý đầu tư và xây dựng;
d) Tổng hợp tình hình
vi phạm, phân loại các trường hợp vi phạm, biện pháp giải quyết về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
e) Thực hiện ngừng
cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với
các công trình, nhà ở vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
trên địa bàn tỉnh.
Điều
5. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị
1. Uỷ ban nhân dân
huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công (gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm:
a) Quản lý trật tự xây
dựng, cấp phép xây dựng trên địa bàn theo Khoản 5 Điều 4 quy định này; ngăn
chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp;
b) Kiểm tra, phát
hiện, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý vi phạm về bảo vệ
an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn theo thẩm quyền.
2. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp cùng cấp, tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện
cao áp và chỉ đạo xử lý vi phạm trên địa bàn quản lý.
a) Thành phần Hội đồng
xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện gồm:
- Chủ tịch Hội đồng:
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Phó Chủ tịch Hội
đồng: Trưởng Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công nghiệp và Khoa học - Công nghệ;
- Uỷ viên Hội đồng:
Phòng Hạ tầng kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Công an, Chi nhánh điện, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã;
Tuỳ theo điều kiện
thực tế có thể bổ sung một số thành viên khác;
b) Hội đồng xử lý vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp cấp huyện hoạt động theo quy
chế do Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Điều
6. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm:
a) Quản lý về trật tự
xây dựng trên địa bàn; kiểm tra giấy phép xây dựng, ngăn chặn, xử lý các trường
hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
b) Kiểm tra, phát hiện
kịp thời, xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý các trường hợp vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo thẩm quyền.
2. Thành lập tổ công
tác cấp xã để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm về
bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn, mời cán bộ ngành điện
tham gia tổ công tác. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là tổ trưởng tổ công tác
đồng thời là thành viên Hội đồng xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình
lưới điện cao áp cấp huyện.
Chương
III
XỬ LÝ VI
PHẠM VỀ BẢO VỆ AN TOÀN CÔNG TRÌNH LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP
Điều
7. Nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân các cấp, Thanh tra điện lực, Thanh tra xây dựng, Chiến sĩ cảnh sát nhân dân
thực hiện xử lý vi phạm về về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp theo
nguyên tắc, hình thức và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định
tại Nghị định 74/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Điện lực.
Điều
8. Trình tự xử lý công trình, nhà ở, cây cối vi phạm về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp
1. Kiểm tra, phát
hiện, lập biên bản các hành vi vi phạm
a) Khi kiểm tra phát
hiện hoặc khi được tổ chức, cá nhân thông báo về hành vi vi phạm về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp trên địa bàn; tổ công tác của cấp xã, hoặc Hội
đồng xử lý cấp huyện tiến hành lập biên bản, đề xuất biện pháp xử lý và báo cáo
chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp chậm nhất 24 giờ sau khi lập biên bản;
b) Đơn vị vận hành
lưới điện cao áp phải thường xuyên kiểm tra các tuyến đường dây cao áp và trạm
biến áp trên địa bàn do mình quản lý để phát hiện kịp thời và lập biên bản các
trường hợp vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; thông báo và
đề xuất biện pháp xử lý bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, huyện; đồng
thời thông báo cho chủ sở hữu công trình, nhà ở, cây cối vi phạm biết;
c) Sở Công nghiệp có
trách nhiệm kiểm tra đôn đốc tổ công tác của cấp xã, Ban chỉ đạo cấp huyện
trong việc lập biên bản và xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện
cao áp; cùng với Điện lực Tiền Giang hướng dẫn cấp huyện, cấp xã hoàn thiện hồ
sơ và xử lý theo thẩm quyền.
Điều
9. Hồ sơ xử lý vi phạm
Hồ sơ xử lý hành vi vi
phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp bao gồm:
1. Biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực điện lực, biên bản tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để vi phạm;
2. Sơ đồ công trình vi
phạm thể hiện mức độ vi phạm của công trình;
3. Bản sao giấy tờ
chứng minh quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, hồ sơ thiết kế, giấy phép xây dựng
công trình, đơn thư khiếu nại, tố cáo;
4. Các giấy tờ
liên quan khác.
Điều
10. Cưỡng chế thi hành
Tổ chức, cá nhân bị xử
phạt vi phạm hành chính do vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao
áp mà không tự nguyện chấp hành thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định thủ tục
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
ban hành theo Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ.
Điều
11. Bồi thường, hỗ trợ khi di dời công trình, nhà ở để xây dựng lưới điện cao áp
Việc bồi thường, hỗ
trợ di dời công trình, nhà ở để phục vụ xây dựng lưới điện cao áp được thực
hiện theo Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp và Thông tư liên tịch số 106/2002/TTLT/BTC-BCN ngày
22/11/2002 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp về bồi thường, hỗ trợ để xây dựng
công trình lưới điện cao áp.
Điều
12. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo đối với các tổ chức, cá nhân trong việc xử lý vi phạm bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp thực hiện theo Luật Khiếu nại tố cáo.
KHEN THƯỞNG
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều
13. Khen thưởng
Các tổ chức, cá nhân
có thành tích trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp sẽ được xét
khen thưởng theo quy định hiện hành.
Điều
14. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân
thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên
địa bàn tỉnh hoặc làm trái với quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện
hành.
Chương
V
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
15. Sở Công nghiệp
- Phối hợp với Điện
lực tỉnh triển khai, hướng dẫn thực hiện quy định này;
- Tổng hợp, báo cáo 6
tháng, cả năm và đột xuất về tình hình vi phạm, xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn
lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh
báo cáo Bộ Công nghiệp theo quy định.
Điều
16. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện triển khai, thực hiện quy định này trên địa bàn quản lý;
chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
Điều
17. Uỷ ban nhân
dân cấp huyện và Điện lực tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, cả
năm và đột xuất cho Ban chỉ đạo tỉnh (thường trực Ban chỉ đạo đặt tại Sở Công
nghiệp).
Điều
18. Kinh phí hoạt động xử lý vi phạm
1. Đối với Ban chỉ đạo
xử lý vi phạm về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh do Sở Công
nghiệp lập dự toán, Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định.
2. Đối với cấp huyện
được trích từ ngân sách cấp huyện, do phòng chuyên môn lập dự toán, Phòng Tài
chính - Kế hoạch thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định.
3. Đối với cấp xã được
trích từ ngân sách xã, do Tổ trưởng công tác lập trình Uỷ ban nhân dân cấp xã
quyết định.
Điều
19. Bổ sung, sửa đổi
Trong quá trình thực
hiện quy định này, nếu Trung ương có quy định khác hoặc căn cứ điều kiện thực
tế phát sinh, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét bổ sung, sửa đổi quy định này cho
phù hợp./.