ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 49/2013/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 07 tháng 11 năm
2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi
ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, ngày 28 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai
thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tại Tờ trình số 2300/TTr-SNN, ngày 27 tháng 8 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng
Quyết định này Quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
đã xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt
động liên quan đến các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức quản lý, bảo vệ công trình thủy
lợi
Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải tuân thủ
Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Nghị định số 143/2003/NĐ-CP, ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy
lợi.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. “Công trình thủy lợi” là công trình thuộc kết cấu
hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra,
bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm
bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
2. “Phạm vi vùng phụ cận” là phạm vi giáp công trình
thủy lợi được quy định áp dụng đối với từng loại công trình nhằm bảo vệ an toàn
cho công trình.
3. “Kênh chìm” là kênh có cao trình mực nước thiết kế
thấp hơn cao trình mặt đất tự nhiên. Ngoài ra các kênh còn lại là kênh nổi.
4. “Lưu lượng” là thể tích nước chảy qua một mặt cắt
ướt của dòng chảy trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là m3/giây.
Điều 4. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm phần diện tích
mà công trình chiếm chỗ và vùng phụ cận. Trong phạm vi vùng phụ cận của công
trình thủy lợi, việc sử dụng đất phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận
hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo
dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình có sự
cố.
Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định
như sau:
1. Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận
bảo vệ đập từ chân đập trở ra
a) Đập cấp I tối thiểu là 300 m, phạm vi không được xâm phạm
là 100 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây
mất an toàn đập;
b) Đập cấp II tối thiểu là 200 m, phạm vi không được
xâm phạm là 50 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích
không gây mất an toàn đập;
c) Đập cấp III tối thiểu là 100 m, phạm vi không được xâm
phạm là 40 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không
gây mất an toàn đập;
d) Đập cấp IV tối thiểu là 50 m, phạm vi không được xâm phạm
là 20 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây
mất an toàn đập;
đ) Đập cấp V tối thiểu là 20 m, phạm vi không được xâm phạm
là 05 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây
mất an toàn đập.
2. Đối với kênh nổi
a) Kênh nổi có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s
Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra
là 05 m.
b) Kênh nổi có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s
- Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái
ngoài của kênh cấp 1 trở ra là 03 m.
- Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái
ngoài của kênh cấp 2 trở ra là 02 m.
c) Kênh nổi có lưu lượng nhỏ hơn 02 m3/s
- Phạm vi vùng phụ cận tính từ
chân mái ngoài của kênh cấp 1, 2 trở ra là 02 m.
- Phạm vi vùng phụ cận tính từ chân mái
ngoài của kênh cấp 3, 4 trở ra là 01 m.
3. Đối với kênh chìm
a) Kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng lớn hơn 20 m3/s
Phạm vi vùng phụ cận là 15 m tính từ mép trong bờ kênh.
b) Kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng từ 10 m3/s
đến 20 m3/s
Phạm vi vùng phụ cận là 10 m tính từ mép trong bờ kênh.
c) Kênh chìm (tưới, tiêu) có lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/s
Phạm vi vùng phụ cận là 5 m tính từ mép trong bờ kênh.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai rộng rãi Quy định phạm vi bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định
tại Quyết định này, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tham mưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
theo quy định tại Quyết định này.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 351/QĐ-CT, ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc Ban hành Quy định phạm vi lưu không bảo
vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư;
thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Quang
|