ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 509/QĐ-UBND
|
Nghệ An, ngày 07
tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN QUỲ HỢP THỜI KỲ 2021
-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật
Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày
07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định
số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 62/2022/QĐ-UBND ngày
21/12/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân công, phân cấp về quản lý quy
hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Văn bản số
502/SXD-QHKT ngày 05/02/2024 về việc thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng
huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳ Hợp, tỉnh
Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chính
như sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch
xây dựng vùng huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch:
UBND huyện Quỳ Hợp.
3. Phạm vi ranh giới, diện tích
và thời hạn lập quy hoạch:
3.1. Phạm vi ranh giới: Gồm toàn bộ diện tích
thuộc ranh giới hành chính huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Các phía tiếp giáp như
sau:
- Phía Bắc giáp: Huyện Quỳ Châu;
- Phía Nam giáp: Huyện Tân Kỳ và Anh Sơn;
- Phía Đông giáp: Huyện Nghĩa Đàn;
- Phía Tây giáp: Huyện Con Cuông.
3.2. Diện tích lập quy hoạch: 93.974,59 ha
(939,7459km2).
3.3. Thời hạn lập quy hoạch:
- Giai đoạn ngắn hạn: Đến năm 2030;
- Giai đoạn dài hạn: Đến năm 2050.
4. Quan điểm, mục tiêu, tính chất
chức năng và nhiệm vụ của đồ án:
4.1. Quan điểm:
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳ Hợp được lập nhằm
định hướng phát triển thống nhất về không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tỉnh; đảm bảo kết nối đồng bộ với các địa phương
lân cận như Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Anh Sơn, Con Cuông và Tân
Kỳ; phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn; tôn trọng tự nhiên, ứng
phó với các vấn đề về biến đổi khí hậu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
- Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quỳ Hợp nhằm tổ chức
không gian đô thị, nông thôn và các khu chức năng để góp phần phát huy sức mạnh
tổng hợp, tiềm năng và lợi thế của địa phương để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
nhanh và bền vững; văn hóa - xã hội phát triển lành mạnh; đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng an ninh vững chắc.
4.2. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 1059/QĐ-TTg ngày
14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa định hướng phát triển huyện Quỳ Hợp
tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết đại
hội Đảng bộ huyện Quỳ Hợp nhiệm kỳ 2020-2025.
- Phát huy vị thế và sức mạnh tổng hợp của huyện
trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với định hướng bền vững, khai thác có hiệu
quả mối quan hệ nội và ngoại vùng. Trong đó tập trung các thế mạnh về: công
nghiệp, chế biến khoáng sản; dịch vụ du lịch trải nghiệm văn hóa, cộng đồng,
sinh thái; nông lâm nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
- Tạo lập cơ sở pháp lý cho các công tác quy hoạch
xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn trong huyện, xây dựng các chương trình
kế hoạch và đề xuất các chính sách phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý
các nguồn lực. Đồng thời, bảo vệ môi trường thích ứng và chống chịu biến đổi
khí hậu. Giữ gìn di sản văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và phát triển bản
sắc văn hóa địa phương.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc hoàn thành mục tiêu
xây dựng huyện Quỳ Hợp đạt chuẩn nông thôn mới.
4.3. Nhiệm vụ:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên (vị trí địa
lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước,...); thực trạng kinh tế - xã hội; hiện trạng phân bố đô thị và
nông thôn; hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai; hiện trạng hạ tầng xã hội, hạ
tầng kỹ thuật vùng (gồm: đánh giá hiện trạng giao thông (đối nội, đối ngoại),
chuẩn bị kỹ thuật, hiện trạng thoát nước mưa, hiện trạng cấp nước, hiện trạng
thoát nước thải, quản lý CTR, hiện trạng cấp điện và thông tin liên lạc, hiện
trạng môi trường; hiện trạng tài nguyên và môi trường vùng); hiện trạng các
chương trình, dự án đầu tư phát triển đối với vùng lập quy hoạch; đánh giá công
tác quản lý thực hiện các quy hoạch, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đề xuất phát triển hệ thống đô thị, các khu dân
cư nông thôn tập trung và các khu chức năng trên cơ sở khai thác lợi thế riêng
của huyện Quỳ Hợp về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và dịch vụ
thúc đẩy phát triển đa dạng ngành kinh tế.
- Đề xuất cấu trúc không gian vùng huyện với các trục
liên kết hệ thống đô thị, trung tâm cụm xã, hệ thống điểm dân cư nông thôn, gắn
kết với các trung tâm kinh tế huyện và khu vực; phân bố không gian phát triển
nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, du lịch - dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội,
các công trình hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phát triển bền vững đô thị và nông
thôn; bổ sung và khớp nối các dự án đã và đang thực hiện trên phạm vi địa bàn.
- Đối với khu vực nông thôn: đảm bảo thực hiện những
quan điểm chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu các mô hình đặc trưng
cho khu vực nông thôn huyện Quỳ Hợp.
5. Tính chất, chức năng:
- Là vùng kinh tế tổng hợp của tỉnh, nằm trên trục
phát triển kinh tế trọng điểm Hoàng Mai - Nghĩa Đàn - Thái Hòa - Quỳ Hợp.
- Là trung tâm công nghiệp khai khoáng lớn của tỉnh,
cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến khoáng sản của tỉnh.
- Là khu vực kinh tế năng động, có tiềm năng phát
triển thương mại dịch vụ và nông lâm nghiệp thủy sản gắn với du lịch dịch vụ hồ
Bản Mồng.
6. Các chỉ tiêu chính dự kiến của
đồ án:
6.1. Quy mô dân số:
- Quy mô dân số hiện trạng: 138.413 người.
- Dự báo quy mô dân số:
+ Đến năm 2030: dự kiến khoảng 150.100 - 160.000
người;
+ Đến năm 2050: dự kiến khoảng: 190.000 - 200.000
người.
6.2. Tỷ lệ đô thị hóa:
- Hiện trạng: khoảng 14 -15%.
- Đến năm 2030: dự kiến khoảng 18 - 19%.
- Đến năm 2050: dự kiến khoảng 22 - 24%.
6.3. Quy mô đất đai xây dựng đô thị:
- Quy mô đất xây dựng đô thị hiện trạng: 1.203,6 ha
(đã được công nhận là đô thị gồm thị trấn Quỳ Hợp 730,3 ha và Đô thị Sông
Dinh 473,3 ha).
- Đến năm 2030: đất xây dựng đô thị dự kiến tăng
khoảng 1.500 - 1.600 ha.
6.4. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản áp dụng:
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật về hạ tầng xã hội,
hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực thị trấn Quỳ Hợp; khu vực đô thị Sông Dinh
và khu vực trung tâm cụm xã thuộc huyện Quỳ Hợp theo tiêu chí đô thị loại V; đối
với các khu dân cư nông thôn đáp ứng các tiêu chí về nông thôn mới do Chính phủ
ban hành.
- Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được lấy theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD; Nghị quyết số
1210/2016/NQ-UBTVQH về phân loại đô thị, các chỉ tiêu cơ bản chủ yếu như sau:
TT
|
Hạng mục chỉ
tiêu
|
Đơn vị
|
QH đến năm 2030
|
QH đến năm 2050
|
I
|
Chỉ tiêu về hạ tầng xã hội
|
1
|
- Diện tích sàn nhà ở bình quân (sàn/người)
|
m2
|
≥ 29
|
26,5
|
2
|
- Đất dân dụng
|
m2/người
|
78
|
61
|
II
|
Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật về đô thị
|
1
|
Giao thông
|
|
|
|
|
- Đất giao thông so với đất xây dựng
|
%
|
11 - 18
|
≥ 18
|
|
- Mật độ đường giao thông
|
Km/km2
|
6 - 10
|
≥ 10
|
|
- Diện tích đất giao thông tính trên dân số
|
m2/người
|
5 - 13
|
≥ 7
|
2
|
Cấp nước
|
|
|
|
|
- Cấp nước sinh hoạt (Qsh)
|
lít/ng/ngày
|
120 - 130
|
≥ 130
|
|
- Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch
|
% dân số
|
90 - 100
|
100
|
3
|
Cấp điện
|
|
|
|
|
- Cấp điện sinh hoạt
|
w/ng
|
250
|
≥ 350
|
|
- Điện công trình công cộng (tính bằng % phụ tải
điện sinh hoạt)
|
%
|
30
|
≥ 30
|
|
- Điện công nghiệp
|
Kw/ha
|
50 - 350
|
|
4
|
Thu gom nước thải và VSMT
|
|
|
|
|
- Tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt
|
%
|
90
|
≥ 90
|
|
- Tỷ lệ thu gom nước thải công nghiệp
|
%
|
100
|
100
|
|
- Tỷ lệ thu gom Chất thải rắn
|
%
|
≥ 97
|
100
|
|
- Lượng chất thải phát sinh
|
Kg/ng/ngày
|
1
|
≥ 1,3
|
III
|
Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật về nông thôn
|
1
|
Giao thông
|
|
|
|
|
- Đất giao thông so với đất xây dựng
|
%
|
11 - 16
|
≥ 16
|
|
- Mật độ đường giao thông
|
Km/km2
|
6 - 8
|
≥ 8
|
|
- Diện tích đất giao thông tính trên dân số
|
m2/người
|
5 - 7
|
≥ 7
|
2
|
Cấp nước
|
|
|
|
|
- Cấp nước sinh hoạt (Qsh)
|
lít/ng/ngày
|
100
|
≥ 100
|
|
- Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch
|
% dân số
|
90
|
100
|
3
|
Cấp điện
|
|
|
|
|
- Cấp điện sinh hoạt
|
w/ng
|
250
|
≥ 330
|
|
- Điện công trình công cộng (tính bằng % phụ tải
điện sinh hoạt)
|
%
|
30
|
≥ 30
|
|
- Điện công nghiệp
|
Kw/ha
|
50 - 350
|
|
4
|
Thu gom nước thải và VSMT
|
|
|
|
|
- Tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt
|
%
|
80
|
≥ 85
|
|
- Tỷ lệ thu gom nước thải công nghiệp
|
%
|
100
|
100
|
|
- Tỷ lệ thu gom Chất thải rắn
|
%
|
≥ 80
|
100
|
|
- Lượng chất thải phát sinh
|
Kg/ng/ngày
|
0,8
|
≥ 1
|
Quá trình lập quy hoạch sẽ xác định cụ thể các chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật dự kiến, đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành, có cân đối cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của
khu vực.
7. Các yêu cầu trong quá trình
lập đồ án quy hoạch:
7.1. Về tổ chức không gian vùng và các khu chức
năng chủ yếu:
- Đề xuất, lựa chọn mô hình phát triển không gian
vùng.
- Xác định các phân vùng để kiểm soát quản lý phát
triển.
- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát
triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn;
xác định quy mô, tính chất các khu chức năng.
- Xác định mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô
thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp,
phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy
mô dân số, đất xây dựng đô thị.
- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công
trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục,
thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp
vùng; khu du lịch, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và các di tích văn hóa - lịch
sử có giá trị.
- Phân bố và xác định quy mô các khu vực bảo tồn,
khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong vùng.
7.2. Về định hướng phát triển không gian vùng:
a) Phân vùng chức năng và tổ chức không gian
vùng: Việc phân vùng phát triển phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với điều kiện địa hình.
- Thuận lợi trong kết nối giao thông, hạ tầng kỹ
thuật.
- Phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực
và khu chức năng chính.
- Trong từng phân vùng phải lựa chọn các trọng tâm,
chức năng chính làm động lực phát triển cho vùng như: Đô thị, du lịch, dịch vụ,
nông nghiệp....
Tùy điều kiện thực tế để phân vùng phát triển hợp
lý. Số lượng các vùng phát triển sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch.
b) Định hướng phát triển hệ thống đô thị nông
thôn và các khu chức năng:
- Định hướng phát triển đô thị: ngoài thị trấn huyện
lỵ Quỳ Hợp hiện có, hình thành thêm thị trấn Sông Dinh (trên cơ sở đô thị Sông
Dinh) và định hướng trong mỗi phân vùng sẽ quy hoạch điểm dân cư tập trung làm
trung tâm phát triển cho vùng, nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng lợi thế của
khu vực; đồng thời rà soát quy hoạch trên địa bàn huyện, các điểm dân cư tập
trung có khả năng đô thị hóa, các đô thị mới có khả năng hình thành trên địa
bàn huyện.
- Phát triển nông thôn theo hướng bảo tồn truyền thống,
văn hóa, tạo mối liên kết hữu cơ với đô thị, phát triển nền nông nghiệp sản xuất
hàng hóa kết hợp thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái giúp phát triển nông
thôn mới; kết hợp với việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái bền
vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa thuần dân tộc Thổ, Thái; xây dựng hệ thống hạ tầng thúc đẩy
phát triển kinh tế nông thôn. Khuyến khích cải tạo, bảo tồn các không gian ở,
làng xóm truyền thống, tăng cường tiện ích công cộng, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn chung và đặc điểm của từng khu vực.
7.3. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Về giao thông:
+ Cập nhập, dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng
hóa, nghiên cứu các chiến lược vận tải của quy hoạch vùng tỉnh và khu vực để đề
xuất chiến lược phát triển mạng lưới giao thông vùng huyện Quỳ Hợp.
+ Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng giao thông
đáp ứng nhu cầu giao thông phù hợp với cấu trúc phát triển không gian vùng huyện
Quỳ Hợp, khai thác phù hợp các tác động trong tương lai của hệ thống quốc lộ
48, quốc lộ 48C, quốc lộ 48D, quốc lộ 48E, ĐT 531B, ĐT531C, ĐT532 và hệ thống
đường huyện, xã đảm bảo sự kết nối phù hợp với các khu vực trên địa bàn huyện.
+ Xây dựng các trục hành lang, trục liên kết nhằm
thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của vùng huyện. Nghiên cứu hệ thống giao
thông chính của các đô thị định hướng; xem xét yêu cầu bảo vệ và sử dụng các
tuyến đường đối ngoại đi qua huyện.
- Về chuẩn bị kỹ thuật:
+ Đề xuất các giải pháp khai thác quỹ đất xây dựng
trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên, đáp ứng được các
điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn, giữ được bản sắc địa hình mỗi vùng. Ưu
tiên các giải pháp khai thác quỹ đất xây dựng từ những quỹ đất còn hoang hóa, hạn
chế chuyển đổi, có các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp, đặc biệt các vùng, khu
vực đất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
+ Đề xuất các giải pháp phòng tránh các tai biến tự
nhiên, các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ, phát triển hệ thống thủy lợi đầu
mối, đê, đập, xây dựng hồ điều tiết lũ,... cung cấp nước cho sinh hoạt công
nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phân lũ, thoát lũ trong
vùng.
- Cấp nước:
+ Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm,
nghiên cứu quy mô và công suất các công trình đầu mối cấp nước. Tính toán bổ
sung nhu cầu cấp nước cho các khu vực dự kiến là đô thị và trung tâm cụm xã.
+ Xác định rõ nguồn cấp nước cho phát triển đô thị
và công nghiệp và các giải pháp bảo vệ nguồn nước và công trình đầu mối, hồ đập
thủy lợi, kiểm soát khai thác nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt sản xuất.
- Cấp điện và thông tin liên lạc:
+ Dự báo bổ sung nhu cầu phụ tải điện, bao gồm: Phụ
tải điện sinh hoạt, điện công trình công cộng, điện sản xuất,... lưới truyền tải
và phân phối điện theo nhu cầu phụ tải mới. Xác định nguồn điện cho sinh hoạt
và sản xuất.
+ Đề xuất khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới
và tái tạo, thân thiện môi trường như năng lượng mặt trời. Đề xuất cơ chế sử dụng,
thu mua các nguồn năng lượng sạch. Xác định hành lang bảo vệ các tuyến đường
truyền tải điện.
- Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa
trang:
+ Dự báo, điều chỉnh bổ sung, công suất, quy mô của
các trạm xử lý nước, trạm bơm cho các khu vực dự kiến phát triển đô thị theo
các giai đoạn quy hoạch.
+ Nghiên cứu bổ sung quy mô, công suất một số công
trình đầu mối, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang cấp vùng huyện, phù hợp với định
hướng quy hoạch cấp trên.
7.4. Đánh giá tác động môi trường chiến lược:
- Các nội dung yêu cầu nghiên cứu cần thực hiện
theo mục g, khoản 1 Điều 8 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
- Đánh giá các tác động tích cực, tiêu cực đến môi
trường do quy hoạch tạo ra. Đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường.
Xác định các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động và quản lý, giám sát môi
trường.
8. Hồ sơ sản phẩm: Nội
dung, hồ sơ đồ án thực hiện theo Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Quy định hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch
xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
Danh mục hồ sơ như sau:
8.1. Phần hồ sơ bản vẽ:
TT
|
Danh mục
|
Tỷ lệ
|
01
|
Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng : Vị trí, ranh
giới của vùng lập quy hoạch; các mối quan hệ về tự nhiên, kinh tế - xã hội và
môi trường trong quy hoạch tỉnh có ảnh hưởng tới vùng lập quy hoạch.
|
Thích hợp
|
02
|
Bản đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện
trạng phân bổ dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn.
|
1/25.000
|
03
|
Bản đồ phân vùng quản lý phát triển : Xác định
các phân vùng để quản lý.
|
1/25.000
|
04
|
Bản đồ định hướng phát triển không gian vùng: Xác
định không gian phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn; khu chức năng cấp quốc
gia, cấp tỉnh và cấp huyện theo quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch
có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; khu vực an ninh quốc phòng; khu vực phát
triển trung tâm: hành chính, thương mại - dịch vụ, văn hóa, thể dục thể thao,
nghiên cứu, đào tạo, y tế từ cấp huyện trở lên; vị trí trung tâm cụm xã,
trung tâm xã; khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh và cơ sở kinh tế - kỹ thuật khác theo các giai
đoạn quy hoạch.
|
1/25.000
|
05
|
Các bản đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật vùng: Xác
định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia,
cấp vùng, cấp tỉnh và cấp huyện theo từng chuyên ngành gồm chuẩn bị kỹ thuật,
giao thông (đến cấp đường liên xã), hệ thống điện, cấp nước, cung cấp năng lượng,
thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và hạ tầng
viễn thông thụ động.
|
1/25.000
|
8.2. Phần thuyết minh:
- Tờ trình xin phê duyệt quy hoạch, dự thảo quyết định
phê duyệt quy hoạch và văn bản pháp lý có liên quan.
- Thuyết minh tóm tắt, thuyết minh tổng hợp kèm
theo bản vẽ thu nhỏ trên khổ giấy A3.
- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.
- Thiết bị lưu trữ toàn bộ hồ sơ quy hoạch.
* Hồ sơ được thành lập gồm 07 bộ (trong đó có 1 bộ
màu).
9. Tổ chức thực hiện:
9.1. Thời gian lập đồ án quy hoạch: 12 tháng
kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.
9.2. Lấy ý kiến về quy hoạch: Chủ đầu tư chỉ
đạo đơn vị tư vấn phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến góp ý của các
cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư có liên quan trong khu vực quy hoạch theo
quy định hiện hành.
9.3. Thời gian thẩm định: Sở Xây dựng thẩm định
hồ sơ quy hoạch trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
theo quy định.
9.4. Công bố quy hoạch được duyệt: Đơn vị tổ
chức lập quy hoạch phối hợp với Sở Xây dựng và các ban ngành, địa phương liên
quan công bố quy hoạch sau khi đồ án quy hoạch được phê duyệt.
9.5. Phân công trách nhiệm:
- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Nghệ An;
- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Nghệ An;
- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND huyện Quỳ Hợp.
- Cơ quan lập quy hoạch: Lựa chọn theo đúng quy định
pháp luật.
Điều 2. Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp tổ chức triển khai thực hiện
lập quy hoạch theo đúng quy định tại Quyết định này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan, đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện,
tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả đồ án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký:
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng
các ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp; các tổ chức, cá nhân có liên
quan và Chủ đầu tư đồ án quy hoạch căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- PVP CN, NN UBND tỉnh;
- Các phòng CN, NN, KT VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN (Hùng).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Vinh
|