Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 490/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------

Số: 490/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 11/TTr-BXD ngày 06 tháng 3 năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu phát triển:

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng Thủ đô Hà Nội nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội có đủ chức năng và vị thế của một trung tâm đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; giải quyết những bất cập, mâu thuẫn đang tồn tại ảnh hưởng tới quá trình phát triển chung cho cả vùng Thủ đô Hà Nội. Phát triển hài hoà, nâng cao chất lượng hệ thống đô thị trong vùng nhằm giảm sự tập trung vào Thủ đô Hà Nội trên cơ sở xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng cấp vùng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững cho toàn vùng.

2. Tầm nhìn đến năm 2050:

Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững. Đồng thời là trung tâm chính trị, văn hoá - lịch sử, khoa học, giáo dục - đào tạo và du lịch lớn của cả nước.

3. Phạm vi lập quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2, bán kính ảnh hưởng từ 100 - 150 km. Phạm vi nghiên cứu bao gồm cả vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng trong tầm nhìn hướng tới năm 2050.

4. Dự báo dân số:

a) Dân số toàn vùng:

- Hiện trạng dân số toàn vùng năm 2006: 12,462 triệu người.

- Dự kiến đến năm 2010: 13,2 - 13,5 triệu người.

- Dự kiến đến năm 2020: 14,5 - 15,0 triệu người.

- Tầm nhìn đến năm 2050: 18 -18,2 triệu người.

b) Dân số đô thị:

- Dân số đô thị toàn vùng năm 2006: 3,26 triệu.

- Dự kiến đến năm 2010: 4,1 - 4,5 triệu người.

- Dự kiến đến năm 2020: 8,1 - 9,2 triệu người.

- Tầm nhìn đến năm 2050: 14,4 - 15,4 triệu người.

c) Tỷ lệ đô thị hóa:

- Năm 2006: 26,17% (toàn quốc 27,12%).

- Năm 2010 đạt 30 - 35%.

- Năm 2020 đạt khoảng 55 - 62,5%.

- Tầm nhìn đến 2050: 80 - 85%.

5. Quy hoạch sử dụng đất:

- Hiện trạng: diện tích đất tự nhiên toàn vùng Thủ đô là 1.343.600 ha (13.436 km2).

- Năm 2010: đất xây dựng đô thị khoảng 55.110 ha chiếm 4,12% diện tích tự nhiên, bình quân 135 m2/người, trong đó đất công nghiệp trên 6200 ha, đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 59.000 - 60.000 ha.

- Năm 2020: đất xây dựng đô thị khoảng 111.500 ha, bình quân 120 m2/người, trong đó đất xây dựng công nghiệp khoảng 15.000 - 24.000 ha. Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 45.000 - 50.000 ha.

- Tầm nhìn năm 2050: đất xây dựng đô thị khoảng 172.800 ha, bình quân 115 m2/người, trong đó đất xây dựng công nghiệp khoảng 32.000 - 34.000 ha. Đất xây dựng các điểm dân cư nông thôn khoảng 24.000 - 33.000 ha.

6. Định hướng phát triển không gian vùng:

a) Các định hướng chính phát triển vùng Thủ đô

- Vùng Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung: liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội (vùng đô thị hạt nhân trung tâm gắn với vùng phụ cận) và các tỉnh xung quanh (vùng phát triển đối trọng), trong đó các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng. Phương hướng phát triển của vùng là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các đô thị tỉnh lỵ nhằm phát huy vai trò, tiềm năng, thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, giảm sự tập trung quá tải vào thành phố Hà Nội.

- Đô thị hạt nhân: Thủ đô Hà Nội đóng vai trò chủ đạo của vùng, chủ yếu tập trung các trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá, thương mại, tài chính, dịch vụ, công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu và là một trung tâm du lịch của toàn vùng và quốc gia.

- Vùng phụ cận Hà Nội được xác định trong phạm vi xung quanh Hà Nội hiện hữu.

- Vùng đô thị hoá mạnh bao gồm không gian các đô thị công nghiệp - dịch vụ phát triển nối kết về phía Đông; không gian các đô thị du lịch - đào tạo - công nghệ cao phát triển nối kết về phía Tây của vùng, hình thành các trục không gian kinh tế - đô thị đối trọng Đông - Tây.

- Vùng động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ tập trung trên trục kinh tế giữa đô thị hạt nhân thành phố Hà Nội với thành phố Hải Phòng và thành phố Hạ Long, trong đó đô thị Hải Dương đóng vai trò đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng đồng bằng phía Nam - Đông Nam đồng bằng sông Hồng.

- Các đô thị trung tâm tỉnh phát triển quy mô và chất lượng đô thị với đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội - kỹ thuật gắn các vùng công nghiệp - dịch vụ xung quanh đô thị để tăng sức hút phát triển đô thị. Phát triển giao thông liên đô thị gắn kết với đô thị hạt nhân trung tâm và tạo khung phát triển chính cho vùng đối trọng. Lựa chọn các đô thị lớn cấp trung tâm vùng là thành phố Hải Dương, Hoà Bình, Vĩnh Yên, trong đó quan tâm thúc đẩy vai trò của thành phố Hải Dương tương lai là một đô thị lớn.

- Các đô thị trung bình và nhỏ phát triển gắn với các vùng nông nghiệp và là các trung tâm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo sức hút lao động tại chỗ.

- Bảo vệ những khu vực tự nhiên (không xây dựng và phát triển đô thị) bao gồm: các vùng thấp trũng lưu vực ven các dòng sông, các vùng xả lũ, những tuyến đê và các vùng giới hạn xây dựng, các vùng cảnh quan, di tích văn hoá lịch sử quốc gia trong vùng Hà Nội và các tiểu vùng nông nghiệp chính của các tỉnh.

- Nghiên cứu mở rộng ranh giới Thủ đô Hà Nội để tạo quỹ đất phát triển các công trình trọng điểm quốc gia, bao gồm: Trung tâm hành chính quốc gia phát triển các đô thị mới, các trung tâm dịch vụ du lịch, nghiên cứu đào tạo và các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, nhằm giải toả các khu công nghiệp, các công trình gây ô nhiễm ra khỏi Hà Nội.

b) Tổ chức phát triển không gian vùng Thủ đô Hà Nội:

Không gian vùng Thủ đô được phân thành 2 phân vùng chính:

Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận.

Vùng phát triển đối trọng.

- Vùng đô thị hạt nhân và phụ cận: vùng đô thị hạt nhân là Thủ đô Hà Nội mở rộng lựa chọn các loại hình phát triển kinh tế, kiểm soát gia tăng dân số và đất đai, hướng tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia, các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao, trung tâm văn hoá lớn. Giai đoạn tới thúc đẩy các vùng có tiềm năng phát triển mở rộng thủ đô, thông qua việc phát triển một số trung tâm về đô thị, du lịch, nghiên cứu đào tạo và các hoạt động lĩnh vực công nghệ cao, hạn chế công nghiệp tập trung lớn và kiểm soát bảo vệ môi trường.

Vùng phụ cận trong phạm vi 25 - 30 km có chức năng hỗ trợ phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, là các vùng giao thoa, lan toả sự phát triển giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vai trò của các khu vực này là tạo các vành đai xanh cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô, đồng thời phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch văn hoá, sinh thái v.v...

- Vùng phát triển đối trọng trong phạm vi 30 - 60 km, hình thành theo 3 phân vùng lớn với các trung tâm tỉnh lỵ là các hạt nhân phát triển.

+ Vùng đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội: là Hoà Bình có địa hình bán sơn địa, cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng có nhiều tiềm năng để phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, làng văn hoá v.v... Đồng thời có thể bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

+ Vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam: bao gồm các tỉnh đồng bằng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng sông Hồng với vùng duyên hải Bắc Bộ như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nam. Vùng này nằm trên các trục kinh tế nối Thủ đô Hà Nội với các cảng biển Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

+ Vùng đối trọng phía Bắc - Đông Bắc: gồm các khu vực phía Bắc sông Hồng và dọc theo hành lang trục đường 18, chủ yếu là vùng bán sơn địa thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây có tiềm năng về quỹ đất gò đồi để hình thành các khu vực công nghiệp - dịch vụ đô thị.

c) Phát triển hệ thống dân cư, đô thị và các dịch vụ hạ tầng xã hội:

Đảm bảo phát triển theo hướng bền vững với nguyên tắc tầng bậc, tập trung tại các trung tâm đô thị và xung quanh, tiết kiệm đất đai và đầu tư các dịch vụ hạ tầng, nâng cao chất lượng và sức thu hút về dịch vụ hạ tầng, nhà ở và việc làm cho các đô thị trong vùng.

- Hệ thống đô thị được phân như sau:

+ Thủ đô Hà Nội: hướng phát triển không gian theo ba khu vực:

· Khu vực đô thị phía Nam sông Hồng, theo hướng chỉnh trang và mở rộng đô thị về hướng Tây - Tây Nam;

· Khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng hình thành mới trung tâm thương mại - đô thị gắn với đầu mối giao thông quốc gia tổng hợp và tham gia vào hành lang kinh tế Côn Minh - Hạ Long;

· Khu vực đô thị phía Đông sông Hồng - Nam sông Đuống đáp ứng dịch vụ nhà ở gắn khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Hạn chế phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư các khu công nghiệp kỹ thuật cao gắn với sự hình thành các đô thị dịch vụ, tạo các trung tâm kinh tế công nghiệp trên các trục chính của vùng.

+ Các thành phố cấp vùng, phân vùng: gồm các thành phố Hải Dương, Vĩnh Yên, Hoà Bình, trong đó thành phố Hải Dương là đô thị cấp vùng, các đô thị trung tâm tỉnh là Bắc Ninh, Hưng Yên và Phủ Lý. Phát triển đô thị trung tâm tỉnh và các đô thị trên địa bàn theo hướng đầu tư tập trung, nâng cao chất lượng kiến trúc và điều kiện dịch vụ đô thị, hạ tầng... để có cơ hội thu hút đầu tư phát triển về dân cư, lao động và các công trình trung tâm lớn trong vùng.

+ Các đô thị chuyên ngành chủ yếu là các đô thị mới gắn với các trung tâm đào tạo, công nghệ cao (Hoà Lạc), công nghiệp (như Phố Nối, Đồng Văn...), du lịch (như Sơn Tây, Sao Đỏ - Chí Linh, Tam Đảo, Lương Sơn, Quan Sơn...), dịch vụ thương mại, phát triển nhà ở (như An Khánh, Mê Linh, Văn Giang, Từ Sơn...).

+ Các đô thị, thị trấn cấp huyện là trung tâm công nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ dân cư nông nghiệp - nông thôn. Các vùng dân cư nông thôn trong xu hướng đô thị hoá tăng dần hoạt động phi nông nghiệp, phát triển nghề thủ công, dịch vụ và thương mại, công nghiệp vừa và nhỏ nông thôn, nâng cao chất lượng dịch vụ công cộng và cải thiện hệ thống hạ tầng nông thôn. Các đô thị trung tâm huyện là các đô thị dịch vụ cho vùng nông nghiệp - nông thôn. Các khu cụm công nghiệp nhỏ nên gần với trung tâm huyện hoặc trung tâm cụm xã.

d) Tổ chức không gian công nghiệp vùng Thủ đô Hà Nội:

Hình thành các khu vực công nghiệp chính trong vùng theo các xu hướng bố trí không gian phát triển toàn vùng, bao gồm:

- Vùng đô thị hạt nhân trung tâm:

+ Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, công nghệ cao, mới, không ô nhiễm, ít chiếm đất, sử dụng lao động có lựa chọn, gắn với khu vực nghiên cứu.

+ Khu công nghệ cao Hà Nội xây dựng tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long.

+ Các khu công nghiệp khác cần rà soát l��i loại hình và phát triển trong khu vực phụ cận trung tâm.

- Các vùng đối trọng:

+ Vùng công nghiệp đường 18: phát triển công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản, cơ khí hoá chất... trong đó có sự phát triển gắn với địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hạ Long nối ra khu vực cảng biển. Công nghiệp nặng của vùng chuyển dịch lên khu vực phía Bắc, Đông Bắc, sử dụng quỹ đất gò đồi phía Bắc đường 18 và một số khu vực ngoài vùng tại Thái Nguyên, Quảng Ninh (Đông Triều - Mạo Khê) và Bắc Giang.

+ Vùng công nghiệp Bắc sông Hồng: gồm khu vực Sóc Sơn - Nội Bài, Mê Linh - Phúc Yên - Vĩnh Yên với hướng phát triển các công nghiệp lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử, hạn chế các công nghiệp chế biến, ô nhiễm cao.

+ Vùng Phả Lại: công nghiệp nhiệt điện.

+ Vùng công nghiệp gắn với 2 đô thị lớn phụ cận là thành phố Việt Trì và thành phố Thái Nguyên, trong đó Thái Nguyên và phụ cận phía Nam (sông Công, Phổ Yên) phát triển công nghiệp thép, công nghiệp vật liệu xây dựng.

+ Phát triển vùng công nghiệp gắn tuyến trục đô thị hoá mạnh của vùng về phía Đông hướng cảng Hải Phòng với các ngành công nghiệp chế tác, chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu cao cấp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Xây dựng khu vực công nghệ cao phía Tây (kết hợp Khu công nghiệp Phú Cát) tại khu vực Hoà Lạc.

+ Công nghiệp thủy điện tại Hoà Bình.

+ Phát triển các vùng làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Tây.

+ Phát triển các cụm công nghiệp quy mô nhỏ gắn đô thị như Xuân Mai, Lương Sơn, Hoà Bình trên quốc lộ 6.

+ Phía Nam hình thành khu vực công nghiệp đa ngành gắn với 2 đô thị phía Nam của vùng là Hưng Yên và Phủ Lý, trong đó gồm 2 cụm là:

· Cụm công nghiệp khai thác đá, xi măng, vật liệu xây dựng Bút Sơn - Kim Bảng - Kiện Khê.

· Cụm công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng tại trục Đồng Văn - Hoà Mạc - Châu Sơn.

- Vùng trọng điểm công nghiệp:

Vùng trọng điểm công nghiệp của vùng Thủ đô Hà Nội chủ yếu tập trung vào khu vực phía Đông (từ vùng đô thị trung tâm nối ra Hải Phòng và Quảng Ninh), tạo một hành lang kinh tế chủ đạo của toàn vùng với sự nối kết các tuyến đường cao tốc Đông - Tây, hành lang đô thị hoá mạnh với các đô thị trung tâm phát triển lớn và các cụm đô thị - công nghiệp - dịch vụ xen kẽ trên toàn dải trục, hình thành một vùng phát triển đối trọng với đô thị trung tâm.

Đối với Thủ đô Hà Nội: di chuyển kết hợp cải tạo, nâng cấp cơ sở các ngành sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành (khi chuyển ra ngoại thành có biện pháp đồng bộ bảo vệ môi trường) gắn với việc hình thành các khu đô thị vệ tinh, khu đô thị mới như các khu Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Bồ Đề (Gia Lâm), Yên Viên.

Đối với phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao: đẩy nhanh việc xây dựng theo quy hoạch và đưa vào hoạt động khu công nghệ cao Hoà Lạc. Trước mắt, tập trung tạo mặt bằng thuận lợi và có chính sách thông thoáng hơn nữa, thu hút đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Rà soát lại quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của toàn vùng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững, cân đối. Quy hoạch xây dựng đồng bộ khu dân cư và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu công nghiệp.

đ) Tổ chức không gian du lịch vùng:

- Tiềm năng du lịch của vùng:

+ Tổ chức không gian du lịch vùng Hà Nội nằm trong quy hoạch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ, bao gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phụ cận thuộc vùng Hà Nội và vùng bao quanh là Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá. Đây là một khu vực rộng lớn với các miền địa hình khác nhau, là vùng có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng nhất trong vùng Bắc Bộ và quan trọng nhất trong 5 trung tâm du lịch quan trọng được ưu tiên đầu tư phát triển.

+ Không gian hoạt động của vùng du lịch là một bộ phận của định hướng không gian phát triển của vùng Hà Nội, tạo ra sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng cho từng khu vực trong vùng, là động lực cho một số đô thị dịch vụ du lịch hình thành và phát triển gắn các vùng sinh thái lớn.

+ Du lịch sinh thái vùng bán sơn địa và các vùng du lịch di tích gắn các làng xã nông nghiệp vùng châu thổ sông Hồng là một đặc trưng khác biệt của vùng Hà Nội so với với du lịch vùng duyên hải, tạo ra các trung tâm vệ tinh về du lịch để mở rộng bán kính thu hút của trung tâm hạt nhân là Thủ đô Hà Nội.

+ Hệ thống tuyến du lịch là sự liên kết hợp lý các trung tâm cụm, điểm du lịch có giá trị trong giới hạn không gian lãnh thổ du lịch của trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, tạo thành tuyến du lịch liên tục, khép kín.

+ Lựa chọn để đầu tư xây dựng một số trung tâm du lịch có cấp độ quốc gia và quốc tế. Cấp quốc tế là Hà Nội, cấp quốc gia là du lịch Ba Vì - Hương Sơn - Tam Chúc, Tam Đảo - Tây Thiên, Chí Linh - Sao Đỏ, Phố Hiến và các tuyến điểm du lịch cấp vùng.

- Tổ chức không gian du lịch vùng Hà Nội:

+ Vùng ưu tiên đầu tư phát triển du lịch: nằm trong hạt nhân của các trung tâm du lịch; các điểm du lịch lớn; nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có khả năng khai thác đồng thời.

+ Không gian trung tâm du lịch: thành phố Hà Nội là trung tâm du lịch của vùng, là nơi hội tụ các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc và các lễ hội truyền thống với nhiều di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích đặc biệt, được coi là tiềm năng du lịch nhân văn lớn nhất trong cả nước. Tại đây, ưu tiên đầu tư các công trình dịch vụ, vận chuyển giao thông, nâng cấp các điểm tham quan.

+ Không gian các trung tâm du lịch vệ tinh: phát triển chủ yếu gắn với các đô thị trong vùng như thành phố Việt Trì, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Sơn Tây, thành phố Hoà Bình, thành phố Nam Định, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hải Dương với các ưu tiên đầu tư các cơ sở lưu trú, các công trình vận chuyển giao thông, dịch vụ.

+ Các vùng du lịch lớn:

· Vùng du lịch sinh thái - giải trí - thể thao - nghỉ dưỡng Ba Vì - Hà Tây, bao gồm các cụm du lịch xung quanh các vùng núi và hồ của khu vực Ba Vì - Suối Hai. Các dự án đã khởi động gồm sân golf Đồng Mô, Làng du lịch - văn hoá các dân tộc Việt Nam và một số điểm dịch vụ du lịch quy mô nhỏ. Quan tâm đầu tư đô thị du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại khu vực Suối Hai.

Vùng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Tam Đảo - Tây Thiên: các trung tâm du lịch vườn quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải hiện đã được đầu tư phát triển theo hướng gắn với đô thị, cần được kiểm soát theo quy chế quản lý chặt chẽ. Thị trấn Tam Đảo cần được xem xét thận trọng để hạn chế mật độ xây dựng và có hướng dẫn hình thái kiến trúc đô thị đặc trưng.

· Vùng du lịch văn hoá, lễ hội kết hợp thắng cảnh hồ - vùng cảnh quan núi đá Hương Sơn - Quan Sơn - Tam Chúc: vùng du lịch Hòa Bình, du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa Mường, hồ thủy điện, vùng du lịch Chí Linh - Sao Đỏ (Hải Dương), vùng du lịch tham quan di tích, thắng cảnh đồng thời là cụm du lịch tạo cầu nối kết hợp vùng du lịch Quảng Ninh - Hải Phòng.

e) Tổ chức định hướng phát triển hệ thống dịch vụ xã hội:

- Tổ chức hệ thống dịch vụ thương mại - y tế vùng:

+ Để hỗ trợ cho các đô thị có vai trò trung tâm vùng và các đô thị chuyên ngành lớn, có khoảng cách hợp lý với Hà Nội đồng thời có vai trò ảnh hưởng đến sự điều phối dịch cư trong vùng như các đô thị: Hải Dương, Vĩnh Yên và Hoà Bình đầu tư xây dựng cc trung tâm dịch vụ thương mại - công cộng, văn hoá giải trí và y tế để nâng cao chất lượng đô thị nhằm tạo sức hấp dẫn, thu hút các nguồn lực vào đô thị. Thành phố Hải Dương có thể hình thành các trung tâm thương mại đầu mối nông sản lớn như một hạt nhân của vùng nông nghiệp Bắc Bộ, đồng thời là một khu vực cảng cạn ICD có vai trò trung chuyển cho vùng cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh, đồng thời có vai trò của trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo.

+ Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao quy mô vùng tại đô thị Hòa Lạc (Hà Tây), thành phố Hải Dương, Vĩnh Yên và thị xã Phủ Lý nhằm giảm sự quá tải các bệnh viện đầu ngành tại nội thành Hà Nội.

+ Xây dựng các trung tâm thương mại đầu mối, với vai trò phát luồng, điều hòa phân phối hàng hóa trong vùng và các khu vực lân cận tại Phủ Lý (Hà Nam), Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Hòa Lạc.

- Tổ chức hệ thống đào tạo vùng:

+ Tổ chức 3 trung tâm đào tạo của vùng là Hà Nội - Hải Phòng - Nam Định, trong đó Hà Nội là trung tâm và Hải Phòng - Nam Định là hai địa bàn hỗ trợ nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, vùng Bắc Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Các trường đào tạo công nghệ cao phân bố gần với Hà Nội, bao gồm các ngành như vật liệu mới, công nghệ thông tin, tự động hóa, sinh học, đào tạo dịch vụ trình độ quốc tế.

+ Hà Nội là trung tâm đào tạo lớn nhất. Hình thành các trung tâm đào tạo mới gắn với các đô thị trong vùng theo các dự án lớn như khu Đại học Quốc gia tại Hoà Lạc, các trường cao đẳng kỹ thuật hình thành từng cụm gắn với các khu vực công nghiệp tập trung lớn Bắc Thăng Long - Nội Bài - Sóc Sơn của Hà Nội, vùng công nghiệp đường 18 và 18 mới (thuộc Hải Dương - Quảng Ninh), khu vực công nghiệp Phố Nối - Yên Mỹ (Hưng Yên).

+ Tại các tỉnh theo hướng phân bố 1 - 2 trường đại học dân lập đào tạo đa ngành và các trường chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật của tỉnh theo nhu cầu riêng.

+ Quy mô các trường đại học công lập 10 - 12.000 sinh viên, trường trọng điểm 18 - 20.000 sinh viên, trường dân lập 6 - 10.000 sinh viên, cao đẳng 3 - 5.000 sinh viên.

+ Việc điều phối lại sự phân bố các trường đào tạo trong vùng tạo thêm động lực cho các đô thị phát triển và tạo điều kiện cho các trường đầu tư phát triển cơ sở đào tạo, khu nhà ở cho sinh viên theo các mô hình môi trường đào tạo tiên tiến gắn kết với các dịch vụ đô thị hiện đại.

7. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

a) Giao thông:

Tận dụng năng lực cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng công tác bảo trì, tập trung đầu tư nâng cấp các công trình hiện có.

Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của vùng, phát triển đồng bộ hệ thống các loại hình giao thông vận tải đối ngoại như: đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ. Đầu tư phát triển các hành lang vận tải: Bắc - Nam; Đông - Tây và các tuyến đường vành đai kết nối liên hoàn với cảng hàng không và hệ thống cảng biển.

Phát triển hệ thống giao thông vận tải một cách thống nhất, cân đối, đồng bộ, đảm bảo sự liên hoàn giữa các phương thức vận tải, giữa mạng lưới giao thông vận tải của vùng với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia và quốc tế.

- Đường bộ:

+ Xây dựng các tuyến đường vành đai để giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông quá cảnh qua Hà Nội.

+ Xây dựng mới tuyến đường vành đai (vành đai IV) cao tốc vùng Thủ đô Hà Nội, bán kính phân bố trung bình từ 20 - 40 km, phục vụ giải toả lưu lượng các phương tiện giao thông, đặc biệt xe tải và ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm vào thành phố hạt nhân.

+ Cải tạo và xây dựng mới các tuyến đường quốc gia kết nối liên thông các đô thị đối trọng xung quanh Hà Nội, bán kính phân bố trung bình 40 - 60 km (vành đai V), phục vụ mối giao lưu trực tiếp giữa các đô thị, đồng thời góp phần giải toả lưu lượng ô tô quá cảnh trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ hướng tâm.

+ Xây dựng mới các tuyến đường mới dọc các hành lang kinh tế quan trọng giữa vành đai IV và vành đai V và các tuyến hướng tâm từ cảng hàng không quốc tế và các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng kết nối trực tiếp với Thủ đô Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông con lắc giữa thành phố hạt nhân với các thành phố trong vùng.

+ Trục đường cao tốc phía Bắc song song với quốc lộ 2 và quốc lộ 18 nối vùng Vân Nam - Trung Quốc và vùng Tây Bắc với cảng nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh.

+ Trục đường cao tốc phía Nam song song quốc lộ 6 và quốc lộ 5, liên hệ vùng Tây Bắc với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Tây là tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 21 nối với quốc lộ 2.

+ Trục đường cao tốc Bắc Nam phía Đông song song với quốc lộ 1A, đây là tuyến đường ô tô quan trọng, huyết mạch của quốc gia và quốc tế.

+ Tập trung cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng quy mô 4 - 6 làn xe.

+ Cải tạo nâng cấp kết hợp xây dựng mới hệ thống đường tỉnh kết nối liên thông với mạng lưới đường quốc gia.

+ Tổ chức các tuyến đường nội vùng nối liền hệ thống các điểm dân cư tập trung với các trục đường chính tạo thành mạng lưới đường bộ liên hoàn đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu nội ngoại vùng.

- Đường sắt

+ Đường sắt quốc gia:

· Cải tạo nâng cấp 5 tuyến đường sắt quốc gia tập trung vào đầu mối Hà Nội thành các tuyến đường sắt đôi điện khí hoá.

· Cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến vành đai đường sắt tiếp cận khu vực Hà Nội, nhằm giải toả lưu lượng tàu quá cảnh chạy qua khu vực nội thành.

+ Xây dựng mới các tuyến đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải của các hướng:

· Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

· Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh.

· Tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

- Đường sắt nội vùng: cải tạo kết hợp xây dựng các tuyến đường sắt nội vùng: từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Hòa Bình và Sơn Tây.

· Nối kết hệ thống đường sắt nội vùng với hệ thống tuyến đường sắt đô thị. Nghiên cứu xây dựng mới một số tuyến đường sắt nhẹ kết nối các đô thị với các vùng du lịch nghỉ ngơi giải trí lớn trong vùng như: Ba Vì, Sơn Tây, Hoà Bình, Hưng Yên, Chùa Hương (Hà Tây).

+ Hệ thống đường sắt đô thị cần được nghiên cứu, đầu tư xây dựng thành mạng lưới đường sắt giao thông công cộng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại.

+ Hệ thống các công trình phục vụ đường sắt:

· Xây dựng các đầu mối kết nối liên thông giữa các tuyến đường sắt, đặc biệt giữa các tuyến đường sắt hướng tâm với tuyến đường sắt vành đai.

· Xây dựng cầu, các công trình và trang thiết bị an toàn chạy tàu.

· Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hàng hoá (Ngọc Hồi, Cổ Bi, Yên Viên, Bắc Ninh, Bắc Hồng...) nhằm đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa các tuyến của hệ thống đường sắt quốc gia qua khu vực đầu mối Hà Nội.

· Xây dựng hệ thống các nhà ga đầu mối hành khách đảm bảo mối liên kết thống nhất giữa hệ thống đường sắt nội đô với hệ thống đường sắt vùng và quốc gia.

- Hàng không:

+ Xây dựng, cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không lớn, hiện đại khu vực phía Bắc: năm 2020 đạt 15,2 triệu hành khách/năm, tương lai đến năm 2030 và sau 2030 có thể tiếp nhận 25 triệu và 50 triệu hành khách/năm. Tiếp tục nghiên cứu vị trí, quy mô của sân bay quốc tế thứ 2 trong vùng khi sân bay Nội Bài đã có dấu hiệu mãn tải và dự trữ phát triển lâu dài.

+ Cải tạo nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Cát Bi - Hải Phòng nhằm phục vụ hành khách nội địa kết hợp quốc tế.

+ Sân bay Gia Lâm phục vụ du lịch nội địa tầm ngắn.

- Đường thuỷ:

+ Cải tạo nâng cấp các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh.

+ Đầu tư và khai thác hợp lý tuyến đường thủy sông Hồng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch đường sông.

+ Cải tạo xây dựng hệ thống các cảng sông trong vùng (cụm cảng Hà Nội, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam). Kết hợp với hệ thống đường sắt, đường bộ tạo thành các đầu mối giao thông trung chuyển quan trọng của vùng.

- Giao thông đô thị và nông thôn:

+ Định hướng phát triển giao thông đô thị:

· Quỹ đất dành cho giao thông đô thị phải đạt 20 - 25% tổng diện tích đất xây dựng thành phố.

· Mật độ bình quân đường giao thông (không kể đường khu dân cư) tại khu vực trung tâm 6 - 8 km/km2, các khu vực khác 3 - 5 km/km2.

· Tổ chức vận tải hành khách công cộng cho các đô thị:

Đối với thành phố trung tâm xây dựng hệ thống đường sắt đô thị: đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị thành mạng lưới đường sắt vận tải hành khách công cộng hoàn chỉnh theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng.

Đối với các đô thị khác tổ chức vận tải hành khách công cộng chủ yếu bằng các loại xe buýt vừa và nhỏ.

Hạn chế tối đa sử dụng phương tiện cá nhân, khống chế chỉ tiêu xe con từ 80 - 100 xe/1.000 dân.

· Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học bằng các trang thiết bị hiện đại

+ Giao thông nông thôn - miền núi:

· Duy trì, củng cố mạng lưới giao thông hiện có, nâng cấp một số tuyến quan trọng, từng bước đưa vào cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn.

· Xây dựng một số đường mới, cầu, cống, kết nối liên hoàn với hệ thống đường tỉnh đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

· Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, tập trung việc nhựa hóa và bê tông xi măng hóa.

- Về hệ thống công trình phục vụ giao thông:

+ Cầu cống:

· Cải tạo nâng cấp các cầu trên các tuyến phù hợp với cấp hạng đường.

· Xây dựng mới một số cầu phục vụ giao thông: 1 cầu trên vành đai V (cầu Vĩnh Thịnh); 2 cầu trên vành đai IV (cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà); 3 cầu trên các đường trục chính giao thông đô thị; xây mới 1 cầu qua sông Đuống.

+ Xây dựng hệ thống các nút giao cắt lập thể theo đúng tiêu chuẩn của các tuyến giao cắt;

+ Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe.

+ Tổ chức hệ thống đầu mối giao thông tiếp vận tổng hợp:

· Đầu mối Nội Bài liên kết đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị với đường bộ và đường hàng không.

· Đầu mối phía Nam: khu vực Ngọc Hồi, khu vực cảng sông Khuyến Lương, bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị với các tuyến đường bộ và đường thuỷ.

· Đầu mối tiếp vận phía Đông: ga Cổ Bi, Hải Dương, cảng cạn, sắt bộ kết hợp.

· Bắc Ninh: là đầu mối bao gồm các loại phương thức vận tải như đường sắt quốc gia, quốc tế, đường bộ.

b) Chuẩn bị kỹ thuật:

- Công tác nền:

Cao độ nền xây dựng của các đô thị phải đảm bảo không bị ngập lụt. Với tần suất P ³ 2% cho các đô thị loại 2, tần suất P ³ 2,5% cho các đô thị loại 3, tần suất P ³ 5% cho các đô thị loại 4, tần suất P ³ 10% cho các đô thị loại 5;

- Quy hoạch tiêu thoát nước:

+ Các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, loại 2 cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn đạt 100% đường đô thị có hệ thống thoát nước mưa. Khu vực ngoại thị đạt ³ 70% đường có hệ thống thoát nước mưa.

+ Đô thị loại 3 đạt ³ 70% đường giao thông nội thị có cống thoát nước mưa; đô thị loại 4, loại 5 đạt ³ 60% đường giao thông nội thị có cống thoát nước mưa. Khu vực ngoại thị đạt ³ 50% đường giao thông có cống thoát nước mưa.

- Công tác phòng và chống lũ trong vùng Hà Nội:

+ Cần củng cố và xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo lũ trên các tuyến sông.

+ Công tác bảo vệ đê và khai thông dòng chảy để bảo đảm khả năng thoát lũ của hệ thống sông.

+ Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải và các công trình tiêu úng trong các tỉnh. Nạo vét các dòng sông để thoát lũ như: sông Đáy, sông Nhuệ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Đuống .v.v...

+ Giải pháp hồ chứa thượng lưu:

· Xây dựng các hồ chứa lớn sử dụng tổng hợp làm hồ điều hòa cắt lũ trong mùa mưa, vừa điều tiết dòng chảy, cung cấp nước, vừa làm cảnh quan du lịch, phát điện và điều tiết nước trong mùa cạn.

· Hiện nay đã có hồ Hòa Bình và hồ Thác Bà để tham gia cắt lũ khi mực nước hồ Hoà Bình là 117 m hoặc mực nước tại Hà Nội có khả năng vượt quá 13,1 m.

· Khi chưa có thêm công trình hồ chứa ở thượng lưu buộc phải sử dụng công trình phân lũ sông Đáy, sông Tích và sử dụng lại các khu phân chậm lũ trước đây.

· Khi đã có hệ thống hồ Sơn La (sông Đà) và hồ Đại Thị (sông Lô). Bỏ công trình phân lũ Đập Đáy và các công trình phân chậm lũ khác.

· Trồng cây và bảo vệ rừng đầu nguồn sông, suối là biện pháp hữu hiệu để giữ đất, giữ nước chống sói mòn, sạt lở làm chậm dòng chảy lũ, chống lũ quét.

- Các công tác khác:

+ Trồng tre chắn sóng, trồng cỏ, chỉnh trị dòng, khai thông các hành lang thoát lũ.

+ Xây dựng các mỏ hàn để lái dòng chảy, nhất là các chỗ xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng. Không xây dựng các công trình ven sông, suối, các hồ nước có đập tránh sạt lở.

+ Đối với các vùng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như: Tam Đảo, Ba Vì, hồ Đại Lải, Côn Sơn, Kiếp Bạc.v.v... cần phải được quy hoạch cụ thể không được khai thác bừa bãi. Đặc biệt tại các sườn núi, chân núi không được đào bới, xây dựng các công trình khi chưa có quy hoạch xây dựng.

c) Định hướng cấp điện:

- Phụ tải điện: phụ tải điện vùng Thủ đô Hà Nội ở các giai đoạn là:

+ Đợt đầu: khoảng 3.800 MW.

+ Dài hạn: khoảng 9.000 MW ÷ 10.000 MW.

- Định hướng cấp điện:

+ Nguồn điện: nguồn điện cấp cho vùng Thủ đô Hà Nội là các nhà máy điện hiện có và lưới điện 500 kV, 220 kV quốc gia.

+ Lưới điện:

· Lưới điện 500 kV: sẽ hình thành lưới điện 500 kV liên kết các nhà máy điện có công suất lớn ở ngoài vùng để cấp điện cho các trạm 500 kV ở trong vùng và liên kết các trạm 500 kV với nhau để tạo thành 1 mạch vòng 500 kV riêng cho vùng Thủ đô Hà Nội.

· Lưới điện 220 kV: song song với phát triển nguồn và lưới điện 500 kV cần phát triển lưới điện 220 kV của vùng. Đến năm 2020 toàn vùng Thủ đô Hà Nội sẽ có 29 trạm 220 kV, mỗi tỉnh, thành phố trong vùng sẽ có ít nhất 1 trạm 220 kV. Cấp điện cho các trạm 220 kV là lưới điện 220 kV, sẽ hình thành từ 3 đến 4 mạch vòng 220 kV trong vùng Thủ đô Hà Nội để cấp điện cho 29 trạm 220 kV trong vùng, mỗi trạm 220 kV sẽ được cấp điện từ 2 phía hoặc đường dây mạch kép.

· Lưới điện 110 kV: xây dựng lưới điện 110 kV riêng cho mỗi tỉnh, thành phố trong vùng, về lâu dài mỗi quận, huyện trong vùng có ít nhất 1 trạm 110 kV. Mỗi trạm 110 kV sẽ được cấp điện từ 2 phía hoặc đường dây mạch kép.

d) Định hướng cấp nước:

- Lựa chọn nguồn nước: chọn nguồn nước ngầm và nước mặt kết hợp, chú trọng (ưu tiên) khai thác nguồn nước mặt.

- Giải pháp:

+ Hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh:

· Hệ thống cấp nước sông Đà công suất 600.000 m3/nđ, tăng công suất lên 1.200.000 m3/nđ, khai thác nguồn nước sông Đà cấp cho Hà Nội, Hà Tây, Lương Sơn (Hòa Bình).

· Xây dựng mới nhà máy cấp nước liên vùng, nguồn nước khai thác dự kiến từ sông Đuống hoặc sông Hồng công suất 100.000 ¸ 300.000 m3/nđ và có thể nâng cấp theo sự phát triển của khu vực nhằm bổ sung nguồn nước cấp cho khu vực Bắc sông Hồng, các khu đô thị và công nghiệp phía Đông trục đường 5 kể từ Hà Nội, trên trục quốc lộ 1 từ Hà Nội đi Bắc Ninh.

+ Hệ thống cấp nước vùng tỉnh:

· Tỉnh Hải Dương: hệ thống cấp nước sông Thái Bình công suất 130.000 m3/nđ, khai thác nguồn nước sông Thái Bình cấp cho Hải Dương và các đô thị, công nghiệp dọc trục đường 5.

· Tỉnh Hà Nam: hệ thống cấp nước sông Hồng qua sông Châu công suất 120.000 m3/nđ cấp cho các khu đô thị và công nghiệp dọc trục đường 38 và các đô thị lân cận tỉnh Hà Nam.

· Tỉnh Vĩnh Phúc: hệ thống cấp nước sông Lô công suất 250.000 m3/nđ bổ sung nguồn nước cấp cho thành phố Vĩnh Yên, các khu đô thị và công nghiệp phía Bắc Vĩnh Yên.

đ) Định hướng thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:

Định hướng hệ thống thoát nước bẩn của vùng Hà Nội được chia theo 2 khu vực chủ yếu: khu vực 1: đô thị hạt nhân: Thủ đô Hà Nội mở rộng; khu vực 2: các đô thị đối trọng.

Các khu vực đô thị này cần được xây riêng hệ thống thoát nước thải và nước mưa độc lập và giải quyết thoát cục bộ cho từng đô thị. Xây dựng các trạm, nhà máy xử lý nước thải đối với các thành phố thị xã. Đối với các khu vực nông thôn, các cụm dân cư tập trung: xây dựng hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải). Đối với dân cư trong các làng xóm: sẽ do các gia đình tự giải quyết cho phù hợp, nhưng đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh.

Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam trước khi xả ra môi trường. Mức độ xử lý tuỳ thuộc vào nơi xả nước (theo TCVN đã quy định). Nước thải của các khu công nghiệp tập trung, công nghiệp địa phương, bệnh viện nằm trong khu vực này cũng phải được xử lý đạt tiêu chuẩn Vịêt Nam đã quy định sau đó mới được xả ra môi trường.

- Thoát nước và xử lý nước thải:

+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng cho các đô thị cấp thành phố, thị xã đối với khu vực mở rộng, xây mới, khu công nghiệp, du lịch. Hệ thống cống chung một nửa cho các đô thị cũ (đã có hệ thống cống chung) và các thị trấn. Các thị tứ và cụm dân cư nông thôn xây dựng hệ thống thoát nước chung.

+ Đối với các đô thị (đặc biệt là Thủ đô Hà Nội) toàn bộ nước thải (sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện) phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh giới hạn A, B (tùy thuộc vào nguồn tiếp nhận và vị trí nơi xả nước theo quy định của TCVN 7222 - 2002, 5945 - 2005) trước khi xả ra môi trường.

· Xử lý cấp giới hạn A đối với các sông (trong khu vực bảo vệ nguồn nước): sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Lô, sông Luộc, sông Thái Bình, sông Cầu.

· Xử lý cấp giới hạn B đối với các sông, hồ còn lại trong vùng (không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

+ Đối với các khu vực nông thôn: tận dụng các sông hồ sẵn có đào hồ sinh học để xử lý nước thải bằng phương pháp tự làm sạch sinh học.

- Chất thải rắn (CTR)

Hướng giải quyết CTR của vùng Thủ đô Hà Nội được phân cấp theo:

+ Khu xử lý CTR cấp vùng (liên tỉnh).

· Khu xử lý thuộc huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội, quy mô đất xây dựng khoảng 140 - 160 ha, xử lý CTR công nghiệp cho vùng Hà Nội và xử lý CTR sinh hoạt cho thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn, áp dụng công nghệ xử lý hiện đại.

· Khu xử lý thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây: quy mô đất xây dựng khoảng 200 ha, xử lý CTR sinh hoạt cho khu vực phía Tây của vùng Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Hà Tây áp dụng công nghệ xử lý hiện đại.

+ Khu xử lý CTR cấp vùng tỉnh.

· Tỉnh Vĩnh Phúc: thuộc khu vực huyện Tam Đảo, quy mô xây dựng 100 ha.

· Tỉnh Bắc Ninh: thuộc khu vực huyện Quế Võ, quy mô xây dựng 40 - 60 ha.

· Tỉnh Hưng Yên: thuộc khu vực huyện Yên Mỹ - Tiên Lữ, quy mô xây dựng 20 - 40 ha.

· Tỉnh Hải Dương: thuộc khu vực huyện Chí Linh - Cẩm Giàng - Thanh Hà, quy mô xây dựng 100 ha.

· Tỉnh Hà Nam: thuộc khu vực huyện Thanh Liêm, quy mô xây dựng 50 ha.

+ Khu xử lý CTR cấp vùng huyện: mỗi huyện xây dựng một khu xử lý CTR có công nghệ chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh.

- Nghĩa trang:

Hướng giải quyết nghĩa trang vùng Hà Nội được phân cấp theo:

+ Nghĩa trang quốc gia: nghĩa trang “Mai Dịch II”. Vị trí xây dựng thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, quy mô đất xây dựng 100 ha, áp dụng công nghệ táng tổng hợp, hiện đại có lưu táng.

+ Nghĩa trang tái định cư: “Nghĩa trang sinh thái”. Vị trí xây dựng thuộc khu vực huyện Sóc Sơn, quy mô đất xây dựng 150 ha. Công nghệ táng chủ yếu là cát táng.

+ Nghĩa trang nhân dân cấp vùng (liên tỉnh): vị trí xây dựng thuộc khu vực huyện Ba Vì, áp dụng công nghệ táng tổng hợp: địa táng có cải táng, địa táng 1 lần, cát táng, hỏa táng, lưu táng (hạn chế).

+ Nghĩa trang nhân dân cấp vùng tỉnh: thực hiện theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

e) Định hướng bảo vệ môi trường

- Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường đô thị, xử lý triệt để các loại nước thải, chất thải rắn, kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Việc phát triển vùng phải gắn với bảo vệ môi trường các lưu vực các sông: sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cà Lồ, sông Đuống, sông Tích, sông Hồng, sông Thái Bình...

- Tăng cường kiểm soát, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trong các khu công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường các điểm dân cư ven đô, các khu vực giải phóng mặt bằng, tái định cư.

8. Các chương trình, dự án ưu tiên:

Để từng bước thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội có hiệu quả, trong giai đoạn đầu cần tập trung vào các chương trình, dự án cụ thể sau:

a) Hạ tầng xã hội

- Chương trình sắp xếp, điều chỉnh các cơ sở giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề nhằm di chuyển một số trường khỏi nội thành Hà Nội.

- Chương trình sắp xếp, điều chỉnh các bệnh viện cấp vùng, khu vực nhằm phân bố hợp lý, tránh quá tải khu vực nội thành Hà Nội.

- Chương trình xây dựng hệ thống các công trình thương mại, dịch vụ đầu mối: chợ đầu mối, các siêu thị bán buôn.

- Chương trình xây dựng các trung tâm thể thao cấp quốc gia, cấp khu vực để sẵn sàng tổ chức các giải thi đấu cấp khu vực và châu lục.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, công nghiệp không phù hợp với công nghiệp vùng.

b) Hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông:

+ Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai cao tốc vùng Thủ đô giai đoạn I.

+ Đầu tư cải tạo, mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 32...

+ Đầu tư xây dựng các công trình phục vụ giao thông.

+ Đầu tư cải tạo nâng cấp thành đường sắt đôi, điện khí hóa các tuyến đường sắt quốc gia hướng tâm.

+ Đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt đô thị...

- Chuẩn bị kỹ thuật:

+ Dự án cống Tắc Giang.

+ Dự án nạo vét sông Châu Giang, Nhuệ, Ngũ Huyện Khuê, Bắc Hưng Hải.

+ Dự án làm sống lại dòng sông Đáy.

+ Dự án kè các khu vực sạt lở 2 bên bờ sông Hồng.

+ Xây dựng hệ thống cống bao nước bẩn để xử lý trước khi đổ ra trục tiêu chính của thành phố Hà Nội.

- Cấp nước:

+ Dự án cấp nước sông Đà.

+ Dự án cấp nước sông Lô.

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

+ Nghĩa trang quốc gia "Nghĩa trang Mai Dịch 2".

+ Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn phía Tây vùng Hà Nội.

+ Nghĩa trang sinh thái.

+ Nghĩa trang nhân dân cấp vùng.

- Cấp điện:

+ Trạm và lưới 500 kV.

· Mở rộng trạm Thường Tín.

· Xây dựng mới mạch kép Thường Tín - Quảng Ninh.

+ Trạm và lưới 200 kV.

· Mở rộng các trạm: Sóc Sơn, Xuân Mai, Phố Nối, Hòa Bình.

· Xây dựng mới: Thành Công, Vân Trì, An Dương...

- Bảo vệ môi trường:

+ Cải thiện chất lượng nước các hồ đã bị suy thoái và ô nhiễm nặng.

+ Xử lý triệt để các nguồn nước thải dọc lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

+ Xử lý nhiễm bẩn nước ngầm và sụt lún địa chất.

+ Quy hoạch xây dựng hệ thống vành đai sinh thái vùng Thủ đô Hà Nội.

9. Mô hình tổ chức thực hiện:

Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội chỉ đạo công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cấp vùng; xây dựng cơ chế, giải pháp đặc thù tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

Bộ Xây dựng chủ trì với Bộ Nội vụ và cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ mô hình quản lý phát triển vùng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương và các tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- UBND các tỉnh, TP: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Hải Dương, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên;
- Sở QHKT TP Hà Nội;
- Sở Xây dựng 07 tỉnh trong vùng Thủ đô;
- VPCP: BTCN, các PCN, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 490/QD-TTg

Hanoi, May 5, 2008

 

DECISION

APPROVING THE PLANNING ON CONSTRUCTION OF HANOI CAPITAL REGION UP TO 2020, WITH A VISION TOWARD 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
At the proposal of the Ministry of Construction in its Report No. 11/TTr-BXD of March 6, 2008, approving the planning on constniction of Hanoi capital region up to 2020, with a vision toward 2050,

DECIDES:

Article 1. To approve the planning on construction of Hanoi capital region up to 2020, with a vision toward 2050 with the following principal contents:

1. Development objectives:

To bring into full play all potential and advantages of Hanoi capital region in order to develop Hanoi capital into a modem urban center with full functions and an appropriate position in the Southeast Asia and Asia. To solve problems and contradictions which are affecting the general development of the whole Hanoi capital region. To harmoniously develop and improve the urban system in the region in order to reduce the pressure on Hanoi capital by building a regional-level wide-area technical infrastructure system, creating favorable conditions for economic development and environmental protection, and ensuring sustainable development of the whole region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



By 2050, the Hanoi capital region will be a major general economic region of the nation and the Asian-Pacific region. It will become a region of dynamic development, high urban quality, a favorable investment environment and sustainable development. It will also play the role of a major political, cultural, historical, scientific, educational, training and tourist center of the whole country.

3. Planning scope:

The planning scope of Hanoi capital region encompasses the whole administrative territories of Hanoi capital and seven provinces of Ha Tay, Vinh Phuc, Hung Yen. Bac Ninh, Hai Duong. Ha Nam and Hoa Binh with a total land area of around 13,436 km2 and an influential radius of 100-150 km. The study scope covers the Red River delta, the northern key economic region and areas related to the regions socio-economic development space in a vision toward 2050.

4. Population forecasts:

a/ Population of the whole region:

- Population of the whole region in 2006: 12.462 million.

- Projected population of the whole region by 2010: 13.2- 13.5 million.

- Projected population of the whole region by 2020: 14.5 - 15 million.

- Projected population of the whole region by 2050: 18 - 18.2 million.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Urban population of the whole region in 2006: 3.26 million.

- Projected urban population of the whole region by 2010: 4.1 -4.5 million.

- Projected population of the whole region by 2020: 8.1 - 9.2 million.

- Projected population of the whole region by 2050: 14.4 - 15.4 million.

c/ Urbanization percentage:

- Urbanization percentage in 2006: 26.17% (27.12% for the whole country).

- Forecast urbanization percentage by 2010: 30 - 35%.

- Forecast urbanization percentage by 2020: 55 - 62.5%.

- Forecast urbanization percentage by 2050: 80 - 85%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Present area: The total land area of the whole capital region is 1,343,600 hectares (13,436 km2).

- By 2010: The total land area for urban construction will be around 55,110 hectares, accounting for 4.12% of the whole capital regions land area and including more than 6,200 hectares of industrial land and 59.000 - 60,000 hectares for construction of rural residential areas. The per-capita land use norm will be 135 m2

- By 2020: The urban construction land area will be around 111,500 hectares, including around 15,000 - 24,000 hectares for industrial construction, with a per-capita land use norm of 120 m2. The land area for construction of rural residential areas will be around 45,000 - 50,000 hectares.

- Vision toward 2050: The urban construction land area will be around 172,800 hectares, including around 32,000 - 34,000 hectares for industrial construction, with a per-capita land use norm of 115 m2. The land area for construction of rural residential areas will be around 24,000 - 33,000 hectares.

6. Orientations for the regions spati development:

a/ Major orientations for development of the capital region:

- The Hanoi capital region will develop into a multi-polar concentrated urban region with spatial links between Hanoi city (the core urban area at the center and its adjacent areas) and surrounding provinces (the counterbalance development area), with provincial capital cities being the cores of the counterbalance development area. The regions development orientations are to promote the socio-economic development of provincial capital cities in order to bring into play their role and potential, through developing their technical and social infrastructure systems, and reduce the overload pressure on Hanoi city.

- The core urban area: Hanoi capital will play a leading role in the region, accommodating largely political, administrative, cultural, commercial, financial, service and hi-tech centers, research institutes and a tourist center of the whole region and the country.

- Hanoi adjacent areas are areas around the present Hanoi city.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Areas of dynamic economic, industrial and service development along concentrated along the economic axis linking the core urban area of Hanoi city with Hai Phong and Ha Long cities, with Hai Duong city to play the role as a regional urban center in which light industries and high technologies will be developed to support the development of processing industries in plain areas to the south-southeast of the Red River delta.

- Provincial capital cities will develop in scope and quality through investing in the construction of their social-technical infrastructure associated with surrounding industrial-service areas in order to better attract resources for urban development. To develop inter-urban traffic systems connected to the core urban area in order to create a major development framework for the counterbalance area. To select big urban areas to be developed into regional centers, including Hai Phong, Hoa Binh and Vinh Yen cities, and pay special attention to developing Hai Duong city into a major urban area in the future.

- To develop medium- and small-sized urban areas associated with agricultural zones into industrial, cottage industry and rural service centers, creating jobs for local laborers.

- To protect natural areas (free from urban construction and development), including: low and trough areas in river basins, flood-diverging areas, dikes, areas in which construction is limited, areas of beautiful landscape, national cultural and historical relics in the Hanoi region and main agricultural sub-zones of the provinces in the region.

- To study the expansion of the boundaries of Hanoi capital to have more land areas for the development of national key projects, including: the National Administrative Center; new urban centers: and service, tourist, research, training and hi-tech centers into which industrial zones and polluting works from Hanoi city will be relocated.

b/ Organization of the development space of the Hanoi capital region:

The space of the capital region is divided into two sub-regions:

The core urban area and adjacent areas. Tne counterbalance development area.

- The core urban area and adjacent areas: For the core urban area being expanded Hanoi capital, to select appropriate models of economic development, control population growth and land use. and form major national commercial and financial centers, hi-tech research and training institutions and cultural centers. In the comins period, to promote development in areas with potential to be merged into the capital through developing a number of urban, tourist, research and training, and hi-tech centers, limiting large-scale industrial concentration and controlling environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The counterbalance development area of 30 to 60 km wide will be formed from three smaller areas having provincial capitals as their development cores.

+ The counterbalance area to the west of Hanoi capital: This area is in Hoa Binh province with the half-mountain and half-plain terrain and diversified natural landscapes. This area has great potential for the development of tourist resorts, cultural villages, etc., and for the construction of major technical infrastructure works.

+ The counterbalance area to the east and southeast of Hanoi capital: This area covers delta provinces linking the Red River delta with the northern coastal region, including: Bac Ninh, Hung Yen, Hai Duong and Ha Nam, and lying on economic axes linking Hanoi capital with the northern seaports. This area has potential for agricultural and industrial development.

+ The counterbalance area to the north and northeast of Hanoi capital: This area is mainly the half-mountain and half-plain area in Vlnh Phuc province to the north of Red River and along national highway 18. With vast hilly land areas, this area has potential for the development of industrial and urban service zones.

c/ Development of residential areas, urban systems and social infrastructure services:

To ensure sustainable development at different levels in different areas, concentrating on urban centers and surrounding areas, use land in an economical manner and make investment in infrastructure services with a view to raising the quality and attractiveness of infrastructure, housing and employment services for urban areas in the region.

- The urban system is divided into the following:

+ Hanoi capital: Its space will be developed in the following three major areas:

The urban area to the south of Red River, which will be embellished and expanded west-southwest of Hanoi city;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The urban area to the east of Red River and the south of Duong river, which will provide residential houses linked with industrial, small and cottage industry zones and commercial service centers.

To limit industrial development, attract investment in hi-tech industrial zones associated with the formation of service cities and the creation of industrial economic centers on major axes of the region.

+ Regional and sub-regional cities, including Hai Duong, Vinh Yen and Hoa Binh cities, with Hai Duong city being a regional city and Bac Ninh, Hung Yen and Phu Ly being provincial capital cities. To develop provincial capital cities and locally run cities in the direction of concentrated investment, higher architectural quality and better urban and infrastructure service conditions in order to attract investment, develop their population, workforces and major central works in the region.

+ Specialized urban areas, which are mainly new urban centers attached to training and hi-tech centers (Hoa Lac), industrial zones (Pho Noi, Dong Van, etc.), tourist sites (Son Tay, Sao Do - Chi Linh, Tam Dao, Luong Son, Quan Son, etc.) or commercial service and housing development zones (An Khanh, Me Linh, Van Giang, Tu Son, etc.).

+ District-level urban areas and townships, which are medium- and small -sized industrial and agricultural and rural service centers. In urbanized rural residential areas, non-agricultural activities will gradually increase; handicrafts, services and trade, rural medium and small industries will develop; and the quality of public services and rural infrastructure systems will be raised. District urban centers will provide services for agricultural and rural areas. Small industrial zones and clusters must be located near district centers or commune cluster centers.

d/ Organization of the industrial space of the Hanoi capital region:

To form major industrial areas in the region in line with the orientations for the development space of the whole region, including:

- In the central core urban area:

+To develop industries with a high gray-matter content, high and new technologies, which are non-polluting, require a low land occupancy rate, employ selected workers and are associated with the research sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To review the types of other industrial zones and develop them in adjacent areas.

- In the counterbalance areas:

+ The industrial area along national highway 18: To develop energy, construction materials, mineral exploitation and processing, engineering and chemical industries in Quang Ninh and Bac Giang provinces. To develop the industrial and urban spatial axis along the Kunming-Ha Long economic corridor and linked with seaports. Heavy industry establishments will be relocated north and northeast to hilly areas to the north of national highway 18 and some areas in Thai Nguyen, Quang Ninh (Dong Trieu - Mao Khe) and Bac Giang provinces.

+The industrial area to the north of Red River: This area consists of Soc Son - Noi Bai. Me Linh - Phuc Yen - Vinh Yen. In this area, automobile and motorbike assembly and electronic industries will be developed, and processing and polluting industries will be limited.

+ Pha Lai area: thermoelectric industry.

+ Industrial areas attached to two big satellite cities of Viet Tri and Thai Nguyen, with Thai Nguyen city and its southern suburban areas (Cong river, Pho Yen) to develop steel and construction materials industries.

+ To develop industrial areas attached to the regions eastern axis of rapid urbanization toward Hai Phong seaport, with manufacture, food and foodstuff processing, high-class materials and light industries, and agricultural production services.

+ To build the western hi-tech area (combined with Phu Cat industrial park) in Hoa Lac area.

+ Hydropower industry in Hoa Binh.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To develop small-sized industrial clusters attached to urban areas, such as Xuan Mai, Luong Son and Hoa Binh on national highway 6.

+ In the south of the region, to form a multi-sector industrial area attached to two southern urban areas of Hung Yen and Phu Ly, consisting of the following two clusters:

An industrial cluster for exploitation of stone and manufacture of cement and construction materials in But Son - Kim Bang - Kien Khe.

A cluster for light industries and consumer goods production along the axis of Dong Van - Hoa Mac - Chau Son.

- The key industrial area:

The key industrial area of Hanoi capital region will be largely located in the eastern area (from the central urban area to Hai Phong and Quang Ninh), creating a major economic corridor of the whole region linking the East-West expressways and a corridor of rapid urbanization with big development centers intermingled with urban-industrial-service clusters along the whole axis, and forming a development counterbalance area of the central city.

For Hanoi capital: To renovate, upgrade and relocate polluting industrial establishments out of the inner city (synchronous environmental protection measures must be taken upon relocation of these establishments to suburban areas) and concurrently form satellite and new urban centers, such as Bac Thang Long, Nam Thang Long. Bo De (Gia Lam) and Yen Vien.

For the development of industrial parks and hi-tech parks: To accelerate the planned construction and operation of Hoa Lac hi-tech park. For the near future, to concentrate efforts on creating favorable conditions and adopting more open policies to attract domestic and foreign investment in existing industrial parks. To review construction plannings of industrial parks of the whole region in order to ensure sustainable and balanced development. To plan the coordinated construction of residential areas and social infrastructure works in service of industrial parks.

e/ Organization of the tourist space of the region:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The organization of the tourist space of Hanoi capital region within the planned tourist center of Hanoi and adjacent areas and is determined in the master plan on development of tourism in the North, encompassing Hanoi capital, neighboring provinces within the Hanoi capital region and surrounding provinces of Phu Tho. Bac Giang. Ninh Binh. Nam Dinh. Thai Binh and Thanh Hoa. This is a large region with different terrains and the most abundant natural and human resources for tourism in the North and the most important among five important tourist centers prioritized for development investment.

+ The space for the tourist region constitutes part of the development space determined for the Hanoi capital region, helps create tourist products characterized with peculiar identities of each area in the region and form and develop several tourist service towns in association with large ecological areas.

+ Ecological tourism in half-mountain and half-plain areas and relic tourism attached to agricultural villages in the Red River delta are particularities of the Hanoi capital region, making it different from coastal areas. To create satellite tourist centers in order to expand the radius of attraction of the core center being Hanoi capital.

+ The system of tourist routes is a reasonable connection of valuable tourist centers, clusters and spots within the tourist territorial space limits of the Hanoi tourist center and adjacent areas, forming continuous and closed tourist routes.

+ To select for construction investment a number of tourist centers at national and international levels. Hanoi will be an international-level tourist center while Ba Vi-Huong Son-Tam Chuc, Tam Dao-Tay Thien, Chi Linh-Sao Do and Pho Hien will be national-level tourist centers. Regional-level tourist routes and spots will also be selected for investment.

- Organization of the tourist space of the Hanoi capital region:

+ Areas prioritized for investment in tourism development: These areas are the core of tourist centers; major tourist spots: and areas where abundant natural resources for tourism are available and can be simultaneously exploited.

+ Space of tourist centers: Hanoi city will be the tourist center of the region since it has a large variety of historical, cultural and architectural relics as well as traditional festivals and recognized relics, including two special relics regarded as the biggest sites for humanity tourism of the whole country. In these sites, investment in the building of service facilities and roads and upgrading of sight-seeing spots will be prioritized.

+ Space of satellite tourist centers: These centers will be developed in association with urban areas in the region such as Viet Tri, Vinh Yen, Son Tay, Hoa Binh, Nam Dinh, Bac Ninh and Hai Duong cities, with prioritized investment in building accommodation establishments, traffic and service works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ecological - entertainment - spoil - resort tourism area in Ba Vi - Ha Tay. consisting of tourist sites and resorts surrounding mountains and lakes of Ba Vi - Suoi Hai area. Projects under construction include Dong Mo golf course, the tourist and cultural village of Vietnamese nationalities and a number of small-sized tourist service spots. To invest in an urban area of high-class tourist resorts in Suoi Hai area.

The ecological and resort tourism area in Tam Dao - Tay Thien: Tourist centers of Tam Dao national park and Dai Lai lake which have been invested and developed in the direction of being attached to urban areas shall be controlled under strict management regulations. For Tam Dao district township, careful studies should be conducted to limit construction density and guide a typical style of urban architecture.

The area for cultural and festival tourism combined with lake and rock mountain tourist attraction in Huong Son - Quan Son - Tam Chuc: Hoa Binh tourist area for sight-seeing and study visits to Muong ethnic groups cultural areas, and travel on the Hoa Binh hydropower reservoir; Chi Linh - Sao Do tourist area (Hai Duong province) with relics and scenic places which are linked with the Quang Ninh - Hai Phong tourist area.

f/ Organization and orientations for development of the system of social services:

- Organization of the regional system of commercial and health services:

+ To support urban areas playing the role as regional centers and major specialized urban areas which are reasonably far from Hanoi and influential in the population redistribution within the region, including: Hai Duong. Vinh Yen and Hoa Binh cities, investment will be made in building commercial and public service centers, entertainment facilities and medical establishments in order to raise urban quality and attract resources into these urban areas. Major commercial centers for farm produce will be built in Hai Duong city as a core of the northern agricultural area and concurrently as an inland clearance depot area for cargo transshipment for Hai Phong and Quang Ninh seaports and a medical, educational and training service center.

+ To build high-quality regional medical centers in Hoa Lac urban area (Ha Tay), Hai Duong and Vinh Yen cities, and Phu Ly town in order to reduce the overload of work for central hospitals in Hanoi inner city.

+ To build major commercial centers playing the role as suppliers and regulators of the distribution of goods in the region and neighboring areas in Phu Ly (Ha Nam), Hai Duong. Bac Ninh. Vinh Yen and Hoa Lac.

- Organization of the training system of the region:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To locate near Hanoi hi-tech training schools to teach such disciplines as new materials, information technology, automation, biology, international-level training of service workers.

+ Hanoi will be the biggest training center. To form new training centers attached to urban areas in the region under big projects such as the National University Campus in Hoa Lac. clusters of technical colleges attached to major industrial parks such as Bac Thang Long, Noi Bai and Soc Son of Hanoi, industrial areas on national highway 18 and new national highway 18 (Hai Duong and Quang Ninh), and industrial area of Pho Noi -Yen My (Hung Yen).

+ To locate in each province one or two people-founded universities for multi-branch training and professional and technical workers training schools according to local requirements.

+ A public university will train 10,000-12,000 students per year, a key university: 18,000 -20,000, a people-founded university: 6,000 - 10,000, and a college 3,000 - 5,000.

+ The redistribution of training schools in the region aims to create a greater driving force for the development of urban areas and conditions for these schools to invest in developing their training facilities and dormitories for students after the model of advanced training environment linked with modern urban services.

7. Orientations for development of the technical infrastructure system:

a/Transport infrastructure:

To make the fullest use of existing transport infrastructure works and attach importance to the maintenance of existing works and investment in their upgrading.

To optimize the regions geographical advantages to synchronously develop the outbound transport system consisting of roads, railways, airways and waterways. To invest in developing North-South and East-West transport corridors and belt roads linking with airports and seaports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Roads:

+ To build belt roads to reduce traffic passing Hanoi city.

+ To build new belt expressways (belt roads IV) of the Hanoi capital region within a radius of 20 - 40 km to help reduce the flow of vehicles, especially trucks and transit automobiles, on expressways and national highways heading to the core city.

+ To renovate existing and build new national highway sections linking counterbalance cities surrounding Hanoi city within an average radius of 40 - 60 km (belt roads V) to serve the direct connection between cities and concurrently help reduce the flow of transit automobiles on expressway and national highway sections heading to the central area.

+ To build new road sections along important economic corridors between belt roads IV and belt roads V, and roads from the international airport and satellite and counterbalance urban areas to Hanoi capital in order to satisfy the demand of pendulous traffic between the core city and other cities in the region.

+ To build a northern expressway in parallel with national highways 2 and 18, linking Yunnan (China) and the Northwestern region with Cai Lan deep-water seaport (Quang Ninh).

+ To build a southern expressway in parallel with national highways 6 and 5, linking the Northwestern region with Hai Phong - Cai Lan group of seaports.

+To build a western North-South expressway being a Ho Chi Minh road section linking national highway 21 with national highway 2.

+To build an eastern North-South expressway in parallel with national highway 1A as an arterial motorway important for national and international transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To renovate and upgrade, and build provincial roads connected to the network of national highways.

+ To organize intra-regional roads linking the system of residential areas with axial roads to form a complete road network meeting the intra- and inter-regional travel needs.

- Railways

+ National railways:

To renovate and upgrade five national railways starting from Hanoi city into electrified dual-track railways.

To renovate and completely build belt railways approaching Hanoi region in order to reduce the flow of trains i uniting through the inner city.

+ To build new national railways to meet transport needs in the following directions:

The North-South railway for express trains.

The Lao Cai - Hanoi - Quang Ninh railway.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Intra-regional railways: To renovate existing intra-regional railways and build new ones from Hanoi to Thai Nguyen, Viet Tri, Bac Giang. Hai Duong, Ninh Binh, Hoa Binh and Son Tay.

To link the intra-regional railway system with the system of urban railways. To study the building of a number of new light railways linking urban areas with major tourist, rest and entertainment areas in the region, such as Ba Vi, Son Tay, Hoa Binh. Hung Yen. Huong Pagoda (Ha Tay).

+ The system of urban railways should be studied, invested in and buiit into a complete mass transit railway network meeting travel needs.

+ The system of railway service works:

To build key works linking railways, especially those between centripetal railways and belt railways.

To build bridges, works and facilities for railway and train safety.

To build a system of major cargo train stations (Ngoc Hoi. Co Bi, Yen Vien, Bac Ninh, Bac Hong, etc.) in order to ensure unified links between railways of the national railway system running through Hanoi city.

To build a system of major passenger train stations, ensuring unified links between the urban railway system and the regional and national railway systems.

- Airways:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To renovate and upgrade the Cat Bi international airport (Hai Phong) to receive domestic and international passengers.

+The Gia Lam airport will serve short-distance domestic travels.

- Waterways:

+ To renovate and upgrade waterway routes directly linked with Hai Phong and Quang Ninh seaports.

+ To invest in and rationally exploit Red River waterway route for socio-economic development andriverway tourism.

+ To renovate and build the system of river ports in the region (groups of ports in Hanoi, Son Tay, Vinh Phuc, Hoa Binh. Hung Yen, Hai Duong and Ha Nam). To link these river ports with the railway and road systems to form important major transshipment transport hubs of the region.

- Urban and rural transport:

+ Orientations for development of urban transport:

The land fund for urban transport must account for 20 - 25% of the total land area for urban construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organization of mass transit for urban areas:

For the core city, a system of urban railways will be built: To invest in building urban railways into acomplete mass transit railway network under the general planning of Hanoi capital in order to meet the regional populations travel needs.

For other urban areas, mass transit vehicles will be largely medium- and small-sized buses.

To restrict to the utmost the use of private vehicles and set a limit of 80 - 100 cars per 1,000 people.

To organize the management of urban traffic in a scientific manner with modem equipment and devices.

+ Transport in rural and mountainous areas:

To maintain and consolidate the existing transport network, upgrade a number of important roads and step by step build rural roads according to technical standards.

To build a number of new roads, bridges and sewers interconnected with the system of provincial roads to meet the peoples travel needs.

. To use mainly local materials, and concentrate on the asphalt and concrete surfacing of roads.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Bridges and sewers:

To renovate and upgrade bridges on roads and railways suitable to road and railway grades.

To build a number of new bridges: one bridge on belt roads V (Vinh Thinh bridge); two bridges on belt roads IV (Me So and Hong Ha bridges); three bridges on urban trunk roads; and one bridge spanning Duong river.

+ To build a system of interchanges according to set standards of crossroads:

+ To renovate and build a system of parking lots and terminals.

+ To organize a system of major general transshipment hubs:

Noi Bai hub linking national and urban railways with roads and airways.

Southern hubs: Ngoc Hoi area and Khuyen Luong river port area linking national and urban railways and railways for express trains with roads and waterways.

Eastern transshipment hubs: Co Bi and Hai Duong stations, inland clearance depots, combined railways and roads.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Technical preparations:

- Foundation works:

Construction foundations of urban areas must be high enough to prevent inundation, with the probability (P) ≥ 2% for grade-2 urban areas. P ≥ 2.5% for grade-3 urban areas, P ≥ 5% for grade-4 urban areas, and P ≥ 10% for grade-5 urban areas;

- Water drainage planning:

+ For special, grade-1 and grade-2 urban areas, it is necessary to build completely separate water drainage systems, achieving the target that 100% urban roads and ≥ 70% suburban roads will have rainwater drainage systems.

+ For grade-3 urban areas: ≥ 70% of urban roads will have rainwater drainage sewers. For grade-4 and grade-5 urban areas: ≥ 60% of urban roads will have rainwater drainage sewers. For suburban areas: ≥ 50% of suburban roads will have rainwater drainage sewers.

- Flood prevention and combat in the Hanoi capital region:

+To build and consolidate a system for forecast and warning of flood on rivers in the region.

+ To step up the dike protection and liver flow clearance in order to ensure the flood drainage capacity of the river system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+To apply the solution of headwater reservoirs:

To build large reservoirs for flood reduction in the rainy season, water current regulation, water supply in the dry season, tourism and hydropower generation.

At present, Hoa Binh and Thac Ba reservoirs are used for flood reduction whenever the water level in Hoa Binh reservoir reaches 117 meters or the water level of Red River in Hanoi is likely to exceed 13.1 meters.

Pending the completion of new headwater reservoirs, flood-diverting works in Day and Tich rivers and previous flood-slowing zones shall still be used.

Once Son La reservoir (Da river) and Dai Thi reservoir (Lo river) are completed, Dap Day flood-diverting work and other flood-diverting and -slowing works will be removed.

To plant trees and protect headwater forests in order to effectively retain soil and water, combat erosion and landslides, slow down flood and prevent flashflood.

- Other works:

+ To plant breakwater bamboos and grass for retaining soil, regulate river flows and unblock flood drainage corridors.

+ To build groynes to check drifts, especially in weak positions on the banks of Red River. Not to build works along riverbanks, streams and near reservoirs with dams to prevent landslides.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Orientations for power supply:

- Power load for the Hanoi capital region in different periods will be:

+ For the initial stage: Around 3,800 MW.

+ For a long-term period: 9,000 - 10,000 MW.

- Orientations for power supply:

+ Power sources: Power for the Hanoi capital region will come from existing power plants and the national 500 kV and 220 kV power grids.

+ Power grids:

The 500 kV power grid: A 500 kV power grid will be built to connect large-output power plants outside the region to supply power to 500 kV transformer stations in the region and interconnect these stations to form a 500 kV loop circuit exclusively for the Hanoi capital region.

The 200 kV power grid: In parallel with developing the 500 kV power source and grid, it is necessary to develop the 220 kV power grid for the region. By 2020, the whole Hanoi capital region will have twenty nine 220 kV transformer stations, with each province or city in the region having at least one 220 kV station, with power supplied from the 220 kV grid. To form three or four 220 kV loop circuits in the Hanoi capital region to supply power for those 29 stations, with each station to be supplied with power from two directions or dual-circuit lines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Orientations for water supply:

- Selection of water sources: To select combined ground and surface water sources, with importance attached (priority given) to the exploitation of surface water source.

- Solutions:

+ The inter-provincial water supply system:

To increase the output of the Da river water supply system from 600,000 m3 day to 1,200,000m3/day, and exploit water of Da river for Hanoi, Ha Tay and Luong Son (Hoa Binh).

To build a new inter-regional water plant exploiting the projected water source of Duong river or Red River with an output of 100,000 - 300,000 m3/day, which might be raised to match the development of the region and add a water source for the northern region of Red River, urban and industrial areas to the east of national highway 5 from Hanoi or along national highway 1 from Hanoi - Bac Ninh.

+ The provincial water supply systems:

In Hai Duong province: The Thai Binh river water supply system with an output of 130,000 m3/day exploiting water of Thai Binh river will supply water for Hai Duong city and urban and industrial areas along national highway 5.

In Ha Nam province: The Red River and Chau river water supply system with an output of 120.000 m3/day will supply water for urban and industrial areas along national highway 38 and urban areas adjacent to Ha Nam province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Orientations for wastewater drainage and environmental sanitation:

The wastewater drainage system of the Hanoi capital region will be divided into two main zone: zone 1: the core city or expanded Hanoi capital; zone 2: counterbalance urban area.

For these urban areas, wastewater drainage systems must be built separately from rainwater drainage systems for sectional drainage for each urban area. To build wastewater treatment facilities and plants for provincial cities. For rural areas and residential areas: To build water drainage systems to collect both wastewater and rainwater. For villages and hamlets: wastewater drainage systems will be built by households themselves to suit their conditions and ensure hygiene and not to affect surrounding water sources.

Wastewater must be treated to reach Vietnamese hygiene standards before being discharged into the environment. The level of wastewater treatment will depend on where it is discharged (according to Vietnam standards). Wastewater of industrial parks, local industrial zones and hospitals in these areas must also be treated to reach Vietnam standards before being discharged into the environment.

- Water drainage and wastewater drainage:

+ To build separate wastewater drainage systems for expanded and newly built areas, industrial or tourist areas of cities and provincial capitals. Semi-common sewer systems will be used for old urban areas, in which common sewer systems already exist, and district townships. To build common water drainage systems for commune centers and rural residential areas.

+ For urban areas (especially Hanoi capital), the whole volume of (daily-life, industrial and hospital) wastewater must be treated to reach hygiene standard limit A or B (depending on receiving sources and positions where wastewater is discharged according to Vietnam standards TCVN 7222 - 2002 and 5945 - 2005) before being discharged into the environment.

To treat water to reach standard limit A, for water of rivers within the water source protection areas, including Da, Hong (Red). Day. Lo. Luoc, Thai Binh and Cau rivers.

To treat water to reach standard limit B, for water of other rivers and lakes in the region (but not to be supplied for daily-life use).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Solid waste

The syestem for treatment of solid waste of the Hanoi capital region is divided into:

Regional (inter-provincial) solid waste treatment facilities:

A treatment facility will be built in Soc Son disirict of Hanoi city on an area of around 140 -160 hectares to treat with modern treatment technologies industrial solid waste for the Hanoi region and treat daily-life solid waste for Hanoi city and Soc Son district.

A treatment facility will be built in Luong Son district of Hoa Binh province and Chuong My district of Ha Tay province on an area of around 200 hectares to treat with modern treatment technologies daily-life solid waste for the western area of the Hanoi region and Hoa Binh and Ha Tay provinces.

- Provincial solid waste treatment facilities

In Vinh Phuc province: A facility will be built in Tam Dao district on an area of 100 hectares.

In Bac Ninh province: A facility will be built in Que Vo district on an area of 40 - 60 hectares.

In Hung Yen province: A facility will be built in Yen My and Tien Lu districts on an area of 20 - 40 hectares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In Ha Nam province: A facility will be built in Thanh Liem district on an area of 50 hectares.

+ District solid waste treatment facilities: Each district will build one solid waste facility using mainly hygienic landfill technologies.

- Cemeteries:

Orientations for arrangement of cemeteries in the Hanoi region are as follows:

+ A national cemetery, namely Mai Dich II, will be built in Luong Son district, Hoa Binh province on an area of 100 hectares and apply modern combined interment technologies, including embalming interment technology.

+ A resettlement cemetery, which is an ecological cemetery, will be built in Soc Son district on an area of 150 hectares and apply mainly final inhumation technology.

+A regional (inter-provincial) public cemetery will be built in Ba Vi district and apply Combined interment technologies: ground burial followed by disinterment for reburial, permanent ground burial, final inhumation, cremation, embalming interment (limited).

+ Provincial cemeteries will be built under provincial construction plannings approved by provincial-level Peoples Committees.

f/ Orientations for environmental protection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Regional development must be associated with environmental protection in Nhue, Day, Ca Lo. Duong, Tich, Hong (Red) and Thai Binh river basins.

- To enhance the control and thorough treatment of environmental pollution caused by wastewater, waste gases, solid waste and hazardous waste in industrial zones, small and cottage industry establishments and craft villages.

- To enhance environmental management and protection in suburban residential areas, ground clearance and resettlement areas.

8. Priority programs and projects:

In order to step by step effectively implement the construction planning of the Hanoi capital region at the initial stage, efforts should be concentrated on the following specific programs and projects:

a/ Social infrastructure

- Aprogram on rearrangement and adjustment of tertiary education establishments, professional secondary and vocational schools, aiming to relocate a number of universities and schools out of the inner city of Hanoi.

- A program on rearrangement and adjustment of regional hospitals, aiming to rationally distribute these hospitals and reduce the overload of work for hospitals in the inner city of Hanoi.

- A program on building of a system of major commercial and service works; wholesale markets and supermarkets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Review and adjustment of urban and industrial plannings which are no longer appropriate to the Hanoi capital regions industrial development.

b/Technical infrastructure

- Transport infrastructure:

+ To invest in renovating, upgrading and building expressways, Ho Chi Minh road, and belt expressways of the capital region (phase I).

+ To invest in renovating and expanding centripetal sections of national highways 2,3,32, etc.

+ To invest in building transport service facilities.

+ To invest in renovating and upgrading centripetal sections of national railways into elecmfied dual-track railways.

+ To invest in building a number of urban railways.

- Technical preparations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The project on dredging of Chau Giang, Nhue and Ngu Huyen Khue rivers and Bac Hung Hai irrigation system.

+ The project on revitalization of Day river.

+ The project on embankment of landslide-prone areas on the banks of Red River.

+ Building of a system of outer sewers for treatment of wastewater before discharge into Hanoi citys axial drainage system.

- Water supply:

+ The project on water supply from Da river.

+ The project on water supply from Lo river.

- Wastewater drainage and environmental sanitation:

+ The national cemetery "Mai Dich 2".

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ An ecological cemetery. +A regional public cemetery.

- Power supply:

+ Regarding 500 kV transformer stations and grid:

Expansion of Thuong Tin transformer station.

Building of new Thuong Tin - Quang Ninh dual circuit.

+ Regarding 200 kV transformer stations and grid:

Expansion of Soc Son, Xuan Mai. Pho Noi and Hoa Binh transformer stations.

Building of new transformer stations in Thanh Cong. Van Tri. An Duong, etc.

- Environmental protection:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Thorough treatment of wastewater sources along the basin of Nhue and Day rivers.

+ Treatment of ground water contamination and geological depression.

+ Planning of the construction of a system of ecological belts of the Hanoi capital region.

9. Models of implementation organization:

The Steering Committee for planning and construction investment of the Hanoi capital region shall direct planning and construction investment work and the implementation of regional-level investment programs and projects: formulate special mechanisms and solutions to facilitate the regions socio-economic development: inspect and urge ministries, branches and localities in implementing the planning and carrying out constaiction investment under the planning.

The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs and concerned agencies in, studying and proposing to the Prime Minister models of management of the regions development.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

The Ministers of Construction; Planning and Investment; Industry and Trade; Finance; Natural Resources and Environment; and Defense; the Peoples Committees of Hanoi city and Ha Tay, Hoa Binh, Bac Ninh, Vinh Phuc, Ha Nam, Hung Yen and Hai Duong provinces, and concerned organizations shall implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 05/05/2008 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.979

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.159.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!