ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4386/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 9 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “BỘ DỮ LIỆU THỐNG KÊ CỦA NGÀNH QUY HOẠCH, XÂY DỰNG” THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21/11/2012; Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23/11/2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống
kê ngày 12/11/2021;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật
Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có
liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của
Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021
của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành
phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của
Thành ủy về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống
thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hà
Nội, giai đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 16/7/2021 của
UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của
Thành ủy Hà Nội “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng,
chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 01/9/2021 của
UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy về
“Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai
đoạn 2021-2025”;
Căn cứ Thông báo số 717/TB-UBND Kết luận của Ủy
ban nhân dân Thành phố về việc ban hành Đề án “Bộ dữ liệu thống kê của ngành
quy hoạch, xây dựng” thành phố Hà Nội;
Xét ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến trúc (cơ quan
thường trực Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy) tại Văn bản
số 1246/QHKT-DL+KHTH+VP ngày 29/3/2023 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê
Thành phố tại các Tờ trình: số 592/TTr-CTK ngày 15/11/2022, số 314/TTr-CTK ngày
07/6/2023 và số 456/TTr-CTK ngày 23/8/2023,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch,
xây dựng” thành phố Hà Nội (Đề án kèm theo).
Điều 2. Trách nhiệm các cơ quan đơn vị.
1. Cục Thống kê thành phố Hà Nội:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố,
UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Đề án. Triển khai cập nhật, tổng
hợp, định kỳ hàng năm báo cáo UBND Thành phố “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy
hoạch, xây dựng” theo mẫu biểu tại phụ lục 2.
- Tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu được phân công
chủ trì trong Đề án từ nguồn dữ liệu hành chính, các cuộc điều tra Thống kê
chuyên ngành và các cuộc điều tra bằng nguồn kinh phí Thành phố.
- Phối hợp, bàn giao bộ dữ liệu, thống kê của ngành
quy hoạch, xây dựng cho Viện Quy hoạch xây dựng tích hợp vào Đề án “Đầu tư xây
dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - xây dựng
- Phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
- Thường xuyên phối hợp với với Tổng cục Thống kê
và các Bộ, ngành, sở, ngành Thành phố và các cơ quan có liên quan để tích hợp,
cập nhật các nội dung và số liệu có liên quan.
- Tổng hợp dự toán kinh phí cập nhật dữ liệu và thu
thập thông tin các chỉ tiêu trong “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây
dựng”.
2. Sở Tài chính:
Phối hợp với Cục Thống kê tổng hợp, đề xuất báo cáo
UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án (Đối với xây dựng, cập nhật
dữ liệu và thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu chưa có trong dữ liệu hành chính và
Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh) đảm bảo quy định và tiến độ triển khai thực
hiện.
3. Viện Quy hoạch xây dựng:
Tiếp nhận bàn giao Đề án “Bộ dữ liệu thống kê của
ngành quy hoạch, xây dựng” từ Cục Thống kê để tích hợp, bổ sung cho Đề án
“Đầu tư xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến
trúc - xây dựng - Phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
Hàng năm phối hợp với Cục Thống kê và các Sở, ban,
ngành Thành phố có liên quan để cập nhật số liệu hàng năm theo quy định.
4. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố:
Tích hợp, sử dụng số liệu Đề án “Bộ dữ liệu thống
kê của ngành quy hoạch, xây dựng” trong quá trình tổ chức lập Quy hoạch Thủ
đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
5. Các, Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã:
- Chủ trì, thu thập thông tin, tổng hợp các mẫu biểu
được phân công tại phụ lục 2 gửi Cục Thống kê thành phố Hà Nội. Định kỳ hàng
năm báo cáo, cập nhật số liệu tổng hợp gửi Cục Thống kê và Viện Quy hoạch xây dựng
để tổng hợp theo quy định.
- Phối hợp với Cục Thống kê và các đơn vị liên quan
trong quá trình thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Cục trưởng Cục Thống
kê Thành phố; Giám đốc các Sở: Quy hoạch - Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng,
Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công thương, Văn hóa
và Thể thao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã
hội, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Y tế; Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Các PCT UBND TP;
- VPUB: CVP, P.CVPV.T.Anh,
các phòng: TH, KTTH, ĐT(Thắng);
- Lưu: VT, ĐT AI,
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Đức Tuấn
|
ĐỀ ÁN
BỘ
DỮ LIỆU THỐNG KÊ CỦA NGÀNH QUY HOẠCH, XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 4386/QĐ-UBND ngày 05/9/2023 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
I. SỰ CẦN THIẾT
1. Căn cứ pháp lý
Luật Thủ đô ngày 21/11/2012; Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Luật Thống kê ngày 23/11/2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống
kê ngày 12/11/2021;
Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật Quy
hoạch ngày 24/11/2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ
Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045;
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050;
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ
thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2020-2025) thông qua 14 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
trong giai đoạn 2020-2025, trong đó có nhiệm vụ 03 “Tiếp tục đẩy mạnh công tác
quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững”;
Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của
Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố
Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành
ủy về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên
tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
giai đoạn 2021-2025”;
Văn bản số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13/9/2019 của Bộ
Thông tin và Truyền thông về công bố Bộ chỉ số (KPI) đô thị thông minh Việt Nam
giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0);
Văn bản số 5746/BKHĐT-QLQH ngày 30/8/2021 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn kỹ thuật về khung cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh;
Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của
UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu của thành phố Hà
Nội;
Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND
Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh
trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2025”;
Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND
Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của
Thành ủy Hà Nội “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng;
chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành
phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025”;
Thông báo số 717/TB-UBND Kết luận của Ủy ban
nhân dân Thành phố về việc ban hành Đề án “Bộ dữ liệu Thống kê của ngành quy hoạch,
xây dựng” thành phố Hà Nội;
2. Sự cần thiết
Hà Nội là thành phố có tốc độ phát triển đô thị
cao, vì vậy công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển đô
thị là một trong những công tác trọng tâm của chính quyền, đặc biệt là sau khi
Hà Nội được mở rộng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm
nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011).
Cùng với đó, theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày
01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh
bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030, thành phố
Hà Nội là một trong ba thành phố tổ chức thực hiện đầu tư hạ tầng và phát triển
ứng dụng các tiện ích đô thị thông minh và xây dựng áp dụng thí điểm các giải
pháp đô thị thông minh.
Thành phố Hà Nội ngày nay là một đô thị lớn với 30
đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 01 thị xã và 17 huyện, với diện tích
3.359,84 km2, dân số trung bình năm 2021 khoảng 8,33 triệu người; tỷ
lệ đô thị hóa và phát triển đô thị là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về nhà ở, đi lại và cảnh quan đô thị của
người dân ngày càng gia tăng, hiện trạng tắc đường tại các cửa ngõ ra vào Thủ
đô và khu vực nội đô ngày càng nhiều. Tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng đô thị
còn chưa cao. Nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn hạn
chế, nhất là các lĩnh vực giao thông, cấp, thoát nước, xử lý rác thải, nước thải,
hạ tầng viễn thông. Tỷ lệ vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng, xử lý
ô nhiễm môi trường không khí, kiểm soát và xử lý nước thải vv... chưa đảm bảo
theo yêu cầu. Tiến độ triển khai một số dự án hạ tầng kỹ thuật giao thông, các
nhà máy xử lý rác thải, nước thải, công viên, nghĩa trang, cơ sở hóa táng...
còn chậm.
Quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển
đô thị là một yếu tố quan trọng; việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng, quản
lý xây dựng theo quy hoạch... phải bắt đầu từ công tác lập quy hoạch, cấp phép
xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý dự án đầu tư từ nguồn ngân
sách Thành phố cũng như từ các nguồn vốn khác. Để quản lý đầu tư xây dựng,
thành phố cần khẩn trương xây dựng bộ dữ liệu để theo dõi và đánh giá.
Thành phố Hà Nội xác định “Tiếp tục đẩy mạnh công
tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững”
(Nhiệm vụ 03 - Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội);
“Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu
hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2025" (Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy); đồng
thời tập trung xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống cơ sở
dữ liệu tích hợp,... để có thể triển khai đồng bộ với Đề án “Đầu tư xây dựng hệ
thống Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - xây dựng - Phát
triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Để bổ sung thông tin, cơ sở đánh giá chính xác về
lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, việc nghiên cứu, xây dựng Đề án “Bộ dữ liệu thống
kê của ngành quy hoạch, xây dựng” thuộc Chương trình số 03-CTr/TU ngày
17/3/2021 và Chương trình số 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy là rất cần
thiết, góp phần đảm bảo tính bền vững, khả thi của quá trình đô thị hóa, phát
triển đô thị thông minh, đồng thời giải quyết các vấn đề, thách thức đặt ra
trong quá trình quản lý và phát triển đô thị.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Tạo ra được bộ dữ liệu thống nhất, góp phần phục vụ
công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - phát triển đô thị trên địa
bàn thành phố Hà Nội có tính thống nhất cao nhằm sử dụng chung cho toàn Thành
phố, các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã cũng như các cơ
quan, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phục vụ việc quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc,
và đầu tư xây dựng phát triển đô thị có hiệu quả.
“Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng”
trên địa bàn thành phố Hà Nội làm cơ sở để hỗ trợ, bổ sung cho Đề án “Đầu tư
xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - xây
dựng - Phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” do Viện Quy hoạch xây dựng
chủ trì thực hiện theo Chương trình 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về chỉnh
trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn
2021-2025 và Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 01/9/2021 của UBND Thành phố về Triển
khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Xây dựng chỉ tiêu thống kê ngành quy hoạch,
xây dựng
a) Nguyên tắc xây dựng
- Đảm bảo thống nhất với Hệ thống chỉ tiêu thống kê
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được ban hành theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg
ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cập nhật Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục danh mục chỉ
tiêu Thống kê quốc gia của Luật Thống kê (Luật số 01/2021/QH15 ngày
12/11/2021).
- Chỉ tiêu thống kê ngành quy hoạch, xây dựng có thể
dễ dàng kết nối cũng như chia sẻ thông tin với các Đề án khác có liên quan của
Thành phố.
- Có đầy đủ các chỉ tiêu chủ yếu như: Quy hoạch sử
dụng đất; hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, thoát nước,...); hạ tầng kinh
tế - xã hội (giáo dục, y tế, du lịch, cây xanh, mặt nước, nghĩa trang, rác thải,...).
- Chỉ tiêu thống kê ngành quy hoạch, xây dựng là nền
tảng để sử dụng đánh giá ban đầu, và các sở ngành, cơ quan liên quan sẽ cập nhật
bổ sung theo chức năng, nhiệm vụ một cách định kỳ đảm bảo chính xác, thông tin
mới và đầy đủ.
b) Xây dựng chỉ tiêu Thống kê theo nhóm, lĩnh vực
Tổng số: 150 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu nhà ở, nhà ở công vụ: 11 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu Hạ tầng gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu hạ tầng tổng hợp: 15 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu hạ tầng giao thông: 6 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu cây xanh, công viên và chiếu sáng:
4 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu thoát nước và xử lý nước thải: 5 chỉ
tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu cấp nước: 2 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu chất thải, rác thải: 4 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà
tang lễ: 2 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu khu, cụm công nghiệp: 7 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu hạ tầng xã hội gồm:
+ Nhóm chỉ tiêu về y tế: 3 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu về giáo dục, đào tạo: 18 chỉ tiêu
+ Nhóm chỉ tiêu về văn hóa, thể thao: 8 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu hạ tầng thương mại, dịch vụ: 4 chỉ
tiêu
- Nhóm chỉ tiêu vận tải, bưu chính viễn thông: 6 chỉ
tiêu
- Nhóm chỉ tiêu kinh tế: 18 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu nông, lâm nghiệp và thủy sản: 11 chỉ
tiêu
- Nhóm chỉ tiêu dân số và lao động: 10 chỉ tiêu
- Nhóm chỉ tiêu khác: 16 chỉ tiêu
1.2.2. Thu thập thông tin, hoàn thiện và cập nhật
bộ chỉ tiêu Thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng: Dãy số liệu 10 năm từ
2011 đến 2021; cập nhật số liệu từ năm 2022 đến 2025
2. Nội dung
2.1. Thiết kế biểu mẫu chỉ tiêu thống kê ngành
quy hoạch, xây dựng
Trên cơ sở nhóm chỉ tiêu thống kê ngành quy hoạch
xây dựng, Cục Thống kê Thành phố tiến hành xây dựng danh mục, thiết kế biểu mẫu
từng chỉ tiêu thống kê, bao gồm:
- Danh mục hệ thống chỉ tiêu theo nhóm, lĩnh vực
(Phụ lục 1)
- Mẫu biểu, phân tổ chi tiết của từng chỉ tiêu (Phụ
lục 2)
- Nội dung của hệ thống chỉ tiêu (Phụ lục 3)
2.2. Thu thập thông tin và cập nhật bộ chỉ tiêu
- Khảo sát cơ sở dữ liệu hành chính của các Sở,
ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã liên quan.
- Tiến hành thu thập các thông tin từ cơ sở dữ liệu
hành chính và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh (Dân số, đất đai, GRDP, Chi
ngân sách cho đầu tư, xây dựng...: Các Sở, ban, ngành cung cấp số liệu theo mẫu
biểu Cục Thống kê Thành phố thiết kế.
- Tiến hành điều tra thu thập các thông tin các chỉ
tiêu thống kê ngành quy hoạch, xây dựng còn thiếu: Các Sở, ban, ngành liên quan
phối hợp với Cục Thống kê Thành phố xây dựng Kế hoạch và tiến hành điều tra (Theo
quy trình điều tra thống kê gồm 8 bước).
(1) Xác định nhu cầu thông tin
(2) Chuẩn bị thu thập thông tin
(3) Thu thập thông tin
(4) Xử lý thông tin
(5) Phân tích, dự báo thông tin
(6) Phổ biến thông tin
(7) Tư liệu hóa và lưu trữ thông tin
(8) Đánh giá chất lượng thông tin thống kê
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
- Năm 2022:
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu.
+ Thiết kế biểu mẫu.
- Năm 2023 đến năm 2025:
+ Thu thập thông tin, số liệu từ dữ liệu hành chính
và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh theo mẫu biểu thiết kế (Dãy số liệu 10
năm: Từ năm 2011 đến hết năm 2021).
+ Cập nhật số liệu chính thức năm 2021 (Nếu có điều
chỉnh).
+ Thu thập thông tin từ dữ liệu hành chính và Hệ thống
chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh (Số liệu năm 2022, 2023, 2024 và 2025).
+ Điều tra thu thập thông tin các chỉ tiêu chưa có
phục vụ đánh giá giữa kỳ và tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021
và Chương trình 05-CTr/TU ngày 17/3/2021 của thành ủy Hà Nội.
2. Phân công thực hiện
2.1. Cục Thống kê Thành phố
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố
triển khai thực hiện Đề án. Triển khai cập nhật, tổng hợp, định kỳ hàng năm báo
cáo UBND Thành phố “Bộ dữ liệu Thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng” theo mẫu
biểu tại phụ lục 2.
- Tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu được phân công
chủ trì trong Đề án từ nguồn dữ liệu hành chính, các cuộc điều tra thống kê
chuyên ngành và các cuộc điều tra bằng nguồn kinh phí Thành phố.
- Bàn giao bộ dữ liệu, thống kê của ngành quy hoạch,
xây dựng cho Viện Quy hoạch xây dựng tích hợp vào Đề án “Đầu tư xây dựng hệ thống
Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - xây dựng - Phát triển
đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.
- Thường xuyên phối hợp với Tổng cục Thống kê và
các Bộ, ngành, địa phương có liên quan để tích hợp, cập nhật các nội dung và số
liệu có liên quan.
- Tổng hợp dự toán kinh phí cập nhật dữ liệu và thu
thập thông tin các chỉ tiêu trong “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây
dựng”.
2.2. Sở Tài chính
Phối hợp với Cục Thống kê Thành phố tổng hợp, đề xuất
báo cáo UBND Thành phố bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án (Đối với xây dựng,
cập nhật dữ liệu và thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu chưa có trong dữ liệu hành
chính và Hệ thống chỉ tiêu Thống kê cấp tỉnh) đảm bảo quy định và tiến độ triển
khai thực hiện theo kế hoạch của UBND Thành phố.
2.3. Viện Quy hoạch Xây dựng
Phối hợp, tiếp nhận bàn giao thông tin, dữ liệu từ
Đề án “Bộ dữ liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng” từ Cục Thống kê Thành
phố để tích hợp, phối hợp, bổ sung hoàn thiện Đề án “Đầu tư xây dựng hệ thống
Cơ sở dữ liệu hợp nhất về Quản lý Quy hoạch - Kiến trúc - xây dựng - Phát triển
đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội” và phục vụ trong quá trình tổ chức nghiên
cứu lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch đô thị, quy
hoạch xây dựng, quy chế, quy định có liên quan.
Hàng năm phối hợp với Cục Thống kê và các Sở, ban,
ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã để cập nhật số liệu hàng năm theo
quy định.
2.4. Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã
hội Thành phố
Phối hợp, tích hợp, sử dụng số liệu từ Đề án “Bộ dữ
liệu thống kê của ngành quy hoạch, xây dựng” trong quá trình tổ chức nghiên cứu
lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy
hoạch, đề án, chương trình và các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
có liên quan của Thành phố.
2.5. Các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị
xã
- Có trách nhiệm chủ trì, rà soát, thu thập thông
tin, số liệu, tổng hợp các mẫu biểu được phân công tại phụ lục 2 gửi Cục Thống
kê Thành phố. Định kỳ hàng năm báo cáo, cập nhật số liệu tổng hợp gửi Cục Thống
kê Thành phố và Viện Quy hoạch xây dựng để tổng hợp theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê Thành phố và
các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Đề án nêu trên.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện từ nguồn Ngân sách Thành phố và
các nguồn hợp pháp khác theo quy định (Đối với xây dựng, cập nhật dữ liệu và
thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu chưa có trong dữ liệu hành chính và Hệ thống chỉ
tiêu thống kê cấp tỉnh)./.