BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 549/QĐ-BNN-TCTL
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 03 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO KINH TẾ-KẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH “THÍ ĐIỂM ÁP
DỤNG CÔNG NGHỆ ĐẬP NGẦM NHẰM SỬA CHỮA, NÂNG CẤP MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
HOẠT TẠI 3 TỈNH HÒA BÌNH, LAI CHÂU VÀ TUYÊN QUANG" DO AUSAID TÀI TRỢ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số
199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Xây dựng; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu
tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12;
Căn cứ Luật đấu thầu số
61/2006/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa
chọn nhà thầu theo Luật xây dựng số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ
số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số
2520/QĐ-BNN-TCCB ngày 19 tháng 8 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Thủy công;
Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-BNN-HTQT
ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp nhận viện trợ của AusAid cho "Thí điểm áp
dụng công nghệ đập ngầm nhằm sửa chữa, nâng cấp một số công trình cấp nước sinh
hoạt tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu và Tuyên Quang";
Căn cứ nội dung của Thỏa thuận số
69334 ngày 06 tháng 01 năm 2014 giữa AusAid và Viện Thủy công về việc cấp kinh
phí cho Hoạt động Hỗ trợ kỹ thuật Thí điểm áp dụng công nghệ đập ngầm nhằm sửa
chữa, nâng cấp một số công trình cấp nước sinh hoạt tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai
Châu và Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Viện Thủy công tại
Tờ trình số 59/TTr-VTC ngày 26/02/2014 về việc đề nghị phê duyệt Báo cáo kinh tế
- kỹ thuật công trình "Thí điểm áp dụng công nghệ đập ngầm nhằm sửa chữa,
nâng cấp một số công trình cấp nước sinh hoạt tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu và
Tuyên Quang";
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thủy lợi tại Báo cáo số 42/TCTL-XDCB ngày
18/3/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công
trình "Thí điểm áp dụng công nghệ đập ngầm nhằm sửa chữa, nâng cấp một số
công trình cấp nước sinh hoạt tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu và Tuyên
Quang" do AusAID tài trợ; với nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên công trình: Thí điểm áp dụng công nghệ đập ngầm nhằm sửa chữa, nâng cấp một số
công trình cấp nước sinh hoạt tại 3 tỉnh Hòa Bình, Lai Châu và Tuyên Quang.
2. Chủ đầu tư: Viện Thủy công -Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
3. Tổ chức tư vấn lập báo
cáo kinh tế - kỹ thuật: Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
4. Chủ nhiệm lập Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật: Tiến sĩ Phùng Vĩnh An.
5. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
Ứng dụng giải pháp đập ngầm để sửa chữa,
nâng cấp 6 công trình cấp nước, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho 727 hộ dân; góp phần đảm bảo ổn định đời sống, an ninh xã hội cho nhân dân và chính
trị khu vực; công trình đảm bảo được tính bền vững, đáp ứng chất lượng nước
sinh hoạt, giá thành giảm so với công nghệ hiện có; xây dựng các công trình mẫu
có tính chất tiêu biểu, chuyển giao công nghệ, từ đó nhân rộng mô hình ra vùng
miền núi phía Bắc.
6. Nội dung và quy mô đầu
tư xây dựng
6.1 các chỉ tiêu và thông số thiết
kế công trình:
Tên
công trình
|
Tỉnh
Hòa Bình
|
Tỉnh
Lai Châu
|
Tỉnh
Tuyên Quang
|
Xóm
Hạ 1 - Hạ 2
|
Xóm
Cương
|
Bản
Nậm Phìn
|
Bản
Chiềng Lồng
|
Thôn
Niếng - thôn Toa
|
Thôn
Đèo Lang
|
Dân
số vùng dự án
|
Người
|
759
|
460
|
648
|
546
|
891
|
600
|
Tiêu
chuẩn cấp nước
|
Lít
/ ngày đêm
|
80
|
Cấp
công trình
|
|
IV
|
Đập
ngầm
|
chiều
cao
|
m
|
1,2
|
1,2
|
1
|
1
|
1,2
|
1
|
kết
cấu
|
|
đá
xây vữa M100
|
đá
xây vữa M100
|
đá
xây vữa M100
|
đá
xây vữa M100
|
đá
xây vữa M100
|
đá
xây vữa M100
|
Dung
tích bể tập trung nước
|
m3
|
20
m3
|
20
m3
|
2x30m3
|
|
20m3
|
50m3
|
Tổng chiều dài băng thu nước
|
m
|
150
|
82
|
100
|
60
|
93,5
|
157
|
6.2. Hình thức kết cấu các hạng mục.
6.2.1. Công trình
cấp nước sinh hoạt xóm Hạ 1 và xóm Hạ 2
- Xây mới đập ngầm có kích thước
B=0,5m, L=3m, kết cấu đá xây, cao trình đỉnh đập là +122; nối tiếp đập là bể
tiêu năng có kích thước B=3m, L=2m, H=0,3m, kết cấu đá xây
vữa M100 dày 40cm, cao trình đáy bể +121m.
- Trước đập ngầm bố trí bể lọc gồm 3
lớp vật liệu dày 1,2m (lớp đá ba tầng dày 30cm, đá 4x6 dày
20cm, cát lọc dày 70cm); hệ thống băng thu lọc nước gồm 300 băng thu gắn trên
15 ống PVC D90 dài 4,7m.
- Xây mới 1 bể tập trung nước dung
tích 20m3 và 4 bể chứa nước sinh hoạt dung tích 5m3.
- Hệ thống đường ống nước dài
2.705,6m gồm đoạn ống HDPE D63 dài 389,1m, D50 dài 861,6m, D32 dài 1.342,9m, đoạn
ống kẽm dài 112m.
6.2.2. Công trình
cấp nước sinh hoạt xóm Cương
- Nâng cao trình đỉnh đập tràn hiện
có lên cao trình +71,15m, kết cấu đá xây vữa mác M100, B = 5,6m, cao trình đỉnh tường bên +71,45m.
- Trước đập bố trí bể lọc gồm 3 lớp vật
liệu dày 1,2m (lớp đá ba tầng dày 30cm, đá 4x6 dày 20cm,
cát lọc dày 70cm) và hệ thống băng thu lọc nước gồm 164
băng thu gắn trên 3 ống PVC D90 đặt giữa lớp cát lọc.
6.2.3. Công trình
cấp nước sinh hoạt bản Nậm Phìn
- Xây dựng mới đập ngầm chắn ngang suối
nằm ở thượng lưu đập cũ, tại cọc H10, cao trình đỉnh đập+591,45m,
H=1m, L=1,77m, B=3m, kết cấu đá xây vữa
M100; bố trí đống đá tiêu năng nằm sau đập ở cao trình
+590,95m.
- Tại đầu mối cũ, bố trí 1 hào thu nước
gồm 3 dải thu nước dài 4m. Tại đập mới bố trí 1 hào thu nước trước đập gồm 3 dải
thu, mỗi dải dài 12m, các dải thu nước đặt trong lớp cát lọc dày 50cm, bên trên
là lớp cuội sỏi dày 50cm. Nước thu từ đập mới được dẫn theo đường ống về đập
cũ, cấp cho hệ thống nước sinh hoạt.
- Xây mới 2 bể chứa nước tập trung
dung tích 30 m3, kết cấu BTCT M200.
- Làm 2 tuyến đường ống HDPE D90= 150m, D50 = 830m.
6.2.4. Công trình
cấp nước sinh hoạt bản Chiềng Lồng
- Làm hệ thống hào thu nước trước thượng
lưu đập cũ, cơ cấu thu nước gồm 120 băng thu gắn trên 3 ống PVC D90 dài 10m, đặt
giữa lớp cát lọc dày 80cm, bên trên là lớp đá 4x6 và cuội sỏi lòng sông dày
40cm.
- Làm mới hệ thống đường ống cấp nước
từ đầu mối mới về bể lọc đã có sẵn bàng ống HDPE đường kính D90 dài 430m.
- Cải tạo hai tuyến đường ống cấp nước cũ đã bị hư hỏng với tổng chiều dài 1.700m (đoạn 1 đường ống HDPE đường
kính D32 dài 1.000m, đoạn 2 đường ống HDPE đường kính D25
dài 700m).
6.2.5. Công trình
cấp nước sinh hoạt thôn Niếng, thôn Toa
- Nâng cao trình đập tràn lên +157,0m, kết cấu đập bằng đá xây vữa M100, B = 6,76m, H
= 1m.
- Làm hệ thống hào thu nước, cơ cấu
thu nước gồm 187 băng thu gắn trên 2 ống PVC D90, đặt giữa lớp cát lọc dày 80cm, bên trên là lớp đá 4x6 và cuội sỏi lòng sông dày
40cm.
- Xây mới 01 bể chứa nước tập trung,
V=57m3, kích thước 6,8mx7,8mx1,7m kết cấu BTCT M200.
- Sửa chữa tại 3 vị trí bị hư hỏng
trên hệ thống đường ống cấp nước cũ bằng kẽm D50 từ đầu mối về bể trung tâm dài
120m.
6.2.6. Công trình
cấp nước sinh hoạt thôn Đèo Lang
- Xây dựng đập ngầm kết hợp với hệ thống
thu nước bằng băng thu nước. Đập ngầm cao 1,00m, cao trình
đỉnh đập +99,50m, kết cấu bằng đá xây vữa M100. Hệ thống
thu nước gồm 286 băng thu, gắn vào ống PVC, đặt giữa lớp cát dày 70cm, bên trên
là lớp đá lát dày 30cm.
- Sửa chữa bể chứa nước tập trung, kết
cấu BTCT M200, V= 50m3
- Làm mới tuyến đường ống cấp nước bằng
ống HDPE D75 từ khu vực đầu mối về bể chứa nước tập trung dài 805m.
7. Địa điểm xây dựng:
- Tỉnh Hòa Bình:
+ Xóm Hạ 1 và Hạ
2, xã Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy.
+ Xóm Cương, xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.
- Tỉnh Lai Châu:
+ Bản Nậm Phìn,
xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ.
+ Bản Chiềng Lồng, xã Nậm Cha, huyện
Sìn Hồ.
- Tỉnh Tuyên
Quang:
+Thôn Niếng và thôn Toa, xã Minh
Thanh, huyện Sơn Dương.
+ Thôn Đèo Lang, xã Kim Bình, huyện
Chiêm Hóa.
8. Diện tích sử dụng đất: Đất công trình sẵn có.
9. Phương án xây dựng: Xây dựng mới kết hợp sửa chữa, nâng cấp.
10. Loại, cấp công trình: Công trình cấp IV.
11. Thiết bị công nghệ: Áp dụng công nghệ đập ngầm để xây dựng các công
trình cấp nước sinh hoạt. Về cơ bản, giải pháp công nghệ đập
ngầm sử dụng kết cấu thu nước gồm các băng thu nước Waterbelt dài 52 cm gắn vào
ống PVC có xẻ rãnh đối xứng 2 bên thành 1 dải thu nước, khoảng cách giữa tâm 2
băng theo dọc trục ống là 50cm. Các dải thu được đặt trong lớp cát thô (d<0,5), bên trên là lớp đá 4x6, trên cùng là lớp đá 3 tầng lọc có tác dụng
giữ lớp cát lọc, khoảng cách giữa trục ống 2 dải thu nước là 150 cm. Các dải
thu được đấu nối với ống dẫn, nước thu được sẽ theo ống dẫn về các bể tập trung
rồi phân phối đi; Cuối băng thu nước được chắn bằng đập ngầm kết cấu bằng đá xây để ngăn dòng nước ngầm và giữ vật liệu lọc.
12. Phương án giải phóng mặt
bằng, tái định cư: Không cần giải phóng mặt bằng.
13. Tổng mức đầu tư: 5.819.968.000 đồng
(Năm
tỷ, tám trăm mười chín triệu, chín trăm sáu mươi tám nghìn đồng)
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng:
+ Chi phí điều tra, khảo sát, thiết
kế:
+ Chi phí quản lý dự án:
+ Chi phí khác:
+ Chi phí giám sát xây dựng:
+ Chi phí chuyển giao công nghệ:
+ Chi phí hội thảo:
+ Chi phí dự phòng:
|
4.349.097.000
đ
416.466.000
đ
92.418.000
đ
200.000.000
đ
89.287.000
đ
300.000.000
đ
350.000.000
đ
22.700.000
đ
|
(Chi
tiết xem phụ lục 1)
14. Nguồn vốn đầu tư: Do Cơ quan Phát triển quốc tế Úc (AusAid) tài trợ.
15. Hình thức quản lý dự
án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
16. Thời gian thực hiện: Năm 2014
17. Phê duyệt Kế hoạch đấu thầu tổng thể của công trình: (Chi
tiết xem phụ lục 2 kèm theo).
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
Lợi, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Hợp tác quốc tế, Giám đốc Trung tâm
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Viện trưởng Viện Thủy công
và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&ĐT;
- Bộ Tài chính (Vụ ĐT);
- Viện Thủy công;
- Cục XD, Các Vụ KH, TC;
- Lưu VT, TL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Văn Thắng
|