Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 28/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Vĩnh Nghiệp
Ngày ban hành: 14/03/1985 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 28/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 1985

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT VÀ BAN HÀNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ HUYỆN HÓC MÔN

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
Căn cứ những ý kiến đóng góp và nhất trí của các ngành liên quan ở thành phố trong cuộc họp xét duyệt quy hoạch tổng thể của huyện Hóc môn ngày 21 tháng 7 năm 1984;
Xét đề nghị của đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc môn (tờ trình số 36/TT-UB ngày 14-1-1985) và ý kiến nhất trí của đồng chí Trưởng ban phân vùng kinh tế thành phố (công văn số 36/QH-NN ngày 20-2-1985) về việc xin phê duyệt quy hoạch tổng thể của huyện Hóc môn;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo quyết định này quy hoạch tổng thể của huyện Hóc môn.

Điều 2. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, Trưởng ban phân vùng kinh tế thành phố, đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố và các đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban ngành có liên quan ở thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Vĩnh Nghiệp

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

HUYỆN HÓC MÔN
(Kèm theo quyết định số 28/QĐ-UB ngày 14-3-1985 của UBND.TP)

Phần thứ nhất.

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ BẢN

 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỰ NHIÊN:

1. Vị trí địa lý:

Hóc môn là một huyện vành đai nằm sát nội thành cách trung tâm thành phố 20km về hướng Tây Bắc.

Bắc giáp: Huyện Củ Chi

Nam giáp: quận Gò Vấp, Tân Bình và huyện Bình Chánh

Đông giáp: huyện Thuận An tỉnh Sông Bé

Tây giáp: tỉnh Long An.

Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 16.576 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 11.108 ha, chiếm 67% đất tự nhiên.

1. Địa hình chia làm 3 vùng:

- Vùng đất cao, độ cao từ 7 – 11 mét. Diện tích 1.465 ha, chiếm 8,9%

- Vùng đất triền, độ cao từ 3 – 6 mét. Diện tích 6.682 ha, chiếm 40,3%.

- Vùng trũng, dưới 2 mét. Diện tích 8.429 ha, chiếm 50,80%

2. Thổ nhưỡng: gồm 3 loại đất chủ yếu.

- Đất xám: 5.887 ha, chiếm 35,5%.

- Đất phèn: 7.262 ha, chiếm 43,8% trong đó đất phèn nặng mới khai phá gần 1.500 ha.

- Đất vàng xám: 326 ha, chiếm 2% diện tích toàn huyện.

3. Nguồn nước cho sản xuất và đời sống:

Hiện đang sử dụng 3 nguồn: Nước mưa, nước mặn và nước ngầm. Nhìn chung chất lượng nước ngọt, tốt. Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm có ý nghĩa đặc biệt đối với vùng rau chuyên canh và cây công nghiệp ngắn ngày của huyện. Nguồn nước ngầm khá dồi dào, năng lực khai thác có thể đạt 150.000 m3/ngày.

Nguồn nước mưa tập trung theo mùa. Lượng mưa trung bình 1.949 ly, tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô thiếu nước tưới.

Nước sông hàng năm có bị nhiễm mặn và phèn xuất hiện từ tháng 1 – 5. Nặng nhất là tháng 3 – 4 hàng năm.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI:

1. Dân số và lao động.

- Dân số đến năm 1983 là 215.686 người (Tốc độ tăng tự nhiên từ 1976 đến 1983 bình quân 2,1%).

Trong đó nông nghiệp 99.955 người, chiếm tỷ lệ 46,3% dân số.

Tổng số hộ là: 37.011 hộ trong đó nông nghiệp 17.990 hộ, chiếm 48,6% số hộ toàn huyện.

- Lao động trong độ tuổi 95.128 người. Trong đó lao động đang làm việc 76.528 người, chiếm 80,4% lao động dự trữ 8.962 người, mất sức lao động 2.542 người, chưa có việc làm 7.96 người chiếm 7,4%.

+ Lao động đang làm việc chia ra:

Nông lâm ngư nghiệp 48.939 người, chiếm 63,95%.

Công nghiệp – TTCN: 11.820 người, chiếm 15,4%.

Xây dựng 1.992 người, chiếm 2,6%.

Thương nghiệp, cung ứng vật tư 6.258 người chiếm 8,17%.

Ngành nghề khác: 7.519 người, chiếm 9,82% so với lao động đang làm việc (lao động công nghiệp – TTCN huyện quản lý 7.019 người, thành phố quản lý 4.801 người)

2. Tình hình phát triển nông nghiệp những năm qua:

Huyện Hóc Môn là huyện nông nghiệp ngoại thành với nhiệm vụ là huyện vành đai thực phẩm, cung cấp rau, thịt, trứng, sữa mà đặc biệt là rau xanh cho thành phố.

Nhìn chung trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện đã không ngừng tăng lên, vùng rau chuyên canh đã được hình thành, cung cấp được một phần đáng kể cho thành phố.

a) Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chủ yếu:

Trong những năm qua diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện tập trung vào ba nhóm cây chính:

- Cây thực phẩm.

- Cây lương thực.

- Cây công nghiệp ngắn ngày.

Sản xuất năm 1983 đạt kết quả như sau:

+ Cây rau đậu: 4.154ha, năng xuất 13.169 tấn/ha, sản lượng 54.700 tấn.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày: 1.867 ha, trong đó:

- Mía 996 ha, năng suất 48 tấn/ha, sản lượng 47.808 tấn.

- Đậu phộng: 430 ha, năng suất 1,356 tấn/ha sản lượng 325,6 tấn.

Tổng diện tích gieo trồng năm 1983 đạt: 14.820 ha.

Năm cao nhất đạt 15.535 ha (1982).

Tốc độ tăng bình quân hằng năm từ 1976 – 1983 là 2,9%.

Trong đó cây rau là cây có tốc độ tăng cao nhất: 12% hàng năm; kể đến là cây công nghiệp ngắn ngày 10,1%.

Riêng cây lương thực giảm bình quân 4,7%/năm.

Hệ số sử dụng ruộng đất năm 1983 đạt 1,4 lần. Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,9% từ 1976 – 1983.

b) Tổng đàn gia súc gia cầm 1983:

- Tổng đàn trâu có 5.900 con, tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 1976 – 1983 là 1,9%.

- Đàn bò: 8.595 con, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 0,45%.

- Đàn heo 17.536 con.

Năm cao nhất: 21.027 con (1982)

Năm thấp nhất: 11.130 con (1979)

Tốc độ tăng bình quân hằng năm là 3,2%. Riêng khu vực quốc doanh gồm 500 con.

- Tổng đàn gia cầm 302.371 con, tốc độ tăng bình hằng năm từ 1977 – 1982 là 13,0%. Riêng năm 1983 tăng 75,8% so với năm 1982 – do có chính sách gia công vịt xuất khẩu.

- Sản lượng thịt các loại đạt 1.697 tấn, tốc độ tăng bình quân hằng năm từ 1978 – 1983 là 10,1%. Trong đó thịt heo chiếm 74,2% sản lượng thịt các loại.

c) Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 176.414.000đ tốc độ tăng hằng năm (từ 1980 – 1983) là 4,28% (tính theo giá cố định 1982).

Trong đó, trồng trọt đạt: 146.114.000đ chiếm 83%.

Chăn nuôi đạt: 30.300.000đ, chiếm 17% giá trị toàn ngành công nghiệp.

Giá trị hàng nông nghiệp tham gia cung ứng xuất khẩu tại chỗ đạt 530.000đ.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU BÌNH QUÂN ĐẠT ĐƯỢC:

- Lúa: 220kg/1 nhân khẩu nông nghiệp.

- Rau: 547ha/1 nhân khẩu nông nghiệp.

- Thịt các loại: 8kg/1 nhân khẩu nông nghiệp.

- 2,5 gia súc tiêu chuẩn/1 ha canh tác.

- 0,5 trâu bò/1 ha canh tác.

- Giá trị sản lượng nông nghiệp trên 1 nhân khẩu nông nghiệp đạt 1.765đ.

TÓM LẠI:

Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có chiều hướng phát triển tốt đã hình thành nên vùng rau chuyên canh, diện tích cây lương thực dần dần thu hẹp lại hợp lý. Những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu như đậu phộng, thuốc lá được chú trọng phát triển. Sản xuất đang trên đà chuyên môn hóa, thâm canh tăng năng suất.

- Nhưng giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi chưa cân đối, năng suất cây trồng còn thấp.

Đồng thời với việc phát triển sản xuất huyện đã tiến hành công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp. Hiện nay huyện đã xây dựng được 4 hợp tác xã (1 hợp tác xã rau, 3 hợp tác xã lúa), 158 TĐSX, đưa diện tích canh tác được tập thể hoá đạt 51% và 56% số hộ nông nghiệp vào làm ăn tập thể.

3. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp:

Các năm qua việc trồng cây phân tán còn hạn chế, tỷ lệ cây sống thấp do công tác chăm sóc chưa tốt. Tới năm 1983 toàn huyện trồng được khoảng 4 triệu cây, trong đó huyện quản lý 3 triệu cây. Nguồn lâm sản chủ yếu đưa vào khai thác tại các tỉnh bạn theo chỉ tiêu của ngành cấp trên.

4. Tình hình sản xuất ngành thủy sản (nuôi trồng):

Chiếm vị trí rất khiêm tốn, các năm qua diện tích nuôi trồng được 23 ha, rải rác ở các ao hồ trong dân và một số tập đoàn sản xuất. Việc mở rộng diện tích nuôi trồng còn hạn chế do việc đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa thỏa đáng.

5. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp – TTCN:

Trước giải phóng, ngành công nghiệp – TTCN ở huyện chủ yếu là dệt, chế biến lương thực với quy mô trung bình lớn. Từ sau giải phóng, tuy có những bước thăng trầm đáng kể, song ngành công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện vẫn có những bước tiến bộ mới, với sự phát triển của cả 3 khu vực: năm 1983 quốc doanh 6 cơ sở và 741 cơ sở tập thể, tư nhân, cá thể; với cơ cấu ngành nghề khá phong phú.

- Ngành LTTP: 334 cơ sở, chiếm 45%.

- Ngành cơ khí: 212 cơ sở, chiếm 28%.

- Ngành dệt da may mặc: 98 cơ sở, chiếm 13%.

- Ngành vật liệu xây dựng: 45 cơ sở, chiếm 6%.

- Ngành hoá chất: 10 cơ sở, chiếm 1,4%.

- Ngành in văn hoá phẩm: 2 cơ sở, chiếm 0,3% và trên 40 cơ sở các ngành công nghiệp khác: Thu hút 11.820 lao động trên địa bàn huyện, chiếm 15,4% số người đang làm việc. Riêng huyện quản lý 734 cơ sở: với 7.019 lao động, chiếm 59,3% lao động toàn ngành.

Tám năm qua giá trị sản lượng ngành công nghiệp – TTCN do huyện quản lý không ngừng tăng lên: năm 1983 đạt 214.853.299đ, tốc độ tăng bình quân hằng năm từ 1978 – 1983, đạt 16,11% (tính theo giá cố định 1982).

Trong đó khu vực quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo: chiếm 66,58% giá trị sản lượng toàn ngành. Xét theo ngành ta thấy:

GTTSL CN dệt, may, nhuộm chiếm: 64,45%

-------------- thực phẩm -----------------: 20,86%

-------------- vật liệu xây dựng --------: 1,79%

-------------- cơ khí -----------------------: 1,75%

-------------- hóa chất --------------------: 1,32%

Và công nghiệp in văn hóa phẩm cùng một số ngành công nghiệp khác chiếm 2,6% giá trị sản lượng toàn ngành.

Giá trị cung ứng hàng CN – TTCN xuất khẩu năm 1983 đạt 9.820.000đ, chiếm 4,6% giá trị sản lượng toàn ngành.

Xét về mối quan hệ giữa 2 ngành nông – công nghiệp ta thấy:

- Tổng giá trị sản lương nông – công nghiệp 391.267.290đ.

Trong đó: nông nghiệp chiếm: 45%

Công nghiệp – TTCN chiếm: 55%.

- Giá trị hàng cung ứng xuất khẩu đạt: 10.350.000đ, chiếm 2,6% GTTSL nông – công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếm 5,12%, công nghiệp – TTCN chiếm 94,88%

6. Về xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật:

Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đã được quan tâm và được đầu tư xây dựng liên tục trong các năm qua.

THỦY LỢI:

Ưu tiên đầu tư cho vùng rau chuyên canh và cây công nghiệp ngắn ngày – chủ yếu là đầu tư vào khai thác nước ngầm với 13 giếng công nghiệp (trong đó có 3 giếng được lắp đặt hoàn chỉnh), 236 giếng bán công nghiệp (trong đó có 30 giếng hoàn chỉnh), đảm bảo tưới cho 700 ha, xây dựng được 3 trạm bơm điện với tổng số 14 máy – công suất thiết kế 32.000m3/h mới phục vụ được 420 ha với tổng chiều dài kênh, mương các cấp 102km, đào đắp được 670.000m3 thủy lợi nội đồng: đảm bảo tưới, tiêu cho 2.560 ha, ngăn mặn 800 ha.

Tuy nhiên do việc đầu tư chưa đồng bộ nên một số công trình phải kéo dài, chậm phát huy tác dụng.

ĐIỆN:

Đến cuối năm 1983 toàn huyện có 73,67km đường điện trung thế và 31,5km đường điện hạ thế, trong đó phục vụ cho nông nghiệp 37km trung thế - 20,8km hạ thế.

Ngoài ra đã lắp đặt 274 bình biến thế điện với công suất thiết kế là 21.516 KVA.

Lương điện tiêu thụ 1983 là 10.697.551 kwh/năm tăng 13,3% so với năm 1982, trong đó phục vụ cho nông nghiệp 1.867.462 kwh/năm, chiếm 17,4% so với năm 1982 tăng 14,4%, phục vụ cho CN – TTCN 4.230.075 kwh/năm, chiếm 39,5% so với năm 1982 tăng 13%.

Về giao thông vận tải:

Với hệ thống đường sá sẵn có, khá thuận lợi và tốt như quốc lộ 1, 22, tỉnh lộ 9, 14, 15, 16 và một số đường nông thôn với tổng chiều dài bằng 172km, đã hỗ trợ rất lớn cho việc giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Toàn huyện có 1.590 đầu phương tiện vận tải trong đó vận tải hàng hóa có 431 chiếc, vận tải hành khách có 808 chiếc và 351 chiếc các phương tiện vận tải khác, với số phương tiện trên đủ đáp ứng cho nhu cầu vận tải hiện tại.

Huyện đã tổ chức được 1 xí nghiệp công tư hợp doanh ô tô tải, 9 hợp tác xã xe lam khách, 2 hợp tác xã vận tải nhẹ, 1 hợp tác xã xe xích lô máy và 1 hợp tác xã xe ba gác máy.

Song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, huyện đã quan tâm xây dựng một số công trình văn hóa phúc lợi, phục vụ đời sống, sinh hoạt và làm việc cho cán bộ và nhân dân trong huyện. Đã xây dựng mới 1 khu làm việc của huyện ủy, 1 Trường Đảng, 3 Ủy ban Nhân dân xã, 7 cơ sở phục vụ sách báo, 1 thư viện, 15 phòng đọc sách, 3 đội chiếu bóng, 1 câu lạc bộ sáng tác, 20 đội văn nghệ nghiệp dư, 18 lớp năng khiếu, và đang xúc tiến xây dựng rạp hát ngoài trời 800 chỗ ngồi, một nhà văn hóa huyện.

Cơ sở phục vụ y tế hiện có: 1 bệnh viện đa khoa 100 giường, 3 phòng khám khu vực, 15 trạm y tế xã và thị trấn, 12 cửa hàng bán thuốc các loại. Với 210 giường bệnh các loại, 357 cán bộ y tế, với lực lượng y tế trên mới đáp ứng được 50% nhu cầu tối thiểu về khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân (1.000 dân đạt xấp xỉ 1 giường bệnh).

Về giáo dục: Hiện nay huyện có 81 trường học các loại – trong đó: trường trung học: 2 phổ thông cơ sở, 33 bổ túc văn hóa 15 và mẫu giáo 31 trường, tình trạng học 3 – 4 ca còn 114 lớp.

Ngành thương nghiệp: Huyện cũng được phát triển để đáp ứng một số dịch vụ trong huyện và ngoài huyện, tổ chức được 335 cửa hàng các loại, trong đó thương nghiệp quốc doanh 34 cửa hàng, thương nghiệp hợp tác xã, 264 cửa hàng và 17 cửa hàng ăn uống.

Doanh số lưu chuyển bán lẻ trên thị trường có tổ chức chiếm 30% doanh thu thực tế của ngành đạt 303.965.000đ (giá hiện hành). Riêng cung ứng hàng xuất khẩu thì tổng giá trị mua vào đạt 60,75 triệu đồng, tổng giá trị bán ra đạt 69,9 triệu đồng.

+ Cơ sở thông tin bưu điện gồm 2 tổng đài gồm 150 số, 23 bưu cục, 1 đài truyền thanh huyện và 15 đài truyền thanh xã và thị trấn, 10 đội thông tin lưu động hoạt động thường xuyên, có chất lượng tốt.

Ngoài ra huyện đã xây dựng được nhà truyền thống tại xã Tân Thới Nhất, xây dựng bia lưu niệm Nam kỳ Khởi nghĩa, nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Xuân, khu di tích lịch sử ngã ba Giòng...

TÓM LẠI:

Từ sau ngày giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố, cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành thành phố, huyện đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, đặc biệt là đã thành công bước đầu trong nhiệm vụ xây dựng vành đai thực phẩm của thành phố.

Tuy còn tồn tại một số khó khăn nhất định, nhưng thuận lợi là cơ bản. Nay thực hiện chỉ đạo của thành phố và Trung ương, huyện đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể huyện sẽ trình bày sau đây:

Phần thứ hai.

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

A. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA HUYỆN

Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5, nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 3 và đại hộ Đảng hộ huyện Hóc Môn lần thứ 3.

Căn cứ đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn huyện xác định nhiệm vụ của huyện trong những năm trước mắt và đến năm 2.000 là tập trung phát triển toàn diện, trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện với nhiệm vụ chính trị hàng đầu là xây dựng vành đai thực phẩm, đồng thời ra sức phát triển cây công nghiệp ngắn ngày tạo nhiều nông sản hàng hóa xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp – TTCN. Đồng thời phát triển cây công nghiệp – TTCN lấy ngành dệt làm mũi nhọn tạo thế vững chắc để phát triển công nghiệp – TTCN đa dạng làm cơ sở xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp hoàn chỉnh. Từng bước cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân, làm tốt 2 nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2.000 đạt: (tính theo giá cố định 1982).

- Giá trị tổng sản lượng: 1.925.375.000đ

Trong đó: NLT nghiệp: 820.937.000đ chiếm 42,63%

CN – TTCN: 1.104.442.000đ chiếm 57,37%.

- Giá trị sản lương hàng hóa: 1.013.340.000đ đạt 62,87% = GTTSL.

Trong đó: NLT nghiệp: 520.065.000đ chiếm 51,32%.

CN – TTCN: 439.275.000đ chiếm 48,68%

- Giá trị hàng hóa xuất khẩu: 388.130.000đ đạt 46,94% = GTTSL.

Trong đó: NTL nghiệp: 249.420.000đ chiếm 64,26%

CN – TTCN: 138.710.000đ chiếm 35,74%

SẢN PHẨM CHỦ YẾU

MỤC TIÊU

Sản phẩm

(tấn)

Bình quân sản phẩm

Sản phẩm hàng hoá

Cho NK

N.nghiệp

Cho toàn xã hội

(kg/người)

Tổng số

(tấn)

Tỷ suất hàng hoá (%)

I- Nông – lâm – ngư

1- Rau thực phẩm

2- Đậu phọng

3- Thuốc lá

4- Mía (đường)

5- Thơm

6- Lúa

7- Dứa

8- Thịt các loại

9- Sữa bò

10- Cá tôm các loại

11- Trứng (quả)

II- Công nghiệp – TTCN

1- Vải

2- Vải mùng

3- Đường mía

 

253.110

4.400

1.200

60.000

31.000

39.000

6.400.000 quả

11.798

2.500

355

4.900.000 quả

 

8 triệu mét

10 ---

6.000 tấn

 

2.300

40

11

545

260

354

58 trái

106

22

3

44,5

 

---

---

---

 

920

16

413

216

112

141

23 trái

43

09

1,3

18,0

 

31 mét

36 --

21,8kg

 

222.860

2.750

720

 

24.400

---

---

5.200

---

 

88,0

62,5

60,0

 

78,7

---

---

44,5

---

GHI CHÚ: - Dân số toàn huyện năm 2000 là 275.000 người.

- Dân số nông nghiệp năm 2000: 110.000 người

(40% dân số huyện)

B. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH:

I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP.

1- Nông nghiệp

a) Trồng trọt:

Quy hoạch phát triển 5 nhóm cây chính:

- Nhóm cây rau đậu thực phẩm.

- Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm cây lương thực.

- Nhóm cây ăn trái.

- Nhóm cây trồng khác (trúc, dược liệu...)

Hình thành 3 vùng chuyên canh lớn:

- Vùng chuyên canh rau thực phẩm.

- Vùng chuyên canh lúa.

- Vùng chuyên canh mía, khóm.

QUY MÔ VÀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG CHÍNH:

LOẠI CÂY TRỒNG

1986 – 1990

1991 – 2000

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT N.N

I- Đất cấy hàng năm

- Rau thực phẩm

- Mía

- Thơm (1)

- Lúa 2 vụ

- Lúa 1 vụ

II- Cây ăn trái, lâu năm

10.932

 

3.630

1.200

1.550 (1)

3.250

462

750

100

 

33,20

10,98

14,18

29,70

4,23

6,86

10.932

 

4.030

1.200

1.550 (1)

3.250

---

750

100

 

36,86

10,98

14,18

29,70

---

6,86

(1) Thơm: tính theo diện tích đông đặc và do 2 nông trường quản lý.

DIỆN TÍCH – NĂNG SUẤT – SẢN LƯỢNG CÂY TRỒNG CHÍNH

LOẠI CÂY

1986 – 1990

1991 – 2000

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

Rau các loại

Đậu phộng

Thuốc lá

Mía

Thơm

Lúa

Dừa

Cây ăn quả khác

9.240

2.000

450

1.200

1.550

6.900

300

300

200

17

15

475

170

50

16.000 quả

70

184.000

3.400

675

57.000

26.350

34.500

480.000 quả

2.100

11.500

2.000

600

1.200

1.550

6.500

400

200

220

22

20

500

200

60

16.000 quả

100

253.110

4.400

1.200

60.000

31.000

39.000

640.000 quả

2.000

Về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên là hợp lý. Với nhiệm vụ vành đai thực phẩm, diện tích rau năm 1986 – 1990 là 3.630 ha, chiếm 33,20% đất nông nghiệp, tăng lên 4.030 ha năm 1991 – 2000 chiếm 36,68% đất nông nghiệp, nhịp độ tăng hàng năm là 1,05%. Nhưng sản lượng tăng nhanh do thâm canh và quay vòng tăng vụ nên sản lượng tăng từ 184.860 tấn năm 1990 tăng lên 253.100 tấn năm 2000, nhịp độ tăng bình quân hằng năm là 4,2%.

- Diện tích rút dần từ 3.712 ha năm 1990 giữ nguyên lúa 2 vụ 3.250 ha năm 2000 (giảm 462 ha lúa 1 vụ). Nhưng sản lượng tăng từ 34.500 tấn năm 1990, lên 39.000 tấn năm 2000, nhịp độ tăng bình quân hằng năm là 1,3%; đảm bảo đủ lương thực cho nhân khẩu nông nghiệp.

Về cây thơm và cây mía thời kỳ 1991 – 2000 tùy thực tế tình hình cung cấp đường của Trung ương cho thành phố ở mức độ nào từ đó sẽ giảm dần đất mía, tăng dần đất thơm xuất khẩu.

b) Chăn nuôi:

Quy hoạch phát triển 5 con chính: heo, bò, trâu, gà, vịt và 2 con phụ là thỏ và ong.

- Con heo là thế mạnh trong ngành chăn nuôi của huyện đến năm 2000. Phấn đấu đạt quy mô 100.000 con thường xuyên/năm. Trong đó khu vực quốc doanh 5.000 con (gồm 1.000 nái cơ bản và 4.000 heo thịt, chiếm 5% so với tổng số đàn heo toàn huyện.

- Khu vực tập thể 30.000 con chiếm 30% tổng đàn heo (chủ yếu là xã viên nuôi gia công heo hợp tác xã).

- Khu vực gia đình 65.000 con chiếm 65% tổng đàn heo.

- Còn trâu, bò trong những năm trước mắt vẫn giữ mức tăng tự nhiên và sử dụng làm sức kéo là chủ yếu. Khi điều kiện cơ giới khá cao thì chuyển dần sang hướng chăn nuôi lấy thịt và sữa. Tổng đàn trâu bò đến năm 2000 có 30.300 con. Trong đó có 5.000 bò sữa chủ yếu là chăn nuôi trong dân. Đồng thời thành lập 1 xí nghiệp gia công, thu mua, chế biến (sơ chế) sữa bò.

Quy mô phát triển đàn gia súc gia cầm và sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi.

CHỈ TIÊU

1986 – 1990

1991 – 2000

I- Quy mô đàn gia súc – gia cầm:

1/ Đàn heo tổng số (con)

Trong đó: - Khu vực quốc doanh

 - Khu vực tập thể

 - Khu vực gia đình

2/ Đàn trâu (con)

3/ Đàn bò (con)

Trong đó: Bò sữa

4/ Đàn gia cầm (con)

Trong đó: - Gà công nghiệp

 - Vịt thời vụ

II - Sản phẩm chủ yếu:

1/ Thịt heo hơi (tấn)

2/ Thịt bò (tấn)

3/ Thịt trâu (tấn)

4/ Thịt gà (tấn)

5/ Thịt vịt (tấn)

6/ Trứng gà (1000 quả)

7/ Sữa tươi (1000 lít)

 

60.000

2.000

14.000

44.000

10.300

15.500

1.000

528.000

33.000

150.000

 

5.500

400

500

180

169

4.900

500

 

100.000

5.600

30.000

65.000

10.300

20.000

5.000

635.000

50.000

180.000

 

10.480

600

500

190

208

4.900

2.500

Quy mô, nhiệp độ phát triển đàn gia súc gia cầm qua các thời kỳ 1986 – 1990 và 1991 – 2000 như sau:

+ Đàn trâu – giữ nguyên mức độ tăng tự nhiên. Ổn định quy mô đàn 10.300 con.

+ Đàn bò tăng 29% nhịp độ tăng bình quân qua 9 năm là 3% năm.

+ Đàn heo tăng 66% nhịp độ tăng bình quân là 5,8% năm.

+ Đàn gia cầm tăng 20% nhịp độ tăng bình quân là 2% năm.

2. Lâm nghiệp:

Phương hướng, nhiệm vụ của ngành là: tận dụng hết các loại đất trống, trồng cây xanh, phát triển mạnh phong trào trồng cây nhân dân trên các loại đất giao thông, thủy lợi, đất thổ canh, thổ cư. Các khu xây dưng các công trình văn hóa phúc lợi công cộng nhằm cải tạo môi sinh. Bảo vệ đất đai, cây trồng và cung cấp một phần gỗ, củi, phục vụ đời sống nhân dân.

Phấn đấu đưa diện tích cây xanh lên khoảng 800ha quy đồng đặc tương ứng 5% diện tích đất tự nhiên. Hàng năm đạt sản lượng 5.000m3 gỗ, củi.

Riêng cây trúc trồng tập trung 50ha đồng thời trồng rộng rãi trong nhân dân để có nguyên liệu chủ động cho chế biến phục vụ vùng rau và các sản phẩm mỹ nghệ (mành trúc) xuất khẩu.

3. Ngư nghiệp:

- Đẩy mạnh nuôi tôm cá thâm canh trên các ao hồ hiện có đồng thời tận dụng hết mặt nước có điều kiện nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu và phát triển nuôi tôm càng xanh, cá bè, cá ruộng xây dựng 1 trại cá giống quy mô 1 – 2 ha để tự sản xuất cá giống cung cấp cho nhân dân nuôi.

Mục tiêu phấn đấu đến 2000 đưa diện tích nuôi tôm, cá lên 192 ha. Trong đó 42 ha ao hồ, 150 ha mặt nước tận dụng kết hợp. Tổ chức, cải tạo lại nghề đánh bắt khai thác tôm cá sông rạch nội đồng đưa sản lượng đạt 355 tấn/năm.

4) Hiệu quả kinh tế của sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp (theo giá cố định 1982)

a) Tổng giá trị sản lượng nông – lâm – ngư nghiệp 820.937.000đ.

Trong đó: - GTSL nông nghiệp: 814.296.000đ chiếm 99.2%

- GTSL lâm nghiệp: 4.080đ chiếm 0,5%

- GTSL ngư nghiệp: 2.561.000đ chiếm 0,3%

b) Giá trị sản lượng hàng hoá đạt: 520.065.000đ

Trong đó: - nông nghiệp: 518.685.000đ chiếm 99,73%

- Lâm nghiệp: 1.380.000đ chiếm 0,27%

c) Giá trị hàng hóa nông – lâm xuất khẩu đạt 249.420.000đ.

Trong đó: - Nông sản xuất khẩu trị giá 248.270.000đ chiếm 99,53%

- Lâm sản xuất khẩu trị giá 1.150.000đ chiếm 0,47%

Tỷ suất giá trị xuất khẩu là 48,94% (so với tổng giá trị sản lượng hàng hóa).

Riêng cây rau: Năm 2000 dành 40% sản lượng tham gia xuất khẩu.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP – TTCN:

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp – TTCN huyện Hóc Môn là: trên cơ sở dựa vào nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ để đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN để phục vụ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Đồng thời phát triển các loại ngành nghề truyền thống và một số ngành nghề khi có điều kiện, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu.

Huyện Hóc Môn sẽ phát triển 4 ngành mũi nhọn sau đây:

1. Ngành chế biến nông sản thực phẩm:

Bao gồm: xay xát, đường mía, ép dầu, chế biến rau quả, thịt, sơ chế thuốc lá, thức ăn gia súc, nước chấm, bánh tráng v.v…

- Về xay xát: năng lực hiện có đủ để cân đối phục vụ theo nhu cầu quy hoạch. Tuy nhiên cần có tổ chức sắp xếp lại địa bàn phục vụ thuận tiện cho người tiêu dùng.

- Đường mía: hiện nay có một cơ sở quốc doanh đường quy mô chế biến từ 8 – 10.000 tấn mía cây/năm và 28 lò đường tư nhân. Hướng tới sẽ tổ chức thành một xí nghiệp liên hiệp đường, cồn giấy tại xã An Phú Đông và đưa các lò đường gắn vào các hợp tác xã trồng mía.

Đồng thời sẽ đầu tư xây dựng mới 1 lò đường quy mô 50 tấn mía cây/ngày tại xã Thạnh Lộc.

- Ép dầu: chuyển xí nghiệp tư nhân Thuận Hoà Hưng lên Công ty hợp doanh kết hợp làm xà bông, thức ăn gia súc. Sắp xếp lại các bọng dầu tư nhân thành các hợp tác xã.

- Chế biến rau: Trong những năm trước mắt chế biến dưới dạng thủ công là chủ yếu, chuyển dần lên bán cơ giới và chế biến theo lối công nghiệp.

Dự kiến xây dựng một nhà máy bảo quản tươi sống đông lạnh quy mô 50 tấn/ngày và một nhà máy rau quả thịt hộp quy mô 3.000 tấn sản phẩm/năm, đặt tại xã Trung Mỹ Tây. Trước mắt cần mở rộng quy mô nhà máy nước đá quốc doanh huyện.

- Sơ chế thuốc lá:

Đầu tư đủ lò sấy theo quy mô và tốc độ phát triển của thuốc lá sợi vàng cho 2 xã Đông Thạnh và Thới Tam Thôn.

- Thức ăn gia súc: Chủ yếu là trang bị máy chế biến loại vừa và nhỏ phù hợp với quy mô từng trại.

- Phối hợp với thành phố sử dụng xí nghiệp thức ăn gia súc số 1 để sản xuất phục vụ phát triển đàn heo của huyện đồng thời liên kết với các ngành thành phố, các tỉnh huyện bạn để giải quyết nguồn thức ăn.

- Song song kết hợp chế biến các loại thực phẩm truyền thống như: bánh tráng, hủ tiếu, nước chấm v.v…

2. Ngành dệt:

Năm 1983 có 2.327 máy dệt các loại: năng lực dệt từ 8 – 10 triệu mét vải các loại/năm. Huyện sẽ đẩy mạnh phát triển ngành dệt với năng lực ổn định là 8 triệu mét vải và 10 triệu mét vải mùng/năm. Chuyển một số máy sang dệt sợi cô-tông mở rộng sản xuất mặt hàng bao đây. Có biện pháp tốt để ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Đồng thời có đầu tư thêm máy mới để thay thế các loại máy đã kém chất lượng.

3. Ngành cơ khí sửa chữa:

- Về cơ giới hóa khâu làm đất: năm 85 đạt 30% nhu cầu sức kéo năm 1990 đạt 60% và những năm 90 đạt trên 70%. Trang bị máy móc phù hợp với từng loại địa hình, đất đai, cây trồng nhất là đối với vùng rau chuyên canh.

- Ngành cơ khí: Trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bao gồm từ sửa chữa nhỏ đến vừa. Sản xuất các loại chế biến rau, sơ chế thức ăn gia súc, xe cải tiến, nông cụ cầm tay v.v… Ngoài ra tổ chức mỗi xã từ 1 – 4 lò rèn làm vệ tinh cho xí nghiệp cơ khí huyện. Thành lập mới một cửa hàng phụ tùng máy móc nông nghiệp. Mở rộng đưa nhiều mặt hàng cơ khí phục vụ sản xuất và gia dụng, phụ tùng vào mạng lưới hợp tác xã mua bán. Những năm 90 có thể phát triển thêm một số ngành như cơ khí gia công lắp ráp máy móc, thiết bị chuyên dùng điện, điện tử dưới hình thức hợp tác các cấp.

4. Khai thác và chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng và công nghiệp khác.

a) Khai thác và chế biến lâm sản: phải kết hợp đẩy mạnh trồng cây lấy gỗ tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ với liên kết kinh tế; đối lưu hàng hóa để bổ sung thêm nguồn gỗ củi.

Hiện có 4 tổ hợp, 2 tổ gia công và 13 cơ sở cửa xẻ gỗ. Hướng tới tổ chức thành 1 xí nghiệp quốc doanh cưa xẻ tại xã Đông Hưng Thuận, 3 hợp tác xã mộc, 3 xưởng mộc hợp doanh cưa xẻ gỗ để chế biến gỗ tại huyện. Ngoài ra phát triển thêm ngành mộc vào các hợp tác xã nông nghiệp để tăng nguồn thu nhập cho xã viên.

b) Vật liệu xây dựng: nhu cầu đến năm 2.000 cần khoảng 255 triệu viên gạch ngói/năm. Bình quân hàng năm cần 17 triệu viên. Công suất trên địa bàn hiện có 7 triệu viên/năm.

Cần mở rộng cơ sở tại xã Xuân Thới Thượng từ 3 triệu viên hiện nay lên 7 triệu viên/năm xây dựng mới 1 lò tại xã Xuân Thới Sơn công suất 3 triệu viên/năm.

Đồng thời áp dụng biện pháp sản xuất gạch không nung và xây dựng các lò có công suất nhỏ từ 300 – 500.000 viên/năm trong các hợp tác xã nông nghiệp.

c) Ngành nghề khác như: gia công mỹ nghệ, mành trúc, đan giỏ trạc phát triển rộng xuống tận hợp tác xã và gia đình.

5. Hiệu quả sản xuất ngành công nghiệp – TTCN

- Đến năm 2.000 đạt giá trị tổng sản lượng 1.104 triệu đồng. Cơ cấu giá trị tổng sản lương được phân theo ngành như sau:

+ Chế biến lương thực thực phẩm chiếm 31%

+ Dệt da may mặc chiếm 33%

+ Cơ khí 10%

+ Vật liệu xây dựng, gỗ giấy 7,6%

+ Hoá chất 4%

+ In văn hóa phẩm 0,3%

+ Công nghiệp khác 9,2%

- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 493.275.000 đồng chiếm 44,6% giá trị sản lượng.

- Giá trị hàng cung ứng xuất khẩu đạt 138.710.000đ, chiếm 12,5% giá trị tổng sản lượng và đạt 28,1% giá trị hàng hóa.

- Phấn đấu đưa công nghiệp – TTCN vào các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đạt 20 – 30% giá trị tổng sản lượng của ngành.

III. QUY HOẠCH CẤU TRÚC HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI:

1. Nước cho sản xuất và sinh hoạt:

Như phần tình hình cơ bản đã trình bày, Huyện Hóc Môn sẽ khai thác và sử dụng cả 3 nguồn nước: nước mặt, nước ngầm và nước mưa.

- Để bảo đảm nguồn nước tưới ổn định cho vùng lúa cao sản 3.250 ha, yêu cầu công trình thủy lợi Dầu tiếng xả nước xuống sông Sài Gòn về mùa kiệt, đưa lưu lượng hiện nay 16 – 18m3/s lên 26 – 30m3/s. Đồng thời để phát huy công suất các trạm bơm điện hiện có, tưới cho vùng lúa, rau màu của huyện theo thiết kế.

- Nguồn nước ngầm được khai thác tưới cho vùng rau chuyên canh và cây công nghiệp ngắn ngày với diện tích 4.000 ha. Phương hướng đầu tư: giếng công nghiệp cho vùng đồi gò, giếng bán công nghiệp và thủ công cho vùng triền.

Phấn đấu đến năm 1990 cơ bản đầu tư xong thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Nước cho sinh hoạt: tiến hành cải tạo và mở rộng 2 giếng nước và hệ thống đường ống dẫn hiện có.

Về lâu dài: cơ bản dựa vào nhà máy nước của thành phố đặt khai thác tại Hóc Môn, cấp nước cho: các điểm dân cư tập trung, huyện lỵ, cụm kinh tế kỹ thuật, khu công nghiệp, các công trường sẽ tiến hành xây dựng hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh, nhất là đối với thị trấn Hóc Môn. Vùng còn lại khai thác bằng giếng nhân dân tự làm.

2. Quy hoạch xây dựng và dân cư.

a) Về ranh giới:

Ranh giới huyện vẫn như cũ: ranh giới xã và số xã có dự kiến thay đổi như sau:

- Tách 2 xã Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận thành 04 xã mới.

- Tách ấp Lạc Quang, xã Tân Thới Nhất ghép với ấp Bầu Nai, Xã Đông Hưng Thuận để thành lập 1 xã mới.

- Ghép một phần xã Tân Xuân với một phần xã Trung Mỹ Tây thành lập 1 xã mới.

- Nông trường Nhị Xuân đề nghị giao cho huyện quản lý và thành lập một nông trường huyện.

- Về quy mô diện tích và dân số từng xã thực hiện theo quyết định số 64/HĐBT ngày 12-9-1981 “về việc điều chỉnh địa giới hành chánh”.

Như vậy trong tương lai huyện sẽ có 1 thị trấn, 18 xã (trong đó 4 xã mới) và một nông trường. Thời gian điều chỉnh ranh giới và đặt tên xã thực hiện trong 2 năm 85 – 86.

b) Xác định huyện lỵ và cụm kinh tế kỹ thuật:

- Xác định huyện lỵ là thị trấn Hóc Môn, và sẽ tiếp tục cải tạo xây dựng mới, huyện sẽ chia làm 4 cụm kinh tế kỹ thuật, trọng tâm của cụm đặt tại các xã: Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh, Thạnh Lộc.

Riêng khu quân sự Quang Trung trước đây, dành một phần làm khu hội chợ, một phần sẽ phát triển các trường chuyên nghiệp của thành phố.

c) Dân cư: Hiện nay có trên 20 điểm dân cư lớn. Hướng bố trí là tập trung vào các trung tâm kinh tế kỹ thuật, trung tâm các xã và thị trấn, ven trục lộ giao thông chính.

d) Qui hoạch nhà ở:

Từ nay đến năm 1986 tập trung giải quyết nhà lụp xụp mất vệ sinh nhất là khu vực thị trấn Hóc Môn và các chợ lớn.

Phấn đấu từ 1986 – 1990 ngói hóa 2/3 số nhà tương ứng 12.000 ngói. Thời kỳ tiếp theo sẽ giải quyết hết số còn lại.

Các khu trung tâm xây dựng điển hình nhà 1 – 2 lần, các công trình công cộng cần bố trí theo loại điển hình 2 – 3 lầu trở lên. Các khu chung cư cán bộ, công nhân xây dựng nhà cao tầng, do thành phố đảm nhận.

e) Bố trí trung tâm xã:

Cần thiết chuyển dời vị trí hành chánh Ủy ban nhân dân một số xã như sau: xã Thới Tâm Thôn ra ngã 4 Thới Tứ, xã Tân Xuân ra quốc lộ 22, xã Nhị Bình dịch lên phía hương lộ 12.

3. Giao thông vận tải:

a) Giao thông đường bộ: Cần nâng cấp và mở rộng các đường như tỉnh lộ 9, 14, 15, 16, hương lộ 40, 80 và các đường liên vùng, liên xã thành bê tông nhựa. Cải tạo lại hầu hết mạng đường thị trấn Hóc Môn để giải quyết giao thông ứ tắc. Chủ yếu là các đường: Quang Trung, Triệu Ẩu, Lý Nam Đế, Trần Bình Trọng.

Dự kiến làm mới đường qua vùng bưng 3 xã phía đông để đẩy mạnh phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo lại cầu xáng, làm mới cầu rạch Tra sang Củ Chi, cầu rạch Da sang Gò Vấp.

Khôi phục lại tuyến đường sắt An Nhơn – Lái Thiêu, làm mới tuyến đường sắt đi Tây Ninh qua địa phận Hóc Môn.

Đồng thời cải tạo và xây dựng mới một số bến bãi đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao.

b) Giao thông đường thủy:

Kết hợp giữa giao thông và thủy lợi để khai thác vận tải đường thủy.

Xây dựng mới cảng Cầu Xáng. Nạo vét lại sộng rạch Tra để tàu trọng tải 50 – 100T có thể ra vào thuận lợi, tăng cường thêm phương tiện để vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy chiếm 1/3 khối lượng của ngành.

c) Nhu cầu vận tải:

Đến năm 2000 khoảng trên 30.000 tấn. Cần đầu tư phương tiện lên 22% so với năm 1983. Đồng thời thay thế dần phương tiện hiện có để đáp ứng năng lực vận tải ổn định. Trong đó vận tải thủy đảm bảo 30%, vận tải bộ đảm nhận 70% khối lượng vận chuyển.

4. Quy hoạch điện:

Từ nay đến năm 1990 cần ưu tiên điện cho sản xuất, nhất là khu vực nông nghiệp (tập trung cho vùng rau chuyên canh, cây công nghiệp ngắn ngày, lúa). Từ nay đến 1990 đầu tư 60km đường dây trung thế và 75 km hạ thế. Đưa tổng chiều dài đường dây trung thế lên 150 km và hoàn chỉnh mạng lưới hạ thế coi như cơ bản điện khí hóa.

Lượng điện tiêu thụ cần cho năm 2000 là: 176 triệu KWh/năm – bình quân xã hội 53 KWh/tháng/người. Trong đó điện cho sản xuất nông nghiệp 22%, cho công nghiệp 4% điện cho cơ quan 16% và cho sinh hoạt nhân dân 22%.

5. Thông tin bưu điện truyền thanh:

Từ nay đến năm 1990 tập trung hoàn chỉnh hệ thống thông tin bưu điện, đảm bảo liên lạc thông suốt giữa các cơ quan, giữa huyện với các xã, hợp tác xã, giữa các trung tâm tiểu vùng. Xây dựng lại bưu điện huyện. Trang bị mới tổng đài 200 số tự động. Tăng điện thoại công cộng lên 50 số.

Xây dựng mới đài phát sóng huyện. Hoàn thiện hệ thống đài tiếp âm của các xã và thị trấn. Mở rộng thêm hệ thống loa ở các xã có địa bàn dân cư rộng.

Phấn đấu đến năm 2000 mỗi hộ gia đình có một máy thu thanh hoặc loa truyền thanh để theo dõi chương trình phát thanh của huyện và các xã.

6. Thương nghiệp:

Tổ chức tốt khâu lưu thông phân phối, chiếm lĩnh thị trường. Đẩy mạnh cung ứng nguồn hàng xuất khẩu; dịch vụ nhất là khối hội chợ Quang Trung. Thành lập mới Công ty dịch vụ. Sắp xếp và quy hoạch lại các chợ trọng điểm là chợ thị trấn Hóc Môn, chợ Bàu Nai Bà Điểm, xây dựng mới trung tâm thương nghiệp tại thị trấn Hóc Môn, hệ thống kho tàng trung tâm và khu vực. Phấn đấu nâng tỷ lệ doanh số của thị trường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đạt 55% năm 1985 và cơ bản chiếm lĩnh thị trường toàn quận ở năm 1990.

7. Hệ thống giáo dục:

Phấn đấu đến năm 1985 không còn tình trạng học 3 ca. Tăng cường các lớp mẫu giáo, nhà trẻ đến tận các hợp tác xã, đội sản xuất.

Đến năm 1990 mỗi cụm kinh tế kỹ thuật có 1 trường cấp 3, tất cả các xã đều có trường cấp 2. Đến năm 2000 thu hút 100% các em trong độ tuổi đi học đều được vào trường, tỷ lệ như sau” Đối với cấp 1 và 2 đạt 100%, cấp 3 đạt 40 – 50% số còn lại sẽ thu hút vào các trường dạy nghề, mẫu giáo nhà trẻ 80 – 90%.

Xây dựng mới 127 phòng học cho năm 1990 và 115 phòng học cho năm 2000.

Song song với hệ thống phổ thông, đẩy mạnh học bổ túc văn hoá và chương trình phổ cập văn hoá các cấp, mở thêm một số trường dạy nghề của huyện.

8. Y tế thể dục thể thao:

a) Y tế:

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2000: bình quân 10.000 dân có 1 trạm y tế (hiện nay 14.000 dân có 1 trạm). Mỗi cụm kinh tế kỹ thuật có 1 phòng khám 10 giường bệnh.

- Nhà hộ sinh: 1.000 dân có 0,5 giường (mỗi nhà hộ sinh có 8 – 10 giường).

Giường bệnh: đạt 1.000 dân có 6 giường bệnh.

Số y bác sĩ: bình quân 10.000 dân có 9 y bác sĩ.

- Từ nay đến 1990 tiếp tục mở rộng bệnh viện huyện có quy mô hiện nay 100 giường bệnh lên 200 – 250 giường. Sau năm 1990 xây dựng thêm 1 bệnh viện nữa có quy mô tương tự. Mở rộng cửa hàng dược liệu đông y cũng như màng lưới y tế xuống tận hợp tác xã.

Đồng thời có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số tự nhiên theo hướng mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con. Mục tiêu đạt tỷ lệ đó như sau: 1,8% năm 1985, 1,6% năm 1990 và 1,2% năm 2000. Đẩy mạnh phong trào 5 dứt điểm trong ngành y tế.

b) Thể dục thể thao:

Mục tiêu đến năm 2000 là hình thành cho được 1 cụm thể dục thể thao cấp huyện: bao gồm cung thể thao, nhà tập, sân vận động, hồ bơi có quy mô diện tích từ 5 – 10 ha. Mỗi cụm kinh tế kỹ thuật có một cung thể thao.

Trong những năm trước mắt cần xây dựng các câu lạc bộ bóng bàn, bể bơi, sân bóng đá cấp huyện. Mỗi xã có 1 sân bóng đá, bóng chuyền và bóng bàn. Tăng cường số huấn luyện viên cho phong trào và cho cơ sở.

9. Văn hoá văn nghệ:

a) Chiếu phim và rạp hát: Trước mắt huyện tập trung hoàn thành rạp hát cố định 1.200 chỗ ngồi. Sau năm 1990 xây thêm một rạp cố định nữa quy mô 800 – 1000 chỗ ngồi. Mỗi cụm kinh tế kỹ thuật xây dựng 1 rạp hát ngoài trời quy mô 800 – 1000 chỗ ngồi.

b) Sách báo: Mở rộng màng lưới phục vụ sách báo. Bình quân 1 bản sách báo/1 người thì đến năm 2000 cần có 275.009 – 300.000 bản sách báo các loại (hiện nay bình quân đạt 0,5 bản/người), đưa quy mô thư viện huyện 20.000 bản hiện nay lên khoảng 50 – 70.000 bản năm 2000. Mỗi xã và thị trấn có 1 thư viện từ 5.000 – 10.000 bản.

- Đến 1990 xây dựng được công viên thiếu nhi huyện tại xã Trung Mỹ Tây, nhà văn hóa huyện. Cải tạo và mở rộng nhà truyền thống xã Tân Thới Nhất, xây dựng mới nhà truyền thống huyện tại thị trấn Hóc Môn, chiến khu An Phú Đông – Thạnh Lộc, xây dựng tượng đài Nguyễn Thị Minh Khai, nghĩa trang liệt sĩ và nghĩa trang nhân dân cấp huyện.

10. Quy hoạch dân số và lao động:

a) Dân số: dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1985 là 1,8% năm 1990 là 1,6% với năm 2000 là 4,2%

Tương ứng sẽ có dân số các thời kỳ như sau: 1985 có 222.500 người. Năm 1990 có 240.700 người. Năm 2000 có 275.000 người.

b) Lao động: dự kiến năm 2000 có 122.000 lao động. Phương hướng chung là thu hút lao động tại chỗ. Về cơ cấu được phân bố như sau: nông nghiệp chiếm 36%, công nghiệp – TTCN chiếm 15,8%, thương nghiệp và dịch vụ 18%, xây dựng cơ bản 9%, ngành nghề và đối tượng lao động khác 21,2%.

IV. XÂY DỰNG KINH TẾ KẾT HỢP CỦNG CỐ AN NINH QUỐC PHÒNG.

Trước hết làm cho toàn dân thấy được kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, kiên quyết đánh thắng kiểu chiến tranh này và sẵn sàng đánh thắng địch trong mọi kiểu chiến tranh (nếu có).

a) Về xây dựng lực lượng: xây dựng tốt lực lương vũ trang tự vệ tập trung. Đặc biệt chú trọng lực lượng quân dự bị. Xây dựng lực lượng tự vệ của các xã, thị trấn, cơ quan. Kết hợp với các lực lượng vũ trang thành phố, quân khu đóng trên địa bàn huyện thành một lực lượng thống nhất. Làm tốt chính sách hậu phương quân đội, kết hợp việc phân bố lại lực lượng lao động với phân bố lực lương quốc phòng. Xây dựng các cụm chiến đấu liên hoàn tổng hợp.

b) Xây dựng tiềm lực quốc phòng trên địa bàn huyện: ngành nông nghiệp và lương thực đảm bảo dự trữ được nguồn lương thực, thực phẩm cho thời chiến theo mức thành phố quy định, kết hợp giữa giao thông và thuỷ lợi, trồng cây gây rừng tạo thế liên hoàn về địa hình cho việc trú quân, di chuyển tấn công vào phòng ngự. Ngành cơ khí có thể chuyển sang sản xuất và sửa chữa vũ khí thô sơ, khi có chiến tranh ngành giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu trong mọi tình huống.

V. TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG:

- Hiện nay toàn huyện có 1.294 đảng viên đạt 0,6% so với tỷ lệ dân số. Phấn đấu đến năm 1990 đạt 1,7% và năm 2000 đạt 2,5 – 3% dân số. Toàn huyện tổ chức thành 20 Đảng bộ xã, 42 hợp tác xã tổ chức thành Đảng ủy trực thuộc Đảng bộ xã. Các phòng, ban, đoàn thể tổ chức thành các chi bộ độc lập trực thuộc huyện ủy. Đoàn Thanh niên hiện nay có 5.327 người, phấn đấu đến năm 2000 đạt 10 – 12% dân số. Ban Chấp hành huyện uỷ: năm 2000 có độ tuổi đời bình quân là 40 tuổi, có trình độ chính trị: trung cấp 64%, cao cấp 36%, trình độ chuyên môn: trung cấp 51%, đại học 49%.

- Tổ chức bộ máy và cán bộ trên địa bàn huyện. Đối với Ủy ban Nhân dân huyện gồm 13 Ủy viên: 1 Chủ tịch, 4 Phó Chủ tịch, 1 Ủy viên thư ký và 7 thành viên Ủy ban. Đến năm 2000 đạt tuổi đời bình quân 35 – 38 tuổi đời, trình độ chính trị đạt 46,2% trung cấp và 53,8% cao cấp. Trình độ chuyên môn: hầu hết là đại học và cao đẳng, toàn huyện tổ chức 24 ban phòng, mỗi bàn phòng gồm 1 trưởng và từ 1 – 2 phó.

Quy hoạch lại hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ xã, thị trấn, các đơn vị sản xuất kinh doanh đủ năng lực công tác. Đối với hợp tác xã dự kiến đến 1990 có 43 hợp tác xã nông nghiệp, cần đào tạo 130 Chánh phó chủ nhiệm, 430 đội trưởng và đội phó, 150 cán bộ 3 ngành: quản lý kinh tế trồng trọt, chăn nuôi thú y từ trung sơ cấp đến đại học và 95 kế toán trung sơ cấp cho các hợp tác xã.

VI. TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT VÀ CẢI TẠO:

1. Nông lâm ngư nghiệp:

Dự kiến đến năm 1985 cơ bản hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 2 hình thức hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Đưa trên 80% số hộ và trên 85% diện tích canh tác vào làm ăn tập thể. Xây dựng 23 hợp tác xã nông nghiệp.

Thời kỳ 86-90 xây dựng 43 hợp tác xã trong đó 19 hợp tác xã rau, quy mô từ 50 – 100 ha, 12 hợp tác xã lúa quy mô 200 – 250 ha, 6 HTX lúa rau và 3 hợp tác xã mía.

Thời kỳ tiếp theo nâng cao chất lượng hợp tác xã, quy mô hợp tác xã để phù hợp với trình độ tổ chức quản lý trong giai đoạn mới.

2. Công nghiệp – TTCN:

Tăng cường chất lượng phục vụ của xí nghiệp cơ khí quốc doanh huyện, tổ chức mạng lưới lò rèn các xã và hợp tác xã làm vệ tinh cho xí nghiệp.

Tổ chức 5 hợp tác xã sản xuất phân bón gia công trực tiếp cho các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp.

Hình thành xí nghiệp CTHD ép dầu và tổ chức các bọng dầu tư nhân thành 2 hợp tác xã làm vệ tinh cho xí nghiệp.

Ngành cưa xẻ và chế biến gỗ: tổ chức thành 1 xí nghiệp quốc doanh, 3 xí nghiệp hợp doanh và 3 HTX mộc, đồng thời cũng phát triển tổ mộc trong các HTX nông nghiệp.

Dệt là ngành thu hút nhiều lao động và đạt giá trị sản lượng cao nhất của ngành. Trên cơ sở đã có 22 tổ hợp và 8 HTX. Hướng tới sẽ tổ chức thành 17 HTX dệt (trong đó có 2 HTX dệt chiếu cói).

May mặc tổ chức thành 3 HTX, chuyển 3 tổ hợp ngành thêu hiện nay lên thành 3 HTX vào cuối 1985.

Ngành mành trúc xuất khẩu: Trên cơ sở đã có 1 HTX sẽ phát triển thêm 5 HTX nữa.

Ngành chế biến đường mía: sẽ tổ chức thành 1 xí nghiệp liên hiệp sản xuất đường, cồn, giấy. Một số máy móc không thu hút hết vào xí nghiệp sẽ đưa vào các HTX trong mía làm vệ tinh cho xí nghiêp. Đồng thời sắp xếp lại ngành xây xát phù hợp với yêu cầu đời sống của nhân dân trong huyện. Phấn đấu đưa CN – TTCN vào các HTX nông nghiệp đạt 20 – 30% giá trị tổng sản lượng của ngành.

3. Thương nghiệp và dịch vụ:

Phấn đấu đến hết 1985 hoàn thành cơ bản về công tác cải tạo XHCN đối với thương nghiệp, xoá bỏ triệt để tư sản thương nghiệp, sắp xếp lại những người buôn bán nhỏ giảm 70% số hộ buôn bán nhỏ hiện có, giảm 80% số hộ kinh doanh ăn uống rau, cá và 100% hộ kinh doanh buôn bán thịt. Triệt tiểu thương lái heo.

Sắp xếp ngành dịch vụ thành 6 HTX: như may đo, cắt tóc, sửa xe gắn máy và xe đạp v.v… Đồng thời có đầu tư thích ứng để tăng mạng lưới dịch vu cho khu hội chợ Quang Trung như ăn uống, du lịch, vận chuyển v.v…

Ngành thương nghiệp và dịch vụ đạt doanh số cho thị trường thương nghiệp XHCN từ 55 – 60% năm 1985 và 80% cho năm 1990.

4. Phân cấp quản lý:

Để tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp – TTCN khi huyện đủ sức thì thành phố sẽ giao cho huyện quản lý nông trường Nhị Xuân, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Duticô, nhà máy ép dầu Hóc Môn. Đồng thời có quy hoạch cụ thể các khu đất quân sự hiện nay để chuyển sang đất xây dựng cơ bản của huyện.

VII. VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ:

(tính theo bằng giá cố định 1982)

1. Tổng số vốn đầu tư: 2.008.786.000 đồng. Chia ra:

- Nông lâm ngư nghiệp: 714.786.000đ chiếm 35,58%, trong đó đầu tư cho thủy lợi là 217 triệu đồng.

- Công nghiệp – TTCN: 381.000.000đ chiếm 18,96%.

- Xây dựng cơ bản: 913.000.000đ, chiếm 45,46%, trong đó nhân dân tự sửa chữa nhà và ngói hóa là 220 triệu đồng.

- Phân loại nguồn vốn:

Trung ương và thành phố đầu tư: 651.000.000 đồng, chiếm 32,4%.

Ngân sách huyện đầu tư: 300.000.000đ, chiếm 14,93%.

Vay Ngân hàng: 400.000.000đ, chiếm 19,91%.

Nhân dân đầu tư: 657.736.000đ, chiếm 32,76%.

2. Giá trị sản lượng:

Giá trị tổng sản lượng các ngành sản xuất đạt: 1.925.379.000đ.

Trong đó: Nông lâm ngư nghiệp: 820.937.000đ chiếm 42,63%

Công nghiệp - TTCN: 1.104.442.000đ, chiếm 57,37%.

Giá trị sản lượng hàng hóa đạt: 1.113.340.000đ, so với giá trị tổng sản lượng, chiếm 52,63%.

Trong đó: Nông lâm ngư nghiệp: 529.065.000đ chiếm 51,32%.

Công nghiệp – TTCN: 138.710.000đ, chiếm 35,74%.

3. Bình quân xã hội một số sản phẩm chủ yếu:

- Rau các loại 920kg, mía cây 218kg, thịt các loại 43kg, vải 34m, đường ăn 22kg/người/năm. Riêng về lúa đạt 354kg/nhân khẩu nông nghiệp.

4. Một số chỉ tiêu bình quân khác:

- Giá trị sản lượng nông nghiệp/ha đất nông nghiệp đạt 79.974đ.

- Giá trị sản lượng nông nghiệp/lao động nông nghiệp đạt 18.300đ.

- Giá trị sản lượng công nghiệp/lao động công nghiệp đạt: 51.920đ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 28/QĐ-UB ngày 14/03/1985 phê duyệt và ban hành quy hoạch tổng thể của huyện Hóc môn do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.650

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.166.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!