Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3624/QĐ-BVHTTDL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Người ký: Hồ Anh Tuấn
Ngày ban hành: 21/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3624/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 1594/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ soạn thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại Công văn số 668/TCDL-TC ngày 26 tháng 6 năm 2013 và Công văn số 1003/TCDL-TC ngày 24 tháng 9 năm 2013;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này nội dung Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn;
- Lưu: VT, KHTC, 3T(10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Anh Tuấn

 

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG

“QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Ban hành theo Quyết định số: 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH

Vùng Đông Nam Bộ, theo định hướng phát triển du lịch của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Vị trí du lịch vùng gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hành lang du lịch xuyên Á. Vùng có diện tích tự nhiên xấp xỉ 23.597,9 km2, dân số khoảng 15.090,8 nghìn người với mật độ trung bình 639 người/ km2 (Số liệu năm 2012).

Ranh giới vùng phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia; phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phía Đông giáp vùng Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Trên bản đồ khu vực, Đông Nam Bộ nằm trung tâm Đông Nam Á (bằng máy bay trong khoảng 2-3 giờ có thể tới tất cả các thủ đô trong Đông Nam Á).

Vùng là trung tâm công nghiệp lớn, nên rừng và thảm thực vật nghèo nàn, lại do ảnh hưởng triều cường, nên mức độ ô nhiễm tương đối cao và dễ chịu ảnh hưởng của ngập lụt.

Vùng Đông Nam Bộ có 7 loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan , đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn , đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh), là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội, cát, sét kết và các thành tạo bở rời.

Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải.

Bờ biển trong vùng thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú với khả năng phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, gần tuyến đường biển quốc tế nên phát triển giao thông vận tải biển, thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí…

Vùng Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố xã hội khác.

Tứ giác kinh tế trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ tuy chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp đối với quốc gia là rất lớn và có những ảnh hưởng đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2012 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,4% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%...

Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu Giây-Long Thành-Thành phố Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà-Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.

Vùng có hệ thống sân bay (Tân Sơn Nhất là một trong hai cửa khẩu hàng không quốc tế lớn nhất nước, sân bay Côn Đảo; hệ thống bến cảng cửa khẩu quốc tế đường biển (Thị Vải, Sài Gòn.v.v...) và cửa khẩu quốc tế đường bộ Mộc Bài, Hoa Lư.

Như vậy, lãnh thổ vùng với nhiều cửa khẩu quốc tế về đường không và đường thủy, đường bộ tạo thành cửa ngõ của vùng và của Việt Nam với các nước ASEAN và thế giới, vì vậy vùng Đông Nam Bộ giữ vị trí quan trọng đặc biệt đối với cả nước về nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, an ninh và quốc phòng.

Trong số các tỉnh, thành phố thuộc vùng, Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những trung tâm du lịch biển của cả nước. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Sự phát triển mạnh mẽ của Bình Dương và Đồng Nai trong những năm gần đây đã góp phần to lớn cho sự phát triển của vùng và của cả nước.

Đứng về góc độ du lịch, vùng Đông Nam Bộ có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng để phát triển du lịch.

Du lịch các tỉnh Đông Nam Bộ nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, là cầu nối du lịch Bắc - Nam; điểm đầu của tuyến du lịch Xuyên Á..., đầu cầu và cũng là cửa ngõ ra biển Đông của hành lang du lịch Việt Nam-Campuchia, của các tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng nổi bật về du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, du lịch kết hợp mua sắm và du lịch kết hợp khám, chữa bệnh. Vì vậy, sự phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ không chỉ có ý nghĩa động lực đối với du lịch các tỉnh trong vùng nói riêng mà còn đối với du lịch cả nước nói chung.

Vùng Đông Nam Bộ với có hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa, bao gồm:

- Các tài nguyên tự nhiên gắn với biển, đảo duyên hải (Bà Rịa -Vũng Tàu) và sinh thía phía Tây Bắc.

- Các di tích lịch sử văn hóa gắn với thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Với vị trí địa lý quan trọng, và những đặc thù về tài nguyên, Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng vùng Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng du lịch cả nước, giữ vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch Việt Nam.

Thời gian qua du lịch vùng Đông Nam Bộ đã được các cấp chính quyền ở các địa phương trong vùng quan tâm đầu tư khai thác có bước phát triển và đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển du lịch chung.

Theo số liệu thống kê từ các địa phương, năm 2012 các tỉnh trong vùng đón được hơn 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế và hơn 26 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt hơn 46.300 tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 31% cả nước.

Sự phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều tỉnh trong vùng, tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh vùng biên giới, biển và hải đảo. Những kết quả thu được của sự phát triển du lịch ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ trong thời gian vừa qua thực sự đáng ghi nhận.

Trong sự phát triển du lịch vùng có sự đóng góp của việc khai thác có hiệu quả các di sản văn hóa, tạo nên sự thu hút nhất định đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển du lịch vùng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Du lịch phát triển còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể và sự liên kết phát triển du lịch toàn vùng, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, bền vững. Đó là bài học kinh nghiệm không chỉ cho vùng Đông Nam Bộ mà còn cho các vùng khác thuộc lãnh thổ du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với các nhìn nhận trên, việc xây dựng "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là cần thiết và cấp bách làm tiền đề cho công tác đầu tư, quản lý phát triển du lịch vùng một cách đúng hướng và bền vững.

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Luật Di sản văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/2009;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11ngày 29/11/2005;

- Nghị quyết 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX và kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về việc thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam;

- Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 2 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ KH-ĐT về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020.

- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

2. Các căn cứ khác

- Các báo cáo quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ yếu có liên quan;

- Thực tế phát triển du lịch các tỉnh trong vùng đến năm 2012 (so sánh với quy hoạch 1995); nhu cầu và xu thế phát triển du lịch quốc tế, khu vực và trong nước trong giai đoạn mới;

- Các số liệu thống kê, sách báo và tài liệu khác liên quan.

III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH

1. Quan điểm lập quy hoạch

- Đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định trong Luật Du lịch;

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước;

- Phát huy lợi thế vùng, địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu lập quy hoạch

Cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng nhằm:

- Thực hiện công tác quản lý phát triển du lịch đảm bảo có hiệu quả và thống nhất trong mối liên hệ toàn vùng và với các vùng phụ cận.

- Tạo cơ sở lập quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, các khu du lịch trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn vùng.

IV. GIỚI HẠN PHẠM VI LẬP QUY HOẠCH

1. Tên quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

2. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:

a) Về không gian:

Lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ theo Chiến lược và Quy tổng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia; Phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long; Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Phía Đông giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, Diện tích tự nhiên: 23.597,9 km2. Dân số: 15.090,8 nghìn người; mật độ trung bình: 639 người/ km2 (Số liệu năm 2012).

b) Về thời gian:

- Số liệu hiện trạng phân tích, đánh giá từ 2001 - 2012;

- Số liệu tính toán dự báo quy hoạch đến 2020, tầm nhìn đến 2030.

V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

1. Phương pháp thu thập tài liệu: Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.

2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện các nội dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...

3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định khả năng tiếp cận đối tượng (xác định được khả năng tiếp cận bằng các loại phương tiện gì từ thị trường khách du lịch đến các điểm tài nguyên). Mặt khác, trong thực tế công tác thống kê các số liệu của các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói riêng còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ, còn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.

4. Phương pháp dự báo, chuyên gia: Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch; những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam Bộ nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian lãnh thổ du lịch; trong việc đề xuất các trọng điểm, các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như trong việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.

5. Phương pháp bản đồ: Được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của quy hoạch. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên hệ thống bản vẽ quy hoạch.

VI. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH

1. Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của ngành Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng;

2. Phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch vùng;

3.Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất và quy mô phát triển du lịch vùng;

4. Dự báo và luận chứng các phương án phát triển du lịch vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

5. Định hướng: Thị trường và sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; đầu tư phát triển du lịch; nguồn nhân lực du lịch; liên kết phát triển du lịch; nhu cầu sử dụng đất du lịch;

6. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường;

7. Đề xuất cơ chế, chính sách; giải pháp, mô hình tổ chức quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

VII. HỒ SƠ SẢN PHẨM QUY HOẠCH

1. Phần thuyết minh

- Báo cáo tổng hợp kèm theo bản đồ màu A3.

- Báo cáo tóm tắt kèm theo bản đồ A3.

- Phụ lục, bảng biểu minh hoạ .

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

- Dự thảo Tờ trình xin phê duyệt và Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phần bản vẽ

- 01 bộ bản đồ màu tỷ lệ 1/2.000.000 và 1/250.000, theo danh mục sau :

TT

Tên bản vẽ

Tỷ lệ

1

Bản đồ vị trí và mối liên hệ du lịch vùng Đông Nam Bộ trong tổng thể du lịch Việt Nam

1/2.000.000

2

Bản đồ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch vùng

1/250.000

3

Bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên

1/250.000

4

Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn

1/250.000

5

Bản đồ tổ chức không gian, hệ thống tuyến, điểm, khu du lịch vùng

1/250.000

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP QUY HOẠCH

1. Tổ chức thực hiện

- Phê duyệt quy hoạch: Thủ tướng Chính phủ

- Cơ quan trình phê duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Cơ quan chủ trì lập quy hoạch: Tổng cục Du lịch

- Cơ quan lập quy hoạch: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

- Cơ quan phối hợp: Các Cục, Vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các Vụ chức năng thuộc Tổng cục Du lịch và các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trên địa bàn vùng.

2. Tiến độ thực hiện :

TT

Nội dung công việc

Thời gian

1

Xây dựng và phê duyệt đề cương, dự toán

Tháng 8 - 10/2013

2

Khảo sát thực địa, thu thập, tổng hợp và phân tích các số liệu phục vụ quy hoạch

Tháng 10 - 11/2013

3

Xây dựng phương án quy hoạch, tổng hợp nội dung dự thảo báo cáo

Tháng 12/2013 - 3/2014

4

Báo cáo lần 1 nội dung quy hoạch

Tháng 4/2014

5

Chỉnh sửa, bổ sung và báo cáo lần 2

Tháng 5- 6/2014

6

Xin ý kiến Bộ ngành, Chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ tổ chức Hội đồng thẩm định, nghiệm thu trước khi trình Thủ tướng phê duyệt

Tháng 7/2014

IX. KHUNG NỘI DUNG BÁO CÁO “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030":

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết lập quy hoạch

2. Căn cứ lập quy hoạch

3. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch

4. Giới hạn, phạm vi lập quy hoạch

5. Phương pháp lập quy hoạch

6. Nội dung chủ yếu của quy hoạch

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

1.1. Đặc điểm tự nhiên của Vùng.

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Vùng.

2. Tài nguyên du lịch vùng Đông Nam Bộ

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.

3. Hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

3.1. Hiện trạng và các dự án phát triển giao thông vùng

3.2. Hiện trạng và các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật khác (cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc…) trên địa bàn Vùng.

4. Các yếu tố nguồn lực khác (vốn, nhân lực, nguồn lực từ bên ngoài như đầu tư, chuyên gia, nguyên liệu, Khoa học và Công nghệ ...)

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG (2001-2012)

1. Vị trí, vai trò của du lịch

1.1. Vị trí du lịch vùng trong tồng thể phát triển du lịch Việt Nam

1.2. Vai trò du lịch vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực

2. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu

2.1.Khách du lịch

2.2. Tổng thu từ khách du lịch và giá trị gia tăng (GDP) du lịch

2.3. Cơ sở Vật chất kĩ thuật du lịch

2.4. Lao động ngành du lịch

3. Thị trường và sản phẩm du lịch

3.1.Thị trường khách du lịch

3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch

4. Tổ chức không gian du lịch

4.1. Phân vùng lãnh thổ du lịch

4.2. Hệ thống các tuyến, đô thị, khu và điểm du lịch

5. Đầu tư phát triển du lịch

5.1. Đầu tư nước ngoài

5.2. Đầu tư trong nước

6. Quy hoạch và quản lý quy hoạch về du lịch

7. Xúc tiến quảng bá du lịch

8. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

9. Ứng dụng Khoa học kĩ thuật trong phát triển du lịch

10. Hợp tác liên kết phát triển du lịch

11. Tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội đến hoạt động du lịch và ngược lại

12. Đánh giá chung

III. CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Dự báo phát triển kinh tế- xã hội và bối cảnh quốc tế, khu vực ASEAN, Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

2. Những thuận lợi- cơ hội

3. Những khó khăn-thách thức

PHẦN THỨ HAI

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển

II. DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Căn cứ dự báo

2. Đề xuất các phương án phát triển, luận chứng các phương án phát triển và lựa chọn phương án

(Đề xuất 3 phương án, luận chứng các phương án phát triển, luận chứng phương án chọn)

3. Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu (theo p/án chọn)

3.1. Khách du lịch

3.2. Tổng thu từ khách du lịch, GDP du lịch, vốn đầu tư du lịch

3.3. Cơ sở lưu trú du lịch

3.4. Lao động ngành du lịch

III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG

1. Định hướng phát triển thị trường du lịch

1.1. Thị trường quốc tế

1.2. Thị trường nội địa

2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

3. Tổ chức không gian phát triển du lịch

3.1. Không gian du lịch theo lãnh thổ vùng

3.2. Hệ thống khu, điểm, đô thị du lịch, tuyến du lịch vùng

3.3. Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch vùng

4. Đầu tư phát triển du lịch

4.1. Các khu vực ưu tiên đầu tư

4.2. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

4.3. Các dự án ưu tiên đầu tư

PHẦN THỨ BA

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Cơ chế chính sách phát triển du lịch

2. Đầu tư phát triển du lịch

3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

4. Hợp tác liên kết phát triển du lịch

5. Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch

6. Xúc tiến, quảng bá du lịch

7. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch

8. Phát triển thị trường du lịch

9. Phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu du lịch

10. Một số giải pháp bảo về tài nguyên môi trường du lịch

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2. Các Bộ, Ban, Ngành liên quan

3. UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3624/QĐ-BVHTTDL ngày 21/10/2013 phê duyệt nội dung Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.145

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!