ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2491/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 21
tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG
NGHIỆP VÀ CÁC BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Quyết định số
589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Điều chỉnh Định
hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 275/TTr-SXD ngày 08/9/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này Điều
chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp và các bệnh viện,
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ký và
thay thế Quyết định số 2621/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế,
Khoa học và Công nghệ, Công thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Sơn La;
Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La; Thủ trưởng các cơ quan đơn
vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Nhu Điều 3;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT(Đạt). 50b.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đức Hải
|
ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG
NGHIỆP VÀ CÁC BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm
theo Quyết định số 2491/QĐ-UBND
ngày 21/9/2017 của UBND tỉnh Sơn La)
Chương
I
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. KHÁI
QUÁT MỘT SỐ THÔNG TIN CỦA TỈNH
1. Khái quát một số
thông tin chung
1.1 Vị trí địa lý, diện
tích, đơn vị hành chính: Sơn La là một tỉnh miền núi
phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.174,44 km2, chiếm
4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số
63 tỉnh thành phố, nằm trong phạm vi địa lý: 20°39’
- 22°02' vĩ độ Bắc, 103°11’ - 105°02’ kinh độ Đông Tỉnh Sơn La nằm
trên tuyến quốc lộ 6 (Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La
- Điện Biên), là điểm nhấn trên hành lang kinh tế Tây Bắc.
Quốc lộ 279 nối liền các tỉnh từ Tây Bắc sang Đông Bắc, có ranh giới với các tỉnh
trong nước dài 628 km và có chung đường biên giới Việt Nam - Lào dài 250 km. Tỉnh
có 12 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố và 11
huyện.
1.2. Hướng thoát nước
1.2.1. Hướng thoát nước
chung
Nước mưa từ trên cao,
khu vực thượng lưu chảy theo các khe, rãnh tụ thủy hoặc vào các vùng trũng như
ao, hồ, sau đó thoát về các con suối, từ đó đo về các dòng sông xuống hạ lưu. Đối
với các khu vực đô thị, các dự án được đầu tư hệ thống thoát nước, nước mặt tự
chảy tràn, được thu về các hệ thống thu nước trên các tuyến giao thông, thoát
theo hướng thoát chung của khu vực là các ao, hồ sông suối, rồi thoát chung
theo dòng sông về hạ lưu. Toàn bộ lượng nước được chảy ra các con suối chính
trên các tiểu lưu vực của tỉnh như: Nậm La, Nậm Mu,
Nậm Giôn, Suối Muội, Suối Tấc, Suối Sập, Nậm Pàn, Nậm Công, Nậm Lệ, Nậm Sọi, Sập
Vạt, sau đó đổ ra hai sông chính là: Sông Đà và Sông
Mã.
1.2.2. Đặc điểm của
các sông/suối chính trên địa bàn tỉnh
a) Đối với lưu vực
sông Đà:
Sông Đà là phụ lưu của
sông Hồng, điện tích lưu vực sông Hồng tính đến Sơn Tây là 143.300km2
thì sông Đà có 52.900km2 chiếm 36,9% cung cấp tới 47% tổng lượng nước
sông Hồng (56,1km3) trong tổng số 118,2km3
(tại Sơn Tây), chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La là 238km
Một số phụ lưu chính
là nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải của đô thị , các huyện, thành phố gồm:
Thành phố Sơn La, Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Yên Châu, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh
Nhai, Phù Yên, Bắc Yên thuộc lưu vực Sông Đà: Nậm La, Nậm
Mu, Nậm Giôn, Suối Muội, Suối Tấc, Suối Sập,
Nậm Pàn, Sập Vạt. Trong đó:
- Suối Nậm La: Có diện
tích 446,5km2, bắt nguồn từ dãy núi cao Phu Ta Lan thuộc cao nguyên
Sơn La - Nà Sản. Mật độ suối ở lưu vực 0,42km/km2 so với các lưu vực
khác trong tỉnh thì mật độ suối của lưu vực ở mức nghèo và dưới trung bình so với
sông suối ở các vùng trong tỉnh;
- Suối Nậm Mu: Nậm Mu
là phụ lưu cấp 1 của Sông Đà, chảy qua các tỉnh Lai Châu, Sơn La. Sông có chiều
dài 165 km và diện tích lưu vực là 3.433 km2, mật độ sông suối 1,16
km/km2;
- Suối Muội: Bắt nguồn
từ núi Hua Lái cao 1.551m, là nhánh sông cấp 1 của sông Đà, chạy
dọc theo thị trấn Thuận Châu và sau đó đổ vào sông Đà;
- Suối Tấc:
Bắt nguồn từ huyện Nghĩa Lộ, Yên Bái, chảy về Phù Yên, Sơn
La. Lưu vực có hình nan quạt, dòng chảy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Diện tích lưu vực suối Tấc khoảng 48km2. Mật độ phân bố
các suối nhỏ trong lưu vực khá đồng đều với các chi lưu (suối Lạt, suối Ngang,
suối Thải, suối Gióng, suối Tộ, suối Lầm...);
- Suối Sập: Là nhánh
sông cấp 1 của sông Đà, chiều dài khoảng 68km, bắt nguồn từ cao nguyên Mộc Châu
đến xã Sập Vạt, Yên Châu nhập lưu với Suối Vạt, sau đó chảy ra sông Đà. Suối Sập
Vạt có nhiều chi lưu trong đó có: Suối Vạt, suối So Lung, suối Môn, suối A Má;
- Suối Nậm Pàn: Bắt
nguồn từ vùng cao biên giới Việt - Lào thuộc huyện Yên Châu chảy qua huyện Mai
Sơn, Mường La và nhập lưu với Nậm La thành suối Nậm Bú. Diện tích lưu vực:
610km2, mật độ sông suối 0,43km/km2 ở mức nghèo và dưới mức
trung bình so với lưu vực sông suối khác trong tỉnh, dòng chảy Nậm Pàn theo hướng
Đông Nam - Tây Bắc với chiều dài suối tính từ nguồn tới cửa ra 87,27km.
b) Đối với lưu vực
sông Mã:
Bắt nguồn từ Tuần
Giáo tỉnh Điện Biên, đoạn chảy qua tỉnh Sơn La có chiều dài 94km.
Một số phụ lưu chính
là nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải của đô thị các huyện Sông Mã, Sốp Cộp
thuộc lưu vực Sông Mã: Nậm Sọi, Nậm Công, Nậm Lệ. Trong đó:
- Suối Nậm Sọi: Bắt
nguồn từ vùng núi có độ cao gần 2.000m nằm ở biên giới Việt Lào thuộc huyện
Sông Mã, tỉnh Sơn La. Suối có chiều dài 59Km chảy trên địa hình có độ cao trung
bình trên 1.000 m, diện tích lưu vực là 455
km2. Lưu vực Nậm Sọi tiếp giáp về phía Bắc với lưu vực sông Mã, phía
Nam và phía Đông giáp với biên giới Việt Lào, phía Tây giáp với lưu vực suối Nậm
Công.
- Suối Nậm Công: Bắt
nguồn từ vùng núi có độ cao trên 1.500m. Lưu vực suối
Nậm Công có dạng hình nan quạt mở rộng ở thượng lưu và thu nhỏ đột ngột ở hạ
lưu. Các dãy núi chạy từ Bắc Lào sang Việt Nam với các đỉnh cao từ 1.600 đến 2.000m
ở phía Tây và phía Nam làm đường phân lưu vực suối Nậm Công với lưu vực suối Nậm
Hạ, suối Nậm He. Lưu vực suối Nậm Công có diện tích 893 km2, chiều
dài dòng chính 52 km chảy qua huyện Sốp Cộp, Sông Mã, tỉnh Sơn La. Phụ lưu
chính của suối gồm: suối Nậm Pù, suối Nậm Mằn,...
2. Đặc điểm địa hình
Mang đặc điểm điển
hình của vùng Tây Bắc với độ cao trung bình 600 ÷
700m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt mạnh bởi sông Đà, sông Mã và
các dãy núi cao, tạo tiềm năng, lợi thế về thủy năng.
Có hai cao nguyên Mộc
Châu và Sơn La - Nà Sản tương đối bằng phẳng, nằm trên độ cao gần 1.000m, có tiềm
năng, lợi thế cạnh tranh phát triển
hàng hóa chủ lực nông sản cao cấp và du lịch cao cấp.
3.
Tài nguyên khí hậu
Sơn La có khí hậu nhiệt
đới, mang đặc điểm khí hậu chung của vùng Tây Bắc: mùa đông lạnh khô, mùa hè
nóng ấm, mưa nhiều, tuy nhiên chế độ nhiệt, chế độ mưa, số
giờ nắng có khác so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu tại một số tiểu vùng ở
đây cũng khác nhau.
- Nhiệt độ: nhiệt độ
trung bình năm 21,2 độ C, nhiệt độ cao nhất năm là 41,8 độ C (tháng 7), nhiệt độ
thấp nhất 4,7 độ C và biên độ nhiệt thay đổi giữa
mùa đông với mùa hè, giữa ngày với đêm lớn. Tổng số giờ nắng trung bình năm là
1.895 giờ, tuy nhiên, nhiệt độ có xu thế tăng trong những năm gần đây;
- Lượng mưa: lượng
mưa trung bình năm 1.429 mm, lượng mưa mùa mưa chiếm 86% và
mùa khô là 14% so với tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa phân bố không đều giữa
các vùng, nơi ít nhất là Sông Mã chỉ đạt 1.172mm, nơi nhiều nhất là Quỳnh Nhai
1.725mm;
- Độ ẩm không khí,
gió: độ ẩm không khí trung bình năm 81% có xu hướng giảm. Gió Tây (gió Lào) khô
nóng phổ biến xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, gió mùa Tây Nam từ tháng
6-9, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 02 năm sau.
Tuy nhiên, do mùa
đông khô hạn kéo dài, gió Lào khô nóng, mùa hè có bão và mưa lớn, gây ra các hiện
tượng thời tiết xấu như sương muối, rét đậm, rét hại, mưa đá, gió lốc, lũ
quét... gây ảnh hưởng đến phát triển kinh
tế xã hội.
4. Mạng lưới sông, suối
Sơn La nằm trong lưu
vực của 2 con sông lớn là sông Đà và sông Mã. Sông Đà gồm các phụ lưu chính: Suối
Muội, suối Nậm Bú, suối Sập Vạt, suối Nậm Giôn, suối Nậm Mu, suối Sập, suối Tấc.
Sông Mã gồm các phụ lưu chính: Nậm Công, Nậm Ty,
Nậm Sọi, Nậm Lệ ngoài ra còn có nhiều các con suối nhỏ khác nhau đã tạo cho Sơn
La có mạng lưới sông, suối tương đối lớn với mật độ 1,8km/km2.
Đặc điểm chung của hệ thống sông suối là lưu lượng dòng
chảy lớn (lớn nhất năm trên sông Đà tại Tạ Bú đạt 22.700 m3/s, trên
Sông Mã tại Xã Là là 6.930 m3/s), trắc diện hẹp, tạo ra tiềm năng thủy
điện rất lớn, công suất ước khoảng 5.000 MW. Trong đó có công trình lớn là nhà
máy thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW) và gần 60 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ
có tổng công suất gần 1.000 MW.
5. Dân số
và nguồn nhân lực
Theo niên giám thống
kê tỉnh Sơn La dân số năm 2015 của tỉnh là 1.203,8 nghìn người,
đến năm 2016 tăng lên 1.224,5 nghìn người, với tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên còn 1,02% năm 2020. Theo Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của
Thủ tướng chính phủ: “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Sơn La đến năm 2020”, thì tỷ lệ tăng dân số bình quân đến năm 2015 là
1,72%/năm, đến năm 2020 là 1,59%/năm . Khi đó, số dân trên toàn tỉnh Sơn La đến
năm 2020 khoảng 1,3 triệu người.
Sơn La có 12 dân tộc
chủ yếu, trong đó dân tộc Thái chiếm tới 53,2%, dân tộc Kinh chiếm 17,6%, dân tộc
Mông chiếm 14,6%, dân tộc Mường chiếm 7,6% và còn lại 7,0% là các dân tộc Dao,
Khơ Mú, Lào và một số dân tộc khác.
6. Dự báo về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đến
năm 2020:
-
Công nghiệp - xây dựng chiếm 24%;
- Dịch vụ chiếm 48%;
- Nông lâm nghiệp, thủy
sản chiếm 28%.
Tốc độ tăng tổng sản
phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân khoảng 10%.
7. Đô thị:
Hiện nay tỉnh có 01 đô thị loại III, 09 đô thị loại V và 02 đô thị chưa xếp loại.
II.
THỰC TRẠNG VÀ MÔI TRƯỜNG THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Thực trạng hệ thống
thoát nước tại các đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện
1.1. Hệ thống thoát
nước đô thị
Hiện nay, hệ thống
thoát nước mưa và thoát nước thải tại các đô thị của tỉnh Sơn La đang là hệ thống
thoát nước chung, chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Thoát nước chủ yếu
theo hệ thống cống rãnh hai bên đường hoặc chảy ra hệ thống
ao, hồ, suối và sông. Hệ thống thoát nước, kiểm soát úng ngập đã được xây dựng
từ những năm thập kỷ 90; phần lớn xây bằng đá, đã xuống cấp, xây dựng không đồng
bộ, nên chưa đảm bảo cho việc thoát nước, một số điểm ngập úng cục bộ khi có
mưa lớn.
Hệ thống thoát nước
thải riêng biệt chưa được xây dựng, nước thải xả trực tiếp vào hệ thống thoát
nước mưa (cống rãnh trên các tuyến đường và mương
thoát nước mưa đổ ra suối). Nhiều tuyến cống đã bị xuống cấp,
không đáp ứng được nhu cầu thoát nước hiện nay; việc đầu tư xây dựng mới chỉ phục
vụ yêu cầu thoát nước của từng tuyến đường hoặc của từng khu vực riêng biệt.
a) Thành phố Sơn La:
- Hệ thống thoát nước
đô thị thành phố Sơn La đang đầu tư triển khai xây dựng, hiện tại chủ yếu
là thoát thẳng ra suối Nậm La (chưa qua xử lý), chủ yếu dựa vào khả năng thoát
nước tự nhiên.
- Cống qua đường: Tổng
số 25 cống. Tổng chiều dài là 344m. Kết cấu xây đá hộc, mũ mố BTCT, nắp tấm đan
BTCT chịu lực.
- Mương thoát lũ: Tổng
số 10 tuyến mương. Tổng chiều dài là 15.050m. Kết
cấu xây đá hộc và bê tông cốt thép;
- Rãnh thoát nước hai
bên đường: Tổng số 24 tuyến đường. Tổng chiều dài là 44.536m. Kết cấu xây đá hộc,
nắp tấm đan BTCT.
b) Các đô thị khác:
Các hệ thống thoát nước
chưa được đầu tư đồng bộ và không có nhà máy xử lý nước thải. Phần lớn các hệ
thống thoát là hệ thống thoát nước chung,
thu gom cho cả nước mưa và nước thải. Các hệ thống thoát nước chủ yếu là hệ thống
rãnh thoát nước dọc các đường Quốc lộ, tỉnh lộ đi qua thị trấn, các đường ngang
chủ yếu là mương hở, mương xây có kích thước nhỏ; Công tác duy tu sửa chữa các
hệ thống thoát chung dọc các tuyến
giao thông tại các đô thị đã được UBND các huyện, thành phố quan tâm, tuy nhiên
do thiếu kinh phí nên việc duy tu, sửa chữa còn hạn chế. Hiện trạng của
hệ thống thoát nước các đô thị được tổng hợp như sau:
Tên
công trình
|
Đơn
vị
|
Số
lượng
|
Tổng
chiều dài (km)
|
Kết
cố xây dựng
|
Cống qua đường
|
Cái
|
217
|
2,51
|
BTCT
|
Rãnh thoát nước hai
bên đường
|
Tuyến đường
|
278
|
245,7
|
BTCT + xây đá hộc +
rãnh đất
|
Mương thoát lũ
|
Tuyến mương
|
23
|
15
|
BTCT
|
(Có
phụ lục lục kèm theo)
1.2. Các khu công
nghiệp: Các khu công nghiệp đang trong giai đoạn hình thành (khu công nghiệp
Mai Sơn, Cụm công nghiệp Bó Bun, huyện Mộc Châu và cụm công nghiệp Phù Yên)
một số dự án đang hoạt động nhưng khối lượng
nước thải không lớn nên nước thải của các khu công nghiệp chưa ảnh hưởng gây ô
nhiễm đến môi trường khu vực.
1.3. Các bệnh viện:
Các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh đã được đầu tư xây dựng tương đối
hoàn chỉnh bao gồm: 02 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (bệnh viện đa khoa tỉnh và
bệnh viện đa khoa khu vực Phù Yên); 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh; 10 bệnh
viện đa khoa tuyến huyện. Trong những năm vừa
qua, hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư xây dựng mới và cải tạo để nâng cao chất
lượng cũng như khả năng tiếp nhận bệnh nhân. Bên cạnh việc đầu tư kết cấu hạ tầng,
nâng cấp trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, các bệnh viện cũng được đầu tư
xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên, một số bệnh viện
có hệ thống thu gom và xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả hoặc đã ngừng
hoạt động do nhiều nguyên nhân như: không đủ kinh phí để
duy trì hoạt động, hệ thống, thiết bị xử lý xuống
cấp do không được bảo dưỡng thường xuyên, bộ phận
trực tiếp vận hành hệ thống không chuyên nghiệp. Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục
quan tâm đầu tư xây dựng mới một số hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo
công nghệ hiện đại đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn
trước khi xả thải ra môi trường.
1.4. Các cơ sở y tế
- Các trạm y tế xã,
phường trên địa bàn tỉnh hầu hết chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế.
- Đối với các cơ sở y
tế tư nhân, việc phát sinh nước thải y tế khó
kiểm soát. Thực tế,
hầu hết phòng khám tư nhân có quy mô nhỏ chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế
nên lượng nước thải phát sinh ở từng cơ sở có khả năng bị trộn lẫn trong nước
thải sinh hoạt xả thải ra môi trường.
2. Về thể chế
và tổ chức, quản lý vận hành
Năm 2015, UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 về việc Quy định quản lý
thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Sơn La. Sau khi quyết định được
ban hành, công tác quản lý nhà nước về thoát nước, xử lý
nước thải và giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đã từng bước được
hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nêu trên, trong đó
phân định rõ trách nhiệm quyền hạn, giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu
hệ thống thoát nước, đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước và hộ thoát nước.
Thực hiện Quyết định
số 20/2016/QĐ-UBND ngày 05/8/2016 của UBND tỉnh về việc quy định quản lý dịch vụ
công ích đô thị, việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống
thoát nước do UBND các huyện, thành phố lựa chọn, ký kết hợp đồng theo từng khối
lượng công việc và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thanh toán trên cơ sở khối
lượng công việc được xác nhận của các bên liên quan.
2.1. Hệ thống văn bản
pháp lý và một số văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh
- Quyết định số
2621/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh Sơn La
về ban hành định hướng phát triển thoát nước, thu gom và xử lý nước thải, khu
công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số
31/2015/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 về việc Quy định quản lý thoát nước và xử lý nước
thải trên địa bàn tỉnh Sơn La quy định các nội dung về: Quản lý thoát nước, xử
lý nước; chính sách đấu nối; chính sách khuyến khích đầu tư về thoát nước;
- Hợp đồng
quản lý vận hành: UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1089/QĐ-UBND Ngày
9/5/2016 về ủy quyền thực hiện một số quyền của chủ sở hữu hệ thống
thoát nước, UBND thành phố Sơn La đã ký hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống
thoát nước TP Sơn La với Công ty cổ phần môi trường và Dịch vụ đô thị tỉnh Sơn
La; hàng năm, các huyện, thành phố tổ chức lựa chọn đơn vị đủ năng lực để
ký hợp đồng quản lý vận hành hệ thống thoát nước tại địa phương;
- Giá và lộ trình giá
thoát nước: Thực hiện theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 7/6/2017 của UBND
tỉnh Sơn La về Quy định giá dịch vụ thoát nước và quản lý sử dụng nguồn thu từ
dịch vụ thoát nước trên địa bàn tỉnh (thay thế Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND
ngày 10/5/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017); Quyết định số
30/2016/QĐ-UBND ngày 02/11/2016 Quy định lộ trình thực hiện giá dịch vụ thoát
nước đô thị thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đến năm 2030.
- Quy hoạch bảo vệ
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
2.2. Quy hoạch thoát
nước
Quy hoạch thoát nước
đô thị là một nội dung trong các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phế duyệt, hệ thống thu gom và xử lý nước thải
đã được hoạch định, theo đó hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của các đô
thị đã được phê duyệt trong đồ án quy hoạch.
Sau khi Quy hoạch được
phê duyệt, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống thoát
nước, xử lý nước thải đô thị thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu và đầu tư, cải tạo,
nâng cấp hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn các huyện còn lại.
3. Tình hình cung cấp
tài chính cho vận hành và bảo dưỡng
3.1. Tài chính cho quản
lý, vận hành các hệ thống thoát nước, thu gom và xử
nước thải trên địa bàn tỉnh Sơn La còn hạn chế. Cụ thể, tổng kinh phí chi cho
việc duy tu, nạo vét hệ thống thoát nước ở thành phố Sơn La:
-
Năm 2016 là: 4.318.252.000,0 đồng;
- Dự kiến năm 2017
là: 5.000.000.000,0 đồng.
3.2. Giá thoát nước
thoát nước đang triển khai thực hiện
Năm 2016 UBND tỉnh
ban hành Quyết định số 30/2016/QĐ-UBND ngày 02/11/2016 về Quy định Lộ trình thực
hiện giá dịch vụ thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Sơn La và huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030.
Theo quyết định số
17/2017/QĐ-UBND ngày 7/6/2017 của UBND tính
giá dịch vụ thoát nước được triển khai thu trên địa bàn thành phố Sơn La là
1.000đồng/m3, các huyện còn lại dao động từ 600 ÷ 700 đồng/m3 (đơn giá trên đã bao gồm cả thuế VAT). Nguồn thu
từ giá dịch vụ thoát nước hàng năm khoảng 8,2 tỷ đồng (theo số thu qua đồng hồ
cấp nước).
Chương
II
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH
SƠN LA ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. ĐỊNH
HƯỚNG THOÁT NƯỚC TẠI ĐÔ THỊ, KHU CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng chung
- Nhằm
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, góp phần kiểm soát ngập úng;
- Từng bước hoàn thiện
cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thoát nước theo từng giai
đoạn;
- Ưu tiên đầu tư xây
dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải y tế;
- Phát triển hệ thống
thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải và
nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm
quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế
các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng;
- Tăng tỷ lệ đấu nối
nước thải từ hộ gia đình đến hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống
thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng
thường xuyên và theo định kỳ;
- Thúc đẩy kinh tế -
xã hội phát triển, phấn đấu thành phố Sơn La đạt đô thị loại II; Thị trấn Hát
Lót, thị trấn Mộc Châu lên đô thị loại IV vào năm 2019.
2. Định hướng đến năm
2025
2.1. Thoát nước và xử
lý nước thải đô thị
a) Thành phố Sơn La
Đầu tư hoàn chỉnh hệ
thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tách riêng với hệ thống thoát
nước mưa, nước mặt.
b) Các đô thị
Định
hướng thoát nước theo các lưu
vực sông chính
Các
Sông chính
|
Các
đô thị thuộc lưu vực sông chính
|
Định
hướng về kỹ thuật công nghệ
|
Lưu vực sông Đà
|
Mai
Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc yên, Phù Yên,
Vân Hồ.
|
- Đầu
tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh theo lưu vực các suối thuộc
lưu vực sông Đà và lưu vực sông Mã, tận dụng diện tích mặt nước sẵn
có để tạo thành các hồ điều hòa, hạn chế
triệt để ngập úng cục bộ và tạo cảnh quan môi trường trong đô thị.
- Thu gom và xử lý
nước thải đô thị: Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị
theo hình thức thoát nước nửa riêng đối với các đô thị loại IV; ưu tiên đầu
tư các khu xử lý phi tập trung (xử
lý phân tán) cho các đô thị loại V và các điểm dân cư.
|
Lưu vực sông Mã
|
Sốp
Cộp, Sông Mã
|
2.2. Các khu, cụm
công nghiệp
Đầu tư xây dựng hệ thống
thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Định hướng đến
năm 2025, các khu công nghiệp khi đi vào hoạt động có hệ thống
thoát nước mưa hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thoát nước thải; nước thải
được xử lý đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước khi xả thải.
2.3. Các bệnh viện và
các cơ sở y tế
a) Đối với các bệnh
viện:
- Đầu tư xây dựng hệ
thống thoát nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Định
hướng đến năm 2025, các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện có hệ thống thoát
nước mưa hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thoát nước thải. Ưu tiên đầu tư
xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện với công nghệ
hiện đại. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra hệ thống
thoát nước chung của đô thị;
- Về tổ chức quản lý
vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện: Theo hướng thuê các đơn vị chuyên
nghiệp có đủ năng lực để quản lý vận hành theo hình thức đấu thầu hoặc đặt hàng
theo quy định.
b) Đối với các cơ sở
y tế: Có hệ thống thu gom tách riêng nước thải y tế với nước thải sinh hoạt,
công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, phải xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả
thải ra hệ thống thoát nước đô thị.
2.4. Đối với các trường
học và các cơ sở công cộng
Các cơ sở công cộng,
trường học phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải cục bộ, nếu nằm trong đô
thị phải đấu vào hệ thống chung của đô thị để xử
lý, nếu nằm ngoài khu vực chưa có hệ thống thu gom
chung phải có giải pháp lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Ưu tiên đầu tư
hệ thống xử lý nước, thải phân tán tại các trường học và các cơ sở công cộng.
3. Tầm nhìn đến 2030
- Các đô thị được xây
dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại
các đô thị;
- Đối với nước thải:
Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị tại các đô thị, thành phố
Sơn La đạt 90-100%, các đô thị loại IV đạt 60-70%, các đô thị loại V đạt trung
bình trên 50% diện tích bao phủ dịch vụ. Nước thải tại
các đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả
ra môi trường. 100% nước thải bệnh viện, nước thải các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trước
khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc xả ra môi trường;
- Đối với thoát nước
mưa và chống ngập úng đô thị: Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước
mưa tại các đô thị, thành phố Sơn La đạt 100%, các đô thị còn lại đạt trung
bình trên 80%, phù hợp với cao độ nền và thoát nước mặt. 100% các tuyến đường
chính trong đô thị, các tuyến đường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư đều có
hệ thống thoát nước mưa. 100% các đô thị không còn tình trạng ngập úng thường
xuyên trong mùa mưa.
4. Phạm vi định hướng
phát triển thoát nước, xử lý nước thải đô thị
Phạm vi định hướng
phát triển thoát nước, xử lý nước thải đô thị trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La.
Trong đó, tập trung ưu tiên phát triển, đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải các đô thị trọng điểm.
II.
MỘT SỐ MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ, CÁC ĐÔ THỊ, KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ BỆNH
VIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Mục tiêu về thu
gom và xử lý nước thải
STT
|
Các
đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện
|
Định
hướng đến năm 2025
|
Tầm
nhìn năm 2030
|
1
|
Thành phố Sơn La
|
Đạt trên 90% diện
tích bao phủ dịch vụ
|
Đạt 100% diện tích
bao phủ dịch vụ
|
2
|
Các đô thị loại IV
|
Đạt 70% diện tích
bao phủ dịch vụ
|
3
|
Các đô thị loại V
|
Đạt 40-50% diện
tích bao phủ dịch vụ
|
4
|
Khu công nghiệp
|
Ưu tiên đầu tư xây
dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung (hoặc sử dụng giải pháp công
nghệ phù hợp với điều kiện thực tế) 100% nước thải của khu công
nghiệp phải xử lý cục bộ đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra hệ thống
thoát nước đô thị
|
5
|
Bệnh viện vả các cơ
sở y tế
|
Ưu tiên đầu
tư xây dựng các trạm xử lý nước thải phi tập trung (hoặc sử dụng giải pháp
công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế), tại các bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến huyện và các cơ sở y tế; Định hướng đến 2025 thu gom, xử lý được
100% nước thải của các bệnh
viện tuyến tỉnh, 90% nước thải của
các bệnh viện tuyến huyện, các cơ sở y
tế; đến 2030 thu gom, xử lý được 100% nước thải của các bệnh viện tuyến tỉnh,
tuyến huyện và các cơ sở y tế.
Nước thải phải xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra hệ thống thoát nước
đô thị
|
- Việc xả nước thải
ra nguồn tiếp nhận phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,
tài nguyên nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản pháp luật
có liên quan;
- Thiết kế và xây dựng
các điểm xả phải bảo đảm chống xâm nhập ngược từ nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng của
ngập úng đô thị;
- Xả nước thải vào
nguồn tiếp nhận được quản lý thống nhất theo lưu vực;
- Đối với thành phố
Sơn La: Với các khu vực đô thị cũ, đông dân cư nhưng chưa được đầu tư hệ thống
thu gom và xử lý nước thải, việc đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải của
khu vực này bằng hình thức phân tán để thay cho hình thức tập trung thu gom và
xử lý nước thải của toàn đô thị, đảm bảo về mức vốn đầu tư không quá lớn, không
ảnh hưởng nhiều đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật của toàn đô thị;
- Khi lập dự án đầu
tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải của các đô thị, phải đánh giá về khu vực
ảnh hưởng của dự án, sự phát triển của đô thị, hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật... Tùy theo quy mô, công suất xử lý nước thải của các đô thị đã được tính
toán trong đồ án quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt để quyết định
quy mô đầu tư cho phù hợp; ưu tiên các dự án đầu tư theo hình thức thu gom và xử
lý nước thải phân tán;
- Đầu tư đồng bộ xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đầu tư hệ thống đường ống thu gom và nhà máy xử
lý nước thải;
- Nguyên tắc không
tách rời các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, khi hạn chế nguồn lực cần ưu tiên đến
lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo vệ sinh môi trường;
- Từ 20 - 30% nước thải
sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
vệ sinh an toàn được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu
khác;
- Tại các đô thị trên
địa bàn tỉnh được đầu tư các khu dân cư mới, các khu đô thị mới, các khu - cụm
công nghiệp trên địa bàn, các chủ đầu tư dự án phải đầu tư xây dựng, bố trí hệ
thống thu gom và xử lý nước thải riêng, đồng bộ
với hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại khu vực. Nước thải phải được đấu nối
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung (đối với
các khu vực đã có hệ thống xử lý nước thải) hoặc phải được xử lý
đảm bảo quy chuẩn về môi trường trước khi xả thải (đối với các khu vực chưa có
hệ thống xử lý nước thải). Không xem xét phương án đấu nối vào hệ thống thu gom
và xử lý nước thải của các đô thị đang chờ kế hoạch đầu tư.
2. Mục tiêu về thoát
nước mưa, chống ngập úng
STT
|
Các
đô thị, khu công nghiệp, bệnh viện
|
Định
hướng đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030
|
1
|
Thành phố Sơn La
|
Đạt trung bình trên
90%-100%
|
2
|
Các đô thị còn lại
|
Đạt từ 70-80%
|
4
|
Khu công nghiệp
|
Định hướng đến năm
2030, khu công nghiệp có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh và tách riêng với
hệ thống thoát nước thải.
|
5
|
Bệnh viện
|
Định hướng đến năm
2030, các các bệnh viện khi đi vào hoạt động có hệ thống
thoát nước mua hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thoát nước thải.
|
- Xây dựng, cải tạo
các diện tích mặt nước tại các đô thị để tạo các hồ điều hòa trong các đô thị.
Các đô thị loại IV trở lên (thành phố Sơn La, Mai Sơn, Mộc Châu) triển khai thực
hiện thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật vệ sinh an toàn, phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục
đích khác;
- 100% các đô thị
không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa. Đảm bảo thu gom và thoát
nước mưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm địa hình của từng khu vực; tránh tình
trạng ngập úng, mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và gây thiệt hại về vật
chất, con người;
- Quy hoạch mạng lưới
thoát nước mưa đô thị phải đồng bộ với quy hoạch khơi thông, mở rộng, kiên cố
hóa bờ sông, suối là nơi tiếp nhận nguồn nước mưa, nước thải từ các đô thị;
- Từng bước hoàn thiện
cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển hệ thống thoát nước theo từng giai
đoạn; điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các quy định, quy hoạch, dự án phù hợp với điều
kiện thực tiễn tại các địa phương.
3. Các đô thị hình
thành trong tương lai theo quy hoạch vùng tỉnh
- Phát triển hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải đô thị, khu
công nghiệp và bệnh viện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch
đô thị hóa của tỉnh Sơn La đến năm 2025:
+ Các khu dân cư mới,
khu đô thị mới, khu - cụm công nghiệp xây mới phải xây dựng hệ thống thoát nước
riêng phân tán;
+ 100% nước thải các
nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện phải được xử lý đạt
quy chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung;
+ Các dự án hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải được triển khai, phấn đấu
tỷ lệ các hộ dân trong đô thị đấu nối
vào hệ thống nước thải đô thị đạt 70% (trong vùng dự án đạt 100%);
+ Tái sử dụng (20÷30)%
nước thải đã qua xử lý cho nhu cầu tưới cây, rửa đường tại các khu công nghiệp,
khu đô thị;
+ Giá thu thoát nước
thải từ các hộ dân, nhà máy, cơ quan... đảm bảo chi phí quản lý vận hành Nhà
máy xử lý nước thải.
- Tầm
nhìn đến năm 2030: Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; toàn bộ
nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp
nhận.
Chương
III
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I.
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC
- Ban hành các cơ chế,
chính sách thu hút đầu tư, huy động các thành phần xã hội đầu tư các dự án đầu
tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải phục vụ
cho dân cư đô thị sinh sống đảm bảo theo quy định của pháp luật;
- Thường xuyên rà
soát điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các quy định, cho phù hợp với điều kiện thực
tiễn tại các địa phương; công bố bộ đơn giá
cho công tác bảo trì, bảo dưỡng và vận hành cũng như hoàn thiện hệ thống giá
trong công tác thoát nước và xử lý nước thải;
- Đối với hệ thống
thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp luật
hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
II.
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH, NHÂN LỰC
1. Về quy hoạch
- Rà soát, bổ sung
quy hoạch thoát nước các đô thị để phục vụ phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở
để lập, thực hiện dự án đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị;
- Nghiên cứu, lập đồ
án quy hoạch thoát nước đô thị đối với thành phố Sơn La gắn với các vùng phụ cận
(dự kiến trở thành đô thị loại II năm 2019) để
thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển thoát nước và xử lý nước thải đô thị;
- Trong các phương án
quy hoạch thoát nước đô thị, ưu tiên bố trí
các khu xử lý nước thải phân tán để giải quyết việc xử lý nước thải tại các
khu, điểm dân cư, nhằm giảm áp lực về ô nhiễm môi trường cũng
như khả năng cân đối nguồn vốn theo từng giai đoạn để thực hiện, đảm bảo phù hợp
với thực tế dân cư, địa hình tự nhiên.
2. Về kế hoạch
2.1. Một số công việc
thực hiện trong giai đoạn 2017-2025:
- Điều chỉnh Quyết định
số 2621/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 ban hành kế hoạch thực hiện định hướng phát triển
thoát nước tỉnh Sơn La;
- Hoàn chỉnh định hướng
phát triển thoát nước đô thị và khu, cụm công nghiệp tỉnh đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030;
- Hoàn thiện hệ thống
các văn bản pháp lý về quản lý thoát nước tại đô thị và các KCN, quy định về việc
đấu nối thoát nước, cơ chế về đầu tư hệ thống xử
lý nước thải và nước thải công nghiệp;
- Xây dựng và ban
hành chính sách ưu đãi đầu tư vào ngành thoát nước, xử lý nước thải đô thị,
khu, cụm công nghiệp và bệnh viện trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Xây dựng kế hoạch đầu
tư, phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị. Xác định rõ nguồn
lực cần thiết, phương án xã hội hóa, thu hút đầu tư từ các tổ chức, cá nhân;
- Tính toán và lập dự
án thu gom và xử lý nước thải cho các khu đông người như khu dân cư cũ, khu
trung tâm đã hình thành từ lâu;
- Đến năm 2025 mỗi thị
trấn, huyện lỵ đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo
theo đồ án quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.2. Kế hoạch thực hiện
các năm tiếp theo:
Trên cơ sở phạm vi định
hướng và khả năng cân đối, huy động các nguồn vốn tham gia thực hiện dự án thu
gom và xử lý nước thải đô thị, lấy thành phố Sơn La làm trung
tâm bao gồm toàn bộ ranh giới đô thị thành phố và các huyện nằm trên Quốc lộ 6
gồm: Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Yên Châu, Mường La, Vân Hồ và các đô thị
khác, bán kính ảnh hưởng từ 20-50 km,
sẽ tiến hành theo trình tự ưu tiên như sau:
- Thành phố Sơn La;
- Mộc Châu;
- Mai Sơn;
- Thuận Châu;
- Mường La;
- Vân Hồ;
- Các đô thị khác.
3. Phát triển nguồn
nhân lực
- Đối với đơn vị
thoát nước: Phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần
thiết để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của
công tác quản lý, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống
thoát nước mưa và nước thải;
- Chủ sở hữu hệ thống
thoát nước tổ chức lựa chọn đơn vị thoát nước trên địa bàn do mình quản lý theo
đúng quy định;
- Nâng cao chất lượng
và số lượng kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển
của ngành cấp thoát nước; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận
và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến
trong lĩnh vực quản lý, phát triển và vận hành hệ thống thoát nước; phân bố
nhân lực chuyên ngành cấp, thoát nước hợp lý theo nhu cầu của từng đô thị.
III.
NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
- Lựa chọn hệ thống
thoát nước riêng làm mục tiêu phấn đấu
cho tất cả các đô thị trên địa bàn toàn tỉnh; các đô thị loại IV ưu tiên nguồn
lực đầu tư hệ thống thoát nước nửa riêng; tại các khu đô thị mới xây dựng đồng
bộ hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng; đối với các đô thị loại V, khu vực
dân cư phân tán, địa hình chia cắt ưu tiên đầu tư hệ thống xử lý nước thải phân
tán;
- Các nhà máy xử lý
nước thải đô thị sử dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong
quá trình khai thác, vận hành theo từng giai đoạn đầu tư; đối với các công
trình triển khai trước năm 2025 chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng
bùn hoạt tính;
- Các cơ sở y tế và bệnh
viện đầu tư hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, nước thải
phải xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra hệ thống
thoát nước đô thị.
IV.
GIẢI PHÁP VỀ TÀI CHÍNH
1. Giải pháp huy động
vốn và hình thức đầu tư
- Các loại nguồn vốn
cần huy động đầu tư: Nguồn vốn xã hội hóa; vốn ODA
từ nước ngoài, các tổ chức tín dụng quốc tế; vốn trái phiếu Chính phủ, địa
phương, vốn ngân sách (bao gồm vốn ngân sách tỉnh và trung ương).
- Các hình thức đầu
tư: Đầu tư công; đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với các loại hợp đồng
BOO (Xây dựng - Sở hữu - Vận hành), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Vận Hành),
BOT (Xây dựng - Vận Hành - Chuyển giao), BT (Xây dựng - Chuyển giao).
2. Về tài chính để
đảm bảo cho công tác vận hành
Lộ
trình hỗ trợ (Giá thành đã bao gồm khấu hao cơ điện, điện tử)
|
Giai đoạn
2018-:-2019 = 60%
|
Giai đoạn 2020-:-2021
= 50%
|
Giai đoạn 2022-:-2023
= 40%
|
Giai đoạn 2024-:-2025
= 30%
|
Giai đoạn
2026-:-2027= 20%
|
Giai đoạn
2028-:-2029 = 10%
|
Năm 2030 = 0%
|
- Nhà nước hỗ trợ chi
phí vận hành và bảo dưỡng khi hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động cho đơn
vị quản lý vận hành theo lộ trình tại bảng nêu trên. Các đơn vị quản lý vận
hành phải lập phương án giá và lộ trình giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
nhằm đảm bảo chi phí vận hành và thu hồi vốn
đã đầu tư;
- Thực hiện việc thu
giá dịch vụ thoát nước theo lộ trình tiến tới giảm dần bù đắp từ ngân sách nhà
nước đối với những chi phí liên quan đến thoát nước, thu gom và xử lý nước thải.
Mục tiêu đến năm 2025 giá dịch vụ thoát nước sẽ đảm bảo bù đắp
đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
đến năm 2030 giá dịch vụ thoát nước đảm bảo bù đắp đủ chi phí vận hành, bảo dưỡng
và khấu hao máy móc thiết bị cho hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải. (Riêng thành phố Sơn La đến năm 2030
giá dịch vụ thoát nước đảm bảo bù đắp đủ
chi phí vận hành, bảo dưỡng và khấu hao máy móc thiết bị cho hệ thống thoát nước,
thu gom và xử lý nước thải).
3. Giải pháp về giá dịch
vụ thoát nước
- Đối với hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư từ ngân sách, nhà nước: Sở Xây dựng
chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây
dựng phương án giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài chính tổ chức thẩm định trình Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định;
- Đối với hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư từ các nguồn vốn khác: Chủ sở
hữu hệ thống thoát nước tổ chức lập và trình giá dịch vụ thoát nước, Sở Tài
chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt;
- Đối với khu công
nghiệp: Giá dịch vụ thoát nước do chủ đầu tư kinh doanh, phát triển hạ tầng khu
công nghiệp thỏa thuận với các chủ đầu tư trong khu công nghiệp và quyết định về
mức giá (theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014
của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải).
V.
GIẢI PHÁP VỀ GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
- Khi triển khai dự
án thu gom và xử lý nước thải tại các đô thị trong tỉnh: Phải thông tin đầy đủ
tới người dân các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực thoát nước; mục tiêu, quy
mô của dự án; công khai các công tác quản lý, đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống
thoát nước nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân
dân, giúp người dân hiểu biết rõ ràng, đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với
công tác phát triển hệ thống thoát nước, ủng hộ các chính sách của Nhà nước,
góp phần bảo vệ môi trường;
- Chính quyền các địa
phương tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân, các tổ chức, doanh nghiệp thực
hiện thu đúng, thu đủ giá dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, đảm bảo thực hiện
đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị vận
hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Chương
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn và kiểm
tra các hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp những ý kiến,
vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện các văn bản, chính sách của trung
ương về quản lý thoát nước, thu gom và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh để kiến
nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành, Trung ương sửa
đổi, bổ sung;
- Là cơ quan thường
trực, tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về quản lý thoát
nước, thu gom và xử lý nước thải; theo dõi việc thực hiện định hướng phát triển
cũng như những văn bản có liên quan đến thoát nước thu gom và xử lý nước thải
đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tổng hợp những nội dung chưa phù hợp
trong định hướng để trình UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời.
2. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố
trí ngân sách hàng năm cho công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước,
thu gom và xử lý nước thải;
- Chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố thẩm định, trình UBND tỉnh
ban hành giá dịch vụ thoát nước, tham mưu cho UBND tỉnh về phương án tài chính
cho công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải;
- Chủ trì, phối hợp với
các Sở, Ban, Ngành liên quan thẩm định phương án giá dịch vụ thoát nước đối với
hệ thống thoát nước được đầu tư từ các nguồn vốn khác do chủ sở hữu hệ thống
thoát nước lập;
- Phối hợp với các Sở,
Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh ban hành
biểu giá thoát nước thải và lộ trình áp dụng giá thoát nước thải phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với các cơ
quan liên quan thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ngành thoát nước và xử
lý nước thải trên địa bàn, thực hiện các công việc do UBND tỉnh phân công.
4. Sở Tài nguyên và
Môi trường
- Tham mưu cho UBND tỉnh
về quy hoạch nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải; bố trí quỹ đất xây dựng, vận hành
các hệ thống thoát nước, xử lý nước thải các đô thị,
khu công nghiệp và bệnh viện; phối hợp quản lý chất lượng nước xả thải sau khi
xử lý;
- Chịu trách nhiệm thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và kiểm
soát ô nhiễm trong hoạt động thoát nước.
5. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Nghiên cứu, xây dựng
cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước đầu tư cho phát triển thoát nước và xử lý nước thải đô thị;
- Phối hợp với Sở Xây
dựng và các sở, ngành có liên quan xây dựng trình UBND tỉnh ban hành và tổ chức
thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước;
- Chủ trì, phối hợp
các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm, kế hoạch đầu tư trung hạn
trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải đô thị, bảo đảm cân đối nhu cầu vốn
đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo các chương trình, kế hoạch phát triển
thoát nước đã được phê duyệt;
- Làm đầu mối vận động
nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm đối
với công tác quản lý nhà nước về phát sinh nước thải y tế trên địa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn các bệnh
viện tuyến tỉnh, huyện, các cơ sở y tế cấp xã,
phường, các cơ sở y tế tư nhân trong việc thu gom và xử lý nước
thải y tế trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
7. Sở Khoa học và
Công nghệ
Tham mưu cho UBND tỉnh
trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đối với lĩnh vực thoát nước và
xử lý nước thải; có ý kiến thẩm tra công nghệ đối với các dự án thoát nước và xử
lý nước thải trên địa bàn tỉnh.
8. UBND các huyện,
thành phố
Thực hiện các quyền
và nghĩa vụ quản lý tài sản nhà nước do UBND tỉnh giao đối với những hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước, vốn ODA.
9. Các Ban Quản lý
khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Thực hiện các quyền
và nghĩa vụ quản lý tài sản nhà nước do UBND tỉnh giao đối với những hệ thống
thoát nước, thu gom và xử lý nước thải được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước, vốn ODA trong phạm vi khu, cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực
hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng về Sở
Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.