Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4039/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 09/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4039/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ;

Căn cứ Nghđịnh số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/07/2004 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Quyết định 79/2005/QĐ-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Vit Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, đnh hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết đnh số 1734/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn sau 2020; Quyết định s140/QĐ-TTg ngày 21/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát trin giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 8/7/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản tnguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ;

Căn cứ văn bản số 3232/VPCP-KTN ngày 24/4/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và sông Hồng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 và Quyết định 79/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị;

- Định hướng phát triển giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phải phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội vùng; chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia, địa phương;

- Đầu tư kết cu hạ tầng giao thông của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phải đi trước một bước, hình thành được một hệ thống giao thông đồng bộ, liên hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải, đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của cả vùng, hội nhập mạnh hơn với cả nước, với khu vực và quốc tế;

- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng đồng thời phù hợp với các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ; lựa chọn những công trình trọng điểm cấp bách mang tính động lực vùng và sắp xếp thứ t ưu tiên phù hợp với khả năng bố trí nguồn lực;

- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), các nguồn vn trong dân, các nguồn vn hp pháp khác trong nước và ngoài nước để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của vùng;

- Đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đa mục tiêu; lồng ghép các chương trình an sinh xã hội, xây dng nông thôn mới; kết hợp đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải với xây dựng vùng hồ thủy điện, thủy lợi và xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập; kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải đầu tư theo hướng bền vững, thân thiện môi trường;

- Các địa phương chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên và chủ động huy động mọi nguồn lực hợp pháp đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Tập trung nguồn lực đầu tư với mục tiêu đến năm 2020 vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo kết nối nội vùng và liên vùng tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

- Hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc đã bố trí đủ vốn; huy động nguồn lực để khởi công xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Đầu tư cơ bản vào cấp và kiên cố hóa đối với các tuyến quốc lộ; đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh trong khu vực.

- Nghiên cứu đầu tư nâng cấp các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Đông Anh - Quán Triều, Kép - Lưu Xá; nghiên cứu huy động nguồn vốn xây mới tuyến đường sắt khổ 1.435 mm Hà Nội - Đồng Đăng vào thời điểm thích hợp.

- Nâng cấp các tuyến vận tải thủy Việt Trì - Lào Cai, Phả Lại - Đa Phúc và các cảng chính trên tuyến. Thực hiện quản lý một cách hiệu quả hoạt động vận tải thủy trên các lòng hthủy điện.

- Nâng cấp sân bay Điện Biên, sân bay Nà Sản; chuẩn bị nguồn vốn và tiến hành đầu tư sân bay Lào Cai giai đoạn 1 và sân bay Lai Châu vào thời điểm thích hợp.

- Duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông, xi măng đạt 100% đối với đường tỉnh, đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.

- Đảm bảo 100% xã có đường đến trung tâm đi lại được bốn mùa.

3. Kế hoạch thực hiện

3.1. Giai đoạn 2013 - 2015

a) Đường b

- Hoàn thành 3 tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hòa Lạc - Hòa Bình.

- Đầu tư hoàn thành các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA (Chi tiết như phụ lục kèm theo).

- Huy động nguồn vốn để triển khai nâng cấp mặt đường một số tuyến hướng tâm, vành đai quan trọng, như: Quốc lộ 6, Quốc lộ 12, Quốc lộ 279..., từng bước đầu tư xây dựng các cầu yếu trên các tuyến quốc lộ; kiên cố hóa các đoạn sạt lở nghiêm trọng trên các tuyến vành đai, đường hướng tâm đảm bảo an toàn tài sản và tính mạng nhân dân và đầu tư một số công trình cấp bách.

b) Đường sắt

- Nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai bằng nguồn vốn ODA và duy trì năng lực khai thác các tuyến hiện có.

c) Đường thủy nội địa

- Duy trì cấp kỹ thuật các tuyến đường thủy quốc gia; đầu tư nâng cấp Cảng Việt Trì; hoàn thành Đề án vận tải thủy các lòng hồ thủy điện lớn.

d) Hàng không

- Đầu tư hệ thống hàng rào và hệ thng đèn sương mù sân bay Điện Biên; xúc tiến nguồn vốn cho sân bay Nà Sản đsớm khởi công.

đ) Hệ thống đường địa phương.

- Đảm bảo 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; nâng cấp các tuyến đường tỉnh trọng yếu; từng bước cứng hóa mặt đường hệ thống đường giao thông nông thôn.

3.2. Giai đoạn 2016 - 2020

a) Đường b

- Hoàn thành các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đình hoãn giai đoạn 2013 - 2015 và các dự án đã khởi công giai đoạn 2013 - 2015.

- Huy động nguồn vốn để có thể khởi công tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.

- Đầu tư cơ bản vào cấp và kiên cố hóa đối với các tuyến quốc lộ; đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh trong khu vực phù hợp với khả năng nguồn lực.

b) Đường sắt

- Nghiên cứu đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Đông Anh - Quán Triều; Kép - Lưu Xá và nghiên cứu huy động nguồn vn xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng vào thời điểm thích hợp.

c) Đường thủy nội địa

- Nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Lào Cai và Phả Lại - Đa Pc.

d) Hàng không

- Đầu tư sân bay Nà Sản và tìm kiếm nguồn vốn để đầu sân bay Lào Cai giai đoạn 1 và sân bay Lai Châu vào thời điểm thích hợp.

đ) Hệ thống đường địa phương

- 100% đường đến trung tâm xã, đường huyện, đường tỉnh đi lại được 4 mùa

3.3. Nhu cầu nguồn vốn

- Giai đoạn 2013 - 2015: Tổng nhu cầu nguồn vốn khoảng 69.018,71 tỷ.

- Giai đoạn 2016 - 2020: Tổng nhu cầu nguồn vốn khoảng 52.464,12 tỷ.

4. Giải pháp, chính sách phát triển

4.1. Giải pháp, chính sách tạo vn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tích cực huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như BOT, BT, PPP; ưu tiên đầu tư một số công trình quan trọng cấp bách. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xúc tiến vận động nguồn vốn ODA, đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn.

- Phối hợp với địa phương nhằm tăng cường huy động nguồn lực đất đai để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thông qua khai thác quỹ đất; cho thuê quyn khai thác và chuyn nhượng có thời hạn tài sản hạ tng đường bộ.

- Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ng các dự án ODA; bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở.

4.2. Giải pháp, chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã có nguồn vốn để sớm đưa vào khai thác sử dụng, nhất là các dự án trọng điểm.

- Trong xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm sắp xếp thứ tự ưu tiên, trong đó tập trung vốn cho các công trình có tính lan tỏa, tạo sự kết nối giữa các phương thức, giữa các công trình trong vùng.

- Phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông thuộc thẩm quyền quản lý địa phương đkhai thác đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia.

- Kết hp chặt chẽ đầu tư thủy điện với đầu tư hoàn trả hệ thống giao thông vùng ngập khi có thủy điện và các khu di dân tái định cư.

4.3. Giải pháp, chính sách áp dụng khoa học công nghệ

- Rà soát, sửa đổi và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, định ngạch cho phù hợp với thông lệ quốc tế, các nước khu vực và điều kiện thực tế của Việt Nam.

- Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới; sử dụng vật liệu mới, vật liệu sẵn có, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với điều kiện vùng để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng.

- Nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ để xử lý các vấn đề kỹ thuật xuất phát từ điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp của khu vực nhằm làm giảm giá thành nâng cao chất lượng, bền vững n đnh công trình.

- Tổ chức thẩm định an toàn giao thông đối với tất cả các công trình nâng cấp và xây dựng mới, tăng cường áp dụng các công nghệ giao thông thông minh để hỗ trợ và kiểm soát giao thông.

4.4. Giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ và công nhân lành nghề đồng bộ cả trong thiết kế, quản lý dự án, thi công và quản lý.

4.5. Giải pháp chính sách tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

- Dành phần vốn thích đáng cho công tác quản lý bảo trì.

4.6. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án đường cao tốc đi qua các khu vực bảo tồn; thực hiện tốt công tác giám sát quản lý môi trường và tăng cường kiểm tra thường xuyên bảo vệ môi trường đối với các đơn vị xây dựng, sản xuất, kinh doanh giao thông vận tải.

- Kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành triển khai Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 theo Quyết định này.

- Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông phối hợp với các đơn vị liên quan sử dụng hiệu quả quỹ bảo trì đường bộ và nguồn vốn sự nghiệp kinh tế để nâng cao tuổi thọ và chất lượng khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có. Các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung theo chức năng của mình.

- Các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung theo chức năng của mình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Các Cục trưởng chuyên ngành, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, TN&MT;
- UBND các tỉnh, TP vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ;
- Các Thứ trưởng;
- Sở GTVT các tỉnh, TP vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (08).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2013-2015

STT

Danh mục

A. HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ

I

ĐƯỜNG CAO TC

1

Xây dựng đường cao tốc đoạn Hà Nội - Thái Nguyên

2

Xây dựng đường cao tốc đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình

3

Xây dựng đường cao tốc đoạn Hà Nội - Lào Cai

 

Đoạn Nội Bài - Lào Cai (Bình Minh)

 

Đoạn Bình Minh - Cầu Kim Thành

II

ĐƯỜNG QUỐC LỘ

 

Các dự án quốc lộ đã được bố trí vốn

1

Đường Hồ Chí Minh

 

Xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Pắc Pó - Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

2

Quốc lộ 2

 

Xử lý tăng cường nền, mặt đường đoạn Km111+800 - Km175 (Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2 đoạn Đoan Hùng - Hà Giang)

3

Quốc lộ 3

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn Km44 - Km64+500

 

Xây dựng Quốc lộ 3 đoạn tránh thành phố Thái Nguyên (Km63+106 - Km70+776)

4

Quốc lộ 6

 

Kiên cố hóa, khắc phục tình trạng sạt lở máy taluy đoạn Km78+300 - Km153, Quc lộ 6 đoạn qua tỉnh Hòa Bình (theo lệnh khẩn cấp)

5

Quốc lộ 12

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12 đoạn Km22 - Km66

 

Cải tạo, nâng cấp Quc lộ 12 đoạn Mường Chà - Điện Biên Phủ (Km139+650-Km192+700; Km194+300-Km196+015), tỉnh Điện Biên

6

Quốc lộ 32

 

Nâng cấp Quốc lộ 32 đoạn Km172 - Km200+300, tỉnh Yên Bái

7

Quốc lộ 32C

 

Xây dựng công trình: điều chỉnh tuyến Quốc lộ 32C đoạn qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Hoàn thành 8km)

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Km79 - Km96+500, tỉnh Yên Bái

8

Quốc lộ 70

 

Đầu tư bổ sung 7 cầu yếu thuộc dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 70 đoạn Km0 - Km130 (Dự án thành phần 1)

 

Vành đai 1

9

Quốc lộ 4

 

Đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai giai đoạn 1 (đoạn Km194-Km211, Km258-Km271)

10

Quốc lộ 4A

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4A đoạn Km29 - Km40, tỉnh Lạng Sơn

 

Thảm bê tông nhựa đoạn Km8 - Km29 và Km40-Km66

 

Xây dựng đường nối Quốc lộ 4A và Quốc lộ 3 (tránh thị xã Cao Bằng), tỉnh Cao Bằng)

11

Quốc lộ 4D

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4D đoạn Km0 - Km89, tỉnh Lai Châu

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4D đoạn Bản Phiệt - Mường Khương (Km150 - Km200)

12

Quốc lộ 4E

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4E đoạn Km0 - Km144+600 (Bắc Ngầm - TP Lào Cai), tỉnh Lào Cai

 

Đầu tư xây dựng công trình cầu Phố Lu tại Km12 trên Quốc lộ 4E, Lào Cai

13

Xây dựng đường SipaPhin - Mường Nhé (Km0 - Km100+200), Điện Biên

14

Xây dựng đường Mường Nhé - Pắc Ma - A Pa Chải, tỉnh Điện Biên

 

Vành đai 2

15

Quốc lộ 279

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên

 

Đầu tư xây dựng Quốc lộ 279 đoạn nối Quốc lộ 2 với Quốc lộ 3 thuộc địa bàn 2 tỉnh Bc Kạn và Tuyên Quang (Giai đoạn 1)

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Than Muội - Thu Đồn

 

Nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Việt Vinh - Nghĩa Đô (Km0 - Km36), tỉnh Hà Giang

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Nghĩa Đô - Văn Bàn (Km36 - Km67), tỉnh Lào Cai

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Phố Ràng - Khau Co (Km67 - Km158)

 

Vành đai 3

16

Quốc lộ 37

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Gia Phù - Cò Nòi (Đoạn qua đèo Chẹn)

 

Nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn từ Km280 - Km340 (Giai đoạn 1 từ đèo Đát Quang - Dốc Mỵ Km315 - Km330)

 

Các quốc lộ khác

17

Đường 12B

 

Cải tạo, nâng cấp đường 12B đoạn Km18 - Km47+300, tỉnh Hòa Bình

18

Quốc lộ 15A

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 15A đoạn Km20 - Km43

19

Quốc lộ 21

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 21 đoạn Km74 - Km95

20

Quốc lộ 34

 

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 34 đoạn Km0 - Km36 (Khâu Đồn - Nguyên Bình), tỉnh Cao Bằng

21

Quốc lộ 48

 

Xây dựng 5 cầu mới trên Quốc lộ 48 đoạn Phú Phương - Cửa khẩu Thông Thụ

Các dự án quc lộ chưa btrí được nguồn và chưa btrí đủ nguồn

1

Quốc lộ 6

 

Tăng cường nền, mặt đường và các công trình trên Quốc lộ 6 (Đoạn Km34+300 - Km78)

 

Tăng cường nền, mặt đường và các công trình trên Quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình - Sơn La (Km78+300 - Km303+790)

 

Cải tạo, nâng cấp đoạn Tuần Giáo - Lai Châu (Km406 - Km501)

2

Quốc lộ 12

 

Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa mặt đường, cải tạo các đường cong có bán kính nhỏ; kiên cố hóa các công trình phòng h, thoát nước và chỉnh lý hướng tuyến tránh các đoạn sụt trượt trên Quốc lộ 12 đoạn Km102 - Km139+650, tỉnh Điện Biên

3

Quốc lộ 279

 

D án thành phần 2 đon Đin Biên - Tây Trang thuc dán cải to, nâng cấp Quốc lộ 279 đoạn Tuần Giáo - Điện Biên - Tây Trang, tỉnh Điện Biên

B. HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT

 

Cải tạo, nâng cấp tuyến Yên Viên - Lào Cai

C. HỆ THỐNG ĐƯỜNG KHÔNG

 

Xây dựng hàng rào và hệ thống đèn sương mù cho sân bay Điện Biên Phủ

D. ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

 

Xây dựng cảng Việt Trì

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4039/QĐ-BGTVT ngày 09/12/2013 phê duyệt Phương hướng, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.590

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.88.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!