ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2861/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR) VÀ DỰ TOÁN KHẢO SÁT, LẬP DỰ ÁN, THIẾT KẾ BẢN
VẼ THI CÔNG, LẬP DỰ TOÁN NÂNG CẤP TUYẾN KÊNH THOÁT NƯỚC PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ
TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/06/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; Luật Đấu thầu năm
2013;
Căn cứ Luật Đầu tư 2014;
Căn cứ Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng
vốn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính Phủ
Vương Quốc Bỉ ký ngày 20/6/2013;
Căn cứ hồ sơ Tài chính và Kỹ thuật
dự án “Quản lý nguồn nước
tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh” (TFF);
Căn cứ Quyết định số 1461/QĐ-UBND
ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2287/QĐ-UBND
ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Điều phối Dự án “Phát triển
nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh” và
dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô
thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh
Hà Tĩnh” và Quyết định số 3198/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 2287/QĐ-UBND
ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2016 Dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên
hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” (IWMC);
Căn cứ Quyết định của Ban chỉ đạo
Dự án về phê duyệt danh mục đầu tư tháng 6 năm
2016;
Căn cứ ý kiến không phản đối của Cơ quan Phát triển Bỉ (BTC) về TOR và
dự toán Khảo sát, Lập dự án, Thiết kế bản vẽ thi công, Lập dự toán Nâng cấp tuyến
kênh thoát nước phía Tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh ngày 26/9/2016 tại tờ trình số 174/TTr-PCU
ngày 26/9/2016;
Xét đề nghị của Ban điều phối dự
án SRDP-IWMC Hà Tĩnh tại Tờ trình số 182/TTr-PCU
ngày 29/9/2016; của Sở Xây dựng tại Văn bản số
1341/SXD-HT ngày 24/8/2016 về việc thông báo kết quả thẩm tra TOR và dự toán kinh phí thuê tư vấn khảo sát - lập dự án đầu tư - thiết
kế bản vẽ thi công - tổng dự toán nâng cấp tuyến
kênh thoát nước phía Tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều khoản tham chiếu (TOR) và dự toán
khảo sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán nâng cấp tuyến kênh
thoát nước phía Tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, với các nội dung sau:
1. Điều khoản tham chiếu (TOR): Chi
tiết có TOR kèm theo.
2. Dự toán kinh
phí: 741.945.000 đồng, tương đương 29.389 EUR (không bao gồm
thuế V.A.T);
Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi mốt triệu, chín trăm bốn mươi lăm ngàn
đồng;
(theo tỷ giá
25.246 đồng/USD ngày 25/8/2016 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam); Chi tiết có dự toán kèm theo.
3. Nguồn vốn: Vốn
tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Vương quốc Bỉ cho dự án Quản lý nguồn nước
tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (IWMC). Trích từ dòng ngân sách A.03.02 “Các đầu tư ưu tiên cho thành phố Hà Tĩnh” theo Quyết định
số 678/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc
phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2016 dự án
“Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối
liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” (IWMC).
Điều 2. Giao Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh (chủ đầu tư) tổ
chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành và Hiệp định cụ thể ký ngày
20/06/2013 giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc ban điều phối Dự án SRDP-IWMC Hà
Tĩnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh Văn phòng, PVP Nguyễn
Duy Nghị;
- Lưu VT, TH1.
Gửi: Văn bản giấy (12b) và điện
tử.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Sơn
|
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR)
THUÊ TƯ VẤN KHẢO SÁT - LẬP DỰ ÁN - THIẾT KẾ BVTC - TỔNG DỰ TOÁN NÂNG CẤP
TUYẾN KÊNH THOÁT NƯỚC PHÍA TÂY THÀNH PHỐ HÀ TĨNH, TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm Quyết định số 2861/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh)
I. Bối cảnh:
Dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và
phát triển đô thị liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH) tại tỉnh Hà Tĩnh”(IWMC Hà Tĩnh) là một phần của Chương trình Hợp tác Định hướng (ICP) giai đoạn 2011-2015 giữa Chính phủ Vương quốc
Bỉ và Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký vào tháng 6 năm 2011 có liên
quan đến quản lý nguồn nước trong bối
cảnh biến đổi khí hậu; bao gồm 5 dự án có liên quan với nhau, một dự án giảm nhẹ -
Quỹ Hỗ trợ tăng trưởng xanh (GGSF) - bốn dự án khác tập trung vào thích ứng với
biến đổi khí hậu ở Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (Dự án TSU) và tại 3 tỉnh Hà Tĩnh,
Ninh Thuận và Bình Thuận. Các dự án này nhằm mục đích củng
cố “năng lực của Chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng các mối đe dọa của việc đô thị
hóa nhanh và biến đổi
khí hậu được giảm nhẹ đúng cách thông qua một
phương pháp tiếp cận đa ngành trong lĩnh vực nước và vệ sinh môi trường”.
Dự án IWMC Hà Tĩnh được thực hiện bởi nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Vương
quốc Bỉ với trị giá 7.800.000 EURO và
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam với trị giá 1.000.000 EURO, dự án được thực
hiện trong vòng 06 năm, bắt đầu từ tháng 6 năm 2013.
Mục tiêu tổng quát: Hỗ trợ phát triển thể chế tỉnh Hà Tĩnh về quản lý
nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị liên quan đến BĐKH tại tỉnh Hà Tĩnh.
Mục tiêu cụ thể: Hỗ trợ quản lý nguồn nước
và phát triển đô thị liên quan đến biến đổi khí hậu tại tỉnh
Hà Tĩnh.
Để đạt được mục tiêu trên, dự án phải
đạt được 4 kết quả sau:
Kết quả 1: Tăng cường năng lực của các cấp chính quyền tỉnh
Hà Tĩnh về lĩnh vực BĐKH, lồng ghép quản lý nước và quy hoạch đô thị, sử dụng
cơ chế giám sát và đánh giá thích hợp.
Kết quả 2: Xây dựng một chiến lược toàn diện ứng phó với BĐKH dựa trên các nghiên cứu khác nhau, bao gồm dữ liệu và mô
hình thủy lực tập trung vào tác động hoạt động đến các khu
dân cư của lưu vực sông Rào Cái và tích hợp chỉnh sửa quy
hoạch tổng thể hiện thời của thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng
Lĩnh, đồng thời xác định các ưu tiên chính của chương
trình hành động ứng phó với BĐKH ở cả thành phố và thị xã.
Kết quả 3: Thực hiện các hoạt động chiến lược thí điểm ưu tiên ở thành phố Hà Tĩnh và thị xã
Hồng Lĩnh để rút kinh nghiệm, với phương pháp duy trì
và vận hành thích hợp.
Kết quả 4: Chiến lược ứng phó với BĐKH của tỉnh được hỗ trợ bởi
sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân và cộng đồng.
Các công trình ưu tiên nhằm giải quyết
thoát lũ cấp bách cho thành phố Hà Tĩnh đã được nghiên cứu
kỹ trong xây dựng mô Hình thủy văn/thủy lực sông Rào Cái
bao gồm: Hồ Điều hòa Đập Bợt, Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh,
Công tiêu úng Đập Hầu, Hồ điều hòa Bến Đá. Kinh phí để xây dựng các công trình này nằm trong dòng ngân sách A.3.2 thuộc kết quả 3 của dự án.
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm hành
chính kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, có địa hình dốc về nhiều
phía và bị chia cắt bởi các khu dân cư và các trục đường trong thành phố. Đồ án
“Điều chỉnh quy hoạch chung TP Hà
Tĩnh và vùng phụ cận - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” do Viện
Quy hoạch Đô thị Nông thôn. - Bộ Xây Dựng lập và đã được phê duyệt năm 2007. Thời
gian vừa qua trong quá trình triển khai thực hiện theo Đồ án quy hoạch chung đã
xuất hiện một số vấn đề bất cập nên UBND Tỉnh đã Phê duyệt
Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận
giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, tỷ lệ 1/10.000, tại Quyết định số
3926/QĐ-UBND ngày 09/10/2015.
Trong những năm qua thành phố đã
phát triển rất nhanh và tương lai sẽ có tốc độ phát triển mạnh mẽ
hơn nữa. Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là công trình giao thông, hệ
thống cấp, thoát nước phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh... ngày một
cao. Thực tế cho thấy, song song với tốc độ phát triển nhanh mạnh, thành phố Hà
Tĩnh cũng đang phải đối mặt với vấn nạn ngập lụt thường xuyên xảy ra. Phát triển
đô thị cùng với sự gia tăng dân số dẫn đến việc khai thác mặt bằng không theo
quy hoạch, sông rạch bị bồi lấp, mặt thoáng bị chiếm dụng,
dòng chảy bị cản trở. Trong khi đó, hệ thống tiêu thoát nước được xây dựng theo
kiểu chắp vá, tồn tại trong quy hoạch thiết kế, xây dựng,
quản lý v.v... nên thường cứ đến mùa mưa lũ và triều cường
là nhiều nơi trong thành phố bị ngập úng một cách rất trầm
trọng.
Trước thực trạng đó, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập cho thành phố Hà Tĩnh, các giải pháp đề xuất đã được triển khai
ứng dụng chủ yếu là nâng nền đường, cải tạo hệ thống kênh
rạch, cống thoát nước, xây dựng đê bao, cống ngăn triều đã
phần nào mang lại hiệu quả ở một số khu vực nhưng còn mang tính cục bộ, có thể
giảm ngập cho vùng này nhưng lại gây ngập cho vùng khác. Do các nghiên cứu trước đây chưa xét đến tính tổng thể trong toàn lưu vực,
chưa xét đầy đủ tốc độ đô thị hóa một cách nhanh chóng làm giảm số lượng các khả
năng tiêu thoát của hệ thống kênh rạch hiện có. Việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh thoát nước nhằm giảm thiểu ngập lụt
cho thành phố Hà Tĩnh trong bối cảnh đô thị hóa và thực trạng
ngập lụt như hiện nay chưa được chú trọng.
Khu đô thị Sông Đà nằm ở phía Tây
thành phố Hà Tĩnh đã được xây dựng thiếu giải pháp thoát nước hợp lý, chưa tích hợp các yếu tố biến đổi khí hậu; các tuyến đường bao quanh nâng cấp và xây dựng
sau đó thiếu phối hợp và xác định sai cao độ kết nối dẫn đến
tình trạng ngập úng nghiêm trọng mỗi khi có mưa. Việc xây dựng và vận hành hiệu
quả tuyến thoát phía tây sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ngập úng, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường cho khu đô thị Sông Đà, và cư dân của 2 phường Trần Phú, Thạch
Linh với hướng thoát ra phía tây đổ ra sông Cầu Đông là giải
pháp hiệu quả nhất.
Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh là một
tuyến thoát xả lũ và thoát nước sinh hoạt từ khu đô thị Sông Đà và khu đô thị mới phía Tây kênh N1-9 ra sông Cầu Đông, đảm bảo đủ năng lực tiêu thoát nước cho lưu vực khoảng 150 - 200 Ha. Đây sẽ
là tuyến thoát chính định hướng cho hệ thống thoát nước của
các khu đô thị, khu dân cư bản địa xung quanh thuộc lưu vực Có ý nghĩa rất quan
trọng khi mức độ đô thị hóa trong khu vực ngày một tăng
nhanh.
Trước mắt đây là hệ thống thoát chung
trong tương lai sẽ đặt các giếng tách nước bẩn khi thành phố có trạm xử lý nước thải. Kết cấu và quy trình vận
hành có những thay đổi tiến bộ hơn so với truyền thống, đưa lại hình ảnh thân
thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với những vai trò đó, căn cứ vào quy
hoạch chung, căn cứ vào định hướng phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí
hậu, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, và phát triển kinh tế
xã hội, đô thị hóa và tình trạng ngập úng nghiêm trọng của
khu vực, việc đầu tư xây dựng tuyến thoát này là cần thiết và sẽ phát huy vai
trò tác dụng rõ rệt.
Trước thực trạng cần thiết của việc đầu
tư xây dựng Tuyến kênh thoát nước phía Tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, qua đề xuất của UBND thành
phố Hà Tĩnh và Ban điều phối án
SRDP-IWMC Hà Tĩnh. Cơ quan Phát triển Bỉ đã thuê chuyên gia tư vấn kiểm tra
rà soát tại hiện trường và tổ chức cuộc họp
lấy ý kiến tham vấn của các Sở, ngành cấp tỉnh. Hiện nay đề xuất đầu tư đã được
BTC cấp ý kiến không phản đối.
Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh xây dựng điều khoản tham chiếu (TOR)
thuê tư vấn tiến hành thực hiện khảo
sát, lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán để phục vụ cho việc
xây dựng Tuyến kênh thoát nước tại khu vực phía tây thành
phố.
II. Mục tiêu của công trình
Góp phần giải quyết vấn đề ngập lụt ở
khu vực phía Tây thành phố Hà Tĩnh; Cải tạo cảnh quan và
môi trường sống cho khu vực dân cư của khu đô thị sông Đà và cư dân 2 phường Thạch Linh, Trần Phú nói riêng, thành phố Hà Tĩnh
nói chung.
III. Nhiệm vụ của
tư vấn
Khảo sát, lập Dự án đầu tư và thiết kế
BVTC - Tổng dự toán xây dựng Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa bàn phường Trần Phú và phường Thạch Linh, thành phố Hà
Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh với các nội dung cụ thể sau:
1. Địa điểm
Khu đất xây dựng công trình thuộc phường
Trần Phú và phường Thạch Linh, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà
Tĩnh.
Điểm đầu tuyến chính thuộc khu dân cư
đô thị Sông Đà - Tổ 8 và Tổ 9 Phường Trần Phú, điểm cuối là cống Hói Sổ, Phường Thạch Linh, cách trung tâm đô thị 2,4km
2. Nguyên tắc thiết kế, quy mô
2.1.
Nguyên tắc thiết kế: Thiết kế tuyến kênh cần được điều chỉnh trên cơ sở
áp dụng các nguyên tắc thoát nước đô thị bền vững (SUDS) theo hướng xây dựng hệ thống kênh hở, mềm và gần hơn với thiên nhiên. Ngoài ra cần lưu ý rằng các giải pháp công trình
xanh cần xét đến các điều kiện của địa phương và hiệu quả của công trình mà không tốn nhiều kinh phí bảo dưỡng. Đây là hệ
thống kênh thoát nước lũ kết hợp với hệ thống thoát nước
thải do vậy thiết kế cũng cần giải quyết được các vấn đề về xử lý chất lượng nước
bằng các thảm thực vật
2.2. Quy mô thiết kế:
- Tổng chiều dài: 1.300m, Tuyến có điểm
đầu là Khu đô thị Sông Đà - phía đông kênh tưới N19, điểm cuối là cống Hói Sổ.
- Hình dạng, kích thước mặt cắt ngang
đề xuất: Hình thang, đáy rộng 3,5 - 5m; độ dốc mái kênh 1:
1,5 đối với mái kênh bằng đá xây hoặc bê tông. Độ dốc mái kênh 1:2,5 đối với mái kênh trồng cỏ.
- Kết cấu mái kênh: Trên mực nước thường
xuyên, mái kênh được trồng cỏ hoặc lát tấm bê tông có hốc
trồng cỏ, phía dưới mực nước thường xuyên và đáy kênh được
gia cố bằng đá xây hoặc bê tông.
- Đường quản lý nâng cấp trên cơ sở nền
đường đã có, đảm bảo xe máy, xe đạp và người đi bộ và xe ô tô hoạt động được, định
tuyến phù hợp với quy hoạch đô thị, lề đường trồng cây bóng mát và gờ chắn
bánh.
- Xây dựng cống ngầm qua kênh tưới N1-9 để kết nối với hệ thống thoát nước của khu đô thị
Sông Đà; Kết nối qua giếng tách để thu nước mưa của khu đô thị Sông Đà, nước thải
sinh hoạt vẫn cho tập trung về đường Lê Duẩn qua hệ thống cống kín thoát ra cống Đập Vịt.
- Xây dựng mới 03 cống qua kênh đảm bảo kích thước thủy lực và đảm bảo
yêu cầu tải trọng, mỹ quan, đảm bảo
chiều rộng mặt cống và đồng bộ với quy hoạch phân khu xây
dựng khu vực phường Thạch Linh.
- Trong quá trình thiết kế, các kỹ sư
tư vấn sẽ tính toán cụ thể các yếu tố kỹ thuật như cao độ, độ dốc, năng lực phục vụ, ở những vị trí đấu nối thu nước vào
tuyến kênh cần được thiết kế đảm bảo khả năng thu nước hiệu
quả, đặc biệt là vị trí thu nước ở đầu tuyến kênh. Đồng thời xử lý về kiến trúc cảnh quan phù hợp, thân thiện môi
trường, theo đó, yếu tố biến đổi khí
hậu, kịch bản biến đổi khí hậu và các
ý tưởng quy hoạch sẽ yêu cầu được tích hợp.
3. Tính
chất công trình
Công trình Tuyến kênh thoát nước phía
tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh sẽ là tuyến thoát chính định hướng cho hệ
thống thoát nước của các khu đô thị, khu dân cư bản địa.
4. Yêu cầu của công việc
4.1. Căn cứ pháp lý lập Dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán xây dựng Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày
18/6/2014;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13
ngày 18/6/2014;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày
06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung
về quy hoạch xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày
25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày
18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày
16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và
sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
- Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về
việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn
khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình;
- Thông số 01/2015/TT-BXD ngày
20/3/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân
công trong quản lý chi phí đầu tư xây
dựng;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày
21/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 1125/ĐĐBĐ ngày
19/11/1994 của Tổng cục Địa chính về việc Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500,
1/1000, 1/2000, 1/5000;
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9398 :
2012 công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu
chung;
- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính, ký
hiệu bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1:25000 (96TCN31-91) của Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước;
- TCVN 8478: 2010 công trình thủy lợi
- yêu cầu về thành phần khối lượng khảo sát địa hình trong
các giai đoạn lập dự án và thiết kế
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN
398:2012;
- TCVN 8478:2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo
sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế;
- TCVN 8477:2010, Công trình thủy lợi
- Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong các giai đoạn lập dự
án và thiết kế;
- Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 43-90 “Quy
phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 (phần ngoài trời) của Cục Đo đạc bản đồ;
- Tiêu chuẩn ngành 96 TCN 42-90 “Quy phạm
đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000,
1/10000, 1/25000 (phần trong nhà) của Cục Đo đạc bản đồ;
- Hiệp định tài trợ giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Chính Phủ Vương Quốc Bỉ ký ngày 20/6/2013;
- Hồ sơ Tài chính và Kỹ thuật (TFF) dự
án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong
mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh”;
- Quyết định số 2287/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc
thành lập Ban Điều phối dự án “Phát triển nông thôn bền vững
vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh” và dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến
đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh”(SRDP-IWMC)
và Quyết định 3198/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 về việc sửa đổi bổ sung một số
điều của Quyết định 2287/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định số
678/QĐ-UBND ngày 21/03/2016 của UBND tỉnh V/v phê duyệt Kế
hoạch hoạt động và ngân sách năm 2016 Dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và
phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại
tỉnh Hà Tĩnh”;
Quyết định của Ban chỉ đạo Dự án về
phê duyệt danh mục đầu tư tháng 6 năm
2016;
Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày
29/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành một số nội dung về
quản lý đầu tư xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh;
Đơn giá xây dựng công trình (Phần khảo sát xây dựng) ban hành theo Quyết định số 41/QĐ-SXD ngày
10/5/2016 của Sở Xây dựng Hà Tĩnh.
4.2 Nội dung các nhiệm vụ tư vấn cần thực
hiện
a. Bước lập dự án đầu tư:
a.1. Khảo sát địa
hình phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng công trình Tuyến kênh thoát nước phía
tây thành phố Hà Tĩnh
- Mục đích khảo sát:
+ Cung cấp số liệu cho việc thành lập
bản đồ địa hình phục vụ công tác lập dự án đầu tư xây dựng
công trình Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1/500.
+ Bản đồ địa hình
được sử dụng làm nền phục vụ cho công tác nghiên cứu thiết kế đồng thời cũng được
sử dụng trong công tác quản lý xây dựng. Ngoài ra còn là
tài liệu phục vụ cho các ngành như, thủy lợi, nông nghiệp,
các dự án khác v.v.. trong khu vực.
- Nhiệm vụ: Đo vẽ mới bản đồ địa hình
tỷ lệ 1/500 được thực hiện trong hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 kinh tuyến trục 105°30’ múi chiếu 3°
theo Thông tư hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ
Quốc gia VN-2000 số 973/2001/TT- TCĐC của Tổng cục Địa Chính (nay là Bộ Tài
Nguyên và Môi trường ) ngày 20/6/2001 áp dụng đối với tỉnh Hà Tĩnh
- Khối lượng dự kiến khảo sát:
Hạng
mục công việc
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
KHẢO
SÁT ĐỊA HÌNH
|
|
|
Tuyến
tiêu: dài 1300m
|
|
|
Thủy chuẩn hạng
IV địa hình cấp II
|
Km
|
2,30
|
Thủy chuẩn kỹ
thuật địa hình cấp II
|
Km
|
1,30
|
Khống chế mặt
bằng đường chuyền cấp 2 tuyến kênh
|
Điểm
|
2,00
|
Đo vẽ bình đồ
tuyến kênh trên cạn tỷ lệ 1/500 đường đồng mức 0,5m.
|
ha
|
4,50
|
Đo vẽ bình đồ
tuyến kênh dưới
nước tỷ lệ 1/500 đường đồng mức 0,5m.
|
ha
|
1,35
|
Đo vẽ cắt dọc tuyến trên cạn, địa
hình cấp II
|
100
m
|
13,00
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến trên cạn, địa hình cấp II
|
100
m
|
7,00
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến dưới nước, địa
hình cấp II
|
100
m
|
2,10
|
Cống
dưới kênh N1- 9 (1 cái)
|
|
|
Thủy chuẩn hạng
IV địa hình cấp II
|
Km
|
0,07
|
Thủy chuẩn kỹ
thuật địa hình cấp II
|
Km
|
0,07
|
Đo vẽ bình đồ trên cạn tỷ lệ 1/200
đường đồng mức 0,5m.
|
ha
|
0,35
|
Đo vẽ cắt dọc tuyến trên cạn, địa hình cấp II
|
100
m
|
0,70
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến trên cạn, địa
hình cấp II
|
100
m
|
1,2
|
- Các nhiệm vụ cụ thể:
+ Thu thập tài liệu số liệu trắc địa
bản đồ có trong khu vực tại Sở Tài nguyên và + Môi trường
Hà Tĩnh;
+ Thu thập tài liệu về quy hoạch;
+ Thiết kế lưới khống chế mặt bằng và
độ cao phục vụ đo vẽ;
+ Đo vẽ chi tiết bản đồ;
+ Hoàn thiện hồ sơ.
- Công tác kiểm tra: Các hạng mục
công việc của công tác đo vẽ bản đồ cần được thực hiện theo đúng quy định, quy phạm
hiện hành, trong quá trình thực hiện đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm kiểm tra từng công đoạn
cho đến sản phẩm cuối cùng là bộ bản đồ cần thành lập.
- Công tác nghiệm thu: Được tiến hành
sau khi công trình hoàn tất theo đúng các trình tự nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 05/TT-BXD ngày 09/6/2011
của Bộ Xây dựng quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm
thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ thiết kế xây dựng. Đơn vị tư
vấn chịu trách nhiệm hoàn toàn trước độ chính xác cũng như toàn bộ thành quả, sản phẩm đo đạc bản đồ.
- Sản phẩm giao nộp: Sản phẩm giao nộp
theo đúng số lượng được quy định dưới đây, đồng thời thành quả tính toán đo đạc
bình sai lưới khống chế đo vẽ bản đồ hạng cấp cũng được in, đánh giá độ chính xác cùng bộ ghi chú
điểm của các điểm mốc khống chế... đều được in và lưu giữ trong bộ hồ sơ giao nộp (Số lượng hồ sơ khảo sát địa hình giao nộp theo Bảng
1). Chi tiết sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng.
- Thời gian dự kiến hoàn thành công
tác đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đường đồng mức 1.0m là 10 ngày.
a.2. Khảo sát địa chất phục vụ lập dự
án đầu tư:
- Yêu cầu: Công tác khoan phải thực
hiện theo đúng các yêu cầu về kỹ thuật khoan máy trong công tác khảo sát địa chất
công trình thủy lợi (TCVN 8477:2010,
Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong
các giai đoạn lập dự án và thiết kế). Khoan xong hố nào lấp
ngay hố đó theo đúng quy định của TCVN 8477:2010 và lấy mẫu nguyên dạng; trường
hợp không thể lấy được mẫu nguyên dạng thì lấy mẫu không
nguyên dạng. Thí nghiệm 17 chỉ tiêu cơ lý đối với mẫu
nguyên dạng và mẫu không nguyên dạng. Công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển
mẫu về phòng thí nghiệm thực hiện theo đúng quy phạm hiện hành.
- Thành phần khảo sát địa chất công trình trong giai đoạn lập thiết kế dự án đầu tư:
+ Trắc dọc tuyến
tiêu thoát: Đối với tuyến chính khoan 02 hố trắc dọc và tận dụng hố khoan của cống
để thành 1MC địa chất hoàn chỉnh, độ sâu hố khoan là 7m: tổng cộng 2 hố *7m/ hố
= 14m.
+ Cống luồn dưới
kênh N1-9 (1 cái) và cống qua kênh (3 cái): Mỗi cống khoan
1 mũi, độ sâu 7m. tổng cộng 4* 7m = 28m.
+ Công tác lấy mẫu:
* Đối với tuyến
kênh: Cứ 2 m lấy 01 mẫu nguyên dạng, các lớp không lấy được mẫu nguyên dạng thì
lấy mẫu không nguyên dạng. Mẫu không nguyên dạng tạm tính 01 mẫu.
* Đối với vị trí
cống: Cứ 2 m lấy 01 mẫu nguyên dạng, các lớp không lấy được mẫu nguyên dạng thì
lấy mẫu không nguyên dạng. Mẫu không nguyên dạng tạm tính
02 mẫu.
- Khối lượng dự kiến theo bảng sau:
Hạng
mục công việc
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
KHẢO
SÁT ĐỊA CHẤT
|
|
|
Tuyến
kênh
|
|
|
Khoan guồng xoắn có lấy mẫu dưới nước
trắc dọc tuyến kênh, độ sâu hố khoan từ 0-10m, cấp đất I-III
|
m
|
14,00
|
Mẫu nguyên dạng 17 chỉ tiêu
|
Mẫu
|
6,00
|
Mẫu không
nguyên dạng
|
Mẫu
|
1,00
|
Cống
dưới kênh N1-9 (1
cái) và cống qua kênh (3 cái)
|
|
|
Khoan xoay bơm rửa bằng ống mẫu
trên cạn trắc dọc tuyến cống, độ sâu hố khoan từ 0-30m
|
m
|
28,00
|
Mẫu nguyên dạng
17 chỉ tiêu
|
Mẫu
|
12,00
|
Mẫu không
nguyên dạng
|
Mẫu
|
2,00
|
Bãi
VL đất đắp, bãi thải
|
|
|
Công điều tra mỏ vật liệu đất đắp
|
công
|
5,00
|
Công điều tra bãi thải
|
công
|
5,00
|
PHẦN
NHÂN CÔNG KHÁC
|
|
|
Điều tra địa
chất, địa tầng
|
Công
|
5,00
|
Điều tra dân sinh kinh tế
|
Công
|
5,00
|
Điều tra các công trình trên tuyến
|
Công
|
5,00
|
Vận chuyển quân và thiết bị
|
Ca +
công
|
5,00
|
- Báo cáo khảo sát địa chất công
trình bao gồm tối thiểu những thông tin sau:
+ Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.
+ Quy trình và phương pháp khảo sát
xây dựng.
+ Khái quát về vị trí và điều kiện tự
nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặc điểm, quy mô, tính chất của công
trình.
+ Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện, các hình trụ lỗ khoan và phân
chia địa tầng;
+ Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.
+ Các ý kiến đánh
giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).
+ Kết luận và kiến
nghị.
+ Các phụ lục kèm theo.
a.3. Lập dự án đầu
tư và thiết kế cơ sở và lập tổng mức
đầu tư.
Tư vấn có trách
nhiệm:
- Bố trí đủ người có kinh nghiệm và
chuyên môn phù hợp để thực hiện thiết kế; cử người có
đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế;
- Chỉ sử dụng kết
quả khảo sát đáp ứng được yêu cầu của bước thiết kế và phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình;
- Chỉ định cá nhân, bộ phận trực thuộc
tổ chức của mình hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác đủ điều kiện năng lực theo quy
định để thực hiện công việc kiểm tra nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế;
- Trong quá trình thiết kế, Tư vấn cần
phải làm việc với đại diện cộng đồng địa phương để thống nhất phương án thiết kế;
- Trình chủ đầu tư hồ sơ thiết kế để
được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Xây dựng;
tiếp thu ý kiến thẩm định và giải trình
hoặc chỉnh sửa hồ sơ thiết kế theo ý
kiến thẩm định.
a.4. Hồ sơ
sản phẩm giao nộp:
- Sản phẩm tư vấn sau khi đã hoàn
thành được giao nộp cho Chủ đầu tư với nội dung, khối lượng cụ thể như sau:
Stt
|
Mô
tả sản phẩm
|
Số
lượng
|
Tiếng
Việt
|
Tiếng
Anh
|
1
|
Hồ sơ khảo sát địa hình
|
|
|
1.1
|
Báo cáo công tác khảo sát địa hình
|
07
|
07
|
1.2
|
Bản vẽ khảo sát địa hình
|
07
|
07
|
1.3
|
Nhật ký khảo sát địa hình
|
07
|
07
|
1.4
|
Biên bản nghiệm thu công tác KSĐH
|
07
|
07
|
1.5
|
Đĩa CD chứa nội
dung bản đồ trên
|
03
|
03
|
2
|
Hồ sơ khảo sát địa chất
|
|
|
2.1
|
Báo cáo công
tác khảo sát địa chất
|
07
|
07
|
2.2
|
Bản vẽ mô tả vị trí hố khoan
|
07
|
07
|
2.3
|
Các mẫu thí nghiệm các thành phần cơ lý
|
07
|
07
|
2.4
|
Nhật ký khảo sát địa chất
|
07
|
07
|
2.5
|
Biên bản nghiệm thu công tác KSĐC
|
07
|
07
|
3
|
Hồ sơ thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư
|
|
|
3.1
|
Báo cáo chính
|
07
|
07
|
3.2
|
Báo cáo tóm tắt
|
07
|
07
|
3.3
|
TM thiết kế cơ sở và các phụ lục tính
toán
|
07
|
07
|
3.4
|
Bản vẽ thiết kế
cơ sở
|
07
|
07
|
3.5
|
Dự toán tổng mức đầu tư
|
07
|
07
|
3.6
|
Các bảng tính khối lượng theo bản vẽ TKCS
|
07
|
07
|
3.7
|
Đĩa CD chứa toàn bộ tài liệu trên
|
03
|
03
|
- Đơn vị tư vấn
cần tính toán Thủy văn, thủy lực từ thượng nguồn của lưu vực thuộc các phường
Trần Phú và Thạch Linh để phục vụ cho việc phân tích và tính toán hiệu quả hoạt
động của tuyến kênh trong việc thoát lũ; kết quả này cần thể hiện trong Dự án đầu tư và đề xuất phương án thiết kế kênh tiêu phù hợp.
- Thiết kế tuyến kênh cần được điều
chỉnh trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc thoát nước đô thị
bền vững (SUDS) theo hướng xây dựng hệ thống kênh hở, mềm
và gần hơn với thiên nhiên. Thiết kế thủy lực cần tính đến
tăng tính chịu lực của nước do lực cản của mái thảm thực vật (phù hợp với cách
tiếp cận của Hệ thống thoát nước đô thị bền vững) các biện pháp kỹ thuật xanh
nên được áp dụng trong thiết kế hệ thống thoát nước. Ví dụ,
có thể bao gồm thiết kế phần phía dưới lòng kênh hình thang bằng bê tông để cho
dòng chảy thấp kết hợp phía trên là với phần thảm thực vật hoặc thảm thực vật kết
hợp đá để giúp dòng chảy mạnh hơn. Các cống nên được tích
hợp với cảnh quan kết nối dọc hệ thống đường thủy của sông Cầu Đông với khu vực
đô thị, trong đó cây cối và các yếu tố khác tạo thành một hình ảnh thân thiện với môi trường và thích ứng
BĐKH. Ngoài ra cần lưu ý rằng các giải pháp công trình xanh cần xét đến các điều
kiện của địa phương và hiệu quả của công trình mà không tốn nhiều kinh phí bảo dưỡng. Đây là hệ thống kênh thoát nước lũ kết hợp với
hệ thống thoát nước thải do vậy thiết kế cũng cần giải quyết được các vấn đề về xử lý chất lượng nước bằng
các thảm thực vật.
- Chi tiết sẽ được quy định cụ thể
trong hợp đồng
- Thời gian dự kiến hoàn thành công tác khảo sát địa chất địa
hình, lập dự án và tổng dự toán là 30 ngày.
b. Bước lập thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán xây dựng công trình
Tuyến kênh thoát nước phía Tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
b.1. Khảo sát địa hình phục vụ lập thiết
kế BVTC - TDT
Tận dụng lại toàn bộ số liệu khảo sát
đã thực hiện ở giai đoạn lập dự án đầu tư. Giai đoạn thiết kế BVTC khảo sát bổ
sung các hạng mục sau:
Theo tiêu chuẩn
TCVN 8478 : 2010; Mục 7, mục 8 thành phần khối lượng khảo
sát địa hình giai đoạn TKKT và TKBVTC:
- Khảo sát trắc
dọc tuyến kênh, tuyến cống, (trong quá
trình lập dự án nếu có điều chỉnh hướng tuyến thì cần khảo sát bổ sung. Nếu không thay đổi hướng tuyến
thì không khảo sát bổ sung và khối lượng khảo sát này sẽ
không được thanh toán)
- Khảo sát bổ sung trắc ngang tuyến kênh, tuyến cống: Phục vụ công tác tính toán khối lượng.
Cụ thể mục 7.7 quy định trung bình 50m/ 1MC mỗi MC rộng 2b cộng với 3MC các điểm
ngoặt Si.
- Công tác cắm mốc tim tuyến, mốc
GPMB như quy định mục 7.8 và mục 8.4 cụ thể tuyến kênh: có 02 điểm K0 + Kc
và 01 điểm Si* 2 mốc/ 1 điểm = 3 mốc. Mỗi cống có 01 mốc = 4 mốc.
Khối lượng khảo sát địa hình phục vụ
lập thiết kế BVTC dự kiến theo bảng sau:
Hạng
mục công việc
|
Đơn
vị
|
Khối
lượng
|
KHẢO
SÁT ĐỊA HÌNH
|
|
|
Tuyến
tiêu: dài 1300m
|
|
|
Thủy chuẩn hạng
IV địa hình cấp II
|
Km
|
1,30
|
Thủy chuẩn kỹ
thuật địa hình cấp II
|
Km
|
1,30
|
Đo vẽ cắt dọc tuyến trên cạn, địa
hình cấp II
|
100
m
|
13,00
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến trên cạn, địa
hình cấp II
|
100
m
|
7,70
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến dưới nước, địa
hình cấp II
|
100
m
|
2,10
|
Công
trình trên tuyến: Cống dưới kênh N1-9 (01 cái) và cống qua kênh (3 cái)
|
|
|
Thủy chuẩn hạng IV địa hình cấp II
|
Km
|
0,05
|
Thủy chuẩn kỹ
thuật địa hình cấp II
|
Km
|
0,05
|
Đo vẽ cắt dọc
tuyến trên cạn, địa hình cấp II
|
100
m
|
0,50
|
Đo vẽ cắt ngang tuyến trên cạn, địa hình cấp II
|
100
m
|
2,00
|
Công
tác cắm mốc
|
|
|
Cắm mốc tim tuyến kênh
|
Mốc
|
3,00
|
Cắm mốc tim tuyến công trình trên kênh
|
Mốc
|
4,00
|
Cắm mốc GPMB
|
Mốc
|
38,00
|
b.2. Khảo sát địa chất công trình
trong giai thiết kế bản vẽ thi công
Tận dụng toàn bộ khối lượng khảo sát
gia đoạn lập dự án đầu tư.
- Mục tiêu: Thiết kế bản vẽ thi công
- dự toán các hạng mục công trình đã được thiết kế cơ sở và các tài liệu có liên
quan khác theo đúng quy trình quy phạm để trình chủ đầu tư
phê duyệt.
- Các nhiệm vụ cụ thể:
+ Thu thập và xử lý các tài liệu được
khảo sát cập nhật về hiện trạng;
+ Tiến hành khảo sát và lập các báo
cáo khảo sát địa hình bổ sung phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;
+ Xác định các tiêu chí thiết kế, các
quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng của dự án phù hợp với pháp luật Việt Nam;
+ Nghiên cứu, phân tích các khía cạnh
về mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và rà soát nội dung đầu tư và những giải pháp kỹ thuật đã được đề xuất trong dự án đầu tư và thiết kế cơ sở để
tuân thủ hoặc điều chỉnh một số giải pháp trong điều kiện
không làm thay đổi vị trí, mục tiêu và không làm tăng tổng
mức đầu tư của dự án;
+ Đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp
về công nghệ, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, điện, cơ khí phù hợp với các yêu cầu
và nội dung của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt;
b.3. Thiết kế bản vẽ thi công các hạng
mục công trình của dự án:
Bước lập bản vẽ thi
công và tổng dự toán được tính toán trên cơ sở ước tính
giá trị xây lắp trước thuế 17,00 tỷ đồng
b.4. Lập bản vẽ thi công và tổng dự
toán được tính
b.5. Cùng với BQLDA giải trình các cấp
có thẩm quyền để phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
b.6. Sản phẩm hồ sơ giao nộp
- Các bản dự thảo được trình nộp cho
Chủ đầu tư xem xét theo tiến độ của hợp đồng đã được ký kết
giữa Ban Quản lý dự án và đơn vị tư vấn.
- Sau khi nhận được các nhận xét từ
phía các cơ quan liên quan, phải hoàn chỉnh các hồ sơ/tài
liệu cuối cùng. Tất cả các bản hồ sơ và tài liệu cuối cùng sẽ phải trình nộp sau khi đã được chỉnh sửa với các ý kiến
phản hồi đã nhận. Số lượng cần thiết của các bản sao in và
bản sao điện tử, cả tiếng Anh và tiếng Việt, được nêu trong
cụ thể như sau:
+ Đối với bản thảo báo cáo, bản vẽ và
hồ sơ: Tất cả các bản thảo báo cáo sẽ trình bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
+ Đối với các
báo cáo, bản vẽ và hồ sơ chính thức: đơn vị tư vấn giao nộp
cho PCU 07 bộ hồ sơ (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) kèm
theo 2 hai bản copy trên đĩa CD.
- Các sản phẩm và tiến độ trình nộp
các hồ sơ của tư vấn được trình bày trong bảng dưới đây.
Stt
|
Mô
tả sản phẩm
|
Số
lượng
|
Tiếng
Việt
|
Tiếng Anh
|
|
Hồ sơ thiết kế và dự toán
|
|
|
1
|
Bản dự thảo lần
1 Hồ sơ thiết kế và dự toán
|
01
|
01
|
2
|
Bản dự thảo lần
2 Hồ sơ thiết kế và dự toán
|
01
|
01
|
3
|
Bản cuối cùng Hồ sơ thiết kế và dự
toán
|
07
|
07
|
Chi tiết sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng
Thời gian dự kiến hoàn thành công tác thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán là 30
ngày
c. Yêu cầu về hồ sơ:
- Tất cả các báo cáo đều được dịch
sang tiếng Anh và in số lượng in tương ứng với bản tiếng Việt theo các bảng
trên;
- Bản vẽ được in theo chế độ song ngữ
Việt - Anh.
d. Yêu cầu về bàn giao mặt bằng, mốc
giới tại thực địa:
Tư vấn có tránh
nhiệm xây dựng mốc và bàn giao cho chủ đầu tư và nhà thầu
thi công xây dựng công trình mốc định vị và mốc giới công trình tại thực địa.
e. Trách nhiệm của nhà thầu tư vấn xây dựng:
- Đối với khảo sát: Tư vấn chịu trách
nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện. Việc nghiệm thu và phê
duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư
không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện;
- Đối với thiết kế: Tư vấn chịu trách
nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trình do mình
thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế
của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên
môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng
thiết kế xây dựng công trình do mình thực hiện.
IV. Thời gian thực hiện (tối đa
dự kiến theo lịch sau)
TT
|
NỘI
DUNG CÔNG VIỆC
|
THỜI
GIAN
(ngày)
|
GHI
CHÚ
|
1
|
Đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 phục vụ lập dự án đầu tư xây dựng Tuyến kênh thoát nước phía
tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
|
10
|
|
2
|
Khảo sát địa hình địa chất, lập dự
án đầu tư xây dựng công trình Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
|
40
|
|
3
|
Lập thiết kế BVTC - TDT xây dựng
công trình Tuyến kênh thoát nước phía tây thành phố Hà
Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
|
30
|
|
|
Tổng cộng
|
80
|
|
V. Nguồn vốn thực
hiện
Nguồn vốn được ghi trong dòng ngân
sách A.3.2. thuộc kết quả 3 của dự án
IWMC do Chính phủ Vương quốc Bỉ viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
VI. Yêu cầu về
năng lực của đơn vị tư vấn
Đơn vị tư vấn được chọn phải đảm bảo năng lực tối thiểu sau:
6.1. Đối với khảo sát xây dựng
- Có ít nhất 03 người có chuyên ngành đo vẽ địa hình phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát:
1 người là chủ nhiệm khảo sát có trên 5 năm kinh nghiệm, có chứng chỉ hành nghề khảo sát địa; 2 người còn lại có trên 3
năm kinh nghiệm;
- Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện
từng loại khảo sát (có ít nhất 01 máy toàn đạc điện tử, 01 máy thủy bình và máy
định vị GPS cầm tay kèm theo);
- Đã thực hiện ít nhất 02 nhiệm vụ khảo
sát của công trình cấp III cùng loại
hoặc 02 nhiệm vụ khảo sát phục vụ lập dự án mương thoát nước trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh hoặc có điều kiện tương tự với quy mô tuyến mương 2km trở
lên.
6.2. Đối với lập dự án, thiết kế
cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây
dựng công trình
- Có ít nhất 05 người: 01 kiến trúc sư, 01 kỹ sư thủy lợi, 01 kỹ sư hạ tầng
với tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và các kỹ sư chuyên ngành phù hợp. Trong đó ít
nhất có 02 người có chứng chỉ hành nghề thiết kế công
trình phù hợp để, chủ trì thiết kế xây dựng công trình;
- Có ít nhất 01
kỹ sư hoặc cử nhân thuộc các chuyên ngành môi trường có tối thiểu 10 năm kinh
nghiệm để chủ trì đánh giá tác động môi trường hoặc làm
các cam kết bảo vệ môi trường;
- Có ít nhất 01 người có trình độ Đại
học trở lên có chuyên ngành liên quan đến lập dự toán xây dựng công trình, có
chứng chỉ kỹ sư định giá hạng 2 trở lên, đã có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và đã thực hiện lập Dự
toán tối thiểu cho 05 công trình xây dựng tương tự hoặc lớn
hơn về tính chất, quy mô.
- Đã thực hiện ít nhất 08 hợp đồng tư
vấn lập Dự án, thiết kế cơ sở, lập tổng
mức đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán xây dựng
công trình kênh mương thoát nước với quy mô tương tự;
- Cán bộ chuyên môn của đơn vị tư vấn
đã từng tham gia ít nhất 08 dự án, thiết kế bản vẽ thi công - Tổng dự toán xây
dựng công trình kênh mương thoát nước với quy mô tương tự
trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh hoặc địa bàn tương tự.
VII. Quản lý hành chính/pháp lý
7.1 Vai trò và trách nhiệm trong Quản lý quá trình thực hiện
Quá trình thực hiện khảo sát, quy hoạch
chi tiết, thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự toán do đơn vị tư vấn trúng thầu thực hiện dưới sự giám sát và hướng
dẫn chỉ đạo của Ban điều phối dự án
SRDP-IWMC Hà Tĩnh có tham khảo ý kiến của UBND thành phố Hà Tĩnh. Cụ thể như sau:
- UBND tỉnh Hà
Tĩnh: Chính phủ Việt Nam đã giao UBND tỉnh Hà Tĩnh làm chủ
dự án và chịu trách nhiệm về phần đóng góp của Việt Nam cho dự án.
- Ban điều phối dự án (PCU) là cơ
quan chịu trách nhiệm điều phối, thực hiện và giám sát dự án, và tư vấn sẽ ký hợp
đồng hợp pháp với PCU.
- Cơ quan Phát triển Bỉ (BTC): Chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn và hiệu quả của
dự án.
- PCU sẽ hỗ trợ đơn vị tư vấn:
+ Làm việc với chính quyền tỉnh và
các bên liên quan khác nhau để tạo điều kiện và tổ chức các cuộc hẹn cho tư vấn
gặp các quan chức chính quyền cấp tỉnh và cấp cơ sở. Mọi cuộc họp ở cấp quốc
gia đều sẽ được TSU hỗ trợ tổ chức.
+ Sắp xếp hậu cần như thu thập và sao
chụp tài liệu liên quan, lên lịch trình, phòng họp, photocopy và in ấn, thư mời,
các cuộc tham vấn, hội thảo, họp với chính quyền/cán bộ chuyên môn, người dân địa
phương ở trong tỉnh có liên quan đến việc
thực hiện hoạt động trong Điều khoản tham chiếu này.
7.2 Sở hữu kết quả
- Bản quyền toàn bộ các kết quả của
tư vấn sau khi được nghiệm thu thuộc về PCU (cả bản cứng và bản mềm);
- Đơn vị tư vấn chịu hoàn toàn trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và sở hữu bản quyền các tài liệu sử dụng
trong nghiên cứu đối với bên thứ 3.
7.3 Khía cạnh tài chính
+ Yêu cầu đơn vị tiền tệ, thông tin hóa đơn;
Đơn vị tiền tệ: Tính bằng đồng Việt
Nam (VND);
Định mức chi phí: Theo quy định hiện hành
của chính phủ Việt Nam;
Giá trị chào thầu và thanh toán không
bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
VIII. Tổ chức thực hiện.
- Hình thức chọn
thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nước
- Quy trình đấu
thầu sẽ theo quy định của Luật đấu thầu Việt Nam và các quy định cụ thể trong
tài liệu Hồ sơ Tài chính và Kỹ thuật của dự án, Nhà thầu sẽ
tuân theo quy trình đấu thầu cạnh tranh.
- Các đơn vị tham gia đấu thầu cần
cung cấp:
+ Phương pháp luận
và nội dung thực hiện các giai đoạn của quá trình tư vấn
thiết kế;
+ Danh sách và hồ sơ lý lịch các tư vấn
viên trong nước và quốc tế (nếu có);
+ Đề xuất ngày tháng và thời gian thực
hiện công việc;
+ Một bản đề xuất tài chính bao gồm tất
cả các chi phí liên quan; (chi tiết trong hồ sơ mời thầu)
+ Đánh giá thầu sẽ dựa trên năng lực
của Hồ sơ lý lịch, phương pháp, sự sẵn sàng về thời gian và chi phí.
IX. Thông tin về
Chủ đầu tư
Ban Điều phối dự
án SRDP-IWMC Hà Tĩnh
- Địa chỉ liên lạc: Số 12, Võ Liêm Sơn, TP Hà Tĩnh,
tỉnh Hà Tĩnh
- Điện thoại: 0393 858 993 /Fax: 0393
858 993