ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 272/QĐ-UBND .HC
|
Đồng Tháp, ngày
25 tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm
hành chính ngày 10 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
26/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra ngành xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
166/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số
16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
02/2022/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về
Ban hành Quy định về quản lý trật tự xây dựng và phân cấp quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Xây dựng tại Công văn số 616/SXD-TTr ngày 21 tháng 3 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
Tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp hoạt động quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các
Sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Huyện, Thành phố và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Thủ trưởng các
đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh;
- CT, các PCT UBND Tỉnh;
- HĐND, UBND cấp huyện;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh, Công báo Đồng Tháp;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, ĐTXD.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Trí Quang
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
THÁP
(Kèm theo Quyết định số 272/QĐ-UBND.HC ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên
tắc, phân công trách nhiệm và nội dung phối hợp hoạt động giữa Sở Xây dựng, Ban
Quản lý Khu kinh tế Tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và
các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, thi
hành pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các cơ quan được phân cấp quản
lý trật tự xây dựng gồm: Sở Xây dựng; Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh; Ủy ban nhân
dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Tổ chức, cá nhân có liên
quan trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3.
Nguyên tắc phối hợp
1. Kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ,
thống nhất, đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tính nghiêm minh, chặt chẽ
trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
2. Thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và có sự phân công trách nhiệm cụ thể trong
công tác phối hợp, tránh chồng chéo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phối hợp
thanh tra, kiểm tra xử lý hành vi vi phạm mà các bên tham gia không thống nhất
được hướng giải quyết, cơ quan chủ trì có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Ủy ban
nhân dân Tỉnh xem xét quyết định.
3. Các hành vi vi phạm trật tự
xây dựng phải được phát hiện sớm, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để theo
quy định pháp luật. Việc xử lý, phối hợp xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng
phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng quy định pháp luật, tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân cùng tham gia giám sát.
Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG
QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
Điều 4.
Trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình
1. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình thuộc thẩm quyền
quản lý của Giám đốc Sở Xây dựng:
a) Công trình do bộ, ngành
Trung ương quyết định đầu tư trên địa bàn Tỉnh;
b) Công trình do Ủy ban nhân
dân Tỉnh quyết định đầu tư hoặc ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định
đầu tư;
c) Công trình xây dựng nằm trên
địa bàn từ hai huyện, thành phố trở lên.
2. Trưởng Ban Quản lý Khu kinh
tế Tỉnh chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình:
a) Công trình trong các Khu
công nghiệp (bao gồm công trình hạ tầng dùng chung);
b) Công trình trong các Khu
kinh tế cửa khẩu (trong phạm vi được giao đất quản lý), trừ công trình nhà ở
riêng lẻ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình, nhà ở
trên địa bàn quản lý (trừ các công trình theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này) gồm:
a) Công trình do Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định đầu tư;
b) Công trình, nhà ở nằm trên địa
bàn từ hai xã, phường, thị trấn trở lên;
c) Công trình tôn giáo, tín ngưỡng.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình, nhà ở trên
địa bàn quản lý, trừ các công trình theo quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều
này.
Điều 5. Nội
dung quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1. Nội dung quản lý trật tự xây
dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày
03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu
tư xây dựng và Điều 4, Điều 5 của Quyết định số 02/2022/QĐ-UBND ngày 11/02/2022
của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về Ban hành Quy định về quản lý trật tự xây
dựng và phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Hành vi vi phạm và biện pháp
xử lý vi phạm trật tự xây dựng được quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi
phạm hành chính về xây dựng.
3. Để bảo đảm tính thống nhất
áp dụng pháp luật trong xử phạt một số trường hợp vi phạm hành chính về trật tự
xây dựng, yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục đính kèm Quy chế này.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP
TRONG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
Điều 6. Phối
hợp cung cấp thông tin
1. Cơ quan quyết định đầu tư
xây dựng hoặc cấp phép xây dựng, có trách nhiệm gửi quyết định phê duyệt dự án,
giấy phép xây dựng (bản sao, không bao gồm hồ sơ, bản vẽ) cho cơ quan quản
lý trật tự xây dựng theo quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
2. Cơ quan quản lý đất đai các
cấp có trách nhiệm cung cấp thông tin về đất đai theo đề nghị của các cơ quan
quản lý trật tự xây dựng.
3. Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu
kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã phải công bố công khai số điện thoại
tiếp nhận thông tin phản ánh về vi phạm trật tự xây dựng tại trụ sở làm việc,
trên trang thông tin điện tử (nếu có) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết
cung cấp thông tin và phối hợp quản lý.
Điều 7. Phối
hợp tổ chức xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã
a) Khi phát hiện công trình vi
phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh Thanh tra
Sở Xây dựng, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
(theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Quy chế này), phải thông
báo kịp thời cho Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế và Ủy ban nhân dân cấp
huyện để xử lý theo quy định.
b) Khi phát hiện công trình,
nhà ở riêng lẻ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý
của mình, phải kịp thời chỉ đạo lập biên bản xử lý theo thẩm quyền; trường hợp
hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử lý, phải kịp thời báo cáo, chuyển biên bản
vi phạm hành chính, hồ sơ vụ việc đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xem
xét xử lý.
c) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị
có liên quan thuộc thẩm quyền quản lý, áp dụng biện pháp cần thiết, kịp thời
ngăn chặn việc thi công xây dựng của chủ đầu tư đối với công trình vi phạm trật
tự xây dựng, không để vi phạm tiếp diễn sau khi đã lập biên bản vi phạm hành
chính hoặc đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.
d) Cử cán bộ, công chức tham
gia kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn khi có
yêu cầu của Thanh tra Sở Xây dựng, các đơn vị được giao kiểm tra về trật tự xây
dựng của cấp huyện.
đ) Phối hợp tổ chức thực hiện
cưỡng chế tháo dỡ đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
theo yêu cầu của cấp thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện
a) Khi tiếp nhận thông tin công
trình vi phạm trật tự xây dựng được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, đơn vị quản
lý trật tự xây dựng cấp huyện phát hiện báo cáo, phải kịp thời chỉ đạo xử lý
theo thẩm quyền; trường hợp công trình thuộc trách nhiệm xử lý của Chánh Thanh
tra Sở Xây dựng, phải thông báo ngay cho Thanh tra Sở Xây dựng để xử lý.
b) Cử cán bộ, công chức tham
gia kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn khi có
yêu cầu của cơ quan liên quan.
c) Tổ chức thực hiện cưỡng chế
tháo dỡ theo quy định đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng thuộc thẩm
quyền quản lý của mình; phối hợp thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm
trật tự xây dựng trên địa bàn theo quyết định cưỡng chế của Chánh Thanh tra Sở
Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh khi có yêu cầu.
Tùy theo tính chất mức độ phức
tạp của từng vụ việc cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ủy ban
nhân dân Tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành Tỉnh tham gia phối hợp tổ chức cưỡng
chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
3. Trưởng Ban Quản lý khu kinh
tế tỉnh Đồng Tháp
a) Khi phát hiện công trình vi
phạm trật tự xây dựng trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu, kịp thời
thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình vi phạm để tổ chức lập
biên bản xử lý theo quy định.
b) Cử công chức, viên chức, người
lao động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng trong
kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
4. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
a) Giúp Giám đốc Sở Xây dựng quản
lý trật tự xây dựng đối với các công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy
chế này; tổ chức kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý vi
phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền; tham mưu Giám đốc Sở Xây dựng giải quyết
kịp thời các kiến nghị về chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý
trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khi có yêu cầu.
b) Khi tiếp nhận thông tin công
trình vi phạm trật tự xây dựng được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện thông tin
hoặc Thanh tra Sở Xây dựng trực tiếp phát hiện thì phải kịp thời chỉ đạo xử lý
theo thẩm quyền; trường hợp thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh thì phối hợp với đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ
sơ, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh xử phạt
theo quy định.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Chế
độ báo cáo
1. Thanh tra Sở Xây dựng tham
mưu Sở Xây dựng tổ chức sơ kết (6 tháng), tổng kết (năm) đánh giá công tác phối
hợp trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Tỉnh; tổng hợp tình hình quản lý
trật tự xây dựng trên địa bàn Tỉnh, định kỳ 6 tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo Ủy
ban nhân dân Tỉnh, các bộ, ngành theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng
hợp tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, định kỳ 6 tháng (trước
ngày 05/6) và năm (trước ngày 05/12) hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh
(thông qua Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo).
3. Ban quản lý Khu kinh tế Tỉnh
tổng hợp tình hình quản lý trật tự xây dựng trong phạm vi được giao quản lý, định
kỳ 6 tháng (trước ngày 05/6), năm (trước ngày 05/12) hoặc đột xuất báo cáo Ủy
ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo).
Điều 9. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo, điều hành chung công tác quản lý Nhà nước về trật tự
xây dựng; tuyên truyền, phổ biến Quy chế này đến các tổ chức, cá nhân tham gia
hoạt động xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
b) Kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh các biện pháp chấn chỉnh những tồn tại trong công tác
quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Tỉnh.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế Tỉnh
a) Tuyên truyền, phổ biến Quy
chế này cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn
quản lý biết, thực hiện.
b) Tăng cường công tác phối hợp
với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong kiểm tra, ngăn chặn,
xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tuyên truyền, phổ biến Quy
chế này cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các phòng, đơn vị được
giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng thường xuyên kiểm tra các công trình,
nhà ở trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý, tham mưu xử lý các trường hợp vi
phạm trật tự xây dựng theo quy định pháp luật; báo cáo về tình trạng xây dựng
trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích theo quy định (đặc biệt là
các khu vực có tình trạng tự phân lô, bán nền có dấu hiệu hình thành các khu
dân cư nhưng không bảo đảm các điều kiện theo quy định) để phối hợp các Sở,
ngành báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định.
c) Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban
nhân dân cấp xã trong việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; xem xét xử lý
trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cá nhân được giao nhiệm
vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm, buông lỏng quản lý.
d) Thực hiện các biện pháp, cơ
chế phối hợp với cơ quan Công an trong việc ngăn chặn, xử lý công trình vi phạm
trật tự xây dựng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các lực lượng tham gia xử
lý công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tuyên truyền, phổ biến Quy
chế này đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn.
b) Tổ chức kiểm tra thường
xuyên việc thực hiện các quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn.
Điều 10.
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân
cấp huyện trong việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi
xây dựng trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích theo quy định của
pháp luật về đất đai (đặc biệt là các khu vực có tình trạng tự phân lô, bán nền
có dấu hiệu hình thành các khu dân cư nhưng không bảo đảm các điều kiện theo
quy định).
b) Chỉ đạo Thanh tra Sở và đơn
vị chuyên môn trực thuộc thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quản
lý, sử dụng đất; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định.
2. Các Sở: Giao thông Vận tải,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của mỗi ngành, Giám đốc các Sở chỉ đạo Thanh tra Sở, đơn vị trực thuộc phối hợp
Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân
dân cấp huyện, kiểm tra xử lý các trường hợp xây dựng công trình vi phạm hành
lang an toàn các công trình trên địa bàn quản lý.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo Thanh tra Sở, đơn vị trực
thuộc phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện, kiểm tra xử lý các trường hợp lắp đặt biển, băng
rôn, panô, áp phích, quảng cáo không đúng quy định, gây mất an toàn và mỹ quan
đô thị.
4. Công an Tỉnh
Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa
phương liên quan chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, báo cáo Ủy ban
nhân dân cùng cấp về các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn; phối
hợp với các đơn vị chức năng áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời ngăn
chặn, xử lý đối với các công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng, không để vi
phạm tiếp diễn sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý
của các cấp có thẩm quyền; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho các lực lượng trong
quá trình tham gia xử lý vi phạm về trật tự xây dựng theo yêu cầu của Ủy ban
nhân dân các cấp.
Điều 11. Sửa
đổi, bổ sung Quy chế
1. Khi các văn bản quy phạm
pháp luật đã trích dẫn để áp dụng trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay
thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
đó.
2. Sở Xây dựng tổng hợp ý kiến
phản ánh của các cơ quan có liên quan về những vấn đề vướng mắc phát sinh trong
quá trình thực hiện Quy chế này, nghiên cứu đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh xem
xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ XỬ PHẠT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP VI PHẠM
HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 272/QĐ-UBND-HC ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh Đồng
Tháp)
Stt
|
Thực trạng về sử dụng đất đai
|
Áp dụng pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính
|
I
|
Xử phạt vi phạm hành chính
đối với trường hợp xây dựng công trình, nhà ở thuộc khu vực bắt buộc phải có
giấy phép xây dựng, nhưng không có giấy phép xây dựng
|
1
|
Có quyền sử dụng đất hợp pháp
|
a
|
Mục đích sử dụng đất phù hợp
|
Theo lĩnh vực xây dựng
|
b
|
Mục đích sử dụng đất không
phù hợp
|
Theo lĩnh vực đất đai
|
2
|
Không có quyền sử dụng đất
|
a
|
Có đủ cơ sở pháp lý xác định
thuộc phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình
|
Theo quy định của các ngành có liên quan.
|
b
|
Không đủ cơ sở pháp lý xác định
thuộc phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình
|
Theo lĩnh vực đất đai
|
II
|
Xử phạt vi phạm hành chính
đối với trường hợp xây dựng công trình, nhà ở thuộc khu vực miễn giấy
phép xây dựng
|
1
|
Có quyền sử dụng đất hợp pháp
|
a
|
Mục đích sử dụng đất phù hợp
nhưng vi phạm các quy định pháp luật có liên quan
|
Theo quy định của các ngành
có liên quan.
|
b
|
Mục đích sử dụng đất không
phù hợp
|
Theo lĩnh vực đất đai
|
2
|
Không có quyền sử dụng đất
|
a
|
Có đủ cơ sở pháp lý xác định
thuộc phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình
|
Theo quy định của các ngành
có liên quan
|
b
|
Không đủ cơ sở pháp lý xác định
thuộc phạm vi bảo vệ hành lang an toàn các công trình
|
Theo lĩnh vực đất đai
|