BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 488/QĐ-BXD
|
Hà Nội,
ngày
25
tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT TẠM THỜI QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ AN TOÀN KẾT CẤU NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH
CÔNG CỘNG
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày
25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày
12/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Đề án Tăng
cường năng lực kiểm định chất
lượng công trình xây dựng ở Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày
15/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn
chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám
định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt tạm thời Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở
và công trình công cộng do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng lập
(kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục
Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Thủ trưởng các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VP, GĐ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quang Hùng
|
QUY
TRÌNH
ĐÁNH
GIÁ AN TOÀN KẾT CẤU NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Chủ nhiệm:
|
PGS. TS. Nguyễn Võ Thông
|
Tham gia
chính:
|
PGS. TS. Nguyễn Xuân Chính
TS. Vũ Thành Trung
TS. Lê Minh Long
ThS. Đỗ Văn Mạnh
TS. Trần Hùng
ThS. Nguyễn Hữu Quyền
|
Ngày tháng năm 2016
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
VIỆN TRƯỞNG
TS. Trịnh Việt Cường
|
Ngày tháng năm 2016
CHỦ
NHIỆM ĐỀ TÀI
|
Ngày tháng năm 2016
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN
QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
CỤC TRƯỞNG
Phạm
Minh Hà
|
Ngày tháng năm 2016
CHỦ
TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
PGS. TS. Phạm Minh Hà
|
MỤC LỤC
1. Quy định chung
1.1. Đối tượng áp dụng
1.2. Phạm vi áp dụng
1.3. Cơ sở biên soạn
2. Quy trình đánh giá
an toàn kết cấu nhà
2.1. Giai đoạn 1 - Quy trình khảo
sát, đánh giá sơ bộ
2.2. Giai đoạn 2 - Quy trình khảo
sát và đánh giá chi Tiết
2.2.1. Trình tự chung
2.2.2. Công tác chuẩn bị
2.2.3. Lập đề cương khảo sát và xác
định khối lượng khảo sát chi Tiết
2.2.4. Công tác đo đạc và kiểm tra
hiện trường
2.2.5. Lấy mẫu và xác định đặc trưng vật liệu
2.2.6. Xác định tải trọng và tác động
thực tế
2.2.7. Tính toán kiểm tra
2.2.8. Đánh giá tình trạng kỹ thuật
nhà và công trình
2.2.9. Trình bày báo cáo kết
quả khảo sát
Phụ lục 1 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra
Bảng PL 1.1 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu móng nông
Bảng PL 1.2 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu bê tông cốt thép
Bảng PL 1.3 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu thép
Bảng PL 1.4 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu khối xây gạch đá
Phụ lục 2 - Xác định gần đúng cường độ
bê tông, đá và vữa theo dấu hiệu bên ngoài
Phụ lục 3 - Bảng kê khuyết tật, hư
hỏng của các cấu kiện
Phụ lục 4 - Mẫu báo cáo kết
quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình
Phụ lục 5 - Đề cương khảo sát và đánh
giá chi Tiết an toàn kết cấu
Phụ lục 6 - Mẫu báo cáo kết quả
khảo sát, đánh giá chi Tiết an toàn kết cấu
1. Quy định
chung
1.1. Đối
tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng cho các đối
tượng nhà ở và nhà công cộng, đặc biệt chú trọng vào nhà chung cư xây dựng
trước năm 1994, các nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng có tuổi
thọ trên 60 năm.
1.2. Phạm vi
áp dụng
Quy trình này áp dụng để khảo sát và
đánh giá mức độ an toàn chịu lực kết cấu của các đối tượng nêu trong Mục 1.1.
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát, đánh giá, cần lưu ý các hư hỏng của các hệ
thống kỹ thuật có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của công trình và người sử
dụng.
Quy trình này không áp dụng cho các
đối tượng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Đối tượng sử dụng quy trình này phải
là các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm phù hợp với các lĩnh vực có liên
quan.
Ghi chú: Việc tính
toán kiểm tra an toàn chịu lực của nhà và công trình chịu tải trọng động đất sẽ
được quy định ở các văn bản khác có liên quan.
1.3. Cơ sở
biên soạn
Quy trình này được biên soạn dựa trên
các tiêu chuẩn sau:
TCVN 9381: 2012, Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy
hiểm của kết cấu nhà.
TCVN 9378: 2012, Khảo sát đánh giá
tình trạng nhà và công trình xây gạch đá.
(Cơ sở biên soạn - TCVN... Nhà
và công trình - Các nguyên tắc khảo sát kết cấu chịu lực);
(Cơ sở biên soạn - TCVN... Hướng dẫn đánh giá độ tin
cậy của kết cấu xây dựng
của nhà và công trình theo
dấu hiệu bên ngoài).
Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 15/2/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu
lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị.
1.4. Tài liệu
viện dẫn
Trong Quy trình này sử dụng các tài
liệu dưới đây. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên
bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng
phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác
động - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9386:2012, Thiết kế công trình
chịu động đất.
TCVN 5573:2011, Kết cấu gạch đá và gạch đá
cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5574:2012, Kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép - Tiêu
chuẩn thiết kế.
TCVN 5575:2012, Kết cấu thép - Tiêu
chuẩn thiết kế.
TCVN 4453-1995, Kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 9339:2012, Bê tông và vữa xây
dựng - Phương pháp xác định pH bằng máy đo pH.
TCVN 9334:2012, Bê tông nặng -
Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy.
TCVN 3108 : 1993, Hỗn hợp bê tông
nặng - Phương pháp xác định khối lượng thể tích.
TCVN 9356:2012, Kết cấu BTCT-
Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép
trong bê tông.
TCVN 9357:2012, Bê tông nặng- Đánh
giá chất lượng bê
tông - Phương pháp xác định vận tốc xung siêu âm.
TCVN 9360: 2012, Quy trình kỹ
thuật xác định độ lún công trình công nghiệp và dân dụng bằng phương pháp đo
cao hình học.
TCVN 197:2002, Vật liệu kim loại -
Thử kéo ở nhiệt độ thường.
TCVN 4398:2001, Thép và sản phẩm
thép - Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu, thử cơ tính.
TCVN 6355-1:1998, Gạch xây - Phương
pháp xác định độ bền uốn.
TCVN 3121-11:2003, Vữa Xây dựng - Phương pháp
thử. Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn.
2. Quy trình
đánh giá an toàn kết cấu nhà
Quy trình đánh giá an toàn gồm 02 Giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Khảo sát, đánh giá sơ
bộ. Khảo sát sơ bộ bằng phương pháp trực quan và chuyên gia, đưa ra các đánh
giá dựa trên các dấu hiệu bên ngoài của các kết cấu. Kết luận của bước khảo sát
này là công trình có cần thiết phải khảo sát chi Tiết (Giai đoạn 2) hay không
và nếu không thì hướng xử lý thế nào (Hình 1);
- Giai đoạn 2: Khảo sát, đánh giá chi Tiết.
Khảo sát chi Tiết bằng các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng; thí nghiệm; tính toán và
đánh giá mức độ an toàn của kết cấu nhà và công trình. Từ đó đề xuất phương án
xử lý tiếp theo: tiếp tục sử dụng; sửa chữa, gia cường; hoặc các biện pháp can
thiệp khác. Bước này chỉ tiến hành đối với các nhà thuộc diện phải khảo sát chi
Tiết để đánh giá theo kết luận của Giai đoạn 1 (Hình 2).
Hình 1 - Sơ đồ trình tự và
nội dung chủ yếu của Giai đoạn 1: Khảo sát, đánh giá sơ bộ
Hình 2 - Sơ đồ
trình tự và nội dung chủ
yếu của Giai đoạn 2: Khảo sát, đánh giá chi Tiết
Để đánh giá an toàn kết cấu nhà cho cả
hai giai đoạn 1 và 2, cần xem xét phân tích sự nguy hiểm các cấu kiện là độc
lập hay có liên quan với nhau. Khi tính nguy hiểm của cấu kiện chỉ mang tính
chất độc lập, thì không tạo thành nguy hiểm cho cả hệ thống; khi nguy hiểm là
có liên quan với nhau, thì phải xem xét mức độ nguy hiểm của hệ kết cấu để dự
đoán tình trạng kỹ thuật nhà.
Ghi chú: Đối với nhà
và công trình đã được khảo sát, đánh giá trong Khoảng thời gian 3 năm kể từ
thời Điểm ban hành quy trình này, cần tiến hành rà soát sự phù hợp của các kết
quả khảo sát, đánh giá với quy trình này. Nếu phù hợp với quy trình ở giai đoạn
1, cần sàng lọc, chuyển các đối tượng cần khảo sát, đánh giá chi Tiết sang giai đoạn 2.
Nếu nhà, công trình đã được khảo sát, đánh giá phù hợp với giai đoạn 2, cần tập
hợp kết quả mà không cần khảo sát, đánh giá lại.
Nội dung dưới đây trình bày chi Tiết
hai giai đoạn khảo sát, đánh giá trên.
2.1. Giai
đoạn 1 - Quy trình khảo sát, đánh giá sơ bộ
2.1.1. Trình
tự chung
- Bước 1: Công tác chuẩn bị:
thu thập, Điều tra và phân tích các thông tin và tài liệu liên quan tới công
trình được khảo sát.
- Bước 2: Tiến hành khảo sát
sơ bộ hiện trường: xem xét các khuyết tật, hư hỏng.
- Bước 3: Phân tích và đánh
giá: dựa trên các các tài liệu, số liệu, khảo sát, đo đạc,... đã thu thập được,
tiến hành phân tích, đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình.
- Bước 4: Lập báo cáo khảo
sát, đánh giá.
Nội dung chi Tiết các bước được trình
bày dưới đây:
2.1.2. Công
tác chuẩn bị
Mục đích của công tác chuẩn bị là làm
quen, tìm hiểu sơ bộ về đối tượng được khảo sát. Khi thực hiện công tác chuẩn
bị, cần thu thập, tìm hiểu, phân tích các hồ sơ, tài liệu sau (nếu có):
- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ chất lượng thi
công và nghiệm thu ban đầu cũng như các hồ sơ liên quan tới sửa chữa trong quá
trình sử dụng;
- Các tài liệu khảo sát hiện trạng nhà
trong quá trình sử dụng;
- Tài liệu khảo sát địa chất;
- Tài liệu về môi trường xung quanh.
Quá trình thu thập, tìm hiểu, phân
tích hồ sơ, tài liệu cần xác định được các thông tin như sau:
- Năm xây dựng và năm đưa vào sử dụng;
- Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế,
đơn vị thi công;
- Giải pháp mặt bằng, kết cấu, nền
móng, kiến trúc công trình;
- Vật liệu sử dụng;
- Sự thay đổi công năng, gia tăng tải
trọng,...;
- Các thông tin của các đợt khảo sát,
sửa chữa trước đó.
Dựa trên các thông tin đó,
cần phải xác định được vị trí, khối lượng khảo sát trực quan đối với từng loại
cấu kiện trong từng bộ phận cấu thành công trình.
2.1.3. Công
tác khảo sát hiện trường
a. Nguyên tắc chung
Mục đích công tác khảo sát hiện trường
của bước khảo sát hiện trường là ghi nhận các khuyết tật, hư hỏng và sai lệch
xuất hiện trên các cấu kiện.
Trong trường hợp nhà, công trình có
dấu hiệu hư hỏng của kết cấu móng, cần tiến hành đào lộ phần
móng để khảo sát, đánh giá.
Ghi chú: Trường hợp
các dấu hiệu bên ngoài bị che khuất (chẳng hạn: vết nứt bị đồ đạc đè lên hoặc
bị trát kín,...)
cần làm lộ các dấu hiệu đó (nếu được) trước khi quan sát, đo đạc, kiểm tra.
b. Khảo sát sơ bộ kết
cấu khối xây
gạch, đá
- Khi khảo sát sơ bộ kết cấu tường,
trụ gạch cần thực hiện các công tác sau đây:
+ Xem xét toàn bộ mặt tường, gõ nhẹ để
xác định vị trí bong rộp.
+ Mô tả các vết nứt (kích thước, phân
bố trên tường, hướng phát triển...), biểu diễn trên hình vẽ độ nghiêng lệch,
vặn (nếu có);
+ Mô tả tình trạng xuống cấp của vật
liệu (vữa mủn, bong, rộp, gạch mủn mặt, Tiết muối, biến màu...), tình trạng
rêu, mốc, cây cỏ dại mọc trong công trình;
+ Mô tả hiện trạng các ô cửa, vòm cửa,
giằng tường, lanh tô, độ nghiêng độ võng của chúng, chú ý các vết nứt của
giằng, lanh tô;
+ Chú ý tình trạng ẩm tường: từ ngoài
vào (nếu vữa xấu hoặc có vết nứt xuyên tường); có thể từ nền lên (nếu có đất
lấp chân tường hoặc thiếu lớp cách ẩm
ở đỉnh tường móng); có thể thấm ngang (nếu phía đối diện có công trình như bể
phốt, bể nước,
bồn cây). Sau cùng, tường có thể ẩm vì trong gạch hoặc vữa có chứa một
lượng muối khoáng có tính hút ẩm;
+ Mô tả tình trạng chung của khối xây:
chất lượng gạch, vữa và liên kết giữa chúng;
+ Mô tả các thay đổi kết cấu trong
quá trình sử dụng: thay thế, cải tạo,...
- Khi khảo sát sơ bộ sàn gạch: sàn
sang gạch (dạng xây phẳng hoặc vòm cuốn), sàn gạch hourdis, có dầm thép hình chữ I
hoặc dầm BTCT, cần xem xét: mô tả các vết nứt do quá tải, các vùng bị ẩm do
thấm nước từ phía trên, có hiện tượng bong vữa, nhất là tại vị trí dầm thép bị
gỉ,..., các vị trí vật liệu bị suy giảm do yếu tố thời gian và môi trường.
c) Khảo sát sơ bộ kết cấu BTCT lắp
ghép
Khi khảo sát sơ bộ kết cấu các kết cấu
BTCT lắp ghép, cần tiến hành các công tác sau:
- Xác định hiện trạng các mối nối:
chiều rộng khe hở giữa các tấm panel tường hoặc các cấu kiện lắp ghép; độ dịch
chuyển tương đối theo phương ngang và phương đứng giữa các tấm sàn,
tấm tường, dầm, cột lắp
ghép; hiện trạng liên kết hàn trong mối nối;...
- Xác định các vết nứt, đo vẽ vết nứt
trên các tấm panel và ở các mối nối của các tấm sàn, tấm tường lắp ghép;
- Xác định các khuyết tật, hư hỏng:
bong tróc lớp bê tông bảo
vệ, cốt thép han gỉ.
- Xác định các thay đổi kết cấu trong
quá trình sử dụng: thay thế, cải tạo,...
d) Khảo sát sơ bộ kết
cấu BTCT toàn
khối
- Khi khảo sát sơ bộ kết cấu BTCT toàn
khối, chủ yếu tập trung vào các
công tác xác định, đo vẽ các khuyết tật, hư hỏng như:
+ Các vết nứt, đặc biệt là vết nứt ở
vùng chịu kéo của các cấu kiện chịu uốn;
+ Bong tróc lóp bê tông bảo vệ. Cần bóc bỏ các
lớp bê tông bảo vệ bị suy thoái
để quan sát kỹ hơn;
+ Lộ cốt thép han gỉ;
+ Độ võng, nghiêng, biến dạng cục bộ
của các cấu kiện.
- Mô tả các thay đổi kết cấu trong quá
trình sử dụng: thay thế, cải tạo,...
e) Khảo sát sơ bộ kết
cấu gỗ: Xác định, đo
vẽ các khuyết tật, hư hỏng: mối, mọt; các vết nứt; nghiêng, võng; Tiết diện
thực tế của cấu kiện; xác định thay đổi kết cấu trong quá trình sử dụng: thay
thế, cải tạo,...
j) Khảo sát sơ bộ kết
cấu thép: Xác định, đo
vẽ các khuyết tật, hư hỏng: han gỉ, ăn mòn, suy giảm Tiết diện; khuyết liên kết
bu lông, đinh tán, hàn; nghiêng, võng, biến dạng cục bộ; xác định các thay đổi
kết cấu trong quá trình sử dụng: thay thế, cải tạo;...
g) Trình bày kết quả khảo
sát sơ bộ
Khi tiến hành khảo sát hiện
trường, cần phát hiện, đánh dấu, ghi chép, chụp ảnh lại các
khuyết tật, hư hỏng có thể quan sát được bằng trực quan. Tiến hành đo vẽ hình
thái, kích thước, mức độ, vị trí của khuyết tật, hư hỏng của các cấu kiện như
vết nứt, bong tróc, võng, nghiêng,... Một số khuyết tật, hư hỏng cơ bản, các
nguyên nhân có thể gây ra các khuyết tật, hư hỏng đó và các khả năng gây ra hậu
quả,... có thể tham khảo Phụ lục 1. Kết quả cần
tập hợp và ghi chép theo biểu mẫu trong Phụ lục 3.
Khi tiến hành xem xét hiện trường,
ngoài quan sát bằng trực quan, còn có thể sử dụng một số dụng cụ đơn giản như:
thước đo chiều dài, thước đo góc, quả dọi, ni vô, súng bật nảy, búa có đầu
nhọn, kích dẹt, máy ảnh,.... Trong quá trình khảo sát, cần ghi chép lại các
khuyết tật, hư hỏng và các nhận định, đánh giá, đồng thời chụp ảnh để minh
chứng.
2.1.4. Phân
tích và đánh giá
Mục đích của công tác phân tích và
đánh giá nhằm xác định tình trạng kỹ thuật nhà và công trình, từ đó đưa ra
hướng xử lý tiếp theo.
Trình tự đánh giá như sau:
- Bước 1: Từ kết quả khảo sát
hiện trường, phân loại tình trạng kỹ thuật của từng nhóm cấu kiện, kết cấu theo
các dấu hiệu bên ngoài nêu trong các Bảng từ PL2.1 đến Bảng PL2.4. Các dấu hiệu
bên ngoài của cấu kiện được phân thành 2 nhóm phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra
hư hỏng: vào lực tác động và tác động của môi trường. Các hư hỏng do tác động
của môi trường (gỉ, phong hóa vật liệu,...) không chỉ làm giảm khả năng chịu
lực của kết cấu mà còn làm giảm độ bền lâu. Dấu hiệu bên ngoài được dùng để
phân loại tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, kết cấu là giá trị khuyết tật, hư
hỏng lớn nhất ghi nhận được trên loại cấu kiện, kết cấu đó. Loại tình trạng kỹ
thuật của các cấu kiện, kết cấu được phân thành 05 loại, tương ứng với mỗi loại
tình trạng là giá trị mức độ hư hỏng của các loại cấu kiện đó.
- Bước 2: Ứng với mỗi
mức tình trạng kỹ thuật, xác định mức độ hư hỏng lớn nhất của từng loại cấu kiện,
kết cấu eck. Giá trị của
eck phụ thuộc
vào loại tình trạng kỹ
thuật của cấu kiện, kết cấu, được cho trong Bảng 1. Đối với các trường hợp cụ
thể, giá trị eck cho trong
Bảng 3 (Kết cấu BTCT); Bảng 4 (Kết cấu thép); Bảng 5 (Kết cấu gạch đá); Bảng 6
(Kết cấu gỗ).
Bảng 1. Phân loại
tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, kết cấu
Phân loại
tình trạng kỹ thuật
|
Mô tả tình
trạng kỹ thuật
|
Mức độ hư
hỏng
eck
|
Loại 1
|
Không có hư hỏng, tình trạng kỹ
thuật bình thường.
Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế.
|
0
|
Loại 2
|
Đáp ứng yêu cầu sử dụng, giá trị các
biến dạng cho
phép
(độ võng, bề rộng vết nứt...)
có thể bị vi phạm nhưng vẫn đảm bảo sử dụng bình thường.
|
0,05
|
Loại 3
|
Chưa đáp ứng hoàn toàn yêu cầu sử dụng.
Khả năng làm việc có hạn chế. Tồn tại hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực.
|
0,15
|
Loại 4
|
Không đáp ứng yêu cầu sử dụng. Tồn
tại hư hỏng ảnh hưởng đến khai thác sử dụng.
|
0,25
|
Loại 5
|
Tình trạng nguy hiểm. Tồn tại hư
hỏng có thể dẫn đến
phá hủy kết cấu.
|
0,35
|
- Bước 3: Đánh giá tổng hợp
mức độ hư hỏng của nhà, công trình theo công thức:
(2.1)
Trong đó: eck1; eck2;…; ecki - giá trị hư
hỏng lớn nhất theo loại cấu kiện, kết cấu, được xác định tùy thuộc vào mức tình
trạng kỹ thuật của loại cấu kiện, kết cấu đó, cho trong Bảng 1.
α1; α2;...; αi - hệ số tầm
quan trọng theo loại cấu kiện, kết cấu.
Hệ số tầm quan trọng của
kết cấu được xác định bởi chuyên gia dựa trên tầm quan trọng của kết cấu, cấu
kiện khi bị phá hủy. Khi các chuyên gia không có cơ sở để xác định thì giá trị
của các hệ số tầm quan trọng của kết cấu có thể được lấy như sau:
Sàn và mái: α =2
Dầm: α = 4
Dàn: α = 7
Cột: α = 8
Tường chịu lực và móng: α = 3
Các dạng kết cấu khác: α =2
- Bước 4: Dựa trên giá trị mức
độ hư hỏng tổng thể của nhà, công trình ett tính theo
công thức 2.1, xác định mức độ tình trạng kỹ thuật của nhà, công trình. Tình
trạng kỹ thuật của nhà được phân làm 03 mức phụ thuộc vào giá trị ett, đặc trưng
và khuyến cáo về hướng xử lý tiếp theo cụ thể được cho trong Bảng 2.
Bảng 2. Phân mức
tình trạng kỹ thuật của nhà và công trình
Mức tình
trạng kỹ thuật
|
Mức độ hư
hỏng ett
|
Mô tả tình
trạng và hướng xử lý tiếp theo
|
Mức 1
|
≤ 0,15
|
Không có khuyết tật, hư hỏng hoặc có
nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu sử dụng, các giá trị biến dạng (độ võng, bề rộng
vết nứt,...) có thể vượt quá giới hạn nhưng vẫn đảm bảo sử dụng bình thường,
song cần có biện pháp chống ăn mòn và sửa chữa các khuyết tật, hư hỏng nhỏ
|
Mức 2
|
0,15 ÷ 0,35
|
Chưa đáp ứng được các yêu cầu sử
dụng. Tồn tại khuyết tật, hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến
khả năng khai thác, cần tiến hành khảo sát chi Tiết. Việc khảo sát, đánh giá
chi Tiết được đưa vào kế hoạch và thực hiện theo lộ trình phù hợp trong Khoảng
thời gian từ 1 đến 2 năm
|
Mức 3
|
≥ 0,35
|
Tình trạng nguy hiểm, tồn
tại khuyết tật, hư hỏng có thể dẫn đến phá hủy kết cấu. Đưa vào diện ưu tiên
khảo sát, đánh giá chi Tiết ngay. Cần có biện pháp khoanh vùng
nguy hiểm và chống đỡ. Khi cần thiết có thể sơ tán dân tạm thời hoặc các biện
pháp can thiệp khác nhằm đảm bảo an toàn cho người, bản thân công trình và
các công trình xung quanh
|
Ghi chú:
1. Trường hợp nhà và
công trình có dấu hiệu nghiêng, lệch có thể nhận thấy bằng trực quan, gây ra do
sụt, lún, trượt,... nền móng hoặc ảnh hưởng bởi các công trình xung quanh,...
thì tình trạng kỹ thuật, theo dấu hiệu này, được xếp vào mức 2. Trường hợp các
dấu hiệu này có thể dẫn đến khả năng phá hủy kết cấu nhà, công
trình thì tình trạng kỹ thuật của nhà, công trình được xếp vào mức 3.
2. Đối với các công
trình có tầm quan trọng cao, nơi tập trung đông người có kết quả đánh giá tình
trạng kỹ thuật ở mức 2 thì
được phép tăng thêm một mức.
Bảng 3. Đánh giá
tình trạng kỹ thuật của kết cấu BTCT theo dấu hiệu bên ngoài
Phân loại
tình trạng kết cấu
|
Các dấu
hiệu do lực tác động
lên kết cấu
|
Các dấu
hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu
|
Mức độ hư
hỏng
eck
|
Loại 1
|
Vết nứt nhỏ (đến 0,1mm).
|
Có một vài chỗ bị rỗ.
|
0
|
Loại 2
|
Vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo
không vượt quá 0,3 mm.
|
Ở những chỗ có lớp bê tông bảo vệ
mỏng trên thép cấu tạo và thép đai xuất hiện gỉ. Sườn, gờ
của kết cấu bị tróc. Bề mặt bê tông ẩm và bị đổi màu.
|
0,05
|
Loại 3
|
Vết nứt trong vùng bê tông chịu kéo
đến 0,5 mm. Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/150 khẩu độ.
|
Vết nứt chạy dọc theo cốt thép bị
gỉ. Ăn mòn cốt thép đến 10% Tiết diện. Bê tông trong vùng chịu kéo giữa các
cốt thép dễ bị vỡ vụn đến hết lớp bảo vệ.
|
0,15
|
Loại 4
|
Bề rộng vết nứt vuông góc với trục
dầm không lớn hơn 1 mm và chiều dài vết nứt lớn hơn 3/4 chiều cao dầm. Vết nứt
xuyên ngang ở cột không lớn hơn 0,5 mm. Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn hơn
1/75 khẩu độ.
|
Bong tách lớp bê tông
bảo vệ làm lộ cốt thép. Ăn mòn cốt thép đến 15%. Cường độ bê tông giảm đến
30%.
|
0,25
|
Loại 5
|
Bề rộng vết nứt vuông góc với trục
dầm lớn hơn 1 mm và chiều dài vết nứt lớn hơn 3/4 chiều cao dầm. Vết nứt xiên
cắt qua vùng gối tựa và vùng neo cốt thép chịu kéo của dầm. Trong
các cấu kiện chịu nén có các vết nứt xiên xuyên cấu kiện. Các vết
nứt trong kết cấu
chịu tác động đổi chiều. Cốt thép trong vùng chịu nén của cột bị phình. Một
số cốt thép chịu lực trong vùng chịu kéo bị đứt, các cốt đai trong vùng vết
nứt xiên bị đứt. Bê tông trong vùng chịu nén bị vỡ. Độ võng trong các cấu
kiện chịu uốn lớn hơn 1/50 khẩu độ đồng thời trong vùng chịu kéo có các vết
nứt lớn hơn 0,5 mm. Chi Tiết
đặt sẵn trong cột bị bung, cốt thép bị lộ ra. Bê tông trong mối nối cột bị
nứt, hư hỏng.
Bê
tông giữa các vết nứt xiên trong dầm, xà, tấm bị vỡ.
|
Cốt thép bị lộ rõ hết đường kính. Bị
ăn mòn đến 15% Tiết diện cốt thép. Cường độ bê tông giảm trên 30%. Các mối
nối bị hư hỏng.
|
0,35
|
Bảng 4. Đánh giá
tình trạng kỹ thuật của kết cấu thép theo dấu hiệu bên ngoài
Phân loại
tình trạng kết cấu
|
Các dấu
hiệu do lực tác động
lên kết cấu
|
Các dấu
hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu
|
Mức độ hư
hỏng
eck
|
Loại 1
|
Không
|
Không
|
0
|
Loại 2
|
Không
|
Một số chỗ lớp chống ăn mòn bị hỏng.
Ở một vài đoạn có những vết ăn mòn làm hỏng đến 5% Tiết diện. Một số vị trí
bị cong vào do va chạm với các phương tiện vận tải và các hư hại
khác làm giảm yếu Tiết diện đến 5%.
|
0,05
|
Loại 3
|
Độ võng của cấu kiện chịu uốn vượt
1/250 khẩu độ
|
Gỉ thành mảng làm giảm diện tích Tiết
diện cấu kiện chịu lực đến 15%. Một số vị trí bị cong vào do va
chạm với các phương tiện vận tải và các hư hại khác làm giảm yếu Tiết diện
đến 15%. Bản mã nút vì kèo bị cong.
|
0,15
|
Loại 4
|
Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn
hơn 1/75 khẩu độ. Kết cấu mất ổn định cục bộ (bản bụng và cánh của dầm bị vênh, cột bị
phình). Một số bu lông hoặc đinh tán bị đứt (liên kết bu lông). Ở các cấu
kiện thứ yếu có các vết nứt.
|
Ăn mòn làm giảm Tiết diện tính toán
của cấu kiện chịu lực đến 25%. Các vết nứt ở các mối hàn hoặc ở trong vùng
gần mối hàn. Các tác động cơ học làm giảm yếu Tiết diện đến 25%.
Chênh nghiêng của vì kèo so với trục thẳng đứng lớn hơn 15mm. Các
nút liên kết bị lỏng do bu lông hoặc đinh tán bị xoay.
|
0,25
|
Loại 5
|
Độ võng của cấu kiện chịu uốn lớn
hơn 1/50 khẩu độ. Dầm hoặc các cấu kiện chịu nén mất ổn định tổng thể. Các
cấu kiện chịu kéo của vì kèo bị đứt. Có các vết nứt ở các cấu kiện chịu lực
chính.
|
Ăn mòn làm giảm Tiết diện tính toán
của các cấu kiện chịu lực lớn hơn 25%. Các mối nối bị lỏng cùng sự dịch
chuyển của gối tựa.
|
0,35
|
Bảng 5. Đánh
giá tình trạng kỹ thuật của kết cấu gạch đá theo dấu hiệu bên ngoài
Phân loại
tình trạng kết cấu
|
Các dấu
hiệu do lực tác động
lên kết cấu
|
Các dấu
hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu
|
Mức độ hư
hỏng
eck
|
Loại 1
|
Vết nứt trong các viên gạch, không
cắt qua mạch vữa.
|
Không.
|
0
|
Loại 2
|
Vết nứt nhỏ như sợi tóc, cắt qua
không quá hai hàng gạch xây (chiều dài 15-18 cm).
|
Các mạch vữa bị phong hóa đến 1 cm.
|
0,05
|
Loại 3
|
Các vết nứt cắt không quá bốn hàng
gạch xây.
|
Khối xây bị phong hóa và lớp ốp bị
bong tách với chiều sâu đến 15% chiều dày khối xây.
|
0,15
|
Loại 4
|
Vết nứt đứng và vết nứt xiên kéo dài
quá bốn hàng gạch xây trong tường chịu lực. Hình thành các vết nứt đứng giữa
các các tường dọc và tường ngang, các liên kết và neo bằng thép giữa tường
với cột và sàn bị đứt hoặc bị nhổ. Hư hỏng cục bộ khối xây với chiều sâu đến
2 cm dưới gối tựa của vì kèo, dầm và lanh tô dưới dạng vết nứt; vết nứt đứng
theo mép gối cắt không quá ba hàng gạch xây.
|
Khối xây bị phong hóa và lớp ốp bị
bong tách với chiều sâu đến 25% chiều dày khối xây. Trong phạm vi của tầng,
tường và móng bị nghiêng và phình không quá 1/6 chiều dày của chúng. Dịch
chuyển của tấm sàn ở gối tựa không lớn hơn 1/5 chiều dài đoạn gối nhưng không
quá 2 cm.
|
0,25
|
Loại 5
|
Vết nứt đứng và xiên trong tường chịu
lực và trụ kéo dài suốt chiều cao tường. Tường dọc và ngang bị tách ở góc
tiếp giáp, các liên kết và neo bằng thép giữa tường với cột và sàn bị đứt
hoặc bị nhổ. Hư hỏng khối xây dưới gối tựa của vì kèo, dầm và lanh tô dưới
dạng vết nứt, vỡ gạch, hình thành các vết nứt đứng và xiên cắt trên ba hàng
gạch, xây ở trụ tường.
|
Khối xây bị phong hóa sâu đến 40%
chiều dày. Tường trong giới hạn một tầng bị nghiêng và phình đến hơn 1/3
chiều dày tường, tường trụ và móng bị dịch chuyển ngang theo đường tiếp giáp.
Dịch chuyển của tấm sàn ở gối tựa lớn hơn 1/5 chiều sâu gối vào tường. Vữa bị
mất hết cường độ (dùng tay bóp vỡ vữa dễ dàng).
|
0,35
|
Bảng 6. Đánh giá tình trạng kỹ thuật
của kết cấu gỗ theo dấu hiệu bên ngoài
Phân loại
tình trạng kết cấu
|
Các dấu
hiệu do lực tác động
lên kết cấu
|
Các dấu
hiệu do tác động của môi trường lên kết cấu
|
Mức độ hư
hỏng
eck
|
Loại 1
|
Không.
|
Vết nứt nhỏ như sợi tóc ở kết cấu do
co ngót.
|
0
|
Loại 2
|
Một số bu lông, đai, đinh chữ U bị long.
|
Có các khe lớn giữa các tấm lát sàn
và dầm đỡ sàn.
|
0,05
|
Loại 3
|
Có các vết nứt dọc trong kết cấu. Có
thể nhìn thấy các mối nối và nút của kết cấu dịch chuyển và tách ra. Độ võng
của dầm chính
lớn hơn 1/150 khẩu độ. Độ võng của vì kèo, xà gồ, dầm phụ lớn hơn 1/120 khẩu
độ
|
Có những dấu vết ẩm và chảy của nước trên
kết cấu. Mủn Mục trên quá giang và các đầu xà làm giảm đến 15% cường độ.
|
0,15
|
Loại 4
|
Có các vết nứt khá sâu ở các cấu
kiện, vết nứt ở các
đầu cấu kiện làm việc chịu trượt có bề rộng lớn hơn 25% chiều dày cấu kiện. Ở
bề mặt các mộng ghép có lực ép lớn và khe hở đến 3mm. Các thớ gỗ bị nghiến
dập dọc theo bu lông và chốt gỗ đến 1/2 đường kính. Mất ổn định cục bộ các
cấu kiện kết cấu. Độ võng của các cấu kiện chịu uốn lớn hơn 1/75 khẩu độ.
|
Phần ngàm của dầm với tường ngoài bị
Mục. Quá giang, vì kèo, rui mè, gỗ lót bị mủn Mục, cường độ giảm đến
25%
|
0,25
|
Loại 5
|
Độ võng của các cấu kiện chịu uốn
lớn hơn 1/50 khẩu độ. Biến dạng phát triển nhanh. Nhiều vết nứt xuyên qua các
tấm ốp ở các mối nối của vì kèo theo bu lông, vết nứt trong các cấu kiện chịu
kéo ra đến mép biên. Một số kết cấu bị gãy và phá hủy. Kết cấu bị mất ổn định
(các thanh cánh của vì kèo, vòm, cột)
|
Hư hỏng kết cấu do Mục mủn làm giảm
độ bền hơn 25%
|
0,35
|
Ghi chú: Để xác định gần đúng cường
độ bê tông, đá và vữa theo dấu hiệu bên ngoài có thể sử dụng các
thiết bị tại hiện trường như súng bật nảy, búa có đầu nhọn, kích có đầu nhọn.
Phương pháp xác định được trình bày trong Phụ lục 2.
2.1.5. Lập
báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ về an toàn nhà
Báo cáo khảo sát, đánh giá sơ bộ cần
có nội dung ngắn gọn, có thể sử dụng mẫu trong Phụ lục 4. Trong đó
tập trung vào các nội dung chính sau:
- Chủ đầu tư (chủ sở hữu);
- Địa Điểm xây dựng;
- Năm xây dựng, năm đưa vào sử dụng;
- Mô tả chung về công trình (công
năng, loại kết cấu, vật liệu sử dụng, hình dạng);
- Bản vẽ hiện trạng các
khuyết tật, hư hỏng: vị trí, kích thước, hình ảnh,...;
- Kết quả đánh giá nhanh, xếp loại
tình trạng kỹ thuật;
- Kiến nghị hướng sử dụng tiếp theo
(sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn, di dời, khảo sát chi Tiết,...).
2.2. Giai
đoạn 2 - Quy trình khảo sát và đánh giá chi Tiết
2.2.1. Trình
tự chung
Sau khi có kết luận của công tác khảo
sát, đánh giá sơ bộ (khảo sát, đánh giá nhanh), đối với các nhà và công trình
có tình trạng kỹ thuật được đánh giá thuộc mức 2, mức 3 thì
phải tiến hành khảo sát, đánh giá chi Tiết. Trong giai đoạn này, cần sử dụng
các kết quả đã có trong giai đoạn 1 (công tác chuẩn bị, công tác kiểm tra hiện
trường,...), bổ sung các công tác khảo sát, đánh giá chi Tiết khác. Nội dung
chính của các bước khảo sát và đánh giá cho nhóm nhà và công trình này được
tiến hành như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị. Làm quen với
đối tượng khảo sát; hồ sơ thiết kế và thi công; hồ sơ liên quan đến quá trình sử
dụng và sửa chữa, bố trí lại mặt bằng, cải tạo và các kết quả khảo sát trước
đó. Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.2.
Bước 2: Lập đề cương và
xác định khối lượng khảo sát. Tùy thuộc vào Điều kiện thực tế, tiến hành
khảo sát chi Tiết toàn phần hoặc một phần của nhà hoặc công trình. Nội dung chi
Tiết xem Mục 2.2.3.
Bước 3: Công tác đo đạc. Chính xác
lại các thông số hình học thực tế của các kết cấu xây dựng và các cấu kiện của
chúng, xác định sự phù hợp hoặc sai lệch của các thông số này với
thiết kế.
Để đo đạc, cần sử dụng các thiết bị, dụng
cụ đo. Các thông số cần chính xác lại gồm: nhịp và bước của các kết cấu, các
thông số liên quan đến bố trí của các kết cấu trong mặt bằng; các kích thước Tiết
diện ngang, chiều cao của các kết cấu và các gian phòng; cao độ và Khoảng cách
của các nút liên kết, v.v...
Căn cứ vào các số liệu thực tế
đã đo được, tiến hành lập mặt bằng bố trí kết cấu, các mặt cắt, Tiết diện làm
việc của các kết cấu chịu lực, các nút liên kết của kết cấu và của các cấu
kiện khác. Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.4.
Bước 4: Xác định đặc trưng vật liệu. Bằng các
phương pháp phù hợp, xác định đặc trưng vật liệu: bê tông, gạch đá, vữa, cốt
thép, thép. Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.5.
Bước 5: Xác định tải trọng thực tế. Xác định các
tải trọng thực tế tác động lên
các cấu kiện: tĩnh tải, hoạt
tải, tải trọng gió,... Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.6.
Bước 6: Tính toán kiểm tra. Dựa trên các kết
quả đo đạc, các đặc trưng vật liệu, tải trọng thực tế và các tài liệu có liên
quan, sử dụng phương pháp phù hợp để tính toán kiểm tra mức độ an toàn về khả
năng chịu lực của các cấu kiện. Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.7.
Bước 7: Đánh giá tình trạng nhà. Dựa trên kết quả
khảo sát và tính toán, sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp của TCVN 9381:2012
để xác định mức độ nguy hiểm của nhà. Nội dung chi Tiết xem Mục 2.2.8.
Bước 8: Trình bày báo cáo kết quả khảo
sát.
Dựa trên các kết
quả thu được ở các bước trên, tiến hành lập báo cáo về tình trạng kỹ thuật
của kết cấu nhà hoặc công trình, trong đó đưa ra các thông tin thu được từ giai
đoạn chuẩn bị và kết quả khảo sát, các đặc thù liên quan đến kết cấu,
tính chất sử dụng, kết quả đánh giá nguy hiểm,... Nội dung chi Tiết xem Mục
2.2.9.
Dưới đây trình bày nội dung chi Tiết
các bước thực hiện nêu trên.
2.2.2. Công
tác chuẩn bị
Cũng giống như ở giai đoạn
khảo sát và đánh giá sơ bộ, công tác chuẩn bị cho giai đoạn khảo sát chi Tiết
là phải tìm hiểu, thu thập và nắm được các thông tin (nếu có) về:
- Đối tượng được khảo sát, hồ sơ thiết
kế và thi công;
- Hồ sơ về quá trình sử dụng và sửa
chữa, sự bố trí lại mặt bằng, cải tạo;
- Các kết quả khảo sát trước đó, bao
gồm cả kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ở Giai đoạn 1.
Cần tìm hiểu nhằm xác định tên tổ chức
thiết kế, năm phát hành; sơ đồ kết cấu của nhà, thông tin về kết cấu; sơ đồ lắp
dựng các cấu kiện lắp ghép, thời gian chế tạo và thi công nhà; các kích thước
hình học của nhà, của các cấu kiện nhà và kết cấu; các sơ đồ tính toán, tải trọng, các đặc
trưng của vật liệu: bê tông, thép, gạch, đá,...
Cần thu thập các thông tin về Điều
kiện sử dụng cũng như các tác động trong quá trình sử dụng, môi trường xung
quanh, các khuyết tật, hư hỏng xuất hiện trong quá trình sử dụng và các kết quả
đã khảo sát, đánh giá ở giai đoạn 1.
2.2.3. Lập đề
cương khảo sát và xác định khối lượng khảo sát chi Tiết
Trên cơ sở các thông tin đã tìm hiểu
và thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị, tiến hành lập đề cương khảo sát chi Tiết
đối với từng đối tượng cụ thể, trong đó cần chỉ rõ:
- Mục đích và nhiệm vụ khảo sát;
- Khối lượng khảo sát: danh Mục, vị
trí và khối lượng các cấu kiện cần khảo sát;
- Phương pháp khảo sát: các phương
pháp đo đạc, lấy mẫu, thí nghiệm;
- Danh Mục thiết bị sử dụng để khảo
sát;
- Danh Mục các tính toán kiểm tra cần
thiết;
- Danh Mục nhân sự tham gia khảo sát;
- Các biện pháp đảm bảo an toàn khi
tiến hành khảo sát;
- Tiến độ và dự toán dự kiến.
Khảo sát chi Tiết có thể được hiện
trên toàn bộ (toàn phần) hoặc một phần của kết cấu, nhà hoặc công trình tùy
thuộc vào nhiệm vụ đề ra, mức độ đầy đủ của hồ sơ thiết kế, đặc Điểm và mức độ
khuyết tật, hư hỏng.
Khảo sát toàn phần được tiến hành khi:
- Không tìm được hồ sơ thiết kế;
- Phát hiện các khuyết tật, hư hỏng
làm giảm khả năng chịu lực của các kết cấu;
- Trong các kết cấu cùng loại nhưng có
đặc tính vật liệu khác biệt nhiều do tác động của môi trường hoặc do con người gây ra.
Khảo sát từng phần được tiến hành khi:
- Cần thiết phải khảo sát các kết cấu
riêng biệt;
- Ở những vị trí có nguy cơ nguy hiểm
mà không thể tiếp cận kết cấu để tiến hành khảo sát toàn phần.
- Trong quá trình khảo sát toàn phần,
đối với các kết cấu, cấu kiện cùng loại có số lượng lớn hơn 20, phát hiện có từ
20 % trở lên số
lượng kết cấu, cấu kiện nằm trong tình trạng không đảm bảo, còn số kết cấu, cấu
kiện còn lại không có khuyết tật, hư hỏng, thì cho phép khảo sát một phần các
kết cấu còn lại chưa được kiểm tra. Khối lượng các kết cấu được khảo sát một
phần phải được xác định cụ thể (trong mọi trường hợp không ít hơn 10 % số lượng
kết cấu, cấu kiện cùng loại còn lại, nhưng không ít hơn 3).
Mẫu đề cương có thể tham khảo trong Phụ lục 5.
2.2.4. Công
tác đo đạc và kiểm tra hiện trường
Để thực hiện công tác đo đạc và kiểm
tra hiện trường, có thể sử dụng các tiêu chuẩn liên quan theo các quy định hiện
hành.
Mục đích của công tác đo đạc là xác
định các thông số hình học thực tế của các kết cấu xây dựng và các cấu kiện của
chúng, xác định sự phù hợp hoặc sai lệch của các kết cấu so với thiết kế (nếu
có hồ sơ thiết kế). Nếu có hồ sơ thiết kế thì công tác đo đạc không cần thiết
phải thực hiện trên toàn bộ kết cấu mà chỉ kiểm tra xác suất để chính
xác lại các thông số. Trong trường hợp không có hồ sơ thiết kế thì công tác đo
đạc phải được tiến hành trên toàn bộ kết cấu nhằm xác định chính xác tất cả các
kích thước hình học của kết cấu. Tất cả kết quả đo đạc cần được ghi chép lại
đầy đủ nhằm vẽ lại được các mặt bằng, mặt cắt của kết cấu.
Công tác kiểm tra hiện trường được tiến
hành nhằm xác định lại các khuyết tật, hư hỏng, so sánh với kết quả đã thực
hiện ở giai đoạn khảo sát, đánh giá sơ bộ, nhằm xác định được các khuyết tật,
hư hỏng mới, hoặc sự phát triển lan rộng của các khuyết tật, hư hỏng. Các kết
quả kiểm tra này cần
được ghi chép bổ sung vào các kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ đã có.
Khi khảo sát các kết cấu, không phụ
thuộc vào vật liệu và giải pháp kết cấu, cần đo đạc, kiểm tra:
- Trục định vị
công trình, các kích thước theo phương ngang và phương đứng của công trình;
- Nhịp và bước
của các kết cấu chịu lực;
- Các thông số hình học chính của các
kết cấu chịu lực;
- Kích thước thực tế các Tiết
diện tính toán
của kết cấu và cấu kiện;
- Hình dạng và
kích thước nút liên kết các cấu kiện và phần gối tựa;
- Độ thẳng đứng
và độ lệch trục của kết cấu gối tựa, mối nối, các vị trí thay đổi Tiết diện;
- Độ võng, độ
uốn cong, độ sai lệch so với trục thẳng đứng, độ nghiêng, độ phình, độ dịch
chuyển và độ trượt của kết cấu.
- Vị trí, số lượng và loại cốt
thép, các dấu hiệu ăn mòn cốt thép và các chi Tiết đặt sẵn, cũng như tình trạng
lớp bê tông bảo vệ (trong kết cấu bê tông cốt thép);
- Hình dạng và chiều rộng các vết nứt
(trong kết cấu bê tông cốt thép; kết cấu gạch đá);
- Độ thẳng của
các thanh chịu nén; tình trạng các bản nối, tình trạng các cấu kiện có Tiết diện thay
đổi đột ngột; tình trạng ăn mòn của các cấu kiện, liên kết; chiều dài thực tế,
chiều cao và chất lượng các mối hàn; vị trí, số lượng và đường kính bu lông,
đinh tán;... (trong kết cấu thép).
Các nội dung của công tác đo đạc và
kiểm tra hiện trường có thể được Điều chỉnh phù hợp với từng dạng kết cấu, Điều
kiện thực tế, đề cương khảo sát và các tiêu chuẩn áp dụng.
2.2.5. Lấy
mẫu và xác định đặc trưng vật liệu
2.2.5.1. Xác
định các đặc trưng vật liệu của kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép
Các đặc trưng vật liệu kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép cần được xác định thông qua thí nghiệm hiện trường hoặc
trong phòng được quyết định tùy thuộc vào nhiệm vụ, đề cương, Mục đích khảo
sát, đánh giá và các Điều kiện thực tế tại hiện trường. Công tác lấy mẫu, thí
nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, theo các tiêu
chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành.
Khi xác định cường độ của bê tông, có
thể sử dụng các phương pháp phá hủy (nếu thực hiện được) hoặc các phương pháp
không phá hủy, ví dụ:
- Phương pháp cơ học không phá hủy
theo TCVN 9334:2012;
- Phương pháp siêu âm theo TCVN
9357:2012;
- Phương pháp lấy mẫu thí nghiệm theo
TCVN 4453-1995.
Vị trí thí nghiệm hoặc lấy mẫu để xác
định cường độ cho nhóm các kết cấu cùng loại hoặc trong kết cấu riêng rẽ được
xác định trong đề cương phụ thuộc vào kết quả khảo sát ở giai đoạn 1
và thường ở các vị trí như sau:
- Các vị trí dự đoán có cường độ bê
tông thấp nhất;
- Các vùng và các cấu
kiện có vai trò quyết định khả năng chịu lực của kết cấu hoặc cấu kiện;
-Các vị trí có khuyết tật, hư hỏng có
thể làm suy giảm cường độ bê tông (bê tông bị rỗ, phân lớp; hư hỏng do ăn mòn;
nứt bê tông do nhiệt độ; thay đổi màu sắc của bê tông,...).
Số lượng vị trí khi xác định cường độ
bê tông được xác định trong đề cương khảo sát, đánh giá, trong mọi trường hợp,
cần lấy không nhỏ hơn:
- 03 vị trí khi xác định cường độ một
vùng hoặc cường độ trung bình của bê tông kết cấu;
- 06 vị trí khi xác định cường độ
trung bình và hệ số biến động của bê tông kết cấu;
- 09 vị trí khi xác định cường độ bê
tông trong nhóm các kết cấu cùng loại.
Số lượng các kết cấu cùng loại, trong đó cần
đánh giá cường độ bê
tông, được xác định theo đề cương khảo sát, đánh giá và lấy không nhỏ hơn 03.
Trong nhiều trường hợp, ngoài việc
đánh giá cường độ bê tông, có thể có thêm yêu cầu xác định các đặc
trưng khác của bê tông, như:
- Xác định khối lượng thể tích của bê
tông, theo TCVN 3108:1993;
- Xác định độ hút nước của bê tông,
theo TCVN 3113:1993;
- Xác định độ chống thấm nước, theo
TCVN 3116:1993;
- Xác định nồng độ pH của bê tông,
theo TCVN 9339:2012;
- Xác định thành phần và cấu trúc của
bê tông, theo các phương pháp phân tích đặc biệt: hóa học, hóa-lý và bằng
kính hiển vi.
Để kiểm tra và xác định các thông
số liên quan đến cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép (vị trí, số lượng, đường
kính, chiều dày lớp bê tông bảo vệ), có thể sử dụng các phương pháp phá hủy
(nếu thực hiện được) hoặc không phá hủy phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan
theo quy định hiện hành, ví dụ:
- Sử dụng phương pháp điện từ theo
TCVN 9356:2012;
- Sử dụng phương pháp đục tẩy kiểm tra
bê tông làm lộ cốt thép để đo trực tiếp đường kính và số lượng các thanh thép,
xác định loại cốt thép theo hình dạng và xác định Tiết diện còn lại của các
thanh thép bị ăn mòn.
Số lượng cấu kiện hoặc kết cấu cần xác
định đường kính, số lượng và bố trí cốt thép, được xác định theo đề cương khảo
sát, đánh giá và lấy không ít hơn 03.
Kích thước hư hỏng của cốt thép và các
chi Tiết đặt sẵn được xác định được bằng phương pháp phóng xạ hoặc đo trực tiếp
sau khi làm lộ cốt thép. Các hư hỏng này cần được chụp ảnh để làm tư liệu đánh
giá.
Khi cần thiết, trong trường hợp thực hiện được,
để xác định cường độ thực tế của cốt thép, phải lấy mẫu thí nghiệm. Vị trí lấy mẫu phải
không làm suy yếu kết cấu hoặc khi lấy mẫu phải có biện pháp chống đỡ phù hợp.
Công tác lấy mẫu và thí nghiệm tuân thủ yêu cầu trong TCVN 197:2002 hoặc các
tiêu chuẩn liên quan khác theo quy định hiện hành. Số lượng
mẫu thanh thép cùng một loại đường kính và một loại hình dạng, lấy từ các kết
cấu cùng loại, không được nhỏ hơn 03. Khi xác định cường độ cốt thép theo hình
dạng thanh thép thì số lượng các đoạn kết cấu mà ở đó được xác định các thanh
thép cùng loại hoặc cùng đường kính trong các kết cấu cùng loại, không được
nhỏ hơn 05.
Trong trường hợp có hồ sơ thiết kế,
nếu không tiến hành lấy mẫu thí nghiệm cốt thép thì cường độ của cốt thép được
xác định theo các tiêu chuẩn sử dụng trong hồ sơ thiết kế,
TCVN 5574:2012 hoặc các tiêu chuẩn liên quan khác. Khi đó, Điều kiện để không
tiến hành lấy mẫu là: cốt thép trong kết cấu được khảo sát phải đúng với các số
liệu quy định trong thiết kế về chủng loại, đường kính cốt thép, số lượng và sự
bố trí của chúng.
Khi thiếu các số liệu thiết kế và không thể
lấy mẫu và thử nghiệm mẫu thì cường độ tiêu chuẩn và tính toán của cốt thép
được phép lấy phụ thuộc vào hình dạng cốt thép và phù hợp với Mục 9.2.12 của
TCVN 5574:2012.
Khi tiến hành tính toán kiểm tra dựa
theo các số liệu thí nghiệm mẫu cốt thép lấy từ các kết cấu được khảo sát thì
cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán của cốt thép lấy theo Mục 9.2.10 của
TCVN 5574:2012.
Nếu mác cốt thép được xác định trên cơ
sở phân tích hóa và phổ thì cường độ tiêu chuẩn và cường độ tính toán của
cốt thép được lấy phù hợp với các tiêu chuẩn có hiệu lực tại thời Điểm xây dựng
hoặc chế tạo kết cấu.
Việc xác định loại và kiểm tra chất
lượng các liên kết hàn của cốt thép được tiến hành sau khi làm lộ cốt thép bằng
quan sát trực quan và đo đạc các kích thước hình học bằng phương pháp siêu âm
theo TCVN 1548:1987.
2.2.5.2. Xác
định các đặc trưng vật liệu của kết cấu thép
Khi khảo sát các kết cấu thép, tùy
thuộc đề cương, nhiệm vụ và Mục đích
khảo sát, đánh giá, cần xác định các đặc trưng cơ lý của vật liệu và của các
liên kết phục vụ tính toán, đánh giá như:
- Mác thép;
- Các đặc trưng về độ bền: giới hạn chảy,
cường độ chịu kéo đứt tức thời.
Các mẫu được lấy từ các cấu kiện ở các
vị trí có ứng suất thấp nhất: ở các cánh của thép góc không được liên kết, cánh
của các đoạn đầu của dầm và tương tự. Khi lấy mẫu phải đảm bảo độ bền của cấu
kiện đó, trong các trường hợp cần
thiết, vị trí lấy mẫu phải được gia cường hoặc có các biện pháp chống đỡ thay thế.
Việc lấy mẫu thép từ các kết cấu thép,
việc chế tạo và thí nghiệm các mẫu thử thép để xác định các đặc trưng vật liệu
được tiến hành phù hợp với đề cương khảo sát, đánh giá và các tiêu chuẩn liên
quan theo quy định hiện hành, ví dụ:
- Trình tự lấy mẫu để thử nghiệm cơ
học theo TCVN 4398:2001;
- Chế tạo mẫu thử và thử kéo theo TCVN
197:2002.
Các giá trị tiêu chuẩn của giới hạn
chảy hoặc của cường độ kéo đứt tức thời của thép được xác định trên các mẫu lấy
từ kết cấu và được thử nghiệm phù hợp với TCVN 197:2002.
Khi xác định các tính chất cơ học của
thép làm bu lông, tiến hành thử kéo đứt bu lông theo TCVN 1916:1995.
Cường độ chịu cắt tính toán ¦vb và chịu kéo
tính toán của bu lông ¦tb, cũng như
cường độ chịu nén của các bộ phận liên kết với bu lông lấy theo các quy định của các
tiêu chuẩn liên quan. Nếu cấp bền của bu lông không thể xác định được thì cường
độ tính toán lấy như đối với bu lông cấp bền 4.6 khi tính toán chịu cắt và như
đối với bu lông cấp bền 4.8 khi tính toán chịu kéo.
2.2.5.3. Xác
định các đặc trưng vật liệu của kết cấu gạch đá
Các đặc trưng vật liệu
cần được xác định phục vụ
công tác đánh giá kết cấu gạch đá được quyết định tùy thuộc vào nhiệm vụ, đề
cương, Mục đích khảo sát, đánh giá và các Điều kiện thực tế tại hiện trường.
Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác
nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành.
Có thể sử dụng các phương pháp
không phá hủy,
hoặc phương pháp phá hủy (khi cần thiết và có Điều kiện thực hiện) để xác định các
tính chất cơ lý của vật liệu gạch đá (cường độ, khối lượng thể tích, độ ẩm và
các tính chất khác) của kết cấu tường và móng bằng thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp
từ kết cấu được khảo sát hoặc các vùng nằm ngay gần vùng khảo sát nếu có sự
đồng nhất của các vật liệu trên các vùng này.
Việc lấy mẫu gạch, đá, vữa từ tường và
móng được tiến hành từ các cấu kiện không chịu lực (dưới các cửa sổ, trong các
mảng tường) hoặc chịu lực ít hoặc từ kết cấu sẽ bỏ đi hoặc sẽ được tháo dỡ.
Để đánh giá cường độ gạch, đá có hình
dạng tiêu chuẩn và cường độ vữa từ khối xây tường và móng, cần lấy những viên
gạch hoặc đá nguyên không bị hư hỏng và các mảnh vữa từ các mạch vữa ngang.
Trong trường hợp không có tiêu chuẩn
quy định quy cách lấy mẫu của đá tự nhiên có hình dạng phi tiêu chuẩn thì có
thể gia công mẫu bằng cách cưa thành các viên hình lập phương, kích thước từ 40
mm đến 200 mm hoặc khoan mẫu có đường kính từ 40 mm đến 150 mm và chiều dài
lớn hơn đường kính từ 10 mm đến 20
mm.
Cường độ (mác) của gạch đặc và gạch
rỗng đất sét nung thông thường, gạch silicát và gạch xốp được xác định theo
TCVN 6355-1:1998 hoặc các tiêu chuẩn phù hợp khác.
Cường độ nén (mác) của vữa xây lấy từ
các mạch vữa của các đoạn tường đặc trưng được xác định theo các tiêu chuẩn phù
hợp với loại vữa sử dụng. Có thể sử dụng phương pháp phù hợp với các yêu cầu
của TCVN 3121-11:2003 hoặc các tiêu chuẩn phù hợp khác.
Thử nghiệm các mẫu lập phương lấy từ
vữa đã đóng rắn được tiến hành trong một ngày đêm sau khi chế tạo.
Cường độ tính toán của khối xây gạch
đá được lấy theo TCVN 5573:2011 phụ thuộc vào loại và cường độ của gạch đá,
cũng như cường độ của vữa được xác định theo kết quả thử nghiệm mẫu thử lấy từ
kết cấu và được thử nghiệm bằng các phương pháp phá hủy phù hợp với các tiêu
chuẩn hiện hành.
2.2.5.4. Xác
định các đặc trưng vật liệu của kết cấu gỗ
Các đặc trưng vật liệu cần được xác
định phục vụ công tác đánh giá kết cấu gỗ được quyết định tùy thuộc vào nhiệm vụ,
đề cương, Mục đích khảo sát, đánh giá và các Điều kiện thực tế tại hiện trường.
Công tác lấy mẫu, thí nghiệm có thể được thực hiện bằng các phương pháp khác
nhau, theo các tiêu chuẩn liên quan phù hợp với quy định hiện hành
Số lượng các vị trí lấy mẫu sàn gỗ tựa
trên dầm gỗ trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 03 khi diện tích khảo sát dưới
100 m2 và không nhỏ hơn 05 khi diện tích khảo sát lớn hơn. Đối với
các sàn gỗ tựa trên các dầm thép, các con số này tương ứng bằng 02 và 04. Quy
cách lấy mẫu: khoan
hoặc cắt các mẫu gỗ dài từ
150 mm đến 350 mm. Sau khi lấy mẫu, các cấu kiện đó phải được khôi phục và gia
cường.
Các mẫu gỗ được đánh dấu, cho vào
trong các túi ni lông và đưa về phòng thí nghiệm. Vị trí lấy mẫu được đánh dấu
trên sơ đồ kết cấu và được đính kèm trong báo cáo kết quả thí nghiệm mẫu gỗ.
Vị trí lấy mẫu thường ở quanh vùng gối
tựa của kết cấu gỗ dọc theo chiều dài, ở gần vị trí liên kết bu lông, đinh, liên kết hóa
học và ở cạnh vị trí tiếp xúc giữa gỗ với thép, bê tông và khối xây.
Khi khảo sát các kết cấu (dầm, khung,
vòm), trước tiên phải chú ý đến tình trạng của các mạch keo, sự phân tầng của
chúng. Khi phát hiện phân tầng, phải xác định độ sâu phá hoại của mạch keo tính
từ bề mặt kết cấu.
Các thí nghiệm xác định đặc trưng cơ
lý của mẫu gỗ được tiến hành phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan theo quy định
hiện hành.
2.2.6. Xác
định tải trọng và tác động thực tế
Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện
trường và hồ sơ thiết kế (nếu có), xác định
các giá trị của các tải
trọng và tác động thực tế tác dụng lên kết cấu:
- Trọng lượng
bản thân của kết cấu chịu lực và không chịu lực;
- Trọng lượng
sàn, tường ngăn, tường trong tựa lên kết cấu chịu lực.
- Các phần cơi nới, bể nước và các
phần xây dựng thêm trong quá trình sử dụng.
- Trọng lượng
của các thiết bị cố định;
- Trọng lượng
của các vật liệu chất kho;
- Hoạt tải sử dụng;
- Do gió.
Tải trọng do trọng lượng bản
thân của các kết cấu chịu lực lắp ghép được xác định theo các bản vẽ và
catalog, có hiệu lực trong thời kỳ xây dựng công trình được khảo sát, còn khi
không có các bản vẽ thì lấy theo kết quả đo đạc thu được khi khảo sát.
Trọng lượng của các
kết cấu chịu lực bê tông cốt thép đổ toàn khối được xác định theo kết quả đo
đạc thu được khi khảo sát.
Trọng lượng bản thân
của các kết cấu thép có thể được xác định theo kết quả đo đạc các cấu kiện.
Tải trọng thường
xuyên lên kết cấu sàn mái và bản sàn tầng (do các vật liệu cách âm, cách nhiệt,
lớp lót, chống thấm, lớp phủ sàn) được xác định bằng cách cân đo các mẫu lớp
cấu tạo sàn.
2.2.7.
Tính toán kiểm tra
Việc tính toán nhà và
công trình và xác định nội lực trong các cấu kiện do tải trọng sử dụng có thể
được tiến hành trên máy tính và các phần mềm chuyên dụng.
Các tính toán được
tiến hành trên cơ sở và có kể đến các thông số khảo sát được:
-
Các thông số hình học của nhà và các bộ phận của nó: nhịp,
chiều cao, kích thước các Tiết diện tính toán của kết cấu chịu lực;
- Các gối tựa và liên kết thực tế của
các kết cấu chịu lực, sơ đồ tính toán thực tế của chúng;
- Cường độ tính toán của vật liệu làm
kết cấu;
- Khuyết tật,
hư hỏng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu;
- Tải trọng và
tác động thực tế và các Điều kiện sử dụng của nhà hoặc công trình.
Sơ đồ tính toán thực tế được xác định
theo kết quả khảo sát. Sơ đồ này phải phản ánh được:
- Điều kiện gối
tựa hoặc liên kết với các kết cấu liền kề khác, tính biến dạng của các liên kết
gối tựa;
- Các kích thước hình học của Tiết
diện, chiều dài nhịp, độ lệch tâm;
- Loại và đặc Điểm của các tải trọng thực tế
(hoặc yêu cầu), các Điểm đặt của chúng hoặc sự phân bố trên các cấu
kiện;
- Khuyết tật,
hư hỏng của kết cấu.
Khi xác định sơ đồ tính toán, đối với
kết cấu bê tông cốt thép, ngoài các thông số nêu trên, còn phải kể đến cách đặt
cốt thép thực tế và các cách liên kết cốt thép với nhau.
Việc kiểm tính khả năng chịu lực của
kết cấu được tiến hành theo các tiêu chuẩn được quy định trong hồ sơ thiết kế
(nếu có) hoặc
theo các tiêu chuẩn phù hợp khác theo quy định hiện hành. Có thể tính toán khả
năng chịu lực của:
- Kết cấu bê
tông và bê tông cốt thép theo TCVN 5574:2012.
- Kết cấu thép theo TCVN 5575:2012;
- Kết cấu gạch đá theo TCVN 5573:2011.
- Kết cấu gỗ theo tiêu chuẩn Nga - Kết cấu gỗ (Đang
được biên soạn thành
TCVN).
Trên cơ sở tính toán kiểm tra, tiến
hành xác định:
- Nội lực trong
các cấu kiện;
- Khả năng chịu
lực của các cấu kiện.
2.2.8. Đánh giá tình
trạng kỹ thuật nhà và công trình
2.2.8.1. Nguyên tắc đánh giá
Phương pháp đánh giá tình trạng kỹ
thuật nhà và công trình ở Mục 2.2.8.2 của Quy trình này được trình bày dựa trên
quy định của các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành (TCVN 9381: 2012,...). Trong quá
trình đánh giá, người thực hiện có thể tham khảo thêm quy định của các tiêu
chuẩn, chỉ dẫn tương đương của nước ngoài nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên kết quả
đánh giá phải phù hợp với quy định trong Bảng 2 của Quy trình này.
2.2.8.2. Đánh
giá bằng phương pháp tổng hợp theo TCVN 9381:2012
Trên cơ sở các kết quả khảo sát hiện
trường (cho kết quả các cấu kiện nguy hiểm theo dấu hiệu bên ngoài của các kết
cấu) và tính toán kiểm tra an toàn chịu lực (cho kết quả các cấu kiện nguy hiểm
theo khả năng chịu lực, được tính theo Mục 5.2 TCVN 9381: 2012),
dùng phương
pháp đánh giá tổng hợp trình bày trong TCVN 9381: 2012 để đánh giá về tình trạng an
toàn của kết cấu. Ngoài các tiêu chí đánh giá cấu kiện nguy hiểm nêu trong Mục 5.2 TCVN 9381: 2012, cần bổ sung các nội dung sau:
- Khi đánh giá nhà và công trình có
kết cấu sàn sang gạch, sàn hourdis, mỗi ô sàn giới hạn bởi hai dầm thép hoặc
dầm BTCT được tính là một cấu kiện, cấu kiện được đánh giá là nguy hiểm khi
xuất hiện trong ô sàn đó các khiếm khuyết như sau:
+ Trong ô sàn xuất hiện
vết nứt xuyên qua 1 hàng gạch;
+ Liên kết đầu dầm thép với tường hoặc
trụ bị mủn, suy giảm khả năng chịu lực.
- Khi đánh giá nhà và công trình có
kết cấu lắp ghép, ở vị trí mối nối có
khiếm khuyết (gỉ sét, mất liên kết,...) thì mỗi cấu kiện tấm panel tường (dầm)
liên kết bằng mối nối đó được tính là một cấu kiện nguy hiểm.
- Khi đánh giá nền móng nhà và công trình, cần phải
quan trắc nghiêng lún công trình theo TCVN 9360: 2012, đối với công trình có
nền móng nguy hiểm, cần phải tiến hành quan trắc, theo dõi tình trạng nghiêng
lún công trình sau khi khảo sát, đánh giá, nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Phân cấp đánh giá mức độ an toàn (nguy
hiểm) của nhà và các hướng xử lý tiếp theo cho trong Bảng 7.
Bảng 7 - Cấp nguy
hiểm của nhà và
hướng xử lý tiếp theo
TT
|
Cấp nguy
hiểm
|
Mô tả
|
Hướng xử lý
tiếp theo
|
1
|
A
|
Khả năng chịu lực của kết cấu có thể
thỏa mãn Điều kiện sử dụng, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn
|
Tiếp tục sử dụng bình thường, sửa
chữa các hư hỏng nhỏ.
|
2
|
B
|
Khả năng chịu lực của kết cấu đáp
ứng Điều kiện sử dụng, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng
không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng
bình thường
|
Tiếp tục sử dụng bình thường, sửa
chữa các cấu kiện nguy hiểm và các hư hỏng nhỏ.
|
3
|
C
|
Khả năng chịu lực của một bộ phận
kết cấu không đáp ứng được Điều kiện sử dụng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm
cục bộ
|
Sửa chữa, gia cường các cấu kiện
nguy hiểm và các hư hỏng trước khi sử dụng tiếp. Việc sửa chữa, gia cường
phải được thiết kế, thi công bởi các đơn vị có đủ năng lực theo quy định
|
4
|
D
|
Khả năng chịu lực của kết cấu không
đáp ứng Điều kiện sử dụng, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể
|
Khoanh vùng nguy hiểm, có biện pháp
chống đỡ kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, có thể sơ tán tạm thời dân
khỏi khu vực nguy hiểm. Tiến hành sửa chữa, gia cường hư hỏng hoặc phá dỡ nếu
cần thiết. Việc sửa chữa, gia cường phải được thiết kế, thi công bởi các đơn
vị có đủ năng lực theo quy định. Đối với các đối tượng được bảo tồn cần tuân
thủ Luật Di sản văn hóa cũng như các quy định có liên quan tới việc bảo tồn
di tích, văn hóa do Bộ du lịch, văn hóa, thể thao quy định.
|
2.2.9. Trình
bày báo cáo kết quả khảo sát
Dựa trên các kết quả khảo sát, đánh
giá, tiến hành lập báo cáo về tình trạng kỹ thuật của kết cấu nhà hoặc công
trình. Trong báo cáo khảo sát phải đưa ra thông tin về:
- Các mặt bằng,
mặt cắt, danh Mục khuyết tật, hư hỏng hoặc sơ đồ khuyết tật, hư hỏng kèm các
hình ảnh đặc trưng chụp được;
- Các sơ đồ vết nứt trong các kết cấu
bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá và số liệu về sự phát triển các vết nứt;
- Các giá trị của tất cả các dấu hiệu
cần kiểm tra được nêu trong đề cương khảo sát;
- Các kết quả tính toán kiểm tra đã
được dự tính trong đề cương khảo sát;
- Đánh giá tình
trạng kết cấu, đưa ra các nguyên nhân có thể và đề xuất hướng xử lý tiếp theo.
Danh Mục nêu trên có thể được bổ sung tùy
vào tình trạng kết cấu, các nguyên nhân và nhiệm vụ khảo sát, đánh giá.
Báo cáo khảo sát phải được chủ trì và
những người tham gia khảo sát, đánh giá ký, và được lãnh đạo các tổ chức tiến
hành khảo sát, hoặc đại diện ủy quyền xác nhận.
Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chi Tiết
an toàn kết cấu nhà có thể tham khảo trong Phụ lục 6.
Phụ lục 1 - Các loại khuyết tật, hư hỏng và các nguyên
nhân có khả năng gây ra
Bảng PL 1.1 - Các loại khuyết tật, hư
hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu
móng nông
TT
|
Loại khuyết
tật, hư hỏng
|
Các nguyên
nhân có khả năng gây ra
|
1
|
Sự phân lớp trong khối xây móng
|
Mạch thể xây gạch/đá không đầy vữa.
Mất cường độ vữa xây (do sử dụng lâu dài, tác động ẩm
theo chu kỳ của môi trường ăn mòn,v..v..). Móng bị vượt tải (do xây chồng thêm
tầng,
thay
đổi kết cấu chịu lực v..v..)
|
2
|
Phá hoại các mặt bên của móng
|
Tác động của môi trường ăn mòn lên
móng (rò rỉ vào nền các dung dịch hóa học từ sản xuất, mực nước
ngầm nâng cao v..v..)
|
3
|
Đứt gãy móng theo chiều cao
|
Bị chuyển dịch ngang quá lớn của cổ
móng
|
4
|
Nứt ở bản đáy của móng
|
Móng bị vượt tải (do xây chồng thêm
tầng,
thay
đổi kết cấu chịu lực hoặc thiết bị công nghệ..).
Tiết diện cốt thép chịu lực không đủ
|
5
|
Biến dạng không cho
phép của nền móng
|
Diện tích truyền áp lực của đáy móng
không đủ.
Đất
nền bị hư hỏng do lún khi thấm ướt
Trong nền có lớp đất nén
co lớn
|
6
|
Biến dạng của tường móng nhà
|
Móng tường gạch mất cường độ. Mặt nền
chịu tải thêm ngay chỗ gần nhà
|
Bảng PL 1.2 - Các loại khuyết
tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu bê
tông cốt thép
TT
|
Loại khuyết
tật, hư hỏng
|
Những
nguyên nhân có thể
|
Những hậu
quả có thể
|
1
|
Những khe nứt nhỏ cỡ sợi tóc to dần
tới mép cấu kiện, không có hướng rõ ràng, xuất hiện khi chế tạo, chủ yếu ở bề
mặt
|
Co ngót do chế độ xử lý nhiệt ẩm,
thành phần hỗn hợp bê tông, tính chất của xi măng
|
Không ảnh hưởng đến sức chịu tải. Có
thể giảm độ bền lâu
|
2
|
Khe nứt cỡ sợi tóc dọc theo cốt
thép, có khi có vết rỉ trên mặt bê tông
|
a) Ăn mòn cốt thép (lớp ăn mòn
không lớn hơn 0,5 mm) khi lớp bảo vệ bằng bê tông bị mất tác dụng (ví dụ khi
bị cacbonat hóa).
b) Bê tông bị tách ra khi lực dính
với cốt thép bị phá hoại
|
a) Giảm sức chịu tải đến 5 %. Giảm
độ bền lâu.
b) Có thể giảm sức chịu tải. Mức độ
giảm tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố và có thể đánh giá khi kể đến các khiếm
khuyết khác hiện hữu và theo kết quả tính toán kiểm tra
|
3
|
Vỡ bê tông
|
Những tác động cơ học
|
Khi vỡ ở:
- vùng chịu nén - giảm sức chịu tải
do giảm diện tích của Tiết diện cấu kiện;
- vùng chịu kéo - không ảnh hưởng
đến sức chịu tải
|
4
|
Bê tông bị thấm dầu
|
Rò từ công nghệ
|
Giảm sức chịu tải do giảm cường độ
bê tông đến 30 %
|
5
|
Vết nứt dọc theo cốt thép chủ lớn hơn
3 mm
|
Phát triển do ăn mòn cốt thép từ vết
nứt cỡ sợi tóc (xem Điểm 2 của bảng). Chiều dày của sản phẩm ăn mòn không lớn
hơn 3mm
|
Giảm sức chịu tải tùy thuộc vào bề
dày và thể tích của lớp ăn mòn gồm cả bê tông vùng chịu nén. Giảm sức chịu
tải của Tiết diện chuẩn do phá hoại lực dính cốt thép. Mức độ giảm
được đánh giá qua tính toán. Khi vết nứt tại vùng gối tựa thì
kết cấu ở tình trạng hư hỏng
|
6
|
Lớp bê tông bảo vệ bị bong tách
|
Ăn mòn cốt thép (sự phát triển tiếp
của khiếm khuyết nêu ở Điểm 2 và 5 của bảng này)
|
Giảm sức chịu tải tùy thuộc vào giảm
diện tích Tiết diện cốt thép và giảm kích thước Tiết diện ngang
vùng chịu nén.
Giảm
cường độ của Tiết diện chuẩn do lực dính giữa cốt thép và bê tông bị phá
hoại. Khi vị trí các khiếm
khuyết ở vùng gối tựa thì là tình trạng hư hỏng
|
7
|
Theo bề rộng vết nứt trong các kết
cấu chịu uốn và cấu kiện chịu kéo, theo tiêu chuẩn, phân ra như sau:
- Cấp A-I:
lớn hơn 0,5mm;
- Cấp A-II, A-IIIB, A- IV: lớn hơn
0,4mm;
- Các trường hợp còn lại lớn hơn 0,3mm
|
Sự vượt tải của kết cấu, chuyển dịch
của cốt thép chịu kéo. Đối với kết cấu ứng suất trước - lực kéo căng nhỏ khi
chế tạo
|
Giảm độ bền lâu, sức chịu tải không
đủ
|
8
|
Như Điểm 7 nhưng vết nứt lan hết cấu
kiện
|
Vượt tải do bê tông giảm cường độ hoặc lực dính
giữa cốt thép và bê tông bị phá hoại
|
Có thể ở tình trạng hư hỏng
|
9
|
Các vết nứt nghiêng kèm theo chuyển
dịch của bê tông phần này so với phần kia và các vết nứt nghiêng cắt qua cốt
thép
|
Vượt tải của kết cấu. Cốt thép neo
bị phá hoại
|
Tình trạng hư hỏng
|
10
|
Độ võng tương đối vượt quá các trị số sau:
- Đối với dàn vì kèo ứng suất trước:
1/700;
- Đối với dầm vì kèo ứng suất trước:
1/300;
- Đối với bản sàn và bản mái: 1/150
|
Vượt tải của kết cấu
|
Mức độ nguy hiểm được xác định bởi
có các khiếm khuyết khác hay không (ví dụ, có khiếm
khuyết nêu ở Điểm 7 của bảng - tình trạng hư hỏng)
|
11
|
Hư hỏng cốt thép và các chi Tiết đặt
sẵn (bị lõm, đứt,...
|
Các tác động cơ học, ăn mòn cốt thép
|
Giảm sức chịu tải tỷ lệ thuận với
giảm diện tích Tiết diện
|
12
|
Phình cốt thép chịu nén, vết nứt dọc
ở vùng nén,
bong
bê tông của vùng nén
|
Vượt tải của kết cấu
|
Tình trạng hư hỏng
|
13
|
Giảm diện tích gối tựa của kết cấu so
với thiết kế
|
Sai sót khi chế tạo và lắp dựng
|
Mức độ giảm sức chịu tải được xác
định bằng tính toán
|
14
|
Đứt hoặc chuyển dịch của cốt thép
ngang trong vùng các vết nứt nghiêng
|
Vượt tải của kết cấu
|
Tình trạng hư hỏng
|
15
|
Tuột các neo ra khỏi các chi Tiết đặt
sẵn, biến dạng các cấu kiện nút, nhầm lẫn các nút
|
Có những tác động không tiên liệu
được khi thiết kế
|
Tình trạng hư hỏng
|
16
|
Vết nứt có tính chất do lực gây ra
trong tường và trong kết cấu sàn đổ tại chỗ phát hiện sau khi dỡ cốp pha hoặc
sau một thời gian nào đó
|
Nội lực do co ngót nhiệt độ xuất
hiện trong Điều kiện biến dạng bị chèn ép
|
Khi vết nứt lớn hơn trị cho phép sẽ
làm giảm độ bền lâu. Ảnh hưởng đến độ cứng và độ bền được xác định bằng tính
toán
|
Bảng PL 1.3 - Các loại khuyết
tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu thép
TT
|
Loại khiếm
khuyết và hư hỏng
|
Những
nguyên nhân có thể
|
1
|
Sai lệch so với kích thước hình học
(kích thước Tiết diện, chiều dài cấu kiện, tổng kích
thước của kết cấu) ghi trong thiết kế, Điều này sẽ
làm yếu các cấu kiện và tải trọng bị đặt lệch tâm
|
Sai sót trong chế tạo và lắp dựng
các kết cấu thép do không tuân thủ các sai số cho phép
|
2
|
Bị lệch trục và không khớp các cấu
kiện tại các nút liên kết
|
Sai sót trong thiết kế, vi phạm độ
chính xác khi chế tạo và lắp dựng
|
3
|
Độ cong uốn các cấu kiện kết cấu
thép vượt quá trị cho phép
|
Không nắn thép trước khi chế tạo kết
cấu, xuất hiện ứng suất dư khi hàn, vi phạm nguyên tắc
vận chuyển, bảo quản, lắp dựng và sử dụng kết cấu thép
|
4
|
Uốn võng cục bộ cấu kiện kết cấu thép
|
Vi phạm nguyên tắc vận chuyển, bảo quản,
lắp dựng và sử dụng kết cấu thép
|
5
|
Sai lệch kết cấu thép so
với vị trí thiết kế
|
Vi phạm độ chính xác khi chế tạo và
lắp dựng; vi phạm nguyên tắc khai thác
|
6
|
Bị cắt đục làm yếu Tiết diện các cấu
kiện
|
Vi phạm nguyên tắc khai thác
|
7
|
Các vết nứt do dòn hoặc mỏi trong
thép cơ bản
|
Không xử lý trước về mặt kết cấu,
lựa chọn sai mác thép khi sử dụng kết cấu trong Điều kiện tải trọng rung và
động lực
|
8
|
Nối sai các liên kết bu lông và đinh
tán
|
Thiếu sót về kết cấu, không kể đến
đặc Điểm của lực tác dụng
|
9
|
Làm hỏng lớp phủ bảo vệ và ăn mòn
kim loại
|
Chất lượng thấp của vật liệu bảo vệ, lựa chọn
sai vật liệu bảo vệ, vi phạm nguyên tắc khai thác
|
10
|
Biến dạng của kết cấu
|
Độ lún không đều và độ nghiêng của
móng, tác động của nhiệt, vi phạm nguyên tắc khai thác
|
11
|
Các vết nứt trong mối hàn
|
Không xử lý trước kết cấu, ảnh hưởng ứng
suất co của mối hàn
|
Bảng PL 1.4 - Các loại khuyết
tật, hư hỏng và các nguyên nhân có khả năng gây ra, trong kết cấu
khối xây gạch đá
TT
|
Phân loại
|
Sơ đồ vết
nứt
|
Đặc Điểm
|
Nguyên nhân
|
1
|
Biến dạng nhiệt
|
|
Thường xuất hiện ở: nhà mái bằng bê
tông cốt thép, tường xây gạch. Vết nứt chạy ngang
mạch vữa dưới dầm mái (có thể các vài hàng gạch)
|
Do biến đổi nhiệt độ chênh lệch giữa các
mùa. Kết cấu mái là BTCT có trị số dãn nở nhiệt khác với tường. Sự cản trở
quá trình này gây nứt mạch vữa vốn yếu về khả năng chịu lực kéo, trượt.
|
2
|
|
Nứt ở vị trí mái bằng BTCT gắn vào
tường vượt mái hoặc tường của khối nhà chính
|
Biến dạng nở nhiệt của mái nhà làm
tường chắn hoặc tường gắn với gian nhà phụ bị nứt.
|
3
|
|
Vết nứt chạy suốt chiều cao nhà với
bề rộng ít thay đổi.
|
Độ dài nhà quá lớn, không có khe co
dãn, chênh lệch nhiệt độ không khí giữa các mùa gây hiện tượng co và dãn lặp lại
nhiều lần gây nứt.
|
4
|
|
Vết nứt chéo sinh ra ở 2 đầu của ô
văng dài đổ tại chỗ
|
Co dãn của bê tông trong thể xây
do tác động
của nhiệt độ tạo ra ứng suất kéo trong khối xây gây
nứt.
|
5
|
Nền đất lún không đều
|
|
Các vết nứt xuất hiện từ các mép các
ô cửa tạo thành chữ “vê” ngược (L), thường xuất hiện
nhiều ở hai đầu nhà.
|
Nguyên nhân do lún xuống của nền
(lún giữa nhà)
|
6
|
|
Vết nứt từ các mép cửa và tạo
thành chữ “vê” (V)
|
Nguyên nhân do lún vòng của nền tại
hai đầu nhà.
|
7
|
|
|
Vết nứt xiên từ mép X cửa ra phía mép
tường; quanh vùng có hoạt động khai thác nước ngầm, hoặc có phần nền cũ yếu
|
Nền bị lún không đều có thể do nền
đắp ao, hồ nên yếu hơn ở phía
ngoài hoặc do phía tường hồi có nền đất bị mạch nước ngầm hạ thấp.
|
8
|
|
|
Vết nứt xiên từ mép cửa hướng về phía
công trình mới xây, Khoảng cách giữa công trình cũ và công trình, mới tương
đối gần
|
Lún ảnh hưởng nền đất xung quanh
công trình mới lún mạnh làm ảnh hưởng tới công trình cũ (công trình mới
thường to hơn).
|
9
|
Kết cấu không đủ khả năng chịu lực
|
|
Vết nứt đứng hoặc chéo
góc xuất hiện tại các dầm gạch
xây trên các ô cửa
|
Cường độ chịu uốn của khối xây thiếu.
|
10
|
|
|
Vết nứt ngang tường (thường là có sự
chênh lệch áp suất giữa hai mặt tường đối diện)
|
Cường độ chịu cắt
của khối xây
thiếu.
|
11
|
|
Vết nứt theo mạch vữa đứng ngang trên đoạn
tường chịu kéo
|
Cường độ chịu kéo
của khối xây
thiếu.
|
12
|
|
|
Vết nứt xiên hoặc
đứng ở
dưới
chỗ gối dầm hoặc dưới đệm đầu dầm
|
Cường độ chịu nén cục bộ của tường
không đủ.
|
13
|
Thiết kế không phù
hợp về cấu tạo
|
|
Vết nứt xiên tại phần tường
gạch xây chèn trong khung bê tông cốt thép.
|
Sử dụng hỗn hợp các kết cấu khác
nhau mà không có biện pháp thỏa đáng. Độ võng của dầm lớn vượt quá giới hạn
võng của thể xây.
|
14
|
|
|
Nứt chỗ nối giữa nhà cũ và phần mở
rộng
|
Khi mở rộng kết cấu cũ, liên kết
giữa kết cấu mới và cũ không thỏa đáng. Sự xuất hiện lún của phần mới gây
nứt.
|
15
|
Chất lượng vật liệu thấp
|
|
Vết nứt phân bố lộn
xộn không có quy luật (thường là nứt nhỏ như sợi
tóc, nứt mạng nhện phần vữa trát)
|
Thể tích khối xây không ổn định
nhưng chủ yếu là vữa trát sử dụng xi măng có độ ổn định thể tích kém. Nhiều
khi còn do tỷ lệ xi măng không thích hợp.
|
16
|
Chất lượng thi công kém
|
|
Vết nứt xuất hiện ở mạch nối tường
trong và tường ngoài
|
Phương pháp xây không hợp lý, tường
trong tường ngoài không xây đồng thời, lại không xây theo giật cấp (chỉ
xây mỏ nanh), không có cốt thép giằng nối, làm cho mạch nối tường trong ngoài không
chắc dẫn đến bị nứt đứng.
|
17
|
|
Nứt dọc thành nhiều đoạn ngắn ở
tường chịu lực.
|
Trong khi xây bị trùng mạch quá
nhiều.
Sử dụng quá nhiều gạch gẫy để xây.
|
18
|
Loại khác
|
|
Vết nứt chéo giao nhau trên bề mặt
khối xây
|
Động đất
|
19
|
|
Vết nứt chéo nhau
|
Bị rung động, chấn động nổ.
|
Phụ lục 2 - Xác định gần đúng cường độ bê tông, đá và vữa
theo dấu hiệu bên ngoài
Mác đá
|
Cấp độ bền
chịu nén của bê tông
|
Dấu hiệu hư
hỏng đặc trưng của bê tông hoặc đá khi dùng lực vừa phải gõ búa có đầu nhọn
trọng lượng 0,4 - 0,8 kg lên bề mặt
|
Mác vữa
|
Hư hỏng đặc
trưng của vữa khi thử bằng lưỡi dao
|
Dưới 70
|
Nhỏ hơn B5
|
Vết lõm không sâu, tiếng nhỏ, bờ vết
lõm không vỡ.
|
0 - 2
|
Vữa dễ dàng dùng dao cạy lên, bong
vỡ.
|
70 - 100
|
B5 - B7,5
|
Để lại vết lõm, vật liệu vỡ vụn,
tiếng hơi nhỏ.
|
4 - 10
|
Vữa dễ dàng dùng dao rạch.
|
100 - 200
|
B7,5 - B12,5
|
Để lại rõ vết lõm, xung quanh.
|
25
|
Dùng dao khó rạch vữa.
|
Vết lõm vật liệu có thể bị vỡ thành
miếng mỏng.
|
50
|
Vữa vỡ vụn, không rạch được bằng
dao.
|
Trên 200
|
Lớn hơn B12,5
|
Để lại vết lõm không rõ, tiếng danh.
|
≥ 100
|
Dùng dao khứa lên vữa để lại vết
sáng hoặc tối.
|
Phụ lục 3 - Bảng kê khuyết tật, hư hỏng của các cấu kiện
TT
|
Loại khuyết
tật, hư hỏng
|
Thông số khuyết
tật, hư hỏng (dài, rộng, sâu, diện tích, góc nghiêng,...)
|
Vị trí
(tầng, trục,...)
|
Hình ảnh,
bản vẽ các khuyết tật, hư hỏng (hoặc chỉ dẫn tới bản vẽ, hình ảnh trong phụ
lục)
|
Nguyên nhân
(có thể)
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
....
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 4 - Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ
nhà và công trình
TT
|
Nội dung
|
Thông tin,
kết quả
|
1
|
Chủ đầu tư (chủ sở hữu) công trình
|
|
2
|
Địa Điểm xây dựng
|
|
3
|
Thời Điểm khảo sát, đánh giá công
trình
|
|
4
|
Đơn vị khảo sát, đánh giá công trình
|
|
5
|
Chức năng chính của công trình
|
|
6
|
Số tầng công trình
|
|
7
|
Cấp công trình
|
|
8
|
Năm đưa công trình vào khai thác
|
|
9
|
Loại kết cấu công trình
|
|
10
|
Hình dạng mặt bằng của công trình
|
|
11
|
Tầng hầm
|
|
12
|
Hình dáng công trình theo chiều cao
|
|
13
|
Những cải tạo và gia cường đã làm
trước đây
|
|
14
|
Chiều cao công trình
|
|
15
|
Chiều dài công trình
|
|
16
|
Chiều rộng công trình.
|
|
17
|
Kết cấu chịu lực
|
|
18
|
Tường
|
|
19
|
Khung
|
|
20
|
Kết cấu sàn
|
|
21
|
Kết cấu mái nhà
|
|
22
|
Kết cấu chịu lực của sàn mái
|
|
23
|
Tường bao che
|
|
24
|
Tường ngăn
|
|
25
|
Móng
|
|
26
|
Đánh giá chung về tình trạng kỹ
thuật công trình
|
|
27
|
Loại tình trạng kỹ thuật của công
trình (Mức 1; 2; 3)
|
|
28
|
Kiến nghị hướng xử lý tiếp theo (sử
dụng bình thường; khảo sát chi Tiết; sơ tán dân và chống đỡ;...)
|
|
29
|
Các phụ lục kèm theo:
- Bảng kê các khuyết tật, hư hỏng
theo mẫu trong Phụ lục 3;
- Các bản vẽ hiện trạng công
trình;
- Ảnh hiện trạng công
trình, hiện trạng các hư hỏng điển hình.
|
|
Phụ lục 5 - Đề cương khảo sát và đánh giá chi Tiết an
toàn kết cấu
(ĐỐI TƯỢNG
KHẢO SÁT)
|
(Đơn vị
thực hiện)
(ký và đóng
dấu)
|
(Chủ quản
công trình)
(ký và đóng
dấu)
|
1. Mục đích khảo sát
2. Phương pháp và nội dung công việc
khảo sát
2.1. Phân tích tài liệu
kỹ thuật đã có (vật liệu công trình, kết quả các lần khảo sát trước, nhật ký
theo dõi tình trạng kỹ thuật nhà, biên bản các công tác lấp kín, chứng chỉ
của các cấu kiện,...)
2.2. Xem xét các Điều
kiện thực tế của các tác động lên công trình
2.3. Kiểm tra tình
trạng kết cấu
- Xem xét tổng thể;
- Khảo sát toàn phần hoặc khảo sát
một phần;
- Phương pháp tiến hành khảo sát;
- Thiết bị, dụng cụ sử dụng;
- Vị trí, số lượng lấy mẫu thí
nghiệm vật liệu;
- Thí nghiệm vật liệu
trọng phòng thí nghiệm và hiện trường;
- Khảo sát môi trường sử dụng;
- Tiến hành tính toán kiểm tra có
xét đến tình trạng thực tế của kết cấu.
- Kết luận và kiến nghị.
3. Trình tự tiến hành công việc tại
công trình
4. Biện pháp đảm bảo tiếp cận an
toàn đến kết cấu và cho người khảo sát
5. Nhân sự thực hiện
6. Thiết bị sử dụng
7. Các biện pháp đảm bảo an toàn
tiếp cận
8. Tiến độ thực hiện
9. Dự toán kinh phí thực hiện.
|
Phụ
lục 6 - Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chi Tiết an toàn kết cấu
(ĐỐI TƯỢNG
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT)
(Đơn vị
thực hiện)
(ký và đóng dấu)
1. Đặc Điểm chung về đối tượng được
khảo sát, đánh giá
- Chủ sở hữu;
- Địa Điểm xây dựng;
- Năm thiết
kế;
- Năm đưa vào sử
dụng;
- Mô tả chung về công trình:
kiến trúc, kết cấu, vật liệu
sử dụng,...
2. Mục đích công
tác khảo sát, đánh
giá
3. Kết quả khảo
sát, đánh giá
3.1. Hiện trạng
công trình
- Các mặt bằng, mặt
cắt, danh Mục
khuyết tật, hư hỏng hoặc sơ đồ khuyết tật, hư hỏng kèm các hình ảnh đặc trưng
chụp được;
- Các sơ đồ vết nứt trong
các kết cấu bê tông
cốt thép và kết cấu gạch đá và số liệu
về sự phát triển các vết nứt;
- Các giá trị của tất cả các
dấu hiệu cần kiểm tra được nêu trong đề cương khảo sát.
3.2. Các kết
quả thí nghiệm vật liệu
3.3. Các kết
quả tính toán kiểm tra an toàn chịu lực theo đề cương
3.4. Kết quả
đánh giá an toàn kết cấu nhà
- Phân cấp nguy
hiểm nhà;
- Đề xuất hướng
xử lý tiếp theo
4. Kết luận và kiến
nghị
5. Các phụ lục
- Các bản vẽ hiện
trạng, bản vẽ vị trí lấy mẫu, vị trí thí nghiệm,
bản vẽ hư hỏng, khuyết tật,...;
- Các hình ảnh khảo
sát, trong đó có hình ảnh
các khuyết tật, hư hỏng;
- Các phụ lục kết
quả thí nghiệm vật liệu;
- Các phụ lục tính
toán kiểm tra an toàn chịu lực.
|