BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 31/2004/QĐ-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 29 tháng
10 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VIỆT NAM.
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ nghị định số 54/2003/NĐ-CP
ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày
16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP
ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng
hóa ngày 24/12/1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành 8 Tiêu chuẩn
Việt Nam sau đây:
1. TCVN 1776: 2004 Hạt giống lúa -
Yêu cầu Kỹ thuật
(soát xét lần 3 - Thay thế TCVN
1776 - 1995)
2. TCVN
7364-1: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Phần 1 : Định
nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần
3. TCVN
7364-2: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính an toàn nhiều lớp
Phần 2:
Kính dán an toàn nhiều lớp
4. TCVN
7364-3: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Phần 3: Kính
dán nhiều lớp
5. TCVN
7364-4: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Phần 4: Phương
pháp thử độ bền
6. TCVN
7364-5: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Phần 5:
Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm
7.TCVN
7364-6: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Phần 6:
Ngoại quan
8. TCVN
7368: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phương pháp thử độ bền va đập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỨ TRƯỞNG
Bùi Mạnh Hải
|
TCVN
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN
1776: 2004
Soát xét
lần 3
HẠT GIỐNG LÚA - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Rice seed -
Technical requirements
Lời nói đầu
TCVN 1776:
2004 thay thế cho TCVN 1776 - 1995 và TCVN 1700 - 86.
TCVN 1776:
2004 do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC/F1/SC1 Giống cây trồng biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 1776: 2004
Soát xét
lần 3
HẠT GIỐNG LÚA - YÊU CẦU KỸ
THUẬT
Rice seed -
Technical requirements
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này áp dụng cho hạt giống lúa thường, thuộc loài Oryza sativa L. Tiêu chuẩn này
không áp dụng cho hạt giống lúa lai.
Tiêu chuẩn
này quy định các điều kiện cơ bản đối với các lô ruộng giống và hạt giống lúa
thường.
2. Tài liệu viện dẫn
10 TCN 322:
2003 Phương pháp kiểm nghiệm giống cây trồng.
10 TCN 342:
2003 Phương pháp kiểm định ruộng giống cây trồng.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong Tiêu
chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau đây:
3.1. "Hạt
giống gốc" (còn gọi là hạt giống tác giả) (Breeder seed): là
hạt giống do tác giả chọn tạo ra, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định và
được công nhận.
3.2.
"Hạt giống siêu nguyên chủng" (Pre-basic seed): là hạt
giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất
theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất
lượng theo quy định.
3.3.
"Hạt giống nguyên chủng" (Basic seed): là hạt
giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định.
3.4.
"Hạt giống xác nhận" (Certified seed): là hạt
giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo
quy định.
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu
cầu đối với ruộng giống
4.1.1.
Yêu cầu về đất: Ruộng để sản xuất hạt giống lúa phải sạch cỏ dại và các cây
trồng khác, không còn sót lúa của vụ trước (lúa chét hay lúa mọc từ hạt rụng).
4.1.2.
Kiểm định ruộng giống
Ruộng giống
phải được kiểm định ít nhất 3 lần:
Lần 1: Sau
khi cấy hoặc gieo thẳng 10 ngày đến 20 ngày;
Lần 2: Khi
trỗ khoảng 50% ;
Lần 3:
Trước khi thu hoạch.
4.1.3.
Tiêu chuẩn ruộng giống
4.1.3.1.
Cách ly: Ruộng giống phải được cách ly theo một trong hai cách sau:
a) Cách ly không
gian: Khoảng cách từ ruộng giống đến các ruộng khác ít nhất là 3 m đối với
giống nguyên chủng và giống xác nhận, 20 m đối với giống siêu nguyên chủng.
b) Cách ly
thời gian: Thời gian trỗ của ruộng giống phải trỗ trước hoặc sau so với các
ruộng lúa khác liền kề ít nhất là 15 ngày.
4.1.3.2. Độ
thuần ruộng giống và cỏ dại nguy hại: Tại mỗi lần kiểm định theo quy định ở
Bảng 1.
Bảng 1. Độ thuần ruộng
giống và cỏ dại nguy hại
Chỉ tiêu
|
Hạt giống
siêu nguyên chủng
|
Hạt giống
nguyên chủng
|
Hạt giống
xác nhận
|
1. Độ
thuần đồng ruộng, % số cây, không nhỏ hơn
|
100
|
99,9
|
99,5
|
2. Cỏ dại nguy hại *, số cây/100
m2, không lớn hơn
|
0
|
5
|
10
|
4.2. Yêu
cầu đối với hạt giống lúa, được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Yêu cầu đối với
hạt giống lúa
Chỉ tiêu
|
Hạt giống
siêu nguyên chủng
|
Hạt giống
nguyên chủng
|
Hạt giống
xác nhận
|
1. Độ
sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn
|
99,0
|
99,0
|
99,0
|
2. Hạt
khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn
|
0
|
0,05
|
0,3
|
3. Hạt cỏ
dại nguy hại *, số hạt/1000 g, không lớn hơn
|
0
|
5
|
10
|
4. Tỷ lệ
nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn
|
80
|
80
|
80
|
5. Độ ẩm,
% khối lượng, không lớn hơn
|
13,5
|
13,5
|
13,5
|
* Cỏ lồng
vực cạn (Echinochloa colona); cỏ lồng vực nước (Echinochloa crusgalli); cỏ lồng
vực tím (Echinochloa glabrescens); cỏ đuôi phượng (Leplochloa chinésnis), lúa
cỏ (Oryza sativa L . var. fatua Prain).
5. Phương pháp thử
Các phương
pháp kiểm nghiệm hạt giống cây trồng: theo 10 TCN 322: 2003.
Các phương
pháp kiểm định ruộng giống: theo 10 TCN 342: 2003.
TIÊU
CHUẨN VIỆT NAM
TCVN
7364-1 ÷ 6: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
MỤC
LỤC
Lời nói đầu
TCVN
7364-1: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 1:
Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần
TCVN
7364-2: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 2:
Kính dán an toàn nhiều lớp TCVN 7364-3: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp
và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 3:
Kính dán nhiều lớp
TCVN 7364-4:
2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 4: Phương
pháp thử độ bền
TCVN
7364-5: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 5:
Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm
TCVN
7364-6: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 6:
Ngoại quan
Lời nói đầu
TCVN 7364-1
÷ 6: 2004 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận có sửa đổi các phần tương ứng của
ISO 12543-1 ÷ 6. Các phần sửa đổi nhằm tương thích với các tiêu chuẩn Việt Nam
hiện hành về kính thành phần: TCVN 7218: 2002 và TCVN 7219: 2002. Đồng thời,
phương pháp thử độ bền cơ học của kính dán nhiều lớp tuân thủ TCVN 7368: 2004.
Do đó, nội dung "Tiêu chuẩn viện dẫn" trong bộ Tiêu chuẩn này không tương
đương ISO 12543-1 ÷ 6.
TCVN 7364-1
÷ 6: 2004 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng biên
soạn trên cơ sở đề nghị của Công ty xuất nhập khẩu xây dựng VINACONEX 7, Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban
hành.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-1: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 1: ĐỊNH NGHĨA VÀ MÔ TẢ CÁC VẬT LIỆU THÀNH PHẦN
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 1:
Definitions and description of component parts
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cho các vật liệu thành phần của kính
dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp sử dụng trong xây dựng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7218:
2002 Kính tấm xây dựng - Kính nổi - Yêu cầu kỹ thuật.
3. Định nghĩa
Trong Tiêu
chuẩn này sử dụng các thuật ngữ - định nghĩa sau:
3.1. Kính
dán nhiều lớp (laminated glass): sản phẩm gồm một tấm kính được
dán với một hoặc nhiều tấm kính khác hoặc tấm nhựa bóng bằng một hoặc nhiều lớp
xen giữa (xem Phụ lục A).
3.2. Kính
dán nhiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt (laminated glass with fire resistant
properties): kính dán nhiều lớp không đạt được độ chịu nhiệt do lớp xen giữa
phản ứng ở nhiệt độ cao.
Không phân
loại riêng sản phẩm kính theo độ chịu nhiệt, chỉ phân loại khi sản phẩm kính
này được lắp trong một bộ khung phù hợp, sau đó đem thử cả khung đã lắp kính và
phân loại theo độ chịu nhiệt.
3.3. Kính
dán nhiều lớp chịu nhiệt (fire resistant laminated glass): kính dán
nhiều lớp có ít nhất một lớp xen giữa mà khi phản ứng với nhiệt độ cao sẽ tạo
cho sản phẩm độ chịu nhiệt. Sản phẩm này cũng có thể bao gồm các vật liệu thành
phần chịu nhiệt.
3.4. Kính
dán nhiều lớp cân xứng (symmetrical laminated glass): kính dán
nhiều lớp, trong đó, kể từ hai bề mặt ngoài có thứ tự là: các tấm kính, tấm
nhựa bóng và (các) lớp xen giữa được xếp cân xứng nhau theo loại, chiều dầy,
cách hoàn thiện và/hoặc các đặc tính chung.
3.5. Kính
dán nhiều lớp không cân xứng (asymmetrical laminated glass): kính dán
nhiều lớp, trong đó, kể từ hai bề mặt ngoài có thứ tự là: các tấm kính, tấm
nhựa bóng và (các) lớp xen giữa được xếp không cân xứng theo loại, chiều dầy,
cách hoàn thiện và/hoặc các đặc tính chung.
3.6. Kính
dán nhiều lớp phẳng (flat laminated glass): kính dán nhiều lớp, trong
đó các tấm kính và tấm nhựa bóng hợp thành không bị uốn cong hoặc bị tạo hình
trong quá trình sản xuất.
3.7. Kính
dán nhiều lớp cong (curved laminated glass): kính dán nhiều lớp, trong
đó các tấm kính và tấm nhựa bóng hợp thành đã được tạo hình hoặc được uốn cong
trước khi dán.
3.8. Kính
dán an toàn nhiều lớp (laminated safety glass): kính dán
nhiều lớp mà trong trường hợp bị vỡ, lớp xen giữa sẽ giữ các mảnh vỡ lại và hạn
chế độ vỡ, đảm bảo độ bền còn lại và giảm gây thương tích.
3.9. Kích
cỡ thô (stock sizes): các kích cỡ dự định sẽ được cắt lại hoặc được gia công tiếp cho
mục đích cuối cùng.
3.10. Kích
cỡ thành phẩm (finished sizes): các kích cỡ được sản xuất sẵn hoặc
được cắt từ kích cỡ thô, và có thể được gia công tiếp, ví dụ: mài mép, đục lỗ
hoặc trang trí bề mặt, vv…
3.11. Lớp
xen giữa (interlayer): lớp hoặc vật liệu tác dụng như một chất kết
dính và phân tách các lớp kính và/hoặc tấm nhựa bóng. Lớp này cũng tạo thêm
tính chất cho thành phẩm, ví dụ: độ bền va đập, độ chịu nhiệt, khống chế ánh
mặt trời, cách âm.
3.12. Phương
pháp dán bằng phim (folio lamination process): quá trình
dán, trong đó lớp xen giữa là tấm phim cứng được đặt giữa các lớp kính, sau đó
cho gia nhiệt và có áp suất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
3.13. Phương
pháp dán trực tiếp (cast-in-place lamination process): quá trình
dán, trong đó lớp xen giữa được tạo thành bằng cách phủ một lớp chất lỏng giữa
các lớp kính, sau đó được xử lý về mặt hóa học để tạo sản phẩm cuối cùng.
Chú thích: Các phương
pháp khác với các phương pháp đã nêu ở điều 3.12 và 3.13 vẫn được sử dụng nhưng
không cần xếp vào một trong hai phương pháp trên.
4. Các yêu cầu
Các vật
liệu thành phần phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng hiện hành.
Ví dụ: TCVN 7218:
2002 Kính tấm xây dựng - Kính nổi - Yêu cầu kỹ thuật.
Đối với các
loại kính khác xem thêm phần tài liệu tham khảo.
(tham khảo)
MÔ TẢ CÁC VẬT LIỆU THÀNH PHẦN
Kính dán
nhiều lớp có thể được tạo thành từ các tấm kính, tấm nhựa bóng và các lớp xen
giữa dưới đây (danh mục chưa toàn diện):
a) Các loại
kính
- Kính nổi;
- Kính tấm
kéo;
- Kính hoa
vân;
- Kính cốt
sợi được mài bóng;
- Kính cốt
sợi có vân hoa.
Kính có thể
là:
- Kính
không mầu, kính mầu hoặc kính phủ;
- Kính
trong suốt, kính mờ hoặc kính mờ đục;
- Kính ủ,
kính luyện hoặc kính tôi;
- Kính xử
lý bề mặt, ví dụ kính thổi cát hoặc khắc axit.
b) Các tấm
nhựa bóng:
-
Polycacbonat;
- Acrylic.
Các tấm
nhựa bóng có thể là:
- Không
mầu, mầu, hoặc có phủ;
- Trong
suốt hoặc mờ.
c) Các lớp
xen giữa khác nhau về:
- Loại và
thành phần vật liệu;
- Đặc tính
cơ học
- Đặc tính
quang học;
Lớp xen
giữa có thể là:
- Không mầu
hoặc mầu;
- Trong, mờ
hoặc đục;
- Có phủ.
Kính dùng
để dán phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tương đương.
Nếu các tấm
nhựa bóng và lớp xen giữa đã được tiêu chuẩn hóa, cần áp dụng các tiêu chuẩn
đó. Nếu những vật liệu này không phải là đối tượng tiêu chuẩn hóa, tham khảo
các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất kính dán nhiều lớp, các tiêu
chuẩn này sẽ áp dụng cùng với các thủ tục chất lượng để kiểm soát sản xuất của
nhà máy trong hệ thống đảm bảo chất lượng.
Phụ lục B
(tham khảo)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PrEN
357-1 Glass in building - Transparent or translucent glass products for use in
fire resisting glazed assemblies in building - Part 1: Specifications (Kính xây
dựng - Kính trong suốt và kính mờ dùng trong cấu kiện thủy tinh chịu nhiệt xây
dựng - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).
2. EN 572-1
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part l:
Definitions and general physical and mechanical properties (Kính xây dựng - Các
sản phẩm kính natri canxi sihcat thông thường - Phần 1: Định nghĩa và các tính
chất cơ, lý chung).
3. EN 572-3
Glass in building - Babic soda lime silicate glass products - Part 3: Polished
wired glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường
- Phần 3: Kính cốt sợi được mài bóng).
4. EN 572-4
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 4: Drawn
sheet glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường
- Phần 4: Kính tấm kéo).
5. EN 572-5
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 5: Patterned
glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường -
Phần 5: Kính vân hoa).
6. EN 572-6
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 6: Wired
patterned glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường
- Phần 6: Kính cốt sợi vân hoa).
7. PrEN
1096-1 Coated glass for use in building - Part 1: Characteristics and
properties (Kính phủ dùng trong xây dựng - Phần l: Đặc trưng và tính chất).
8. EN
1748-1 Glass in building - Special basic products - Part l: Borosilicate
glasses (Kính xây dựng - Các sản phẩm đặc biệt - Phần l: Kính borôsilicat).
9. EN
1748-2 Glass in building - Special basic products - Part 2: Glass ceramics
(Kính xây dựng - Các sản phẩm đặc biệt - Phần 2: Gốm thủy tinh).
10. PrEN
1863 Glass in building - Heat strengthened glass (Kính xây dựng - Kính tôi) .
11. PrEN
12150 Glass in building - Thermally toughened safety glass (Kính xây dựng -
Kính an toàn được gia cường nhiệt).
12. PrEN
12337 Glass in building - Chemically strengthened glass (Kính xây dựng - Kính
bền hóa chất).
13. PrEN
13024-1 Glass in building - Thermally toughened borosilicate safety glass -
Part 1 : Specifications (Kính xây dựng - Kính an toàn borôsilicat chịu nhiệt -
Phần 1 : Yêu cầu Kỹ thuật) .
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-2: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 2 : KÍNH DÁN AN TOÀN NHIỀU LỚP
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 2:
Laminated safety glass
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định các yêu cầu về đặc tính đối với kính dán an toàn nhiều lớp theo
định nghĩa trong TCVN 7364-l: 2004.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN
7364-l: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN
7364-4: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 4: Phương pháp thử độ bền.
TCVN
7364-5: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
TCVN
7364-6: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 6: Ngoại quan.
TCVN 7368:
2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phương
pháp thử độ bền va đập.
3. Độ bền va đập
Kính dán an
toàn nhiều lớp được phân biệt với kính dán nhiều lớp ở chỉ tiêu độ bền va đập.
3.1.
Độ bền va đập rơi bi
Kính
được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập rơi bi nếu đảm bảo được phép thử theo
TCVN 7368: 2004.
Đối
với sản phẩm có chiều dầy lớn hơn 16 mm được dán từ các loại kính tôi, kính bền
nhiệt, thì không yêu cầu chỉ tiêu này.
Trong
trường hợp sản phẩm kính đặc biệt, kính dán nhiều lớp cong và kính dán gồm ba
lớp kính, chỉ tiêu này được thỏa thuận giữa các bên liên quan.
3.2.
Độ bền va đập con lắc
Kính
được coi là đạt yêu cầu về độ bền va đập con lắc nếu đảm bảo được phép thử theo
TCVN 7368: 2004.
4. Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp và kính dán an toàn thiều
lớp có thuộc tính chịu nhiệt.
4.1.
Độ bền chịu nhiệt độ cao
Sau
khi thử theo phương pháp đã nêu ở Điều 4 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá
theo 4.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt
khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật
trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có
khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.2.
Độ bền chịu ẩm
Sau
khi thử theo phương pháp quy đinh ở 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá
theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt
khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật
trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có
khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.3.
Độ bền chịu bức xạ
Sau
khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá
theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không
được phép chênh quá ± 10% giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ
truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị
tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu ≤ 20%. Khi
đánh giá ngoại quan không được phép xuất hiện các khuyết tật (bọt khí, bong
rộp, vết vân) trên cả ba mẫu thử. Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì
phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
5. Độ bền của kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt
5.1.
Nhóm A
Kính
nhóm A là loại kính không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng trong
nhà.
5.1.1.
Độ bền chịu ẩm
Sau
khi thử theo phương pháp quy định ở 5.3.2 TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo
5.4 của TCVN 7364-4: 2004 không nhìn thấy sự bong rộp trên cả ba mẫu thử. Nếu
trên một trong ba mẫu thử nhìn thấy khuyết tật thì tiến hành thử tiếp trên ba
mẫu mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
5.2.
Nhóm B
Kính
nhóm B là loại kính chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng ngoài nhà.
5.2.1.
Độ bền chịu ẩm
Sau
khi thử theo phương pháp quy định ở 5.3.1 TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo
5.4 của TCVN 7364-4: 2004 không được phép bong rộp ở cả ba mẫu thử. Nếu trên
một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu
mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
5.2.2.
Độ bền chịu bức xạ
Sau
khi thử theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá
theo 6.5 của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không
được phép chênh quá ± 10% giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ
truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị
tuyệt đối đối với độ truyền sáng ban đầu ≤ 20%. Khi
đánh giá ngoại quan không được phép xuất hiện các khuyết tật (bọt khí, bong
rộp, vết vân) trên cả ba mẫu thử. Nếu một trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì
phải tiến hành thử thêm ba mẫu mới và cả ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
6. Vật liệu thành phần
Các
loại vật liệu thành phần của kính dán an toàn nhiều lớp được nêu trong TCVN
7364-1: 2004.
7. Kích thước và hoàn thiện cạnh
Kích
thước và việc hoàn thiện cạnh của kính dán an toàn nhiều lớp được quy định
trong TCVN 7364-5: 2004.
8. Ngoại quan
Các
yêu cầu ngoại quan đối với kính dán an toàn nhiều lớp được quy định trong TCVN
7364-6: 2004.
9. Ký hiệu quy ước
Kính dán an toàn nhiều
lớp theo Tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin sau:
-
Tên loại kính;
-
Ký hiệu Tiêu chuẩn này;
-
Chiều dầy danh nghĩa, mm;
-
Chiều rộng danh nghĩa B và chiều dài danh nghĩa H, mm.
Ví
dụ: Ký hiệu quy ước đối với kính dán an toàn nhiều lớp, dầy 6,4 mm,
rộng 2,0 m, dài 1,50 m:
Kính dán an
toàn nhiều lớp TCVN 7364-2: 2004 - 6,4 - 2000 x 1500.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-3: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 3 : KÍNH DÁN NHIỀU LỚP
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 3:
Laminated glass
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định các yêu cầu về đặc tính của kính dán nhiều lớp theo định nghĩa
trong tiêu chuẩn TCVN 7364-l: 2004.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7364-1:
2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 1 :
Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN
7364-4: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 4: Phương pháp thử độ bền.
TCVN
7364-5: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
TCVN
7364-6: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 6: Ngoại quan.
3. Độ bền va đập
Không xác
định độ bền va đập đối với kính dán nhiều lớp.
4. Độ bền của kính dán
nhiều lớp và kính dán nhiều lớp có thuộc tính chịu nhiệt
4.1. Độ bền
chịu nhiệt độ cao
Khi tiến
hành thử theo phương pháp đã nêu ở Điều 4 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá
theo 4.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật (bọt
khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết tật
trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không được có
khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.2. Độ bền
chịu ẩm
Khi tiến
hành thử theo phương pháp đã nêu ở Điều 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh
giá theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, trên ba mẫu thử không nhìn thấy khuyết tật
(bọt khí, bong rộp, vết vân). Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy các khuyết
tật trên thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới, trong trường hợp này không
được có khuyết tật trên bất kỳ mẫu thử nào.
4.3. Độ bền
chịu bức xạ
Sau khi thử
theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5
của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu rọi sáng không được
chênh quá ± 10% so với giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ
truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng
ban đầu ≤ 20%. Khi đánh giá ngoại quan trên ba mẫu thử không có các khuyết tật
(bọt khí, bong rộp, vết vân).
Nếu một
trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử lại thêm ba mẫu mới và cả
ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
5. Độ bền của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt
5.1. Nhóm A
Kính nhóm A
là loại kính không chịu trực tiếp bức xạ mặt trời, thường sử dụng trong nhà.
5.1.1. Độ
bền chịu ẩm
Khi tiến
hành thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.2 của TCVN 7364-4: -2004 và đánh giá
theo 5.4 của TCVN 7364-4: 2004, không nhìn thấy sự bong rộp trên ba mẫu thử.
Nếu trên một trong ba mẫu nhìn thấy bong rộp thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu
mới và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
5.2. Nhóm B
Kính nhóm B
là loại kính chịu trực tiếp bức xạ mật trời, thường sử dụng ngoài nhà.
5.2.1. Độ
bền chịu ẩm
Khi tiến
hành thử theo phương pháp đã nêu ở 5.3.1 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo
5.4 của TCVN 7364-4: 2004, không nhìn thấy sự bong rộp trên ba mẫu thử. Nếu
trên một trong ba mẫu nhìn thấy bong rộp thì tiến hành thử tiếp thêm ba mẫu mới
và cả ba mẫu đều phải đạt yêu cầu.
5.2.2. Độ
bền chịu bức xạ
Sau khi thử
theo phương pháp quy định ở Điều 6 của TCVN 7364-4: 2004 và đánh giá theo 6.5
của TCVN 7364-4: 2004, độ truyền sáng của cả ba mẫu chịu bức xạ không được
chênh quá ± 10% so với giá trị của ba mẫu này trước khi rọi sáng đối với các độ
truyền sáng ban đầu > 20% hoặc ± 2% giá trị tuyệt đối đối với độ truyền sáng
ban đầu ≤ 20%. Khi đánh giá ngoại quan trên ba mẫu thử không có các khuyết tật
(bọt khí, bong rộp, vết vân).
Nếu một
trong ba mẫu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành thử lại thêm ba mẫu mới và cả
ba mẫu này đều phải đạt yêu cầu.
6. Vật liệu thành phần
Các loại
vật liệu thành phần của kính dán nhiều lớp được nêu trong TCVN 7364-1: 2004.
7. Kích thước và hoàn thiện cạnh
Các kích
thước và việc hoàn thiện cạnh của kính dán nhiều lớp được quy định trong TCVN
7364-5: 2004.
8. Ngoại quan
Yêu cầu về
ngoại quan được nêu trong TCVN 7364-5: 2004.
9. Ký hiệu quy uớc
Kính dán
nhiều lớp phù hợp với Tiêu chuẩn này được ký hiệu với các thông tin sau:
- Tên loại
kính;
- Ký hiệu
Tiêu chuẩn này;
- Chiều dầy
danh nghĩa, mm;
- Chiều
rộng danh nghĩa B và chiều dài danh nghĩa H, mm.
Ví dụ: Ký hiệu
quy ước đối với kính dán nhiều lớp chịu nhiệt, dầy 6,4 mm, rộng 2,0 m, dài 1,50
m:
Kính dán
nhiều lớp chịu nhiệt TCVN 7364-3: 2004 - 6,4 - 2000 x 1500.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-4: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 4: PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỘ BỀN
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 4:
Test methods for durability
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định phương pháp thử độ bền chịu nhiệt độ cao, môi trường ẩm và bức xạ
đối với kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7219:
2002 Kính tấm xây dựng - Phương pháp thử.
3. Mẫu thử
Mẫu thử
phải đại diện cho lô sản phẩm. Mẫu thử có thể là tấm kính nguyên được sản xuất
phù hợp với kích thước mẫu thử hoặc được cắt ra từ tấm kính lớn. Mẫu được cắt
ra từ tấm kính lớn phải có ít nhất một cạnh là cạnh của tấm được cắt.
Nếu như các
cạnh của sản phẩm được mài bảo vệ thì các cạnh của tấm mẫu thử cũng được xử lý
như vậy.
Giá để đỡ
mẫu thử không được che phủ hai cạnh của mẫu đó. Nếu mẫu thử được cắt từ một tấm
kính lớn thì ít nhất một cạnh của tấm không bị che phủ.
Trước khi
tiến hành thử phải kiểm tra mẫu tại một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền
trắng đục. Chỉ các mẫu không có khuyết tật (bọt khí, bong rộp, vết vân) mới
được sử dụng làm mẫu thử.
4. Thử nhiệt độ cao
4.1. Nguyên
tắc
Mục đích
của phép thử này nhằm xác định khả năng chịu nhiệt độ cao của tấm kính trong
một khoảng thời gian nhất định mà không làm thay đổi các tính chất của kính dán
nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Sự thay đổi tính chất được đánh giá
qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết vân (không bị loang mầu).
4.2. Kích
thước và số lượng mẫu thử
Sử dụng ba
mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 100 mm.
4.3. Cách
tiến hành
Đốt nóng ba
mẫu thử đến nhiệt độ 100-30 0 C . Giữ nhiệt độ này trong
vòng 2 giờ, sau đó làm nguội mẫu đến nhiệt độ phòng.
Nếu cả hai
mặt ngoài của mẫu thử đều là thủy tinh, tiến hành ngâm ngập mẫu thẳng đứng
trong nước sôi đến 100-30 0 C.
Để tránh sự
chênh lệch nhiệt độ quá lớn dẫn đến nứt, vỡ mẫu, nâng nhiệt độ làm 2 bước. Bước
đầu tăng nhiệt độ đến 600C và giữ nhiệt độ này trong khoảng 5 phút.
4.4. Biểu
thị kết quả
Kiểm tra
mẫu từ một khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi lại số
lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa (bọt khí, bong rộp,
vết vân, không phai mầu) trên từng mẫu thử, không tính các lỗi ở trong vùng
cách các cạnh ban đầu 15 mm và cách các cạnh cắt 25 mm (cho phép có các bọt nhỏ
xung quanh vùng cốt sợi).
Loại bỏ các
mẫu bị nứt và tiến hành thí nghiệm lại trên mẫu mới.
Sự bong rộp
được lấy làm tiêu chí đánh giá cho phép thử chịu nhiệt độ cao và phép thử chịu
ẩm và được coi là khuyết tật loại không gian hai chiều, tại bề mặt tiếp xúc
giữa kính và lớp xen giữa, tại đó có vùng không có sự bám dính.
4.5. Báo
cáo thử nghiệm
Báo cáo thử
nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Loại và
kết cấu của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp, với chiều dầy
danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
b) Loại mẫu
thử, bao gồm mẫu cắt hay mẫu nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, các kích
thước;
c) Loại
cạnh được đỡ và không được đỡ trên khung thử;
d) Số lượng
và kích thước các khuyết tật bọt khí, bong rộp và vết vân (không phai mầu) xuất
hiện trên từng mẫu.
5. Thử môi trường ẩm
5.1. Nguyên
tắc
Mục đích
của phép thử này xác định khả năng chịu được của kính dán nhiều lớp hoặc kính
dán an toàn nhiều lớp dưới tác động của độ ẩm trong môi trường trong khoảng
thời gian xác định mà các tính chất của kính không bị thay đổi. Tác động của độ
ẩm được đánh giá qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp và vết vân (không phai
mầu).
5.2. Kích
thước và số lượng mẫu thử
Chuẩn bị ba
mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 100 mm.
5.3. Cách
tiến hành
5.3.1. Thử
có sự ngưng tụ
Giữ ba mẫu
thẳng đứng trong thùng kín có nước trong khoảng thời gian 2 tuần. Giữ nhiệt độ
không khí trong thùng ở 50+200C.
Giữa các
mẫu thử giữ một khoảng cách thích hợp.
Chú thích: Các điều
kiện trên tạo độ ẩm tương đối khoảng 100% và dẫn đến sự ngưng tụ nước trên bề
mặt mẫu thử.
5.3.2. Thử
không có sự ngưng tụ
Đặt ba mẫu
thử ở vị trí thẳng đứng trong 2 tuần vào trong một buồng dưỡng hộ và giữ nhiệt
độ ở 50+200C và độ ẩm tương đối 80% ±
5%. Giữa các mẫu thử giữ một khoảng cách thích hợp.
5.4. Biểu thị hết quả.
Kiểm tra
mẫu thử tại một khoảng cách từ 30 mm và 50 mm trên nền trắng đục.
Ghi lại số
lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa bọt khí, bong rộp,
vết vân, không phai mầu) trên từng mẫu thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15
mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách cạnh cắt hoặc cách các đường nứt 10 mm.
Cho phép có
các bọt nhỏ xung quanh vùng cốt sợi. Trong trường hợp kính dán nhiều lớp chịu
nhiệt hoặc kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt thì chỉ tính các khuyết tật
bong rộp.
Chú thích: Lớp xen
giữa của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt
được thiết kế chịu được nhiệt độ cao. Việc giữ các mẫu thử ở nhiệt độ và độ ẩm
trong khoảng một thời gian dài có thể tạo thành bọt, vết vân ở lớp xen giữa mà
không ảnh hưởng đến tính chất chịu nhiệt vậy chỉ có sự bong rộp là phải quan
tâm.
5.5. Báo
cáo thử nghiệm
Báo cáo thử
nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Quy
trình thử ( 5.3.1 hay 5.3.2);
b) Loại và
kết cấu kính dán nhiều lớp hay kính dán an toàn nhiều lớp, với chiều dầy danh
nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
c) Loại mẫu
thử, được cắt ra hay tấm nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, kích thước;
d) Cạnh
được đỡ hay không được đỡ trên khung thử;
e) Số lượng
và kích thước bọt, bong rộp, vết vân xuất hiện ở từng mẫu thử (không phai mầu).
Trường hợp kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán nhiều lớp chịu
nhiệt thì chỉ tính các vết bong rộp.
6. Thử bức xạ
6.1. Nguyên
tắc
Mục đích
của phép thử này là xác định khả năng chịu bức xạ của kính dán nhiều lớp hoặc
kính dán an toàn nhiều lớp trong một khoảng thời gian nhất định thông qua sự
thay đổi đáng kể về tính chất của kính. Sự thay đổi các tính chất của kính được
đánh giá qua sự thay đổi về hệ số truyền sáng và sự xuất hiện của bọt, vết bong
rộp và vết vân (không phai mầu).
6.2. Cách
tiến hành
6.2.1.
Nguồn bức xạ
Sử dụng
nguồn bức xạ mà có thể tạo quang phổ tương đương bức xạ mặt trời. Để có được
sự phân bổ quang phổ như vậy có thể sử dụng các bóng đèn có sự kết hợp của bóng
đèn hơi thủy ngân cao áp với sợi dây vonfram nóng sáng.
Để đảm bảo
độ tái lập và độ lặp lại của phép thử, sử dụng các bóng đèn có bước sóng như
sau:
UVB (280 nm
đến 315 nm) 3% ± 1%
UVA (315 nm
đến 380 nm) 8% ± 1%
Loại có thể
nhìn được (380 nm đến 780 nm) 18% ± 1%
IRA (780 nm
đến 1400 nm) 24% ± 2%
IRB (1400
nm đến 2600 nm) 27% ± 4%
IRC (>
2600 nm) 20% ± 3%
6.2.2. Điều
kiện thử
Thời gian
thử bức xạ là 2000 giờ.
Mẫu thử
được giữ ở nhiệt độ 450C ± 50C.
Trong quá
trình thử phải thay bóng đèn nếu như mức chiếu xạ trong UVA giảm hơn 50%.
Tổng mức
chiếu xạ trên toàn bộ mẫu thử phải đạt 900 W/m2 ± ISO 9060 và sử
dụng độ nhạy tối thiểu trong khoảng bước sóng từ 305 nm đến 2800 nm. Sử dụng
những máy dò bức xạ này để đo mức bức xạ trong toàn bộ mẫu thử 730 W/m2
± 80 W/m2.
6.2.3. Bố
trí thiết bị thử
Các mẫu thử
được gắn thẳng đứng trực diện tia bức xạ. Tia bức xạ của từng bóng đèn tạo nên
một mật độ bức xạ tối ưu trên bề mặt mẫu thử. Khoảng cách tối thiểu giữa dãy
các mẫu thử và nền phòng thử là 400 mm và khoảng trống phía sau dãy ít nhất là
500 mm (để nhận được vòm hướng lên trên tự nhiên không bị nhiễu).
Để thu được
mức bức xạ đồng bộ một cách đầy đủ, diện tích che phủ bởi mẫu thử không được
vượt quá diện tích dãy đèn A được xác định theo biểu thức:
A = n x l12
Trong đó:
n
là số lượng đèn;
l1
là khoảng cách giữa các trục của các đèn bên cạnh.
Phụ
lục A mô tả cách bố trí các thiết bị thử.
6.3.
Kích thước và số lượng mẫu thử
Chuẩn
bị ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn 300 mm x 300 mm.
6.4.
Cách tiến hành
Theo
yêu cầu của 6.5, xác định độ truyền sáng của ba mẫu thử trước khi thử nghiệm
theo TCVN 7219: 2002.
Bố
trí các mẫu thử sao cho bề mặt mẫu phải đối diện với dãy đèn. Kính dán nhiều
lớp không đối xứng và không thiết kế mặt ngoài, phải thử lần lượt cả hai mặt.
Sau
khi rọi sáng, xác định lại độ truyền sáng của mỗi mẫu thử theo TCVN 7219: 2002.
6.5.
Biểu thị kết quả
6.5.1.
Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp
Nếu
độ truyền sáng ban đầu > 20% thì so sánh kết quả đo độ truyền sáng của mỗi
mẫu thử với giá trị này của chính nó trước khi đem thử. Độ lệch tính bằng phần
trăm.
Nếu
độ truyền sáng ban đầu ≤ 20 thì tính được chênh lệch giữa hệ số truyền sáng ban đầu và
cuối cùng.
Kiểm
tra các mẫu thử tại khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi
lại số lượng và kích thước vết bong rộp xuất hiện ở lớp xen giữa trên từng mẫu
thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15 mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách
cạnh cắt.
6.5.2.
Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt
Kiểm
tra các mẫu thử tại khoảng cách từ 30 cm đến 50 cm trên nền trắng đục.
Ghi
lại số lượng và kích thước của vết bong rộp xuất hiện ở lớp xen giữa trên từng
mẫu thử. Bỏ qua các khuyết tật trong vòng 15 mm cách cạnh ban đầu và 25 mm cách
cạnh cắt.
Chú
thích: Các lớp xen giữa của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều
lớp chịu nhiệt được thiết kế để phản ứng ở nhiệt độ cao. Các mẫu thử của loại
kính này khi thử nghiệm đạt tới nhiệt độ thử bức xạ trong một thời gian dài có
thể tạo ra bọt và loang mầu trong lớp xen giữa mà không ảnh hưởng đến tính chịu
nhiệt thì chỉ quan tâm đến sự bong rộp.
6.6.
Báo cáo thử nghiệm
Báo
cáo thử bao gồm các thông tin sau:
a)
Loại và kết cấu của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp, và
chiều dầy danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
b)
Loại mẫu thử, bao gồm mẫu cắt hay mẫu nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, kích
thước;
c)
Quy định kỹ thuật của nguồn bức xạ;
d)
Trường hợp sản phẩm không đối xứng, bề mặt của sản phẩm chịu bức xạ;
e)
Sản phẩm có hệ số truyền sáng ban đầu lớn hơn 20%: sự chênh lệch phần trăm về
hệ số truyền sáng trước và sau bức xạ của mỗi mẫu thử;
Sản
phẩm có hệ số truyền sáng ban đầu ≤ 20%: sự
chênh lệch thực về hệ số truyền sáng trước và sau bức xạ của mỗi mẫu thử;
Trường
hợp kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt, không có sự
chênh lệch này.
f)
Số lượng và kích thước bong rộp xảy ra của mỗi mẫu thử.
(tham khảo)
BỐ TRÍ THIẾT BỊ CHO PHÉP THỬ BỨC XẠ
Sử dụng
nguồn bức xạ đèn OSRAM loại Ultra-Vitalux 300 W. Ít nhất 16 bóng đèn được sắp
xếp theo một hình vuông 4 x 4 bóng đèn với một khoảng cách l1: 250
mm giữa các bóng đèn tạo thành một trường bức xạ 1 m x 1 m.
Sử dụng một
lá nhôm có chiều rộng l3 = 1000mm với bề mặt phản chiếu để tập trung
tia sáng. Khoảng cách giữa lá nhôm và dãy đèn ngoài trên mỗi cạnh là 14=
125 mm. Góc a giữa mặt
phẳng trường bức xạ và lá nhôm là 1000. Mẫu thử được đặt trên mặt
phẳng song song đối mặt với dãy đèn ở một khoảng cách l2 = 1100 mm
tạo thành một diện tích 1 m x 1 m (xem Hình 1).
1 - Đèn
2 - Lá nhôm
3 - Mẫu thử đặt thẳng đứng
Hình 1. Bố trí
phép thử bức xạ (hình chiếu đứng)
1 - Đèn
2 - Lá nhôm
3 - Mặt phẳng của mẫu thử
Hình 2. Bố trí thử
bức xạ (hình chiếu bằng)
Phụ lục B
(tham khảo)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ISO 9060
Solar energy - Specification and classification of instruments for measuring
hemispherical solar and direct solar radiation (Năng lượng mặt trời - Yêu cầu
kỹ thuật và phân loại các thiết bị đo bức xạ).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-5: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIỀU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 5: KÍCH THƯỚC VÀ HOÀN THIỆN CẠNH SẢN PHẨM
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 5:
Dimensions and edge finishing
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định kích thước, các sai lệch giới hạn và việc hoàn thiện cạnh của kính
dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp dùng trong xây dựng. Tiêu chuẩn này
không áp dụng cho các tấm kính có diện tích nhỏ hơn 0,05 m2.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN 7218:
2002 Kính tấm xây dựng - Kính nổi - Yêu cầu Kỹ thuật.
3. Kích thước và các sai lệch giới hạn
3.1. Chiều
dầy
3.1.1.
Chiều dầy danh nghĩa
Chiều dầy
danh nghĩa của kính dán nhiều lớp bằng tổng chiều dầy danh nghĩa của tất cả các
tấm kính thành phần, tấm nhựa bóng và lớp xen giữa.
3.1.2. Sai
lệch giới hạn về chiều dầy
3.1.2.1.
Sai lệch giới hạn về chiều dầy của sản phẩm kính dán nhiều lớp bằng phim
Sai lệch
giới hạn về chiều dầy của kính dán nhiều lớp không vượt quá tổng các sai lệch
giới hạn của các tấm kính thành phần theo quy định trong các tiêu chuẩn sản
phẩm như TCVN 7218: 2002. Không cần tính đến sai lệch giới hạn của lớp xen giữa
nếu tổng chiều dầy lớp xen giữa là < 2 mm. Nếu tổng chiều dầy lớp xen giữa ≥
2 mm thì sai lệch giới hạn của tổng chiều dầy các lớp xen giữa là ± 0,2 mm. Đối
với các tấm nhựa bóng, sai lệch giới hạn về chiều dầy được coi là bằng sai lệch
chiều dầy danh nghĩa của kính nổi (xem TCVN 7218: 2002) có cùng chiều dầy danh
nghĩa.
Chú thích: Nếu tấm
nhựa bóng phù hợp THỎA ƯỚC Kỹ thuật Châu âu thì sử dụng sai lệch giới hạn thực
của chiều dầy.
Ví dụ: Tấm kính
được dán từ hai tấm kính nổi có chiều dầy danh nghĩa 3 mm và lớp xen giữa dầy
0,5 mm. Theo TCVN 7218: 2002, sai lệch giới hạn của kính nổi 3 mm là ± 0,3 mm.
Vì vậy, tấm kính dán có chiều dầy danh nghĩa là 6,5 mm và sai lệch giới hạn là ±
0,6 mm.
3.1.2.2.
Các sai lệch giới hạn đối với chiều dầy của sản phẩm kính dán trực tiếp
Sai lệch
giới hạn về chiều dầy của sản phẩm kính dán trực tiếp không vượt quá tổng các
sai lệch giới hạn của tấm kính thành phần như quy định trong các tiêu chuẩn sản
phẩm cơ bản như TCVN 7218: 2002 và các sai lệch giới hạn của lớp dán trực tiếp.
Đối với tấm
nhựa bóng, sai lệch giới hạn về chiều dầy được coi là bằng sai lệch giới hạn
của kính nổi có cùng chiều dầy danh nghĩa (xem TCVN 7218: 2002).
Chú thích: Nếu tấm
nhựa bóng phù hợp THỎA ƯỚC kỹ thuật Châu âu thì sử dụng sai lệch giới hạn thực
của chiều dầy.
Các sai
lệch giới hạn cho phép về chiều dầy của các lớp xen giữa trực tiếp được quy
định trong Bảng 1.
Bảng 1. Sai lệch giới
hạn về chiều dầy của các sản phẩm kính dán trực tiếp
Chiều dầy
lớp xen giữa, mm
|
Sai lệch
giới hạn, mm
|
< 1
≥ 1 đến
< 2
≥2 đến
< 3
≥ 3
|
± 0,4
± 0,5
± 0,6
± 0,7
|
3.1.2.3.
Sai lệch giới hạn về chiều dầy của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt.
Các sai
lệch giới hạn về chiều dầy của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt không được vượt
quá tổng các sai lệch giới hạn của các tấm kính thành phần quy định trong các
tiêu chuẩn sản phẩm cơ bản như TCVN 7218: 2002 và các sai lệch giới hạn của các
lớp xen giữa chịu nhiệt.
Đối với tấm
nhựa bóng, sai lệch giới hạn về chiều dầy được coi là bằng sai lệch giới hạn
của kính nổi có cùng chiều dầy danh nghĩa (xem TCVN 7218: 2002).
Chú thích: Nếu tấm
nhựa bóng phù hợp THỎA ƯỚC kỹ thuật Châu Âu thì sử dụng sai lệch giới hạn thực
của chiều dầy.
Đối với các
lớp xen giữa chịu nhiệt của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt, sai lệch giới hạn
cho phép được quy định trong Bảng 2.
Bảng
2. Sai lệch giới hạn về chiều dầy của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt
Chiều dầy
lớp xen giữa, mm
|
sai lệch
giới hạn, mm
|
< 1
≥ 1 đến
< 2
≥ 2 đến
< 5
≥ 5
|
± 0,4
± 0,5
± 0,6
± 1,0
|
3.1.2.4.
Sai lệch giới hạn về chiều dầy của kính dán nhiều lớp
Đối với
kính dán nhiều lớp gồm các lớp xen giữa khác nhau, sai lệch giới hạn về chiều
dầy của tấm kính dán nhiều lớp bằng tổng các sai lệch giới hạn cho phép của
từng tấm kính thành phần và căn bậc hai của tổng bình phương các sai lệch giới
hạn của lớp xen giữa, làm tròn đến 0,1 mm.
Ví dụ: Sai lệch
giới hạn của một tấm kính dán nhiều lớp gồm 4 tấm kính nổi, chiều dầy danh
nghĩa mỗi tấm là 3 mm, chiều dầy lớp phim xen giữa là 0,5 mm và hai lớp xen
giữa chịu nhiệt có chiều dầy là 1,9 mm, được tính như sau:
Chiều dầy
danh nghĩa: 4 x 3 mm + 0,5 mm + 2 x 1,5 mm = 15,5 mm
Sai lệch giới
hạn: 4 x ( ± 0,3 mm) ± = 1,9 mm
3.1.3. Phép
đo chiều dầy
Chiều dầy
của tấm kính được tính bằng giá trị trung bình của các số đo, đo tại điểm giữa
của bốn cạnh với độ chính xác đến 0,01 mm sau đó làm tròn đến 0,1 mm.
Các số đo
riêng được làm tròn đến 0,1 mm cũng nằm trong phạm vi các sai lệch giới hạn.
Đối với
kính dán nhiều lớp từ kính có vân hoa, phép đo sẽ được thực hiện bằng đồng hồ
đĩa có đường kính bằng 55 mm ± 5 mm.
3.2. Chiều
rộng B và chiều dài H
Kích cỡ của
kính dán nhiều lớp được quy về hình chữ nhật, kích thước thứ nhất là chiều rộng
B và kích thước thứ hai là chiều dài H, như thể hiện trên Hình 1.
Hình 1. Chiều rộng
và chiều dài tương ứng với hình dạng của tấm kính
Chú thích: Chiều rộng
và chiều dài lớn nhất của kính dán nhiều lớp phụ thuộc vào tấm kính thành phần
và lớp dán giữa đã sử dụng trong tổ hợp của nó và phụ thuộc vào quy trình sản
xuất của từng nhà sản xuất. Từng nhà sản xuất quyết định kích cỡ lớn nhất và
nhỏ nhất mà họ có thể sản xuất được.
Các kích
thước tính bằng milimet. Từng kích thước sẽ nằm trong phạm vi sai lệch giới hạn
đã quy định.
3.2 1. Phương
pháp đo kích thước và diện tích
Khi kích
thước danh nghĩa về chiều rộng B và chiều dài H của tấm kính đã xác định, diện
tích tấm kính không được lớn hơn diện tích hình chữ nhật tính theo kích thước
danh nghĩa cộng thêm sai lệch giới hạn trên t hoặc nhỏ hơn hình chữ nhật
đã nêu trừ đi giới hạn dưới t. Các cạnh của hình chữ nhật song song với
nhau và các hình chữ nhật có cùng tâm. Giới hạn diện tích được mô tả theo các
hình chữ nhật (xem Hình 2).
Hình 2. Sai lệch
giới hạn về kích thước của các tấm kính hình chữ nhật
3.2.2. Sai
lệch giới hạn về chiều rộng B và chiều dài H
Sai lệch
giới hạn về chiều rộng B và chiều dài H được quy định trong Bảng 3 đối với các
loại kích cỡ đã hoàn thiện, và trong Bảng 4 đối với các kích cỡ thô.
Bất kỳ sự
xê dịch nào (xem 3.2.3) đều phải nằm trong các sai lệch giới hạn cho phép.
Bảng 3. Sai
lệch giới hạn đối với các kích cỡ đã hoàn thiện
Sai lệch
giới hạn t đối với chiều rộng B hoặc chiều dài H, mm
|
Kích
thước danh nghĩa B hoặc H, mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa ≤ 8 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa > 8 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa của mỗi tấm kính < 10 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa của ít nhất một tấm kính ≥ 10 mm
|
< 1100
< 1500
< 2000
< 2500
> 2500
|
+ 2,0
- 2,0
+ 3,0
- 2,0
+ 3,0
- 2,0
+ 4,5
- 2,5
+ 5,0
-
3,0
|
+ 2,5
- 2,0
+ 3,5
- 2,0
+ 3,5
- 2,0
+ 5,0
- 3,0
+ 5,5
-
3,5
|
+ 3,5
- 2,5
+ 4,5
- 3,0
+ 5,0
- 3,5
+ 6,0
- 4,0
+ 6,5
- 4,5
|
Bảng 4. Sai
lệch giới hạn đối với kích cỡ thô
Sai lệch
giới hạn t đối với chiều rộng B hoặc chiều dài H, mm
|
Kích
thước danh nghĩa B hoặc H, mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa ≤ 8 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa > 8 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa của mỗi tấm kính < 10 mm
|
Chiều dầy
danh nghĩa của ít nhất một tấm kính ≥ 10 mm
|
đến 6000
x 3210
|
+ 5,0
-
3,0
|
+ 6,0
-
4,0
|
+ 8,0
- 6,0
|
Không áp
dụng các sai lệch giới hạn cho trong Bảng 3 đối với kính dán nhiều lớp chịu
nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt. Trong trường hợp này nhà sản
xuất sẽ quy định sai lệch giới hạn.
3.2.3. Sự
xê dịch
Sự xê dịch
d (xem Hình 3) là sự xếp lệch của cạnh nào đó của các tấm kính thành phần hoặc
của tấm nhựa bóng trong khi tạo thành tấm kính dán nhiều lớp.
Hình 3. Sự xê dịch
Kích thước
xê dịch lớn nhất d được quy định trong Bảng 5.
Chiều rộng
B và chiều dài H được coi là độc lập.
Bảng 5.
Kích thước xê dịch lớn nhất
Kích
thước danh nghĩa B hoặc H, mm
|
Kích
thước xê dịch cho phép lớn nhất d, mm
|
B, H ≤
1000
1000 <
B, H ≤ 2000
2000<
B, H ≤ 4000
B, H >
4000
|
2,0
3,0
4,0
6,0
|
4. Hoàn thiện cạnh
Kính an
toàn gia cường bằng phương pháp nhiệt và kính tôi sẽ không được cắt, cưa, khoan
hoặc gia công cạnh sau khi tạo nhiều lớp, nhưng có thể gia công riêng trước khi
luyện hoặc tôi.
Các cạnh
của kính dán nhiều lớp chịu nhiệt và kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt có
thể được bảo vệ bằng băng dính.
4.1. Cạnh
cắt
Các cạnh có
thể được cắt từ đầu từ các tấm kính thành phần chưa gia công (xem Hình 4), hoặc
các cạnh được cắt từ các tấm kính dán chưa gia công (xem Hình 5).
Hình 4. Cạnh cắt
hình thành bằng cách cắt -các cạnh của các tấm kính thành phần chưa gia công
Hình 5. Cạnh cắt
từ kính dán nhiều lớp chưa gia công
4.2. Cạnh
đã gia công
4.2.1. Cạnh mài lồi
(xem Hình 6)
Các cạnh
phía ngoài của tấm kính dán nhiều lớp được cắt và mài lồi.
Hình 6. Cạnh mài
lồi
4.2.2. Cạnh
mài (xem Hình 7)
Tấm kính sẽ
được mài lồi và mài phẳng. Trên mép kính có thể vẫn còn có một vài chỗ sắc.
Hình 7. Cạnh mài
4.2.3. Cạnh
mài nhẵn (xem Hình 8)
Cạnh sắc
của tấm kính được mài và sau đó thường được làm nhẵn bằng mạt giũa, hơn là mài
cạnh và làm nhẵn các chỗ sắc.
Hình 8. Cạnh mài
nhẵn
4.2.4. Cạnh
mài bóng (xem Hình 9)
Sau khi
mài, nhẵn, cạnh sẽ được mài bóng để bề mặt cạnh đã nhẵn và bóng láng.
Hình 9. Cạnh mài
bóng
4.2.5. Cạnh
vát (xem Hình 10)
Cạnh vát sẽ
được làm nhẵn hoặc bóng với một góc không quá 600 sai lệch giới hạn
của góc vát là 30.
Chú thích: Trường hợp
yêu cầu góc lớn hơn và sai số giới hạn của các góc này thì phải liên hệ với nhà
sản xuất.
Kích thước
danh nghĩa B hoặc H sẽ giảm từ 2 mm đến 3 mm vì cạnh bị mài nhọn.
Kích thước
tính bằng milimét
Hình 10. Cạnh vát
4.2.6. Cạnh
cưa
Cạnh cưa
là cạnh được dùng cưa để cắt.
Cạnh này có
ngoại quan tương tự như các cạnh mài nhưng không có các điểm sắc và nhọn.
4.2.7. Cạnh
cắt bằng tia nước
Cạnh cắt
bằng tia nước là cạnh dùng "tia nước" để cắt.
Cạnh này có
ngoại quan tương tự như các cạnh mài nhưng không có điểm sắc và nhọn.
(tham khảo)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Glass in
building - Heat soaked thermally toughened safety glass (Kính xây dựng - Kính
an toàn bền ủ nhiệt) (WI 00129055).
2. PrEN 13024-1
Glass in building - Thermally toughened borosilicate safety glass (Kính xây
dựng - Kính an toàn borôsilicat chịu nhiệt).
3. Glass in
building - Heat strengthened borosilicate glass (Kính xây dựng – Kính
borôsilicat gia cố nhiệt) (WI 00129057).
4. EN 572-3
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 3: Polished
wired glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường
- Phần 3: Kính cốt sợi bóng).
5. EN 572-4
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 4: Drawn
sheet glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường
- Phần 4: Kính tấm kéo).
6. EN 572-5
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 5: Patterned
glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông thường -
Phần 5: Kính vân hoa).
7. EN 572-6
Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 6: Wired
patterned glass (Kính xây dựng - Các sản phẩm kính natri canxi silicat thông
thường - Phần 6: Kính cốt sợi vân hoa).
8. EN
1748-1 Glass in building - Special basic products - Part 1: Borosilicate
glasses
(Kính xây dựng - Các sản phẩm đặc biệt - Phần I: Kính borôsilicat).
9. EN
1748-2 Glass in building - Special basic products - Part 2: Glass ceramics
(Kính xây dựng - Các sản phẩm đặc biệt - Phần 2: Gốm thủy tinh).
10. PrEN
1863 Glass in building - Heat strengthened glass (Kính xây dựng - Kính tôi).
11. PrEN
12150 Glass in building - Thermally toughened safety glass (Kính xây dựng -
Kính an toàn chịu nhiệt).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7364-6: 2004
KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH DÁN
NHIÊU LỚP VÀ KÍNH DÁN
AN TOÀN NHIỀU LỚP
Phần 6: NGOẠI Q UAN
Glass in
building - Laminated glass and laminated safety glass
Part 6:
Appearance
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn
này quy định các khuyết tật của sản phẩm kính có kích cỡ đã hoàn thiện và các
phương pháp kiểm tra ngoại quan bằng cách quan sát kỹ tấm kính để đưa ra chuẩn
mực chấp nhận tại vùng quan sát. Chuẩn mực này được áp dụng chủ yếu tại thời
điểm xuất hàng.
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
TCVN
7364-1: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần.
TCVN
7364-5: 2004 Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp -
Phần 5: Kích thước và hoàn thiện cạnh sản phẩm.
3. Định nghĩa
Các thuật
ngữ sau và các thuật ngữ của TCVN 7364-l: 2004 được áp dụng trong tiêu chuẩn
này:
3.1. Các
khuyết tật dạng điểm (spot defects): loại khuyết tật này gồm các điểm
đục các bọt khí hoặc vật lạ.
3.2. Khuyết
tật dạng vạch (linear defects): loại khuyết tật này gồm các vật lạ
và vết cào hoặc xước.
3.3. Các
khuyết tật khác (other defects): các khuyết tật về kính như các vết
nứt, khuyết tật của lớp dán xen giữa như bị gấp nếp, co và các vết sọc.
3.4. Các
điểm đục (opaque spots): các khuyết tật nhìn thấy được trên tấm kính
dán nhiều lớp (ví dụ: các vết mực, các vật bám vào kính hoặc lớp dán xen giữa).
3.5. Các
bọt (bubbles): thông thường là bọt khí, các bọt này có thể ở trong kính hoặc
trong lớp dán xen giữa.
3.6. Các
vật lạ (foreign bodies): bất kỳ một vật nào đó ngoài ý muốn bị lạc vào
kính dán nhiều lớp trong quá trình sản xuất.
3.7. Các
vết cào hoặc xước (scratches or grazes): các vết hỏng dạng vạch trên
bề mặt của kính dán nhiều lớp.
3.8. Các
vết nứt (vents): các vết khứa nhọn hoặc vết nứt chạy từ một cạnh nào đó trong tấm
kính.
3.9. Các
vết nhăn (creases): sự vặn vẹo của lớp dán xen giữa khi đưa vào và sau sản xuất để
lại vết nhìn thấy được.
3.10. Các
vết sọc do sự không đồng nhất của lớp dán giữa (streaks due to interlayer inhomogeneity):
các vết vặn vẹo ở lớp dán xen giữa, gây ra do quá trình dán lớp
xen giữa, các vết vặn này có thể nhìn thấy sau sản xuất.
4. Các khuyết tật trong phạm vi quan sát
4.1. Các
khuyết tật dạng điểm trong phạm vi quan sát
Khi kiểm
tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, khả năng chấp nhận các khuyết tật dạng
điểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Kích cỡ
của khuyết tật;
- Tần xuất
của khuyết tật;
- Kích cỡ
của tấm kính;
- Số tấm
kính thành phần của tấm kính dán nhiều lớp.
Điều
này được thể hiện trên Bảng 1.
Có
thể bỏ qua các khuyết tật nhỏ hơn 0,5 mm.
Không
cho phép có các khuyết tật lớn hơn 3 mm.
Chú thích: Việc chấp
nhận các khuyết tật dạng điểm trong kính dán nhiều lớp không phụ thuộc vào
chiếu dẩy từng tấm kính.
Bảng 1. Các khuyết tật
dạng điểm cho phép trong phạm vi quan sát
Kích
thước của khuyết tật d, mm
|
|
0,5 <
d ≤ 1,0
|
1,0 <
d ≤3,0
|
Kích
thước của tấm kính A, m2
|
|
Đối với tất cả các kích cỡ
|
A ≤ 1
|
1 < A ≤
2
|
2 < A
≤ 8
|
A > 8
|
Số lượng
các khuyết tật cho phép
|
2 tấm
3 tấm
4 tấm
≥ 5 tấm
|
Không hạn chế, tuy nhiên
cáckhuyết tật không được tập trung
|
1
2
3
4
|
2
3
4
5
|
1,0/m2
1,5/m2
2,0/m2
2,5/m2
|
1,2/m2
1,8/m2
2,4/m2
3,0/m2
|
Chú thích: Các
khuyết tật được coi là tập trung khi xuất hiện 4 khuyết tật trở lên và cách
nhau một khoảng nhỏ hơn 200 mm. Đối với kính 3 lớp khoảng cách này là 180 mm;
kính 4 lớp khoảng cách này là 150 mm và kính từ 5 lớp trở lên khoảng cách này
là 100 mm.
Số lượng
các khuyết tật cho phép ghi trong Bảng 1 có thể sẽ tăng thêm 1 khi mỗi lớp dán
xen giữa dầy hơn 2 mm.
4.2. Các
khuyết tật dạng vạch trong phạm vi quan sát
Khi kiểm
tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, các khuyết tật dạng vạch cho phép theo
quy định ở Bảng 2.
Bảng
2. Số các khuyết tật dạng vạch cho phép trong phạm vi quan sát
Diện tích
tấm kính, m2
|
Số các
khuyết tật cho phép ≥ 30 mm theo chiều dài
|
≤ 5
Từ 5 đến
8
> 8
|
Không cho
phép
1
2
|
Cho phép có
các khuyết tật dạng vạch nhỏ hơn 30 mm theo chiều dài.
5. Các khuyết tật ở vùng cạnh kính đối với các cạnh đặt trong
khung
Khi kiểm
tra theo phương pháp quy định ở Điều 9, cho phép có các khuyết tật có đường
kính không lớn hơn 5 mm ở trong vùng mép kính. Đối với tích cỡ ≤ 5 m2
chiều rộng vùng mép là 15 mm. Chiều rộng vùng mép sẽ tăng đến 20 mm đối với
kích cỡ > 5 m2. Nếu có các bọt khí, diện tích vùng bị bọt không
được quá 5% diện tích của mép kính.
6. Các vết nứt
Không cho
phép kính có các vết nứt.
7. Các vết nhăn và các vết sọc
Không cho
phép kính có các vết nhăn và các vết sọc trong vùng quan sát.
8. Các khuyết tật trên cạnh không đóng khung
Kính dán
nhiều lớp thông thường được lắp trong các khung, khi không có khung thì các
cạnh mép có thể là:
- Cạnh mài;
- Cạnh đánh
bóng;
- Cạnh đánh
vát.
Theo TCVN
7364-5 : 2004.
Trong các
trường hợp trên, các khuyết tật dạng vỏ sò, bọt, các khuyết tật của lớp dán xen
giữa và sự co ngót có thể cho phép có nếu trong trường hợp các khuyết tật này
không thể hiện rõ khi tiến hành kiểm tra (xem Điều 9).
9. Phương pháp thử
Kính dán
nhiều lớp được quan sát từ phía trước, ở vị trí thẳng đứng, phía sau tấm kính
là nền mầu ghi xám và được chiếu sáng bằng ánh sáng khuếch tán ban ngày hoặc
tương đương.
Người quan
sát đứng đối mặt cách tấm kính 2 m và quan sát theo phương thẳng góc (tấm nền
mầu ghi đặt ở phía sau của tấm kính).
Các khuyết
tật hiện rõ khi quan sát phải được đánh dấu nhận biết./.