Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 47/1999/QĐ-BXD quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà công trình

Số hiệu: 47/1999/QĐ-BXD Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Văn Liên
Ngày ban hành: 21/12/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/1999/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY CHUẨN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04-3-1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng tại Tờ trình số 528/VKH-TH ngày 16 tháng 12 năm 1999 về việc phê duyệt Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt "QUY CHUẨN HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH".

Điều 2. Quy chuẩn trên được áp dụng trong công tác quản lí, nghiên cứu thiết kế và thi công xây dựng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày kí.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng và các đơn vị liên quan,chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




PGS. TS.
Nguyễn Văn Liên

 

QUY CHUẨN

HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH

LỜI NÓI ĐẦU

Quy chuẩn này do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) phối hợp với Hiệp hội Quốc tế Cp thoát nước và Cơ khí M (IAPMO) biên soạn dựa trên những nội dung kỹ thuật trong bộ Quy chuẩn "Uniform Plumbing Code" do Hiệp hội IAPMO xuất bn năm 1997. Vụ Khoa học Công nghệ là cơ quan quản lý quá trình biên soạn và trình duyệt; Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Quy chuẩn này là bắt buộc áp dụng trong phạm vi cả nước.

1.2. Mục đích của quy chuẩn

Quy chuẩn này tập hợp những quy định thống nhất về thiết kế, xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị cấp thoát nước trong nhà và công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu và tiêu chuẩn tối thiểu cho sức khỏe, sự an toàn và lợi ích của người sử dụng hệ thống cấp thoát nước .

1.3. Phạm vi áp dụng

1.3.1 Quy chuẩn này áp dụng cho việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa, thay thế, di chuyển, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, kể cả phần ngoài nhà cho đến hệ thống cấp thoát nước chung của khu vực.

1.3.2. Sửa chữa và cải tạo

· Những đường ống cần phải cải tạo, sửa chữa hoặc thay mới thì được phép áp dụng các giải pháp linh hoạt so với những quy định trong quy chuẩn này, với điều kiện những áp dụng đó là cần thiết và được cơ quan có thẩm quyền duyệt nước.

· Hệ thống thoát nước của công trình mới xây có thể nối với hệ thống thoát nước của công trình hiện có nhưng phải tính toán kiểm tra cụ thể và phải được phép của cơ quan có thẩm quyền sở tại. Công trình hoặc bộ phận công trình không được xây dựng trên cống thoát nước hiện có.

· Tất cả các miệng xả hoặc lỗ thông gió của hệ thống thoát nước đều phải có gioăng nối, van ngăn hoặc nút bịt kín bằng các loại vật liệu nêu trong quy chuẩn.

1.3.3. Bảo dưỡng - Tất cả hệ thống cấp thoát nước của ngôi nhà hoặc công trình phải được chủ sở hữu bảo dưỡng thường xuyên và vận hành đúng quy trình.

1.3.4. Đối với các công trình hiện có - Quy chuẩn này không bắt buộc thay đổi các công trình và hệ thống cấp thoát nước được xây dựng trước khi quy chuẩn ban hành, trừ khi các công trình và hệ thống cấp thoát nước đó không đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.

1.4. Các phụ lục của quy chuẩn này là những tư liệu dùng để tham khảo, không phải là bắt buộc áp dụng, trừ khi được chấp nhận cá biệt đối với các tiêu chuẩn của chương 12, tính bắt buộc được thực hiện theo Thông tư số: 07/1999/TT-BXD ngày 23/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý và áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng.

1.5. Đối với hệ thống cấp thoát nước hiện có

1.5.1. Lắp đặt thêm, cải tạo hoặc sửa chữa hệ thống cấp nước - Khi lắp đặt thêm, cải tạo hoặc sửa chữa đường ống cấp nước hiện có không nhất thiết phải tuân theo toàn bộ các quy định nêu trong quy chuẩn này nhu đối với hệ thống cấp nước lắp đặt mới. Nhưng khi thực hiện phải đảm bảo sẽ không làm cho hệ thống hiện có bị quá tải, không an toàn hoặc mất vệ sinh.

1.5.2. Nếu hệ thống cấp thoát nước không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, và ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, thì cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu chủ sở hữu sửa chữa, cải tạo hoặc lắp đặt thêm các thiết bị cần thiết trên hệ thống cấp thoát nước để đảm bảo các yêu cầu đó.

1.5.3. Công trình đang được lắp đặt - Các công trình cấp nước và thoát nước đang lắp đặt trong thời điểm quy chuẩn mới ban hành cũng phải tuân theo quy định của quy chuẩn này.

1.5.4. Khi có thay đổi chủ sở hữu hoặc mục đích sử dụng ngôi nhà, thì việc quản lý, cải tạo hệ thống cấp nước và thoát nước vẫn phải tuân theo các quy định của quy chuẩn này như đối với hệ thống cấp thoát nước mới xây dựng.

1.5.5. Bảo trì - Chủ sở hữu hoặc người thừa hành phải có trách nhiệm bảo trì thường xuyên tất cả các thiết bị, phụ tùng, vật liệu và đường ống để hệ thống cấp nước và thoát nước luôn luôn vận hành tốt. Các thiết bị an toàn phải được bảo trì theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Cơ quan có thẩm quyền có quyền kiểm tra đột xuất việc thực hiện chế độ bảo trì này.

1.5.6. Các nhà và công trình di động - Khi hệ thống cấp thoát nước là bộ phận của ngôi nhà hoặc công trình di động, thì việc lắp đặt mới cũng phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

1.6. Kiểm tra

1.6.1. Kiểm tra và chạy thử - Tất cả hệ thống cấp thoát nước hoặc các bộ phận của hệ thống phải được kiểm tra và chạy thử trước khi cho che lấp hoặc đưa vào sử dụng. Việc chạy thử và kiểm tra hệ thống cấp thoát nước phải được tiến hành với sự có mặt của cơ quan có thẩm quyền.

1.6.2. Điều chỉnh và sửa đổi - Trong quá trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, nếu thấy cần phải thay đổi, điều chỉnh thiết kế thì chủ công trình phải báo cho cơ quan có thẩm quyền xem xét. Mọi sự thay đổi điều chỉnh thiết kế không được làm ảnh hưởng đến các công trình khác và phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

1.6.3. Mắc nối - Khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì không được mắc nối hệ thống cấp thoát nước vào hệ thống hiện có.

1.6.4. Các bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống cấp thoát nước làm mới, hoặc cải tạo, sửa chữa nếu đã bị che kín và đưa vào sử dụng trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì đều phải dỡ bỏ phần bao che để kiểm tra.

1.6.5. Miễn chạy thử - Khi thấy rằng việc chạy thử kiểm tra bằng nước và không khí theo yêu cầu là không thực tế, hoặc đối với công trình xây lắp và sửa chữa nhỏ quá thì cơ quan có thẩm quyền chỉ cần tiến hành kiểm tra công tác xây lắp về tính phù hợp theo đúng quy định của quy chuẩn này, mà không cần chạy thử.

1.6.6. Đối với các công trình mà cơ quan quản lý khẳng định là hệ thống cấp thoát nước hoặc bộ phận của hệ thống đó không đảm bảo điều kiện vệ sinh, thì phải tiến hành mọi sửa chữa cần thiết cho tới khi đạt yêu cầu của quy chuẩn này. ,

Chương 2.

ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ sử dụng được hiểu như sau:

A

Áp lực - Lực tác động của chất lỏng đồng nhất hoặc chất khí trên một đơn vị diện tích thành của ống, bể hoặc công trình chứa chất lỏng đó.

1. Áp lực thủy tĩnh - Áp lực khi không có dòng chảy trong đó.

2. Áp lực tự do - Áp lực tồn lại ở đầu thiết bị hoặc vòi nước sau khi đã tính đến việc tổn thất cục bộ ở đầu vòi, ở máng đo và các tổn thất khác khi hệ thống hoạt động với công suất tối đa.

Áp suất chân không - Áp suất có giá trị thấp hơn giá trị áp suất của khí quyển.

B

Bể lắng - Công trình tách các chất bẩn hoặc các chất độc hại không hòa tan bằng phương pháp trọng lực để nước thải đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn môi trường hiện hành trước khi xả ra hệ thống thoát nước hoặc nguồn nước bên ngoài.

Bể lắng dầu - Bể lắng dùng để tách dầu.

Bể lắng cát - Bể lắng dùng để tách cát.

Bể tách dầu - Công trình có dung tích công tác tối thiểu là 2,8m3 được lắp đặt dể tách dầu và các chất nổi khác trong nước thải của một hoặc một số thiết bị vệ sinh trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

Bể/hố thu nước - Bế hoặc hố chứa dùng để tiếp nhận nước thải hoặc chất thải lỏng bằng cách tự chảy.

Bể thu dầu mỡ - Một thiết bị để tách dầu, mỡ trong nước thải dùng cho từ một đến bốn thiết bị thoát nước.

Bể tự hoại – Bể chứa kín tiếp nhận nước thải của cả hệ thống thoát nước hoặc một bộ phận của nó. Các chất rắn hữu cơ được giữ lại, lên men và phân huỷ, còn các chất lỏng được xả ra hệ thống thoát nước bên ngoài, vào hố thấm hoặc tự thấm vào đất.

Bệ xí treo tường - Một bệ xí được lắp đặt theo kiểu treo, không có bộ phận nào của nó chạm xuống sàn nhà.

Bị ngập - Thiết bị vệ sinh bị ngập trong nước quá mép mức tràn cho phép.

Bộ ngắt chân không - Xem "Thiết bị chống chảy ngược".

Bồn chứa trong bệnh viện - Bồn chứa được thiết kế chủ yếu để tiếp nhận chất thải từ các bô vệ sinh, có vòi nước phun rửa xung quanh, có xiphông và khoảng trám nút nước trông thấy, làm việc giống như một bệ xí.

Bồn tắm xoáy nước - Bồn tắm có lắp đặt hệ thống ống xoáy để nhận, vận chuyển xả nước tắm sau mỗi lần sử dụng.

Bơm phun tia nước thải (Ejectơ nước thải) - Thiết bị đưa nước thải lên bằng cách dùng luồng không khí hoặc dòng nước có tốc độ cao.

Buồng khí - Thiết bị làm giảm sức va áp lực, hoạt động dựa vào đặc tính chịu nén của không khí.

Buồng xí hóa học - Buồng xí không có hệ cấp thoát nước, chỉ chứa một dung dịch tẩy uế và khử mùi, nó trung hòa các chất thải bằng hóa chất;

Buồng xí khô - Buồng xí không có hệ cấp thoát nước, chất thải vệ sinh được thu vào thùng chứa nhờ vào thiết bị khí tạo áp suất âm ở miệng xả để thu chất thải và làm sạch.

C

Cấp nước cho ngôi nhà - Hệ thống ống dẫn nước sạch từ đồng hồ đo nước hoặc từ các nguồn cấp nước khác cho tới ngôi nhà hoặc tới các điểm sử dụng nước trong nhà. Cấp nước cho ngôi nhà còn có nghĩa là dịch vụ về cấp nước cho ngôi nhà đó.

Chất thải công nghiệp - Các chất thải lỏng hoặc chất thải rắn khác đi theo nước thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ thương mại, trừ nước thải sinh hoại.

Chất thải đặc biệt - Các loại chất thải đòi hỏi có sự thu gom, vận chuyển và xử lý đặc biệt như có đường ống xả gián tiếp, hố tiếp nhận, bể lắng, tách dầu, lắng cát. Vật liệu chế tạo các thiết bị này phải chịu được xâm thực và ăn mòn.

Chất thải gián tiếp - Là chất thải từ các thiết bị, máy móc sử dụng trong nhà và công trình (trừ chất thải từ các thiết bị vệ sinh). Chất thải gián tiếp không được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước vệ sinh.

Chất thải hóa học - Chất thải đặc biệt, trong đó có các loại hóa chất lẫn vào.

Chất thải lỏng (Liquid waste) - Chất thải không chứa phân từ các thiết bị vệ sinh, trang bị chuyên dụng hoặc thiết bị có liên quan khác.

Chiều dài phát triển - Chiều dài đường ống đo dọc theo đường tâm của ống và các phụ tùng.

Chỗ uốn ống - Một bộ phận kết hợp của tuyến đường ống gồm các cút để đưa một đoạn ống ra ngoài tuyến ống nhưng sau đó lại đi vào tuyến ống theo một đoạn song song khác.

Có thể tới xem - Thuật ngữ "có thể tới xem" có nghĩa là tới được địa điểm đặt các thiết bị vệ sinh, các mối nối hoặc trang thiết bị khác, nhưng việc đầu tiên là phải tháo dỡ các tấm chắn, cửa hoặc vật che khuất tương tự. "Sẵn sàng tới xem được" có nghĩa là trực tiếp tới đó mà không cần tháo dỡ tấm chắn, cửa hoặc vật che khuất khác.

Cơ quan có thẩm quyền - Cơ quan quản lý, kể cả các cơ quan thi hành pháp luật khác, có liên quan tới quy chuẩn này, không kể cơ quan đó có được nêu lên hay không.

Cơ quan ghi hàng - Cơ quan được giao lập danh sách hàng hoặc dán tem. Cơ quan này phải có một chương trình kiểm tra thường kỳ về việc sản xuất các mặt hàng được ghi và lập báo cáo về danh sách hàng hoá, trong đó nêu thông tin cụ thể về mặt hàng và chất lượng, đặc tính kỹ thuật của nó sau khi đã kiểm tra.

Cơ quan quản lý - Cơ quan hoặc tổ chức được Nhà nước, chính quyền tỉnh, quận, huyện, giao nhiệm vụ quản lý giám sát việc thực hiện các điều khoản về quy chuẩn cấp thoát nước đối với các công trình đang hoạt động hoặc cải tạo. Định nghĩa này cũng gồm cả là những người đại diện chính thức của cơ quan quản lý nói trên.

Cỡ và loại ống - Xem “Đường kính".

Công cộng hoặc dùng cho công cộng - Tất cả nhà ở hoặc công trình xây dựng không phải là của tư hoặc để dùng cho tư nhân.

Công tác cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - Các công việc kinh doanh hoặc xây dựng liên quan tới việc lắp đặt- tháo dỡ, sửa đổi các hệ thống cấp thoát nước bên trong hoặc các bộ phận của chúng.

Công trình dễ cháy - Công trình có một số bộ phận có thể dễ đốt cháy hoặc có thể dễ bóc cháy ở nhiệt độ từ 756oC trở xuống.

Công trình hiện có - Hệ thống cấp thoát nước hoặc bộ phận của nó đã được lắp đặt trước khi quy chuẩn này có hiệu lực.

Cống nước mưa - Hệ thống để thoát nước mưa, nước bề mặt, nước ngưng đọng, nước làm mát hay chất thải lỏng ngưng tụ, không dùng cho nước thải vệ sinh.

Cống thoát nước khu nhà lưu động - Tuyến cống nằm ngang phía cuối hệ thống thoát nước khu nhà lưu động có đường kính tối thiểu là 600mm để dẫn nước thải vào cống thoát nước công cộng, hoặc hệ thống xử lý nước thải cục bộ.

Cống thoát nước chính - Xem "Cống thoát nước công cộng".

Cống thoát nước công cộng (Public Sewer) - Cống thoát nước của đô thị do cơ quan quản lý các công trình công cộng trực tiếp quản lý.

Cống thoát nước công trình (Building Drain) - Cống thu toàn bộ nước thải trong công trình để chuyển vào cống thoát nước ngoài công trình.

Cống thoát nước khu vực (Area Sewer, Area Drain) - Hệ thống cống thu toàn bộ nước thải của các công trình trong một khu vực (thu nước thải từ các cống thoát nước ngoài công trình) để chuyển vào cống thoát nước công cộng, hoặc chuyển vào hệ thống thoát thích hợp khác do cơ quan quản lý chỉ định.

Cống thoát nước ngoài công trình (Building Sewer) - Cống ở bên ngoài công trình, thu toàn bộ nước thải của công trình (thu nước thải từ cống thoát nước công trình) để chuyển vào hệ thống cống thoát nước khu vực, hoặc cống thoát nước công cộng, hoặc có thể chuyển vào hệ thống thoát thích hợp do cơ quan quản lý chỉ định.

Cụm chậu rửa - Hai hoặc ba chậu rửa dùng chung một xiphông thu nước.

Cụm thiết bị thoát nước - Một cụm gồm hai hoặc một số các thiết bị thoát nước cùng loại, kế tiếp nhau và cùng xả nước thải vào một nhánh thoát nước chung.

Cửa mở hiệu quả - Diện tích mặt cắt ngang tối thiểu của cửa mở tại điểm xả nước cung cấp, được đo hoặc tính bằng :

· Đường kính của một ống tròn hoặc

· Nếu cửa không tròn thì lấy đường kính của ống tròn có diện tích mặt cắt ngang tương đương tiết diện ngang đã cho (điều này cũng được áp dụng cho khoảng lưu không)

D

Dán tem - Thiết bị hoặc vật tư có dán tem của một cơ quan kiểm tra chất lượng (gọi là cơ quan ghi hàng), xem “ Được ghi danh sách”.

Dòng chảy ngược - Dòng nước hay chất lỏng trong ống phân phối, cung cấp nước uống, chảy ngược về đầu nguồn. Xem “Sự dẫn ngược qua xi phông:.

Dốc - Xem “Độ dốc”

Đơn vị thiết bị - Thuật ngữ định lượng nói lên tác động đến hệ thống cấp và thoát nước của các thiết bị khác nhau, đặc trưng bằng thang đo quy ước thống nhất.

Độ dốc - Độ nghiêng hoặc mức đi xuống của một đường ống so với mặt phẳng nằm ngang. Trong thoát nước nó thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa đoạn hạ thấp so với chiều dài đoạn ống.

Độc hại thấp - Xem "Ô nhiễm".

Được duyệt - Cơ quan có thẩm quyền chấp nhận khi công trình được thiết kế hoặc lắp đặt đảm bảo các quy định nêu trong quy chuẩn này.

Được ghi danh sách “ Nói về các trang thiết bị hoặc vật tư được cơ quan quản lý lập danh sách. Cơ quan này kiểm tra thường kỳ việc sản xuất các trang thiết bị hoặc vật tư ghi trong danh sách. Các bản ghi đó phải khẳng định được trang thiết bị hoặc vật tư đều tuân thủ các tiêu chuẩn đã được duyệt hoặc đã được kiểm tra thích hợp với chức năng cụ thể.

Đường kính - Trừ khi có định nghĩa khác, đường kính được coi như là đường kính quy ước danh nghĩa thương mại.

G

Giá đỡ - Là những kết cấu để nâng đỡ và làm vững các đường ống và các trang thiết bị cấp thoát nước khác.

H

Hệ thống cấp nước - Hệ thống bao gồm các đường ống dẫn nước vào nhà, các ống phân phối nước, các thiết bị, phụ tùng lắp ráp, các van khóa điều khiển và tất cả các bộ phận vận chuyển hoặc cung cấp nước sinh hoạt trong ngôi nhà hoặc cho các vị trí phụ cận.

Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình - Gồm tất cả các đường ống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt trong ngôi nhà, các thiết bị thoát nước, đường ống thoát nước thải, ống thông gió, các mối nối, các phương tiện, bể nhận chứa, các phụ tùng đường ống của ngôi nhà, kể cả hệ thống xử lý và sử dụng nước uống, các thiết bị và công trình xử lý nước thải cục bộ.

Hệ thống Durham - Một hệ thống cống thoát nước thải mà mọi ống, vật liệu ống đều có ren hay kết cấu chắc tương tự, sử dụng các đầu nối lõm phù hợp với kiểu ống đó.

Hệ thống thoát nước - Gồm tất cả các đường ống và cống trong phạm vi các ngôi nhà công trình công cộng hoặc tư nhân, chuyên vận chuyển nước thải hoặc các chất thải lỏng khác tới hệ thống thoát nước bên ngoài hoặc trạm xử lý nước thải theo quy định.

Hệ thống thoát nước dưới mặt đất - Hệ thống thu gom nước dưới mặt đất hoặc từ hố thấm và vận chuyển nó tới công trình xử lý nước thải.

Hệ thống thoát nước và thông hơi kết hợp - Một hệ thống thiết kế đặc biệt gồm ống dẫn chất thải có thông hơi ướt theo chiều ngang của một ống thông hơi và chất thải thông thường, kích thước đủ lớn để không khí chuyển động tự do bên trên dòng nước thải.

Hệ thống thoát nước vệ sinh - Hệ thống thoát nước chỉ vận chuyển nước thải từ các khu vệ sinh.

Hệ thống thoát nước mưa - Hệ thống thoát nước chỉ vận chuyển nước mưa hoặc các loại nước khác mà không phải là nước thải vệ sinh.

Hệ thống thoát nước mưa khu vực - Hệ thống thoát nước dùng để thu gom nước bề mặt hoặc nước mưa của một khu vực ở.

Hệ thống thông gió - Hệ thống thông gió hoặc ống khói, hay các phần nối của nó được lắp ráp lại với nhau tạo thành đường/kênh dẫn liên lục để chuyển các sản phẩm của sự đốt từ một thiết bị chuyên dùng ra ngoài. Định nghĩa này bao gồm cả tổ hợp của hệ thống thông gió vốn là một bộ phận không thể tách rời của thiết bị.

Hệ thống thông hơi - Một hoặc nhiều ống lắp đặt để thông hơi hoặc tuần hoàn không khí trong hệ thống thoát nước, và đặc biệt là trên các xiphông thu nước thải, ngăn ngừa hiện tượng nước cháy ngược do phản áp.

Hệ thống xử lý nước thải cục bộ - Một hệ thống xử lý nước thải bao gồm bể tự hoại và một số công trình như bãi lọc ngầm, giếng thấm hoặc các công trình kết hợp khác.

Hố nước thải - Là hố đào trong đất và nhận nước thải từ hệ thống thoát nước hay một phần của hệ thống đó- Hố nước thải được thiết kế để giữ lại các chất hữu cơ và chất rắn có trong nước thải, và cho phép các chất lỏng được thấm qua đáy và thành hố ra ngoài.

Hố thấm - Hố đào trong đất, tiếp nhận nước thải từ bể tự hoại và cho phép chúng thấm ra ngoài qua thành và đáy.

K

Két xả - Thùng chứa nước đặt phía trên hoặc gắn liền bệ xí, âu tiểu hoặc thiết bị tương tự nhằm mục đích rửa phần sử dụng của thiết bị bằng nước dội.

Két xả định lượng - Thùng chứa nước kết hợp với một bình chứa khòng khí được thiết kế để xả một lượng nước nhất định khi phun dội các thiết bị vệ sinh.

Khoảng trám nút nước hay nút thủy lực - Khoảng cách thẳng đứng giữa đáy lỗ trànđỉnh ngập của xiphông thiết bị thoát nước.

· Đáy lỗ tràn - Điểm thấp nhất theo mặt cắt ngang ở lối ra của xiphông.

· Đỉnh ngập của xiphông - Điểm cao nhất theo mặt cắt ngang bên trong phần uốn cong của xi phông. Ngược lại, đáy ngập là điểm thấp nhất của mặt cắt ngang này..

Không gian hạn chế - Một phòng hoặc một khoảng không gian lắp đặt thiết bị đốt nhiên liệu có thể tích ít hơn 1.4 m3/293W.

Không gian không hạn chế - Một phòng hoặc khoảng không lắp đặt thiết bị đốt nhiên liệu có thể tích bẳng ít nhất 1.4 m3/293W. Các phòng khác thông trực tiếp với phòng lưu không có đặt các máy chuyên dùng, hoặc các hành lang không có cửa, được coi như là một phần của vùng lưu không này.

Không vệ sinh - Các điều kiện không phù hợp với yêu cầu vệ sinh hoặc có tác hại tới sức khoẻ con người. Các trường hợp không đảm bảo điều kiện vệ sinh gồm:

· Các xi phỏng chưa được bảo vệ hoặc không có khoá (khoảng trám nút nước).

· Các lỗ hở của hệ thống thoát nước, trừ khi được phép nhưng lại không có xiphông khóa bằng nước như đã duyệt.

· Các đường ống hoặc bể chứa nước thải mà không có phương tiện hoặc không đủ nước cấp để rửa và không giữ gìn sạch sẽ.

· Các thiết bị thoát nước, xiphông bị khuyết tật.

· Các xiphông trực tiếp mắc nối với một hệ thống thoát nước mà không có ống thông hơi để chống hiện tượng nước thải chảy ngược.

· Các mối nối làm cho vật lạ hoặc chất bẩn xâm nhập vào hệ thống cấp nước dùng cho sinh hoạt.

Kích thước hay kích cỡ - Được dùng với định nghĩa giống như đối với đường ống, chi tiết hoặc các công trình.

L

Lắp đặt sơ bộ - Lắp đặt các bộ phận của hệ thống cấp thoát nước như hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước, ống thông hơi và các bộ phận để neo giữ thiết bị trước khi lắp đặt các thiết bị vệ sinh.

Lô đất - Mảnh đất hoặc khu vực đất đai của tập thể hoặc cá nhân được xem là hợp pháp và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Trên mảnh đất đó có xây nhà ở hoặc công trình mà hệ thống cấp thoát nước của nó được vận hành theo quy chuẩn này.

Lỗ thông ống tháo - Phần ống đứng của một hệ ống thoát nước thải lắp thêm ở phía trên ống thoát nước nằm ngang cao nhất, gắn với ống đứng tập trung.

Lô xả nồi hơi - Lỗ thoát cho phép dùng để xả cặn lắng của nồi hơi.

Lưu không, hệ thống phân phối nước - Khoảng cách thẳng đứng thông suốt từ cửa mở thấp nhất điểm nước ra của ống hoặc vòi cấp nước uống tới mép mức tràn của bể chứa, chậu hoặc thiết bị dùng nước.

Lưu không, hệ thống thoát nước - Khoảng cách thẳng đứng thông suốt từ điểm nước ra thấp nhất của cống thoát nước hoặc thiết bị vận chuyển nước thải tới mép mức tràn của hố thu hoặc thiết bị tiếp nhận nước thải.

M

Máng thu nước mưa (Sênô) - Máng được lắp đặt để tiếp nhận nước mưa trên mặt mái nhà và dẫn nó vào một máng chính hay ống đứng thoát nước mưa.

Máy hút Aspirato (Ejectơ) - Thiết bị lắp đặt trên đường ống áp lực với tiết diện thu nhỏ để tạo chân không khí nước hoặc chất lỏng khác đi qua.

Mắc nối giao nhau - Cách nối hoặc bố trí hệ thống cấp nước với thiết bị thoát nước, bể chứa hoặc các thiết bị khác có thể làm cho nước bị bẩn, nước không uống được, xâm nhập vào một bộ phận nào đó của hệ thống cấp nước.

Mép của thiết bị - Gờ cao nhất của một thiết bị vệ sinh.

Mép mức tràn - Gờ cao nhất mà nước có thể tràn ra từ một bể nhận nước.

Miệng thông gió - Cửa mở ra ngoài của một thiết bị chuyên dùng được nối với hệ thống thông gió.

Mối hàn hợp kim - Mối nối các bộ phận kim loại của hệ thống cấp thoát nước bằng hợp kim hoặc hợp chất nóng chảy ở nhiệt độ dưới 427oC và trên 149 oC.

Mối hàn nóng chảy - Mối nối các bộ phận kim loại của đường ống hoặc thiết bị cấp thoát nước ở trạng thái nung chảy dẻo.

Mối hàn vẩy cứng - Mối nối các bộ phận kim loại của hệ thống cấp thoát nước bằng các hợp kim nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn 449oC, nhưng thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các bộ phận được hàn.

Mối nối trượt - Mối nối bằng vòng đệm gắn kín co dãn được và có chụp chắn bên ngoài vặn chặt vào đó.

Mức tới hạn (Critical Level, viết tắt là C-L, C/L) - Mức tới hạn được ghi trên thiết bị phòng ngừa phàn lưu hoặc thiết bị chống chảy ngược. Đó là điểm theo tiêu chuẩn đã qua thí nghiệm để giới hạn mức tối thiểu đến mức tràn của thiết bị được lắp cùng. Mức tới hạn còn có thể được ghi ở đáy của thiết bị.

N

Neo giữ - Xem "Giá đỡ"

Neo treo đ - Xem "Giá đỡ'.

Nhà ở riêng lẻ - Nhà ở duy nhất trên một mảnh đất cùng với các nhà phục vụ khác.

Nhánh ngang - Một ống thoát nước nằm ngang nối từ ống xả, ống đứng, ống thải hay từ hệ ống thoát ngôi nhà. Ống này nhận nước thải từ một hoặc nhiều ống nước thải khác và dẫn nó tới nơi tập trung, hoặc tới hệ thống thoát nước ngôi nhà.

Nồi đun nước nóng thông gió trực tiếp - Một nồi đun nước nóng được xây dựng và lắp đặt sao cho không khí dùng để đốt cháy được dẫn trực tiếp từ bên ngoài vào, khí nóng và khói theo đường ống được xả trực tiếp ra bên ngoài.

Nối ép bộ ba (Rắc co) - Cách nối ống có thể điều chỉnh được nhờ bộ ba gồm có một đai ốc chịu nén, một vòng ma sát và một vòng đệm chịu nén, thiết kế để nối ống có ren chuẩn.

Nước thải - Các chất lỏng chứa chất thải dạng huyền phù, keo và hòa tan nguồn gốc từ động vật, thực vật hoặc hóa chất.

Nước thải quy ước sạch - Là các loại nước làm mát và nước thoát ngưng đọng từ việc làm lạnh và trong thiết bị điều hòa nhiệt độ, nước cô đọng để được làm nguội từ các hệ đun nóng bằng hơi và nước đã nguội từ lỗ xả nồi hơi

Nước thải sinh hoạt - Các chất lỏng và phế thải khác đi theo nước, phát sinh từ các quá trình sinh hoạt, nước thải sinh hoạt không chứa các phế thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt cho phép xử lý sơ bộ, không cần qua xử lý đặc biệt, và xả vào cống thoát nước công cộng hoặc vào các công trình xử lý nước thải cục bộ.

Nước uống - Nước thỏa mãn được yêu cầu dùng để uống, nấu ăn, sinh hoạt và các yêu cầu vệ sinh khác.

Nước xám - Nước xám là nước thải của hộ gia đình (không chứa phân, nước tiểu) chưa được xử lý. Bao gồm nước đã qua sử dụng từ bồn tắm, vòi hoa sen, chậu giặt trong phòng tắm, nước từ máy giặt và bồn giặt. Nước thải từ các chậu rửa trong nhà bếp hoặc máy rửa bát không được gọi là nước xám.

O

Ô nhiễm - Sự làm giảm chất lượng nước uống tới mức độ tuy không tạo nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng, nhưng có ảnh hưởng xấu tới chất lượng và khả năng dùng nước cho sinh hoạt. Cũng được định nghĩa là rủi ro thấp.

Ống - Một ống dẫn hình trụ có những kích thước thường được gọi là cỡ ống khác nhau.

Ống cấp nước chính - Ống cấp nước trong hệ thống để vận chuyển nước công cộng hoặc nước cho tập thể sử dụng.

Ống cấp nước thiết bị - Ống cấp nước nối ống nhánh cấp nước tới thiết bị vệ sinh.

Ống chất thải gián tiếp - Một ống không nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước, nhưng dẫn các chất thải lỏng vào một thiết bị, đường ống nước thải, hố tiếp nhận hoặc bể chứa có nối trực tiếp với hệ thống thoát nước bên ngoài.

Ống chất thải liên tục - Một hệ thống thoát nước nối các bộ phận của thiết bị vệ sinh với một xiphông hoặc nối một số thiết bị lắp đặt với một xiphông chung.

Ống chính - Ống dẫn chủ yếu của hệ thống ống dẫn liên tục. Thường có các ống nhánh nối vào nó.

Ống cụt - Đoạn ống cuối cùng của hệ thống dẫn phân, chất thải, thông hơi, thoát nước mưa, thoát nước thải cho ngôi nhà có chiều dài ít nhất là 600 mm, được bịt hoặc nút kín. Các ống tẩy rửa kéo dài đến vị trí dễ thao tác không được xem là ống cụt của hệ thống thoát nước trong nhà.

Ống đứng - Ống hoặc bộ phận hệ thống cấp thoát nước được lắp đặt thẳng đứng hoặc theo một góc nghiêng không quá 45° so với phương thẳng đứng.

Ống đứng cấp nước - Ống cấp nước lắp thẳng đứng đi qua một, hoặc nhiều tầng để chuyển nước tới các ống nhánh hoặc các thiết bị vệ sinh

Ống đứng thoát nước - Ống thoát nước thẳng đứng dẫn phân, nước thải hoặc thông hơi đi qua một hoặc nhiều tầng.

Ống đứng thông hơi - Ống thông hơi lắp đặt thẳng đứng dùng chủ yếu để lưu thông không khí từ bộ phận này qua bộ phận khác của hệ thống thoát nước.

Ống đứng thu nước mưa - Ống đứng vận chuyển nước mưa từ mái nhà tới hệ thống thoát nước mưa dưới sân nhà.

Ống khói - Một ống thẳng đứng tập trung một hoặc nhiều đường khói để chuyển chúng ra khí quyển bên ngoài.

Ống nằm ngang - Ống hoặc bộ phận hệ thống cấp thoát nước được lắp đặt nằm ngang hoặc theo một góc dưới 45° so với phương nằm ngang.

Ống nhánh - Các bộ phận của hệ thống đường ống mà không phải là ống chính, ống đứng hoặc ống tập trung.

Ống nhánh cấp nước - Ống cấp nước nằm giữa ống cấp nước vào thiết bị và ống phân phối nước.

Ống nhánh thoát nước nằm ngang - Ống thoát nước kéo dài theo phương ngang, nối hoặc không nối với ống đứng, dẫn phân hoặc nước thải từ các thiết bị thoát nước về bể tập trung hoặc cống thoát nước ngôi nhà.

Ống nối thông hơi - Phần của một hệ thống thông hơi để nối thiết bị chuyên dùng vào một ống thông hơi.

Ống nối thông khói - Ống nối từ thiết bị đốt cháy nhiên liệu tới một ống khói.

Ống nối từ thiết bị tới xiphông - Ống hoặc đường ống nối từ đầu ra của thiết bị vệ sinh tới xiphông.

Ống phân phối nước - Ống dùng để chuyển nước từ ống cấp nước tới các thiết bị vệ sinh và các vòi nước khác trong ngôi nhà.

Ống thoát nước - Ống dùng để vận chuyển nước thải hoặc chất thải theo nước trong hệ thống thoát nước ngôi nhà.

Ống thoát nước chính - Là phần ống thoát nước đặt thấp nhất của hệ thống thoát nước, đón nhận các loại nước thải và chất thải từ hố xí và các đường ống thoát nước khác trong phạm vi bên trong tường nhà và vận chuyển chúng tới cống thoát nước ở bên ngoài công trình.

Ống thoát nước mưa trên mái - Ống thoát nước tiếp nhận nước mưa từ trên mái để xả vào máng thoát nước mưa xung quanh nhà hoặc hệ thống thoát nước bên ngoài.

Ống thoát nước phân và nước tiểu - Ống vận chuyển các chất thải của bệ xí, âu tiểu hoặc các thiết bị thoát nước tương tự về hệ thống thoát nước ngôi nhà. Ống thoát nước phân và nước tiểu có thể nhận hoặc không nhận nước thải từ các thiết bị thoát nước khác đổ vào .

Ống thoát nước cưỡng bức - Là phần ống thoát nước mà nước thải từ đây không thể tự chảy vào ống thoát nước chính theo nguyên tắc trọng lực.

Ống thoát nước thải - Ống vận chuyển các chất thải lỏng trừ phân.

Ống thoát nước thiết bị - Ống dẫn nước thải từ xiphông của thiết bị tới chỗ nối vào một ống thoát nước khác.

Ống thông hơi - Ống được lắp đặt để thông hơi cho hệ thống cấp thoát nước, để phòng ngừa hiện tượng nước chảy ngược qua xiphông hoặc để cân bằng áp suất không khí trong hệ thống thoát nước.

Ống thông hơi chính - Đường ống chủ yếu của hệ thống thông hơi, thường có các ống thông hơi nhánh nối vào.

Ống thông hơi đơn - Ống thông hơi được nối từ đầu ra của xiphông (của thiết bị vệ sinh) tới ống thông hơi chính đặt phía trên thiết bị vệ sinh.

Ống thông hơi gắn thêm - Ống nối từ ống tập trung phân, nước tiểu hoặc phế thải khác hướng lên tới ống thông hơi thẳng đứng nhằm mục đích ngăn ngừa sự thay đổi áp suất tại các ống tập trung.

Ống thông hơi liên tục - Là đoạn ống thẳng đứng được nối tiếp phía trên đường ống đứng thoát nước để thông hơi cho hệ thống thoát nước.

Ống thông hơi nhánh - Một ống thông hơi nối một hoặc nhiều ống thông hơi đơn với một ống thông hơi chính.

Ống thông hơi ướt - Đường ống thông hơi làm cả nhiệm vụ thoát nước.

Ổng xả chất thải gián tiếp - Ống dẫn chất thải lỏng từ các thiết bị thoát nước, không nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước mà phải qua các thùng chứa, bể tập trung hoặc các thiết bị thoát nước khác.

P

Phản lưu áp lực ngược - Dòng chảy ngược do một áp lực gia tăng cao hơn áp lực đưa vào, xảy ra do các hoạt động của máy bơm, nồi hơi... hoặc các nguồn áp lực khác.

Phòng tắm - Một phòng có trang bị vòi sen và bồn tắm.

Phụ tùng đường ống - Thiết bị hoặc tập hợp các bộ phận chế tạo sẵn, bổ sung vào hệ thống đường ống và thiết bị vệ sinh. Phụ tùng đường ống không làm nhiệm vụ cấp thêm nước hoặc xả nước mà chỉ làm một số chức năng hữu ích trong việc vận hành, bảo dưỡng, bảo quản, tiết kiệm hoặc an toàn cho hệ thống đường ống.

Phương tiện xử lý nước - Phương tiện dùng để xử lý nước nguồn như là thay đổi thành phần hóa học, hoặc loại bỏ các chất lơ lửng trong nước qua lọc.

R

Rủi ro thấp - Xem "Ô nhiễm"

S

Sự dẫn ngược qua xiphông - Sự chảy ngược qua xiphông của nước bị ô nhiễm, nước bẩn, nước đã dùng từ thiết bị vệ sinh, hoặc bể chứa nước thải vào ống cấp nước do áp lực âm trong ống đó. Xem "Dòng chảy ngược"

Sự nhiễm bẩn - Sự làm giảm sút chất lượng nước uống do sự xâm nhập của nước thải và các loại chất thải khác, có thể gây nên rủi ro đối với sức khoẻ con người.

T

Tay xiphông - Phần đường ống của thiết bị thoát nước nằm giữa xiphông và ống thông hơi.

Thiết bị chống nước va - Thiết bị hấp thụ nước va bằng buồng khí hoặc bằng các cơ cấu đặc biệt.

Thiết bị điều chỉnh - Gồm tất cả các van khóa và bộ phận điều khiển được sử dụng trong một hệ thống đường ống. Các thiết bị này phải dễ kiểm tra và vận hành.

Thiết bị thông gió trực tiếp - Các thiết bị được xây dựng và lắp đặt sao cho tất cả không khí dùng để đốt cháy được dẫn trực tiếp từ bên ngoài vào, khí nóng và khói theo đường ống được xả trực tiếp ra bên ngoài.

Thiết bị vệ sinh - Các loại bể chứa, phương tiện hoặc thiết bị chuyên nhận và xả nước thải hoặc chất thải đi theo nước vào hệ thống thoát nước mà chúng được mắc nối trực tiếp hoặc gián tiếp. Các bể chứa nước thải công nghiệp hoặc dịch vụ, các loại thùng chứa và trang bị cấu tạo tương tự không phải là thiết bị vệ sinh nhưng có thể được mắc nối hoặc xả nước thải vào các xiphông đã được duyệt hoặc vào các thiết bị vệ sinh nói trên.

Thiết bị chống chảy ngược - Thiết bị hoặc phương tiện để ngăn chặn nước (hay chất lỏng) từ ống xiphông đi vào hệ thống cấp nước.

Thiết bị/hố tiếp nhận nước thải - Thiết bị có hình dáng, kích thước đủ để tiếp nhận nước thải và các chất thải khác từ các ống xả của thiết bị vệ sinh. Thiết bị tiếp nhận nước thải phải được đặt tại vị trí thuận Iợi cho việc tẩy rửa, làm sạch.

Thông gió - Các ống và phụ tùng của ống thông gió chế tạo tại nhà máy đã được đăng ký để dẫn hơi các sản phẩm cháy ra bên ngoài.

Thông hơi hỗ trợ - Một hệ thống hơi mà chức năng chính là tạo nên việc lưu thông không khí giữa hệ thống thoát nước và hệ thống thông hơi, hoặc dùng kèm thông hơi hỗ trợ trên một hệ thống thiết kế đặc biệt.

Tính độc hại cao - Xem "Sự nhiễm bẩn".

Trang thiết bị lắp đặt đường ống cấp thoát nước - Phương tiện hoặc trang thiết bị đặc biệt dùng cho việc đặt ống cấp thoát nước. Việc vận hành hoặc điều khiển chúng phụ thuộc vào một hoặc nhiều tổ thành như các mô tơ, bộ phận điều khiển, đun nóng, điều khiển áp lực hoặc nhiệt độ. Phương tiện hoặc trang bị này có thể vận hành tự động qua một hoặc nhiều yếu tố như: chu kỳ thời gian, phạm vi nhiệt độ, phạm vi áp suất, thể tích hoặc trọng lượng định trước hoặc trang bị hay phương tiện có thể điều chỉnh bằng tay bởi người sử dụng hoặc người vận hành.

Tư nhân hoặc dùng cho tư nhân - Vận dụng cho các thiết bị vệ sinh tại nhà ở và căn hộ, cho phòng tắm cá nhân tại các khách sạn, bệnh viện, cho phòng nghỉ tại các cơ quan. Tại những nơi đó các thiết bị này sẽ được dùng như cho một gia đình, một tập thể hoặc một cá nhân.

V

Van cân bằng áp lực và nhiệt độ - Van trộn có các sensor điều chỉnh nhiệt độ nước ra và áp lực nước nóng, nước lạnh để làm cân bẰng biến động nhiệt độ và áp lực nước nóng, nước lạnh, nhằm ổn đỊnh được nhiệt độ và áp lực nước ra.

Van cân bằng áp suất - Một van trộn điều khiển áp suất nước nóng và nước lạNh, câu đối các biến động của cả hai để ổn định nhiệt độ ở đầu ra.

Van điều khiểN nhiệt độ - Van trộn nước vòi ra và có thể điều chỉnh nhiệt độ của dòng nước nóng và nước lạnh vào vòi.

Van ngăn/chống dòng chảy ngược - Van một chiều - Thiết bị hoặc phụ tùng được lắp trong hệ thống thoát nước để ngăn ngừa dòng chảy ngược.

Van phòng ngừa chân không - Một thiết bị dùng để phòng ngừa độ chân không quá lớn trong một bình áp suất.

Van xả - Van đặc biệt đặt ở đáy két nước của bệ xí, âu tiểu hay các thiết bị tương tự; để tạo ra sự xối nước mạnh vào bệ xí, âu tiểu.

Van xả định lưỢng - Van dùng để xả một lượng nước định trước vào các thiết bị vệ sinh: hoạt động bằng áp suất trực tiếp của nước.

Vật liệu cách điện, nhiệt - Vật liệu được sử dụng làm chất không dẫn điện và nhiệt.

Vật liệu dễ cháy - Tường, sàn nhà, trần nhà, giá để đồ vật hoặc các bộ phận khác của ngôi nhà làm bằng gỗ, mia gỗ, vật liệu hỗn hợp hoặc giấy.

Viên chức đường ống - Xem “Cơ quan quản lý”.

Vòm ngược - Điểm thấp nhất bên trong một ống nằm ngang.

X

Xây dựng đặc biệt kín

· Các bức tường và mái nhà tiếp xúc trực tiếp với khí quyển bên ngoài, có một chất liên tục ức chế làm hơi nước chậm đọng lại với tốc độ (nấc) một "perus" hoặc ít hơn với tẤt cả các lỗ mở đều được chốt bằng đệm hoặc khóa kín.

· Các cửa sổ, cửa đi được thiết kế chống ảnh hưởng của thời tiết (mưa, gió),

· Các gioăng quanh các cửa sổ, cửa đi; giữa các đế và sàn nhà, các gioăng trên tường, trần và các khe hở khác đều được xảm hoặc trát kín.

Xiphông - Thiết bị để giữ nước làm thành nút nước nGăn mùi hôi từ thiết bị vệ sinh, cống thải, hệ thống thoát nước bay vào môi trường xung quanh; và được lắp đặt ở phía dưới thiết bị vệ sinh.

Xiphông đầu - Một xiphông đặt cách ly để phục vụ cho các phương tiệj và hệ thống đường ống.

BẢNG 2-1: Các chữ viết tắt trong quy chtẩn

CHVIẾT TT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

AHAM

Association of Home Appliance Manufacturers. Hội các nhà sản xuất đồ dùng trong nhà.

ANSI

American National Standards Institute. Viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ.

ASME

The American Society of Mechanical Engineering. Hội Kỹ thuật cơ khí Hoa Kỳ.

ASSE

American Society of Sanitary Engineering. Hội Kỹ thuật vệ sinh Hoa Kỳ.

ASTM

American Society of Testing and Materials. Hội Kiểm nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ.

AWS

American Welding Society. Hội Hàn Hoa K.

AWWA

American Water Works Association. Hội Cp thoát nước Hoa Kỳ.

CABO

Council of American Building Officials. Hội Xây dựng Hoa Kỳ.

CISPI

Cast Iron Soil Pipe Institute. Viện Nghiên cứu ống gang.

(D),{D}

Discontinued, Ngừng hoạt động, ngng phát triển.

e l

An editorial change since the last revision or reapproval.

FS

Federal Specifications, Federal Supply Service, Standards Division. General Services Administraỉion.

IAPMO

International Association of Plumbing and Mechanical Officials. Hiệp Hội quốc tế cấp thoát nước và cơ khí Mỹ.

MSS

Manufacturers Standardization Society of the Valve and Fittings Industry. Hội Tiêu chuẩn hoá sản phẩm trong chế tạo van và phụ kiện.

NEMA

National Electrical Manufacturers Association. Hội Chế tạo thiết bị điện (Hoa Kỳ)

NFPA

National Fire Protection Association. Hội Phòng cháy quốc gia (Hoa Kỳ).

NSF

NSF International.

Tổ chức vệ sinh quốc gia.

PDI

Plumbing and Drainage Institute.

Viện cấp thoát nước trong nhà công trình.

SSPMA.

Sump and Sewage Pump Manufacturers Association.

Hội chế tạo bơm thoát nước.

UL

Underwriters Laboratories.

 

Phòng thí nghiệm bảo hiểm.

ABS

Acrylonitrile Butadiene Styrene

 

Ống nhựa ABS.

PVC

Poly Vinyl Chloride

 

ng nhựa PVC

DWV

Drain, Waste and Vent pipe.

 

Ống thoát nước thải và thông hơi.

Nhựa DWV,ABS

Ống thoát nước thải và thông hơi bằng nhựa ABS.

Nhựa DWV,PVC

Ống thoát nước thải và thông hơi bằng nhựa PVC.

Nhưa. SR

Styrene - Rubber plastic

 

Chất do cao su

Nhựa, PP

Polypropylene plastic

 

Nhựa Polypropylene

Nhựa. CPVC

Chlorinated poly vinyl chloride plastic

 

Nhựa PVC được clo hoá.

Nhựa PB

Nhựa PolyButylene

Nhựa PE

Nhựa PolyEthylene

SDR

Standard Dimensiconal Ratio

 

Tỷ lệ kích thước tiêu chuẩn.

Ống đồng kiểu K

Ống đồng có thành ống dày nhất.

ng đồng kiểu L

Ống đồng có thành ống dày trung bình.

ng đồng kiểu M

Ống đồng có thành ống mỏng nhất sử dụng thích hợp làm ống dẫn nước trên mặt đất hoặc những vị trí lộ thiên.

WC

Water Closet

 

B xí.

UR

Urinal

 

Âu tiu nam.

LAV

Lavatory

 

Chậu rửa sứ.

Chương 3.

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

3.1. Yêu cầu tối thiểu

3.1.1. Dán nhãn và đánh dấu - Tất cả vật tư, thiết bị hoặc dụng cụ dùng để xây lắp các hệ thống cấp thoát nước hoặc bộ phận của chúng đều phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành hoặc các tiêu chuẩn tương đương chấp nhận được, không được có khuyết tật. Tất cả các đường ống, phụ tùng đường ống, xiphông, thiết bị, vật tư sử dụng trong hệ thống cấp thoát nước cần phải được dán nhãn của cơ quan sản xuất hoặc cung ứng, và phải được đánh dấu và xác nhận xuất xưởng tại cơ sở chế tạo. Việc dán nhãn và đánh dấu tại hiện trường sẽ không được chấp nhận.

3.1.2. Tiêu chuẩn - Các tiêu chuẩn nêu trong chương này là dành cho các vật tư, thiết bị thích hợp theo các yêu cầu của quy chuẩn. Nếu tiêu chuẩn được quy định cho nhiều loại vật tư có chất lượng, trọng lượng, tính chất hoặc hình dạng khác nhau thì có thể chỉ một phần của tiêu chuẩn là vận dụng được. Các loại thiết bị và vật tư sử dụng trong điều kiện đặc biệt, hoặc vật tư không được ghi ở đây chỉ được sử dụng khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Danh mục các vật tư đường ống nói chung đã được chấp thuận được ghi trong bảng 12-1. Các tiêu chuẩn lắp đặt được quy định ở phụ lục 1 của quy chuẩn này.

3.1.3. Quy định đối với công trình đã có - Việc sửa chữa nhỏ hệ thống cấp thoát nước công trình xây dựng từ trước khi có quy chuẩn này vẫn được phép thực hiện nếu như các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động và vệ sinh được đảm bảo.

3.1.4. Thay thế vật tư và các biện pháp

· Mục đích - Các điều khoản của quy chuẩn này không cản trở việc thay thế các vật tư hoặc biện pháp xây dựng miễn là sự thay thế đó được chấp thuận.

· Sự tuân thủ - Cơ quan quản lý có thể duyệt thay thế các vật tư và biện pháp xây lắp khi bản thiết kế đề nghị sửa đổi tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn. Vật tư thay thế ít nhất phải tương đương với các loại vật tư quy định trong quy chuẩn về các mặt chất lượng, độ chịu lực, hiệu quả, độ bền và độ an toàn. Các phương pháp lắp đặt phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành về hệ thống cấp thoát nước.

3.2. Kích thước ống kim loại

Các loại ống gang, thép, đồng thau và đồng phải có trọng lượng chuẩn theo tiêu chuẩn sản phẩm.

3.3. Xử lý chất thải lỏng

Tất cả các loại nước thải và các chất thải lỏng khác, kể cả phân phải được vận chuyển và xử lý theo hệ thống thoát nước, được quy định cụ thể trong quy chuẩn này.

3.4. Yêu cầu khi lắp đặt các thiết bị cấp thoát nước

Các thiết bị vệ sinh, thiết bị thoát nước, đường ống, phụ tùng... khi lắp đặt vào hệ thống cấp thoát nước trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trong quy chuẩn này.

3.5. Các yêu cầu đối với việc dẫn nước thải ra bên ngoài

Nước thải từ các ngôi nhà có thể được dẫn vào hệ thống thoát nước công cộng của thành phố hoặc vào hệ thống thoát nước khu vực.

Nếu hệ thống thoát nước công cộng không có hoặc không cho tiếp nhận, thì nước thải từ các ngôi nhà phải được dẫn về hệ thống xử lý nước thải cục bộ khu vực.

3.6. Quy định đối với việc xả chất thải vào hệ thống thoát nước

3.6.1. Không được xả các loại chất thải rắn như tro, than xỉ, rác..., các loại chất lỏng, chất khí dễ cháy nổ (như dầu mỡ...) vào hố thu, đường ống, bể lắng hoặc bất kỳ một bộ phận nào của hệ thống thoát nước bên trong

3.6.2.Nước mưa từ mái nhà, sân trong... hoặc từ các diện tích tương tự theo các ống thoát nước mưa cần được xả vào hệ thống thoát nước bên ngoài, mà không cho vào hệ thống thoát nước bên trong.

3.7. Chất thải công nghiệp

3.7.1. Các loại chất thải có thể gây nguy hại cho hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải tập trung phải được loại bỏ và xử lý riêng, theo đúng các quy định của tiêu chuẩn môi trường hoặc quy phạm thoát nước đô thị hiện hành.

3.7.2. Các loại chất thải hoặc nước thải có thể gây ô nhiễm và độc hại cho nước mặt, nước ngầm thì không được xả vào nguồn nước trừ khi đã được xử lý đáp ứng các quy định của tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945-1995: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.

3.8. Vị trí xây dựng hệ thống cấp thoát nước

3.8.1. Các công trình, đường ống, thiết bị... của hệ thống cấp thoát nước bên trong, các thiết bị và công trình xử lý nước thải cục bộ... chỉ được phép xây dựng trong diện tích mà chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu quản lý.

3.8.2. Các đường ống, trang thiết bị cấp thoát nước... không được che lấp hoặc cản trở đến hoạt động bình thường của ngôi nhà hoặc công trình.

3.9. Yêu cầu về lắp đặt

3.9.1. Công việc tư vấn thiết kế và thi công lắp đặt phải do người có trình độ tay nghề thực hiện, phải theo đúng các quy chuẩn về thiết kế công trình và phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong quy chuẩn này.

3.9.2. Không được bịt các nứt rạn, lỗ thủng rò rỉ và khuyết tật khác của vật tư và đường ống bằng cách hàn đồng, hàn điện, hàn bằng hợp kim hoặc quét sơn, sáp, hắc ín, mattít...

3.9.3. Các đầu gờ ráp của ống phải được làm nhẵn tới tận bên trong và tất cả các mảnh vụn đều phải được lau chùi sạch và đưa ra ngoài.

3.9.4. Quy định về lắp đặt - Hệ thống cấp thoát nước phải được lắp đặt theo đúng quy định của quy chuẩn này và theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Trong trường hợp quy chuẩn và các hướng dẫn của nhà chế tạo không phù hợp với nhau, thì áp dụng quy định nào thấy phù hợp hơn.

3.10. Phụ kiện và cách lắp đặt không được phép sử dụng

3.10.1. Không được dùng các loại phụ kiện sau đây để lắp đặt hệ thống thoát nước: phụ kiện có hai đầu miệng bát, nhánh đơn hoặc kép của Tê, đầu ren hoặc miệng loe cắt ra từ phụ kiện, đoạn cong của ống... Trừ trường hợp đó là các phụ kiện đi kèm thiết bị.

3.10.2. Không được khoan hoặc làm ren để nối ống trên thành của các đường ống thoát nước hoặc thông hơi. Ống bằng gang cũng không được ren.

3.10.3. Không được nối đường dẫn chất thải vào đoạn cút hoặc miệng thoát của bệ xí hoặc thiết bị thoát nước tương tự.

3.10.4. Trừ các trường hợp nêu trong các điều 9.8; 9 9; 9.10, nói chung các ống thông hơi không được dùng làm ống thoát nước, thoát phân hoặc ngược lại ống thoát phân, thoát nước cũng không được dùng làm thông hơi.

3.10.5. Không được sử dụng các phụ kiện, ống nối, đường ống, thiết bị chuyên dùng... làm cản trở dòng chảy trong ống với sức cản lớn hơn các số liệu tính toán theo các quy định nêu trong quy chuẩn này. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quản lý, thi công cũng phải xem xét các trường hợp đặc biệt.

3.10.6. Các điểm nối ống với phụ kiện làm bằng nhiều loại hợp kim khác nhau thì điểm nối phải ở vị trí trống, dễ quan sát, kiểm tra.

3.10.7. Tất cả các van, ống và phụ kiện phải được lắp đặt đúng hướng dòng cháy.

3.10.8. Phụ tùng nối bằng ren. Các phụ kiện nối ống bằng ren phải làm từ vật liệu như: nhựa ABS, nhựa PVC, gang, đồng, hợp kim đồng, gang dẻo, thép không rỉ hoặc các vật liệu được chấp nhận khác. Ren sẽ được tiện bằng bàn ren, máy tiện với ống kim loại hoặc đúc đối với các ống ABS hoặc PVC cứng.

3.11. Các hệ thống độc lập

Hệ thống thoát nước của ngôi nhà hoặc công trình mới xây dựng phải được tách riêng và độc lập đối với các hệ thống của ngôi nhà hoặc công trình đã có. Trong điều kiện cho phép, mỗi công trình phải có đường nối riêng vào hệ thống thoát nước tập trung hoặc cục bộ.

Ngoại lệ: Khi hai ngôi nhà cùng một lô đất, và nhà phía sau không có chỗ thoát nước, thì cống thoát nước nhà phía trước có thể kéo dài để nhà phía sau nối ống thoát nước vào đấy.

3.12. Bảo vệ đường ống, phụ kiện và công trình cấp thoát nước

3.12.1. Tất cả các đường ống đi phía dưới hoặc xuyên qua tường đều phải được bảo vệ để khỏi vỡ, đi qua vật liệu hoặc môi trường xâm thực phải được bảo vệ chống ăn mòn... Các khe hở xung quanh ống đi qua sàn bê tông đều phải được lấp kín bằng vật liệu thích hợp.

3.12.2. Tất cả các đường ống trong hệ thống cấp thoát nước phải được lắp đặt sao cho cả đường ống và các mối nối đều không bị ảnh hưởng xấu của các tác động cơ lý và phải dự kiến đầy đủ ảnh hưởng co giãn nhiệt của ống nước nóng. Không được cắt, đục khía hoặc tác động gì vào bất cứ bộ phận nào của hệ thống cấp thoát nước để làm chúng yếu đi hoặc bị hư hỏng.

3.12.3. Các đường hào đặt cống thoát nước nếu chạy song song và nằm sâu hơn chân móng nhà hoặc công trình thì chúng phải cách chân móng một khoảng không nhỏ hơn độ sâu đặt ống so với chân móng. Trong trường hợp không đảm bảo được yêu cầu này thì phải có các giải pháp thiết kế và thi công đặc biệt để không ảnh hưởng đến kết cấu công trình.

3.12.4. Các đường ống thoát nước mưa hoặc nước thải phải sử dụng đúng các loại vật liệu quy định. Khi đặt phía dưới công trình phải cách mép chân móng tối thiểu 600mm và cách mặt đất tối thiểu là 300mm.

3.12.5. Đối với các đường ống dễ bị ăn mòn, hoặc bị các tác động cơ học phải có biện pháp bảo vệ phù hợp.

3.12.6. Tất cả các đường ống nằm trong các bộ phận sàn nhà, trần nhà và tường ngăn cần phải được bảo vệ theo đúng các quy định của quy chuẩn xây dựng.

3.12.7. Chống thấm và chống dột cho các đường ống dẫn ra phía ngoài - Phải có các gioăng chống thấm bằng chì, đồng, thép mạ, hoặc các vật liệu phù hợp khác để xảm xung quanh thành ống dẫn ra ngoài qua trần, mái sàn, tường nhà... Việc chống thấm, chống dột không được làm ảnh hưởng đến tiết diện của ống thông hơi.

3.12.8. Ống bọc ngoài

· Phải có ống bọc ngoài để bảo vệ tất cả các đường ống đi qua tường bê tông, tường gạch phía ngoài hoặc qua các tường chịu lực khác.

· Các ống bọc ngoài có đường kính đủ để đạt được khe hở tối thiểu 13mm xung quanh đường ống.

· Khi đi qua tường bê tông hoặc tường xây đường ống không phải chịu bất kỳ tải trọng nào của công trình.

· Khe hở giữa đường ống với ống bọc ngoài hoặc với tường bọc ngoài phải được đắp đầy hoặc xảm kín bằng nhựa hắc ín, hợp chất asphal, chì hoặc các vật liệu phù hợp khác.

· Khoảng trống xung quanh đường ống ở hai đầu ống bọc đoạn xuyên qua tường chống cháy phải được xảm đầy bằng vật liệu chống cháy theo đúng các quy phạm hiện hành khác.

· Các cấu kiện xây dựng bị cắt, đục... trong quá trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước phải được gia cố sữa chữa hoặc thay thế để đảm bảo an toàn và ổn định cho cấu kiện theo đúng các yêu cầu của quy chuẩn xây dựng.

3.12.9. Chống chuột

· Các tấm lưới chắn đầu các đường thoát nước ra ngoài phải được thiết kế và lắp đặt sao cho không có kẽ hở lớn hơn 13mm.

· Các hộp đồng hồ đo phải được lắp đặt sao cho chuột không thể vào nhà theo các đường ống từ hộp đó.

3.13. Neo treo và giá đỡ

3.13.1. Khoảng cách giữa các neo, đỡ ống không được vượt quá các giá trị tương ng trong bảng 3-2.

3.13.2. Tất cả các đường ống phải được neo, đỡ để đảm bảo độ thẳng và chống bị võng.

3.13.3. Đường ống ngầm dưới đất phải được đặt trong lớp đệm dọc theo toàn bộ chiều dài. Nếu đỡ ống bằng cách khác thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

3.13.4. Neo và giá treo phải có đủ lực để đỡ toàn bộ trọng lượng của ống và vật chất trong ống.

3.13.5. Đường kính tối thiểu của thanh treo được nêu trong bảng 3-1.

BNG 3-1

Đường kính ống, (mm)

Đường kính thanh treo, (mm)

15 - 100

10

125 - 200

12

250 - 300

16

3.13.6 Các đường ống dẫn khí đốt phải được đỡ bằng dây treo hoặc móc kim loại với các khoảng cách không vượt quá các giá trị nêu trong bảng 3-2.

3.13.7 Ống gang không có miệng bát dạt nằm ngang dài quá 1200mm phải được đỡ ở cả hai đầu ống chỗ nối với nhau, mối đỡ ống cách mối nối tối đa 200mm.

3.14. Đào và lắp đất

3.14.1. Tất cả các hào đặt ống nếu sâu hơn móng nhà hoặc công trình và đi song song với chúng đều phải giữ khoảng cách với chân móng quy định ở điều 3.12.3.

3.14.2. Các đường hầm hoặc ống cống bảo vệ đường ống có thể được đặt dưới sân, vườn, đường xá trong bất kỳ công trường xây dựng nào. Đường hầm chỉ được dài tối đa là 2400mm, và phải bảo đảm có khoảng trống giữa đường ống và đỉnh của đường hầm luôn ở trong khoảng 600mm đến 1/2 chiều sâu của hầm. Nếu sử dụng cống moi để đặt ống cống thoát nước thì đường kính cống moi phải lớn hơn đường kính ống cống thoát nước ít nhất là một cỡ.

3.14.3. Tất cả các hố đào phải được lắp đất trở lại ngay sau khi kiểm tra ống. Phải bảo đảm đất lấp được đầm nén đúng kỹ thuật mà không ảnh hưởng tới đường ống. Các hào phải được lấp theo từng lớp đất mịn cho tới độ dày 300mm trên đỉnh ống. Đất lắp không được có sỏi, đá, xỉ sắt hoặc các vật liệu làm vỡ đường ống hoặc gây tác động ăn mòn. Có thể dùng các phương tiện như máy ủi, máy san... để lấp đất. Cũng cần phải có những biện pháp hợp lý để đảm bảo ổn định lâu dài các đường ống đã đặt trong đất mới lắp.

3.15. Nối ống

3.15.1. Các kiểu mối nối

· Mối nối ren - Đường ren trên ống và các phụ kiện bằng thép phải là kiểu ren tiêu chuẩn có dạng côn. Ren trên ống nhựa phải được tiện hoặc đúc tại nhà máy và phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn ren ống. Các loại vật tư phụ dùng trong nối ống phải là vật liệu chịu nước, không độc hại và chỉ được gắn ở phần ren dương. Nút bịt và nắp đậy miệng thông tắc vệ sinh phải được quấn băng dính chịu nước.

BNG 3-2

Loại ng

Loại mối nối

Treo đỡ ống đặt theo phương nằm ngang

Treo đỡ ống đặt theo phương thẳng đứng

Ống gang miệng bát

Chì và sơ sợi để xảm kín

Cách 1500mm, trường hợp đặc biệt có thể cách 3000mm, trong đó dùng các đoạn ống dài 3000mm để lắp đặt (1,2,3)

Đáy và mỗi tầng không quá 4600mm

Vòng đệm chịu nén

Cứ cách một mối nối, trừ khi là dài quá 1200mm thì có treo đỡ tại từng mối nối(12.3)

Đáy và mỗi tầng không quá 4600mm

ng gang trơn

Nối bằng ống lng

Cứ cách một mối nối trừ khi dài quá 1200mm thì có treo đỡ tại từng mối nối (1.2.3.4)

Đáy và mỗi tầng không quá 4600mm

Ống đồng

Hàn bằng hợp kim, hàn đồng, kẽm, hoặc hàn điện

Ống tới 40mm: cách 1800mm; Ống từ 50mm trở lên: cách 3000mm;

Mỗi tầng không quá 3000mm(5)

Ống đồng thau và thép dùng để cấp nước

Nối ren hoc hàn đin

Ống tới 20mm: cách 3000mm; Ống từ 25mm trở lên: cách 3600mm;

Cách một tầng không quá 7600mm(5)

Ống thép, đồng thau và đồng pha thiếc dẫn khí đốt

Nối ren hoặc hàn điện

Ống 15mm:cách 1800mm;

Ống 20 đến 25mm; cách 2400mm; Ống từ 32mm trở lên: cách 3000mm;

Ống 15mm: cách 1800mm;

Ống 20 đến 25mm: cách 2400mm;

Ống từ 32mm trở lên: theo từng tầng

Ống 40 PVC và ABS DWV

Gắn bằng dung môi (keo).

Các cỡ ống cách 1200mm cần tính toán dãn nở: cách 9100mm (3.6)

Đáy và mỗi tầng dự kiến các mốc dẫn giữa tầng, dự kiến dãn nở cách 9100mm(6)

CPVC

Gắn bằng dung môi (keo).

Ống tới 25mm: cách 900mm; Ống từ 32mm trở lên: cách 1200mm;

Đáy và mỗi tầng. Dự kiến mốc dẫn giữa tầng (6)

Chì

Mối nối mạch hoặc đốt

Giá đỡ liên tục

Không quá 1200mm

Đng

Cơ hc

Theo các tiêu chuẩn hiện hành

Thép và đồng thau

Cơ học

Theo các tiêu chuẩn hiện hành

Chú thích bảng 3-2:

(1) - Giá đỡ gắn ngay mối nối không quá 460 mm;

(2) - Neo chặt ở các đoạn không quá 12000mm để tránh chuyển động ngang.

(3) - Treo đỡ ở từng chỗ mắc nối nhánh gang.

(4) - Giá treo sẽ không được đặt ở chỗ nối.

(5) - Các ống nước thẳng đứng có thể được đỡ theo các nguyên lý xây dựng công trình đã được chấp nhận có quy định tới độ co dãn lần đầu, và phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

(6) - Xem tiêu chuẩn lắp đặt cụ thể nói về các yêu cầu không co dãn và các yêu cầu khác.

· Mối nối dùng chất hàn nấu chảy - Các mối nối dùng cho phụ kiện ống chì hoặc giữa ống chì với ống đồng và phụ kiện phải là mối nối dùng chất hàn nấu chảy đổ đầy, kín hoàn toàn. Các mối nối này phải phủ dài ra mỗi phía của đường nối không dưới 20mm và bề dày mối nối tối thiểu phải bằng bề dày ống, phụ kiện nối. Mối nối giữa ống chì với ống gang, ống thép, ống sắt rèn phải dùng ống măng sông xám hoặc mối nối hàn.

· Mối nối hàn - Đối với ống đồng, các mối nối phải dùng đúng các chi tiết nối bằng đồng hoặc hợp kim đồng theo quy định. Bề mặt chỗ nối hàn phải được vệ sinh, đánh bóng trước khi hàn. Quá trình hàn phải tuân thủ đúng quy trình công nghệ. Chất hàn và chất trợ dung phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm hiện hành. Những chất hàn và chất trợ dung có chứa hàm lượng chì vượt quá 1,2% thì cấm dùng để hàn trên hệ thống đường ống cấp nước.

· Mối nối ép bằng đai chế tạo sẵn - Nếu nối ống bằng phương pháp dùng các đai ép được chế tạo sẵn chuyên dùng để nối ống thì phải sử dụng đúng chủng loại và tuyệt đối tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành. Các mối nối kiểu này không được coi là mối nối trượt.

· Mối nối ống nhựa gắn bằng keo - Kiểu mối nối này chỉ sử dụng với các ống và phụ tùng bằng nhựa được thiết kế, chế tạo để nối ống bằng phương pháp dùng keo gắn ống. Mối nối phải bảo đảm sử dụng đúng chủng loại keo gắn, quy trình kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn lắp đặt hiện hành.

· Hàn vẩy cứng, hàn hồ quang - Nếu sử dụng phương pháp hàn vẩy cứng hoặc hàn hồ quang để nối ống thì ngoài các tiêu chuẩn lắp đặt, phải tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành về kỹ thuật hàn vẩy cứng và hàn hồ quang (xem bảng 12-3).

· Mối nối kiểu khớp hãm chịu lực - Đây là kiểu mối nối cơ học, nó dựa vào bộ phận hãm bên trong để giữ cho ống không rời được mối nối. Nếu sử dụng kiểu mối nối này phải đảm bảo tuân thủ hoàn toàn yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo, phải lắp ống vào phụ kiện nối ống đến hết độ sâu quy định.

3.15.2. Các mối nối đặc biệt

· Mối nối ống đồng với ống ren - Để nối ống đồng với ống ren, bắt buộc phải sử dụng phụ kiện nối ống bằng đồng thau. Mối nối giữa ống đồng với phụ kiện phải sử dụng kiểu mối nối hàn thích hợp, mối nối giữa phụ kiện với ống ren phải sử dụng kiểu mối nối ren. Chất hàn phải tuân theo quy định tại điều 3.15.1.

· Nối ép bộ ba (Rắc co) - Được phép sử dụng trong các trường hợp sau:

- Trong thoát nước: Chỉ được sử dụng để nối xiphông, hoặc giữa xiphông với thiết bị và phải ở vị trí dễ kiểm tra.

- Trong thông hơi: Chỉ loại trừ phần ngầm dưới đất và bộ phận ống thông hơi ướt.

- Trong cấp nước: Được phép sử dụng trên toàn hệ thống.

· Nối ống nhựa với các loại ống khác - Khi nối ống nhựa với các loại ống khác bắt buộc phải sử dụng các loại phụ kiện nối ống thích hợp được thiết kế và chế tạo chuyên dùng cho mối nối trên.

3.15.3. Mối nối gá lắp thiết bị

· Mối nối giữa ống thoát nước sinh hoạt như thoát nước sàn nhà, bệ xí, âu tiểu có thể dùng các "bích" bằng đồng thau, chì cứng, ABS, PVC hoặc sắt bằng cách xảm, hàn, gắn bằng keo hoặc bắt bằng vít vào ống thoát nước. Mắc nối phải được lót bằng một miếng đệm, vòng đệm hoặc hợp chất đóng cứng giữa thiết bị và mối nối. Đáy của "bích" sẽ được đặt trên một điểm tựa vững chắc theo quy định.

· Bệ xí lắp trên tường phải được cố định bằng bu lông với phụ kiện chuẩn để đảm bảo an toàn khi mang tải. Mối nối phải có miếng đệm thích hợp, vật liệu làm miếng đệm phải mềm như dạ, phớt hoặc các loại tương tự.

3.15.4. Các mắc nối, mối nối không được dùng

· Đối với hệ thống thoát nước - Các phụ kiện hoặc mối nối nếu có chỗ lồi ra, lõm vào tạo thành gờ làm giảm diện tích của ống, gây cản trở dòng chảy trong ống thoát đều không được dùng.

· Không được sử dụng các loại phụ kiện hoặc mối nối có thể gây cản trở dòng chảy bình thường trong đường ống.

3.16. Côn mở và côn thu

Ở các vị trí nối các ống có đường kính khác nhau hoặc nối ống với các phụ tùng phải dùng côn mở, côn thu thích hợp để nối.

3.17. Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước không làm ảnh hưởng vệ sinh tới lương thực, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm không được cất giữ, chế biến phía dưới hệ thống cấp thoát nước. Trừ khi các khu này đã được bảo vệ chống nước rò rỉ và ngưng tụ.

3.17.1. Các ống xuyên qua sàn trên những khu chứa lương thực, thực phẩm phải có ống bọc ngoài gắn chắc chắn với cấu trúc sàn nhà, khoảng trống giữa ống bọc ngoài và ống phải được gắn kín. Miệng ống bọc ngoài phải cao hơn mặt sàn ít nhất là 20mm.

3.17.2. Các phễu thu nước sàn lắp đặt trên các khu chứa lương thực, thực phẩm phải được chống thấm triệt để.

3.17.3. Các thiết bị, ống dẫn, trừ bồn tắm, nằm trên các khu chứa lương thực, thực phẩm phải lắp đặt trên tường. Ổng thoát nước bồn tắm phải nối với xiphông ở phía dưới sàn, không được phép đục lỗ qua sàn để đặt xi phông.

3.17.4. Tất cả các ống thoát nước phải làm bằng vật liệu đã được duyệt theo quy định trong bảng 12-1 và trong điều 7.1. Các vật liệu đó cũng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành.

3.17.5. Các ống thoát nước đặt trên các khu chứa lương thực, thực phẩm phải kiểm tra với cột nước đọng ít nhất là 7600mm.

3.17.6. Các đường ống chịu ảnh hưởng tác động của nhiệt độ tạo nên ngưng tụ thì ở phía ngoài ống đều phải được bảo ôn.

3.17.7. Các đường ống thoát đặt phía trên trần giả ở khu chứa lương thực, thực phẩm thì trần giả đó phải là kiểu dễ tháo lắp để tiện cho việc kiểm tra.

3.18. Đồng hồ đo áp lực - Khi kiểm tra áp lực theo yêu cầu của quy chuẩn này thì phải sử dụng các đồng hồ kiểm tra theo các trường hợp sau đây:

3.18.1. Khi kiểm tra áp lực đến 0,7kG/cm2 (69kPa) hoặc thấp hơn thì dùng các đồng hồ kiểm tra có độ chính xác tới 0,007kG/cm2 (0,7kPa).

3.18.2. Khi kiểm tra áp lực đòi hỏi vượt quá 0,7kG/cm2 (69kPa) nhưng thấp hơn 7kG/cm2(689kPa) thì dùng các đồng hồ kiểm tra có độ chính xác tới 0,07kG/cm2 (6,9kPa).

3.18.3. Khi kiểm tra áp lực đòi hỏi trên 7kG/cm2 (689kPa) thì dùng đồng hồ kiểm tra có độ chính xác tối đa là 2% áp lực yêu cầu kiểm tra.

3.18.4. Các đồng hồ kiểm tra phải có phạm vi áp lực không lớn hơn hai lần áp lực cần đo.

Chương 4.

THIẾT BỊ CẤP THOÁT NƯỚC VÀ PHỤ TÙNG

4.1. Yêu cầu chung về vật liệu

4.1.1. Chất lượng của thiết bị - Các thiết bị vệ sinh và phụ tùng cấp thoát nước phải được sản xuất từ các loại vật liệu rắn, bền, và có bề mặt trơn, sạch và không thấm nước. Tất cả các thiết bị phải đảm bảo đúng chất lượng thiết kế yêu cầu, phù hợp với các tiên chuẩn Nhà nước hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác nêu trong bảng 12-1 và được cơ quan quản lý chấp nhận.

4.1.2. Chì-Các đường ống và phụ tùng cấp thoát nước bằng vật liệu chì được nêu trong bảng 12-1. Các tấm đệm bằng chì có độ dày tối thiểu là 1,6mm (không nhỏ hơn 19,5kg/m2).

4.1.3. Vật liệu đặc biệt - Các thiết bị sử dụng với chức năng đặc biệt có thể làm bằng đá, gốm chịu hóa chất, chì, thép không gỉ, phủ bằng hợp kim đồng, đồng-Niken hoặc các vật liệu khác phụ thuộc vào mục đích sử dụng của thiết bị.

4.2. Thiết bị dùng nước và phụ tùng

4.2.1. Lưu lượng nước cấp lớn nhất cho các thiết bị vệ sinh phải phù hợp với các quy định nêu trong chương 3 và bảng 12-1.

Lượng nước xả rửa đối với các thiết bị vệ sinh dùng nước ít như bệ xí, âu tiểu cũng phải phù hợp với các quy định nêu trên.

4.2.2. Bệ xí - Các bộ xí bệt có két xả nước định lượng hoặc van xả định lượng thì lượng nước tiêu thụ trung bình không quá 6,0 lít cho mỗi lần xả.

4.2.3. Âu tiểu - Các âu tiểu có lượng nước tiêu thụ trung bình không quá 3,8 lít cho mỗi lần xả.

Ngoại lệ: Nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền, các máng tiểu kiểu nước xả rửa liên tục lắp đặt tại các khu vệ sinh công trình công cộng phục vụ đông người nhưng chỉ theo thời điểm nhất định.

4.2.4. Vòi nước không định lượng - Các loại vòi nước lắp đặt cho chậu rửa mặt phải là loại vòi có bộ phận tạo bọt khí ở đầu vòi và được chế tạo với lưu lượng nước cấp không lớn hơn 9,5 lít/phút.

4.2.5. Vòi nước định lượng - Các vòi nước tự đóng mở hoặc định lượng tự động, lắp đặt tại các phòng vệ sinh công cộng, với mục đích phục vụ khách lưu lại thời gian ngắn như các ga tàu hỏa, sân bay, quán ăn, phòng hội nghị... có lượng nước phân phối cho một lần sử dụng không quá 1,0 lít.

4.2.6. Vòi nước trong nhà bếp - Các loại vòi nước lắp đặt cho chậu rửa nhà bếp phải là loại vòi có bộ phận tạo bọt khí ở đầu vòi và được chế tạo với lưu lượng nước cấp không lớn hơn 9,5lít/phút.

4.2.7. Vòi tắm hoa sen - Các vòi tắm hoa sen được thiết kế và chế tạo sao cho lưu lượng nước cấp không lớn hơn 9,5lít/phút, ngoại trừ các vòi tắm hoa sen đặc chủng.

4.2.8. Lắp đặt -Các thiết bị dùng nước và phụ tùng phải được lắp đặt theo hướng dẫn của cơ sở chế tạo, đảm bảo cho thiết bị hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật.

4.3. Phụ tùng và phụ kiện của thiết bị vệ sinh

4.3.1. Ống xả tràn - Khi thiết bị có trang bị ống xả tràn thì ống xã tràn phải được điều chỉnh sao cho mức nước tĩnh trong thiết bị không được dâng lên quá mức xả tràn khi van cấp đã đóng ngắt. Ống xả tràn của thiết bị phải được nối với xiphông của thiết bị. Riêng ống xả tràn của két xả nước có thể thoát vào bệ xí hoặc tiểu treo đi cùng. Ống xả tràn không được thoát vào bất kỳ đoạn nào khác của hệ thống thoát nước.

4.3.2. Bộ lọc - Các bộ lọc phải được lắp đặt ở tất cả các nơi có lắp thiết bị dùng nước, trừ các bệ xí, âu tiểu. Các bộ lọc lắp cho thoát nước của tắm hoa sen phải có kích thước phù hợp với miệng ống thải của thiết bị.

4.3.3. Mối nối - Các phụ kiện có mối nối trượt phải được đặt trong hộp kỹ thuật có kích thước tối thiểu là 300mm, đảm bảo không gian thuận lợi cho việc thi công, kiểm tra và sửa chữa.

4.3.4. Các đoạn ống nối từ thiết bị đến xiphông và từ xiphông đến ống đứng thoát nước phải được sử dụng vật liệu như đã quy định tại điều 7.1 cho ống thoát nước. Riêng ở những vị trí không bị che khuất thì có thể dùng ống đồng thau có độ dày tối thiểu 0.8mm. Đối với chậu rửa, máy rửa bát, chậu giật, bồn tắm, âu tiểu và các thiết bị tương đương thì đường kính ngoài tối thiếu của các đoạn ống này là 38mm.

Đối với chậu rửa sứ tráng men, vòi nước uống trực tiếp và các thiết bị tương đương thì đường kính ngoài tối thiểu của các đoạn ống như trên là 32mm.

4.3.5. Phải sử dụng các phụ tùng nối ống dạng chữ Y hoặc các phụ tùng có ống nhánh định hướng dòng chảy để nối các đường ống dẫn hoặc thu nhận các loại chất thải thực phẩm, các loại nước thải từ máy rửa bát, máy giặt quần áo hoặc các thiết bị xả mạnh khác. Không được nối ống thoát từ máy rửa bát vào ống thoát đứng từ chậu rửa, ống dẫn hoặc ống xả của ống xi phông thoát chất thải thực phẩm.

4.4. Các thiết bị không được sử dụng

4.4.1. Hạn chế sử dụng các két xả nước không đủ tiêu chuẩn, các âu tiểu không có xiphông kèm theo. Không được sử dụng các bệ xí hoặc biđê không có xiphông.

4.4.2. Không được lắp đặt trong nhà ở các loại chậu rửa mặt, rửa bát... làm bằng gỗ ghép, bêtông hoặc đá lát. Không dùng bồn tắm bằng gỗ bọc kim loại. Các buồng xí khô hoặc buồng xí hóa học chỉ được sử dụng khi các cơ quan y tế cho phép.

4.5. Thiết bị và phụ tùng đặc biệt

4.5.1. Đường ống cấp nước cho các bể nước rửa; bể cảnh, bể cá, bể nước có vòi phun trang trí và các công trình tương tự khi đấu nối vào nguồn cấp phải được bảo vệ chống nước chảy ngược trở lại.

4.5.2. Các chậu rửa bát trong tiệm ăn hoặc các chậu rửa cho mục đích sử dụng khác có thể được làm bằng thép tấm mạ kẽm có bề dày tối thiểu 1,6mm. Tất cả các thiết bị vệ sinh chế tạo từ kim loại dát mỏng phải được thiết kế, lắp đặt và chống đỡ thích hợp để đảm bảo các yêu cầu sử dụng của chúng

4.5.3. Các thiết bị vệ sinh đặc biệt khi nối vào đường ống cấp nước hoặc thoát nước phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.

4.6. Lắp đặt

4.6.1. Các thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt sao cho dễ dàng kiểm tra và tẩy rửa. Trong thực tế, tất cả các đường ống của thiết bị đều được chạy theo bức tường gần nhất.

4.6.2. Các điểm tiếp xúc - Ở vị trí mà thiết bị tiếp xúc với tường hoặc sàn thì phần tiếp giáp phải xử lý cho khít kín bằng chất liệu cách nước.

4.6.3. Thiết bị gắn sàn - Các thiết bị lắp vào sàn phải được gắn cứng vào mối nối với hệ thống thoát nước và sàn bằng các đinh vít, bulông đồng, đồng thau hoặc vật liệu chống ăn mòn tương tự khác.

4.6.4. Thiết bị treo tường - Các thiết bị treo tường sẽ được treo đỡ (tựa) chắc chắn bằng các bộ phận (cấu kiện) chịu lực bằng kim loại để không làm ảnh hưởng tới các mối nối. Các két xả và các trang thiết bị tương tự phải được gắn chắc bằng các đinh vít hoặc bulông làm bằng các vật liệu chống ăn mòn thích hợp.

4.6.5. Bệ xí gắn sàn loại xiphông ngang - Khi lắp đặt bệ xí gắn sàn loại có xiphông ngang phải đảm bảo sao cho đường trục đứng và đường tim của miệng thoát tạo với sàn và tường một góc 90°. Tường và sàn phải có bề mặt phẳng để lắp đặt với kích thước bảo đảm cách đều tim miệng thoát của bệ xí tối thiểu là 130mm về mỗi bên. Bệ xí phải được cố định vào tường và sàn bằng đinh vít hoặc bulông chịu ăn mòn.

Đường kính ống thoát phân cho loại bệ xí này tối thiểu phải là 76mm. Không được sử dụng các đoạn ống uốn, ống lệch tâm, mặt bích kiểu còn thu để nối với bệ xí loại này.

4.6.6. Bố trí thiết bị - Khoảng cách tối thiểu từ tim của bệ xí hoặc biđê tới các tường bên hoặc vách ngăn khác là 380mm, và tới tim của bệ xí hoặc biđê kề bên là 760mm. Không gian thoáng ở phía trước của bệ xí hoặc biđê tối thiểu là 600mm. Các âu tiểu nam có khoảng cách trên tối thiểu là 300mm tim đến tường hoặc vách ngăn và 600mm từ tim đến tim của thiết bị.

4.6.7. Lắp đặt thiết bị vệ sinh cho người tàn tật - Ở những nơi dùng cho người tàn tật, các thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt theo đúng các hướng dẫn, quy định riêng.

4.6.8. Phụ tùng cung cấp nước - Đường cấp nước hoặc các phụ tùng cho thiết bị vệ sinh phải được lắp đặt đáp ứng yêu cầu về chống chảy ngược như yêu cầu trong chương 6.

4.7. Bệ xí

4.7.1. Các bệ xí ở những nơi công cộng được bố trí thành dãy dài. Trong nhà trẻ, trường học hoặc những nơi tương tự khác cần chú ý thiết kế, lắp đặt các thiết bị vệ sinh thích hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.

4.7.2. Các chỗ ngồi của bệ xí phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

· Làm bằng vật liệu nhẵn và không thấm nước.

· Kích thước phù hợp với bệ xí.

· Ngoại trừ cho một số nhà ở riêng lẻ, tất cả các chỗ ngồi của bệ xí phải là kiểu mở phía trước. Các chỗ ngồi của bệ xí trong các ngôi nhà công cộng phải tuân theo quy định nêu trong bảng 12-1.

4.8. Thiết bị xả nước cho bệ xí và âu tiểu

4.8.1. Âu tiểu - Đường ống cung cấp nước tới các âu tiểu treo cần được bảo vệ bằng thiết bị ngắt chân không hoặc bằng thiết bị chống dòng chảy ngược thích hợp được nêu trong điều 6.3.3.

4.8.2. Yêu cầu của các thiết bị xả - Các bệ xí, âu tiểu, chậu rửa bệnh viện, các thiết bị vệ sinh tương tự xả nước thải vào ống thoát nước qua xiphông đều phải có thiết bị xả định lượng, két xả định lượng với lượng nước đủ để làm sạch thiết bị và tự động cấp nước đầy két trở lại. Các thiết bị xả phải đảm bảo yêu cầu chống chảy ngược quy định trong chương 6.

4.8.3. Két xả nước tự động - Các két xả nước cho từ hai âu tiểu trở lên phải được tự động hoá trong hoạt động và phải đủ cung cấp lượng nước cần thiết để xà và làm sạch tất cả các âu tiểu đồng thời. Các van xả nước định lượng được kiểm soát tự động có thể dùng thay thế cho các két xả nước.

4.8.4. Van xả nước định lượng - Không vận hành bằng tay van xả nước định lượng cho từ hai âu tiểu trở lên. Mỗi van xả nước định lượng sẽ thực hiện chu trình tự động mờ đầy và đóng kín tuyệt đối nhờ áp lực của dòng nước. Van xả nước định lượng sẽ được cung cấp một phương tiện để điều tiết dòng chảy đi qua nó. Các thiết bị xả được lắp đặt ở vị trí sao cho người vận hành có thể tới kiểm tra, sửa chữa thuận lợi- Không lắp đặt van xả nước định lượng ở những nơi áp lực nước không đủ.

4.8.5. Cấp nước cho các két xả - Nước phải được cấp đủ cho két để xả và làm sạch thiết bị. Đối với các két xả nước bằng tay, phải lắp đặt van phao hoặc thiết bị tự động khác để làm nước đầy két trở lại. Việc cấp nước tới các két xả nước tự động được kiểm soát bằng thiết bị đo thời gian thích hợp.

4.8.6. Van xả trong két xả nước - Các van xả trong két xả nước bệ xí được đặt cách mép mức tràn của bệ xí tối thiểu là 25mm, ngoại trừ trường hợp sự liên kết giữa bệ xí và két nước được thiết kế đảm bảo cho két được xả mà xi phông của thiết bị thì không bị mất nước trám. Van xả phải được đóng kín để nước không chảy liên tục vào bệ xí.

4.8.7. Ống tràn trong két xả nước - Các két xả nước phải có ống xả tràn để xả lượng nước thừa vào các bệ xí, âu tiểu. Ống xả tràn phải có kích thước đảm bảo nước không dâng cao hơn mức xả tràn khi nước chảy vào két với lưu lượng lớn nhất.

4.9. Hố thu nước sàn và phòng tắm

4.9.1. Các hố thu nước sàn vẫn được coi là thiết bị vệ sinh và mỗi hố có đặt một lưới chắn rác thích hợp. Các ống thoát nước, phễu thu nước sàn và ống thoát nước phòng tắm phải có mối nối bằng bích kín trên sàn.

4.9.2. Bố trí hố thu nước sàn - Các khu vực sau bắt buộc phải có hố thu nước sàn:

· Phòng tắm của nhà ở.

· Phòng vệ sinh có từ 2 bộ xí bệt trở lên, hoặc 1 xí bệt và 1 âu tiểu.

· Nhà bếp địch vụ.

· Phòng giặt khách sạn hoặc phòng giặt công cộng khác trong khu chung cư.

4.9.3. Buồng chứa thức ăn đông lạnh - Khu vực bảo quản thức ăn đông lạnh phải có hệ thống thoát nước gián tiếp nối với hệ thống thoát nước của ngôi nhà. Cấu tạo xiphông của hệ thống thoát nước này được nêu trong điều 8.1.2. của quy chuẩn này. Độ dốc của sàn buồng đông lạnh hướng về hố thu ngoài buồng chứa.

4.9.4. Độ dốc của sàn - Sàn phải có độ dốc về phía hố thu nước sàn với i = 1 - 2%.

4.9.5. Các khay tắm (bồn đáy nông để tắm hoa sen) là các thiết bị vệ sinh vì thế phải tuân thủ các yêu cầu chung nêu trong điều 4.1. Các khay tắm này được chế tạo từ đồ gốm nung, đá ceramic, kim loại mạ sứ hoặc từ vật liệu khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Ngoài quy định trên thì không được lắp đặt bất kỳ loại khay tắm nào không tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trong chương 3 và trong bảng 12-1 nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

4.9.6. Ngoài các chủng loại tắm sen theo tiêu chuẩn nêu trong bảng 12-1, tất cả các loại khác phải bảo đảm các yêu cầu sau:

· Được cơ quan có thẩm quyền duyệt.

· Chiều sâu của khay tắm đo từ mép trên của thành đến miệng thoát nước của khay tối thiểu là 50mm và tối đa là 230mm.

· Phần tiếp giáp giữa khay với sàn và tường phải có 1 lớp lót chống thấm. Ở phần tiếp giáp với tường thì lớp chống thấm này phải kéo vượt lên mép trên của khay một khoảng tối thiểu 25mm.

· Đáy của khay phải có độ dốc về phía miệng thoát tối thiểu i = 4%.

· Chiều rộng lỗ chừa để lắp cửa tối thiểu là 560mm.

Ngoại lệ: Các vòi hoa sen được thiết kế phải tuân theo các tiêu chuẩn đã nêu trong bảng 12-1.

4.9.7. Tất cả các loại ngăn tắm hình dạng tùy ý, phải có diện tích phần bên trong không nhỏ hơn 0,66m2 đường kính tối thiểu 760mm. Trong phạm vi chiều cao 1800mm từ sàn tới đầu vòi tắm hoa sen, không được lắp đặt vào tường các phụ tùng, thiết bị nào khác, ngoại trừ các van khóa, đầu vòi hoa sen, hộp đựng xà phòng, thanh hoặc giá treo khăn. Các chỗ ngồi xổm trong ngăn tắm sẽ cho phép nằm trong vòng tròn đường kính 760mm.

4.9.8. Sàn của các nhà tắm công cộng phải được chống trơn, trượt và được thoát nước sao cho nước từ một người tắm không tràn sang khu vực những người khác đang sử dụng. Các máng xối trong các nhà tắm ca và nhà tắm công cộng sẽ được nguýt góc để chống thấm và dễ làm vệ sinh, và có độ dốc tối thiểu là 20mm/m (2%) về phía ống thoát nước.

Khoảng cách lớn nhất của các ống thoát trong máng xối đến tường đầu máng xối là 2400mm và giữa các ống thoát với nhau là 4900mm.

4.9.9 . Vị trí các van và các đầu vòi hoa sen

Các van điều chỉnh và các đầu của vòi hoa sen được lắp đặt trên tường bên của buồng tắm, hoặc được bố trí sao cho đầu vòi tắm không xả nước trực tiếp ngay cửa vào buồng tắm, sao cho người tắm có thể điều chỉnh các van trước khi bước vào chỗ vòi hoa sen.

4.9.10. Ống đứng cấp nước - Tất cả các ống đứng cấp nước từ van vòi hoa sen tới đầu ra của vòi tắm dù có để lộ ra hay không đều phải được gắn chặt vào công trình.

4.10. Số lượng thiết bị tối thiểu

4.10.1. Tổng số thiết bị - Các thiết bị trang bị cho ngôi nhà ở với số lượng nhỏ nhất đã được nêu trong bảng 4-1.

4.10.2 Thiết bị chuyên dùng - Các thiết bị vệ sinh chuyên dùng sẽ được lắp đặt riêng biệt cho mỗi giới, mỗi lứa tuổi và các trường hợp đặc biệt khác.

Ngoại trừ:

(1) Việc lắp đặt phục vụ cho nơi ở

(2) Trong nơi cư trú phục vụ dưới 10 người, 1 thiết bị vệ sinh được thiết kế cho không quá 1 người sử dụng trong một thời gian sẽ được phép dùng chung cho cả nam và nữ.

(3) Trong các doanh nghiệp, nơi cư trú buôn bán có tổng diện tích sàn tối đa là 140m3, 1 thiết bị vệ sinh được thiết kế cho 1 người sử dụng 1 lần sẽ đảm bảo yêu cầu phục vụ chung cho khách hàng và các nhân viên.

4.10.3. Yêu cầu thiết bị cho những nơi cư trú đặc biệt

· Các thiết bị bổ sung có thể được yêu cầu khi các điều kiện môi trường thay đổi hoặc có các sinh hoạt đặc biệt.

· Trong khu vực nấu nướng và chuẩn bị thức ăn, các yêu cầu về thiết bị phải phù hợp với các quy định về sức khỏe.

· Các kiểu cư trú khác không nêu trong bảng 4-1 là các trường hợp đặc biệt và cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét.

4.10.4. Cơ sở dịch vụ và buôn bán

Các phương tiện và thiết bị vệ sinh phải được bố trí tại khu vực phòng nghỉ đủ sử dụng cho số nhân viên và khách hàng của cơ sở dịch vụ và buôn bán. Các thiết bị vệ sinh phục vụ cho khách hàng sẽ được đặt ở vị trí trung tâm một số tầng. Khoảng cách lớn nhất từ tối vào cửa hàng tới phòng vệ sinh là 150m. Trong các gian hàng diện tích dưới 14m2 sẽ không lắp đặt thiết bị vệ sinh riêng cho nhân viên mà chỉ có khu vệ sinh chung cho một số gian hàng. Khoảng cách lớn nhất từ các gian hàng tới khu vệ sinh chung này không quá 90m.

4.10.5. Cửa hàng thực phẩm

Các cửa hàng thực phẩm có số người sử dụng từ 100 người trở lên phải được trang bị các thiết bị vệ sinh riêng biệt dùng cho nhân viên và khách hàng sử dụng. Các cửa hàng thực phẩm có số người sử dụng nhỏ hơn 100 người thì các thiết bị vệ sinh sẽ được kết hợp sử dụng chung cho nhân viên và khách hàng.

4.10.6. Thiết bị cấp thoát nước cho người tàn tật - Các quy định về thiết bị cấp thoát nước khu vực dành riêng cho người tàn tật được xác định theo bảng 12-1 của quy chuẩn.

4.10.7. Bể tắm có xoáy nước - Ngoài những quy định chung như đối với các bể tắm thông thường khác, bể tắm có xoáy nước phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

· Hố chứa bơm phải đậy bằng tấm đan để công nhân tự tháo lắp được khi kiểm tra bơm.

· Bơm tuần hoàn sẽ được đặt cao hơn đáy lỗ tràn của xiphông.

· Bơm và các đường ống tuần hoàn sẽ làm cho nước trong bể thoát nhanh. Các phụ tùng cấp thoát nước của loại bể tắm này phải đảm bảo được các yêu cầu đã nêu.

4.10.8. Chậu vệ sinh phụ nữ (Biđê) - Vật liệu chế tạo biđê phải đáp ứng yêu cầu nêu trong bảng 12-1. Biđê phải được chống chảy ngược bằng buồng khí hoặc bộ ngắt chân không.

4.11. Một số yêu cầu lắp đặt các phụ tùng và thiết bị đặc biệt

4.11.1. Van kiểm tra hệ thống kết hợp giữa vòi hoa sen với bồn tắm - Hệ thống vòi hoa sen và bồn tắm kết hợp đều phải trang bị van cân bằng áp lực hoặc điều chỉnh nhiệt bằng dạng trộn. Các vòi hoa sen phải được kiểm soát bằng van điều chỉnh dạng trộn, bộ phận trộn phải có hãm định vị để bảo đảm nhiệt độ tối đa của nước được trộn là 49oC. Bộ điều chỉnh nhiệt của thiết bị đun nước nóng không được coi là thiết bị kiểm soát nhiệt độ.

4.11.2. Lắp đặt các phụ tùng thiết bị - Các vòi và các phụ kiện nối phải được lắp đặt sao cho các van điều chỉnh nước nóng nằm phía bên tay trái người sử dụng.

4.11.3. Lắp đặt phụ tùng chờ sẵn - Khi thiết kế có tính đến việc lắp đặt các thiết bị trong tương lai thì phải đảm bảo kích thước đường ống, phụ tùng... cho sự phát triển này. Các phụ tùng chờ sẵn được lắp đặt và bịt kín theo các quy định nêu trong quy chuẩn này.

BẢNG 4-1. Số lượng thiết bị vệ sinh tối thiểu(1)

Mỗi ngôi nhà sẽ được trang bị các thiết bị vệ sinh, bao gồm cả việc cung cấp cho người tàn tật và được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền. Đối với các yêu cầu cho những người tàn tật, các ngôi nhà và thiết bị có thể được trang bị loại thích hợp cho sử dụng.

Tổng số người sử dụng sẽ được xác định theo yêu cầu tiện nghi tối thiểu. Số lượng tối thiểu của các thiết bị yêu cầu sẽ được tính toán với 50% nam và 50% nữ trên tổng số người sử dụng.

Loại nhà ở hoặc công trình (2)

Bệ xí (14) (số thiết bị/người)

Âu tiểu (5.10) (số thiết bị/người)

Chậu rửa sứ (số thiết bị/người)

Bồn tắm hoặc vòi tắm hoa sen (số thiết bị/người)

Vòi nước (3.13) uống công cộng (số thiết bị/người)

Nơi hội họp,

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

Nhà hát

1/1 - 15

1/1 - 15

0/1 - 9

1/40

1/40

 

 

Phòng hòa nhạc, phòng họp v.v… cho việc sử dụng thường xuyên của nhân viên

2/16-35

3/36 - 55

3/16 - 35

4/36 - 55

1/10 - 15

 

 

 

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì có thêm 1 thiết bị

Trên 15, cứ thêm 50 người thì có thêm 1 thiết bị.

 

 

 

Nơi hội họp, nhà hát, phòng hòa nhạc, phòng họp vv….. cho việc sử dụng công cộng

Nam

1/1 – 100

2/101 – 200

3/201 - 400

Nữ

3/1 – 50

4/51 – 100

8/101 - 200

11/201 - 400

Nam

1/1 - 100

2/101 - 200

3/201 - 400

4/401 - 600

Nam

1/1 – 200

2/201 – 400

3/401 - 750

 

 

1:1-150

2:151-400

3:401-750

 

Trên 400, cứ thêm 500 nam cần có thêm một thiết bị. Cứ thêm 125 nữ cần thêm 1 thiết bị

Trên 600, cứ thêm 300 nam cần có thêm 1 thiết bị

Trên 750, cứ thêm 500 người cần có thêm 1 thiết bị

 

 

Trên 750, cứ thêm 500 người cần có thêm 1 thiết bị

 

 

Ký túc xá, trường học (9) hoặc phòng thí nghiệm

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/10

1/8

1/25

1/12

1/12

1/8

1/150(12)

 

Cứ thêm 25 nam thì đặt thêm 1 thiết bị (trên 10), và thêm 20 nữ thì thêm 1 thiết bị (trên 8)

Trên 150, cứ thêm 50 nam cần thêm 1 thiết bị

Trên 12 cứ thêm 20 nam hoặc 15 nữ cần thêm 1 thiết bị

Đối với nữ, thêm 1 bồn tắm cho 30 người. Trên 150, cứ thêm 20 người thì thêm 1 bồn tắm

 

Nhà ở tập thể - cho nhân viên sử dụng

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/1 - 15

2/16 - 35

3/36-55

1/1 - 15

3/16 - 35

4/36 - 55

1/50

1/40

1/40

1/8

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

 

 

 

 

Nhà ở riêng/ Nhà chung cư (4)

 

 

 

 

 

Nhà ở riêng

1 cho một nhà

 

1 cho một căn nhà

 

1 cho một nhà

Nhà chung cư

1 cho một nhà hoặc đơn vị căn hộ

 

1 cho một căn nhà hoặc đơn vị căn hộ

 

1 cho một nhà hoặc đơn vị căn hộ

Phòng chờ bệnh viện

1 cho 1 phòng

 

1 cho 1 phòng

 

1/150(12)

Bệnh viện - cho việc sử dụng của nhân viên

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/1 - 15

2/16 - 35

3/36-55

1/1 – 15

3/16 - 35

4/36 - 55

0/1-9

1/10 – 50

1/40

1/40

 

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

Trên 50, cứ thêm 50 nam thì thêm 1 thiết bị

 

 

 

Bệnh viện:

Phòng riêng

Phòng cho bệnh nhân

 

1 cho 1 phòng

1 cho 8 bệnh nhân

 

 

1 cho 1 phòng

1 cho 10 bệnh nhân

 

1 cho 1 phòng

1 cho 20 bệnh nhân

 

1/150 (12)

Kho chứa hàng công nghiệp (6), phân xưởng sản xuất, lò đúc và các cơ sở tương tự -Cho việc sử dụng của nhân viên

Nam

1/1-10

2/11-25

3/26-50

4/51-75

5/76-100

Nữ

1/1-10

2/11-25

3/26-50

4/51-75

5/76-100

 

Tới 100 người: 1/10

Trên 100 người:1 /15(7.8)

1/15

1/150(12)

 

Trên 100, cứ thêm 30 người thì thêm 1 thiết bị

 

 

 

 

Cơ sở từ thiện, không kể bệnh viện hoặc các cơ sở hình sự (trang bị cho mỗi tầng)

Nam

1/25

Nữ

1/20

Nam

0/1-9

1/10-50

Cứ thêm 50 nam thì thêm 1 thiết bị

Nam

1/20

Nữ

1/20

 

1/8

 

1/150(12)

Tiệm ăn, quán và các phòng đợi ở sân bay (11)

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/1 - 50

2/51 - 150

3/151-300

1/1 - 50

2/51 - 150

3/151-300

1/1-150

Trên 150, cứ thêm 150 người thì thêm 1 thiết bị

1/1-150

2/151-200

3/201-400

1/1-150

2/51-200

3/201-400

 

 

 

Trên 300, cứ thêm 200 người thì thêm 1 thiết bị

 

Trên 400, cứ thêm 400 người thì thêm 1 thiết bị.

 

 

Trường học cho sử dụng của nhân viên.

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

Tất cả các phòng

1/1-15

2/16-35

3/36-55

1/1-15

2/16-35

3/36-55

1/150

1/40

1/40

 

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

 

 

 

 

Các trường học - cho sử dụng của sinh viên, Nhà trẻ

Nam

Nữ

 

Nam

Nữ

 

1/150(12)

 

1/1-20

2/21-50

1/1-20

2/21-50

 

1/1-25

2/26-50

1/1-25

2/26-50

 

 

 

Trên 50, cứ thêm 50 người thì thêm 1 thiết bị

 

Trên 50, cứ thêm 50 người thì thêm 1 thiết bị

 

 

Trường tiểu học

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/30

1/25

1/75

1/35

1/35

 

1/150(12)

Trường trung học

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/40

1/35

1/35

1/40

1/40

 

1/150(12)

Các trường học khác (Cao đẳng, Đại học, Trung tâm người lớn vv….)

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

 

 

1/40

1/35

1/35

1/40

1/40

 

1/150(12)

Các nhà thờ, đền chùa.

Các đơn vị giáo dục và hoạt động

Nam

1/150

Nữ

1/75

Nam

1/150

1 bồn rửa cho 2 bệ xí

 

1/150(12)

Các nhà thờ, đền chùa. Nơi hội họp

Nam

1/150

Nữ

1/75

Nam

1/150

1 bồn rửa cho 2 bệ xí

 

1/150(12)

Cơ sở từ thiện, không kể bệnh viện hoặc các cơ sở hình sự (trang bị cho mỗi tầng phục vụ nhân viên)

Nam

1/1-15

2/16-35

3/36-55

Nữ

1/1-15

2/16-35

3/36-55

Nam

0/1-9

1/10-50

Nam

1/40

Nữ

1/40

1/8

1/150(12)

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

Cứ thêm 50 nam thì thêm 1 thiết bị.

 

 

 

 

Nhà công sở hoặc công cộng

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

1/150(12)

 

1/1-100

2/101-200

3/201-400

3/1-50

4/51-100

8/101-200

11/201-400

1/1 -100

2/101-200

3/201-400

1/1-200

2/201-400

3/401-750

1/1-200

2/201-400

3/401-750

 

 

Trên 400, cứ thêm 500 nam thì thêm 1 thiết bị, cứ thêm 150 nữ thì thêm 1 thiết bị

Trên 600, cứ thêm 300 nam thì thêm 1 thiết bị

Trên 750, cứ thêm 500 người thì thêm 1 thiết bị

 

 

Nhà công sở và công cộng, cho việc sử dụng của nhân viên

Nam

1/1- 15

2/16-35

3/36-55

Nữ

1/1-15

2/16-35

3/36-55

Nam

0/1-9

1/10-50

Nam

1/40

Nữ

1/40

 

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

Cứ thêm 50 nam thì thêm 1 thiết bị

 

 

 

Cơ sở hình sự cho sử dụng của nhân viên

Nam

Nữ

Nam

Nam

Nữ

 

1/150(12)

 

1/1-15

2/16-35

3/36-55

1/1-15

2/16-35

3/36-55

0/1-9

1/10-50

1/40

1/40

 

 

 

Trên 55, cứ thêm 40 người thì thêm 1 thiết bị

Cứ thêm 50 nam thì bổ sung thêm 1 thiết bị

 

 

 

Cơ sở hình sự - cho sử dụng của nhà tù

 

 

 

 

 

Buồng

1 cho 1 buồng

Nam

1 cho 1 buồng

 

1 cho 1 hành lang của khối buồng

Phòng tập thể dục

1 cho 1 phòng tập thể dục

1 cho phòng tập thể dục

1 cho 1 phòng tập thể dục

 

1 cho phòng tập thể dục

Ghi chú bảng 4-1:

(1) Xác định số lượng thiết bị dựa trên tổng số người sử dụng.

(2) Các loại nhà không nêu trong bảng này sẽ là trường hợp đặc biệt, số lượng và chủng loại thiết bị cho các loại nhà đó sẽ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ theo yêu cầu.

(3) Không được lắp đặt vòi nước uống trong buồng vệ sinh.

(4) Các khay giặt. Một khay giặt hoặc một máy giặt tự động cho mỗi căn hộ, hay một khay giặt hoặc một máy giặt tự động, hoặc kết hợp cả hai cho 12 phòng. Các chậu rửa bát nhà bếp, mỗi chậu cho một căn hộ.

(5) Trong trường hợp âu tiểu lắp đặt vượt quá so với yêu cầu tối thiểu, thì có thể giảm bớt một bệ xí. Nhưng không được giảm số lượng bệ xí dưới 2/3 mức yêu cầu tối thiểu.

(6) Yêu cầu về các thông số kỹ thuật vệ sinh phải tuân thủ theo quy chuẩn này và các tiêu chuẩn hiện hành khác.

(7) Ở nơi gây nhiễm độc cho da, sự nhiễm khuẩn hoặc các vật liệu gây khó chịu, trang bị cứ 5 người một chậu rửa.

(8) Các chậu rửa có kích thước 600mm, các bể hình tròn có đường kính 460mm, được trang bị cửa nước ra sẽ được tính tương đương như một chậu rửa.

(9) Cứ 50 người bố trí một khay giặt. Cứ 100 người bố trí một thùng đựng nước bẩn.

(10) Quy định chung. Trong khi áp dụng bảng liệt kê các thiết bị vật tư cần tuân thủ một số điểm sau đây:

a. Vật liệu ốp trát: Tường và sàn sẽ được ốp lát tới cách gờ trước của âu tiểu một khoảng là 600mm và cao hơn sàn một khoảng 1200mm. Khoảng cách tối thiểu là 600mm tính từ cạnh bên của âu tiểu phải được lát bằng các loại vật liệu không hút nước.

b. Không được sử dụng các âu tiểu có máng xối.

(11) Một tiệm ăn được coi như là một doanh nghiệp bán thực phẩm cho các gia đình.

a. Số lượng khách ăn (phục vụ trên ôtô) sẽ được tính tương đương với số lượng chỗ ngồi trên xe ôtô.

b. Các thiết bị vệ sinh cho nhân viên phục vụ không được tính trong nhu cầu của tiệm ăn trên. Các thiết bị rửa tay phải có sẵn trong nhà bếp cho các nhân viên phục vụ.

(12) Trong các nhà ăn, các thùng nước uống có thể được thay thế cho các vòi nước uống, ở các cơ quan, nơi công cộng cứ 6 đến 150 người phải có một vòi nước uống, và cứ thêm 300 người thì bổ sung thêm 1 vòi.

(13) Mỗi tầng trong trường học, rạp hát, phòng hòa nhạc, ký túc xá, các cơ quan hoặc công sở phải có ít nhất một vòi nước uống.

(14) Tổng số của các bộ xí bệt cho nữ ít hơn tổng số các bộ xí bệt và âu tiểu dành cho nam.

Chương 5.

NỒI ĐUN NƯỚC NÓNG

5.1. Quy định chung

Chương này quy định những vấn đề về xây dựng và lắp đặt các nồi đun nước nóng đốt bằng các nhiên liệu khác nhau. Việc xây dựng, lắp đặt ống khói, hệ thống thông gió và các mối nối cần phải được thiết kế, thi công tuân thủ theo các quy định của quy chuẩn này và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Danh mục các tiêu chuẩn thiết bị tham khảo được nêu trong bảng 12-1. Các đơn vị cá nhân lắp đặt, tháo gỡ, thay thế các nồi đun nước nóng phải có giấy phép hành nghề của cơ quan có thẩm quyền cấp.

5.2. Nồi đun nước nóng

Thiết bị chuyên dùng để cấp nước nóng và được trang bị các bộ phận điều khiển tự động dùng để giới hạn nhiệt độ tối đa của nước là 99oC.

5.3. Kiểu hệ thống thông gió

5.3.1. Các ống khói hoặc ống thông gió xây bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc kim loại, và các ống khói chế tạo tại nhà máy đều có thể dùng để thông thoáng các sản phẩm đốt ở nhiệt độ cao hơn 288oC.

5.3.2. Kiểu B - Các ống thông gió "gas" chế tạo tại nhà máy, đã được cơ quan chuyên ngành kiểm nghiệm, được quy định dùng để thông gió cho các thiết bị chuyên dùng đốt bằng khí trong danh mục đã được duyệt.

5.3.3. Kiểu L - Hệ thống thông gió gồm các đường ống và thiết bị thông gió cho các thiết bị chuyên dùng đốt bằng dầu hoặc đốt bằng khí.

5.4. Kiểm tra

5.4.1. Kiểm tra ống khói hoặc ống thông gió - Tất cả các ống khói, các ống thông gió và các bộ phận của chúng, đã có giấy phép và được lắp đặt xong, thì phải tiến hành kiểm tra nghiệm thu trước khi che phủ.

5.4.2. Kiểm tra nồi đun nước nóng lần cuối cùng - Tất cả công trình đã được lắp đặt xong, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc kiểm tra khi thấy cần thiết. Việc kiểm tra được tiến hành để xác định công trình đã được lắp đặt theo đúng thiết kế và yêu cầu của quy chuẩn. Các trang thiết bị hoặc bộ phận của chúng không được che phủ trước khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và duyệt lần cuối.

5.5. Các yêu cầu về phê duyệt đối với nồi đun nước nóng đốt bằng gas

5.5.1. Nồi đun nước nóng và nồi hơi đốt bằng gas phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành hoặc theo các tiêu chuẩn phù hợp khác theo quyết định của cơ quan quản lý. Từng nồi đun nước nóng hoặc nồi hơi đều phải có dán nhãn của một cơ quan kiểm nghiệm duyệt, xác nhận nồi đun đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn.

5.5.2. Nồi đun nước nóng được tân trang khi lắp đặt phải được cơ quan kiểm nghiệm kiểm tra. Các thông số kỹ thuật phải đạt theo quy định của quy chuẩn. Mỗi đơn vị, cá nhân khi lắp đặt nồi đun nước nóng loại này phải ghi rõ đây là thiết bị sử dụng lại và đã được tân trang. Thiết bị phải dán nhãn chất lượng và tên đơn vị tân trang. Ngoại trừ thiết bị được nhà chế tạo hoặc nhân viên có đủ thẩm quyền của nhà chế tạo tân trang đúng theo yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt đúng vào vị trí ban đầu.

5.5.3. Các bình và nồi hơi nước nóng có áp suất và nhiệt dư thì ngoài các bộ phận kiểm tra nhiệt độ cơ bản, còn phải lắp đặt thêm một thiết bị bảo vệ an toàn ở nhiệt độ quá cao theo đúng các tiêu chuẩn và phải có một van giảm áp và nhiệt.

5.6. Nồi đun nước nóng đốt bằng dầu và đốt bằng nhiên liệu khác

5.6.1. Nồi đun nước nóng lấy nhiệt từ các nhiên liệu hay các loại năng lượng khác ngoài gas phải được xây dựng và lắp đặt theo đúng các tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Các ống thông gió hoặc ống khói cho các thiết bị chuyên dùng đó cũng phải được duyệt hoặc dùng loại đã được quy định. Phải cung cấp đủ không khí đốt và bảo đảm việc thông gió đầy đủ tại các phòng hoặc gian nhà có đặt nồi đun nước nóng. Từng thiết bị chuyên dùng đó phải được lắp đặt tại vị trí đã được duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan phòng cháy.

5.6.2. Các bình đun nước nóng và nồi hơi nước nóng có dự trữ dùng cấp nhiệt từ các nhiên liệu hoặc các năng lượng ngoài gas, cần có trang bị các bộ phận kiểm tra nhiệt độ cơ bản và phải lắp đặt thêm một thiết bị bảo đảm an toàn khi nhiệt độ quá cao. Ngoài thiết bị đó phải có một van giảm áp và nhiệt.

5.7. Không khí để đốt

5.7.1. Các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu phải bảo đảm được cấp đủ không khí để đốt nhiên liệu và thông gió tốt.

5.7.2. Tại các công trình xây dựng đặc biệt kín, việc cung cấp không khí để đốt phải được lấy từ ngoài vào. Tại các công trình có độ kín bình thường, thì tất cả hoặc một phần không khí dùng để đốt các nồi đun nước nóng có thể lấy qua các khe hở. (Nếu thể tích nơi đặt thiết bị đạt ít nhất 1,4m3 cho 293W/h nhiên liệu nạp cho nồi đun nước nóng).

5.7.3. Phương pháp cấp khí. Diện tích thông thoáng hữu ích của tất cả các cửa thông gió, ống hoặc toàn bộ diện tích dành cho việc cung cấp không khí để đốt tại nơi lắp đặt các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu được quy định ở bảng 5-1. Khi có các tấm lưới, màn chắn hoặc cửa chớp (chụp che ống khói) đặt thêm vào miệng ống dẫn không khí thì phải áp dụng theo điều 5.7.4.

· Các cửa gió phải được bố trí sao cho một lỗ nằm cách trần trong khoảng 300mm, còn một lỗ nằm cách sàn trong khoảng 300mm của nơi đặt thiết bị. Kích thước của ống cấp khí để đốt được quy định tối thiểu là 76mm.

· Các cửa gió phải được đặt ở vị trí nằm trong khoảng không gian từ sàn đến trần của nơi đặt thiết bị, có kích thước tối thiểu là 76mm, và mở hướng thẳng về phía thiết bị.

· Lỗ chừa của cửa thông gió phải có tiết diện phù hợp với tiết diện của miệng thông gió sẽ/lắp vào đó.

· Cửa thông gió chỉ phục vụ riêng cho từng khu đặt thiết bị.

· Các cửa thông gió chỉ dùng để phục vụ cho các ống dẫn không khí ở phía trên hoặc phía dưới. Việc bố trí một ống ở phía trên và một ống ở phía dưới là để đảm bảo duy trì được nguồn không khí đốt.

· Van thông gió (van điều tiết) - Các ống dẫn không khí để đốt không được đi qua những nơi có đặt van thông gió (để điều chỉnh lượng không khí). Các van thông gió không được đặt trong các ống dẫn không khí để đốt.

· Màn chắn - Tất cả các miệng ống phải có lưới chắn trừ khi nó ở trong tầng hầm mái.

5.7.4. Nắp che và lưới bảo vệ. Khi tính toán diện tích thông thoáng của các nắp che và lưới bảo vệ các cửa thông gió, cần phải xem xét ảnh hưởng của hệ che chắn này đến quá trình thông khí. Lưới bảo vệ phải có mắt lưới không nhỏ hơn 6,4mm. Diện tích thông, thoáng của nắp che và lưới bảo vệ được dùng để tính toán kích thước cửa thông gió, đảm bảo để có được một diện tích thông thoáng đúng yêu cầu.

5.7.5. Các phương pháp khác

Thay cho các yêu cầu của bảng 5-1, việc cung cấp không khí để đốt có thể được thiết kế theo các nguyên lý xây dựng các công trình dân dụng khi đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước.

5.8. Khoảng cách thông thoáng - Khoảng cách thông thoáng của các thiết bị trong danh mục cho phép đến các vật liệu dễ cháy phải đảm bảo đúng theo yêu cầu kỹ thuật, hoặc theo số liệu ghi ở đề can trên thiết bị.

5.9. Vị trí cấm lắp đặt - Nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu cần có thiết kế vị trí lắp đặt riêng. Không được phép đặt nồi đun nước tại các phòng đang làm hoặc sẽ dùng làm phòng ngủ, phòng tắm, phòng cất giữ quần áo vv...

Ngoại trừ: Các nồi đun được thông gió trực tiếp nếu không bị cấm bởi những quy định khác thì có thể đặt ở vị trí dưới gầm cầu thang hoặc dưới đầu cầu thang.

5.10. Bảo vệ chống hư hỏng

5.10.1. Các nồi đun nước nóng bằng điện, hoặc bằng hơi nóng (không có ngọn lửa) có thể được lắp đặt trong nhà xe với điều kiện các lò, các bộ phận đốt nóng, bộ phận điều khiển và thiết bị an toàn phải được đặt ở vị trí cao hơn sàn nhà tối thiểu 460mm.

5.10.2. Các nồi đun nước nóng dùng nhiên liệu để đốt, lắp đặt trong nhà để xe nhưng đã được che chắn tách biệt và chỉ có lối vào từ phía ngoài nhà để xe (không có lối vào từ phía trong nhà để xe), thì có thể được lắp đặt trực tiếp vào sàn nhà với điều kiện phải có thêm đường cấp không khí để đốt lấy từ ngoài nhà để xe. Các loại nồi đun nước nóng có buồng đốt kín đồng bộ thì không nhất thiết phải đặt cao hơn cốt mặt sàn.

5.10.3. Tất cả các nồi đun được lắp đặt tại những nơi có khả năng bị tác động cơ học làm hư hại thì phải được bảo vệ chống các tác động đó bằng các rào chắn, hoặc bằng cách nâng cao hay đặt chúng vào các vị trí ngoài lối đi của xe cộ.

5.10.4. Cơ quan có trách nhiệm có quyền yêu cầu phải dùng chất cách điện được duyệt để phủ trên các mắc nối dẫn nước của bình đun nước nóng và các bộ phận đốt nóng liên quan với bình đó.

5.10.5. Nếu có yêu cầu lắp đặt chống động đất thì các nồi đun nước nóng phải được neo giữ ở hai điểm: một điểm ở 1/3 phía trên và một điểm ở 1/3 phía dưới theo chiều cao của nồi. Ở điểm phía dưới, đai neo giữ phải ở vị trí cao hơn các nút điều chỉnh của nồi một khoảng tối thiểu là 100mm.

5.10.6. Nồi đun nước nóng lắp đặt ở sàn thì phải được đặt trên một bệ bê tông phẳng hoặc một bệ xây, có độ cao ít nhất là 76mm trên cốt sàn.

5.10.7. Nếu nồi đun nước nóng đặt trên tầng hầm mái, gác xếp hoặc những nơi có thể bị gây nguy hiểm khi nồi đun bị rò rỉ, thì phải đặt một khay thu nước rò rỉ làm bằng vật liệu không bị ăn mòn ở dưới nồi đun nước. Khay này cần có một ống thoát nước có đường kính tối thiểu 20mm dẫn nước tới một vị trí đã quy định.

5.11. Không gian thao tác

Tất cả các nồi đun nước nóng phải được lắp đặt sao cho dễ tới kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. Nơi đặt thiết bị phải có lối ra vào hoặc cửa có kích cỡ phù hợp để vận chuyển máy. Trong mọi trường hợp, chiều rộng của cửa không nhỏ hơn 600mm. Lối ra vào phải thông suốt và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

5.11.1. Cửa và lối ra vào phải có kích thước rộng, cao tối thiểu 600mm và 760mm, bảo đảm đủ để vận chuyển thiết bị. Nếu ở cửa hoặc lối ra vào có cầu thang thì phải tuân thủ đúng các quy định tại Quy chuẩn xây dựng.

5.11.2. Nếu tầng hầm mái, gác xép... cao hơn 2400mm so với cốt sàn thì lối lên phải là cầu thang hoặc bằng thang lắp dựng cố định. Chiều dài cầu thang có nhịp cho phép tối đa là 5500mm; chiều rộng không nhỏ hơn 360mm. Thang lắp dựng cố định phải đảm bào khoảng cách giữa các bậc và khoảng cách giữa hai chân thang không quá 360mm, và phải lắp dựng cách tường tối thiểu là 150mm. Chiều cao với của cầu thang không dưới 760mm. Ở các vị trí mà độ cao đặt nồi đun nước không đến 760mm thì không cần thiết phải lắp dựng thang cố định.

Ngoại lệ: Đối với ngôi nhà chỉ có một tầng, xây dựng riêng biệt thì lối lên nơi đặt nồi đun nước nóng ở tầng hầm mái có thể sử dụng bằng thang rời.

5.11.3. Lỗ ở sàn dùng làm lối lên tầng hầm mái hoặc gác xếp phải có kích thước tối thiểu là 760 x 760mm. Nói chung phải đảm bảo lớn hơn kích thước phủ bì của nồi đun nước nóng. Không được lắp dựng gì gây cản trở ở lối lên xuống. Lối lên xuống cần bố trí để đảm bảo cách vị trí nồi đun nước nóng không quá 500mm.

5.11.4. Khi nồi đun nước nóng đặt trên tầng hầm mái, thì mặt sàn tầng hầm mái, tính từ lỗ lên xuống đến vị trí đặt nồi đun phải bằng phẳng, chắc chắn, thuận tiện cho việc đi lại, và phải rộng tối thiểu là 600 mm. Nếu lỗ lên xuống tầng hầm mái cao hơn cốt sàn trên 2400mm thì phải có cầu thang hoặc thang lắp dựng cố định.

Ngoại lệ: Đối với ngôi nhà chỉ có một tầng, xây dựng riêng biệt, không sử dụng thường xuyên, thì lối lên xuống nơi đặt nồi đun ở tầng hầm mái có thể được dùng thang rời.

5.11.5. Nếu tầng hầm mái có một hành lang rộng ít nhất 600mm, thẳng từ nồi đun đến lối lên xuống, thì có thể sử dụng cầu thang hoặc thang để làm đường lên xuống.

Ở khu vực đặt nồi đun phải có ổ cắm điện và đèn chiếu sáng. Công tắc của đèn chiếu sáng phải đặt ở ngay lối lên xuống để thuận tiện khi sử dụng. Sàn thao tác xung quanh nồi đun phải rộng tối thiểu 760mm. Cửa buồng đốt phải hướng thẳng về phía lên xuống. Cửa lên xuống phải đảm bảo không gây cản trở trong mọi tình huống.

5.12. Thông gió cho các nồi đun nước nóng

5.12.1. Mọi nồi đun nước nóng có thông gió đều phải được mắc nối với một hệ thống thông gió. Hệ thống đó phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

5.12.2. Hệ thống thông gió thường được sử dụng là hệ ống khói, hệ thống thông gió kiểu B, kiểu L hoặc hệ thống thông gió sản xuất đồng bộ với nồi đun.

5.12.3. Các hệ thông gió phải được thiết kế và xây dựng để tạo thành một buồng không khí lưu thông, đảm bảo chuyển được tất cả khí cháy ra bên ngoài.

5.12.4. Nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, có thể thiết kế hệ thống thông gió theo các tiêu chuẩn hiện hành khác của Nhà nước về thiết kế và xây dựng hệ thống thông gió.

5.12.5. Các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho hệ thống thông gió phải được lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo và các quy định của quy chuẩn này.

5.12.6. Khi lắp đặt các loại ống khói, ống thông gió kiểu B, kiểu L được chế tạo tại nhà máy, thì phải tuân thủ các chỉ dẫn của nhà chế tạo và các quy định của quy chuẩn này.

5.12.7. Khi lắp đặt các ống khói lớn bằng kim loại cần phải tuân theo các quy định có liên quan trong chương này.

5.12.8. Cửa của bất cứ hệ thống thông gió nào khi không sử dụng đều phải được đóng lại hoặc che chắn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyển.

5.13. Giới hạn sử dụng

5.13.1. Các ống thông gió kiểu B không được sử dụng để thông gió cho:

(1) Các nồi đun có thể chuyển để dùng sang việc sử dụng nhiên liệu lỏng hoặc rắn.

(2) Các nồi đun nước nóng được quy định chỉ nên sử dụng với ống khói lớn.

5.13.2. Các van thông gió (van điều tiết) - Không được đặt các van thông gió vận hành bằng tay trong các ống khói, ống thông gió, các mối mắc nối ống khói hoặc ống thông gió của các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu.

Ngoại trừ: Các ống thông gió tự động phải được đăng ký và lắp đặt theo đúng với chỉ dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

Các vách ngăn đổi hướng ở cạnh nồi đun, các "chao, chụp" hút gió và bộ phận "điều chỉnh hút khí" không được coi như là các van thông gió.

5.14. Ống nối thông gió

5.14.1. Các ống nối thông gió cho nồi đun đốt bằng gas, loại có chao chụp hút khí, có thể được làm bằng vật liệu không cháy, không bị ăn mòn, và có độ dày tối thiểu như quy định ở điều 5.23.2. Hoặc chúng có thể thuộc loại vật liệu dùng cho ống kiểu B hoặc kiểu L.

BẢNG 5.1. Kích cỡ các cửa thông gió và ống dẫn(1) không khí cho các nồi đun nước đốt bằng gas hoặc nhiên liệu lỏng

Nhà ở có độ kín bình thường

Nhà ở có độ kín đặc biệt

Điều kiện

Kích cỡ cửa hoặc ống thông gió

Điều kiện

Kích cỡ cửa hoặc ống thông gió

Thiết bị đặt tại nơi có không gian không hạn chế(2).

Có thể để tự thông gió.

Thiết bị đặt tại nơi có không gian không hạn chế(2).

Lấy không khí từ ngoài hoặc từ nơi giao lưu thông thoáng với bên ngoài

Cần có 2 cửa thông gió, mỗi cửa có diện tích 645mm2 cho 1450W/h nhiên liệu nạp vào.

Thiết bị đặt tại nơi không gian hạn chế.

1- Tất cả không khí lấy từ bên trong nhà ở.

Cần có 2 cửa thông gió vào nơi che chắn, mỗi cửa có diện tích 645 mm2 cho 293W/h nhiên liệu nạp vào, và giao lưu thông thoáng với các vùng không khí hạn chế ở bên trong. Kích thước tối thiểu 0,06m2 dùng cho mỗi cửa thông gió.

Thiết bị đặt tại nơi không gian hạn chế1:

Lấy không khí đốt từ ngoài vào hoặc từ nơi giao lưu thông thoáng với bên ngoài.

1- Cần có 2 ống thẳng đứng hoặc đường dẫn khí: 645 mm2 cho 1200W/h nhiên liệu nạp vào cho mỗi ống hoặc đường dẫn khí.

2- Cần có 2 ống nằm ngang hoặc đường dẫn khí: 645 mm2 580W/h nhiên liệu nạp vào cho mỗi ống hoặc ống dẫn khí.

2- Một phần không khí từ phía bên trong nhà ở

Cần có 2 cửa thông gió vào nơi che kín(3), mỗi cửa có diện tích 0,06m2 cộng với một ống hoặc đường dẫn khí mở ra ngoài có diện tích là 645 mm2 cho 1450W/h nhiên liệu.

 

3- Cần có 2 cửa thông gió trong bức tường phía ngoài nơi che kín: mỗi cửa có diện tích 645mm2 cho 1200W/h nhiên liệu nạp vào.

4- Cần có một cửa thông gió ở trần gác xếp và một ống thẳng đứng tới gác xếp: mỗi cửa có diện tích 645mm2 cho 1200W/h nhiên liệu nạp vào.

3- Tất cả không khí lấy từ ngoài vào hoặc từ nơi giao lưu thông thoáng với bên ngoài.

Sử dụng bất cứ phương pháp nào cho không gian kín trong nhà ở, đặc biệt như ghi ở cột 2.

 

5- Cần có 1 cửa thông gió trong trần nơi che kín tới gác xếp và 1 cửa thông gió trong sàn nơi che kín tới không gian được thông gió: mỗi cửa có diện tích 645mm2 cho 1200W/h nhiên liệu nạp vào.

Ghi chú:

(1): Về vị trí của cửa thông gió: xem điều 5.7.3.

(2): Được định nghĩa trong chương 2.

(3): Khi tổng lượng nhiên liệu nạp của các trang bị đặt ở nơi che kín vượt quá 29,3 kW/h thì hễ cứ tăng thêm 293W/h, diện tích của mỗi cửa thông gió vào nơi che kín cũng phải được tăng lên là 645mm2

(4): Được định nghĩa trong chương 2.

5.14.2. Các mối nối ống thông gió bằng kim loại cần được gắn với nhau bằng miếng tôn mỏng bao quanh, liên kết bằng đinh tán hoặc các giải pháp an toàn khác do người có thẩm quyền quyết định.

5.14.3. Ống thông khói, thông hơi, thông gió bằng kim loại phải được lắp đặt sao cho lỗ thu hơi được bắt đầu từ phòng đặt nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu, sau đó đi theo hệ thống thoát ra ngoài.

5.15. Vị trí và giá đỡ các hệ thống thông gió

Các ống thông gió đốt nhiên liệu, các mắc nối thông gió, các ống xả từ các chao chụp thông gió nêu trong điều 5.25, các ống khói, các mối nối ống khói không được để đi trong hoặc đi qua bất cứ ống hoặc đường dẫn không khí vào.

Ngoại trừ: Ống hệ thống thông gió có thể nối thông qua ống dẫn không khí để đốt.

Đáy của các ống thông gió được đỡ bằng một bệ xây hoặc bêtông cao không quá 50mm so với cốt mặt đất ở quanh bệ. Đáy của các ống thông gió có thể nằm trên giá đỡ kim loại hoặc giá xây vững chắc.

Ống thông gió của nồi đun nước nóng không được nối với ống thông gió vào bếp hoặc vào ống khói.

Tất cả các hệ thống thông gió đều phải có giá đỡ đảm bảo đủ sức chịu tải an toàn.

5.16. Độ dài, độ dốc và phạm vi không gian thông thoáng

5.16.1. Góc độ ống thông gió - Trừ trường hợp như đã nói trong điều 5.12.4, các ống thông gió đứng cần tạo góc xiên không quá 45° so với phương thẳng đứng. Một ống thông gió đứng có thể tạo một góc không quá 60° so với phương ngang.

5.16.2. Để đảm bảo tính ổn định theo góc độ, các ống phải được neo đỡ an toàn. Các biện pháp neo đỡ phải tính theo trọng lượng của ống. Khi lắp đặt phải bảo đảm độ thông thoáng không gian để dễ nhìn, đề phòng các tổn thất vật lý và các mối nối bị tách đứt.

5.16.3. Các góc lệch quá 45° so với phương thẳng đứng đều được coi như là nằm ngang. Tổng thể nằm ngang của một ống dẫn như được nêu ở điều 5.16.1 trên đây, cộng với mắc nối thông gió nằm ngang, sẽ không được lớn hơn 75% chiều cao thẳng đứng của ống thông gió.

5.16.4. Dốc đi lên (Rise) - Các mối nối thông gió nằm trong hệ thống thông gió loại trọng lượng đều phải có một độ dốc đi lên liên tục không quá 20mm/m theo chiều dài, đo từ cổ thông gió của thiết bị tới ống thông gió.

5.16.5. Không gian thông thoáng - Các ống nối thông gió kim loại một lớp, khi được phép sử dụng theo như điều 5.14., đều phải có khoảng cách không gian thông thoáng tới vật liệu dễ cháy không dưới 150mm.

5.17. Kết thúc ống thông gió

5.17.1. Yêu cầu chung - Các ống thông gió trên mái nhà phải được che mưa hoặc có chóp thông gió đã được duyệt, lắp đặt theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo và các quy định của quy chuẩn này.

Ngoại trừ: Một thiết bị thông gió trực tiếp hoặc hút gió bằng cơ học có thể được chấp nhận, nếu được lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật và theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

5.17.2. Kiểu trọng lực - Hệ thống thông gió kiểu trọng lượng được gắn liền với một nồi đun nước nóng đã được liệt kê, có thể kết thúc thấp hơn 1500mm trên cổ thông gió cao nhất mà nó phục vụ.

5.17.3. Kiểu B - Các ống thông gió dùng gas kiểu B, cùng với các chụp đã được quy định có kích cỡ 300mm, hoặc nhỏ hơn sẽ được phép kết thúc theo như bảng 5 -2, miễn là chúng được đặt cách tường thẳng đứng hoặc một chướng ngại vật tương tự ít nhất là 2400mm. Tất cả ống thông hơi gas kiểu B có thể kết thúc không dưới 600mm trên điểm cao nhất, nơi mà chúng đi qua mái nhà, và ít nhất là 600mm cao hơn bất cứ bộ phận nào trên mái trong phạm vi khoảng cách 3000mm.

5.17.4. Kiểu L - Hệ thống gió kiểu L sẽ kết thúc cao hơn mái nhà 600mm chỗ mà nó xuyên qua, và cũng không nhỏ hơn 1200mm cách bất cứ bộ phận nào của mái nhà. Đỉnh của nó tạo thành một góc 45° so với phương nằm ngang.

5.17.5. Kết thúc thông gió - Các hệ thống thông gió không đặt kết thúc dưới 1200mm theo chiều nằm ngang, và phải đặt cao hơn 300mm so với bất cứ cửa sổ mở được, cửa đi hoặc các cửa lấy không khí vào nhà.

Ngoại trừ: Các đoạn cuối thông gió của các trang bị thông gió trực tiếp, có lượng nạp nhiên liệu là 14,65kW hoặc ít hơn, được đặt tại vị trí có khoảng cách từ 230mm trở lên tới bất kỳ cửa thông gió nào. Những thiết bị có lượng nạp nhiên liệu trên 14,65kW cần có một khoảng không gian thông thoáng cho nơi kết thúc thông gió là 300mm. Đáy của đoạn cuối thông gió và ống lấy không khí vào phải đặt cách nhau ít nhất 300mm.

5.17.6. Các miệng xả của hệ thông gió phải đặt cao hơn các lỗ thông thoáng của ngôi nhà là 900mm, cách xa các lỗ thông thoáng đó là 3000mm, cách đường công cộng là 1200mm.

BẢNG 5 - 2 . Chiều cao tối thiểu từ mái nhà tới điểm mở xả khói thấp nhất

Độ dốc mái nhà (mm)

Chiu cao (m)

Ngang bằng tới 150/300

0,3

150/300 tới 175/300

0,4

175/300 tới 200/300

0,5

200/300 tới 230/300

0,6

230/300 tới 250/300

0,8

250/300 tới 275/300

1,0

275/300 tới 300/300

1,2

300/300 tới 350/300

1,5

350/300 tới 400/300

1,8

400/300 tới 460/300

2,1

460/300 tới 500/300

2,3

500/300 ti 530/300

2,4

5.18. Diện tích của hệ thống thông gió cho nồi đun nước nóng

Hệ thống thông gió phải có tiết diện ngang bên trong không ít hơn tiết diện của cổ thông gió ở trên nồi đun nước, trừ khi là hệ thống thông gió đã được thiết kế theo điều 5.12.4. Trong bất cứ trường hợp nào, tiết diện đó cũng không nên dưới 4500mm2, trừ khi hệ thống thông gió là một bộ phận của nồi đun nước nóng.

5.19. Thiết bị thông gió hỗn hợp - Hai hoặc nhiều thiết bị thông gió đốt bằng gas hoặc dầu có thể được mắc vào một hệ thông gió kiểu trọng lượng thông thường, nếu các thiết bị này đảm bảo an toàn cơ bản đã được duyệt và có khả năng ngắt được lò đốt. Hệ thống thông gió được thiết kế theo quy định ở điều 5.12.4 hoặc tuân thủ được các yêu cầu sau đây:

5.19.1. Các thiết bị được mắc nối cố định với một hệ thống thông gió phải được đặt ở cùng một tầng nhà, ngoại trừ các trường hợp được lắp đặt theo thiết kế cụ thể và theo quy định ở điều 5.12.4.

5.19.2. Hai hoặc nhiều ống nối có thể đi vào một hệ thống thông gió chung. Các ống nối cùng dẫn vào không được lắp đặt đối diện nhau.

5.19.3. Ở chỗ mà hai hoặc nhiều thiết bị được nối vào với hệ thống thông gió thì tiết diện hệ thống thông gió phải không nhỏ hơn tiết diện của bộ phận mắc nối thông gió lớn nhất, cộng với 50% tiết diện của các mắc nối thông gió cùng loại. Có thể dùng một thông gió hình bầu dục, nhưng tiết diện của nó không được nhỏ hơn tiết diện của ống tròn mà nó thay thế.

5.19.4. Ống nối thông gió của một hệ thống thông gió hỗn hợp phải có đủ sức nâng lớn nhất để đỡ những bộ phận phía trên nó như: Chao hút ra ngoài, đĩa thông gió điều chỉnh áp suất, cổ ống dẫn khói, và điểm nối với một hoặc nhiều ống.

5.20. Hệ thống thông gió hiện có

Không nối một hệ thông gió hiện có với một nồi đun nước nóng mới được thay thế trừ khi hệ thông gió tuân thủ được các yêu cầu sau đây:

5.20.1. Hệ thông gió đã được lắp đặt theo đúng luật, tuân theo quy chuẩn này và phải bảo đảm được an toàn.

5.20.2. Tiết diện bên trong của hệ thông gió phải tuân theo điều 5.18.

5.20.3. Hệ thông gió phải được mắc nối với nồi đun nước nóng một cách bảo đảm an toàn.

5.21. Chao hút

Chao hút của nồi đun nước phải được đặt ở vị trí cùng phòng hoặc cùng khu vực đặt cửa lấy không khí đốt của nồi.

Các chao hút phải được lắp đặt vào vị trí theo đúng thiết kế. Khoảng cách vuông góc từ bề mặt của tất cả các bộ phận trong khu vực lắp đặt (không kể nồi đun) đến miệng của chao hút không được nhỏ hơn 150m.

Trong trường hợp khoảng không gian thông thoáng ghi trên thiết bị nhỏ hơn so với khoảng không gian thông thoáng ở thiết kế đã được duyệt, thì phải lắp đặt theo thiết kế đã được duyệt.

5.22. Thông hơi cho nồi đun dùng hơi đốt qua ống khói xây đang sử dụng

5.22.1. Các ống khói xây gạch đang sử dụng, có hoặc không có lớp bọc lót, và chỉ có một phía tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài đều có thể dùng để thông gió cho một nồi đun nước nóng với điều kiện:

· Nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy là cần thiết và yêu cầu, thì những ống khói không có lớp bọc lót phải được làm bổ sung lớp bọc lót để đảm bảo an toàn về hơi đốt.

· Tiết diện hữu hiệu của ống khói không được lớn hơn quá 4 lần tiết diện của ống thông hơi nối vào ống khối đó.

· Nếu muốn nối nhiều ống thông hơi vào một ống khói thì phải đảm bảo tiết diện của ống thông hơi lớn nhất cộng với 50% tiết diện của các ống thông hơi còn lại không được lớn hơn tiết diện hữu hiệu của ống khói.

· Nếu muốn mắc nối một nồi đun nước tự động điều khiển hơi đốt vào một ống khói, đang dùng cho nồi đun nhiên liệu lỏng, thì phải trang bị thêm một thiết bị dẫn dòng tự động. Nếu ống thông hơi của hai loại nồi đun đấu nối vào ống khói ở hai vị trí khác nhau thì vị trí dành cho ống thông hơi của nồi đun hơi đốt phải ở phía trên vị trí dành cho ống thông hơi của nồi đun nhiên liệu lỏng. Hai ống thông hơi của hai loại nồi trên có thể đấu nối chung vào một vị trí trên ống khói nếu như tại vị trí đó có bộ đấu nối chuyên dụng. Nếu có nhiều ống thông hơi cùng đấu nối vào một ống khói thì phải bố trí các chỗ nối ở các độ cao khác nhau để đảm bảo tại bất kỳ mặt cắt ngang nào trên ống khói cũng chỉ có một đấu nối.

· Ống khói phải được kiểm tra trước khi sử dụng để khẳng định trong lòng ống khói là thông suốt, không có gì cản trở dòng không khí. Nếu ống khói trước đó đã dùng cho thiết bị đun nhiên liệu lỏng hoặc nhiên liệu rắn thì phải tiến hành thông ống khói bằng những biện pháp thích hợp.

· Mối nối ống thông hơi với ống khói phải đặt ở vị trí cách đáy ống khói tối thiếu 150mm. Ống khói phải có lỗ để thông tắc. Có thể lắp thêm một phụ kiện chữ T có đầu bịt vào giữa mối nối ống thông hơi với ống khói để sử dụng như một lỗ thông tắc khi cần thiết.

5.22.2. Những ống khói không có lớp bọc lót mà lại có nhiều phía tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, đều phải được làm bổ sung lớp bọc lót. Trừ những trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt cho xử lý theo những biện pháp khác.

5.22.3. Khi kiểm tra phát hiện thấy một ống khói hiện có không an toàn cho sử dụng như đã định, thì phải xây lại ống khói theo cách mà cơ quan có thẩm quyền có thể chấp nhận được, hoặc thay thế bằng một ống thông gió hơi đốt hoặc một ống khói chế tạo tại nhà máy.

5.23. Ống nối thông khói

5.23.1. Vật liệu sử dụng - Các đoạn nối ống khói phải được làm bằng kim loại tấm theo đúng điều 5.23.2 hoặc bằng vật liệu khác đã được duyệt.

5.23.2. Kim loại tấm - Các đoạn nối ống khói làm bằng kim loại tấm để dùng cho các thiết bị nhiệt thấp phải đảm bảo các kích cỡ sau đây:

Đường kính ống nối, (mm)

Tôn tấm, (cỡ s)

130 hoc nh hơn

28

Trên 130 tới 230

26

Trên 230 tới 300

22

Trên 300 tới 400

20

Trên 400

16

5.23.3. Lắp đặt

· Các ống thông khói nên đặt đứng độc lập. Trong trường hợp đặc biệt phải nối với nhau thì các ống khói phải cùng có kích thước thích hợp. Hệ thống ống khói chung này phải đảm bảo thải hết khói trong quá trình đốt ra bên ngoài. Ống nối thông gió kiểu trọng trường cho nồi đun nước nóng phải đặt riêng biệt. Ống thông gió này không được mắc kết hợp với hệ thống xả khí bằng động cơ, trừ trường hợp mối nối đó được đặt ở phần có áp suất âm của hệ thống xả khí bằng động cơ.

· Ống nối ống khói bằng kim loại tấm cần được lắp đặt cách các vật liệu dễ cháy một khoảng không gian không dưới 150mm.

· Ống nối càng ngắn, càng thẳng thì càng tốt. Nồi đun được đặt ở vị trí càng gần với hệ thống thông gió thì càng tốt. Ống nối không được để dài hơn 75% chiều cao phần hệ thống thông gió bên trên, trừ khi đó là một bộ phận của hệ thống thông gió đã được thiết kế cụ thể và được duyệt.

· Ống nối vào một ống khói xây phải đi qua hết chiều dày tường tới bề mặt bên trong của vật liệu lót, không vượt quá bề mặt trong ống khói và phải được gắn kết với phần xây. Có thể lắp đặt một ống lồng nối ống vào cuối mối nối để dễ dàng tháo mối nối ra làm vệ sinh khi cần thiết. Trong trường hợp này ống lồng nối ống phải được lắp cố định vào ống khói. Không đặt các ống nối đi qua sàn nhà hoặc trần nhà.

· Phải lắp đặt một máy điều chỉnh hút khói cho bộ phận ống nối của nồi đun nước dùng nhiên liệu lỏng, trừ khi là nồi đun đó đã được duyệt là không cần phải có một máy điều chỉnh hút khí. Máy điều chỉnh hút khí phải được đặt trong cùng phòng hoặc cùng nơi đặt nồi đun nước nóng theo cách nào đó sao cho không có sự chênh lệch về áp suất không khí xung quanh máy điều chỉnh, và đảm bảo cung cấp đủ không khí đốt.

5.24. Hệ thống hút cơ học

5.24.1. Hệ thống hút nhân tạo hoặc cưỡng bức - Nồi đun nước nóng có thể được thông gió bằng một hệ hút cơ học cưỡng bức hoặc kiểu hút nhân tạo.

5.24.2. Hệ thống dùng áp suất dương - Các hệ hút cưỡng bức và tất cả các phần của các hệ hút nhân tạo có áp suất dương khi hoạt động phải được thiết kế và lắp đặt sao cho không bị rò rỉ gas hoặc rò rỉ khí thải vào nhà.

5.24.3. Các hệ nối liên kết - Không được mắc nối các ống nối thông gió cho các thiết bị "khí " thông gió hút tự nhiên vào bất cứ phần nào của hệ hút cơ học vận hành với áp suất dương.

5.24.4. Điều khiển liên động - Cần phải bảo đảm là không có luồng gas đi tới lò đốt chính khi hệ thống hút cơ học không làm việc, nhằm đảm bảo các yêu cầu vận hành an toàn nồi đun.

5.24.5. Các phần nối xả ra phía ngoài - Các phần nối xả ra ngoài của các hệ thống hút cơ học phải được đặt cách các ô cửa tối thiểu là 300mm (để tránh các trường hợp khói bay vào nhà), cách ít nhất 600mm tới ngôi nhà lân cận và cao hơn mặt đường đi lại ít nhất 2000mm.

5.25. Thông gió qua chao thông gió và các hệ thống hút gió

5.25.1. Ứng dụng thương mại - Các chao thông gió và các hệ thống hút gió có thể được sử dụng để thông gió các nồi đun nước nóng đốt bằng nhiên liệu khí, lắp đặt trong các khu thương mại.

5.25.2. Các lá chắn gió không được sử dụng - Khi các nồi đun nước nóng hoạt động tự động, được thông gió thông qua các chụp thông gió tự nhiên, thì các lá chắn gió không được lắp đặt trong hệ thống thông gió.

5.25.3. Điều khiển liên động - Nếu chụp hút gió hoặc hệ thống xả khí là loại dùng động cơ xả thì hệ thống điều khiển nồi đun phải lắp đặt thêm khóa liên động để bảo đảm nồi đun chỉ hoạt động khi động cơ xả khí cùng hoạt động.

5.26. Bình đun nước bằng điện

Bình đun nước nóng bằng điện được dùng để đun nước đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi.

Thiết kế, lắp đặt bình đun nước nóng bằng điện được thực hiện theo tiêu chuẩn hiện hành

Chương 6.

CUNG CẤP NƯỚC VÀ PHÂN PHỐI NƯỚC

6.1. Tiêu chuẩn và chế độ dùng nước

6.1.1. Để đảm bảo vệ sinh và an toàn, mỗi thiết bị dùng nước đều được cung cấp nước sạch đầy đủ bằng đường ống lắp đặt đúng tiêu chuẩn, đảm bảo áp lực nước, hợp vệ sinh và tránh được nước tràn hoặc chảy ngược. Các bệ xí và âu tiểu được cung cấp nước xả từ két xả nước hoặc các van xả định lượng. Trong các quy định nêu ở Phụ lục J của quy chuẩn này, các bệ xí, âu tiểu trong các ngôi nhà được thiết kế không phải là nhà ở có thể được cung cấp loại nước đã lọc lại và xử lý theo Phụ lục J của quy chuẩn này.

6.1.2. Ký hiệu phân biệt hệ thống nước uống được và không uống được - Nếu trong các ngôi nhà có cả hệ thống nước uống được và nước không uống được, thì mỗi hệ thống phải mang dấu hiệu phân biệt rõ ràng. Màu của từng hệ thống như sau:

· Nước uống được - Nền xanh lá cây, chữ trắng.

· Nước không uống được - Nền vàng chữ đen, có dòng chữ: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG SẠCH. CẤM UỐNG!”

Mỗi hệ thống nước được phân biệt bởi một tấm mảng màu để chỉ rõ loại nước, hướng nước chảy và lưu lượng bình thường. Kích thước nhỏ nhất của chữ và chiều dài của mảng màu phải tuân theo quy định trong bảng 6-1.

Mảng chỉ thị màu cứ cách 6000mm lại được ghi một lần, nhưng trong mỗi phòng ít nhất cũng phải được ghi một lần.

Khi các lỗ thoát khí (xả le) và thiết bị ngăn dòng ngược được lắp đặt cùng các thiết bị được liệt kê trong bảng 12-1, thì phía xả nước có thể không cần chỉ thị. Mỗi đầu ra của hệ thống nước không uống được, mà sử dụng vào các mục đích đặc biệt phải có thông báo như sau: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG SẠCH. CẤM UỐNG!"

BẢNG 6-1. Chiều dài của mảng màu và kích thước chữ nhỏ nhất

Đường kính ngoài của đường ống và kích thước hoặc nắp đậy, (mm)

Chiều dài nhỏ nhất của mảng màu, (mm)

Kích thước nhỏ nhất của chữ, (mm)

15-32

200

15

38-50

200

20

64-150

300

32

200 - 250

620

64

Trên 250

810

90

• Nước dùng lại - Màu đỏ tía (màu Pantone #512) và có dòng chữ đen cỡ nhỏ cao 13mm: "CHÚ Ý, NƯỚC DÙNG LẠI, CẤM UỐNG"

6.1.3. Các vòi và bộ chuyển dòng phải lắp vào hệ thống phân phối nước sao cho nước nóng nằm ở bên trái.

6.2. Lắp đặt không đúng quy cách

6.2.1. Không được phép lắp đặt đường ống hay một phần của đường ống cấp nước ăn mà để nước đã sử dụng, nước bẩn, nước ô nhiễm, các hỗn hợp hoặc tạp chất từ các bể chứa, thùng, đồ dùng và các thiết bị kỹ thuật vệ sinh có khả năng xâm nhập (với bất kỳ tỷ lệ nào) vào đường ống. Trong trường hợp có sự cố dẫn ngược qua xiphông, hay bất kỳ một sự cố nào khác khi đang sử dụng và vận hành, hoặc khi các bể, thùng, đồ dùng và các thiết bị dùng nước bị ngập, hoặc do áp lực trong đường ống nước nóng hay nước lạnh bị tăng quá mức.

6.2.2. Không được lắp thêm hay để tồn tại một ống dẫn nước sinh hoạt từ hệ thống cấp nước công cộng hoặc tư nhân hoặc ống dẫn nước đã qua sử dụng vào mục đích khác (như dẫn hóa chất, các chất lỏng, hơi...), trừ khi có thiết bị ngăn dòng chảy ngược được chấp nhân.

6.2.3. Không được phép lắp đặt hoặc gắn thêm các thiết bị vệ sinh, phụ tùng, hoặc công trình vào hệ thống cấp nước sinh hoạt nếu như việc lắp đặt hoặc gắn thêm đó có thể làm ô nhiễm hệ thống cấp nước ăn uống, sinh hoạt, trừ khi có thiết bị ngăn dòng chảy ngược được chấp nhận.

6.2.4. Không được nối hệ thống cấp nước tư nhân với các nguồn nước khác nếu không được phép của cơ quan y tế và cơ quan có thẩm quyền khác.

6.3. Kiểm soát sự cố gây ô nhiễm nước

Việc kiểm soát sự cố gây ô nhiễm nước phải được thực hiện theo các quy định của chương này. Không được phép lắp đặt thiết bị, máy móc dùng nước hoặc sử dụng hóa chất hay chất liệu xử lý nước nếu như thiết bị, máy móc, hóa chất hoặc chất liệu đó có thể gây ô nhiễm hoặc làm bẩn nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt. Các thiết bị và máy móc như thế chỉ có thể được phép lắp đặt nếu như được trang bị các phương tiện hay thiết bị chống dòng chảy ngược.

6.3.1. Chấp nhận các phương tiện hoặc thiết bị - Các phương tiện hay thiết bị chống dòng chảy ngược phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi lắp đặt. Các phương tiện hay thiết bị đó phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành hoặc các quy định trong quy chuẩn này.

Tất cả các phương tiện hay thiết bị chống dòng chảy ngược phải được người có trách nhiệm duy trì ở trạng thái hoạt động tốt, nếu có hỏng hóc hoặc không hoạt động được thì phải sửa chữa hoặc thay thế. Khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền thì không được tháo bỏ, di chuyển hoặc thay thế các phương tiện hay thiết bị này.

6.3.2. Các phương tiện, thiết bị và phương pháp chống chảy ngược

· Khoảng lưu không - Khoảng lưu không nhỏ nhất cho phép chống chảy ngược được quy định trong bảng 6-3. -

BÀNG 6-2. Các phương tiện, thiết bị và phương pháp phòng chảy ngược

Thiết bị, lắp ráp hoặc phương pháp(1)

Mức độ nguy him

Chỉ dẫn lp đặt(2.3)

Ô nhiễm (Mức độ thấp)

Nhiễm khuẩn (Mức độ cao)

Dẫn ngược qua xiphông

Quá áp

Dẫn ngược qua xiphông

Quá áp

Khong lưu không

X

 

*

 

Xem Bng 6-3.

Bộ thông áp chân không khí quyển

X

 

X

 

Phía trên, bên phải. Không có van hạ nguồn. Ít nhất là 150mm hoặc khoảng cách theo chỉ dẫn phía trên đường ống hạ nguồn và rìa mép mức tràn của thiết bị nhận nước (4.5)

Bộ thông áp chân không chống tràn kiểu áp lực

X

 

X

 

Phía trên, bên phải. Ít nhất là 150mm hoặc khoảng cách theo chỉ dẫn trên đường ống hạ nguồn và mép mức tràn của thiết bị nhận nước (5).

Bộ chống tràn ngược dùng van kiểm tra kép

X

X

 

 

Nằm ngang, nếu không có chỉ dẫn khác. Yêu cầu phải được dọn sạch ít nhất là 300mm để bảo dưỡng. Có thể cần bệ hoặc thang đế kiểm tra và sữa chữa. Không xả nước.

Bộ thông áp chân không

X

 

X

 

Phía trên, bên phải. Có thể có van hạ nguồn. Ít nhất là 300mm phía trên tất cả các đường ống hạ nguồn và mép mức tràn của thiết bị nhận nước. Có th x nước.

Bộ chống tràn ngược theo nguyên tắc hạ áp

X

X

X

X

Nằm ngang, nếu không có chỉ dẫn khác. Yêu cầu phải được dọn sạch ít nhất là 300mm để bảo dưỡng. Có thể cần bệ hoặc thang để kiểm tra và sửa chữa. Có thể x nước.

Ghi chú bảng 6-2:

(1) Xem quy định các thiết bị và bộ thiết bị trong chương này.

(2) Việc lắp đặt trong hầm hoặc có xảy vòm phải theo quy định.

(3) Xem các yêu cầu chung và riêng đối với việc lắp đặt.

(4) Không chịu áp vận hành trong thời gian trên 12 giờ mỗi ngày.

(5) Với các bộ thông áp gắn trên bệ hoặc trên thiết bị, xem điều 6.3.4.

· Bộ thông áp chân không khí quyển (AVB) - Bộ thông áp chân không bao gồm phần thân, bộ phận kiểm tra và cửa mở không áp.

· Thiết bị chống chảy ngược dùng van kiểm tra kép (DC) - Bộ thiết bị chống chảy ngược dùng van kiểm tra kép gồm có hai van kiểm tra gắn trong hoạt động độc lập, bồn vòi nước thử lắp đặt thích hợp và hai van biệt lập.

BNG 6-3. Các khoảng lưu không nhỏ nhất dùng cho hệ thống phân phối nước

Các thiết bị cố định

Không bị ảnh hưởng của các tường bên(1) (mm)

Bị ảnh hưởng của các tường bên(2) (mm)

Cửa mở hiệu quả(3) có đường kính không quá 15mm.

25

38

Cửa mở hiệu quả(3) có đường kính không quá 20mm.

38

60

Cửa mở hiệu quả(3) có đường kính không quá 25mm.

50

76

Cửa mở hiệu quả(3) có đường kính vượt quá 25mm.

Hai lần đường kính của cửa mở hiệu quả

Ba lần đường kính của cửa mở hiệu quả

Ghi chú bảng 6-3:

(1) Các tường bên, các sườn hoặc các vật chắn tương tự không ảnh hưởng đến các khoảng lưu không thì được đặt cách rìa trong của lỗ mở một khoảng trên ba lần đường kính của cửa mở hiệu quả trong trường hợp tường đơn, trên bốn lần đường kính của cửa mở hiệu quả trong trường hợp các tường chéo nhau.

(2) Các tường đứng, các sườn hoặc các vật chắn tương tự nhô lên khỏi mặt nước tới hoặc trên mặt bằng của cửa vòi không được quy định ở ghi chú(1) . Tác động của từ ba bức tường thẳng đứng trở lên hoặc sườn như thế chưa được xác định. Trong những trường hợp như thế khoảng lưu không được đo từ thành trên cùng của tường.

(3) Cửa mở hiệu quả là tiết diện ngang nhỏ nhất tại vị trí của van điều chỉnh, ống dẫn nước, các thiết bị cấp nước cho phương tiện hoặc cửa ra. Nếu có hai ống dẫn nước trở lên cung cấp cho một cửa ra, cửa mở hiệu quả sẽ là tổng của các tiết diện ngang của các đường ống riêng hoặc diện tích của cửa ra nhỏ hơn.

(4) Các khoảng lưu không dưới 25 mm chỉ được coi như là một bộ phận cố định của bộ thiết bị được liệt kê và đã được kiểm nghiệm với các điều kiện tràn ngược thực tế với chân không ở mức từ 0 đến 635 mm Thủy ngân.

· Thiết bị chống chảy ngược có bộ thông áp chân không (PVB) - Bộ thiết bị chống chảy ngược dùng bộ thông áp chân không bao gồm một van nhận khí, một van kiểm tra lắp trong, hai vòi nước kiểm tra lắp đặt phù hợp và hai van biệt lập. Bộ thiết bị này chỉ được phép lắp đặt trong nhà nếu như các quy định về nước tràn được thực hiện.

· Thiết bị chống chảy ngược kiểu chống tràn có bộ thông áp chân không (SVB)- Bộ thiết bị chống chảy ngược kiểu chống tràn dùng bộ thông áp chân không bao gồm một van đóng dùng lực và một van thu khí dùng lực mở với khí quyển, lắp đặt cuối nguồn so với van kiểm tra, hai van đóng được vặn chặt và một hoặc nhiều vòi kiểm tra.

· Bộ thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc giảm áp (RP) - Bộ thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc giảm áp bao gồm hai van kiểm tra gắn trong hoạt động độc lập, một van giảm áp vi sai, bốn vòi kiểm tra được lắp đặt thích hợp và hai van biệt lập. .

6.3.3. Các yêu cầu chung

· Tất cả các bộ thiết bị phải thỏa mãn các tiêu chuẩn hiện hành và được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn và lắp đặt các bộ thiết bị chống chảy ngược.

· Trước khi chuyển giao cho chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm, bộ thiết bị chống chảy ngược phải được nhân viên chuyên môn có giấy phép hành nghề lắp đặt, sửa chữa hoặc lắp đặt lại. Việc kiểm định định kỳ được tiến hành theo một trình tự quy định trong bảng 12-1, do một kiểm định viên có trình độ chuyên môn thỏa mãn các tiêu chuẩn đó thực hiện.

· Lối vào và khoảng trống phải được đảm bảo cho việc kiểm định, bảo trì và sửa chữa theo yêu cầu. Khoảng cách giữa phần thấp nhất của bộ thiết bị và bệ, sàn hoặc bục tối thiểu là 300mm. Những thiết bị lắp đặt cao hơn 1500mm so với sàn hoặc bệ, được quy định có bục cố định chịu được trọng lượng của nhân viên kiểm tra, bão dưỡng.

· Việc nối trực tiếp đường ống dẫn nước ăn với hệ thống cống nước thải trong mọi trường hợp đều không được phép, cho dù có hay không có thiết bị chống chảy ngược. Ở những chỗ nước uống được xả và hệ thống cống thải, bắt buộc phải có khoảng lưu không bằng 2 lần đường kính của ống nhận nước, nhưng trong mọi trường hợp khoảng lưu không đều không được nhỏ hơn  25mm. Việc nối có thể thực hiện tại phía nhận nước của ống xiphông theo quy định bằng việc lắp đặt một bộ thông áp chân không khí quyển cao hơn phía trên mép mức tràn của thiết bị cố định dùng ống xiphông ít nhất là 150mm, sao cho không khi nào các phương tiện đó phải chịu bất kỳ sự hồi áp nào.

· Thiết bị chống chảy ngược đối với nước nóng trên 43oC được thiết kế theo các kiểu được liệt kê để hoạt động ở nhiệt độ tối thiểu là 43oC mà không làm gián đoạn sự hoạt động của bất kỳ bộ phận nào của thiết bị.

· Các thiết bị, đồ dùng cố định và phụ tùng có thiết bị chống chảy ngược toàn bộ hoặc khoảng lưu không được chế tạo như một đơn vị phải được lắp đặt phù hợp những yêu cầu đã được liệt kê.

6.3.4. Các yêu cầu đặc biệt

· Van xả định lượng của bệ xí và âu tiểu được trang bị một bộ thông áp chân không khí quyển được liệt kê. Bộ thông áp sẽ được lắp đặt tại phía xả của van xả định lượng, cao hơn phía trên mép mức tràn của bệ xí hoặc phần cao nhất của âu tiểu tối thiểu là 150mm (hoặc khoảng cách theo bảng liệt kê).

· Két xả cho bệ xí và âu tiểu được trang bị một van cầu như bảng liệt kê. Van cầu được lắp đặt với mức cho phép ít nhất là 25mm trên cửa mở lớn nhất của ống tràn. Trong trường hợp ống tràn không có khóa, đáy của ống cấp nước phải được lắp đặt cao hơn cửa mở lớn nhất của ống tràn là 25mm. Nếu các bệ xí có giá gắn van xả định lượng ở khoảng cách dưới 25mm so với mép mức tràn của chậu vệ sinh thì các van cầu phải lắp trong một khoang đặt riêng và tách biệt của két, hoặc là van cầu phải có vỏ bao kín, hay biện pháp phòng ngừa khác.

· Các két xả định lượng của bệ xí được bảo vệ chống chảy ngược bằng một bộ thiết bị, phương tiện và phương pháp chống chảy ngược được chấp thuận.

· Các thiết bị trao đổi nhiệt

1. Các thiết bị trao đổi nhiệt dùng để truyền nhiệt, bổ sung nhiệt năng, hoặc đun nóng bằng năng lượng mặt trời phải bảo vệ hệ thống nước ăn khỏi bị nhiễm bẩn vì môi trường truyền nhiệt. Các thiết bị trao đổi nhiệt hai lớp sẽ cách ly nước ăn khỏi các môi trường truyền nhiệt nhờ có khoảng không thông với khí quyển giữa hai lớp vỏ.

· Ống dẫn vào các két, thùng chứa, bể phốt, bể bơi và các thiết bị nhận nước khác khi chúng được bảo vệ bằng những bộ thông áp chân không khí quyển thì được lắp đặt ở phía xả nước của van gần nhất với mức cho phép không dưới 150mm hoặc theo bảng ở phía trên mép mức trần của thiết bị đó. Cửa cấp nước vào nếu không có bộ thông áp chân không thì sẽ được bảo vệ bằng một khoảng lưu không theo quy định. Nếu không có những bộ thông áp chân không hoặc khoảng lưu không thì phải lắp đặt các thiết bị chống chảy ngược khác phù hợp với khả năng chống nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm theo quy định về thiết bị trong chương này.

· Bảo vệ từ các giàn tưới cỏ và các hệ thống tưới nước

1. Việc cấp nước cho các hệ thống không có bơm hoặc việc nối với các thiết bị bơm và hệ thống không dùng hóa chất hay có tính dến việc thêm hóa chất cần được bảo vệ chống chảy ngược bằng một trong những thiết bị sau đây:

- Bộ thông áp chân không khí quyển.

- Bô thông áp chân không áp lực.

- Thiết bị chống, chảy ngược giảm áp.

2. Nếu giàn tưới cỏ và hệ thống tưới nước có bơm (hoặc nối với thiết bị bơm), bể khí phụ hoặc các thiết bị khác có khả năng tạo ra hồi áp thì hệ thống nước ăn phải được bảo vệ bằng thiết bị thích hợp. Nếu như phương tiện có thể tạo ra sự chảy ngược được lắp đặt phía thượng nguồn so với nguồn gây ra hồi áp thì nên chọn:

- Thiết bị chống chảy ngược giảm áp.

3. Nếu như phương tiện có thể tạo ra sự chảy ngược được lắp đặt phía hạ nguồn so với bơm cung cấp nước ăn (hoặc ống nối với bơm cung cấp nước ăn) thì chọn một trong số các thiết bị dưới đây:

- Bộ thông áp chân không khí quyển.

- Bộ thông áp chân không áp lực.

- Thiết bị chống chảy ngược giảm áp.

4. Nếu như hệ thống cấp nước có bộ định lượng hóa chất hoặc có tính đến việc thêm hóa chất thì phải được bảo vệ chống chảy ngược bằng một trong những thiết bị sau đây:

- Thiết bị chống chảy ngược giảm áp.

· Ống nước ra có lắp vòi mềm, cùng với ống nước ra của bình đun nước, nồi hơi và ống xả của máy giặt phải được bảo vệ bằng một thiết bị chống chảy ngược dạng ống mềm cố định hoặc thông áp chân không khí quyển, được lắp đặt cách ít nhất là 150mm phía trên điểm sử dụng cao nhất và ở phía nước ra của van gần nhất.

· Rô-bi-nê có vòi tháo được phải đúng tiêu chuẩn trong bảng 12-1 (liệt kê các loại rô-bi-nê đặc biệt đó) và yêu cầu phải có một bộ thông áp chân không khí quyển hoặc một ống thông hơi với khí quyển để bảo vệ việc cấp nước.

· Máy tăng hoặc giảm áp nước nguội hoặc bất kỳ một thiết bị nước nguội nào cũng phải được bảo vệ bằng một thiết bị chống chảy ngược được lắp đặt theo đúng các quy định trong chương này.

Chú ý: Một số thiết bị nước nguội có thể gây ra hồi áp và phải được trang bị thiết bị bảo vệ thích hợp.

· Ống nước vào của các máy bơm hút phải được trang bị một bộ thông áp chân không khí quyển lắp đặt cách ít nhất 150mm phía trên máy bơm hút hoặc một thiết bị chống chảy ngược được chấp thuận phù hợp với các quy định trong chương này. Việc xả sẽ được tiến hành qua khoảng lưu không. Nếu sử dụng đoạn nối thêm để nhận nước ra từ bơm hút thì khoảng lưu không phải đặt cao hơn mép mức tràn của thiết bị.

· Đường ống bổ sung nước cho nồi hơi hoặc bình đun nước nóng phải được trang bị bộ thiết bị chống chảy ngược đã được liệt kê.

· Đường ống nước không uống được - Trong trường hợp không thể sửa chữa cho việc lắp đặt các ống nối đúng với quy định thì hệ thống cung cấp nước sẽ bị coi là không dùng uống được. Các ống cấp nước uống và sinh hoạt không được nối với đường ống nước không uống được. Trong mọi trường hợp có thể được, tất cả các phần đường ống dẫn nước không uống được phải ghi rõ dòng chữ: "CHÚ Ý: NƯỚC KHÔNG UỐNG ĐƯỢC, CẤM UỔNG".

· Việc cấp nước sạch cho các thiết bị sản xuất nước sô đa được bảo vệ bằng một thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc giảm áp được quy định dùng cho mục đích đặc biệt.

· Các thiết bị xử lý nước - Các thiết bị xử lý nước uống thẩm thấu hai chiều phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn phù hợp theo bảng 12-1. Nước thải hay dòng xả từ các thiết bị xử lý nước uống thẩm thấu loại hai chiều hoặc loại khác được xả vào hệ thống nước thải qua một khoảng lưu không.

· Thiết bị chống chảy ngược không được đặt ở những nơi có hơi, khói gây độc, gây ăn mòn.

· Các bộ ngắt chân không loại chịu áp lực, chống thấm được đặt trên giá thiết bị ngoài trời hoặc trên ván sàn sẽ được lắp theo danh mục và chỉ dẫn của nhà chế tạo,cao hơn mép mức tràn ít nhất 25mm.

· Các vòi phun nước hoa sen phải nối thông với khí quyển trong điều kiện xiphông ngược.

· Bảo vệ từ hệ thống cứu hỏa

1. Trừ trường hợp được quy định trong các điều 6.3.4 dưới đây, trong việc cung cấp nước sạch cho hệ thống cứu hỏa bằng các đường ống cố định hay các hệ thống phun nước tự động, phải có trang bị một trong các thiết bị sau đây để chống sự hồi áp và sự dẫn ngược qua xiphông:

- Bộ van kiểm tra kép

- Bộ tách dòng kiểm tra kép

- Thiết bị chống chảy ngược hạ áp

- Bộ tách dòng hạ áp

2. Nếu hệ thống cứu hỏa dùng nước từ nguồn nước ăn bao gồm cả đường ống nối của cơ quan phòng cháy chữa cháy được lắp đặt cách nguồn nước không uống được dưới 500m (nhưng có thể dùng làm nguồn nước phụ) thì phải được bảo vệ bằng một trong các thiết bị sau đây:

- Bộ chống chảy ngược hạ áp

- Bộ tách dòng hạ áp

Chú ý: Các nguồn nước không uống được gồm có: Nước trong téc chở đến không rõ chất lượng hoặc các loại nước có chứa các chất chống rỉ hoặc các chất dập lửa.

3. Nếu các chất chống rỉ hoặc các hóa chất khác được cho thêm vào hệ thống cứu hỏa (dùng nước từ hệ thống nước sinh hoạt) thì hệ thống nước sinh hoạt phải được bảo vệ bằng một trong các thiết bị sau đây:

- Thiết bị chống chảy ngược hạ áp

- Bộ tách dòng hạ áp

4. Trong trường hợp hệ thống cứu hỏa dùng nước từ hệ thống nước sinh hoạt có các phương tiện có thể gây chảy ngược thì hệ thống nước phải tính đến sự giảm áp lực đột ngột qua phương tiện có thể gây nước chảy ngược. Khi tính toán phải tính đủ áp lực và lưu lượng cho nước sinh hoạt và cứu hỏa.

· Thiết bị chuyên dùng bảo đảm cung cấp nước - Các bộ thông áp chân không dùng cho chậu giặt phải đặt cao hơn sàn ít nhất 1500mm. Những vòi nước trong phòng thí nghiệm hoặc trạm y tế thì phải cao hơn sàn tối thiểu 1800mm.

· Các thiết bị tẩy rửa xách tay, máy bơm chân không nha khoa và các máy bào chế hóa chất khác phải được chống chảy ngược bằng khoáng lưu không, thông áp chân không khí quyển hoặc chống tràn, hay thiết bị chống chảy ngược theo nguyên tắc hạ ấp.

6.4. Vật liệu

6.4.1. Ống và phụ tùng của hệ thống cấp nước có thể được chế tạo từ đồng thau, đồng đỏ, sắt đúc, sắt tấm mạ điện, thép mạ hoặc các loại vật liệu được chấp thuận khác. Các phụ tùng nối bằng gang dùng cho hệ thống cấp nước có thể không cần mạ kẽm nếu đường kính lớn hơn 50mm. Các ống nước bằng nhựa CPVC, PE hay PVC phù hợp các tiêu chuẩn hiện hành được sử dụng cho hệ thống cấp nước lạnh ngoài trời. Ống và phụ tùng CPVC có thể được sử dụng cho cả hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh trong nhà. Tất cả các vật liệu được sử dụng trong hệ thống cấp nước phải cùng loại, trừ các van và các chi tiết tương tự.

6.4.2. Các đoạn ống làm từ đồng đỏ cho hệ thống nước phải có trọng lượng không nhỏ hơn loại L.

Ngoại lệ: Các thiết bị đồng đỏ loại N có thể được sử dụng cho đường ống dẫn nước nằm trong, trên nền nhà hoặc nằm dưới đất ngoài công trình.

6.4.3. Ngoài các ký hiệu được khắc theo yêu cầu, tất cả các đường ống đồng cứng phải được đánh đấu bằng một vạch màu liên tục và đậm nét rộng ít nhất 6,4mm như sau: loại K, màu xanh lá cây; loại N, màu đỏ; loại DWV, màu vàng.

6.4.4. Các ống nối mềm bằng đồng được liệt kê phải được đặt hở, trừ khi có quy định khác.

6.4.5. Các mối nối bằng thép đúc kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 50mm, nếu sử dụng để nối với đường ống dẫn nước ăn thì phải mạ.

6.4.6. Các ống nối làm bằng thép cán đều phải mạ.

6.4.7. Tất cả các ống và phụ tùng nếu đã từng được dùng vào các mục đích khác thì không được dùng cho việc cấp nước uống.

6.4.8. Các ống bằng chất dẻo được chấp thuận có thể sử dụng làm đường ống cấp nước nếu các ống dẫn nước bằng kim loại được kết hợp sử dụng cho mục đích tiếp địa của điện thì phải sử dụng các ống kim loại có đặc tính tương đương.

Ngoại lệ: Nếu hệ thống đặt ngầm, sau khi kiểm tra, thì các đường ống kim loại có thể được thay bằng vật liệu phi kim loại.

6.4.9. Các chất hàn phải thỏa mãn các yêu cầu trong điều 3.15.1

6.4.10. Các đường ống và phụ tùng làm từ vật liệu chứa trên 8% chì không được phép dùng cho các hệ thống cấp nước sinh hoạt.

6.5. Các van

6.5.1. Các van có kích thước từ 50mm trở xuống phải được chế tạo từ đồng thau hoặc các vật liệu khác được chấp nhận. Các van có kích thước trên 50mm thì thân van có thể chế tạo bằng gang đúc hoặc đồng thau. Các van phải chế tạo theo kiểu hai chiều và các bộ phận phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.

6.5.2. Van cổng lắp đặt sau đồng hồ đo nước. Nếu là đường ống chính cấp nước cho nhiều nhà thì ống nhánh vào các nhà phải lắp van cổng. Các bình đun nước nóng phải lắp van cổng từ nguồn nước lạnh vào bình. Van vào các căn hộ có thể dùng loại đóng mở bằng tay. Tất cả các van phải được lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho vận hành và bảo dưỡng .

6.5.3. Tại các nhà tầng tập thể, mỗi đơn nguyên phải có một hay nhiều van khóa để việc cấp nước trong một đơn nguyên không ảnh hưởng đến các đơn nguyên khác. Những van này được lắp đặt tại đầu nhánh vào đơn nguyên mà nó phục vụ.

6.5.4. Tất cả các van được sử dụng để điều chỉnh từ hai đường nước trở lên đều phải là van hai chiều hoặc các loại van khác theo quy định.

6.5.5. Van điều chỉnh được lắp ngay trước mỗi thiết bị dùng nước, khớp nối lồng, thiết bị cấp nước phi kim loại hoặc các thiết bị dùng nước cố định.

6.5.6. Tất cả các van khóa và van điều chỉnh phải được lắp đặt ở vị trí dễ dàng thao tác.

6.5.7. Van điều chỉnh riêng phải được lắp đặt ngay trước ống cấp nước của mỗi van đo nước tự động cấp nước cho bộ thiết bị nước cố định.

6.6. Các khớp và đường ống nối

6.6.1. Loại mối nối

· Mối nối hàn - Các mối nối hàn với đường ống nước mềm bằng đồng phải được thực hiện với các khớp nối được chế tạo đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành. Đường ống phải được khoan đủ mức cần thiết, được điều chỉnh kích thước cho tròn và nới rộng bằng một dụng cụ nhiệt hợp lý.

· Mối nối cơ khí - Mối nối cơ khí đối với ống gang xám phải đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành.

· Các mối nối cơ khí dạng chữ T - Chiều cao đoạn nối phải lớn hơn 3 lần độ dày của thành ống. Chỗ nối ống nhánh phải khía hình chữ V. Ống nhánh nối vào phải cao hơn ống thẳng là 6,4mm. Tất cả các mối nối phải hàn bằng đồng theo điều 3.15.1.

6.6.2. Sử dụng các mối nối

· Ống nước bằng đồng - Nối đường ống đồng bằng cách sử dụng các phụ tùng được quy định và được hàn sắt hoặc hàn đồng lại với nhau, hoặc bằng các mối nối áp lực được quy định trong điều 3.15.1. Các mối nối Tê được gia công nguội có thể hàn bằng đồng nếu đáp ứng được những yêu cầu trong điều 3.15.1.

· Các phụ tùng bằng chất dẻo - Hạn chế việc sử dụng các phụ tùng PVC có đầu cái vặn ren để dẫn nước.

· Mối nối trượt - Trong hệ thống dẫn nước, các kiểu mối nối trượt chỉ được sử dụng trong cung cấp nước cho các thiết bị lộ thiên.

6.7. Các bể tự chảy

Các bể tự chảy dùng cho nước ăn phải được đậy kín, các ống nước vào, ra và phao chống tràn phải được lắp đặt theo quy định.

6.8. Áp lực nước và các thiết bị điều chỉnh áp lực

6.8.1. Áp lực nước thấp - Trong mọi trường hợp, khi áp lực nước trong nguồn chính và các nguồn khác nhỏ hơn 1kG/cm2 (103,4kPa), (sau khi đã trừ các tổn thất áp lực do ma sát và các tổn thất khác) thì phải lắp đặt bơm hay các thiết bị khác để duy trì.

6.8.2. Áp lực nước quá cao - Nếu áp lực tĩnh cục bộ nước vượt quá 5,5kG/cm2 (552kPa), phải lắp đặt một bộ điều áp (ở vị trí sau một lưới lọc thích hợp) để giảm áp lực nước xuống dưới 5,5kG/cm2. Ở các bộ điều áp dùng cho cấp nước sinh hoạt có kích thước nhỏ hơn 38mm, phải có tính đến các biện pháp giảm áp lực nước quá cao trong đường ống dẫn chính. Các bộ điều áp và lưới lọc phải đặt ở vị trí thuận tiện cho công tác kiểm tra và vệ sinh. Áp suất để tính kích thước ống lấy bằng 80% áp suất hạ trong bảng 6-5.

6.8.3. Các hệ thống nước có van kiểm tra, thiết bị điều áp không có nhánh vòng phải được trang bị van giảm áp có kích thước theo quy định.

Hệ thống cấp nước có thiết bị đun nóng nước có bình dự trữ phải được lắp đặt van giảm áp và giảm nhiệt có kích thước theo quy định. Trừ trường hợp thiết bị đun nước nóng ngay có đường kính trong nhỏ hơn 76mm thì không cần van giảm áp và giảm nhiệt. Các van trên phải lắp đúng quy định của nhà chế tạo. Ống xả van giảm áp và giảm nhiệt được quy định ở điều 6.8.5.

Nếu không dùng van giảm áp, giảm nhiệt thì có thể dùng các bể tản nhiệt. Các bể này có kích thước theo quy định của nhà sản xuất.

6.8.4. Kông được lắp đặt van khóa giữa van giảm áp và hệ thống hoặc trên đường ống thoát nước.

6.8.5. Ống xả của các van giảm áp phải lớn hơn cửa ra của van. Ống xả làm bằng thép tráng kẽm. Ống và phụ tùng có thể làm bằng đồng cứng, nhựa CPVC. Miệng cửa ống xả đặt cao hơn so với mặt đất hoặc sàn 600mm và không thấp hơn 150mm. Trên đoạn ống xả không được lắp xi phông và đầu cuối của ống xả không được làm ren.

6.8.6. Khi các thiết bị đun nước nóng được gắn với một bể chứa nước có các van nằm giữa thiết bị đó với bể chứa thì phải được trang bị một van giảm áp.

6.8.7. Các van giảm áp chân không - Nếu một bình dự trữ nước nóng hoặc một bình đun nước trực tiếp được lắp đặt cao hơn cửa nước ra của thiết bị cố định dùng nước, thì trên bình trữ nước hoặc bình đun nước phải có van giảm áp chân không.

6.9. Lắp đạt, kiểm tra, liên kết và vị trí lắp đặt

6.9.1. Lắp đặt - Các đầu đường ống khi lắp ráp phải được khoan hợp lý theo độ dày của ống. Việc thay đổi hướng phải theo công dụng thích hợp của các khớp nối, trừ những thay đổi hướng với các đường ống đồng có thể uốn cong, đảm bảo quy định. Phải tính đến việc phát triển hệ thống ống dẫn nước nóng. Toàn bộ đường ống, thiết bị, phụ tùng và phương liện phải được lắp đặt một cách thuận tiện và phải đáp ứng những quy định của quy chuẩn. Các đường ống cấp thoát nước ngoài sân đều phải đặt sâu ít nhất 300mm so với mặt sân.

6.9.2. Ống cấp nước không được đặt trong cùng một rãnh với cống hoặc ống thoát nước thải (của nhà) bằng sành hoặc các chất liệu không đúng tiêu chuẩn khác, trừ trường hợp cả hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:

1. Tại mọi điểm, đáy của đường ống cấp nước phải cao hơn đỉnh của cống hoặc ống thoát nước thải ít nhất 300mm.

2. Ống cấp nước phải đặt trên một giá đỡ chắc chắn đặt ở một phía của rãnh và cách cống hoặc ống thoát nước thải ít nhất 300mm. Những ống cấp nước cắt ngang cống, ống thoát nước bằng sành hoặc các ống tương đương khác trong tòa nhà, phải được đặt cách cống hoặc ống thoát nước ít nhất 300mm.

6.9.3. Nếu ống cấp nước trong nhà đặt trên hay dưới sàn bê tông thì phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

· Ống thép phải có vỏ hoặc lớp phủ tương đương bảo vệ theo quy định, lắp đặt phù hợp các tiêu chuẩn hiện hành. Chỉ hạn chế dùng lớp phủ cho những đoạn ngắn hoặc khớp nối. Các ống và khớp nối mạ kẽm được coi là có vỏ bảo vệ đủ tiêu chuẩn. Các loại ống không phải bằng thép theo quy định đều không cần có vỏ bảo vệ.

· Khi lắp đặt ống nước bằng đồng cần hạn chế tối đa việc nối ống. Những chỗ nối được phép thì phải hàn đồng và các mối nối phải là đồng rèn.

6.9.4. Kiểm tra - Sau khi hoàn thành một phần hoặc toàn bộ hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh, cần phải kiểm tra và bảo đảm độ kín dưới áp suất nước không nhỏ hơn áp suất vận hành khi sử dụng. Dùng nguồn nước sinh hoạt hoặc dùng khí có áp suất 3,5kG/cm2 (344,5kPa) để kiểm tra. Trong cả hai phương pháp kiểm tra, đường ống phải chịu đựng được áp suất thử và không rò rỉ trong thời gian không dưới 15 phút.

6.9.5. Rắcco nối ống - Các rắcco được lắp đặt trong hệ thống cấp nước, cần đặt cách thiết bị điều tiết, bình đun nước nóng, bể tiếp nước và các thiết bị tương tự một khoảng cách 300mm để thuận tiện cho việc thay thế lắp đặt.

6.9.6. Vị trí lắp đặt - Ngoại trừ những quy định theo điều 6.9.7, hệ thống cấp nước vào tòa nhà hoặc công trình không được bố trí ngoài phạm vi khu đất của tòa nhà hoặc công trình dự kiến được cấp nước.

6.9.7. Quy chuẩn này không cấm việc sử dụng toàn bộ hoặc một phần đất kề cận để bố trí hệ thống cấp nước vào tòa nhà hoặc công trình trong những trường hợp sau đây:

· Để có thể bố trí tuyến ống nối hệ thống cấp nước vào tòa nhà hoặc công trình với hệ thống cấp nước công cộng đã có, với điều kiện nhu cầu đó là xác đáng và không vi phạm vào các quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

· Để bổ sung thêm diện tích đặt hệ thống cấp nước vào tòa nhà hoặc công trình khi có nhu cầu chính đáng, việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển dịch đường ranh giới đất phải bảo đảm không vi phạm vào các quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

6.9.8. Yêu cầu về cắt hạ áp đối với các bơm tăng áp trong hệ thống phân phối nước - Khi một máy bơm tăng áp (trừ máy bơm cứu hỏa) được nối trong hệ thống đường ống cấp nước thì phải lắp đặt một thiết bị cắt hạ áp ở đường ống hút cách miệng hút của bơm một khoảng 1500mm. Áp suất làm việc đặt cho thiết bị cắt hạ áp không được nhỏ hơn 0,7kG/cm2 (7m cột nước) hoặc theo đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Giữa máy bơm và van chặn phải lắp đặt một đồng hồ đo áp lực.

BẢNG 6-4. Đương lượng thiết bị cấp nước (WSFU) và kích thước tối thiểu của ống dẫn nối với thiết bị

Tên thiết bị sử dụng nước(2)

Đường kính tối thiểu(1) (min)

Tư nhân

Công cộng

Độc thân

3 nhân khẩu trở lên

Sử dụng chung

Tập th lớn

Chậu rửa

15

1,0

1,0

2,0

 

Bồn tắm hoặc kết hợp vòi hoa sen bồn tắm

15

4,0

3,5

 

 

Biđê (chậu vệ sinh phụ nữ)

15

1,0

0,5

 

 

Chậu rửa trong bệnh viện

15

 

 

8,0

 

Máy git, gia đình

15

4,0

2,5

4,0

 

Bộ phận đánh răng, ống nhổ

15

 

 

1,0

 

Máy rửa bát đĩa gia dụng

15

1,5

1,0

1,5

 

Nước uống hoặc nước lạnh

15

 

 

0,5

0,75

Vòi ống mm

15

2,5

2,5

2,5

 

Vòi ống mềm, mỗi vòi thêm

15

1,0

1,0

1,0

 

Chậu bếp gia đình

15

1,5

1,0

1,5

 

Chu git

15

2,0

1,0

2,0

 

Chậu rửa sứ

15

1,5

1,0

1,5

1,0

Máy tưới cỏ, mỗi đầu tưới

 

1,0

1,0

1,0

 

Nhà di động, mỗi nhà

 

12,0

12,0

 

 

Chậu phục vụ hoặc lau sàn

15

 

 

3,0

 

Vòi tắm hoa sen

15

2,0

2,0

2,0

 

Vòi hoa sen sử dụng liên tục

15

 

 

5,0

 

Âu tiểu 3.8 lít/lần xả

 

 

 

4,0

5,0

Âu tiểu lớn hơn 3,8 lít/lần xả

 

 

 

5,0

6,0

Âu tiểu có két xả

15

 

 

3,0

4,0

Vòi phun nước

20

 

 

4,0

 

Chậu rửa nhiều vòi phun

15

 

 

2,0

 

Bệ xí, két trọng lực 6,0lít/lần xả

15

2,5

2,5

2,5

4,0

Bệ xí, két xả định lượng 6,0lít/lần xả

15

2,5

2,5

2,5

3,5

Bệ xí, van xả định lượng 6,0lít/lần xả

25

5,0

5,0

5,0

8,0

Bệ xí, két xả trọng lực 13,3lít/lần xả

15

3,0

3,0

5,5

7,0

Bệ xí, van xả định lượng 13,31ít/lần xả

25

7,0

7,0

8,0

10,0

Bồn tắm có xoáy nước hoặc kết hợp bồn tắm

15

4,0

4,0

 

 

và vòi hoa sen

 

 

 

 

 

Chú thích:

1. Kích thước của ống nước lạnh hoặc cả hai ống nóng và lạnh

2. Đối với các thiết bị sử dụng không liệt kê trong bảng này thì có thể tham khảo những thiết bị sử dụng nước có lưu lượng và tần số sử dụng tương tự.

3. Những trị số của thiết bị sử dụng nước đã được liệt kê biểu thị toàn bộ lượng nước sử dụng. Trị số riêng biệt của vòi nước nóng hoặc lạnh trong các loại vòi nóng lạnh sẽ lấy bằng 3/4 tổng giá trị của các loại thiết bị ghi trong bảng.

4. Các kích thước tối thiểu của ống nhánh đã thống kê đối với các vòi cá thể là kích thước danh nghĩa.

5. "Sử dụng chung" áp dụng cho doanh nghiệp, thương mại, công nghiệp và các tập thể khác với "Tập thể lớn" bao gồm các khu công cộng, trong khách sạn và khu tập thể các hộ gia đình.

6. "Tập thể lớn" áp dụng cho các nhà vệ sinh công cộng ở những nơi có yêu cầu sử dụng nước lớn như trường học, hội trường, sân vận động, trường đua, nhà ga, bến xe, nhà hát và những nơi tương tự trong giờ cao điểm.

7. Các thiết bị sử dụng nước có yêu cầu cấp nước liên tục, xác định lưu lượng cần thiết bằng (l/s) và cộng riêng với nhu cầu đối với hệ thống phân bố hoặc các bộ phận trên.

BẢNG 6-5. Đương lượng thiết bị để xác định kích thước ống và đồng hồ đi theo

Mức áp suất từ 2 kG/cm2 đến 3,2kG/cm2 (207 đến 310 kPa)**

Đồng hồ đo và ống chính

Cấp cho nhà và nhánh

Độ dài lớn nhất cho phép, (m)

(mm)

(mm)

12

18

24

30

46

61

76

91

122

152

183

213

244

274

305

20

15***

6

5

4

3

2

1

1

1

0

0

0

0

0

0

0

20

20

16

16

14

12-

9

6

5

5

4

4

3

2

2

2

2

20

25

29

25

23

21

17

15

13

12

10

8

6

6

6

6

6

25

25

36

31

27

25

20

17

15

13

12

10

8

6

6

6

6

20

32

36

33

31

28

24

23

21

19

17

16

13

12

12

11

11

25

32

54

47

42

38

32

28

25

23

19

17

14

12

12

11

11

40

32

78

68

57

48

38

32

28

25

21

18

15

12

12

11

11

50

40

85

84

79

65

56

48

43

38

32

28

26

22

21

20

20

40

40

150

124

105

91

70

57

49

45

36

31

26

23

21

20

20

50

40

151

129

129

110

80

64

53

46

38

32

27

23

21

20

20

25

50

85

85

85

85

85

85

82

80

66

61

57

52

49

46

43

40

50

220

205

190

176

155

138

127

120

104

85

70

61

57

54

51

50

50

370

327

292

265

217

185

164

197

124

96

70

61

57

54

51

50

65

445

418

390

370

330

300

280

265

240

220

198

175

158

143

153

Mức áp suất từ 3,2 đến 4,2kG/cm2 (317 đến 414 kPa)**

20

15***

7

7

6

5

4

3

2

2

1

1

1

0

0

0

0

20

20

20

20

19

17

14

11

19

18

6

5

4

4

3

3

3

20

25

39

39

36

33

28

23

21

19

17

14

12

10

9

8

8

25

25

39

39

39

36

30

25

23

20

18

15

12

10

9

8

8

20

32

39

39

39

39

39

39

34

32

27

25

22

19

19

17

16

25

32

78

78

76

67

52

44

39

36

30

27

24

20

19

17

16

40

32

78

78

78

78

66

52

44

39

33

29

24

20

19

17

16

25

40

85

85

85

85

85

85

80

67

55

49

41

37

34

32

30

40

40

151

151

151

151

128

105

90

78

62

52

42

38

35

32

30

50

40

151

151

151

151

150

117

98

84

67

55

42

38

35

32

30

25

50

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

83

80

40

50

370

370

340

318

272

240

220

198

170

150

135

123

110

102

94

50

50

370

370

370

370

368

318

280

250

205

165

142

123

110

102

94

50

65

654

640

610

580

535

500

470

440

400

365

335

315

285

267

250

Mức áp suất trên 4,2kG/cm2 (trên 414 kPa)**

20

15***

7

7

7

6

5

4

3

3

2

1

1

1

1

1

0

20

20

20

20

20

20

17

13

11

10

8

7

6

6

5

4

4

20

25

39

39

39

39

35

30

27

24

21

17

14

13

12

12

11

50

25

39

39

39

39

38

32

29

26

22

18

14

13

12

12

11

20

32

39

39

39

39

39

39

39

39

34

28

26

25

23

22

21

25

32

78

78

78

78

74

62

53

47

39

31

26

25

23

22

21

40

32

78

78

78

78

78

74

65

54

43

34

26

25

23

22

21

25

40

85

85

85

85

85

85

85

85

81

64

51

48

46

43

40

40

40

151

151

151

151

151

151

130

113

88

73

51

51

46

43

40

50

40

515

151

151

151

151

151

142

122

98

82

64

51

46

43

40

25

50

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

85

40

50

370

370

370

370

360

335

305

282

244

212

187

172

153

141

129

50

50

370

370

370

370

370

370

370

340

288

245

204

172

153

141

129

50

65

654

654

654

654

654

650

610

570

510

460

430

404

380

356

329

Ghi chú: ** Áp suất tĩnh sau khi trừ tổn thất tại đầu ống

*** Cấp nước cho tòa nhà, kích thước tối thiểu được quy định 20mm.

6.9.9. Khử trùng hệ thống nước ăn - Trong mọi trường hợp, hệ thống nước sạch mới được xây dựng hoặc sửa chữa đều phải khử trùng. Phương pháp khử trùng phải được tiến hành theo quy định như sau:

· Hệ thống đường ống phải được xả sạch cho đến khi nước ở đầu ra của ống đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

· Hệ thống ống sau khi xả được khử trùng bằng cách: chứa đầy nước với hàm lượng CIo có nồng độ ít nhất là 50mg/l, được giữ kín trong 24 giờ. Hoặc 200mg/l được giữ kín trong 3 giờ.

· Sau thời gian ngâm nước chứa Clo, hệ thống ống được xả sạch cho tới khi nồng độ Clo còn lại trong nước chảy ra từ đường ống không vượt quá nồng độ Clo cho phép đốí với nước sinh hoạt.

· Quá trình này được lặp lại nếu như thấy tình trạng nhiễm khuẩn vẫn còn tồn tại trong hệ thống.

6.9.10. Nước va- Ở các hệ thống cấp nước cho tòa nhà có lắp các van đóng mở nhanh cần phải được trang bị phương tiện hấp thụ áp suất cao sinh ra do việc đóng đột ngột các van này. Các phương tiện hấp thụ áp đó có thể là những buồng khí hoặc các thiết bị cơ khí theo quy định. Bộ chống sốc áp lực nước nên lắp đặt càng gần các van đóng mở nhanh càng tốt, và ở đầu cuối ống dài hoặc gần dãy các thiết bị dùng nước.

· Các buồng khí - Các buồng khí phải được lắp đặt ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành, sửa chữa. Mỗi buồng khí phải có phương tiện để phục hồi khí trong trường hợp bị ngập nước.

· Các thiết bị cơ khí - Nếu sử dụng các thiết bị cơ khí được liệt kê thì phải tuân theo những chỉ dẫn đặc biệt của nhà sản xuất về vị trí và phương pháp lắp đặt.

6.10. Kích thước ống nước

6.10.1. Kích thước của mỗi đồng hồ đo nước và của mỗi ống dẫn nước ăn từ đồng hồ hay từ một nguồn cung cấp nước khác tới ống nhánh cấp nước cho thiết bị dùng nước, máy bơm, các ống nối, các đầu ra và các nhu cầu khác sẽ được xác định dựa trên cơ sở nhu cầu tổng cộng và được tính theo các phương pháp và trình tự được quy định trong phần này.

6.10.2. Trong mọi trường hợp, nếu có một bộ lọc nước, thiết bị làm mềm nước, thiết bị chống chảy ngược được lắp đặt vào hệ thống cấp nước, tổn thất áp lực nước do những thiết bị này gây ra phải được tính vào các tổn thất áp lực của hệ thống. Ống dẫn nước cũng như đồng hồ đo nước phải có kích thước phù hợp với những tổn thất đó.

Cấm lắp đặt bộ lọc nước, thiết bị làm mềm nước, thiết bị chống chảy ngược hoặc một thiết bị tương tự vào hệ thống cấp nước sinh hoạt nếu như đường kính ống vào, ống ra hoặc ống dẫn tới các thiết bị đó nhỏ hơn đường kính của đường ống cấp nước, vì việc lắp đặt như thế gây nên tổn thất áp lực lớn.

Các thiết bị trước khi lắp đặt phải được kiểm tra về lưu lượng và tổn thất áp lực quy định trong chương này.

6.10.3. Lượng nước cần phải cung cấp cho mỗi thiết bị dùng nước được thể hiện bằng đương lượng thiết bị (F.U) như trong bảng 6-4. Giá trị thiết bị tương đương trong bảng 6-5 bao gồm cả nhu cầu nước nóng và nước lạnh.

6.10.4. Nếu độ đài lớn nhất của đường ống cấp nước ngắn hơn 60m, thì hệ thống đường ống không lắp quá 50 đương lượng thiết bị với kích thước tương ứng với các giá trị tính trước trong bảng 6-5. Những hệ thống khác lắp trên 50 đương lượng thiết bị thì kích thước ống xác định theo bảng 6-4 hoặc theo phương pháp vạch trước trong điều 6.10.5.

6.10.5. Trừ những trường hợp quy định trong điều 6.10.4, kích thước của mỗi hệ thống ống cấp nước sẽ được xác định theo trình tự định trước trong phụ lục A. Phương pháp khác xác định kích thước hệ thống ống nước.

6.10.6. Các trường hợp gây ra tổn thất áp lực ảnh hưởng đến lưu lượng cấp nước như hiện tượng ma sát do đồng hồ đo nước, van, các mối nối, thiết bị chống chảy ngược... được tính toán theo điều 6.10.2.

6.10.7. Khi lắp đặt hệ thống ống cấp nước có kích thước tính theo bảng 6-5, phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

(1) Tổng số các đương lượng thiết bị như được ấn định trong bảng 6-4, các đương lượng thiết bị tương đương sẽ được lắp đặt.

(2) Chiều dài của ống dẫn từ đồng hồ đo nước đến điểm nước ra xa nhất.

(3) Chênh lệch về độ cao giữa đóng hồ đo nước hoặc các nguồn cấp nước khác và thiết bị hoặc điểm nước ra cao nhất.

(4) Áp lực nước trong ống chính bên ngoài hoặc các nguồn khác trong khu vực lắp đặt thiết bị.

(5) Tại các khu vực thường có những biến động áp lực nước ở mọi thời điểm trong ngày, hệ thống cấp nước phải được thiết kế căn cứ trên áp lực nước ổn định tối thiểu.

6.10.8. Kích thước của đồng hồ đo nước và ống dẫn nước cho tòa nhà theo bảng 6-5 - Khi biết áp suất nước ổn định tại đồng hồ nước hoặc các nguồn cấp nước khác (sau khi đã trừ một áp suất 0,035kG/cm2 (3,4kPa) cho 300mm chênh lệch độ cao giữa nguồn cung cấp nước và cửa nước ra hoặc những thiết bị cao nhất kể trên trong tòa nhà), ta chọn nhóm "mức áp suất" có chứa mức áp suất đó. Sau đó chọn cột "chiều dài" bằng hoặc lớn hơn chiều dài theo yêu cầu. Tiếp đó, dóng xuống dưới đến trị số của đương lượng thiết bị bằng hoặc lớn hơn tổng số của các đương lượng thiết bị cần lắp đặt. Sau khi đã xác định được trị số đương lượng thiết bị thích hợp với chiều dài yêu cầu, thì kích thước của đồng hồ và ống dẫn nước cho tòa nhà sẽ được tra theo hai cột bên trái.

Không được lắp đặt các ống dẫn nước cho tòa nhà có đường kính nhỏ hơn 20mm.

6.10.9. Kích thước các ống nhánh - Khi sử dụng bảng 6-5, kích thước của mỗi ống nhánh sẽ được xác định theo số đương lượng thiết bị được ống nhánh đó cấp, theo sử dụng toàn bộ chiều dài ống dẫn của hệ thống xem điều 6.10.7.

6.10.10. Tính kích thước của van đồng hồ nước - Khi sử dụng bảng 6-5 để tính kích thước hệ thống nước cấp qua đồng hồ, thì số đương lượng thiết bị van xả định lượng được ấn định cho mỗi đoạn ống (cho cả ống nhánh và ống chính) sẽ được xác định bởi số lượng đồng hồ đo nước và loại van xả định lượng được cung cấp nước từ đoạn ống đó, ứng với bảng 6-5. Đường ống cấp nước cho một van xả định lượng phải có kích thước không nhỏ hơn cửa nhận nước của van.

BẢNG 6-6. Đương lượng thiết bị xả định lượng dùng để xác định kích thước đường ống nước theo bảng 6-5

Số van xả định lượng

Loại thiết bị

Đương lượng thiết bị được ấn định cho xí bệt và các thiết bị tương tự

Đương lượng thiết bịđược ấn định chk âu tiểu và các thiết bị tương tự

1

40

20

2

70

35

3

90

45

4

105

53

5

115

58

Lớn hơn 5

Cứ tăng thêm 5 thiết bị thì cộng thêm 10

Cứ tăng thêm 5 thiết bị thì cộng thêm 5

Phương pháp xác định kích thước

Ví dụ sử dụng BẢNG 6-6

Các thiết bị sử dụng công cộng

Chú thích:

LAV: Chậu rửa sứ

UR : Âu tiểu

WC: Xí bệt

F.U : Đơn vị thiết bị

Khi sử dụng bảng 6-6 để xác định kích thước ống, phải đặc biệt lưu ý khi ấn định các đơn vị thiết bị xả định lượng dựa trên cơ sở số lượng và loại thiết bị được dùng. Trong thí dụ trên, các đơn vị thiết bị được ấn định cho mỗi đoạn ống phải được tính toán như sau (chú ý: Mỗi chữ cái viḿt hoa chỉ một đkạn ống trên nó, trừ khi được chỉ dẫn khác):

A:

1 WC = 40 F.U.

B:

2 WC = 70 F.U

C:

2 WC (70) + 1 UR (20) = 90 F.U

D:

2 WC (70) + 2 UR (35) = 105 F.U

E:

2 WC (70) + 2UR (35)+ 1 LAV (1) =106 F.U.

F:

2 WC (70) + 2 UR (35) + 2 LAV (2) =107 F.U

G:

1 LAV = 1 F.U

H:

2 LAV = 2 F.U.

I.

2 LAV (2) + 1 UR (20) = 22 F.U

J:

2 LAV (2) + 2 UR (35) = 37 F.U

K:

2 LAV (2) + 2 UR (35) + 1 WC (40) =77 F.U

L:

2 LAV (2) + 2 UR (35) + 2 WC (70) =107 F.U

M:

4 WC (105) + 4 UR (53) + 4 LAV (4) = 162 F.U

N:

1 WC = 40 F.U.

O:

1 WC (40) + 1 UR (20) = 60 F.U

P:

1 WC (40) + 1 UR (20) + 1 LAV (1) =61 F.U

Q:

2 WC (70) + 1 UR (20) + 1 LAV (1) =91 F.U

R:

2 WC (70) + 2 UR (35) + 1 LAV (1) =106 F.U

S:

2 WC (70) + 2 UR (35) + 2 LAV (2) =107 F.U

T:

6 WC (125) + 6 UR (63) + 6 LAV (6) = 194 F.U

6.10.11. Tính kích thước của hệ thống cấp nước cho các két xả định lượng - Kích thước của các ống chính và ống nhánh cấp nước cho các két xả định lượng phải phù hợp với kích thước của các két xả của bệ xí.

6.10.12. Tính kích thước của hệ thống ống cấp nước nóng - Khi tính kích thước chữ hệ thống dẫn nước, có thể sử dụng độ dài lớn nhất của đường dẫn nước lạnh (tra từ bảng 6-5) và không cần tính đến chiều dài của đường ống nước nóng nếu sự hao tổn do ma sát của ống nước nóng được bù đắp bằng một trong các biện pháp sau đây:

(1) Tính tổng nhu cầu của đương lượng thiết bị nước nóng bằng cách sử dụng các trị số tra từ bảng 6-4 khi sử dụng kết hợp cả nước nóng và nước lạnh.

(2) Ấn định tổng nhu cầu tính được theo (1) như là nhu cầu của đương lượng thiết bị tại cửa nhận nước nóng.

(3) Bắt dầu từ cửa ra xa nhất trên đường ống nước lạnh, tính ngược dần về phía đồng hồ đo nước, tính kích thước ống cho hệ thống từ cột đã chọn trên bảng 6-5 bằng cách sử dụng trị số đuơng lượng thiết bị tra từ bảng 6-4, sau đó cộng thêm nhu cầu của đương lượng thiết bị tại cửa nhận nước nóng tính được trong (1) vào tổng nhu cầu của đương lượng thiết bị tại điểm xảy ra tổn thất, Kích thước cuối cùng của ống nước lạnh chính hoặc nhánh không vượt quá kích thước của đường ống cấp nước cho tòa nhà đã được lắp đặt.

6.10.13.Trừ những trường hợp quy định trong điều 6.10.12, hệ thống cấp nước có thể được thiết kế bằng cách lấy tổng chiều dài của đường ống dẫn nước từ nguồn nước lạnh, qua bình đun nước nóng, tới cửa nước nóng ra xa nhất, và dự tính giá trị tính dòng chảy bằng 75% nhu cầu tổng cộng nước nóng và nước lạnh tra trong bảng 6-4, đến đường ống cấp nước nóng hoặc lạnh cho các thiết bị sử dụng cả nước nóng và nước lạnh. Đường ống cấp nước cho bình đun nước nóng phải có kích thước sao cho đảm bảo được nhu cầu nước nóng nói trên, cộng với toàn bộ nhu cầu nước lạnh, nhưng trong mọi trường hợp không cần đường ống có kích thước lớn hơn yêu cầu trong bảng 6-5 đối với việc cung cấp nước cho toàn bộ tòa nhà.

6.10.14. Ngoại lệ - Những quy định liên quan đến kích thước đường ống dẫn nước trong điều này không áp dụng đối với những trường hợp sau:

(1) Hệ thống ống cấp nước được thiết kế phù hợp với quy trình kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành.

(2) Sự sửa đổi hay bổ sung vào hệ thống có sẵn được cơ quan có thẩm quyền quy định khi đảm bảo là hệ thống ống sẽ cung cấp đủ nước cho các thiết bị.

(3) Việc thay thế các hệ thống hoặc các phương tiện hiện đang tồn tại.

(4) Đường ống là một phần của thiết bị.

(5) Những điều kiện không bình thường khi, theo quyết định của cơ quan quản lý, lượng nước được cung cấp đã là đủ và hợp lý.

(6) Đường cấp nước không uống được như định nghĩa trong điều 6.3.4.

(7) Kích thước và vật liệu của đường ống nước tưới được lắp đặt bên ngoài tòa nhà hay công trình và tách rời với hệ thống nước ăn bằng một khoảng lưu không theo quy định hay 1 thiết bị chống chảy ngược không được điều chỉnh theo quy chuẩn này. Hệ thống ống cung cấp nước cho hệ thống tưới như thế phải có kích thước hợp lý theo mọi quy định của quy chuẩn này để đảm bảo cung cấp đủ nước cho toàn bộ nhu cầu của cả hai hệ thống.

6.11. Các thiết bị xử lý nước

Các thiết bị xử lý nước ăn, xử lý nước ăn thẩm thấu hai chiều phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quy định trong bảng 12-1 và phụ lục C. Nước xả ra từ các thiết bị xử lý nước uống được xả vào hệ thống thoát nước phải qua một khoảng lưu không.

Ghi chú: Xem thêm phụ lục A - Tính toán thiết kế hệ thống cấp nước.

Chương 7.

THOÁT NƯỚC THẢI

PHẦN I - CÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

7.1. Vật liệu

7.1.1. Các ống dùng để thoát nước có thể được chế tạo từ các loại vật liệu như gang, thép mạ kẽm, kẽm, chì, đồng, đồng thau, nhựa ABS, nhựa PVC, ống sành cường độ cao hoặc các loại ống từ các vật liệu phù hợp khác phải có bề mặt nhẵn và đồng nhất. Một số trường hợp cần lưu ý:

· Không dùng ống sắt, ống thép tráng kẽm để làm ống thoát nước ngầm. Các loại ống này chỉ dùng ở những vị trí cao hơn nền từ 150mm trở lên.

· Hạn chế sử dụng ống nhựa ABS, PVC làm ống đứng thoát nước kéo dài quá 4 tầng nhà. Khi lắp đặt cần tham chiếu tiêu chuẩn IS 5-92 và IS 9-95 tại phụ Lục I của quy chuẩn này.

· Ống và phụ kiện bằng sành chỉ dùng để làm đường ống thoát nước ngầm. Độ sâu đặt ống sành tối thiểu là 300mm dưới mặt đất.

7.1.2. Các phụ tùng đường ống thoát nước phải được chế tạo bằng gang, gang dẻo, chì, đồng, đồng thau, nhựa ABS, PVC, sành hoặc các vật liệu thích hợp khác, có bề mặt trơn nhẵn.

Kích thước của phụ tùng phải phù hợp kích thước đường ống tương ứng.

7.1.3. Các loại đường ống thoát nước bằng chì và phụ tùng của nó được nêu trong bảng 12-1.

Kích thước đường ống và phụ tùng cụ thể như sau:

- Các tấm đệm chịu được áp lực không nhỏ hơn 19,5kG/m2 (độ dầy không nhỏ hơn 1,6mm).

- Các đoạn ống xả hoặc ống thông hơi chịu áp lực không nhỏ hơn 15kG/m2 (độ dầy không nhỏ hơn 1,2mm).

- Các đoạn ống cong và ống chữ U có chiều dầy không nhỏ hơn 3,2mm.

7.1.4. Các loại ống lồng (măng sông) hoặc ống lót hàn chế tạo bằng đồng hoặc đồng thau theo các quy định trong bảng 7-1 và 7-2.

BẢNG 7-1. Ống lồng (măng sông)

Đường kính ống (mm)

Đường kính trong của ống lồng, (mm)

Chiều dài (mm)

Trọng lượng nhỏ nhất của mỗi phụ kiện (kg)

50

57

114

0,454

76

83

114

0,790

100

108

114

1,132

BẢNG 7-2. Các ống lót hàn

Đường kính ống (mm)

Trọng lượng nhỏ nhất của mỗi phụ kiện (kg)

Đường kính ống (mm)

Trọng lượng-nhỏ nhất của mỗi phụ kiện (kg)

32

0,168

64

0,622

38

0,224

76

0,908

50

0,392

100

1,586

7.2. Đương lượng đơn vị thoát nước của thiết bị vệ sinh

7.2.1. Mỗi loại thiết bị vệ sinh có số đương lượng đơn vị thoát nước và kích thước xiphông nhất định, được nêu trong bảng 7.3. Một số loại thiết bị không được nêu trong bảng này sẽ xác định theo lưu lượng nước thải lớn nhất theo bảng 7-4.

BẢNG 7-3. Số đương lượng thoát nước của các thiết bị vệ sinh

Các thiết bị vệ sinh

Đường kính nhỏ nhất của xiphông và tay xiphông (7) (mm)

Số đương lượng thoát nước

Tư nhân

ng cộng

Nơi cư trú một người

Nơi cư trú từ 3 người trở lên

Sử dụng chung

S dụng nhiu

1