Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4741/QĐ-UBND quy hoạch phân khu tôn tạo di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác Hồ Chí Minh 2015

Số hiệu: 4741/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Tất Thành Cang
Ngày ban hành: 23/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4741/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/5000 TÁI HIỆN, TÔN TẠO KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN KHU RỪNG SÁC - CẦN GIỜ XÃ LONG HÒA, HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 24/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;

Căn cứ Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 62/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 về lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 4766/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Cần Giờ;

Căn cứ Quyết định số 4394/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ;

Xét đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến trúc tại Tờ trình số 697/TTr-SQHKT ngày 06 tháng 3 năm 2015 (hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân Thành phố ngày 25 tháng 5 năm 2015) về trình duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, với các nội dung chính như sau:

1. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực quy hoạch:

- Vị trí khu vực quy hoạch: Khu đất quy hoạch là toàn bộ Tiểu khu 17 rừng phòng hộ Cần Giờ, diện tích bãi bồi tiếp giáp Tiểu khu 17 và một phần mặt nước sông Đồng Tranh;

- Giới hạn khu vực quy hoạch như sau:

+ Phía Bắc giáp sông Hào Võ.

+ Phía Nam giáp sông Hà Thanh.

+ Phía Đông giáp đường Rừng Sác.

+ Phía Tây giáp sông Đồng Tranh.

- Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch: 2.897,76 ha.

- Tính chất của khu vực quy hoạch là một khu di tích lịch sử có tính đặc thù, vừa mang những dấu ấn lịch sử một thời oanh liệt, vừa là một thắng cảnh có môi trường sinh thái rừng ngập mặn hoang sơ, khí hậu trong lành, được quy hoạch nhằm tôn vinh những chiến công của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ đã sống, chiến đấu và hi sinh anh dũng tại khu vực này; giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời kết hợp du lịch sinh thái và bảo tồn, phát triển khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ theo đúng quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

2. Cơ quan tổ chức lập đồ án quy hoạch: Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.

3. Đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm kiến trúc và xây dựng Đại học Kiến Trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Danh mục hồ sơ, bản vẽ nhiệm vụ quy hoạch:

- Thuyết minh tổng hợp;

- Thành phần bản vẽ bao gồm:

+ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất;

+ Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng;

+ Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/5.000;

+ Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/5.000;

+ Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/5.000;

+ Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác và môi trường, tỷ lệ 1/5.000, bao gồm:

* Bản đồ quy hoạch giao thông đô thị kết hợp chỉ giới đường đỏ;

* Bản đồ quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị;

* Bản đồ quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị;

* Bản đồ quy hoạch cấp nước đô thị;

* Bản đồ quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn đô thị;

* Bản đồ quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc;

* Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược;

* Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật.

5. Các chỉ tiêu sử dụng đất khu vực quy hoạch:

- Quy mô khách tham quan: 1.000 lượt người/ngày.

- Mật độ xây dựng chung toàn khu đất quy hoạch: ≤ 0,1 %.

- Hệ số sử dụng đất toàn khu: ≤ 0,01.

- Tầng cao xây dựng tối đa (không tính các tháp quan sát): 2 tầng.

- Chiều cao xây dựng tối đa: 8m (chiều cao xây dựng các công trình cần thấp hơn tán rừng - không tính các tháp quan sát).

6. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất:

6.1. Tổ chức cơ cấu và phân khu chức năng: Tổng mặt bằng phân khu chức năng bao gồm 2 khu trung tâm chính là cửa ngõ để tiếp cận. Giữa 2 khu trung tâm này sẽ là các phân vùng không gian xanh dành cho tái hiện lịch sử kết hợp trải nghiệm thiên nhiên.

- Khu trung tâm 1 - Trung tâm trưng bày chứng tích lịch sử:

+ Hiện trạng là đất ruộng muối, nuôi trồng thủy sản, kênh rạch và một phần diện tích rừng hiện hữu do Trung Đoàn 10 đang khai thác.

+ Tập trung chuỗi các công trình tái hiện, trưng bày giới thiệu về chiến khu Rừng Sác. Đồng thời là khu vực “cửa ngõ” có chức năng đón tiếp và cung cấp các dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi, giải trí.

- Khu trung tâm 2 - Trung tâm trưng bày và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ:

+ Bao gồm khu du lịch Đảo Khỉ và khu Di tích lịch sử Rừng Sác hiện hữu.

+ Bố trí trung tâm trưng bày và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi dã ngoại dưới hình thức các khu cắm trại và lớp học khám phá thiên nhiên, môi trường.

- Các khu tái hiện lịch sử

+ Khu tái hiện 1:

▪ Vị trí phân bổ: chủ yếu là dải đất bồi dọc sông Đồng Tranh, hiện trạng đang là đất nuôi thủy sản.

▪ Chức năng: Tái hiện các trận đánh đặc trưng gắn liền với sông nước và vùng sình lầy ngập mặn.

▪ Tính chất không gian: Không gian mặt nước giáp với bìa rừng tự nhiên. Giữ nguyên canh nguyên cư, bố trí các điểm tái hiện xen kẽ với các vùng sản xuất hiện hữu.

▪ Các nhóm hạng mục tái hiện:

○ Tái hiện trận đánh trên sông

* Tái hiện trận đánh của Nguyễn Huệ với Nguyễn Ánh (có sự cố vấn của sĩ quan Pháp chỉ huy tàu Bồ Đào Nha).

* Tái hiện trận đánh tàu Saint Louberier 7000 tấn thời kháng chiến chống pháp.

* Tái hiện trận địa Đại đội 1 bắn cháy tàu tuần tiểu, tàu quét mìn của địch ngày 09 tháng 7 năm 1966.

* Tái hiện vị trí mai phục của Đại đội 2 bắn cháy tàu 100.000 tấn và tàu tuần tiểu của địch ngày 02 tháng 7 năm 1966.

* Tái hiện trận đánh tàu Baton Rugio Victory bằng thủy lôi K5.

+ Khu tái hiện 2:

▪ Vị trí phân bổ: khu vực bìa rừng giáp với tuyến đường Rừng Sác và nằm giữa 2 khu trung tâm.

▪ Chức năng: Tái hiện chiến công của đặc công Rừng Sác (đánh địch tại chỗ, đánh địch tại hang ổ), đồng thời với tái hiện về cuộc sống gian khổ thời kỳ chiến tranh với những câu chuyện về sự sáng tạo, gan dạ, mưu trí của người Rừng Sác.

▪ Tính chất không gian: Mô hình tái hiện nằm dưới tán rừng và dọc theo hệ thống kênh rạch, thể hiện theo tiến trình lịch sử, thể hiện lối đánh du kích đặc trưng gắn liền với sông nước và vùng sình lầy ngập mặn.

▪ Các nhóm hạng mục tái hiện:

* Tái hiện trận đánh kho bom

ü Tái hiện trận đánh kho bom thành Tuy Hạ.

ü Tái hiện trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè.

* Tái hiện cuộc sống quân và dân rừng Sác

ü Tái hiện điều kiện ăn, ở sinh hoạt của quân dân Rừng Sác Cần Giờ thời kỳ kháng chiến kết hợp hình thức du lịch trải nghiệm cuộc sống sinh thái.

ü Tái hiện cơ quan huyện ủy Cần Giờ.

ü Tái hiện việc xây dựng thế trận lòng dân.

ü Tái hiện vị trí tập kết đơn vị Quân Dân Chính Đảng các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, đơn vị Y4, T4 và các đơn vị Quân khu Sài Gòn Gia Định.

ü Tái hiện bệnh xá (nửa nổi nửa chìm).

* Tái hiện các trận địa chống càn

ü Tái hiện trận địa đánh địch chống càn từ lộ 15.

ü Tái hiện trận địa DKZ.

ü Tái hiện trận địa tên lửa B72, vị trí các tổ B40, B41... mai phục đánh tàu tuần tiễu địch trên sông.

- Các khu rừng hạn chế tác động

▪ Vị trí phân bổ: Bao gồm các dải rừng tự nhiên còn lại tiếp giáp với các khu chức năng.

▪ Chức năng: Vùng đệm tự nhiên chuyển tiếp giữa các khu chức năng.

▪ Tính chất không gian: Vùng rừng tự nhiên, hạn chế tác động xây dựng. Tổ chức các tuyến tham quan bằng đi thuyền, lội nước khám phá rừng tự nhiên.

6.2. Cơ cấu sử dụng đất toàn khu vực quy hoạch:

STT

LOẠI ĐẤT

DIỆN TÍCH (ha)

TỶ LỆ (%)

1

Đất xây dựng

50,5138

1,74

1.1

Đất công trình dịch vụ

49,9728

 

1.2

Đất trạm kiểm soát rừng

0,5410

 

2

Đất nuôi trồng thủy sản

13,3166

0,46

3

Đất rừng

1.837,2006

63,40

4

Đất giao thông

 

 

4.1

Đất giao thông làm mới

0,2669

0,01

4.2

Đất giao thông giữ lại

1,9370

0,07

4.3

Đất giao thông đối ngoại (đường rừng Sác)

19,0001

0,66

5

Đất hành lang an toàn điện

25,4250

0,88

6

Mặt nước, bãi bồi

950,1000

32,79

 

TỔNG CỘNG

2897,7600

100

6.3 .Cơ cấu sử dụng đất và chỉ tiêu sử dụng đất trong các khu đất xây dựng:

Kí hiệu

CHỨC NĂNG

DIỆN TÍCH (ha)

TẦNG CAO

MĐXD(%)

A1

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 1

19,8555

1-2

1-3

A2

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 1

9,0411

1-2

1-3

A3

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 1

16,3817

1-2

1-3

A4

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 1

4,1781

1-2

15-20

A5

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 2

0,2258

1-2

15-20

A6

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 2

0,1212

1-2

15-20

A7

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 2

0,0892

1-2

15-20

A8

Đất công trình dịch vụ khu trung tâm 2

0,0802

1-2

30-40

B1

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B2

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B3

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B4

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B5

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B6

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0768

1

30-40

B7

Đất trạm kiểm soát rừng

0,0802

1

30-40

7. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

7.1. Các khu trung tâm:

Các khu công trình dịch vụ chức năng chính (công trình công cộng, cây xanh, ...) được bố trí nối kết, xen cài với nhau, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa tạo cảnh quan sinh động hài hòa với môi trường thiên nhiên của khu vực.

- Khu trung tâm 1:

Các hạng mục chức năng:

Nhóm 1: Khu đón tiếp và khu phụ trợ:

○ Cổng chào

○ Bãi xe

○ Quảng trường đón tiếp

○ Nhà đón tiếp

Nhóm 2: Khu dịch vụ và khu phụ trợ:

○ Nhà hàng dịch vụ

○ Bến tàu trung chuyển khách

○ Khu phụ trợ: Nhà kho, khu sản xuất

Nhóm 3: Công trình tưởng niệm và tâm linh:

○ Quảng trường trung tâm.

○ Tượng đài tưởng niệm đặc công Rừng Sác anh hùng

○ Khu đền thờ và bia ghi công liệt sĩ Chiến khu Rừng Sác

Nhóm 4: Công trình trưng bày bảo tàng tham quan:

○ Bảo tàng trưng bày truyền thống cách mạng

○ Trạm quan sát (dạng tháp)

- Khu trung tâm 2:

Các hạng mục chức năng:

○ Trung tâm trưng bày và nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ (Bảo tàng đa dạng sinh học Rừng ngập mặn Cần Giờ)

○ Khu giáo dục

○ Nhà hàng - dịch vụ

○ Bến tàu thủy

7.2. Các khu tái hiện lịch sử: Bố trí các tuyến đường mòn, các trạm dừng chân và các trạm kiểm soát trong khu vực rừng trồng xen kẽ với rừng tự nhiên, tận dụng cảnh quan rừng ngập mặn. Các hoạt động tái hiện sử dụng các hình thức trưng bày mô hình, sa bàn, ... theo các cụm chủ đề tái hiện.

8. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

8.1. Quy hoạch hệ thống giao thông:

- Lộ giới đường Rừng Sác là 60m.

- Từ trục đường Rừng Sác bố trí một trục trung tâm kết nối vào khu quy hoạch tại vị trí nhà tiếp đón. Tại đây có bố trí bãi đậu xe phục vụ cho công tác lưu trú và tham quan.

- Hệ thống giao thông trong khu quy hoạch được bố trí theo dạng hình tia, với các trục giao thông được kết nối trực tiếp từ khu vực trung tâm (nhà tiếp đón) nối kết đến các khu chức năng và các công trình bên trong. Đồng thời bố trí các trục cảnh quan để phục vụ cho công tác tham quan khám phá cảnh quan thiên nhiên trong khu di tích.

- Khu di tích nằm sát sông Đồng Tranh, được kết nối thông suốt với hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai; có điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình giao thông thủy. Tại các chốt kiểm soát rừng bố trí các nơi neo đậu tàu thuyền để phục vụ cho công tác tiếp đón hành khách tham quan bằng giao thông thủy. Tổ chức đa dạng loại phương tiện giao thông thủy (ghe 2 đáy, kayak, xuồng ba lá, xuồng máy) trong khuôn viên khu di tích để khai thác đặc điểm cảnh quan sông nước phục vụ tham quan, du lịch

8.2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt

- Hầu hết diện tích dự án là khu rừng ngập mặn cần bảo tồn nên giữ nguyên hiện trạng.

- Tôn nền đường giao thông và các khu vực dự kiến xây dựng công trình (nhà trưng bày, triển lãm...). Cao độ xây dựng lựa chọn H ≥ 2,00m (Hệ VN2000).

- Khu xây dựng công trình có quy mô nhỏ nên nước mặt trong khu quy hoạch chủ yếu chảy tràn ra xung quanh.

8.3. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị

- Chỉ tiêu cấp điện:

● Khu giáo dục: 25W/m2.

● Khu dịch vụ công cộng: 30W/m2.

● Khu đền thờ: 20W/m2.

● Khu công viên cây xanh: 10kW/ha.

- Nguồn cấp điện cho khu quy hoạch được lấy từ trạm 110/15-22kV Cần Giờ 1.

- Xây dựng mới 2 trạm biến áp phân phối 15-22/0,4kV có công suất 2000kVA và 320kVA, kiểu trạm phòng.

- Do đặc thù của khu quy hoạch là khu thực vật rừng nên sử dụng phương án mạng lưới cấp điện nổi trên trụ bê tông ly tâm.

- Chiếu sáng giao thông nội bộ được sử dụng đèn Sodium 150W-220V được gắn trên trụ thép mạ kẽm, cấp bảo vệ IP54.

8.4. Quy hoạch cấp nước

- Nguồn cấp nước: Sử dụng nguồn nước máy Thành phố, dựa vào tuyến ống cấp nước  Æ630 trên đường Rừng Sác.

- Tiêu chuẩn cấp nước công cộng, dịch vụ: 2 lít/m2/ngày.

- Tổng lưu lượng nước cấp toàn khu: Qmax = 410 m3/ngày.

- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 15 l/s/1 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy.

- Mạng lưới cấp nước: Đấu nối mạng lưới bên trong khu quy hoạch với tuyến ống cấp nước Æ630 trên đường Rừng Sác. Các tuyến ống được thiết kế nhằm đảm bảo cung cấp nước liên tục cho khu quy hoạch.

- Hệ thống cấp nước chữa cháy: Dựa trên các tuyến ống cấp nước chính bố trí trụ cứu hỏa với bán kính phục vụ từ 100m-150m.

8.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn

a) Thoát nước thải:

- Tiêu chuẩn thoát nước thải công cộng, dịch vụ: 2 lít/m2/ngày.

- Tổng lưu lượng thoát nước thải toàn khu: Qmax = 97 m3/ngày.

- Giải pháp thoát nước thải: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng cho khu quy hoạch. Nước thải sinh hoạt phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại (do công trình bố trí phân tán trên diện tích rộng) trước khi thoát ra môi trường tự nhiên.

* Lưu ý: Đối với nước thải từ khu nuôi trồng thủy sản cần được xử lý đạt yêu cầu trước khi thoát ra môi trường tự nhiên.

b) Xử lý rác thải:

- Chỉ tiêu chất thải rắn: 0,3 tấn/ha/ngày.

- Tổng lượng chất thải rắn toàn khu: 1,5 tấn/ngày

- Phương án xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn được phân loại tại nguồn thu, thu gom mỗi ngày và vận chuyển đến Khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện Cần Giờ.

8.6. Quy hoạch thông tin liên lạc

- Chỉ tiêu phát triển viễn thông: 130 thuê bao.

- Các tuyến cáp viễn thông (cáp truyền dữ liệu internet, ADSL, cáp truyền hình...) dự kiến xây dựng nối từ tủ cáp chính đến các tủ cáp phân phối dùng cáp quang hoặc cáp đồng luồn trong ống PVC đi trong hào cáp đặt ngầm.

8.7. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Quy hoạch hợp lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các quy hoạch san đắp nền và cấp, thoát nước đều có tính đến việc thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và môi trường sinh thải tại khu vực. Việc Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các công trình phải hài hòa với cảnh quan tại khu vực, với mật độ xây dựng phù hợp với chức năng của vùng đệm.

- Quản lý nước thải: nước thải được xử lý qua bể tự hoại và trạm xử lý nước thải cục bộ đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.

- Quản lý chất thải rắn: chất thải rắn được phân loại, thu gom và vận chuyển đến khu xử lý hợp vệ sinh.

- Thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các dự án triển khai trong khu quy hoạch theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

8.8. Bản đồ tổng hợp đường dây đường ống

Việc bố trí, sắp xếp đường dây, đường ống kỹ thuật có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

9. Về tổ chức thực hiện theo quy hoạch: Trong quá trình tổ chức thực hiện theo quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch; các tổ chức, đơn vị có liên quan phải tuân thủ các nội dung đã được nêu trong đồ án này và Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 2. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi và đơn vị tư vấn khảo sát, lập bản đồ hiện trạng chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đánh giá hiện trạng trong hồ sơ, bản vẽ trình duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

- Trong quá trình tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng tại các khu vực có sông, kênh, rạch trong khu vực quy hoạch; Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan cần quản lý chặt chẽ việc tuân thủ về chỉ giới hành lang sông, kênh, rạch đã được quy định tại Quyết định số 150/2004/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc san lấp kênh, mương, rạch (nếu có) trong khu vực quy hoạch cần có ý kiến thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền đã được quy định tại Quyết định số 319/2003/QĐ-UB ngày 26 tháng 12 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về quản lý việc san lấp và xây dựng công trình trên sông, kênh, rạch, đầm, hồ công cộng thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Quy chế Quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (tại Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố).

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký Quyết định này, Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ thực hiện tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 này theo Luật Quy hoạch đô thị và Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về công bố công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và tổ chức thực hiện công tác cắm mốc giới theo quy hoạch được duyệt đã được quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND số ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi khẩn trương thực hiện lập Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ để trình Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định, phê duyệt theo quy định (theo Chỉ thị số 24/2012/CT-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn Thành phố);

Điều 3. Quyết định này có đính kèm các bản vẽ, thuyết minh đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ được nêu tại khoản 4, Điều 1 Quyết định này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên, Thủ trưởng các Sở - Ban - Ngành có liên quan; Ban Quản lý Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hòa - huyện Cần Giờ, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thực nghiệm Kiến trúc và Xây dựng, các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Trường Đại học Kiến trúc TP;
- VPUB: các PVP;
- Các phòng Chuyên viên;
- Lưu: VT, (ĐTMT-MTu) D.30

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tất Thành Cang

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4741/QĐ-UBND ngày 23/09/2015 duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 tái hiện, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác - Cần Giờ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.672

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.197.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!