QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN DO NHÀ NƯÓC ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHẢN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp
lệnh Khai thác bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày
04/4/2001;
Căn cứ Nghị
định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định số
115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 143/2003/ND-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;
Căn cứ Thông
tư số 36/2009/TT-BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ;
Xét nghị của
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức, quản
lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn do
nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đoàn
thể; Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
- Như điều 3;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc
hội tỉnh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ NN & PTNT, Bộ
TC;
- Cục kiểm tra văn bản
- Bộ Tư pháp;
- Công báo tỉnh, Báo
Lai Châu;
- Đài Phát thanh ' Truyền
hình tỉnh;
- Lưu: VT-TH-NLN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Trọng Quảng
|
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KHAI THÁC
VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN DO NHÀ NƯÓC ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số
29/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng.
Quy định này quy
định về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn do nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Công ty TNHH
một thành viên quản lý thuỷ nông Lai Châu, các ban thuỷ lợi xã, phường, thị
trấn, tổ thuỷ lợi thôn, bản được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập theo
quy định.
2. Các tổ chức,
cá nhân (hộ dùng nước) hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi và công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền quản lý việc tổ chức, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ
lợi trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Chương II
TỔ CHỨC
QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI, CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH
HOẠT NÔNG THÔN
Điều 3. Phân cấp quản lý đối với các công trình thủy lợi, cấp
nước sinh hoạt nông thôn.
1. Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý thủy nông Lai Châu quản lý: Công trình
thủy lợi có diện tích tưới từ 50 ha trở lên; các hồ chứa có chiều cao đập trên
12m trong phạm vi toàn tỉnh; các công trình thủy lợi nằm trên địa bàn hai xã,
các công trình cấp nước sinh hoạt có quy mô phức tạp (danh mục công trình do Sở
Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh Quyết định).
2. Các đơn vị quản
lý, khai thác công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt do UBND huyện, thị xã
(sau đây gọi chung là UBND cấp huyện), UBND xã phường, thị trấn (sau đây gọi chung
là UBND cấp xã) quyết định thành lập quản lý: Công trình thủy lợi có diện tích
tưới nhỏ hơn 50 ha; các công trình nước sinh hoạt trên địa bàn xã nằm ngoài
danh mục do Công ty TNHH một thành viên quản lý thủy nông Lai Châu quản lý.
Điều 4. Công ty TNHH một thành viên quản lý thuỷ nông Lai
Châu.
1. Chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh về hiệu quả khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cấp nước
sinh hoạt được giao quản lý.
2. Quản lý, vận
hành công trình thủy lợi, điều hòa nguồn nước tưới hợp lý từ đầu mối đến hết
kênh nội đồng. Thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra công trình, kịp
thời tu bổ, sửa chữa những hư hỏng, lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng công trình
để đảm bảo phục vụ sản xuất.
3. Quản lý các
công trình nước sinh hoạt có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp (danh mục cụ thể theo
quyết định của UBND tỉnh).
4. Được Nhà nước
cấp bù kinh phí miễn thuỷ lợi phí; kinh phí để đại tu, nâng cấp công trình thuỷ
lợi theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; kinh phí để khôi phục các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông
thôn bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Được tận dụng
công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quan công trình
để tổ chức các hoạt động kinh doanh, khai thác tổng hợp theo dự án đầu tư và
thiết kế kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và những quy
định của Nhà nước về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
6. Xây dựng quy
trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
7. Quan trắc, theo
dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến
bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ
hồ sơ khai thác công trình thủy lợi.
8. Tổ chức ký kết
và thực hiện hợp đồng cung cấp nước và các dịch vụ thủy lợi khác với các tổ
chức, cá nhân dùng nước, thu thuỷ lợi phí, tiền nước và phí xả nước thải ở những
công trình được giao quản lý.
9. Có mối quan
hệ chặt chẽ với UBND cấp huyện; UBND cấp xã để quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi. Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch thời vụ, diện
tích, cơ cấu cây trồng cho phù hợp và có hiệu quả; đề xuất, kiến nghị chính
quyền địa
phương phối hợp, hỗ trợ trong việc bảo vệ an toàn công trình và công tác phòng
chống lụt bão.
10. Có trách nhiệm
thông báo đến UBND địa phương những thông tin sau:
a) Khả năng cung
cấp nước phục vụ sản xuất của các công trình trong từng vùng, giúp UBND cấp
huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch thời vụ, diện tích, cơ cấu cây trồng phù hợp và
chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.
b) Kết quả thực
hiện các hợp đồng cung cấp nước tưới của từng đơn vị dùng nước trong địa bàn:
Huyện, thị xã, thị trấn, phường, xã.
c) Các trường hợp
vi phạm an toàn công trình, gây lãng phí nước làm ảnh hưởng đến sản xuất chung để được phối hợp
xử lý kịp thời.
d) Sự phối hợp,
hỗ trợ từ địa phương trong việc bảo vệ an toàn công trình và công tác phòng
chống lụt bão theo quy định của pháp luật.
11. Có quyền từ
chối cung cấp nước trong các trường hợp sau:
- Hộ dùng nước
vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi, lấy nước tùy tiện, gây lãng phí nước làm ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp
nước chung cho toàn khu tưới của công trình.
- Hộ, đơn vị dùng
nước không đăng ký hợp đồng dùng nước (đối với vụ sản xuất sắp tới) hoặc không
thanh toán thủy lợi phí, tiền nước (đối với vụ sản xuất vừa qua).
12. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
Điều 5. Đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi, cấp nước sinh hoạt do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định thành lập.
1. Ban thuỷ lợi
xã.
1.1. Tổ chức bộ
máy do UBND huyện quyết định (từ 3 đến 5 người tuỳ theo điều kiện của từng xã), do
1 lãnh đạo xã làm trưởng ban được sử dụng con dấu của xã để giao dịch.
1.2. Chịu trách
nhiệm trước UBND huyện về hiệu quả khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, cấp
nước sinh hoạt được giao quản lý.
1.3. Được Nhà nước
cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí; kinh phí để đại tu, nâng cấp công trình thuỷ
lợi theo dự án đầu lư xây dựng cơ bản được cơ quan . nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt; kinh phí để khôi phục các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông
thôn bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
1.4. Thường xuyên
chỉ đạo,
phối hợp với Tổ thuỷ lợi thôn, bản: kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ
trước, trong và sau mùa mưa lũ.
1.5. Làm chủ đầu
tư trong việc sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông
thôn duy trì phát triển năng lực công trình đảm bảo an toàn và sử dụng lâu dài.
1.6. Xây dựng quy
trình vận hành công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
1.7. Quan trắc,
theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi, cấp nước
sinh hoạt nông thôn theo thẩm quyền.
1.8. Đối với công
trình thuỷ lợi tổ chức ký hợp đồng với các tổ thuỷ lợi bàn để quản lý, khai
thác phục vụ sản xuất.
1.9. Tổ chức quản
lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng cho các công trình cấp nước sinh hoạt
do mình quản lý.
Tổ chức ký cam
kết với các hộ sử dụng nước và thu phí sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dùng nước
từ các công trình do Ban thủy lợi xã quản lý.
1.10. Thực hiện
chỉ đạo của UBND cấp huyện; UBND cấp xã để quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt nông thôn. Giúp UBND cấp huyện, cấp xã, chỉ
đạo xây dựng kế hoạch thời vụ, diện tích, cơ cấu cây trồng cho phù hợp và có
hiệu quả; đề xuất, kiến nghị chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ trong việc
bảo vệ an toàn công trình và công tác phòng chống lụt bão.
1.11. Có trách
nhiệm thông báo đến UBND cấp huyện, cấp xã những thông tin sau:
a. Khả năng cung
cấp nước phục vụ sản xuất của các công trình trên từng vùng, giúp UBND cấp huyện,
xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thời vụ, diện tích, cơ cấu cây trồng phù hợp và
chỉ đạo sản xuất có hiệu quả.
b. Kết quả thực
hiện các hợp đồng cung cấp nước tưới của từng tổ thuỷ lợi thôn, bản trên địa
bàn.
c. Các trường hợp
vi phạm an toàn công trình, gây lãng phí nước làm ảnh hưởng đến sản xuất chung
để được phối hợp xử lý kịp thời.
2. Tổ thuỷ lợi
thôn, bản.
2.1. Tổ thủy lợi
thôn, bản do UBND cấp xã quyết định thành lập, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể
quy định số lượng tham gia quản lý (giao trưởng thôn, bản làm tổ trưởng).
2.2. Trực tiếp
ký kết hợp đồng với Ban thuỷ lợi xã về việc cung cấp nước từ các công trình thuỷ
lợi.
2.3. Quản lý các
công trình thuỷ lợi ký kết trong hợp đồng với Ban thuỷ lợi xã và công trình cấp
nước sinh hoạt do ban thuỷ lợi xã giao.
2.4. Thường xuyên
bám sát công trình, trực tiếp vận hành công trình, điều hòa phân phối nước theo
sự phân công.
2.5. Kiểm tra công
trình hàng ngày và định kỳ trước, trong và sau mùa mưa lũ.
2.6. Bảo dưỡng
công trình, máy móc, thiết bị thường xuyên và định kỳ.
2.7. Hướng dẫn
các hộ dùng nước tưới tiêu hợp lý, tránh sử dụng nước lãng phí.
2.8. Phối hợp chặt
chẽ với thôn, bản nơi có công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt để thực hiện
các hoạt động khai thác, bảo vệ công trình theo kế hoạch.
2.9. Được tận dụng
mặt bằng khu vực công trình một cách hợp lý để tăng gia sản xuất cải thiện đời
sống theo tổ chức và hướng dẫn ban thuỷ lợi xã.
2.10. Tổ chức quản
lý, vận hành, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng cho các công trình cấp nước sinh hoạt
do mình quản lý.
2.11. Tổ chức ký
cam kết với các hộ sử dụng nước và thu phí sử dụng nước sinh hoạt của các hộ dùng
nước.
Điều 6. Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện,
thị xã. UBND cấp huyện có nhiệm vụ:
1. Thành lập,
chỉ đạo UBND cấp xã thành lập đơn vị khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
được giao quản lý ở địa phương, tổ chức thực hiện chính sách về miễn, giảm thủy
lợi phí.
2. Tham gia xây
dựng phát triển phương án quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư, tu bổ,
bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi đã có.
3. Xây dựng và
chỉ đạo phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên cơ sở phương án bảo vệ dã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Tuyên truyền,
phổ biến cho nhân dân địa phương thực hiện tốt các quy định, chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi.
5. Phối hợp, hỗ
trợ đơn vị quản lý công trình tổ chức hoạt động tiếp nhận và sử dụng nước tưới
một cách chặt chẽ, hợp lý.
6. Chỉ đạo UBND
cấp xã xử lý hoặc trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các quy định của Nhà nước có liên
quan.
7. Giải quyết các
tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các đơn vị, cá nhân hưởng nước từ công trình
thủy lợi trên địa bàn quản lý.
Điều 7. Ủy ban nhân dân cấp xã
Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương
theo hướng dẫn, chỉ đạo của UBND cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
1. Thành lập đơn
vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được giao, tổ chức thực hiện
chính sách về miễn, giảm thủy lợi phí.
2. Phối hợp với
đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi thực hiện phương án bảo vệ công
trình trên địa bàn.
3. Phối hợp, tạo
điều kiện cho đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi xây dựng hồ sơ phục
vụ sản xuất một cách đầy đủ gồm: Lập kế hoạch thời vụ, danh sách, địa chỉ, diện tích và vị
trí sản xuất của các hộ dùng nước.
4. Tuyên truyền,
phổ biến cho nhân dân địa phương thực hiện nghiêm pháp luật về khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
5. Trực tiếp và
kịp thời xử lý, ngăn chặn các trường hợp vi phạm pháp luật về khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi thuộc phạm vi, quyền hạn của xã; báo cáo kịp thời với
UBND cấp huyện để có biện pháp xử lý những trường hợp không thuộc quyền hạn của
xã giải quyết.
Điều 8. Hộ dùng nước.
1. Ký hợp đồng
sử dụng nước hoặc dịch vụ về nước từ công trình với đơn vị quản lý công trình trước
khi vào vụ sản xuất, trả tiền nước hoặc phí xả nước thải theo quy định.
2. Chấp hành các
quy định của Nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi, tiếp nhận nước từ đơn vị
quản lý khai thác công trình thủy lợi, tôn trọng lịch trình phân phối nước, sử
dụng nước tiết kiệm và có hiệu quả, bảo vệ môi trường nước.
3. Khi xảy ra tình
trạng sâu bệnh, thiên tai, hạn hán làm ảnh hưởng đến năng suất trong trường hợp
thời vụ sản xuất đã ký hợp đồng dùng nước, thì phải phản ánh kịp thời với đơn
vị cấp nước để phối hợp kiểm tra thực tế.
4. Khiếu nại về
tình trạng phân phối nước không công bằng, thiếu nước trên diện tích sản xuất
đã đăng ký sử dụng nước.
5. Được bồi thường
thiệt hại trong trường hợp đơn vị quản lý khai thác công trình thực hiện không
đúng hợp đồng. Mức bồi thường tương đương với mức thiệt hại về sản lượng bình
quân tại khu vực sản xuất.
6. Khi có sự chuyển
đổi quyền sử dụng đất trên diện tích đang sản xuất hoặc cho thuê mướn ruộng,
phải báo cho đơn vị quản lý công trình thủy lợi biết và thanh toán toàn bộ thủy
lợi phí còn nợ đọng từ những vụ sản xuất trước.
7. Ký cam kết quy chế sử dụng nước với đơn vị quản lý công trình nước sinh
hoạt.
8. Tham gia bảo vệ, sửa chữa công trình nước sinh hoạt khi Ban thủy lợi xã,
Tổ thủy lợi thôn, bản yêu cầu.
9. Đóng đầy đủ
kinh phí sử dụng nước theo đúng cam kết.
Chương III
QUẢN
LÝ, CẤP PHÁT, THANH QUYÉT TOÁN KINH PHÍ CẤP BÙ MIỄN THU THUỶ LỢI PHÍ
Điều 9. Đối tượng, phạm vi miễn thuỷ lợi phí.
1. Đối tượng miễn
thuỷ lợi phí:
Hộ gia đình, cá
nhân sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
2. Phạm vi miễn
thuỷ lợi phí;
2.1 Đối với toàn
bộ diện tích mặt đất, mặt nước dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, bao gồm: Ạ/
- Đất, mặt nước
được nhà nước giao cho các hộ gia đình cá nhân;
- Đất, mặt nước
được thừa kế, cho, tặng;
- Đất, mặt nước
mà các hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng hợp pháp;
- Đất, mặt nước
các gia đình, cá nhân được giao hoặc đấu thầu quyền sử dụng đất 5% công ích do
địa phương quản lý.
2.2 Đối với diện
tích đất, mặt nước nêu trên của mỗi hộ, cá nhân nhận khoán của các doanh nghiệp,
nông, lâm trường không thuộc phạm vi được miễn thuỷ lợi phí.
Điều 10. Các tổ chức được ngân sách cấp bù kinh phí miễn thuỷ
lợi phí.
Các đơn vị làm
nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (sau đây gọi là đơn vị quản lý thuỷ
nông) thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu nước cho diện tích được miễn thuỷ lợi phí
được ngân sách nhà nước cấp bù miễn thuỷ lợi phí, bao gồm:
- Công ty TNI IH
một thành viên Quản lý thuỷ nông Lai Châu.
- Các tổ chức,
đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi bao gồm: Trung tâm quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, Ban quản lý
khai thác công trình thuỷ lợi, Trạm quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
- Ban thuỷ lợi
xã, phường, thị trấn; Tổ thuỷ lợi thôn bản được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập theo quy định.
- Các tổ chức khác
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi.
Điều 11. Mức cấp bù miễn thuỷ lợi phí.
Mức cấp bù miễn
thủy lợi phí cho các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác các công trình thuỷ
lợi được
xác định trên cơ sở mức miễn thuỷ lợi phí và diện tích miễn thuỷ lợi phí do
UBND tỉnh quy định.
Điều 12. Lập dự toán, phân bổ, cấp phát, thanh quyết toán.
1. Lập và phân
bổ dự toán.
1.1. Căn cứ lập
dự toán.
- Diện tích miễn
và mức miễn thuỷ lợi phí do UBND tỉnh quy định.
- Kế hoạch tưới
nước, tiêu nước hàng năm của đơn vị quản lý thuỷ nông.
- Hợp đồng tưới
nước, tiêu nước của đơn vị quản lý thuỷ nông ký kết với tổ chức, hộ gia đình,
các cá nhân sử dụng đất, mặt nước cho việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản.
1.2. Quy trình
lập và phân bổ dự toán.
Tháng 7 hàng năm,
trên cơ sở các căn cứ lập dự toán đã nêu trên. UBND các huyện, thị xà và các
đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện lập dự toán kinh phí và tổng hợp vào dự toán
ngân sách cấp mình (đối với các huyện, thị xã) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Sở Tài chính.
Sở Tài chính có
trách nhiệm tổng hợp chung vào dự toán NSĐP hàng năm, báo cáo UBND tỉnh, UBND
tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí miễn thuỷ lợi phí cho các huyện,
thị và các đơn vị quản lý thuỷ nông cấp tỉnh trong tong dự toán Ngân sách địa
phương.
Sau khi có quyết
định giao dự toán ngân sách hàng năm (trong đó có dự toán kinh phí miễn thu
thuỷ lợi phí), UBND các huyện thị và các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức triển
khai, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
2. Cấp phát kinh
phí miễn thuỷ lợi phí đối với đơn vị quản lý thuỷ nông.
Trên cơ sở Quyết
định giao dự toán của UBND tỉnh hàng năm và hợp đồng tưới nước, tiêu nước, cấp
nước của đơn vị quản lý thuỷ nông với các đối tượng dùng nước; Biên bản nghiệm
thu diện tích tưới nước, tiêu nước, cấp nước theo hợp đồng đã ký; Các chứng
liên quan đến tổ chức, hoạt động quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Sở Tài
chính (đối với Công ty TNHH một thành viên quản lý thuỷ nông Lai Châu), Phòng
Tài chính – Kế hoạch (Đối với đơn vị thuỷ nông cấp huyện quản lý), Ban Tài
chính xã (đối với Ban Thuỷ lợi xã) thực hiện cấp phát bằng hình thức lệnh chi
tiền hai (02) lần trong năm vào đầu quý 1 cấp 60% tổng kinh phí và đầu quý III
cấp 40% kinh phí còn lại.
3. Quyết toán kinh
phí cấp bù thuỷ lợi phí được miễn.
Việc quyết toán
nguồn kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí được miễn được thực hiện theo các quy định
hiện hành.
Hàng năm, Sở Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với sở Tài chính tổ chức việc kiểm
tra và phê duyệt khoản cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí của các đơn vị quản lý
thuỷ nông cấp tỉnh quản lý. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm
tra và phê duyệt khoản cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí của các đơn vị quản lý
thuỷ nông thuộc cấp huyện quản lý.
Việc kiểm tra và phê duyệt
khoản cấp bù do miễn thu thuỷ lợi phí này được thực hiện cùng với việc phê
duyệt báo cáo tài chính hàng năm của các đơn vị quản lý thuỷ nông.
Chương IV
TRÁCH
NHIỆM CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ CẮC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI
THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn,
1. Thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước đối với các đơn vị quản lý công trình thủy lợi; hướng dẫn
kiểm tra công tác tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên
địa bàn toàn tỉnh.
2. Hướng dẫn các
địa phương thành lập đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo
quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn việc
lập, thẩm định, trình duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Xây dựng điều
lệ mẫu và hướng dẫn các Ban thủy lợi xã, Tổ thủy lợi thôn, bản xây dựng điều lộ
cho các công trình cấp nước sinh hoạt.
5. Chủ trì, phối
hợp với sở Tài Chính xây dựng mức phí đối với các hộ sử dụng nước sinh hoạt,
trình UBND tỉnh theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của sở Tài chính
1. Chủ trì phối
hợp với sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn hướng dẫn việc lập dự toán, thanh
quyết toán kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí đối với các đơn vị quản lý khai thác
công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính đối với các đơn
vị quản lý khai thác công trình thủy lợi theo quy định của Luật Ngân sách và
các quy định khác của Nhà nước.
2. Hàng năm chủ
trì phối hợp với sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tổng hợp dự toán cấp
bù miễn thủy lợi phí của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh.
5. Phối hợp với
sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng mức phí đối với các hộ sử dụng
nước sinh hoạt, trình UBND tỉnh theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan.
Các sở, ban, ngành
có liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước được phân công, hướng dẫn
kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị quản lý khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi, công trình cấp nước sinh-hoạt vận hành, khai thác hiệu quả công trình
phục vụ sản xuất, dân sinh.
Điều 16. Chế
độ báo cáo
Các địa
phương, đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi báo cáo định
kỳ hàng quý, năm và đột xuất về Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sở Tài
chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Chương V
KHEN
THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17. Những tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện
những nội dung quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi sẽ
được khen thưởng theo quy định.
Điều 18. Các hành vi vi phạm về tổ chức, quản lý khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Chương VI
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 19. Sở Tài chính phối hợp với sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy định này. Trong quá trình
triển khai, áp dụng nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi bổ sung cho
phù hợp, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị được giao quản lý khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi báo cáo về sở Tài chính, sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 20. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, quản lý
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn
có trách nhiệm thi hành Quy định này./.