Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2344/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tiến Phương
Ngày ban hành: 21/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2344/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 21 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hoá Thông tin về viềc hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh tại Tờ trình số 1593/SVHTTDL-NVVH ngày 14/11/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Ngân hàng tên đường và công trình công cộng dùng căn cứ cho việc nghiên cứu đặt, đổi tên đường, công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Lê Tiến Phương

 

NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2344/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh)

I. TÊN ĐỊA DANH:

1. Thành phố Phan Thiết:

1.1. Địa danh Phan Thiết qua các thời kỳ lịch sử:

Cuối thế kỷ XVII, thêm một vùng đất mới được sáp nhập vào lãnh thổ phía Nam, đặt dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn. Đó chính là địa phận tỉnh Bình Thuận sau này.

Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, khi Bình Thuận được đổi từ Trấn thành Phủ (năm 1697) thì Phan Thiết mới chính thức được công nhận là một Đạo. Đây là một cấp hành chính dưới Dinh và trực thuộc Dinh về mọi mặt. Đạo Phan Thiết không được coi tương đương với cấp huyện và cũng không thể so sánh với Đạo được lập ra về sau này (như Đạo Ninh Thuận lập ra năm 1901 sau khi tách ra từ tỉnh Bình Thuận). Năm 1825, Phan Thiết là phủ lỵ của Bình Thuận.

Cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều Minh Mạng đã bãi bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi Trấn làm Tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính trực thuộc triều đình Trung ương, lấy kinh đô Huế làm Trung tâm.

Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) nhà vua bỏ đạo Phan Thiết, Ma Li, Phố Hài, chia đất Bình Thuận ra làm 2 phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận. Phủ Hàm Thuận gồm huyện Hòa Đa với 3 đạo là Phố Hài, Phan Thiết, Ma Li, về sau là đất của huyện Hòa Đa và Tuy Lý.

Dưới thời thuộc Pháp, Bình Thuận là một trong 12 tỉnh thuộc Trung kỳ đặt dưới chế độ “Bảo hộ” của Pháp.

Theo tờ trình của Cơ Mật viện ngày 20/10/1898 và Dụ của vua Thành Thái (1889-1907) ngày 12-7-1899, được Nghị định của Toàn quyền Đông Dương chuẩn y ngày 30/8/1899 Phan Thiết trở thành thị xã (centre urbain) cùng thời gian với Thanh Hóa, Vinh, Huế, FaiFo (tức Hội An) và Quy Nhơn. Năm 1905, thực dân Pháp coi Phan Thiết là địa phương lớn hàng thứ hai sau Huế và nâng lên thành phố cấp III (La commune de Phan Thiet) vào ngày 28/11/1933, có ngân sách riêng. Đứng đầu thành phố là một Đốc lý, có Hội đồng thành phố giúp việc. Công sứ Bình Thuận kiêm giữ chức Đốc lý thành phố Phan Thiết.

Cũng trong thời gian này, các chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp trên đường Nam du đã dừng chân tại Phan Thiết đánh thức lòng yêu nước của các sĩ phu, gieo mầm cho phong trào Duy Tân với chủ trương “Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”. Được sự gợi ý của các chí sĩ trên đây, hai người con của cụ Nguyễn Thông (1827-1884) là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh đã thành lập các tổ chức Liên Thành thơ xã (1906), Liên Thành thương quán (1906), Dục Thanh học hiệu (1907).

Năm 1910, Phan Thiết vinh dự đón người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) dừng chân dạy học ở Dục Thanh học hiệu trên bước đường xuất dương tìm đường cứu dân, cứu nước (từ tháng 9/1910 đến tháng 02/1911).

Đầu năm 1930, Phan Thiết góp với Đảng Cộng sản Việt Nam những đảng viên đầu tiên như: Hồ Quang Cảnh, Ngô Đức Tốn …

Từ tháng 5 đến tháng 6/1945, Phan Thiết đón các chiến sĩ kiên trung từ nhà tù Buôn Ma Thuột trở về phất cao ngọn cờ cách mạng, phát động khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân ngày 24/8/1945. Tháng 10/1945, Mặt trận miền Đông Nam Bộ vỡ, Phan Thiết trở thành nơi hội tụ của trên 20 đơn vị vũ trang miền Bắc, miền Trung, miền Nam - tập hợp lực lượng đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Trong đợt tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - một cột mốc quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Phan Thiết được chọn làm mặt trận trọng điểm số 1 của chiến trường cực Nam Trung Bộ, tạo đà thắng lợi dẫn đến ngày giải phóng quê hương Bình Thuận 19/4/1975.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Phan Thiết đã đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi chung của quê hương, đất nước. Mỗi tên đất, tên làng, tên xã, tên phố, tên phường, tên sông, tên núi; mỗi công trình kiến trúc, chùa chiền, lăng vạn, đền tháp … nằm trên địa bàn thành phố đều lưu dấu dưới nhiều mức độ khác nhau những ý nghĩa lịch sử, văn hóa gắn liền với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển quê hương Phan Thiết.

Với bề dày lịch sử nêu trên, ngày 11/6/1999, Phan Thiết đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Phong Nẫm, phường Đức Nghĩa, đơn vị đặc công C2/481 Phan Thiết và các chiến sĩ Lương Văn Năm, Đặng Văn Lãnh, mẹ Phạm Thị Ngư cũng vinh dự được nhận danh hiệu cao quý này.

Sau ngày đất nước thống nhất, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới, Phan Thiết với vị trí là trung tâm tỉnh lỵ của Bình Thuận tiếp tục vươn lên khắc phục khó khăn, gian khổ để xứng đáng với tiềm năng và vị trí từng được đánh giá là “Chỗ đô hội đệ nhất” từ những năm đầu của thế kỷ XX.

Ngày nay, trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Phan Thiết đang phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Trước hết là tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, kiến thiết đô thị đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu thiết yếu để tiếp tục nâng cấp lên thành phố loại 2 trong thời gian không xa.

1.2. Phan Thiết với địa danh hành chính, lịch sử, cách mạng, kháng chiến, dân gian:

1.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và xác định các địa danh:

a) Chỉ ghi nhận, chọn lọc và nghiên cứu những địa danh có thể đáp ứng các yêu cầu về phát huy bản sắc truyền thống trên quê hương Bình Thuận theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Nghĩa là những địa danh có đặc trưng riêng dưới nhiều cấp độ khác nhau, mang dấu ấn văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc;

b) Mỗi địa danh đều được nghiên cứu, khảo tả theo 4 nội dung:

- Tên địa danh;

- Vị trí địa lý của địa danh (hình thế, diện mạo, nằm ở đâu, trên địa bàn nào, ranh giới Đông, Tây, Nam, Bắc, khoảng cách so với trung tâm xã, phường, thành phố…);

- Nguồn gốc xuất xứ của địa danh (vì sao có địa danh đó, bối cảnh lịch sử, xã hội, đặc điểm của địa danh …);

- Sự tích, chiến tích và những dấu ấn văn hóa gắn liền với các địa danh (bao gồm các sự tích dân gian, chiến tích cách mạng, kháng chiến).

c) Đối với địa danh lịch sử, cách mạng, kháng chiến:

Ngoài phần giới thiệu tổng quát theo 4 nội dung đã đề ra ở nguyên tắc chung, mỗi địa danh lịch sử, cách mạng, kháng chiến còn được nhóm nghiên cứu chắt lọc giới thiệu một cách khái quát về thực trạng địa phương gắn bó với địa danh trong giai đoạn hiện nay;

d) Đối với địa danh dân gian:

Ngoài phần giới thiệu tổng quát theo 4 nội dung đã đề ra ở nguyên tắc chung, mỗi địa danh dân gian còn được nhóm nghiên cứu lưu ý tìm tòi giới thiệu những câu tục ngữ, ca dao đã được hình thành từ xa xưa, hoặc trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, thể hiện rõ bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc từng địa phương.

1.2.2. Những địa danh trên địa bàn Phan Thiết: từ những năm 2001 đến cuối năm 2003, nhóm thực hiện đề tài Địa danh trên địa bàn Phan Thiết đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, đi thực địa, tiếp xúc với những bậc cao niên, các đồng chí cách mạng lão thành ở các địa phương thuộc địa bàn nội, ngoại thành phố Phan Thiết để ghi chép, tập hợp biên soạn, sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh 175 địa danh, bao gồm:

+ Những địa danh lịch sử, cách mạng, kháng chiến:

- Dục Thanh học hiệu;

- Ngọa du sào;

- Cầu Quan;

- Động làng Thiềng;

- Đình làng Thiềng;

- Bùng binh ngã Bảy;

- Xóm Cồn Cỏ;

- Lữ quán Anh Đào;

- Rạp hát Bà Đầm;

- Xóm Trại Cưa;

- Chùa Bàu Tre;

- Liên Thành thương quán;

- Bar Le Manchot;

- Đình làng Đức Thắng;

- Cồn Chà;

- Hòn Lao;

- Boulevard de Sai Gon;

- Cổng chữ Y;

- Ấp Kim Hải;

- Núi Ba Hòn;

- Căng Ê-sê-pic;

- Rừng phong kiến;

- Ấp Đất đỏ;

- Vùng 20;

- Hậu cứ Tam Minh;

- Lán Ma-rốc;

- Cầu tre Phú Khánh;

- Khu 4 Phú Hưng;

- Đường Hàn Thuyên;

- Đình làng Tú Luông;

- Đình làng Lạc Đạo;

- Chùa Phật học Tỉnh hội;

- Bãi Thương Chánh;

- Lao xá Pa-gốt;

- Bình Quang Ni tự (thường gọi chùa Bình Quang);

- Ấp Đại Thiện;

- Làng Đại Nẫm;

- Bót Mộng Cầm;

- Bến đò Văn Thánh;

- Làng Xuân Phong;

- Làng Phú Tài;

- Xóm Tỉnh;

- Liên Thành thư xã;

- Tòa sứ Phan Thiết;

- Lữ quán Hồ Quang Cảnh;

- Nhà Xéc- Hội trường Diên Hồng;

- Phố 30 căn;

- Đồn Pascal;

- Chùa Từ Quang;

- Xóm Ga;

- Đường Nhà thương;

- Tháp nước Phan Thiết;

- Đồn G.I;

- Trường Nữ (nay không còn nữa);

- Trường Phan Bội Châu;

- Sân banh Phan Thiết;

- Làng Long Khê;

- Đường Lê Văn Phấn;

- Vùng 20;

- Tháp Pô Sah Inư;

- Trạm gác Lăng Ông;

- Chợ Phố Hài;

- Núi Cố - mộ Nguyễn Thông;

- Dinh Ba Bà;

- Mộ thần Thái Giám;

- Dinh bà Thiên Hậu;

- Đường Cộng sản;

- Lầu Ông Hoàng;

- Cầu Quan Phố Hài;

- Nhà hàng Ngọc Lâm;

- Sân banh Mũi Né;

- Kho lương Biện Cồ;

+ Những địa danh hành chính:

- Phường Đức Nghĩa;

- Phường Đức Thắng;

- Phường Đức Long;

- Xã Tiến Thành;

- Xã Tiến Lợi;

- Phường Lạc Đạo;

- Phường Hưng Long;

- Phường Bình Hưng;

- Phường Phú Trinh;

- Phường Phú Thủy;

- Phường Thanh Hải;

- Phường Phú Hài;

- Xã (nay là phường) Hàm Tiến;

- Phường Mũi Né;

- Thành phố Phan Thiết.

+ Những địa danh dân gian:

- Cối Giã;

- Dốc Dài;

- Dốc Bù;

- Nhà đỡ đẻ Mụ Tròn;

- Rẫy Sắn;

- Rùng Ngang;

- Long Sơn - Suối Nước;

- Hòn Rơm;

- Bàu Me;

- Bàu Tàng;

- Bàu Ghe;

- Giồng Thầy Ba;

- Mũi Đá Ông Địa;

- Xóm Bà La;

- Đất Ba Hộ;

- Lán Găng;

- Chợ Cây Xay;

- Đồi Mả trái bí;

- Dốc Mù u - Xóm Mù u;

- Xóm Cồn;

- Đá Chẹt;

- Động Đất Im;

- Cây duối bà Trùm;

- Xóm Lăn;

- Động Cát đổ;

- Làng biển Tú Lâm;

- Xóm Ốc;

- Gò Me;

- Cột Thẻ;

- Suối Văn công - Dốc Văn công;

- Gò Ông Cử;

- Xóm Khoai;

- Động Cây Cám;

- Rừng dương Sở Thùng;

- Làng Long Khê;

- Phố Lò Heo;

- Xóm Động giá;

- Xóm Ga;

- Chợ Gò;

- Ngã ba Cây duối;

- Xóm Gò Tranh;

- Cầu Bến lội;

- Gò Thợ Miệt;

- Cầu Chang Chang;

- Chợ Tôn;

- Lỗ Bà Bảo;

- Ruộng Trầm Thủy;

- Suối Lạng;

- Cây Xoài Đình;

- Cầu Cây Thị;

- Miếu Anh Linh;

- Xóm Đầm;

- Xóm Ghẹ;

- Mả Lở;

- Cây Xay ổ Két;

- Núi Bà Đặng;

- Xóm Sẩm;

- Bàu Rau má;

- Bàu Trâm;

- Xóm Trạm;

- Bưng Giàn xây;

- Quán Thùng;

- Lán Duối;

- Lán Chổi chà;

- Xóm Lò tỉn;

- Cây Xoài Khòm;

- Gò Bồi;

- Bưng Cò Ke;

- Chùa Bảy đầu rồng;

- Hồ Dài;

- Chùa Mã Lạng;

- Sở Cô Bác;

- Bến nước mắm;

- Bến hàng hải Ba Lọt;

- Vạn Thủy Tú;

- Cồn Chà;

- Xóm Cồn Cỏ;

- Lò bún Tư Đủn;

- Xóm Chùa Ông;

- Chùa Bàu Tre;

- Xóm Trại cưa;

- Xóm Động;

- Cầu 40 (Bốn mươi).

1.2.3. Những nội dung cụ thể, phân bổ trên từng địa bàn phường, xã của thành phố Phan Thiết:

- Phường Đức Nghĩa:

+ Địa danh hành chính phường Đức Nghĩa;

+ Dục Thanh học hiệu;

+ Ngọa Du sào;

+ Chợ Phan Thiết;

+ Cầu Quan;

+ Động Làng Thiềng;

+ Đình Làng Thiềng;

+ Xóm Trại cưa;

+ Chùa Bàu Tre;

+ Xóm Chùa Ông;

+ Lò bún Tư Đủn;

+ Bar Le Manchot;

+ Lữ quán Anh Đào;

+ Rạp hát Bà Đầm;

+ Bùng binh Ngã Bảy;

+ Xóm Cồn Cỏ;

+ Hội quán Tứ Bang.

- Phường Đức Thắng:

+ Địa danh hành chính phường Đức Thắng;

+ Liên Thành thương quán;

+ Cồn Chà;

+ Vạn Thủy Tú;

+ Hòn Lao;

+ Bến hàng hải Ba Lọt;

+ Đình làng Đức Thắng;

+ Boulevard de Sài Gòn;

+ Nhà Bà Tư Phương (đường Trần Hưng Đạo);

+ Bến Nước mắm.

- Xã Tiến Thành:

Địa danh hành chính xã Tiến Thành.

- Xã Tiến Lợi:

+ Địa danh hành chính xã Tiến Lợi;

+ Núi Ba Hòn;

+ Bưng Cò Ke;

+ Vùng 20;

+ Gò Bồi;

+ Cây Xoài Khòm;

+ Xóm Lò Tỉn;

+ Lán Chổi Chà;

+ Lán Duối;

+ Quán Thùng;

+ Căng Eséspic (Ê-dê-pic);

+ Lán Marốc;

+ Bưng Giàn Xay;

+ Cầu Tre Phú Khánh;

+ Khu 4 Phú Hưng;

+ Hậu cứ Tam Minh;

+ Xóm Trạm;

+ Bàu Trâm;

+ Bàu Rau Má;

+ Rừng Phong Kiến;

+ Xóm Xẩm;

+ Núi Bà Đăng;

+ Cây Xay Ổ Két;

+ Ấp Đất đỏ;

+ Cầu Bốn Mươi.

- Phường Đức Long:

+ Địa danh hành chính phường Đức Long;

+ Cổng chữ Y;

+ Sở Cô Bác;

+ Ấp Kim Hải;

+ Chùa Mả Lạng;

+ Xóm Câu;

+ Đình làng Tú Luông;

+ Hồ Dài;

+ Chùa Bảy Đầu Rồng.

- Phường Phú Trinh:

+ Địa danh hành chính phường Phú Trinh;

+ Liên thành thư xã;

+ Tòa sứ Phan Thiết;

+ Lữ quán Hồ Quang Cảnh;

+ Nhà Xéc (Cercle) - Hội trường Diên Hồng;

+ Ngã ba Cây Duối;

+ Phố 30 căn;

+ Chợ Gò;

+ Đồn Pascal;

+ Chùa Từ Quang;

+ Xóm Ga;

+ Chợ Phường;

+ Xóm Động Giá;

+ Phố Lò Heo;

+ Đường Nhà Thương;

+ Đồn G.I;

+ Tháp nước Phan Thiết (Chateau d’eau);

+ Làng Long Khê;

+ Trường Phan Bội Châu;

+ Trường Nữ;

+ Sân banh Phan Thiết.

- Xã Phong Nẫm (cũ):

+ Địa danh hành chính xã Phong Nẫm (cũ);

+ Làng Đại Nẫm;

+ Ấp Đại Thiện;

+ Cầu Cây Thị;

+ Cây Xoài Đình;

+ Suối Lạng;

+ Ruộng Trầm Thủy;

+ Lỗ Bà Bảo;

+ Chợ Tôn;

+ Làng Xuân Phong;

+ Cầu Chang Chang;

+ Làng Phú Tài;

+ Xóm Tỉnh;

+ Gò Thợ Miệt;

+ Bến đò Văn Thánh;

+ Xóm Gò Tranh;

+ Cầu Bến Lội;

+ Cầu Sở Muối;

+ Bót Mộng Cầm.

- Phường Lạc Đạo:

+ Địa danh hành chính phường Lạc Đạo;

+ Đường Hàn Thuyên;

+ Mả Lỡ;

+ Xóm Ghẹ;

+ Đình làng Lạc Đạo;

+ Chùa Phật học Tỉnh hội;

+ Xóm Động.

- Phường Bình Hưng:

+ Địa danh hành chính phường Bình Hưng;

+ Xóm Đầm;

+ Miếu Anh Linh;

+ Lao xá Pa-Gốt;

+ Bình Quang Ni tự.

- Phường Hưng Long:

+ Địa danh hành chính phường Hưng Long;

+ Chùa Cát;

+ Bãi Thương Chánh.

- Phường Phú Thủy:

+ Địa danh hành chính phường Phú Thủy;

+ Rừng Dương Sở Thùng;

+ Động Cây Cám;

+ Xóm Khoai;

+ Đường Lê Văn Phấn;

+ Gò Ông Cử;

+ Suối Văn Công - Dốc Văn Công.

- Phường Thanh Hải:

+ Địa danh hành chính phường Thanh Hải;

+ Cột Thẻ;

+ Gò Me.

- Phường Phú Hài:

+ Địa danh hành chính phường Phú Hài;

+ Xóm Ốc;

+ Tháp Pô Sah Inư;

+ Bến đò Phố Hài;

+ Trạm gác Lăng Ông;

+ Chợ Phố Hài;

+ Làng biển Tú Lâm;

+ Động Cát Đổ;

+ Núi Cố - mộ Nguyễn Thông (1827 - 1884);

+ Xóm Lặn;

+ Cây Duối Bà Trùm;

+ Dinh Ba Bà;

+ Mộ Thần Thái Giám;

+ Động Đất Im;

+ Đá Chẹt;

+ Dinh Bà Thiên Hậu;

+ Xóm Cồn;

+ Dốc Mù U - Xóm Mù U;

+ Đường Cộng sản;

+ Đồi Mả Trái Bí;

+ Lầu Ông Hoàng;

+ Chợ Cây Xay;

+ Lán Găng;

+ Đất Ba Hộ;

+ Cầu Quan Phố Hài;

+ Cầu Ké;

+ Nhà hàng Ngọc Lâm.

- Xã Hàm Tiến (cũ):

+ Địa danh hành chính xã Hàm Tiến (cũ);

+ Rạng;

+ Xóm Bà La;

+ Mũi Đá Ông Địa;

+ Giồng Thầy Ba;

+ Bàu Ghe;

+ Bàu Sen;

+ Bàu Tàng;

+ Bàu Me.

- Phường Mũi Né:

+ Địa danh hành chính phường Mũi Né;

+ Hòn Rơm;

+ Long Sơn - Suối nước;

+ Rừng Ngang;

+ Rẫy Sắn;

+ Kho lương Biện Cồ;

+ Sân banh Mũi Né;

+ Chợ Mũi Né;

+ Nhà đỡ đẻ Mụ Tròn;

+ Dốc Bù;

+ Dốc Dài;

+ Cối Giã.

1.3. Huyện Bắc Bình:

Chiến khu Ô Rô- Khu căn cứ Lê Hồng Phong.

1.4. Huyện Hàm Thuận Bắc:

- Làng Bình An (xã Hàm Chính);

- Làng Tùy Hòa (nay là xã Hàm Đức);

- Xoài Quỳ (xã Hàm Thắng);

- Xóm Chồi (xã Hàm Liêm);

- Xóm Cát Lại Yên (nay là xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc);

- Suối Ông Đa (xã Hàm Liêm);

- Xóm Mía (xã Hàm Liêm);

- Suối Chà Tre (thôn Thuận Thắng, xã Hàm Liêm);

- Suối Giò Gà (xã Hàm Hiệp);

- Râm Bàu Heo (xã Hàm Hiệp);

- Râm tre Hàm Nhơn;

- Hồ Sông Quao;

- Bàu Đỗ Muối - Bàu Hai Lòng (xã Hàm Liêm);

- Trại Mấu - Bàu Củ Gừng (xã Dân Thạnh, sau đổi thành xã Hồng Sơn);

- Cây Trôm đường 8;

- Ngã ba Đợi Chờ;

- Suối Chò Co;

- Lò Thổi (xã Hàm Liêm);

- Xóm Bàu Sẻ;

- Triền (xã Hàm Đức).

1.5. Huyện Hàm Thuận Nam:

- Ngã hai Phú Lâm (xã Hàm Mỹ);

- Bến đò Cà Ty (nằm giữa làng Phú Hội, xã Hàm Hiệp – Hàm Thuận Bắc và làng Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ - Hàm Thuận Nam; địa danh này hiện nay không còn nữa);

- Cây Đả đảo Mỹ - Diệm (xã Mỹ Thạnh);

- Núi Đền - Giếng Tiên (nằm giữa ranh giới xã Hàm Thạnh và xã Hàm Kiệm).

1.6. Huyện Tánh Linh:

Hoài Đức - Bắc Ruộng: ngày 31/7/1960 quân dân Bình Thuận với lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc đã làm nên chiến công: tiêu diệt Chi khu Quận lỵ Hoài Đức, hỗ trợ đồng bào các dân tộc phá khu tập trung Bắc Ruộng, trở về xây dựng căn cứ cách mạng.

Chiến thắng Hoài Đức - Bắc Ruộng là sự vận dụng sáng tạo phương châm tấn công và nổi dậy, chính trị kết hợp với quân sự; nó thể hiện đầy đủ tính chất cách mạng và khoa học trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

II. DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA TIÊU BIỂU:

- Độc lập:

Độc lập là quyền bất khả xâm phạm của một đất nước, một quốc gia bởi chính người dân sinh sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Khái niệm “Độc lập” có ý nghĩa tương phản với “Nô dịch” (sự khuất phục).

- Giải phóng:

Giải phóng là làm cho được tự do, thoát khỏi địa vị nô lệ hoặc tình trạng bị áp bức, kiềm chế, ràng buộc; là thoát khỏi tình trạng bị nước ngoài nô dịch, chiếm đóng.

- Hòa bình:

Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các nhóm chính trị xã hội. Hòa bình đối lập với chiến tranh.

- Thanh niên:

Thanh niên là lực lượng to lớn, là nguồn lực dồi dào, mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước.

- Thống nhất:

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước và dân tộc ta, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giang sơn thu về một mối, cả nước cùng đi lên xây dựng CNXH theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lực chọn cho toàn dân tộc.

- Tự do:

Là trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên không bị cấm đoán, hạn chế vô lý trong các hoạt động chính trị - xã hội.

III. TÊN CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TIÊU BIỂU:

* Di tích cấp Quốc gia: 26

Stt

Tên di tích

Số Quyết định

Ngày, tháng xếp hạng

1

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Sah Inư

(Phú Hài - Phan Thiết)

1371/QÐ

03/8/1991

2

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Thắng (Đức Thắng - Phan Thiết)

1371/QĐ

03/8/1991

3

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Ðức Nghĩa (Đức Nghĩa - Phan Thiết)

1371/QÐ

03/8/1991

4

Di tích lịch sử và nghệ thuật Đền thờ Poklong MơhNai và sưu tập di tích Hoàng tộc Chăm (Bắc Bình)

43/VH/QĐ

07/01/1993

5

Thắng cảnh Chùa Núi (Hàm Thuận Nam)

43/VH/QÐ

07/01/1993

6

Di tích thắng cảnh Cổ Thạch tự (Chùa Hang)

(Tuy Phong - Bình Thuận)

1207/QĐ/BT

11/9/1993

7

Di tích lịch sử cách mạng Hoài Ðức - Bắc Ruộng (Bắc Ruộng - Tánh Linh)

3211/QÐ/BT

12/12/1994

8

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân An

(Chợ Lầu - Bắc Bình )

2015/QĐ/BT

16/12/1993

9

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân Hội

(Chợ Lầu - Bắc Bình )

2233/QĐ/BT

26/6/1995

10

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Hội

(Hàm Hiệp - Hàm Thuận Bắc)

2233/QĐ/BT

26/6/1995

11

Di tích lịch sử Đình Vạn Thủy Tú

(Ðức Thắng - Phan Thiết)

51/QÐ/BT

12/01/1996

12

Di tích lịch sử - văn hóa Vạn An Thạnh

(Tam Thanh - Huyện Phú Quý)

51/QĐ/BT

12/01/1996

13

Thắng cảnh Linh Quang Tự

(Tam Thanh - Phú Quý)

51/QÐ/BT

12/01/1996

14

Di tích kiến trúc nghệ thuật

nhóm đền tháp Chăm Pô Đam (Tuy Phong)

1460/QĐ/VH

28/6/1996

15

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình An

(Bình Thạnh - Tuy Phong)

1460/QÐ/VH

28/6/1996

16

Di tích lịch sử - văn hóa Trường Dục Thanh (Phan Thiết)

235/QĐ/VH

06/12/1989

17

Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Thầy Thím (xã Tân Hải - Hàm Tân; nay thuộc xã Tân Tiến, thị xã LaGi)

2890/QÐ/VH

27/9/1997

18

Di tích lịch sử Mộ Nguyễn Thông

(Phú Hài - Phan Thiết)

05/1999-QĐ-BVHTT

12/02/1999

19

Di tích kiến trúc nghệ thuật Ðền thờ Pônít

(xã Phan Hiệp - Bắc Bình)

16/2000/QÐ-BVHTT

21/8/2000

20

Di tích Khảo cổ học Động Bà Hòe

(xã Hàm Đức - Hàm Thuận Bắc)

30/2000/QĐ-BVHTT

24/11/2000

21

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Ðông An

(Phan Rí Thành - Bắc Bình)

38/2001/QÐ-BVHTT

12/7/2001

22

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tú Luông

(Đức Long - Phan Thiết)

38/2001/QĐ-BVHTT

12/7/2001

23

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Lạc Ðạo

(Lạc Ðạo - Phan Thiết)

38/2001/QÐ-BVHTT

12/7/2001

24

Di tích kiến trúc nghệ thuật Miếu Quan Thánh

(Chí Công - Tuy Phong)

75/2004/QĐ-BVHTT

23/8/2004

25

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình và Vạn Phước Lộc (phường Phước Lộc, thị xã LaGi)

3028/QĐ-BVHTTDL

07/8/2012

26

Di tích khảo cổ Động cát

(xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc)

3029/QĐ-BVHTTDL

07/8/2012

* Di tích cấp tỉnh: 23

Stt

Tên di tích

Số Quyết định

Ngày, tháng xếp hạng

1

Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng

(xã Tân Hải - thị xã La Gi)

4566/QĐ-CTUBBT

20/10/2004

2

Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bà Đức Sanh (Đức Thắng - Phan Thiết)

4316/QĐ-UBND

22/12/2005

3

Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa An Lạc

(Hàm Thắng - Hàm Thuận Bắc)

266/QĐ-UBND

25/01/2006

4

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Bà Chúa Ngọc và Vạn Thương Hải (Ngũ Phụng - Phú Quý)

2958/QĐ-UBND

16/11/2007

5

Di tích lịch sử - văn hóa Đình làng Triều Dương (Tam Thanh - Phú Quý)

2959/QĐ-UBND

16/11/2007

6

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Công chúa Bàn Tranh (Long Hải - Phú Quý)

2960/QĐ-UBND

16/11/2007

7

Di tích lịch sử - văn hóa Vạn Thạch Long

(Mũi Né - Phan Thiết)

3151/QĐ-UBND

19/11/2008

8

Di tích lịch sử - văn hóa Ðình Long Hương

(Liên Hương - Tuy Phong)

3150/QÐ-UBND

19/11/2008

9

Di tích lịch sử - văn hóa Vạn Tả Tân

(Phan Rí Cửa - Tuy Phong)

3149/QĐ-UBND

19/11/2008

10

Di tích lịch sử - văn hóa Miếu Hải Tân

(Phan Rí Cửa - Tuy Phong)

3148/QÐ-UBND

19/11/2008

11

Di tích lịch sử - văn hóa Đình làng Lạc Tánh

(thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh)

2492/QĐ-UBND

31/8/2009

12

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng và Dinh Ông Cô (phường Hưng Long, Tp.Phan Thiết)

2493/QĐ-UBND

31/8/2009

13

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Hòa Thuận (thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)

2494/QĐ-UBND

31/8/2009

14

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Xuân An

(thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình)

1992/QĐ-UBND

07/9/2010

15

Di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Thầy Sài Nại (xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý)

1993/QĐ-UBND

07/9/2010

16

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Hùng Vương (thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong)

1994/QĐ-UBND

07/9/2010

17

Di tích lịch sử - văn hóa Đình Long Hải

(xã Long Hải, huyện Phú Quý)

1995/QĐ-UBND

07/9/2010

18

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Phước An

(phường Phước Lộc, thị xã La Gi)

1371/QĐ-UBND

24/6/2011

19

Di tích lịch sử - văn hóa Lăng Ông Nam Hải

(xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong)

1372/QĐ-UBND

24/6/2011

20

Di tích lịch sử - văn hóa Đình làng Phú Lâm

(xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết)

2599/QĐ-UBND

05/12/2011

21

Thắng tích Hòn Bà

(phường Bình Tân, thị xã LaGi)

2153/QĐ-UBND

30/10/2012

22

Di tích lịch sử - văn hóa Vạn Mỹ Khê

(xã Tam Thanh, huyện Phú Quý)

2154/QĐ-UBND

30/10/2012

23

Di tích lịch sử - văn hóa Đình - Vạn Hội An

(xã Tam Thanh, huyện Phú Quý)

2155/QĐ-UBND

30/10/2012

IV. TÊN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG, SỰ KIỆN LỊCH SỬ, CHIẾN THẮNG TIÊU BIỂU:

1. Trên phạm vi cả nước:

- Ấp Bắc:

Trận Ấp Bắc (02/01/1963): trận chiến đấu của hai đại đội bộ đội địa phương Mỹ Tho và lực lượng du kích Ấp Bắc chống lại cuộc hành quân của khoảng 2000 quân Sài Gòn tại Ấp Bắc, xã Thạnh Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (cũ). Sau một ngày chiến đấu với 05 đợt tấn công bằng thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không bằng nhảy dù, quân đội Sài Gòn đã chịu thương vong trên 400 binh sĩ, trong đó có 19 người Mỹ, bị hạ 08 trực thăng, 03 thiết giáp M113 và bị bắn hỏng 01 tàu chiến. Trận Ấp Bắc thắng lợi đã cổ vũ mạnh mẽ quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Ba Tơ:

Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc nổi dậy, giành chính quyền của quân và dân châu Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nổ ra vào ngày 11/3/1945, chỉ sau hai ngày Nhật đảo chính Pháp ở Việt Nam. Đội du kích Ba Tơ đã trở thành trung tâm của cao trào kháng Nhật, cứu nước ở miền trung Trung bộ và là hạt nhân của các lực lượng vũ trang liên khu V sau này.

- Ba mươi tháng Tư (30/4):

Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần hai tháng vào mùa xuân 1975 với ba chiến dịch lớn là: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh và cũng là thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

- Bạch Đằng:

Bạch Đằng chính gốc là tên gọi của một con sông, nơi diễn ra nhiều trận đánh với chiến thắng vô cùng hiển hách của dân tộc Việt Nam. Sông Bạch Đằng còn gọi là Bạch Đằng Giang là con sông chảy giữa hai huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) và Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 03 chiến công của dân tộc Việt Nam, đó là:

Năm 938: cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.

Năm 981: cuộc kháng chiến chống quân Tống của Lê Hoàn.

Năm 1288: cuộc thủy chiến của Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba).

- Cách mạng tháng Tám:

Cách mạng tháng Tám (ngày 19/8/1945) là cuộc cách mạng thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam, đập tan xích xiềng nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế gần một nghìn năm trên đất nước Việt Nam.

- Chi Lăng:

Ải Chi Lăng thuộc xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, trên Quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn theo hướng Đông Bắc từ Trung châu Bắc Bộ.

Khu di tích lịch sử Chi Lăng nằm trong vùng ải Chi Lăng bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20km, phần lớn thuộc hai xã Chi Lăng và Quang Lang liên quan đến trận đánh ngày 10/10/1427, giết chết Liễu Thăng, chủ tướng quân xâm lược nhà Minh. Khu di tích lịch sử Chi Lang đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tich lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962.

- Điện Biên Phủ:

Là trận đánh lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ ), tỉnh Lai Châu (nay đã tách thành tỉnh Điện Biên) giữa quân đội Pháp và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Việt Nam.

- Đồng Khởi:

Ngày 19/01/1960, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên ra đời trong phong trào Đồng Khởi tại xã Bình Khánh, huyện Mõ Cày, tỉnh Bến Tre. Đơn vị gồm 50 cán bộ, chiến sĩ được trang bị 23 khẩu súng các loại, do đồng chí Lê Minh Đào chỉ huy. Theo phương án đã được Xứ ủy Nam Bộ phê chuẩn, ngày 26/01, quân ta tập kích căn cứ Tua Hai, cách thị xã Tây Ninh 07km về phía Bắc. Chỉ sau 20 phút chiến đấu, ta đã tiêu diệt và bắt sống 500 tên địch, thu 1.500 khẩu súng các loại. Trận Tua Hai là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, mở đầu thời kỳ chiến tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang ở miền Đông Nam Bộ, góp phần cổ vũ nhân dân miền Nam đứng lên Đồng Khởi.

- Hai mươi sáu tháng ba (26/3):

Là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cánh tay đắc lực, đội hậu bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Mậu Thân:

Là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng hòa. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới, có vai trò hết sức to lớn trong chiến tranh Việt Nam; buộc Hoa Kỳ phải xuống thang chiến tranh, đi vào đàm phán.

2. Ở địa phương Bình Thuận:

- Hai mươi lăm tháng Mười hai (25/12/1974): ngày giải phóng Tánh Linh;

- Hai mươi ba tháng Ba (23/3): ngày giải phóng Đức Linh;

- Tám tháng Tư (08/4): ngày giải phóng Hàm Thuận Bắc;

- Mười bảy tháng Tư (17/4): ngày giải phóng Tuy Phong;

- Mười tám tháng Tư (18/4): ngày giải phóng Bắc Bình, giải phóng Hàm Thuận Nam (giải phóng Ngã Hai);

- Mười chín tháng Tư (19/4): ngày giải phóng Phan Thiết, giải phóng quê hương Bình Thuận;

- Hai mươi hai tháng Tư (22/4): ngày giải phóng Hàm Tân;

- Hai mươi ba tháng Tư (23/4): ngày giải phóng thị xã LaGi;

- Hai mươi bảy tháng Tư (27/4): ngày giải phóng huyện đảo Phú Quý.

V. TÊN DANH NHÂN (Xếp theo thứ tự A, B, C…):

A. Danh nhân đất nước:

1. An Dương Vương: Thục Phán (thế kỷ III TCn) là thủ lĩnh bộ lạc Âu Việt đất Văn Lang. Sau khi được vua Hùng nhường ngôi. Ông hợp nhất với bộ lạc Lạc Việt lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Kẻ Chủ, xây thành Ốc để bảo vệ bờ cõi. Đền thờ ông và di tích thành có còn ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh.

2. Âu Cơ (giống Tiên) lấy Lạc Long Quân (giống Rồng - là người khai sáng lịch sử dân tộc ta). Vua cha Kinh Dương Vương cho Lạc Long Quân cai quản đất Lạc. Bà Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. 50 con theo cha về miền biển, 50 con theo mẹ lên núi. Mẹ Âu Cơ đưa con về Phong Châu, dạy con làm nương rẫy, trồng lúa ven núi, trồng dâu bên sông, đào giếng, dệt vải, ép mật, thổi cơm, làm bánh. Con cả được tôn là Hùng Vương: Ông tổ của dân tộc Lạc Việt.

3. Ấu Triệu (Bà Triệu trẻ) (?-1910): tên do Phan Bội Châu truy đặt cho bà Lê Thị Đàn, người Hưng Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, tham gia phong trào Đông Du, Hội Duy Tân đầu thế kỷ XX. Bà bị địch bắt, giữ vững khí tiết, cắn ngón tay lấy máu viết lên tường nhà giam kêu gọi đồng bào tranh đấu, rồi thắt cổ quyên sinh.

4. Bà Huyện Thanh Quan - nhà thơ đầu thế kỷ XIX - tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm (Quảng An - Tây Hồ). Bà học rộng, được vua Minh Mạng (1841-1847) mời vào Huế làm Cung trung giáo tập, dạy các cung phi và công chúa. Bà lấy chồng là Lưu Xuân Ôn đỗ cử nhân được bổ làm tri huyện Thanh Quan (Thái Thụy, Thái Bình). Bà để lại một số bài thơ hay.

5. Bà Triệu: hay Triệu Ẩu (226-248) tên thật là Triệu Thị Trinh, người Sơn Trung (Nông Cống - Thanh Hóa). Năm 247 cùng anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống quân thống trị nhà Ngô, ở Ngàn Nưa, lập căn cứ Bồ Điền (Hậu Lộc), sau bị Lục Dận đem quân sang bao vây. Thế cùng lực tận, bà tuẫn tiết trên ngọn Tùng Sơn (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Nay ở đó còn lăng mộ và đền thờ bà.

6. Bạch Đằng: là tên một nhánh thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đổ ra cửa Nam Triệu, nơi diễn ra ba lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc trong lịch sử nước ta: năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981, Lê Hoàn thắng Tống, năm 1288 Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên.

7. Bắc Sơn: là tên một châu thuộc tỉnh Lạng Sơn. Nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp ngày 22-9-1940 do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

8. Bế Văn Đàn (1931-1954) dân tộc Tày, quê xã Quang Vinh, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, nhà nghèo, bố mất sớm, vào bộ đội năm 1949. Ông tham gia nhiều chiến dịch lớn trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc. 1945, đi chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đội của ông đánh tiêu diệt địch ở Mường Pồn, địch ào ạt xông lên, Bế Văn Đàn vác khẩu trung liên lên vai làm giá súng kê cao cho đồng đội bắn chặn địch và phản công giành thắng lợi. Ông nêu tấm gương hy sinh dũng cảm, được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

9. Bùi Bằng Đoàn (1889-1995) quê xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, đỗ cử nhân khoa thi Hương năm 1906 tại trường thi Nam Định, sau chuyển sang Tây học, tốt nghiệp trường Hậu bổ, ra làm quan, có tiếng thanh liêm. Năm 1925, chí sĩ Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc đưa về giam ở Hỏa Lò, Hà Nội, địch định ám hại, ông đưa tin ra ngoài để nhân dân phát động phong trào đấu tranh đòi trả cụ Phan.

Năm 1933, giữ chức Thượng thư Bộ Hình, tham gia Viện Cơ mật của triều đình Huế. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được mời ra làm việc và được giao nhiều chức vụ như: Thanh tra đặc biệt của Chính phủ, Đại biểu Quốc hội từ khóa I, Trưởng ban Thường vụ Quốc hội, sau là Hội trưởng Hội Liên Việt.

10. Bùi Ngọc Dương (1943-1968): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 1.1968, Bùi Ngọc Dương dẫn đội công binh mở đường đánh vào căn cứ chỉ huy của Mỹ ở Khe Sanh. Bị thương nặng nhưng vẫn tiếp tục chỉ huy trận đánh cho đến lúc hy sinh anh dũng.

11. Bùi Thị Xuân (?-1802) quê phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, vợ Trần Quang Diệu, cả hai đều là tướng tài của Tây Sơn, lập nhiều võ công. Đến thời vua Quang Toản thất thế, vợ chồng bà và con cái bị nhà Nguyễn bắt và giết hại. Bà hy sinh lẫm liệt, giữ tròn tiết tháo.

12. Bùi Xuân Phái (1921-1988) họa sĩ người gốc Hà Nội, nổi danh về những bức tranh về phố phường và cảnh sinh hoạt thường ngày ở Hà Thành. Người đời đã tặng ông biệt danh là “Phố Phái”. Các tác phẩm về chân dung cũng là đóng góp đáng kể của ông về độ cảm nhận và thư pháp tạo hình. Ông cũng là người minh họa sách báo có nét riệng độc đáo. Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, ông để lại cho ngành mỹ thuật Việt Nam hàng ngàn tác phẩm giá trị. Tranh của ông được nhận nhiều giải thưởng, trưng bày ở Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam và nhiều nước. Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

13. Bùi Xương Trạch (1451-1528): danh nhân thời Lê Sơ, sinh ở làng Định Công, huyện Thanh Trì sau chuyển sang cư ngụ ở làng Thịnh Liệt, nay thuộc quận Hoàng Mai, lập ra dòng họ Bùi khoa bảng. Ông đỗ Tiến sĩ khoa 1478, được cử vào Hàn Lâm Viện, làm đến chức Thượng thư Bộ Binh, Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám, tước Quảng Văn Hầu, truy tặng là Thái phó Quảng quận công. Ông là tác giả bài ký Quảng Văn Đình nổi tiếng.

14. Cao Bá Quát (1808-1855): tự Chu Thần, quê xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, sống ở Thăng Long, đỗ cử nhân, làm Giáo thụ Quốc Oai (Sơn Tây), năm 1854 cùng Lê Duy Cự khởi nghĩa Mỹ Lương (nay là Mỹ Đức, Hà Nội) bị đàn áp dã man và hy sinh. Nhà thơ lớn để lại hơn 1300 bài thơ, ông còn là nhà thư pháp, được người đời tôn ông là “Thánh Quát”.

15. Cao Đạt: quê ở Bầu Thượng, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, tham gia khởi nghĩa Phan Đình Phùng (1885). Phong trào tan vỡ, ông bị Pháp bắt ở Xiêm (Thái Lan) và đem về giam tại Côn Đảo. Mãi về già mới được thả, về chết ở quê.

16. Cao Lỗ (?-179 TCn): danh tướng thời An Dương Vương. Cao Lỗ còn gọi là Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần, là một vị tướng tài của Thục Phán (An Dương Vương). Đến nay chúng ta chưa biết về năm sinh của ông, ông mất vào năm 179 TCN. Ông quê làng Đại Than, huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình), tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền thuở nhỏ nhờ chăm chỉ luyện tập nên ông rất giỏi võ nghệ, ông có sức khoẻ tốt, đấu vật luôn giành giải nhất trong vùng nên người địa phương còn gọi ông là “Đô Lỗ”. Ông là người chế ra nỏ “Liên Châu”, người đời thường gọi là “Nỏ thần” và được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Ông là người có công đứng ra thiết kế và xây dựng thành ốc, một kỳ công về kỹ thuật xây dựng và đã giúp vua An Dương Vương đúc các loại mũi tên bằng đồng chống quân xâm lược Triệu Đà.

Khi Triệu Đà dùng kế cầu thân, đưa con trai là Trọng Thủy sang gả cho con gái An Dương Vương, vốn tính điềm đạm, cương trực, sau khi suy nghĩ, Cao Lỗ đã trình bày dã tâm của Triệu Đà nhưng vua không nghe và miễn chức ông. Biết ông là vị tướng có tài, suy nghĩ rộng nên Trọng Thủy đã tìm mọi cách để An Dương Vương đuổi Cao Lỗ ra khỏi triều đình. Ông nhận lấy cuộc sống lam lũ và về làm nghề chum vại ở Hương Canh. Ông được tôn là tổ sư nghề rèn của Việt Nam. Đền thờ Cao Lỗ được thờ ở Bắc Ninh, Nghệ An và nhiều vùng khác.

17. Cao Thắng (1864-1893): quê ở làng Yên Đức, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tham gia khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng chỉ huy năm 1885, ông hy sinh trong một trận đánh đồn Pháp ở Thanh Chương (Nghệ An). Ông được cụ Phan Đình Phùng tin cẩn giao trách nhiệm chỉ huy quân sự. Nhờ có Cao Thắng, nghĩa quân trưởng thành nhanh chóng, mở rộng địa bàn, thanh thế vang dội ở 4 tỉnh miền Trung. Đặc biệt, Cao Thắng đã tìm mọi cách chế tạo được súng trường để trang bị cho nghĩa quân. Súng của Cao Thắng chế tạo làm cho các sĩ quan Pháp và kỹ sư Âu châu phải kinh ngạc, vì nó chỉ là kết quả của sự mày mò, bắt chước của những người thợ rèn Nghệ Tĩnh, không có máy móc và tri thức khoa học hiện đại.

18. Cao Xuân Huy (1900-1989) quê huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; cháu nội nhà sử học Cao Xuân Dục, từng là Thượng thư Bộ Học, Tổng tài Quốc sử quán triều Nguyễn. Ông là giáo sư dạy lớp Đại học văn khoa đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp tại Liên khu IV. Hòa bình lập lại, ông dạy khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội, sau chuyển sang nghiên cứu ở Viện Văn học. Ông còn là giáo sư chính của khóa Đại học Hán học, do Ủy ban Khoa học xã hội mở, đào tạo nhiều lớp cán bộ cho ngành Hán - Nôm. Nhiều tác phẩm của ông về lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hóa, sử học, triết học, văn học cổ có giá trị. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

19. Chế Lan Viên (1920-1989): chính tên là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Nghệ Tĩnh, sinh ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, học ở Qui Nhơn, đỗ trung học rồi dạy tư. Nổi tiếng từ khi còn ít tuổi, với tập thơ Điêu tàn (1938), tiếp đó là tập văn xuôi Vàng sao (1942). Từ Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV rồi chuyển ra hoạt động ở Việt Bắc, tham gia nhiều khóa Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách bao gồm thơ, bút ký, lý luận - phê bình, với bút pháp sắc sảo, thông minh và giàu chất trí tuệ. Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

20. Chu văn An (1292-1370): nhà giáo, nhà thơ, hiệu “Tiều Ẩn”, quê ở làng Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì. Ông đỗ Thái học sinh không ra làm quan, mở trường dạy học bên sông Tô, có nhiều học trò nổi danh. Vua mời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Thấy bọn quan lại vô đạo, ông dâng sớ xin vua chém 7 tên gian nịnh không được bèn từ quan về ở ẩn và mất ở núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh (Hải Dương). Ông có tập thơ Tiều Ẩn thi tập. Vua Trần cho thờ ông ở Văn Miếu và đình Thanh Liệt.

21. Chu Mạnh Trinh (1862-1905): người làng Phú Thị, phủ Khoái Châu (nay thuộc tỉnh Hải Hưng), đỗ tiến sĩ năm 1892 (Thành Thái thứ 4), làm tri phủ Lý Nhân, rồi làm án sát các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, bị bệnh mới cáo quan về. Chu Mạnh Trinh là người tài hoa, thành thạo cả cầm kỳ thi họa và còn giỏi về kiến trúc. Ông là người vẽ kiểu và trùng tu chùa Thiên Trù (chùa ngoài ở động Hương Tích). Về sáng tác ông có các tác phẩm Trúc Vân thi tập (thơ chữ Hán), Thanh Tâm tài nhân thi tập và một số thơ Nôm cảm tác về phong cảnh động Hương Tích. Bài tựa Truyện Kiều (chữ Hán) của ông (được Đoàn Quì dịch ra Quốc âm), ở một số khía cạnh, là một tác phẩm có ý nghĩa cảm thụ phê bình rõ rệt. Những bài ca trù của ông, nhất là bài Hương Sơn phong cảnh ca, rất điêu luyện, giàu tình cảm thiên nhiên, gắn bó với non sông đất nước.

22. Chử Đồng Tử là nhân vật huyền thoại, có vị trí đặc biệt trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư, phần ngoại kỷ, ghi: thời Hùng Vương, con gái Vua Hùng là Tiên Dung Mỵ Nương ra chơi cửa biển, khi thuyền đến bãi Chữ gia, đi bộ trên bãi gặp Chử Đồng Tử trần mình nấp dưới bụi lau. Tiên Dung tự cho thế là Nguyệt lão se duyên, nên cùng nhau thành vợ thành chồng. Vì sợ phải tội với vua cha nên ở tránh bên bờ sông, chỗ ấy thành nơi đô hội. Hùng Vương đem quân đến đánh, Đồng Tử và Tiên Dung sợ hãi. Chợt nửa đêm, mưa to, gió lớn kéo đến làm rung động cả nhà cửa, thổi bốc lên trời, chỉ còn lại cái nền giữa đầm. Người bấy giờ, gọi bãi ấy là bãi Tự Nhiên, đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ.

23. Cổ Loa: Thành Cổ Loa - Trung tâm của Nhà nước Âu Lạc do Cao Lỗ thiết kế vào cuối thế kỷ III - đầu thế kỷ II TCN dưới thời An Dương Vương. Thành rộng hơn ngàn trượng, uốn hình xoắn ốc nên còn được gọi là Loa Thành. Thành Cổ Loa bao gồm ba vòng thành khép kín, thường được gọi là thành Nội, thành Trung và thành Ngoại.

Ngoài ba vòng thành và hệ thống hào nước, khoảng giữa các vòng thành và phía ngoài thành Ngoại có đắp nhiều đoạn luỹ và ụ đất làm những “Công sự” phòng vệ. Tất cả các bộ phận của thành Cổ Loa tập họp thành một công trình kiến trúc thống nhất mang tính chất quân sự đậm nét và đặc sắc.

Cổ Loa là kinh thành của nước Âu Lạc, tiêu biểu cho sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa của người Việt Nam khi đó. Đồng thời là một kiến trúc quân sự kiên cố, độc đáo, thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa quân thủy và quân bộ, tấn công và phòng thủ hợp lý dựa trên địa hình tự nhiên. Thành Cổ Loa là biểu hiện tiêu biểu của tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật quân sự của người Việt cổ, đồng thời phản ánh sâu sắc bước phát triển mới của Nhà nước Âu Lạc, của sự phân hóa xã hội và cơ cấu quyền lực đương thời.

Thành Cổ Loa và toàn bộ khu di tích Cổ Loa hiện nay là tài sản quý báu của đất nước ta, lưu giữ những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.

24. Cù Chính Lan (1930-1952): quê xã Quỳnh Lôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; trong chiến dịch Quang Trung (1950) được nêu gương “Anh hùng tay không diệt giặc”. Chiến dịch Hòa Bình (1951), anh hùng lựu đạn diệt xe tăng địch trên đường số 6 năm 1952, anh tham gia đánh đồn GôTô, bị cụt hai tay và một chân vẫn anh dũng chỉ huy đến hơi thở cuối cùng. Được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

25. Dã Tượng: là gia tướng của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, từng lập nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược 1285-1288.

26. Duy Tân (1900-1945) tên thật là Nguyễn Vĩnh San, con thứ 8 vua Thành Thái. Thấy vua Thành Thái có thái độ yêu nước, Pháp truất ngôi, đưa hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên ngôi, niên hiệu là Duy Tân. Biết Duy Tân không muốn làm vua bù nhìn, các nhà yêu nước như Trần Cao Vân, Thái Phiên cầm đầu Việt Nam Quang phục hội đã liên lạc với nhà vua rời cung điện xuống chiếu kêu gọi nhân dân, quan lại, binh lính nổi dậy chống Pháp. Kế hoạch khởi nghĩa đã bị Pháp đàn áp đẫm máu. Vua Duy Tân bị bắt và đày ra đảo Rêuyniông (châu Phi). Thế chiến thứ hai, quân Anh đổ bộ lên đảo, Duy Tân gia nhập đội quân đồng minh chống phát xít của tướng Đờ Gôn, được phong thiếu tá. Cuối 1945, nghe tin nước nhà vừa độc lập, ông định về nước, không may bị chết trong một tai nạn máy bay ở châu Phi.

27. Dương Quản Hàm (1898-1946) quê làng Phú Thị, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông dạy học 25 năm ở trường Trung học Bảo hộ (Bưởi). Sau Cách mạng tháng Tám làm Tổng thanh tra Trung học vụ, Hiệu trưởng trường Chu Văn An. Giáo sư đi tiên phong trong xây dựng nền văn học sử nước nhà. Tác giả bộ sách quý Việt Nam văn học sử yếu (1942). Ông hy sinh trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội (12/1946) và được truy tặng là liệt sĩ.

28. Dương Thị Xuân Quý (1941-1969) tên thật dùng làm bút danh, nhà văn, liệt sĩ - anh hùng lực lượng vũ trang, sinh tại Hà Nội. Tháng 4/1968 vào chiến trường miền Nam, làm phóng viên tạp chí Văn nghệ Giải phóng (Trung Trung bộ), hy sinh tại chiến trường Quảng Đà năm 1969. Tác phẩm gồm có: Chỗ đứng (tập truyện, 1968), Hoa rừng (tập truyện, bút ký, 1970).

29. Đại Cồ Việt là quốc hiệu nước ta từ thời Đinh. Cho đến năm 1054 nhà Lý mới đổi là Đại Việt.

30. Đào Cam Mộc (?-1015) quê xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, danh nhân sống vào cuối thời nhà Tiền Lê, đầu nhà Lý. Ông là người thông minh, có sức khỏe hơn người lại có chí lớn. Làm quan Chi hậu nhà Tiền Lê. Khi vua Lê Ngọa Triều mất, ông và thiền sư Vạn Hạnh cùng với các quan Trần Cảo, Đào Thạc Phụ suy tôn và nhất tề đưa quan Thân vệ Lý Công Uẩn lên ngôi báu, lập ra nhà Lý. Ông không chỉ có công đầu đưa Lý Công Uẩn lên làm vua mà còn là người chỉ đạo cuộc dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La.

Ông được vua Lý Thái Tổ gả con gái đầu là công chúa An Quốc và phong tước Nghĩa Tín Hầu. Ông mất tại Cổ Loa, được vua Lý truy tặng chức Thái sư Á vương.

31. Đạm Phương (1881- 1948): tên lúc nhỏ là Công Tôn Nữ Đồng Canh, bà thuộc dòng Hoàng phái, sinh ở làng An Cựu, huyện Hương Thủy (nay thuộc thành phố Huế), gọi vua Minh Mệnh bằng ông nội. Bà là vợ ông Nguyễn Khoa Tùng, có con trai là Hải Triều Nguyễn khoa Văn. Bà Đạm Phương vừa hoạt động văn hóa, hoạt động xã hội, rất có uy tín trong giới trí thức hồi đầu thế kỷ XX. Bà sáng lập ra Nữ công học hội ở Huế (1926), và là tác giả cuốn sách Giáo dục nhi đồng (1941). Ngoài ra, bà có nhiều thơ, văn đăng trên các báo Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Tràng An, Tiếng Dân lúc bấy giờ.

32. Đào Duy Anh (1904-1988) quê Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, Hà Nội, nhà văn hóa, nhà bách khoa thư hiện đại, nhà nghiên cứu sử học, văn học, ngôn ngữ học, tác giả nhiều cuốn từ điển (Hán - Việt, Pháp - Việt, Truyện Kiều) và sách nghiên cứu, lý luận có giá trị.

33. Đào Duy Tùng (1924-1998) quê xã Cổ Loa, huyện Đông Anh. Năm 1945, ông lãnh đạo cướp chính quyền huyện, vào Đảng Cộng sản làm Chủ nhiệm Việt Minh huyện Kim Anh. Sau làm tới Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Huân chương Hồ Chí Minh.

34. Đào Duy Từ (1572-1634): quê huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, con một gia đình nghệ sĩ tuồng vào Đàng Trong theo chúa Sãi chống họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông giúp chúa Nguyễn đắp lũy Thầy (gồm 2 lũy Trường Dực, Nhật Lệ) ở Quảng Bình, được coi là Khai quốc công thần. Tác giả Hồ trướng khu cơ (sách binh pháp), tuồng Sơn Hậu, khúc ngâm Ngọc Long Cương Văn…

35. Đào Tấn (1845-1907): nhà soạn tuồng lớn nhất nước ta. Ông quê ở Tuy Phước, Bình Định, đỗ cử nhân sung chức Hiệu thư, Thị độc, Nội các, Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ Tĩnh), Công bộ Thượng thư.

Tác giả nhiều vở tuồng pho: Diễn Võ đình, Trầm hương các, Hộ anh đàn, Hoàng Phi Hổ quá quan.

36. Đặng Dung (?-1414): quê Hóa Châu (Quảng Trị) là con Đặng Tất. Ông làm tướng cuối đời Trần, tham gia các trận Hàm Tử, Yên Mô, Chí Linh, Thái Giá năm 1413. Năm sau, ông và vua Trùng Quang bị quân Minh bắt. Trên đường giải về Yên Kinh, cả hai đã nhảy xuống sông tự tử.

37. Đặng Phúc Thông (1906-1951): quê ở xã Cự Khối, Gia Lâm nay thuộc quận Long Biên. Ông tốt nghiệp Đại học Mỏ, Đại học Cầu cống Paris. Về nước làm kỹ sư Sở Công chính Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Thứ trưởng Bộ Giao thông công chính, trực tiếp chỉ huy các đoàn tàu chở lương thực và đoàn quân Nam tiến chống Pháp. Năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp). Kháng chiến toàn quốc, ông lên chiến khu Việt Bắc làm hiệu trưởng trường Cao đẳng Giao thông công chính. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I.

38. Đặng Tắt (?-1409): là bố Đặng Dung, quê Hóa Châu ra ở Hà Tĩnh. Cuối đời Trần làm Đại tri châu, tham gia khởi nghĩa chống quân Minh ở phủ Thiên Trường, đánh thành Đông Quan. Năm 1409 bị vua Giản Định giết oan cùng với Nguyễn Cảnh Chân.

39. Đặng Thai Mai (1902-1984): quê Lương Điền, huyện Thanh Chương, Nghệ An, dạy ở trường Quốc học (Huế), sau ra Hà Nội mở trường Thăng Long, lập Hội truyền bá quốc ngữ, viết báo công khai của Đảng. Sau cách mạng, ông làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là nhà nghiên cứu văn học, sử học, triết học… có nhiều tác phẩm giá trị. Giải thưởng Hồ Chí Minh.

40. Đặng Thái Thân (1873-1910): hiệu Ngư Hải, quê ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An, học trò và trợ thủ đắc lực của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Ông tham gia sáng lập Hội Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội. Bị Pháp vây bắt, ông tự sát.

41. Đặng Tiến Đông (1738-1803): quê ở làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Vào Nam theo Nguyễn Huệ, trở thành tướng Đông Lĩnh Hầu, tham gia cuộc tiến công đồn Khương Thượng của quân Thanh, góp phần lập nên chiến thắng Đống Đa, giải phóng Thăng Long mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).

42. Đặng Trần Côn: quê ở vùng Kẻ Mọc, Hạ Đình, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì, đỗ hương cống, làm tới Tri huyện Thanh Oai, sống khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ông giỏi thơ phú, đứng đầu Thanh Trì tứ hổ thời ấy, tác giả Chinh phụ ngâm viết bằng chữ Hán sau được nhiều người dịch sang chữ Nôm.

43. Đặng Văn Ngữ (1910-1967): giáo sư, bác sĩ, quê ở An Cựu, Huế. Nhà khoa học xuất sắc để lại nhiều công trình có giá trị cho ngành y và chuyên ngành ký sinh trùng. Ông là giáo sư chủ nhiệm bộ môn Sinh Học, Đại học Y khoa, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng. Ông hy sinh tại Thừa Thiên khi đi thực nghiệm chống sốt rét cho quân Giải phóng miền Nam, được truy tặng liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

44. Đặng Xuân Bảng (1828-1910): quê Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đỗ Tiến sĩ làm quan từ giáo thụ đến tuần phủ, thích sách và đọc sách đến già không biết mỏi. Ông tham khảo rộng rãi nhiều tư liệu để viết sách Nhân sự kim giám thư, Nam phương danh vật bị khảo, Cổ kim thiện ác kinh, Cổ nhân ngôn hành lục…Về quê dạy học, ông mộ dân khai khẩn đất hoang, khôi phục nghề thủ công truyền thống. Khi mất, ông được dân tôn làm Thành hoàng.

45. Điện Biên Phủ: nằm trong một thung lũng rộng giữa núi rừng Tây Bắc, tỉnh Lai Châu, nơi quân dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của giặc Pháp kéo dài 55 ngày đêm (13-3 đến 7-5-1954), giành chiến thắng oanh liệt, quân địch phải đầu hàng. Đại thắng này đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Đông Dương (20-7-1954), mở đường cho sự nghiệp giành độc lập của các nước thuộc địa.

46. Đinh Công Tráng (1842-1887): quê ở huyện Thanh Liêm, Hà Nam, một lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp ở vùng Ninh Bình, Thanh Hóa, lập chiến khu Ba Đình. Ông tử trận trong cuộc chiến ở Đô Lương (Nghệ An).

47. Đinh Lễ (?-1427): là anh Đinh Liệt, cháu gọi Lê Lợi bằng cậu; quê huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đánh nhiều trận thắng lớn ở Khả Lưu, Diễn Châu, Tốt Động - Chúc Động. Ông hi sinh trong trận chiến với quân Minh ở Mi Động (Hoàng Mai) ngoại vi Thăng Long.

48. Đinh Liệt (?-1471): em Đinh Lễ, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, tham gia nghĩa quân Lam Sơn; lập nhiều công lớn trong chống quân Minh và quân Chiêm; nhất là trận Chi Lăng - Xương Giang.

49. Đinh Tiên Hoàng (924-979): tức Đinh Bộ Lĩnh, quê ở động Hoa Lư, nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; nổi lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất non sông, năm 968 lên làm vua, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lập đô ở Hoa Lư, có công xây dựng nền móng độc lập, tự chủ cho đất nước ở thế kỷ X. Người đời tôn xưng ông là Vạn Thắng vương.

50. Đoàn Nhữ Hài (1280-1335): quê ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, đầu đời Trần đến Thăng Long học, do viết biểu tạ tội cho vua Anh Tông dâng Thượng hoàng mà được phong làm Ngự sử trung tán. Hy sinh trong trận đánh Ai Lao (Lào) ở Nghệ An.

51. Đoàn Thị Điểm (1705-1748): Hiệu “Hồng Hà nữ sĩ”, quê ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Từ nhỏ đã hay chữ, từng lên Thăng Long dạy cung nữ trong phủ Chúa. Bà lấy ông Nguyễn Kiều, tiến sĩ người làng Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Bà là tác giả Truyền kỳ tân phả và dịch giả Chinh phụ ngâm.

52. Đoàn Trần Nghiệp (1908-1931): tức Ký Con, quê ở làng Khúc Thủy, huyện Thanh Oai, Hà Nội, đảng viên tích cực của Việt Nam Quốc dân đảng, làm Trưởng ban ám sát, trừng trị nhiều tên tay sai, mật thám cho Pháp. Ông bị Pháp bắt ở phố này, kết án tử hình cùng với 11 người khác.

53. Đỗ Đức Dục (1915-1993): quê xã Xuân Tảo, Từ Liêm. Đỗ cử nhân luật, thư ký tòa soạn báo Thanh nghị, gia nhập Đảng dân chủ Việt Nam từ thời kỳ bí mật. Đại biểu dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Sau cách mạng làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, Ủy viên Mặt trận Liên Việt. Hòa bình lập lại, là Thứ trưởng, thư kí Đảng Dân chủ, Ủy viên đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.

54. Đỗ Hành (1270-1293): một tướng tài thời vua Trần Nhân Tông. Ông tham gia trận Bạch Đằng giang ngày 09-4-1288 và bắt được tướng giặc Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc.

55. Đỗ Ngọc Du (1907-1938): quê ở làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, là một trong bảy người lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên và thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Tháng 3-1930 là Bí thư lâm thời Thành ủy Hà Nội, ông bị bắt đày Côn Đảo. 1936 được trả tự do, nhưng mắc bệnh nặng và mất tại Hà Nội.

56. Đỗ Quang (1807-1866): quê thôn Phương Điếm, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Thân (1832), làm quan dưới 03 triều vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) với các chức vụ: Tham tri các bộ Lại, Lễ, Hộ, Hình và Thị lang bộ Công. Sau sung làm Kinh diện nhật giảng quan, Toản tu ở Quốc sử quán kiêm Hàn lâm viện trực học sĩ.

Ông 9 lần được cử chấm thi, làm chánh, phó chủ khảo, được ca ngợi là vị quan thanh liêm, chính trực.

57. Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) (1844-1892): nguyên gốc họ Khuất quê làng Xuân Vân, huyện Phúc Thọ, Hà Nội, là Đốc binh trong quân ngũ của Hoàng Kế Viêm, đánh trận Cầu Giấy, sau nghĩa quân sông Đà của Đốc Ngữ đánh đồn Bất Bạt, phá nhà tù Sơn Tây, tập kích chợ Bờ, hy sinh trong trận chiến đấu ở Thanh Sơn (Phú Thọ).

58. Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn) (?-1918): quê xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) làm đội lính khố xanh ở Thái Nguyên, được Lương Ngọc Quyến (bị giam ở đấy) giác ngộ, phát động khởi nghĩa Thái Nguyên đêm 30-8-1917; bị Pháp đàn áp rút quân vào rừng Vĩnh Yên, thế cùng lực tận, ông tự sát, không chịu để giặc bắt.

59. Đội Cung (Nguyễn Văn Cung) (?-1941): quê ở Thanh Hóa, đội lính khố xanh đóng tại Vinh. Đầu năm 1941, ông được điều lên thay đồn trưởng người Pháp ở đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An). Ông làm binh biến chiếm đồn Đô Lương, rồi kéo về đánh thành Vinh nhưng không thành. Ông bị Pháp bắt và xử tử.

60. Đội Nhân (Đặng Đình Nhân) (1880-1908): thường gọi Đội Nhân, quê làng Tương Mai, quân nhân thuộc công binh pháo thủ số 5, tham gia cuộc bạo động đầu độc binh lính Pháp ở trong thành Hà Nội, nhằm phối hợp với nghĩa quân Yên Thế khởi nghĩa vào ngày 27-6-1908. Đội Nhân cùng với Đội Bình, Đội Cốc, Cai Nga, cầm đầu vụ này bị lộ, cả bốn người sa vào tay địch, bị kết án tử hình.

61. Đồng Lộc: Ngã ba Đồng Lộc-Giao điểm quốc lộ 15A và tỉnh lộ 02 của tỉnh Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc - Là trọng điểm giao thông huyết mạch trên con đường chi viện từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Với diện tích nhỏ nhưng ngã ba Đồng Lộc đã phải chịu sự đánh phá có tính hủy diện của không quân Mỹ hòng cắt đứt mạch máu giao thông của ta. Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa danh lịch sử hào hùng của dân tộc ta gắn liền với sự hy sinh dũng cảm vào ngày 24/7/1968 của 10 cô gái thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Đội Thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh có nhiệm vụ thông đường, bảo đảm mạch máu giao thông qua ngã ba Đồng Lộc.

Để ghi nhớ công lao 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và danh hiệu Đơn vị anh hùng cho 10 cô gái vào ngày 07/6/1972. Hiện nay tại ngã ba Đồng Lộc đã được xây dựng Đài tưởng niệm một cách trân trọng.

62. Giang Văn Minh (1582-1639): quê ở làng Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội, đỗ thám hoa, đi sứ sang nhà Minh, do có tài đối đáp, giữ thể diện đất nước mà bị vua Minh Sùng Trinh giữ lại và hãm hại. Ông được truy tặng Tả thị lang Bộ binh, tước Vinh quận công.

63. Hà Huy Tập (1902-1941): nhà hoạt động Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học (1923), dạy học ở các trường Nha Trang, Vinh, tham gia cách mạng học trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva, tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ nhất ở Ma Cao được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng rồi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông về Sài Gòn lãnh đạo phong trào cách mạng, năm 1938, ông bị Pháp bắt giam. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại (11-1940) ông bị Pháp bắt lần thứ hai, chúng xử bắn ông và các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần…Hà Huy Tập tích cực đấu tranh tuyên truyền cho Đảng Cộng sản. Ông đã viết Sơ thảo lịch sử phong trào Cộng sản Đông Dương bằng tiếng Pháp, ký tên là Hồng Thế Công (1932). Năm 1937, ông viết cuốn Tơ-rốt-xki và phản cách mạng, ký tên Thanh Hương. Ông cũng cộng tác với báo La lutte (1937).

64. Hai Bà Trưng: tức là Trưng Trắc và Trưng Nhị (14-43), nữ anh hùng dân tộc. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn mùa xuân năm 40, đánh thủ phủ Luy Lâu của quân Hán thống trị, rồi thu lại 65 thành. Bà Trưng Trắc lên làm vua, lập đô ở Mê Linh (nay là xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Năm 42, Mã Viện mang quân sang đàn áp, Hai Bà chống lại không nổi, đã anh dũng tuẫn tiết ở Cấm Khê.

65. Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791): tên thật là Lê Hữu Trác quê ở Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên. Sau về quê mẹ Hương Sơn, Hà Tĩnh. Học rộng, nổi tiếng là danh y, từng được chúa Trịnh mời ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử.

Tác giả bộ sách thuốc lớn gồm 63 quyển: Y tông tâm lĩnh, Bách gia trân tàng, Hành giản trân như và tập ký Thượng kinh ký sự ghi lại hành trình đến Thăng Long, rất có giá trị.

66. Hàm Nghi (1870-1943): chính tên là Ưng Lịch, lên ngôi vua triều Nguyễn lúc 13 tuổi. Ông là vị vua yêu nước chống Pháp, có khí tiết và trọng danh dự dân tộc. Ông theo phe kháng chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế thất bại, nhà vua rời kinh thành ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần Vương phát động toàn dân chiến đấu. Sau bị bắt, đầy sang An-giê-ri thuộc Pháp, ông sống ở An-giê-ri 47 năm với nỗi đau của vị vua mất nước.

67. Hàn Mặc Tử (1912-1940): tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình). Hàn Mặc Tử làm thơ sớm, 14 tuổi đã làm thơ Đường luật đăng báo với bút danh Minh Duệ Thị. Năm 1930 đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do một thi xã tổ chức. Cùng Chế Lan Viên lập trường thơ Loạn. Ông sử dụng nhiều bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh rồi cuối cùng là Hàn Mặc Tử. Tác phẩm gồm có: Lệ Thanh thi tập, Gái quê, Đau thương (còn gọi là Thơ điên), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cầm châu duyên (gồm 02 vở kịch thơ: Duyên kỳ ngộ và Quần tiên hội)…Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Qui Nhơn, trung học ở Huế, có thời gian làm ở Sở Đạc điền (Qui Nhơn). Năm 1934-1935 theo Thúc Tề vào Sài Gòn làm báo (viết báo Công luận, phụ trách trang văn báo Sài Gòn), về sau lại trở ra Qui Nhơn. Năm 1936 bị mắc bệnh phong, phải vào nhà thương Qui Hòa và qua đời ở đó.

68. Hàn Thuyên: tên thật là Nguyễn Thuyên (thế kỷ XIII) người làng Lai Hạ, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đỗ thái học sinh, làm tới Thượng thư Bộ hình. Nổi tiếng nhờ bài Văn tế cá sấu thời Trần, viết bằng chữ Nôm. Ông là người đi đầu làm thơ Nôm theo luật Đường do Hàn Dũ khởi xướng ở Trung Quốc, nên được nhà vua cho đổi sang họ Hàn.

69. Hoa Bằng: bút danh của Hoàng Thúc Trâm (1902-1997), người làng Hạ Yên Quyết (Cót) nay là phường Yên Hòa. Ông là một học giả uyên bác, tham gia viết báo từ năm 1925, là tác giả và soạn giả của nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị như: Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hồ Xuân Hương, Lý Văn Phức, Văn chương Quốc âm đời Tây Sơn, Lịch sử xã hội Việt Nam, Hán Việt tân từ điển… và là dịch giả: Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục…

70. Hoa Lư: tên vùng núi huyện Gia Viễn, nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nơi vua Đinh Tiên Hoàng lập làm kinh đô của nước Đại Cồ Việt vào thế kỷ X.

71. Hoài Thanh tên chính là Nguyễn Đức Nguyên (1909-1982): quê ở Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc. Đỗ tú tài ở Hà Nội, ông tham gia đảng Tân Việt, từ 1930 hoạt động báo chí, viết báo Phổ thông, Dân Chúng, Tràng An. Ông được biết đến qua cuộc tranh luận với Hải Triều về nghệ thuật (1935). Một số tác phẩm nổi tiếng của ông: Thi nhân Việt Nam, Có một nền văn hóa Việt Nam, Quyền sống con người trong Truyện Kiều, Nói chuyện thơ kháng chiến…

Ông làm Tổng thư ký Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện phó viện Văn học, đại biểu Quốc hội.

72. Hoàng Bích Sơn (1924-2000): tức Hồ Liên, sinh năm 1924, tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, mất năm 2000. Từ năm 1949 đến năm 1954, công tác tại Bình Thuận, có nhiều đóng góp tích cực cho tỉnh nhà và đã được tín nhiệm giữ trọng trách Bí thư Tỉnh ủy. Quá trình hoạt động cách mạng, ông đã đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Dù ở cương vị công tác nào, đồng chí Hoàng Bích Sơn cũng thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ cách mạng, tận tụy phục vụ nhân dân. Đồng chí Hoàng Bích Sơn đã được trao tặng nhiều huân, huy chương cao quý của Đảng và Nhà nước.

73. Hoàng Cầm (?-1996): Quê ở xã Trực Đại, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trước năm 1945, ông ra Hà Nội làm đầu bếp cho một cửa hàng ăn. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, ông vào bộ đội làm anh nuôi cho Đội phẫu thuật Sư đoàn quân Tiên phong, tận tụy phục vụ thương bệnh binh và trở thành Chiến sĩ thi đua toàn quân.

Trong kháng chiến, để tránh máy bay địch phát hiện, Hoàng Cầm đã có sáng kiến cải tiến bếp nấu ăn hàng ngày thành bếp không khói, không phát sáng. Bếp Hoàng Cầm ra đời từ Chiến dịch Hoà Bình (1951 - 1952) là một sáng kiến độc đáo, bảo đảm cho bộ đội cơm ngon, canh nóng cả ngày lẫn đêm, ngay cả trong thời gian chiến đấu. Bếp Hoàng Cầm đã được áp dụng rộng rãi trong quân đội Việt Nam và quân đội giải phóng các nước anh em cũng áp dụng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hoàng Cầm phục viên về sống ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), năm 1995 chuyển về Hà Nội và mất năm 1996. Kiểu bếp do Hoàng Cầm cải tiến được gọi tên “Bếp Hoàng Cầm”, đã được đưa vào giáo trình giảng dạy trong các trường sĩ quan hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời là một minh chứng sống động về tính sáng tạo của bộ đội ta trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước vĩ đại.

74. Hoàng Diệu (1832-1882): quê ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ Phó bảng, giữ chức Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Ninh Bình) Pháp đánh thành Hà Nội (25-4-1882), Hoàng Diệu chỉ huy cuộc chiến đấu tới cùng. Thấy không đủ sức chiến đấu, ông thắt cổ tuẫn tiết trên cây táo cạnh Võ Miếu. Tượng đồng của ông và Nguyễn Tri Phương được đặt tại Cửa Bắc thành Hà Nội để ghi nhớ hai ông đã hy sinh chống Pháp đánh thành.

75. Hoàng Đạo Thành (?-1908): vốn gốc họ Cung, quê ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Ông đỗ cử nhân, ra làm giáo thụ ở các huyện rồi làm tri huyện, tri phủ và thượng tá tỉnh Bắc Ninh. Ông tham gia phong trào Duy Tân, viết nhiều sách lịch sử và danh nhân: Đại Nam hành nghĩa liệt nữ truyện, Việt sử tứ tự, Việt sử tân ước – bộ sử có quan điểm tiến bộ. Ông là thân sinh nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy.

76. Hoàng Hoa Thám (1845-1913): thường gọi là Đề Thám, tên thật là Trương Nghĩa, quê Tiên Lữ, Hưng Yên; nhưng sinh tại Sơn Tây. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế năm 1887, lập căn cứ ở Bắc Giang, chống Pháp dai dẳng 26 năm. Pháp không diệt nổi phải đình chiến thương lượng mấy lần, sau bị sát hại ở vùng rừng Yên Thế. Ông là một anh hùng nông dân yêu nước, có tinh thần bất khuất, kiên cường trong lịch sử cận đại. Cụ Phan Bội Châu tôn ông là Chân tướng quân (Tướng quân chân chính). Đề Thám đã trở thành thần tượng một thời trong lòng mến mộ của nhân dân.

77. Hoàng Minh Giám (1904-1995): quê xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, là con của chiến sỹ Đông Kinh Nghĩa Thục Hoàng Tăng Bí. Ông tham gia thành lập Trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội và làm hiệu trưởng. Cách mạng thành công, ông được mời vào Chính phủ lâm thời, làm Đổng lý văn phòng, sau làm tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền, Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa I đến khóa VII, là một trong những người sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam và làm Tổng thư ký của đảng, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

78. Hoàng Ngân (1921-1949): tên thật là Phạm Thị Vân, quê gốc Nam Định, sinh tại Hải Phòng, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm mới 17 tuổi, làm liên lạc cho Xứ ủy Bắc Kỳ, cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, Ban thường vụ Hội Phụ nữ Bắc Kỳ. Bị thực dân bắt kết án 12 năm tù, giam ở Hỏa Lò, Nhật đảo chính Pháp, bà được giải thoát, nhận nhiệm vụ Bí thư Phụ nữ cứu quốc Hà Nội, tổ chức đội nữ du kích Minh Khai tham gia Tổng khởi nghĩa. Kháng chiến chống Pháp, bà làm Bí thư Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng biên tập đầu tiên của báo Phụ nữ Việt Nam. Do bị địch tra tấn dã man nên sức khỏe yếu, bà mất tại Việt Bắc. Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

79. Hoàng Ngọc Phách (1896-1973): hiệu Song An, nhà giáo – nhà văn – nhà nghiên cứu văn học, quê làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Viết tạp chí Nam Phong. Gắn bó với giáo dục 40 năm, từng làm Giám đốc Học khu Bắc Ninh, Giáo dục khu 12, Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Ban tu thư Bộ Giáo dục, sau sang Viện Văn học Việt Nam.

Tác phẩm chính: Tố Tâm, Thời thế với văn chương, Đâu là chân lý.

80. Hoàng Như Tiếp (1910-1982): quê xã Nam Phố Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra mở Văn phòng thiết kế chung với kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện. Thời kỳ 1935 - 1936 ông hoạt động trong mặt trận Bình dân. Ông là thành viên sáng lập và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông là tác giả thiết kế nhiều công trình như: Khu tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 02 ở Việt Bắc, Bảo tàng Kim Liên, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên). Ông còn chỉ đạo đề án cải tạo quy hoạch đô thị các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

81. Hoàng Quốc Việt (1902-1992): nhà cách mạng vô sản tiền bối. Tên thật là Hạ Bá Cang, nguyên quán Đáp Cầu, nay thuộc thành phố Bắc Ninh. Tham gia phong trào yêu nước từ khi học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, vào Nam Kỳ gây dựng An Nam Cộng sản Đảng. Bị bắt đày ra Côn Đảo, nhờ Mặt trận Bình dân Pháp, ông được trả tự do. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng sản Đông Dương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, được tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

82. Hoàng Sâm (1915-1968): Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông tên thật là Trần Văn Kỳ, quê ở làng Lệ Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia Tỉnh ủy Cao Bằng, đội trưởng Đội Võ trang Việt Minh ở Pắc Pó, đại đội trưởng Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, chỉ huy đánh thắng 2 trận Phay Khắt, Nà Ngần. Sau ông là Ủy viên Quân ủy hội, Chỉ huy trưởng khu III, chỉ đạo chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, đại biểu Quốc hội.

83. Hoàng Tăng Bí (1883-1939): quê Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, đỗ Phó bảng, không ra làm quan, tham gia mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục tuyên truyền yêu nước. Lập công ty Đông Thành Xương ở Hàng Gai cạnh tranh với Hoa kiều. Sau vụ Hà Thành đầu độc, ông bị bắt rồi đưa đi an trí ở Huế. Ông còn viết báo Trung Bắc tân văn, dịch một số tiểu thuyết của Pháp và Trung Quốc. Tác phẩm chính là 03 vở tuồng: Thù chồng nợ nước, Nghĩa nặng tình sâu, Hoa tiên ký.

84. Hoàng Tích Trí (1903-1958): quê gốc Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh sinh tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Bác sĩ, nhà vi trùng học - dịch tễ học có nhiều đóng góp vào sự nghiệp y tế Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Y tế đầu tiên trong Chính phủ cách mạng, Tổng giám đốc Viện Vi trùng học Pasteur, giảng dạy nhiều năm ở các trường đại học về vi sinh vật học, ký sinh trùng học. Ông là một trong 09 giáo sư đầu tiên của ngành y được công nhận năm 1955. Tác giả nhiều công trình khoa học ngành y.

85. Hoàng Văn Thái (1915-1986): Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tên thật là Hoàng Văn Xiêm, quê xã Tân An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Ông tham gia phong trào nông dân Tiền Hải từ năm 1936, được kết nạp vào Chi bộ Cộng sản đầu tiên của huyện Tiền Hải. Sau Cách mạng tháng Tám, được giao phụ trách Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 5. Phó Bí thư Trung ương Cục, Tư lệnh Bộ chỉ huy Miền, trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng trong chiến dịch tổng tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

86. Hoàng Văn thụ (1906-1944): bậc tiền bối cách mạng, dân tộc Tày, quê xã Nhân Lý, huyện Văn Yên, nay là Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, tham gia cách mạng từ năm 1927, đại biểu dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Thường vụ Trung ương Đảng, năm 1943 ông bị Pháp bắt tại Hà Nội, kiên cường bất khuất, bị chúng kết án tử hình. Ngày 24-5-1944, chúng xử bắn ông tại trường bắn Tương Mai. Những hoạt động của Hoàng Văn Thụ rất đa dạng. Ông rất giàu kinh nghiệm đối với công tác tuyên truyền trong công nhân, binh sĩ. Ông là chủ bút nhiều tờ báo bí mật như: Tranh đấu, Lao động nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng cho đồng bào miền núi. Ông cũng sử dụng thơ ca phục vụ cho lý tưởng cách mạng của mình. Có nhiều bài Sli, lượn do Hoàng Văn Thụ sáng tác đã trở thành phổ biến và đi vào kho tàng văn nghệ dân gian dân tộc.

87. Hồ Chí Minh (1890 - 1969): Chính tên là Nguyễn Sinh Cung, còn có tên là Nguyễn Tất Thành, con trai thứ hai của cụ Nguyễn Sinh sắc và bà Hoàng Thị Loan; quê làng Kim Liên, nay là xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đổi tên là Nguyễn Ái Quốc (cùng nhiều bí danh khác) để hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Cuối cùng lấy tên là Hồ Chí Minh. Lúc nhỏ học chữ Hán, được gần gũi các nhà chí sĩ duy tân, sau vào học Trường Quốc học Huế, dạy học Trường Dục Thanh ở Phan Thiết, vào Sài Gòn rồi ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/6/1911 trên tàu La Touch Treville. Người hoạt động cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhưng lâu nhất là ở các nước Pháp, Nga, Trung Quốc. Từ sau Đại chiến II, người bỏ phiếu thành lập Đảng Cộng sản Pháp (1920), lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921) và chủ bút báo Người cùng khổ (Le Paria). Năm 1923, sang Liên Xô, về Trung Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1924). Năm 1927, trở sang Liên Xô rồi về Thái Lan (1928), Hương Cảng (1930), hợp nhất 03 Đảng Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau là Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, về nước thành lập Mặt trận Việt Minh. Đến ngày 19/8/1945, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/9/1945), được bầu là Chủ tịch nước cho đến khi mất (02/9/1969). Hồ Chí Minh là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Ở trong nước, Người đã chỉ đạo tài tình công cuộc giải phóng dân tộc và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Người là hiện thân cho sự đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là hiện thân của sự doàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Người là nhà chính trị, ngoại giao xuất sắc, là nhà văn hóa lớn, được UNESCO tôn vinh là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt suất”. Ngay từ khi tại thế, Hồ Chí Minh đã đi vào tình cảm của nhân dân trong nước và trên thế giới như một nhân vật huyền thoại. Hồ Chí Minh là nguồn đề tài phong phú, không bao giờ cạn trên lĩnh vực sáng tạo văn học nghệ thuật của nhiều thế hệ, và bản thân Người cũng là một nhà thơ lớn với tác phẩm bất hủ Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) viết bằng chữ Hán, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

88. Hồ Đắc Di (1900-1984): bác sĩ, trí thức yêu nước người Huế. Trước cách mạng tháng Tám, ông làm hiệu trưởng trường Y kiêm Giám đốc Bệnh viện Đồn Thủy. Kháng chiến, ông theo Chính phủ Cụ Hồ, cùng giáo sư Tôn Thất Tùng lập trường Đại học Y của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở chiến khu, đào tạo cho toàn quốc nhiều cán bộ y tế giỏi. Ông là đại biểu Quốc hội nhiều khóa và 38 năm làm Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa. Truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

89. Hồ Tùng Mậu (1896-1951): quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; tên chính là Hồ Bá Cự, tham gia cách mạng từ sớm, hoạt động ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc. Viết báo Thanh niên. Năm 1926 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, khởi nghĩa Quảng Châu, bị bắt ba lần, tham gia hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản. Năm 1931 bị bắt giải về nước giam ở Tây Nguyên. Ông vượt trại về hoạt động ở miền Trung. Ông đã giữ các chức vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính Liên khu IV, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II. Ông hy sinh trên đường đi công tác ở Thanh Hóa.

90. Hồ Xuân Hương: được người đời mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sinh sống ở phường Khán Xuân, thành Thăng Long vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà quê gốc ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; giỏi thơ Nôm và có tài trào lộng, châm biếm, mang phong cách riêng biệt khác người, nhiều bài thơ Nôm được truyền tục rộng rãi trong dân gian.

91. Hồng Quang tên chính là Nguyễn Văn Thạch (1919-1941): quê ở huyện Hạc Trì (nay là Việt Trì) tỉnh Phú Thọ. Là sinh viên khoa Luật Hà Nội, anh hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên dân chủ thời kỳ 1936-1939, dẫn đầu đoàn sinh viên tham gia cuộc mít-tinh 01-5-1938 ở khu Đấu Xảo.

Anh được cử vào Ban Chấp hành toàn quốc của Đoàn Thanh niên dân chủ, phụ trách hiệu sách Đồng Xuân phát hành sách báo cách mạng. Thực dân Pháp bắt anh giam tại Hỏa Lò, ra tù anh bắt liên lạc với Đảng làm cán bộ tuyên truyền của tỉnh ủy Phú Thọ, làm giao thông cho tỉnh ủy Hải Dương.

Trên đường đi công tác, anh bị bắt ở Hưng Yên, địch đưa về Hải Dương tra tấn dã man, anh hy sinh sau 47 ngày đấu tranh bất khuất.

92. Hùng Vương: tên chung chỉ thời đại dựng nước của nước ta cách đây khoảng 4000 năm, kéo dài hàng nghìn năm, lập nên nền văn minh sông Hồng của các dân tộc Lạc Việt nước Văn Lang. Truyền thuyết nói có 18 triều đại cùng lấy tên Hùng Vương. Đền thờ Tổ Hùng Vương ở xã Hy Cương, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mở hội quốc lễ Giỗ Tổ vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

93. Huỳnh Thúc Kháng (1875-1947): nhà chí sĩ, nhà văn, quê huyện Thăng Bình (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam, Đỗ hoàng giáp không ra làm quan, đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung kỳ đầu thế kỷ XX. Phong trào chống sưu thuế nổ ra, ông bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm, trở về là Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, làm báo Tiếng dân. Sau Cách mạng tháng Tám, ông làm Bộ trưởng Nội vụ, quyền Chủ tịch nước khi Bác Hồ sang Pháp, sáng lập và là Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Tác giả các sách Thi tu tùng thoại, Thi tù thảo, Trung Kỳ cựu sưu ký.

94. Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977): chiến sĩ - nhà thơ, quê Tân Uyên, Bình Dương, kháng chiến chống Pháp tại chiến Khu Đ, Nam Bộ, làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh quân khu VII, được phong quân hàm Thiếu tướng. Hai câu thơ của ông trong bài Nhớ Bắc viết ở chiến khu năm 1946-1948 được trích dẫn trong nhiều bài viết ở nhiều nơi, nhưng đôi lúc khác nhau. Nguyên văn của tác giả là:

Từ độ mang gươm đi mở cõi.

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Năm 1953, ông ra Bắc, giữ các chức vụ Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965 trở lại miền Nam ông làm Phó Bí thư Đảng ủy Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

95. Khánh Ký (1874-1945):

Một trong những người Việt Nam đầu tiên làm nghề ảnh. Tên thật là Nguyễn Đình Khánh, quê ở thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Năm 1905 ông mở cửa hàng ảnh mang tên Khánh Ký ở Hà Nội, tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục. Năm 1911 bị lộ, ông trốn sang Pháp. Ở Pháp ông mở cửa hàng ăn và cửa hàng ảnh, là nơi những người Việt Nam yêu nước hoạt động bí mật ở nước ngoài như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường thường đi lại hội họp. Năm 1924 ông về nước, mở cửa hàng ảnh ở Hải Phòng, Sài Gòn. Ông đã đào tạo hàng trăm thợ ảnh, góp phần thúc đẩy ngành nhiếp ảnh Việt Nam phát triển. Thời kỳ này ông làm Hội trưởng Hội Bắc kỳ ái hữu, đấu tranh cho quyền lợi những người nghèo khổ đi làm phu cao su ở miền Nam. Đồng thời cửa hàng ảnh của ông là nơi đi lại hội họp của những người yêu nước từ Pháp về và một số nhà cách mạng trong nước. Ông còn mở thêm cửa hàng ảnh ở phố Tràng Thi (Hà Nội) để làm nơi liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc.

Sau một thời gian ông bị phá sản rồi sang Pháp và mất năm 1945.

96. Khúc Hạo (?-917): quê ở đất Hồng Châu, nay là làng Cúc Bồ, huyện Ninh Giang, Hải Dương, là con Khúc Thừa Dụ, Tiết độ sứ, năm 907 ông lên thay cha nối nghiệp, có nhiều cải cách về chính trị, tài chính, kinh tế… thực hiện chính sách khoan dân để củng cố nền tự chủ đất nước.

97. Khuông Việt đại sư là tước hiệu do vua Đinh Tiên Hoàng ban cho nhà sư Ngô Chân Lưu (933-1011): phong tước Tăng thống, đứng đầu tăng đạo, dự việc trọng trong triều. Ông quê ở Tĩnh Giang, Thanh Hóa, tinh thông tam giáo, tu ở chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) thuộc thế hệ thứ tư dòng thiền Quang Bích. Thiền sư còn giỏi việc đời, cùng Đỗ Thuận tiếp sứ nhà Tống và Lý Giác làm thơ đối đáp trên sông Hoàng Long được sứ giả rất phục tài.

98. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền (1929-1943): dân tộc Nùng, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng – gần hang Pắc Pó, đi theo cách mạng làm liên lạc cho Việt Minh những năm tiền khởi nghĩa, được kết nạp vảo đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên. Một lần đi công tác, anh bị giặc Pháp bắn chết lúc mới 15 tuổi. Kim Đồng là tấm gương tiêu biểu cho thiếu nhi Việt Nam. Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

99. La Văn Cầu (1932 - ): Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, dân tộc Tày, quê xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông gia nhập bộ đội năm 1948, năm 1950 được kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1948 – 1952, ông tham gia chiến đấu 29 trận. Đặc biệt trong trận Bông Lau năm 1949, ông đã anh dũng bắn chết địch trên xe tăng rồi nhảy lên xe tăng cướp súng địch diệt gọn 10 tên. Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới năm 1950), khi đang chỉ huy tổ bộc phá phá rào, ông bị thương nát tay phải, ông đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay cho khỏi vướng rồi tiếp tục đánh bộc phá mở đường cho đơn vị xung phong. La Văn Cầu được tuyên dương là lá cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương kháng chiến hạng Nhất.

100. Lạc Long Quân: thủy tổ của nước ta trong truyền thuyết. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai, chia một nửa theo mẹ lên rừng, một nửa theo cha xuống biển khai phá lập nghiệp, con trưởng ở lại Phong Châu làm vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang.

101. Lam Kinh: Lam Kinh được coi là kinh đô thứ hai của nước ta dưới triều Lê sơ. Nổi tiếng là miền đất thiêng gắn với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi. Lam Kinh nằm ở vị thế đắc địa, phía bắc dựa vào núi Dầu, phía Nam nhìn ra sông Chu, có núi Chúa làm tiền án, bên trái là dải núi rừng Phú Lâm và núi Ngọc Giăng Đèn uốn lượn hình cánh cung, bên phải là rặng núi Hướng và núi Hàm Rồng. Tất cả tạo thành một vùng núi sông kỳ tú, sơn thủy hữu tình. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Qua cổng thành là sông Ngọc rộng khoảng 19m, trên sông có cầu Tiên Loan. Qua cầu khoảng 50m là một giếng cổ thả đầy sen. Ngọ môn thành điện Lam Kinh là một công trình kiến trúc hoành tráng có hai tầng mái, vì kèo ba hàng cột, qua Ngọ môn là sân rồng. Ngoài ra còn rất nhiều công trình kiến trúc khác như khu thái miếu triều Lê, hai dãy tả vu, hữu vu, các điện thờ, khu cư xá của quan lại và quân lính trông coi kinh thành, các sơn lăng của triều Lê. Với tất cả ý nghĩa và nét độc đáo trong kiến trúc, ngày nay Lam Kinh được coi là một trong những kho tàng di sản văn hoá quý giá của dân tộc.

102. Lê Duẩn (1907-1986): quê ở xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, một trong những đảng viên lớp đầu. Năm 1931 là Ủy viên Ban Tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ, bị bắt ở Hải Phòng, giam ở Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, năm 1937 Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng cử lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, rồi Tổng Bí thư của Đảng trong 26 năm liền. Ông còn là đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, đề xuất được nhiều vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng chống Mỹ cứu nước. Lê Duẩn đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thành công năm 1975. Nhiều bài viết và tác phẩm của ông cho thấy, ông có nhiều suy nghĩ sâu sắc, giàu trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội ngày 10/7/1986.

103. Lê Đại Hành tức là Lê Hoàn (941-1005): sinh tại làng Trung Lập, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, một tướng giỏi được triều Đinh phong chức Thập đạo tướng quân. Năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng mất, ông phò vua Đinh Toàn mới 06 tuổi, trông coi việc nước. Quân Tống.

104. Lê Đức Thọ (1911-1990): tên thật là Phan Đình Khải, quê làng Dịch Lễ, nay thuộc xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, bị Pháp bắt tù đày ở Côn Đảo, Hỏa Lò, Sơn La, Hòa Bình… ra tù, ông tham gia phát động cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa. Kháng chiến toàn quốc, ông công tác ở miền Nam, giữ cương vị chủ chốt trong Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam. Năm 1955 ông được bổ sung vào Bộ Chính trị, phụ trách công tác tổ chức của Trung ương Đảng, Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tham gia Quân ủy Trung ương, sau trở lại miền Nam công tác. Ông là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Chính phủ ta tại hội nghị Paris, ký hiệp định với Mỹ giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Năm 1975, ông vào Nam chỉ đạo cuộc tổng tiến công mùa xuân và chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

105. Lê Hồng Phong (1902-1942): tên thật là Lê Huy Doãn, quê xã Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu học trường Hoàng Phố - Trung Quốc, tốt nghiệp Sĩ quan lục quân, sang Liên Xô học trường Không quân Lêningrat, Đại học Phương Đông, phụ trách Ban Hải ngoại của Đảng, đại biểu dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội I Đảng Cộng sản Đông Dương, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương. Về Sài Gòn lãnh đạo phong trào, bị địch bắt, ông bị đày ra Côn Đảo và mất tại đó.

106. Lê Hữu Trác: xem tiểu sử Hải Thượng Lãn Ông.

107. Lê Hữu Tựu (1944-1972): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh. Ông tham gia quân đội làm xạ thủ súng máy 12,7mm, chiến đấu hơn 50 trận, diệt 31 máy bay Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên, bắt nhiều tổ lái máy bay địch. Ông nhiều lần bị thương, nhiễm chất độc hóa học nhưng vẫn không chịu rời vị trí chiến đấu. ông được tặng Huân chương chiến công hạng 1, 2, 3 lả Đại đội phó Đại đội phòng không số 3, tiểu đoàn 14, sư đoàn 2, Liên khu V.

108. Lê Lai (?-1418): quê ở làng Dựng Tú, nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1416, theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn tại Hội thề Lũng Nhai. Năm 1418, quân Minh bao vây chặt nghĩa quân ở vùng núi Chí Linh (Thanh Hóa), Lê Lai đã tình nguyện cải trang làm Lê Lợi, xông ra trận tiền để giặc bắt và bị giết, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn hiểm, tiếp tục mưu đồ việc lớn. Đất nước toàn thắng, Lê Lợi lên ngôi vua truy phong ông là Thái úy “Đệ nhất công thần”.

109. Lê Lợi: xem tiểu sử Lê Thái Tổ.

110. Lê Ngọc Hân (1770-1799): công chúa út con vua Lê Hiển Tông với bà phi Nguyễn Thị Huyền - người làng Nành (Gia Lâm). Năm 1786, Nguyễn Huệ ra Bắc phù Lê diệt Trịnh, nhà vua cảm kích gả công chúa cho. Ba năm sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung mất (1792), bà mới 22 tuổi, bằng tấm lòng tiếc thương vô hạn người chồng anh hùng, đầy võ công hiển vinh, bà đã viết khúc ca Ai tư vãn để lại một áng văn hay cho đời.

111. Lê Như Hổ (1511-1581): quê ở làng Vông, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, có dáng vóc to lớn và ăn khỏe như cọp. Ông đỗ Tiến sĩ làm quan triều Mạc, từng đi sứ Trung Quốc, tài trí ứng đáp hơn người. Lê Như Hổ được phong tước hầu, làm Thiếu bảo, sau thăng Tuấn quận công. Lúc mất, vua Minh sai sứ sang viếng và ban cho áo quan bằng đồng.

112. Lê Phụng Hiểu (thế kỷ XI): quê ở làng Băng Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, một danh tướng của vua Lý Thái Tổ. Khi nhà vua mất, ba người con tranh ngôi của thái tử Phật Mã, nổi dậy bao vây kinh thành. Ông đã chỉ huy quân dẹp yên “loạn tam vương”, đưa thái tử Phật Mã lên ngôi là Lý Thái Tông (1028-1054).

113. Lê Quang Đạo (1921-1999): tên thật là Nguyễn Đức Nguyện, sinh tại Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông vào Đảng Cộng sản năm 1940, từng là Ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia Tổng khởi nghĩa ở Bắc Giang. Sau làm Bí thư Thành ủy Hà Nội - Hà Đông, Thường vụ liên khu ủy Khu III, Cục trưởng Cục Quân huấn, Phó chủ nhiệm chiến dịch Điện Biên Phủ, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chính ủy chiến dịch Đường 09, bí thư – chính ủy mặt trận giải phóng Quảng Trị. Ông được phong quân hàm trung tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhà nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh, truy tặng Huân chương Sao Vàng (2001).

114. Lê Quý Đôn (1726-1784): tên thật là Lê Danh Phương, hiệu Quế Đường, quê ở làng Phú Hậu, huyện Duyên Hà, Thái Bình. Đỗ bảng nhãn, vào làm ở Hàn lâm viện, được giao soạn quốc sử, đi sứ Trung Quốc, chúa Trịnh phong chức Bồi tụng, làm Hiệp trấn Nghệ An, rồi về triều giữ chức Công bộ Thượng thư. Ông là nhà bác học, nhà văn hóa lớn, để lại nhiều tác phẩm có giá trị về văn, sử, triết, kinh tế, địa lý… như Phủ biên tạp lục, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu lục, Đại Việt thông sử… mang tính bách khoa toàn thư.

115. Lê Thái Tổ (1385-1433): tức Lê Lợi người Lam Sơn, nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, dựng cờ khởi nghĩa năm 1418, chống quân Minh ròng rã 10 năm mới giành toàn thắng, giải phóng Đông Quan (Thăng Long), lập lại nền tự chủ, lên ngôi vua, miếu hiệu là Lê Thái Tổ, sáng lập ra triều Lê năm 1428 và đưa chế độ phong kiến Việt Nam lên bước phát triển mới thịnh vượng. Ông cũng là nhân vật trả kiếm cho rùa thần trong truyền thuyết về Hồ Hoàn Kiếm.

116. Lê Thanh Nghị (1911-1989): tên thật là Nguyễn Khắc Xướng, quê ở làng Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, làm thợ điện vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1936 ra tù được cử vào Thành ủy, Hà Nội công tác ở Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1940 lại bị bắt đày đi Sơn La. Năm 1945 về Hà Nội tham gia Thường vụ Xứ ủy, Ủy ban quân sự Bắc Kỳ, chỉ đạo chiến khu II. Sau là Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VI.

117. Lê Thánh Tông (1442-1497): tên thật là Tư Thành, con thứ tư của vua Lê Thái Tông với bà phi Ngô Thị Ngọc Dao, sinh ra ở điện Huy Văn, sau được đưa lên làm vua, mở ra thời Hồng Đức thịnh trị nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông cho lập bia tiến sĩ ở Văn Miếu, vẽ bản đồ cả nước, làm quốc sử, thực hiện các chính sách khuyến nông, khuyến học. Ông còn là nhà thơ, chủ súy hội thơ Tao Đàn nổi tiếng. Ông làm vua được 38 năm.

118. Lê Đại Tấn (1914-1986): Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, quê ở xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

Ông tham gia khởi nghĩa ở Hà Đông. Trong kháng chiến chống Pháp từng chỉ huy khu 14, liên khu 10, giải phóng Đông Khê, Biên giới, Điện Biên Phủ. Hiệu trưởng trường Sĩ quan Lục quân, Thiếu tướng, Phó tổng tham mưu trưởng. Năm 1964 vào Nam là Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam, tham gia chỉ huy giải phóng Huế - Đà Nẵng, Tư lệnh cánh quân phía đông giải phóng Sài Gòn. Năm 1984 là Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.

119. Lê Trực (thế kỷ XIX): quê ở làng Thanh Thủy, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, làm Đề đốc Hà Nội, Pháp đánh thành, ông không giữ được cửa Tây, phải rút quân lên Sơn Tây và bị triệu hồi. Sau tham gia phong trào Cần Vương, cùng Nguyễn Phạm Tuân khởi binh ở Quảng Bình cho đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888), ông giải tán nghĩa binh, lui về sống ẩn ở quê nhà.

120. Lê Văn Hưu (1230-1322): nhà văn hóa, nhà sử học nổi tiếng. Ông người làng Phủ Lý Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đỗ bảng nhãn làm thị độc Hàn Lâm viện, Giám tu Quốc sử quán, Binh bộ Thượng thư. Ông từng là thầy dạy học của Trần Quang Khải. Tác giả nhiều tác phẩm, trong đó có bộ lịch sử: Đại Việt sử ký - biên soạn lần đầu ở nước ta (1272) đời Trần Thánh Tông.

121. Lê Văn Linh (1377-1448): quê ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa; có tài văn chương, theo Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là một trong những công thần triều Lê.

122. Lê Văn Lương (1914-1995): tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ở Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Ông gia nhập Đảng Cộng sản, bị Pháp bắt kết án tử hình, nhờ can thiệp của Quốc tế đỏ, được giảm xuống khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về Nam Bộ, tham gia Xứ ủy, năm 1946, ra Hà Nội phụ trách báo Sự thật và nhà xuất bản Sự thật. Ông lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Giám đốc trường Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ba khóa liền (1976-1985), được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng. Ông là em nhà văn Nguyễn Công Hoan.

123. Lê Văn Thiêm (1918-1991): sinh tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông là người Việt đầu tiên đỗ tiến sĩ toán ở Pháp và làm giáo sư toán ở Đại học Zurích, Thụy Sĩ, ông về nước tham gia kháng chiến ở Việt Bắc lập trường Khoa học cơ bản, trường Sư phạm cao cấp và là Hiệu trưởng hai trường này. Từ 1945, ông là Hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Viện trưởng Viện Toán học. Ông là tác giả của trên 30 công trình khoa học về toán lý được trong nước và quốc tế công nhận, ông còn là đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Khoa học nhà nước, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

124. Lương Định Của (1918-1975): nhà nông học Viẹt Nam hiện đại. Ông sinh ở Sóc Trăng, Nam Bộ, tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Kyoto và Kiusiu, trở thành tiến sĩ thứ 96 của Nhật Bản. Năm 1954, ông về Sài Gòn, làm ở Viện Nghiên cứu canh nông, rồi ra chiến khu tập kết ra Bắc.

Cả cuộc đời ông cống hiến cho sự nghiệp lai tạo các loại giống cây trồng, đặt nền móng cho nền khoa học nông nghiệp Việt Nam, làm Viện trưởng Viện cây lương thực và thực phẩm, được phong Anh hùng lao động.

125. Lương Khánh Thiện (1903-1941): quê xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Ông hoạt động trong phong trào công nhân nhà máy sợi Nam Định, cảng Hải Phòng, vào Đảng Cộng sản, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trở về Hà Nội tiếp tục hoạt động, chỉ đạo cuộc bãi công ở Nhà Máy Xe lửa Gia Lâm (1938), được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và phụ trách các tỉnh ven biển, vùng mỏ, sau bị địch bắt, kết án tử hình và hành quyết tại Kiến An.

126. Lương Ngọc Quyến (1885-1917): con cụ Lương Văn Can, quê làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông hưởng ứng phong trào Đông Du, sang Nhật theo Phan Bội Châu, lập Việt Nam Quang phục hội ở Trung Quốc, bị bắt giải về Việt Nam, giam ở nhà lao Thái Nguyên, ông liên lạc với Đội Cấn, làm cuộc binh biến khởi nghĩa Thái Nguyên đêm 30-8-1917. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, ông hi sinh trong cuộc chiến.

127. Lương Thế Vinh (1442-?): quê ở xã Cao Hương, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, đỗ trạng nguyên. Ông là nhà văn hóa, nhà toán học nổi tiếng thời Hồng Đức, đời Lê Thánh Tông, được dân quen gọi là Trạng Lường. Làm quan Hàn Lâm viện thị giảng, giữ chức Sái phu trong hội Tao Đàn, ông để lại nhiều sách toán học, được coi như một tổ sư nghề toán ở nước ta.

128. Lương Văn Can (1854-1927): nhà nho yêu nước, người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội, đỗ cử nhân không ra làm quan, là một trong nhóm sáng lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, hoạt động được chín tháng thì bị đóng cửa. Năm 1914, Pháp viện cớ kết án ông 10 năm biệt xứ sang Phnôm Pênh, đến 1921 đã phải thả.

129. Lưu Hữu Phước (1921-1989): sinh tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Trước 1945, ông hoạt động trong phong trào sinh viên yêu nước. Sau Cách mạng ông đảm nhiệm công tác xuất bản, thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn học, nghệ thuật và thanh, thiếu niên.

Sau 1945, ông giữ nhiều chức vụ: Trưởng ban nghiên cứu âm nhạc, Vụ trưởng Vụ Nhạc-múa, Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Năm 1965, ông trở về Nam kháng chiến chống Mỹ làm Trưởng tiểu ban văn nghệ của Trung ương cục, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hoá trong Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Ông còn là đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Âm nhạc. Giáo sư, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức.

Là nhạc sĩ với các bút danh khác như: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Hồng Chí… các ca khúc để đời của ông có Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền Nam, Lên Đàng, Tình Bác sáng đời ta, Khúc khải hoàn... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

130. Lý Đạo Thành (?-1081): quê làng Cổ Pháp, huyện Đông Ngàn (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Thái sư triều Lý Thánh Tông (1054-1072) tình tình cương trực, có tài tổ chức, góp phần giúp Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống xâm lược. Nổi tiếng trung thực vì dân vì nước.

131. Lý Nam Đế (503-548): tức Lý Bí còn gọi là Lý Bôn quê hương Thái Bình, trấn Sơn Tây. Ông khởi nghĩa năm 542, đánh đuổi quân thống trị nhà Lương, lên ngôi vua năm 544, xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Năm sau, quân Lương sang đánh, ông chống không lại, lui về vùng hồ Điển Triệt (Lập Thạch, Vĩnh Phúc), và bị đánh tan, lánh vào động Khuất Liêu (Tam Nông), rồi mất.

132. Lý Quốc Sư: Quốc Sư triều Lý tên là Nguyễn Chí Thành (1066-1141), quê làng Điềm, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, tu đạo Phật, học trò Từ Đạo Hạnh, có pháp danh Minh Không, đạo cao đức trọng, chữa được bệnh hiểm nghèo cho vua Lý Thần Tông nên được phong là Quốc Sư. Truyền thuyết coi ông là ông tổ sư nghề đúc đồng và có nhiều điểm đồng nhất với nhân vật Không Lộ.

133. Lý Thái Tổ (974-1028): tức Lý Công Uẩn, quê trang Cổ Pháp (nay là phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh); con nuôi nhà sư Lý Khánh Vân, học trò sư Vạn Hạnh. Ông làm Điện tiền Chỉ huy sứ đời vua Lê Ngọa Triều. Năm 1009, vua mất, triều đình tôn ông lên làm vua, miếu hiệu là Thái Tổ, mở đầu triều Lý, kéo dài 09 đời vua gồm 216 năm. Năm 1010 dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, gặp điềm rồng vàng đón, nên đổi tên là thành Thăng Long.

Ông là người có công định đô, xây dựng, mở mang kinh thành, đặt nền móng cho Thăng Long, Thủ đô ngàn đời của đất nước.

134. Lý Thường Kiệt (1019-1105): tên thật là Ngô Tuấn có công lớn được vua ban cho họ Lý, quê ở phường An Xá, sinh ở phường Thái Hòa. Từ một Hiệu úy kỵ mã, ông thành Thị vệ của vua Lý Thánh Tông, nổi tiếng tài giỏi, quán xuyến cung đình và võ nghệ tinh thông, giúp hoàng thái hậu Ỷ Lan nhiếp chính vua Lý Nhân Tông khi còn nhỏ. Thấy giặc Tống có mưu đồ xâm lược, ông đề xuất chủ động đánh trước, tiêu diệt căn cứ xuất phát của địch ở ba châu: Ung, Khâm, Liêm (1075) rồi rút quân về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt chặn giặc, đánh tan quân Tống (1077). Tương truyền ông là tác giả của bài Nam quốc sơn hạ, được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

135. Lý Tự Trọng (1913-1931): còn gọi là Lý Hữu Trọng, quê xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, gia đình phiêu bạt sang Thái Lan từ lâu và anh sinh ở đó. Năm 1926, Tổng hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc sang Thái Lan chọn anh đưa về Quảng Châu học tập và được Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Lý Tự Trọng. Anh giúp Tổng bộ làm liên lạc với đảng bạn và cán bộ cách mạng hoạt động ở Trung Quốc cũng như tổ chức chuyển tài liệu về nước, Năm 1929, anh về Sài Gòn công tác tại cơ quan trung ương An Nam cộng sản đảng. Trong cuộc mít tinh kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái 09-02-1931, anh bắn chết tên mật thám Lơgơrăng (Legrand) để bảo vệ đồng chí Phan Bôi đang diễn thuyết nên bị địch vây bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng vẫn không khuất phục được chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, nên đã xử tử hình anh ngày 21-11-1931.

136. Lý Văn Phức (1785-1849): quê làng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay là phường Bưởi, quận Tây Hồ); đỗ cử nhân làm quan thời Nguyễn; từng đi sứ và giao thương với nhiều nước Châu Á, nhà thơ, tác giả các chuyện nôm diễn ca: Nhị thập tứ hiếu, Ngọc Kiều Lê, Tây sương…

137. Mạc Đĩnh Chi (1272-1346): danh thần nhà Trần, quê ở Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; đỗ trạng nguyên đời Trần. Ông thông minh, tài trí từ nhỏ, làm quan thanh liêm qua ba đời vua Trần, hai lần đi sứ nhà Nguyên mà nhà vẫn thanh đạm, Nổi tiếng với bài phú Ngọc tỉnh liên ví mình như đóa sen trong giếng ngọc.

138. Mạc Thị Bưỡi (1927-1951): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê xã Tân Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Pháp về đóng bốt ở làng, chị bám trụ hoạt động phụ nữ, tham gia du kích, xây dựng cơ sở kháng chiến, vận động nhân dân chống đi phu, bắt lính, chống nộp thuế cho địch, một lần làm nhiệm vụ dẫn dân công vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch, chị bị bắt, không một lời khai và đã trung kiên hy sinh.

139. Mai Anh Tuấn (1815-1855): tên thật là Mai Thế Tuấn, quê xã Thạch Giản, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là danh thần đời Thiệu Trị, đỗ thám hoa được bổ chức Hàn Lâm viện trước tác, sung chức Hành tẩu Bí thư sở tòa thuộc nôi các, Hàn lâm thị độc học sĩ. Khi quân Thanh tràn sang quấy nhiễu biên giới phía bắc, ông đem quân đánh đuổi và hy sinh trong cuộc chiến.

140. Mai Hắc Đế (?-722): tức Mai Thúc Loan, quê làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, ông tập hợp những người dân phu khởi nghĩa giải phóng thành Tống Bình (Hà Nội), lên ngôi vua, xưng là Mai Hắc Đế, đóng đô ở thành Vạn An trên núi Vệ Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), quân nhà Đường sang đàn áp, ông thế yếu lui về Rú Đụn (Nam Đàn) rồi mất tại đó.

141. Mai Xuân Thưởng (1860-1887): quê làng Phú Lạc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân, khởi nghĩa chống Pháp sau khi kinh thành Huế thất thủ. Nghĩa quân hoạt động trong ba tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tháng 6-1887, ông sa vào tay giặc và bị sát hại.

142. Mười Chín Tháng Năm: là ngày sinh cùa Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ, có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi hoạt động cách mạng lấy tên Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh khác, sau Tổng khởi nghĩa, Cách mạng tháng Tám thành công, Người ra làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới lấy tên Hồ Chí Minh.

143. Nam Cao (1914-1951): tên thật là Trần Hữu Tri, người làng Đại Hoàng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam; nhà văn hiện thực Việt Nam. Làm văn, viết báo từ năm 1936, tham gia Văn hóa cứu quốc và gia nhập Việt Minh từ năm 1941; đi Nam tiến 1946 rồi lên chiến khu Việt Bắc làm báo. Hy sinh trên đường vào công tác ở vùng địch hậu khu III. Tác giả nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết nổi tiếng: Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt, Chuyện biên giới…

144. Ngô Gia Khẩm (1919-1990): Anh hùng lao động, quê xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh ra trong một gia đình cách mạng , ông được cậu là Ngô Gia Tự giác ngộ và tham gia cách mạng từ sớm. 16 tuổi làm thợ nguội Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. 1941, bị Pháp bắt đày đi Sơn La. Ra khỏi ngục, 1944 tham gia chế vũ khí cho Việt Minh. Ông là một trong những người lập xưởng quân khí, làm ra quả lựu đạn đầu tiên. Sau Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp ông lập xưởng hóa chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo hạt nổ, ba lần chế thử bị thương nặng vẫn không nản. 1952 được tuyên dương Anh hùng lao động đợt đầu tiên. 1954 về tiếp quản làm giám đốc Nhà máy Xe lửa Gia Lâm, rồi làm Cục trưởng Cục đầu máy – Toa xe, Tổng cục Đường sắt, Trưởng ban Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

145. Ngô Gia Tự (1908-1935): nhà cách mạng tiền bối của Đảng Cộng sản cách mạng Việt Nam; người xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Học trường Bưởi, bị đuổi vì bãi khóa. Gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. 1927 sang Quảng Châu dự huấn luyện, về nước được vào Tỉnh bộ Bắc Ninh, Kỳ bộ Bắc Kỳ. Ông là một trong bảy người lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở phố Hàm Long (3-1929). Thành lập Đảng, ông làm Bí thư lâm thời Xứ ủy Nam Kỳ. Cuối năm 1930 bị bắt và kết án tù chung thân, 1933 đày ra Côn Đảo. Tháng 01-1935, ông cùng một số đồng chí vượt Côn Đảo và mất tích giữa biển đông.

146. Ngô Quyền (899-944): người làng Cam Lâm, huyện Tùng Thiện (nay thuộc ngoại thị Sơn Tây) vào Châu Ái theo Dương Đình Nghệ khởi nghĩa đánh thành Đại La, đuổi quân Nam Hán (931). Sáu năm sau, Dương Đình Nghệ bị sát hại, ông đem quân ra hỏi tội tên phản bội Kiều Công Tiễn. Y đã sang cầu cứu nhà Nam Hán. Cuối năm 938, Hoằng Thao đem quân sang xâm lược nước ta bằng đường thủy. Ngô Quyền đã dựng trận địa cọc ở cửa sông Bạch Đằng, lợi dụng thủy triều, đưa chiến thuyền của địch vào bẫy bị vỡ nát, ông đánh tan quân giặc, giữ vững nền tự chủ. Ông lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở nước ta.

147. Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV): người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1442 thi đậu tiến sĩ, làm ở Hàn lâm viện, rồi giữ chức Đô ngự sử. Năm 1480, dời Hồng Đức, theo lệnh của Lê Thánh Tông, ông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư và Thực lục, trở thành nhà sử học nổi tiếng ở nước ta.

148. Ngô Tất Tố (1894-1954): nhà báo, nhà văn hiện đại, người làng Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông đỗ đầu xứ nhưng bỏ nho học, đi làm báo, viết văn dịch thuật. Những tác phẩm nổi tiếng trước Cách mạng như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng… cùng với bài báo bình luận xuất sắc ký nhiều bút danh; những sách nghiên cứu phê bình như Nho giáo, Lão tử, Mặc Tử; dịch thơ văn Hán – Nôm và truyện Trung Quốc, đã đưa ông thành cây bút hiện thực lớn. Ông tham gia Văn hóa cứu quốc, đi kháng chiến chống Pháp, làm báo cách mạng và mất tháng 4-1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

149. Ngô Thị Nhậm (1746-1803): nhà văn hóa-quân sự lớn, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ tiến sĩ, làm tới Công bộ Hữu thị lang thời Lê Mạt. Quang Trung ra Bắc Hà, trọng dụng công, cử ông trấn giữ Thăng Long cùng với Ngô Văn Sở. Quân Thanh xâm lược, ông hiến kế lui quân về Tam Điệp bảo toàn lực lượng, đợi đại quân Tây Sơn ra, cùng tiến đánh giải phóng kinh thành – mùa xuân Kỷ Dậu 1789. Triều Tây Sơn mất, ông bị nhà Nguyễn bắt, hãm hại bằng trận đòn thù ở sân Văn Miếu, về nhà ốm chết. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị về văn, sử, triết, ngoại giao.

150. Ngô Văn Sở (?-1794): danh tướng thời Tây Sơn, quê ở huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; lớn lên ở huyện Bỉnh Khê, tỉnh Bình Định. Năm 1787 ra Thăng Long diệt Trịnh, được Nguyễn Huệ giao trấn giữ Bắc Hà. 1788, ông cùng Ngô Thì Nhậm thực hiện kế hoạch lui quân vè Tam Điệp, giữ lực lượng để tham gia giải phóng Thăng Long năm 1789. Ông từng đi sứ sang triều Thanh trong đoàn phái bộ Quang Trung “giả” năm 1790. Vì gièm pha, ông bị dìm chết dưới sông Hương thời vua Quang Toản.

151. Ngô Xuân Quảng (1945-1972): người Cống Thôn, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, liệt sĩ được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhập ngũ năm 1965; lúc đế quốc mỹ leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc, anh tham gia bộ đội phòng không - không quân, đánh máy bay Mỹ hàng trăm trận, 3 lần thương bị nặng anh vẫn giã vững vị trí cùng đơn vị bắn rơi nhiều máy bay địch. Đầu năm 1971 vết thương cũ tái phát, anh vẫn hành quân cùng đồng đội, đường trơn, xe đổ, anh bị chấn thương cột sống, liệt cả hai chân. Anh đã hy sinh ngày 05-7-1972, lúc ấy là thiếu úy, đại đội phó pháo cao xạ, tiểu đoàn 21, sư đoàn 375.

152. Ngụy Như Kon Tum (1913-1991): quê xã Minh Hưng, huyện Hương Trà, Thừa Thiên, sinh ra tạ Kon Tum, đỗ thạc sĩ vật lý - hóa học tại Pháp năm 1937. Về nước dạy học ở các trường trung học tại Huế, Hà Nội. Cộng tác viết cho báo khoa học. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia mọi công tác với tình yêu nước của một trí thức chân chính. Kháng chiến chống Pháp ông lên Việt Bắc đảm nhiệm nhiều chức vụ trong nghành giáo dục. 1956-1982 là Hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông còn tham gia Hội đồng khoa học nhà trường, Đoàn Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa III, IV, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn giáo dục thế giới, Ủy viên Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt - Pháp.

153. Nguyên Hồng (1918-1982): nhà văn Việt Nam, họ Nguyễn, sinh ở phố Hàng Cau, Nam Định; sống làm việc ở Hải Phòng, tham gia đoàn Thanh niên dân chủ, viết báo. Pháp bắt giam ở trại Bắc Mê (1939-1942). Ra tù, tham gia Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm tạp chí Văn nghệ. 1970 về hưu, sống ở Yên Thế - Bắc Giang; sáng tác cho đến khi mất. Ông là nhà văn lớn trong dòng văn học hiện đại phê phán, với các tác phẩm: Bỉ vỏ (1963), Những ngày thơ ấu (1983) và nhiều truyện ngắn in trong Bảy Hựu (1941), Miếng bánh (1945). Sau hòa bình, ông viết bộ Cửa Biển, tiểu thuyết trường thiên giá trị gồm 04 cuốn: Sóng ngầm, Cơn bão đã đến, Thời kỳ đen tối, Khi đứa con ra đời.

154. Nguyễn An Ninh (1900-1943): nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước, sinh ở làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Đỗ cử nhân luật tại Pháp, 1922 về nước, diễn thuyết và ra báo Chuông rè (La cloche féleé) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, công kích chế độ thuộc địa và bọn tham nhũng. 1926 Pháp bắt giam 18 tháng, do quần chúng đấu tranh và ông làm đơn xin, nên được ân xá và sang Pháp. 1928 trở về nước, ông bị bắt vì hội lập kín Nguyễn An Ninh. 1930 ra tù viết báo lại bị bắt ông tuyệt thực, được quần chúng đấu tranh nên chúng tha rồi lại bắt. Được tự do năm 1939, ngả theo cộng sản, viết báo Dân chúng, lại bị Pháp bắt tiếp đày đi Côn Đảo và mất trong tù.

155. Nguyễn Biểu (?-1413): người xã Nội Diên, huyện Chi La, nay là Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ thái học sinh đời Trần Trùng Quang, làm đến chức Điện tiền Thị ngự sử. Quân Minh sang xâm lược, ông về quê lập hương binh theo Trần Quý Khoáng khởi nghĩa (1409). Trương Phụ đáng Nghệ An, vua Trùng Quang cử ông sang trại giặc điều đình. Trước uy vũ dọa nạt của quân thù, ông điềm tĩnh ứng phó, ăn cỗ đầu người do quân Minh đưa ra thử. Chúng đã sát hại bằng cách buộc ông vào chân cầu sông Lam để thủy triều dâng lên dìm chết.

156. Nguyễn Bình (1906-1951): quê xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên, tên chính là Nguyễn Phương Thảo. 1928 vào Quốc dâng đảng của Nguyễn Thái Học, khởi nghĩa Yên Bái thất bại bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trong tù ông giác ngộ đi theo chủ nghĩa cộng sản. 1935 ra tù về hoạt động ở quê nhà trong phong trào bình dân. 1943 được Trung ương giao mua vũ khí và xây dựng cơ sở cách mạng ở Hải Phòng. 1945 đánh đồn Bần, đồn Bí Chợ, Mạo Khê, chỉ huy chiến khu Đông Triều. Trong Cách mạng tháng Tám, ông tổ chức đánh chiếm thị xã Quảng Yên, cướp chính quyền ở Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, được cử làm khu trưởng khu Duyên Hải Bắc Bộ. Tháng 10-1945, Hồ Chủ tịch cử ông vào Nam Bộ làm tư lệnh trưởng quân khu 7. Năm 1946 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. 1948 được phong Trung tướng, Tư lệnh chỉ huy quân đội và dân quân Nam Bộ. Ông có công thống nhất các lực lượng vũ trang của các giáo phái miền Nam đánh Pháp. Ông hy sinh trên đường ra Bắc báo cáo trung ương tại Campuchia, được truy tặng Liệt sỹ, Huân chương Hồ Chí Minh.

157. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của thế kỷ XVI. Ông người làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo (nay thuộc thành phố Hải Phòng). Năm 45 tuổi, ông đỗ trạng nguyên làm quan dưới triều Mạc từ Lại bộ Tả thi lang, đến Thượng thư Bộ Lại, tước Trình Tuyên hầu, khi mất được phong Quốc công. Người đời quen gọi là Trạng Trình. 70 tuổi, ông về hưu mở trường dạy học, viết sách, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, Tuyết Giang phu tử, tự Hạnh Phủ. Tương truyền ông giỏi lý số, làm nhiều câu sấm ngữ, để lại nhiều thơ Hán-Nôm trong tập Bạch Vân thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập.

158. Nguyễn Cảnh Chân (?-1409): người làng Ngọc Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; đã làm quan tới chức An Phủ sứ Hóa Châu, sau bị nhà Hồ giáng chức. Năm 1407 quân minh xâm lược bắt Hồ Quý Ly, ông theo Trần Ngỗi (Giản Định đế) khởi nghĩa chống Minh, giúp việc quân mưu, sau bị vua nghi ngờ, giết hại cùng với Đặng Tất.

159. Nguyễn Cao (1828-1887): hiệu Trác Phong, người làng Cách Bi, huyện Quế Dương (nay là Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh; đỗ giải nguyên, làm quan Bố chánh Thái Nguyên. Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai, ông từ quan, lập nghĩa quân chống lại; từng tập kích vào Đồn Thủy, Gia Lâm. Dân quen gọi là ông Tán Cách Bi. Năm 1886, bị Pháp bắt, ông rạch bụng tự sát, bảo toàn khí tiết nhưng không chết. Năm sau, chúng đem chém ở vườn Dừa (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), Hà Nội.

160. Nguyễn Chế Nghĩa (thế kỷ XIII): người làng Cối Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; một danh tướng đời Trần, theo Trần Hưng Đạo chiến đấu ở biên giới, Phả Lại, Bạch Đằng, lập nhiều chiến công chống quân Nguyên năm 1288. Sau chiến thắng được phong tước Nghĩa Xuyên công. Vua Trần Anh Tông gả công chúa Ngọc Hoa cho.

161. Nguyễn Chí Thanh (1914-1967): tên thật là Nguyễn Vịnh, Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ở làng Niêm Phổ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên; vào Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1937, từng làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên, đại biểu dự Hội nghị Tân Trào (1945), được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Khu ủy Bình – Trị - Thiên, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy, Ủy viên Bộ chính trị. 1959 được phong Đại tướng, từ 1960 là Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng, phụ trách Ban Nông nghiệp của Đảng. Chống Mỹ, ông trở lại quân đội, làm Bí thư Trung ương cục miền Nam, mất vì bệnh tại Hà Nội ngày 06-7-1967. Ông là một tướng lĩnh có nhiều công lao trong xây dựng quân đội.

162. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977): nhà văn Việt Nam hiện đại, ông người làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, đi dạy học cho đến Cách mạng tháng Tám. Viết văn từ năm 1920, nổi tiếng với truyện ngắn mang tính hoạt kê có phong cách riêng in trong An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy, và các tiểu thuyết hiện thực: Bước đường cùng, Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành vàng… từ trước Cách mạng. Dưới chế độ ta, ông từng làm Giám đốc Kiểm duyệt báo chí, Sở Tuyên truyền Bắc bộ, tham gia Văn hóa cứu quốc. Kháng chiến chống Pháp gia nhập quân đội, tiếp tục làm báo, viết văn; Ủy viên chấp hành Hội Nhà văn nhiều khóa, Chủ tịch Hội nhà văn khóa đầu (1957-1958). Tác phẩm giai đoạn sau có: Hỗn canh hỗn cư, Đống rác cũ, Đời viết văn của tôi…

163. Nguyễn Công Trứ (1778-1858): hiệu Ngộ Trai, Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ giải nguyên (1819), làm tri huyện rồi đến Tổng đốc, Thượng thư nhưng đầy chìm nổi, có lúc bị cách làm lính. Ông có tài thao lược, có công khai hoang lấn biển vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; lập ra các huyện mới: Tiền Hải, Kim Sơn… Ông còn là nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài ca trù nổi tiếng.

164. Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998): tên thật là Phạm Văn Cương, quê xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định. 17 tuổi đã tham gia Thanh niên dân chủ và thanh niên phản đế. 1940 bị Pháp bắt giam ở nhà lao Nam Định, Sơn La, Hòa Bình. 1943 vào Đảng Cộng sản và nhà tù Sơn La. Cách mạng tháng Tám tham gia cướp chính quyền ở phủ Nghĩa Hưng và huyện Vụ Bản, rồi làm Bí thư cho đồng chí Võ Nguyên Giáp ở Bộ Quốc phòng. Trong kháng chiến chống Pháp lần lượt làm quyền Bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Hà Đông, Ủy viên Đảng đoàn và Ủy viên Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III. Bí thư Đảng ủy các cơ quan Liên khu III. Từ 1954, ông chuyển sang làm công tác ngoại giao, làm chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, Tổng lãnh sự tại Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, trợ lý đồng chí Lê Đức Thọ tại hội nghị Paris. Từ năm 1986 là Ủy viên Trung ương Đảng, Quốc vụ Khanh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông là nhà ngoại giao có tài, đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII; Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh.

165. Nguyễn Du (1766-1820): đại thi hào dân tộc, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sinh ra ở làng Bích Châu, thành Thăng Long. Ông có tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, xuất thân trong một gia đình quý tộc. Đậu tú tài, làm chức quan nhỏ thời Lê Mạt. Khi Tây Sơn ra Bắc Hà, ông lánh về quê vợ ở Thái Bình, rồi về quê nội. Thời Gia Long ông được bố trí làm Tri huyện, Tri phủ, phong hàm Cần chánh điện học sĩ, từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông để lại nhiều thi phẩm Hán-Nôm, trong đó có tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Ông được UNESCO phong là Nhà văn hóa thế giới. Năm 1966, các châu lục đều tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông.

166. Nguyễn Duy Trinh (1910-1985): sinh tại xã Nghi Thọ, huyện Nghi lộc, Nghệ An. 1925 đã tham gia phong trào học sinh yêu nước ở Vinh, rồi gia nhập đảng Tân Việt. Ông được cử vào Sài Gòn hoạt động và bị địch bắt kết án 18 tháng tù, trục xuất về quê. Ông gia nhập Đảng Cộng sản, trong cao trào cách mạng 1930-1931 lại bị bắt đày ra Côn Đảo và Kon Tum. Sau Nhật đảo chính Pháp ông mới ra tù. Trong Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp ông được giao nhiều chức vụ quan trọng. Ủy viên ban chấp hành Trung ương khóa II. Hòa bình lập lại, ông được bầu vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị (1956-1981), tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa V, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII. Nhiều năm ông giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, có đóng góp to lớn vào Hội nghị Paris về hòa bình ở Việt Nam.

167. Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888): tục gọi Đồ Chiểu, người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); quê gốc Thừa Thiên. Khi ông đang học ở Huế, sắp thi hội thì mẹ mất (1848), ông khóc thương mà bị mù, trở về Gia Định chịu tang rồi mở trường dạy học. Pháp chiếm Gia Định, ông lánh về Bến Tre, ủng hộ Trương Định, viết nhiều thơ văn cổ vũ nhân dân chống Pháp, không chịu hợp tác với địch. Ông còn làm thuốc cứu dân. Tác giả các truyện Nôm nổi tiếng: Lục Vân Tiên; Dương Từ Hà Mậu và Ngư tiều y thuật vấn đáp.

168. Nguyễn Đức Cảnh (1908-1932): cán bộ tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông sinh tại làng Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Học thành chung ở Nam Định, 1926 ra dạy học ở phố Bạch Mai, Hà Nội và làm thợ sắp chữ cho Nhà in Lê Văn Tân, giác ngộ cách mạng, tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. 1927 sang huấn luyện ở Quảng Châu, về nước cùng Chi bộ Hàm Long thành lập Đông Dương Cộng sản đảng ở 312 Khâm Thiên (6-1920). Đại biểu chính thức của Hội nghị thành lập Đảng (1930), Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ. Tháng 4-1931 bị bắt ở Vinh, Pháp giam ông tại Hỏa Lò, tòa đề hình xử ông án tử hình. Ngày 31-7-1932, ông bị xử tử tại nhà lao Hải Phòng.

169. Nguyễn Đức Thuận (1916-1985): tên chính là Bùi Phong Tự, quê ở xã Bản Ngữ, huyện Vụ Bản, Nam Định; nhà nghèo, lớn lên phải ra Hà Nội làm thợ. Năm 1937, ông tham gia Đảng Cộng sản, làm Bí thư chi bộ, tham gia Thành ủy, phụ trách phong công nhân. Năm 1940, ông bị địch bắt, kết án khổ sai, đày đi Sơn La, rồi đưa ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền, được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, sau tham gia Xứ ủy Nam Bộ. Kháng chiến toàn quốc, ông làm Bí thư Khu ủy khu VIII, Phó Chủ tịch mặt trận Nam Bộ, Trưởng ban mặt trận, Phó chủ tịch mặt trận Nam Bộ. Từ 1951, ông hoạt động bí mật ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. 1956 bị bắt giam tại Sở Thú Sài Gòn, P42… bị tra tấn vô cùng dã man, ông vẫn giữ vững chí khí chiến đấu của người Cộng sản, địch lại đày ông ra Côn Đảo. Năm 1964 ra khỏi nhà tù đế quốc, ông ra vùng tự do rồi ra Bắc, làm nhiều công tác quan trọng của Đảng, Mặt trận… 1980-1985, ông là Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Ủy viên thường vụ Liên hiệp công đoàn thế giới. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa IV đến khóa VII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ quốc hội, Ủy viên Hội đồng nhà nước, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1976-1982). Truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2007.

170. Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): tước Ôn Như Hầu người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, từ bé học trong phủ chúa Trịnh, thông minh, hiểu nhiều ngành nghệ thuật: nhạc họa, kiến trúc… 18 tuổi làm Hiệu úy rồi thăng Tổng binh, trấn thủ Hưng Hóa, được phong tước hầu. Tây Sơn thống nhất đất nước, ông về làng ẩn dật rồi mất. Tác giả Cung oán ngâm khúc nổi tiếng.

171. Nguyễn Hiền (1235-?): quê ở làng Dương A, huyện Thượng Nguyên (Mỹ Lộc) Nam Định, lúc nhỏ rất thông minh, nổi tiếng thần đồng. Năm 1247, nhà Trần mở khoa thi lần đầu lấy đỗ tam khôi. Ông làm bài phú rất hay, Ban giám khảo cho đỗ trạng nguyên. Vua Trần phê vào bài 2 chữ “Thưởng trí”. Lúc vua Trần mở tiệc yến mừng các vị tân khoa thấy cậu bé 12 tuổi mà đỗ đầu, bèn hỏi học ai mà giỏi vậy. Ông đáp: “Thần không phải sinh ra đã biết, nhưng văn thì tự lượng mà hiểu, chữ nào còn ngờ thì hỏi các sư , không ai dạy cả”. Vua cho là vô lễ bắt về học lễ vài năm sẽ cho làm quan. Có sử giả nhà Tống sang đưa bài thơ thử tài triều đình, không ai hiểu, phải cho gọi Trạng Hiền đến. Liếc qua, Trạng bảo chữ “điền”. Sứ Tống phục tài. Vua giữ lại làm quan, thăng đến chức Thượng thư Bộ Công, tước Kim tử Vinh lộc đại phu. Ông mất sớm, không rõ năm.

172. Nguyễn Huy Tự (1743-1790): người làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), đậu hương cống năm 1760, dạy thái tử Trịnh Sâm, làm quan đến chức Đốc đồng Hưng Hóa và trấn Sơn Tây. Thăng Long có loạn kiêu binh (1786) ông cáo ốm từ quan về quê. Thời Quang Trung, được Ngô Thì Nhậm tiến cử, ông vào Phú Xuân làm Thị lang ít năm rồi mất ở quê nhà. Tác giả truyện Nôm bằng thơ: Hoa tiên.

173. Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960): nhà văn Việt Nam hiện đại, người làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Lúc đi học đã tham gia phong trào yêu nước của học sinh Hải Phòng, làm thư ký nhà Đoan, rồi về Hà Nội viết văn để sống. Tác phẩm của ông phần lớn đều lấy đề tài lịch sử, đăng lần đầu ở tạp chí Tri tân (1942) là tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì. 1943 tham gia Văn hóa cứu quốc, đại biểu dự hội nghị Tân Trào. Sau cách mạng, hoạt động văn nghệ. Kháng chiến, lên Việt Bắc góp phần thành lập và xây dựng Hội văn nghệ Việt Nam. Hòa bình lập lại, ông thành lập và là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông là nhà văn Hà Nội viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Hà Nội, nhất là tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô và kịch bản Lũy Hoa.

174. Nguyễn Hữu Huân (1816-1875): người làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), đỗ thủ khoa trương Gia Định năm 1852, nên thường gọi là Thủ Khoa Huân, làm Giáo thụ. Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, ông khởi nghĩa chống lại và là nghĩa quân chống Pháp kiên cường và bền bỉ nhất. 1863, ông nổi dậy Mỹ Tho nhưng thất bại, bị triều Nguyễn bắt giao cho Pháp, đày ông sang đảo Re-uy-ni-ông (Châu Phi). 1868 được trả về nước, ông phối hợp với Âu Dương Lâu tiếp tục đánh Pháp. 1875 bị bắt lần thứ ba, ông cắn lưỡi tự tử khi giặc đem ông xử chém bên bờ sông Tiền.

175. Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996): sinh tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An, 1930 học luật ở Paris, 1948 tham gia Mặt trận Liên Việt, 1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Những năm 50 ông hoạt động tích cực trong phong trào trí thức phản đối sự cắt ngang thiệp của Mỹ vào Đông Dương, bị địch bắt giam 02 lần (1950-1952 và 1954). Được tự do, ông hoạt động trong phong trào đòi hòa bình thống nhất đất nước. 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tổ quốc thống nhất, ông là đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Quyền chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức lớn, giàu lòng yêu nước, hoạt động cách mạng liên tục 50 năm. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

176. Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930): người làng Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; đỗ đầu xứ nê thường gọi là Xứ Nhu. Ông có tinh thần yêu nước, lập nước Việt Nam dân quốc chống Pháp; đến cuối 1927, nhập với Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học và thành một lãnh tụ của đảng này. 1929 tham gia bạo động đánh đồn Hưng Hóa, Lâm Thao; 02-1930 khởi nghĩa Yên Bái thất bại, ông bị Pháp bắt, đã đập đầu vào sàn nhà lao Hưng Hóa tự vẫn.

177. Nguyễn Khuyến (1835-1909): hiệu Quế Sơn, người làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông đỗ tam trường nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Làm quan triều Nguyễn ở nhiều nơi, sau tới chức Học sĩ sung Quốc sử quán Toản tu. Triều Nguyễn đầu hàng Pháp, ông cáo quan về quê. Nhà thơ hiện thực và trào lộng nổi tiếng, để lại nhiều thơ hay.

178. Nguyễn Phúc Chu (1674-1725): Ông là chúa Nguyễn đời thứ 06, nối ngôi Nguyễn Phúc Trăn. Bắt đầu từ ông, họ Nguyễn tự xưng là quốc chúa (1702), không chịu phong với nhà Lê Trịnh nữa. Nguyễn Phúc Chu quan tâm đến việc mở rộng bờ cõi phương Nam. Từ năm ông cầm quyền (1691) đến khi mất, bản đồ miền Nam có thêm phủ Bình Thuận rồi có Trấn Biên dinh (sau là Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (Gia Định).

179. Nguyễn Phúc Khoát (? - 1765): Ông là chúa Nguyễn đời thứ 08, hiệu là Võ vương, cầm quyền từ 1738, xưng vương năm 1744. Ông lộ rõ ý thức và khả năng xây dựng một vương triều độc lập, có qui mô. Chia đất nước Đàng Trong thành 12 dinh, đặt các chức Trấn thủ, các họ, ký lục. Ông cũng định lại phép thi (1740), đặt các học vị Nhiêu học và Hương cống; đặt triều nghi và chính thức định đô ở Phú Xuân. Dưới thời ông, Mạc Thiên Tứ đã mở mang đất Hà Tiên, nhận quyền chỉ huy của chúa Nguyễn. Các vùng đất Vĩnh Long, Sa Đéc, Châu Đốc cũng thuộc bản đồ Việt Nam vào lúc này.

180. Nguyễn Phúc Nguyên (1562 - 1635): Ông là con thứ 06 của Nguyễn Hoàng, nối ngôi cha cầm quyền ở Đàng Trong, thành vị chúa thứ 02 của Vương triều Nguyễn. Từ 1613, ông chính thức đặt cho họ mình là Nguyễn Phúc (miền trong gọi là Nguyễn Phước). Tục gọi là chúa Sãi. Ông sử dụng Đào Duy Từ, giúp mình lập cơ nghiệp, gioa hiếu thông gia với vua Cao Miên, tạo điều kiện đưa dân vào miền Nam được xa hơn. Ông chính thức đương đầu với họ Trịnh, trả lại sắc vua Lê, đắp lũy Thầy rồi giao chiến với quân Trịnh.

181. Nguyễn Thái Học (1904-1930): người làng Thổ Tang, huyện Vĩnh Tương, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc); thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng thành lập năm 1927. Sau vụ Đảng này ám sát tên thực dân Badanh (Bazin) ở phố Huế, Pháp đàn áp, Đảng tan vỡ. Tháng 02-1930 ông tổ chức khởi nghĩa Yên Bái, bị thất bại, sau sa vào vòng tay địch ở Chí Linh (Hải Dương). Ngày 17-6-1930, Pháp xử chém ông ở Yên Bái. Hi sinh bất khuất lúc mới 26 tuổi, với lời bất hủ: “Không thành công cũng thành nhân”, ông để lại gương sáng cho lớp thanh niên yêu nước, cách mạng Việt Nam.

182. Nguyễn Thị Định (1920-1992): quê ở tỉnh Bến Tre, tham gia cách mạng từ nhỏ, 1938 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. 1960 là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam (1965-1975), được phong quân hàm Thiếu tướng (1974), Ủy viên Trung ương Đảng (từ 1976).

Năm 1980 bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới. Bà là Đại biểu Quốc hội từ khóa VI đến khóa VIII, Ủy viên Hội đồng Nhà nước từ 1981, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ 1987. Năm 1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Việt Nam.

183. Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941): có tên là Vịnh, quê gốc ở làng Mọc Quan Nhân (nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), sinh tại thành phố Vinh. Năm 1930 vào Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách vận động vùng Trường Thi - Bến Thủy rồi sang công tác ở văn phòng Đông Phương bộ của Quốc tế Cộng sản tại Hương Cảng, bị chính quyền Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giam (1931-1934). Năm 1935, là đại biểu Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva, làm bạn đời với Lê Hồng Phong, 1936 về nước, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, chỉ đạo khởi nghĩa Nam Kỳ và bị bắt, Pháp xử bắn bà tại Hóc Môn.

184. Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925): hiệu Mai Sơn, người làng Liên Bạt, huyện Sơn sử quán, sau thăng Đốc học Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định. Ủng hộ phong trào Đông Du, ông ra nước ngoài năm 1908, hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội cùng với Phan Bội Châu; tổ chức đánh đồn địch ở biên giới Lạng SơnLãng (nay là ứng Hòa, tỉnh Hà Nội); đỗ hoàng giáp năm 1889, bị ép mãi mới chịu ra làm quan ở Quốc , Móng Cái, xong không thành công. Ông đi tù và mất ở Hàng Châu (Trung Quốc). Ông còn là nhà thơ, tác giả Nam chí tập.

185. Nguyễn Trác (1904-1986): quê ở xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1930, ông làm công cho hãng buôn Charner ở Sài Gòn, tháng 7/1930 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Chi bộ của hãng. Ba tháng sau, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Tháng 01/1931, ông bị địch bắt, bị kết án 10 năm và đày đi Côn Lôn. Tháng 7/1936, ông được đại xá, trở về tiếp tục xây dựng cơ sở Đảng ở Quảng Nam và các tỉnh khác; được bầu vào Xứ ủy Trung kỳ kiêm Bí thư Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cho đến cuối năm 1938 thì bị địch bắt lại và đày đi Qui Nhơn, Ban Mê Thuột và đưa di an trí ở Darto (Đắc Tô - Kon Tum) cho đến năm 1945. Quá trình hoạt động cách mạng, ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng như: Giám đốc Tư pháp Liên khu 4, Giám đốc Vụ Hình hộ Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.

186. Nguyễn Trãi (1380-1442): nhà tư tưởng lớn-hiệu Ức Trai; người làng Nhị khê, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín, Hà Nội), quê gốc ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ thái học sinh năm 1400 thời nhà Hồ, làm Chánh trưởng Ngự sử đài. Quân Minh xâm lược, bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh giải về Tàu và giam lỏng ông ở Đông Quan. Ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi, dâng sách Bình Ngô, tham gia cuộc bao vây địch ở Đông Quan, giành toàn thắng, theo lệnh vua Lê Thái Tổ viết bài Bình Ngô đại cáo được coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử nước ta. Ông giữ chức Nhập nội Hành khiển, trở thành nhà chiến lược, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng - văn hóa lớn của dân tộc; để lại nhiều tác phẩm thơ văn mang tính nhân đạo tiêu biểu. Cuối đời bị vu oan, ông về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), rồi chịu án “Lệ chi viên” tru di ba họ. Hai mươi năm sau, Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông. Tác phẩm để lại: Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập…Mấy thế kỷ qua, Nguyễn Trãi luôn luôn được mọi người ngưỡng mộ. Năm 1980, ông được xếp vào hàng danh nhân văn hóa thế giới.

187. Nguyễn Tri Phương (1800-1873): người làng Chi Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên; làm quan triều Nguyễn tới chức Thống đốc Quân vụ, từng cầm quân đánh Pháp xâm lược ở Đà Nẵng (1858), Gia Định (1859) và lập phòng tuyến Chí Hòa chặn địch. Năm 1873, ông làm kinh lược sứ Bắc kỳ, chống Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất. Ông bị trọng thương và bị bắt, đã cự tuyệt mọi sự cứu chữa cho đến lúc hi sinh. Tượng ông nay được đặt ở thành Cửa Bắc.

188. Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370): tự Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Thông minh từ nhỏ, 15 tuổi đỗ hoàng giáp cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi, làm quan ở Ngự sử đài, An phủ sứ Thanh Hóa, Nghệ An, Tào vận sứ lộ Khoái Châu; có tài tổ chức, kinh tế, giỏi văn - sử. Năm 1341 làm kinh sư Đại Doãn, cai quản thành Thăng Long; cùng Trương Hán Siêu chọn bộ Luật hình và Hoàng triều đại điển, tác giả tập thơ Giới Hiên. Về già được triều Trần phong là Thân Quốc công.

189. Nguyễn Trung Trực (1838-1868): người phủ Tân An, tỉnh Đình Tường (nay thuộc Long An); còn có tên Nguyễn Văn Lịch - một nông dân kiêm ngư nghiệp; hăng hái nổi lên chống Pháp khi chúng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ; từng đánh đắm chiếm hạm Hy Vọng (Espérence) trên sông Vàm Cỏ (1861); được giao trấn thủ Hà Tiên. Pháp chiếm xong Nam Kỳ, ông lập căn cứ ở Hòn Chuông tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị Pháp bắt và đem hành hình ở Rạch Giá. Ông để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

190. Nguyễn Trường Tộ (1828-1871): một giáo dân người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; được giám mục người Pháp đưa sang học ở Paris, 1861 ông về nước, có kiến thức rộng, muốn cải cách xã hội, chấn hưng đất nước bằng công nghiệp nhưng do triều Tự Đức thủ cựu đã gạt bỏ 58 bản điều trần tiến bộ của ông từ năm 1863 đến năm 1871.

191. Nguyễn Tuân (1910-1987): Nhà văn Việt Nam, người làng Mọc Thượng Đình, sinh tại phố Hàng Bạc, nhưng sống với gia đình thời trẻ ở miền Trung. Làm báo, viết văn, đóng phim thừ năm 1930. Nổi tiếng với thể loại tùy bút mang phong cách riêng độc đáo cả trước Cách mạng, trong kháng chiến và sau hòa bình. Tham gia chống Pháp, đi Nam tiến; thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam; đi với bộ đội dự các chiến dịch sông Thao, đường số 4. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị: Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Tóc chi Hoài, Sông Đà; Hà nội ta đánh Mỹ giỏi….

192. Nguyễn Tư Giản (1823-1890): trước có tên là Văn Phú, tự Tuân Thúc, hiệu Thạch Nông, người làng Du Lâm, tổng Hội Phụ (nay là xã Mai Lâm, Đông Anh), vốn gốc dòng họ Lý Đình Bảng. Ông nổi tiếng hay chữ, đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1844) thời Thiệu Trị, được bổ làm Hàn lâm viện tư soạn, Thăng binh khoa cấp sự trung, Quang lộc tự khang sung biên nội các sư vụ, rồi làm Lại bộ Hữu thị lang, sung biện lý Đê chính sự vụ Bắc Kỳ. Sau khi đánh tan loạn Tạ Văn Phụng ở An Thái, ông được hàm Hồng lộc tự khanh, tham gia sứ bộ sang triều Thanh. Ông có tư tưởng tiến bộ trình bày với triều đình chương trình canh tân tự cường, mở rộng bang giao với phương Tây nhưng không được chấp nhận. 1875 vì bất cẩn, ông bị cách chức ra làm Sơn phòng sứ Chương Mỹ, sau mới được phục chức ông xin về nghỉ. Tác phẩm để lại: Thạch Nông thi văn tập, Thạch Nông tùng thoại, Yên Thiều thi thảo. Ông còn tham gia duyệt bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

193. Nguyễn Văn Cừ (1912-1941): quê làng Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; con một nhà nho nghèo. Tham gia cách mạng từ trẻ. 1928 đi vô sản hóa ở mỏ Vàng Danh. 1929 gia nhập Đông Dương Cộng sản đảng. 1930 làm Bí thư đặc khu ủy Hồng Gai - Uông Bí. 1932 bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. 1963 trở về, được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, thường vụ Trung ương Đảng. 1938-1939 làm Tổng Bí thư Đảng, hoạt động ở Sài Gòn, bị trục xuất; ra Hà Nội chỉ đạo mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Tác giả cuốn Tự chỉ trích bút danh Trí Cường; đấu tranh phê bình trong nội bộ Đảng. 1940 bị Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án tử hình và xử ông tại Bà Điểm - Hóc Môn ngày 28/8/1941.

194. Nguyễn Văn Huyên (1908-1975): hiệu Huy Vân, sinh tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội); tiến sĩ văn khoa, cử nhân luật, giáo sư sử học, từng làm Giám đốc trường Viễn Đông Bác Cổ (1945), Bộ trưởng Bộ Giáo dục (1946-1975); Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam; sáng lập Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; để lại nhiều tác phẩm nghiên cứu văn, sử. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ khoa văn trường đại học Xoóbon (Pháp). Bảo tàng dân tộc học khánh thành năm 1998 ở đường phố mang tên ông.

195. Nguyễn Văn Linh: tên thật Nguyễn Văn Cúc, người xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Ông tham gia cách mạng từ năm 1929. Tháng 5/1930 rải truyền đơn ngày Quốc tế lao động bị địch bắt, kết án chung thân đầy ra Côn Đảo. 1936 được trả tự do, ông hoạt động công vận ở Hải Phòng, Hà Nội, tham gia lập lại xứ ủy Trung kỳ (1939). Bị bắt ở Vinh năm 1941, đi tù Côn Đảo lần nữa. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông về làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn, Bí thư đặc khu Sài Gòn - Gia Định, lãnh đạo kháng chiến chống Pháp.

Chi Lin, ông giữ nhiều cương vị quan trọng: Ủy viên và quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1949-1960), Ủy viên Trung ương, Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1960-1975), Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (1976), Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư các khóa IV-V-VI. Tháng 12/1986 được bầu làm Tổng Bí thư, sau kiêm Bí thư Đảng ủy quân sự Trung ương, đại biểu Quốc hội khóa VIII. Từ 1991 đến khi mất là cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông là chiến sĩ của hành động, đưa ra chủ trương “Nhìn thẳng vào sự thật” và thiết kế đường lối đổi mới của Đảng.

196. Nguyễn Văn Ngọc (1891-1942): tên thật Nguyễn Ngọc Nhữ, hiệu Ôn Như, sinh tại Hà Nội, quê làng Vạc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông là nhà nghiên cứu văn học dân gian, từng dạy học, thanh tra sơ học, phụ trách Tư thư cục Nha Học chính, đốc học Hà Đông. Ông viết trong nhóm Cổ kim thư xã bằng cả Pháp ngữ và quốc ngữ. Biên soạn nhiều sách giáo khoa, viết báo Nam Phong, Đông Thanh; để lại nhiều tác phẩm giá trị: Cổ học tinh hoa, Đông - Tây ngụ ngôn, Nam thi hợp tuyển, Tục ngữ phong dao, Nhi đồng lạc viên, Câu đối, truyện cổ nước Nam…

197. Nguyễn Văn Siêu (1799-1872): tự Tốn Ba, hiệu Phương Bình, người làng Kim Lũ (nay là xã Đại Kim), huyện Thanh Trì; sống ở thôn Cổ Lương, bờ sông Tô. Đỗ bảng, làm án sát sứ Hưng Yên, rồi về dạy học, lập trường Phương Đình (số nhà 12-14 phố này). Ông giỏi văn chương, học rộng, được người đời gọi là Thần Siêu, cùng với Thánh Quát (Cao Bá Quát) là bạn, nổi tiếng thời ấy. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị và có công tạo đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, ở đây còn nhiều những câu đối và đại tự do ông viết.

198. Nguyễn Văn Tố (1889-1947): hiệu Ứng Hòe, người Hà Nội, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Thuở nhỏ ông học chữ Hán rồi học ở trường Thông ngôn. Sau đó ông làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội. Trước năm 1945, ông tham gia Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, được bầu làm đại biểu Quốc hội (năm 1946) và làm Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Bộ trưởng trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối năm 1946, ông cùng Chính phủ kháng chiến lên Việt Bắc và hy sinh trong Chiến dịch Việt Bắc. Ông nghiên cứu các vấn đề văn hóa, văn học, lịch sử, có nhiều công trình khảo cứu sử học, khảo cứu văn học sử và văn bản học đã gây được tiếng vang lớn.

Nguyễn Văn Tố thật sự là một nhà chí sĩ yêu nước chân chính, uyên bác và có những cống hiến xuất sắc trong việc xây dựng nền văn hiến của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.

199. Nguyễn Văn Trỗi (1940-1964): quê xã Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mồ côi mẹ, bố bị Tây bắt, 15 tuổi đã phiêu bạt đến Sài Gòn đạp xích lô, làm thợ điện. Được giác ngộ cách mạng, anh gia nhập Đoàn Thanh niên và trở thành chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Anh nhận nhiệm vụ đánh bom ở cầu Công Lý nhằm giết tên Mắc Namara - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Công việc bị lộ, anh bị bắt ngày 9/5/1964. Dù bị tra tấn cực hình, kể cả đem người vợ chưa cưới đến hòng làm anh lung lạc ý chí, nhưng anh chỉ một mực khai có mình anh làm việc mưu sát. Ra pháp trường ngày 15/10/1964, anh giật băng bịt mặt và hô to ba lần: “Hồ Chí Minh muôn năm!”. Nguyễn Văn Trỗi là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, anh được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

200. Nguyễn Viết Xuân (1933-1964): liệt sĩ, Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Ông người xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, tham gia quân đội cuối năm 1952, dự các trận đánh phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ (1954), được kết nạp Đảng. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông làm Chính trị viên đại đội một đơn vị pháo cao xạ trấn giữ vùng trời phía Tây tỉnh Quảng Bình. Trong một trận đấu ác liệt chống trả máy bay Mỹ tấn công vào trận địa phòng không ngày 18/01/1964, ông bị bom phạt gần đứt một chân, đã bảo y tá cắt nốt phần thịt còn dính, nghiến răng khỏi kêu la, để đồng đội chiến đấu hạ 3 máy bay địch. Tiếng hô: “Nhằm thẳng quân thù mà bắn!” của Nguyễn Viết Xuân đã trở thành tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

201. Nguyễn Xuân Ôn (1830-1889): hiệu Ngọc Đường, Lương Giang, người làng Lương Điền, huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đỗ tiến sĩ (1871), lần lượt nhận các chức Tri phủ, Đốc học cho đến Án sát ở Bình Thuận, đổi ra Quảng Bình rồi bị cách chức vì không theo phái chủ hòa. Về quê, chuẩn bị lực lượng chống Pháp, được vua Hàm Nghi phong làm An tỉnh hiệp đốc quân vụ. Ông hưởng ứng chiếu Cần Vương, chiến đấu với địch, bị bắt (1886) giam ở Hải Dương, Diễn Châu, Vinh, rồi được thả, nhưng giam lỏng ở Huế cho đến khi mất. Nguyễn Xuân Ôn có nhiều tấu sớ từ năm 1878 - 1883 gởi lên triều đình, chủ trương đánh Pháp. Ông cũng có những ý kiến về việc khai hoang, bồi dưỡng sức dân. Thơ văn của ông được chép trong Ngọc Đường thi văn tập. Ngoài ra, còn có một số thơ Nôm và những giai thoại khá thú vị chung quanh cuộc đời ông.

202. Nguyễn Xí (1396-1465): quê gốc ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, sang ở làng Thượng Xá, huyện Châu Phúc (nay là Nghi Lộc - Nghệ An). Từ bé làm con nuôi Lê Lợi, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dự đánh các trận Ninh Kiều, Tốt Động (1462). Trong lúc vây thành Đông Quan (1427) đánh trận Mi Động, rồi Xương Giang - Chi Lăng. Một danh tướng nhà Lê qua 4 đời vua, dẹp loạn Nghi Dân, đưa Lê Tư Thanh lên làm vua Lê Thánh Tông, được phong tước Cương quốc công.

203. Ngư Ông: Ngư Ông là tên gọi gắn liền với quá trình hình thành và phát triển huyện đảo Phú Quý cũng như tập quán đánh bắt thủy hải sản của bà con ngư dân huyện đảo từ xa xưa. Hình ảnh những ngư ông kiên cường bám biển nơi đầu sóng ngọn gió, chống chọi với bão giông đã trở thành biểu tượng cao đẹp, gần gũi với bà con nhân dân huyện đảo. Mặt khác, tên gọi “Ngư Ông” còn góp phần xác lập ngành nghề truyền thống lâu đời của ngư dân, cũng là một trong những thế mạnh kinh tế của tỉnh nhà, đồng thời thiết thực góp phần khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

204. Ông Ích Khiêm (1832-1884): hiệu Mục Chi, người làng Phong Lệ, huyện Diên Phước (nay là huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng). Đỗ cử nhân năm 1848, từ quan văn chuyển sang quan võ; được triều đình cử đi tiễn phỉ ở biên giới phía bắc. Pháp đánh cửa Thuận An (1883), ông thuộc phe chủ chiến, chống lại việc đầu hàng nên bị Nguyễn Văn Tường đem đày vào Bình Thuận và mất ở đó.

205. Phạm Đình Hổ (1768-1839): quê làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương; nhưng sống ở phường Hà Khẩu, Thăng Long. Ông chỉ đỗ sinh đồ, nhưng học rộng biết nhiều, từng làm Hàn lâm viện, sau đến chức Tế tửu Quốc Tử Giám. Tác giả nhiều sách nghiên cứu văn, sử, địa; một nhà văn, tác phẩm chính: Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lực (cùng với Nguyễn Án).

206. Phạm Hồng Thái (1884-1924): tên thật là Phạm Thành Tích hoặc Phạm Đài; người làng Do Nha, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, làm thợ nhà máy xe lửa Tràng Thi và nhà máy Diêm Bến Thủy. Năm 1923 được Lê Hồng Phong đưa sang Trung Quốc, gia nhập Tâm tâm xã - mưu giành độc lập cho Tổ Quốc. Ông tham gia mưu sát tên toàn quyền Méc-lanh khi đến thăm Quảng Châu và bị địch đuổi bắt đã nhảy xuống sông Châu hy sinh. Mộ ông chôn ở Hoàng Hoa Cương cùng với các chiến sĩ Trung Hoa hy sinh trong Cách mạng Tân Hợi (1911).

207. Phạm Hùng (1912-1988): tên thật là Phạm Văn Thiện, quê xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1928-1929 trong Thanh niên cộng sản Đoàn, năm 1930 vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1931 bị Pháp bắt và kết án tử hình, sau rút xuống tù chung thân, đày đi Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về Nam Bộ làm Bí thư Xứ ủy. 1951 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban kháng chiến - hành chính miền Đông Nam Bộ. Năm 1954 là Trưởng đoàn quân sự Việt Nam trong Ban Liên hiệp Đình chiến tại Nam Bộ. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 1956-1988, tham gia Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VIII, lần lượt giữ các chức vụ: Bộ trưởng, Phó Thủ tướng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy các lực lượng vũ trang miền Nam, Chính ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông mất tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/3/1988.

208. Phạm Huy Thông (1916-1988): giáo sư - viện sĩ, nhà thơ, nhà sử học, nhà sư phạm. Ông quê làng Đại Xá, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Tôt nghiệp cử nhân Luật ở Hà Nội (1937), sang Pháp học đậu tiến sĩ luật (1942), thạc sĩ sử - địa (1944), làm việc ở Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (1944-1950), biết nhiều thứ tiếng, Đảng viên Đảng cộng sản Pháp (1949). Ở Pháp, ông hoạt động trong giới Việt kiều yêu nước, làm thư ký cho Hồ Chủ tịch và phái đoàn ta sang Pháp (1946). Ông bị trục xuất về nước năm 1952, và bị bắt giam tại Sài Gòn hai năm, ra tù ông làm Tổng thư ký phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn, địch lại bắt đưa ra Hải Phòng, năm 1955 được ta giải thoát. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (1956-1967),Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Quyền Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Chủ tịch Hội du lịch Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban hòa bình thế giới, Đại biểu Quốc hội khóa II, III, Giải thưởng quốc gia Hồ Chí Minh (2000). Ông là một trong những người khởi xướng “Thơ mới”, tác giả nhiều tập thơ và kịch thơ, chủ trì đề xuất nghiên cứu thời Hùng Vương. Ông còn chỉ đạo biên soạn những bộ Ngữ pháp Tiếng Việt, từ điển Pháp - Việt cùng các công trình nghiên cứu tư tưởng xã hội Việt Nam.

209. Phạm Ngọc Thạch (1909-1968): bác sĩ, giáo sư, Anh hùng Lao động; người Phan Thiết (Bình Thuận); tốt nghiệp trường Đại học y khoa ở Pháp (1934), năm 1936, ông là hội viên duy nhất ở Đông Dương của Hội nghiên cứu về bệnh lao của Pháp. Về nước, ông mở bệnh viện tư chữa lao ở Sài Gòn. Đầu năm 1941, chủ động liên hệ với Đảng Cộng sản và sôi nổi tham gia phong trào cách mạng; tham gia phong trào Mặt trận Bình dân, khởi nghĩa tháng Tám được cử vào Ủy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn. Sau năm 1954 ra Bắc, làm Bộ trưởng Y tế (1958), Viện trưởng Viện chống lao, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tác giả của vắc-xin BCG nổi tiếng. Để có thực tế phục vụ chiến trường, năm 1968 ông trở về Nam và mất trong vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ vì bệnh sốt rét ác tính ngày 07/11/1968. Phạm Ngọc Thạch có nhiều công trình nghiên cứu chuyên môn có giá trị về bệnh lao. Các luận văn viết bằng tiếng nước ngoài của ông đã được đăng trên nhiều kỷ yếu ở Bucarest (1961), New Delhi (1957), Moscou (1958) và Paris (1968).

210. Phạm Ngũ Lão (1255-1320): người làng Phủ Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên; một nông dân, ham học, có ý chí, tình nguyện tham gia quân đội đánh giặc ngoại xâm, chỉ huy quân cấm vệ của Trần Hưng Đạo; lập nhiều chiến công trong hai lần chống Nguyên - Mông (1285-1288), sau còn đi dẹp loạn quấy phá biên giới Lão Qua và Chiêm Thành ở phía Nam, trở thành danh tướng đời Trần, được phong tước Quan nội hầu.

211. Phạm Sư Mạnh (thế kỷ XIV): người làng Hiệp Thạch, vùng núi Kính Chủ, huyện Giáp Sơn (nay là Kinh Môn), tỉnh Hải Dương. Tên tự là Úy Trai, đỗ thái học sinh năm 1323 đời Trần; làm quan trải 3 triều vua, đến chức Nhập nội Hành khiển. Đi sứ nhà Nguyên (1354) đã bác bỏ thắng lợi chuyện cột đồng Mã Viện. Ông còn là nhà thơ yêu nước với tác phẩm Hiệp Thạch tập đậm đà tính dân tộc.

212. Phạm Thận Duật (1825-1885): người xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, Ninh Bình, làm quan triều Nguyễn, trị nhậm nhiều năm ở Đoan Hùng, Tuần Giáo, Bắc Ninh. Năm 1856 về Huế làm Tả tham tri Bộ Lại, kiêm Phó đô ngự sử rồi là Hà đê sứ 6 tỉnh tả ngạn sông Hồng. Sau về triều làm Thượng thư Bộ Hình, Đại thần viện Cơ mật, Hiệp biện đại học sĩ. Năm 1885 tham gia Phong trào Cần Vương chống Pháp, đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, thảo hịch Cần Vương. Việc không thành bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, sau đưa đi đày ở quần đảo Tahiti và hi sinh trên đường, thi hài bị ném xuống biển Thái Bình Dương… Ông là nhà yêu nước, chính trị, quân sự, ngoại giao, thủy lợi, văn hóa, giáo dục ở nước ta thế kỷ XIX. Tác phẩm có: Hưng Hóa ký tập, Quan thành văn tập, Vãng xứ Thiên Tân nhật ký, Hà đê tấu tập…

213. Phạm Tuấn Tài (1905-1937): nhà giáo quê Nam Định. Ông là một trong những người chủ trương Nam Đồng thư xã và cùng Nguyễn Thái Học sáng lập Việt Nam Quốc dân Đảng. Sau ông bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Trong nhà tù, ông nghiêng dần sang xu hướng xã hội chủ nghĩa rồi đi hẳn với những người tù cộng sản. Năm 1937, được thả về, nhưng đến Hà Nội bị sở mật thám Pháp tra tấn dã man không đứng dậy được. Nằm bệnh viện Bạch Mai ông đã đọc cho người đồng chí tin cẩn là Trần Huy Liệu ghi lại bản tuyên cáo Tuyên cáo quốc dân nói rõ cách mạng Việt Nam phải do giai cấp vô sản lãnh đạo mới thành công. Bản báo cáo đã giác ngộ nhiều chiến sĩ cách mạng yêu nước đi theo chủ nghĩa cộng sản.

214. Phạm Văn Đồng (1906-2000): bí danh là Tô, sinh tại xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tham gia cách mạng thừ năm 18 tuổi. Năm 1926 đi huấn luyện tại Quảng Châu do Nguyễn Ái Quốc tổ chức, gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1927 về hoạt động ở Sài Gòn được cử vào Kỳ bộ Thanh niên Nam Kỳ rồi tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 di dự đại hội của Hội ở Hương Cảng, trở về Sài Gòn bị Pháp bắt, kết án tù 10 năm ở Côn Đảo. Do phong trào Mặt trận Bình dân Pháp can thiệp, năm 1936 được trả tự do về hoạt động công khai ở Hà Nội. Năm 1940 sang Côn Minh gặp Nguyễn Ái Quốc, vào Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1942 về Cao Bằng xây dựng căn cư địa cách mạng Cao - Bắc - Lạng. Năm 1945 dự Đại hội Quốc dân Tân Trào, tham gia Ủy ban Giải phóng dân tộc. Sau khi cách mạng thành công, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền nhân dân: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtennơblô, Đặc phái viên của Trung ương Đảng và chính phủ tại Nam Trung Bộ, Phó Thủ tướng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban đối ngoại Trung ương, 32 năm (1955-1987) làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, 41 năm đại biểu Quốc hội khóa I đến khóa VII (1946-1987). Ông có 60 năm tuổi Đảng, trong đó có 50 năm (1947-1997) được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, từ Ủy viên dự khuyết đến Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị và Cố vấn Ban Chấp hành. Ông là người cộng sản chân chính được toàn Đảng, toàn dân mến phục, bạn bè thế giới ca ngợi. Ông mất tại Hà Nội ngày 29/4/2000, thọ 94 tuổi.

215. Phan Bội Châu (1867-1940): hiệu Sào Nam, có tên khác là Phan Văn San, người làng Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đỗ giải nguyên năm 1900, nên thường gọi là Giải San; ông không ra làm quan, lập hội Duy Tân chống Pháp (1904), tổ chức phong trào Đông Du sau đổi tên hội ra Việt Nam Quang Phục (1912), hoạt động ở Nhật, Xiêm, Trung Quốc; chủ trương làm cách mạng dân chủ tư sản. Năm 1925 bị bắt đưa về nước, kết án khổ sai chung thân. Cả nước dấy lên cuộc đấu tranh đòi thả ông. Pháp buộc ân xá đưa về giam lỏng ở Huế cho đến khi ông mất. Ông còn là nhà văn, nhà tư tưởng, để lại nhiều tác phẩm như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Kỷ niệm lục, Hà thành liệt sĩ truyện, Chân tướng quân, Phan Bội Châu niên biểu.

216. Phan Chu Trinh (hoặc Phan Châu Trinh) (1872-1926): tự Huy Mã, hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiền Phước, tỉnh Quảng Nam; đỗ phó bảng (1901), làm quan Bộ Lễ rồi bỏ về hoạt động yêu nước, chịu ảnh hưởng của Cách mạng Dân chủ Trung Quốc, chủ trương đấu tranh ôn hòa. Pháp bắt năm 1908 nhân phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, đày ông ra Côn Đảo, nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp mới được tha, ông lánh sang Pháp. Năm 1925 trở về nước hoạt động ở Sài Gòn, rồi mất. Nhiều nơi, trong đó có Hà Nội tổ chức truy điệu ông.

217. Phan Đăng Lưu (1901-1941): người xã Tràng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp trường Canh nông thực hành, ông làm ở nhiều nơi trên miền Bắc, miền Trung, tham gia Đảng Tân Việt ở Vinh, được bầu làm Ủy viên thường vụ, phụ trách tuyên huấn (1928) rồi sang Quảng Châu liên lạc với Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội để bàn việc hợp nhất. Năm 1930 bị bắt ở Hải Phòng, Pháp kết án 3 năm khổ sai bầu đi Buôn Ma Thuật, ở tù làm binh vận. Năm 1936 bị quản thúc tại Huế vẫn tham gia phong trào Đông Dương đại hội, lãnh đạo các báo Sông Hương, Dân, viết sách lý luận chính trị. Năm 1939 được bầu làm Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 11/1990 ông vào Nam Kỳ truyền đạt chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ nhưng không kịp và bị Pháp bắt, kết án tử hình. Ông hy sinh cùng các đồng chí lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa tại Bà Điểm (Gia Định) ngày 26/8/1941.

218. Phan Đình Giót (1920-1954): quê huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Nông dân nghèo, 1950 xung phong vào quân đội chống Pháp. Anh đánh nhiều trận, lập nhiều chiến công, được bầu làm chiến sĩ thi đua. Cuối năm 1953, đơn vị tham gia chiến dịch Tây Bắc rồi mở mặt trận Điện Biên Phủ bằng trận mở màn diệt đồn Him Lam. Mũi tiến công của anh đánh 8 quả bộc phá vẫn chưa mở được rào. Anh lao lên đánh quả thứ 9, bị thương ở đùi, không chịu lui về phía sau, xông tới lấy thân mình lấp lỗ châu mai, bịt họng súng kẻ thù để xung kích ào lên, xung phong chiếm cao điểm, mở đầu chiến thắng Điện Biên Phủ (13/3/1954). Truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

219. Phan Đình Phùng (1847-1895): người làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tiến sĩ năm 1877, làm quan Ngự sử triều Nguyễn. Năm 1883 bị cách chức vì không ủng hộ Tôn Thất Thuyết phế vua Dục Đức lập Hiệp Hòa. Ông về quê theo Hàm Nghi mộ quân Cần Vương, lãnh chức Hiệp thống quân vụ. Nghĩa quân của ông hoạt động khắp vùng núi Hương Sơn, Hương Khê, duy trì cuộc kháng chiến gần 10 năm, đánh Pháp nhiều trận. Ông bị bệnh mất tại căn cú Núi Quạt, trong dãy Trường Sơn.

220. Phan Huy Chú (1782-1840): nhà bách khoa, nhà văn hóa nổi tiếng; con Phan Huy Ích, quê gốc Hà Tĩnh, sinh ở làng Thày (Sài Gòn) huyện Yên Sơn (nay là Quốc Oai, tỉnh Hà Tây); chỉ đỗ sinh đồ, nhưng có thực tài, hay chữ, mở trường dạy học và soạn sách. Năm 1821 Minh Mạng bổ ông làm Biên tu Quốc sử giám; đi sứ nhà Thanh hai lần (1825-1831), Phủ thừa Phủ Thừa Thiên, Hiệp trấn Quảng Nam rồi bị cách chức bắt đi phục vụ đoàn thuyền sang Nam Dương quần đảo. Tác giả nhiều sách giá trị: Lịch triều hiến chương loạn chí, Hoàng Việt dư địa chí, Hoa thiều ngâm lục.

221. Phan Huy Ích (1750-1822): hiệu Dụ Am, người làng Thu Hoạch, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; cư trú ở làng Thày (Quốc Oai, Hà Tây). Đỗ đầu thi Hội, làm Đốc đồng, thăng Hiến sát sứ Sơn Nam, Thanh Hóa. Sau khi nhà Lê mất, ông hợp tác với Quang Trung làm Thị trung Ngự sử, Thượng thư Bộ Lễ, đi sứ sang nhà Thanh. Nhà Tây Sơn mất, ông bị triều đình nhà Nguyễn đánh đòn ở sân Văn Miếu (1803), sau về ở ẩn. Tác giả nhiều sách văn, sử và thơ ca.

222. Phan Kế Bính (1875-1921): hiện Bưu Văn, nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học sinh tại làng Thụy Khuê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ). Trong một gia đình khoa cử. Đỗ cử nhân (1906), không ra làm quan, hưởng ứng phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục; làm báo Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc Tân văn; tác giả nhiều sách văn - sử: Nam Hải dị nhân, Hưng Đạo đại vương, Việt Nam phong tục, Việt Hán văn khảo … và dịch nhiều tác phẩm chữ Hán. Ông mất tại Hà Nội ngày 30/5/1921.

223. Phan Phu Tiên (thế kỷ XIV-XV): tự Tín Thần, người làng Vẽ (Đông Ngạc), huyện Từ Liêm, đỗ thái học sinh (1393) thời Trần Thuận Tông. Làm quan An phủ phó sứ phủ Thiên Trường, bác sĩ Quốc Tử Giám kiêm Quốc sử viện (1445) triều Lê. Ông là nhà sử học, nghiên cứu văn học, nhà giáo nổi tiếng. Tác giả Đại Việt sử ký tục biên ghi sử liệu từ năm 1225 - 1427, tiếp bộ Đại Việt sử ký (do Lê Văn Hưu soạn) và có công tuyển soạn bộ sách thơ Nôm đầu tiên ở nước ta: Việt âm thi tập.

224. Phan Trọng Tuệ (1917-1991): người huyện Thanh Trì, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Năm 1939 - 1940, ông là Bí thư Đảng ủy Cộng sản liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù giam và đày ra Côn Đảo. Từ năm 1974 đến 1976 ông là Phó Thủ tướng Chính phủ. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bí thư Đảng ủy của Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Khóa IV, đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa IV.

225. Phan Văn Trị (1830-1910): người làng Hạnh Thông, huyện Bảo An, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh); đỗ cử nhân (1849) không ra làm quan. Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông lui về Cần Thơ dạy học và chủ trương chống Pháp, không hợp tác với địch. Là bạn của Đồ Chiểu, ông làm nhiều thơ yêu nước được sĩ phu mến mộ, đi tiên phong trong cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường (theo Pháp).

226. Phan Văn Trường (1876-1933): người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, làm thông ngôn Phủ Thống sứ, sau sang Pháp dạy ở trường Viễn Đông bác ngữ học, đậu tiến sĩ luật, làm luật sư ở Paris, rồi về sống ở Sài Gòn (1923). Ông liên hệ mật thiết với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh; tham gia phong trào vận động dân chủ, tìm hiểu chủ nghĩa Mác, viết báo La Cloche feslée (Tiếng chuông rè), làm chủ bút tờ LAnNam (Nước Nam) bằng tiếng Pháp, công kích chủ nghĩa thực dân Pháp, bị bắt và bị kết án tù. Đời ông đau đáu nỗi đau mất nước. Ông mất tại quê ngày 23/4/1933.

227. Phó Đức Chính (1908-1930): người làng Đa Ngưu, huyện Vân Giang, tỉnh Hưng Yên; một trong những người cùng Nguyễn Thái Học lập Việt Nam Quốc dân đảng. Trong cuộc khởi nghĩa tháng 2/1930, ông trực tiếp chỉ huy đánh đồn Thông (Sơn Tây), nhưng không thành. Sau đó bị Pháp đưa ra tòa Đề hình, kết án tử hình. Ông bị xử chém cùng với thủ lĩnh Nguyễn Thái Học và 11 đồng chí tại Yên Bái ngày 17/6/1930.

228. Phù Đổng Thiên Vương: nhân vật trong truyền thuyết, quen gọi là Thánh Gióng, người làng phù Đổng, Kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội). Cậu bé lên ba tuổi đã cưỡi ngựa sắt, đánh tan giặc Ân, rồi phi lên núi Sóc bay về trời. Đền thờ chính ở Phù Đổng (Gia Lâm) và Phù Linh (Sóc Sơn).

229. Phùng Chí Kiên (1901-1941): có tên là Nguyễn Vĩ, quê xã Mỹ Quang Thượng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, được giác ngộ cách mạng rất sớm. Năm 1926 ông sang Quảng Châu dự huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi theo học trường Võ bị Hoàng Phố, gia nhập quân cách mạng Trung Quốc, khởi nghĩa Quảng Châu (12/1927) do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Năm 1931 học Đại học Phương Đông (Liên Xô). Năm 1934 tham gia chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất của Đảng.Năm 1935 được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách công tác Đảng ở nước ngoài.Năm 1936 vận động thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh hội ở Trung Quốc.Năm 1941 cùng với cụ Hồ Chí Minh về Pắc Bó, chỉ đạo căn cứ Bắc Sơn (Cao Bằng), chỉ huy trung đội cứu quốc quân số 1. Ông bị Pháp bắt và giết hại ở Ngân Sơn tháng 8/1941, sau được truy phong quân hàm cấp tướng.

230. Phùng Hưng (? - 789): người làng Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc xã Đường lâm, thành phố Sơn Tây, Hà Nội); nổi tiếng khỏe mạnh, từng là đô vật, làm quan lang, khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đường khoảng đời Đại Lịch (776-779), chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội), quan đô hộ Cao Chính Bình sợ mà chết. Ông lên làm vua năm 782 được dân tôn xưng là Bố Cái Đại Vương. Lăng mộ ông còn ở đầu phố Giảng Võ.

231. Phùng Khắc Khoan (1528-1613): người làng Bùng (Phùng Xã), huyện Thạch Tất, nay thuộc Hà Nội; nổi tiếng thông minh từ nhỏ, học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, quen gọi là Trạng Bùng.Năm 1550 vào Thanh phù Lê, diệt Mạc. Đỗ hoàng giáp (1580), làm quan thượng thư Bộ Hội, Bộ Công triều Lê; đi sứ sang nhà Minh (1597), lý lẽ cứng cỏi. Ông còn là nhà thơ, tác giả tập thơ Nôm Lâm tuyền văn, miêu tả các loài cây cỏ. Ông đem nghề dệt dạy cho dân vùng quê ông.

232. Quang Trung (1752 - 1792): là niên hiệu của Nguyễn Huệ, lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, nhà quân sự thiên tài, anh hùng dân tộc. Ông người ấp Kiên Thành, huyện Tây Sơn, phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ba anh em dấy binh khởi nghĩa tại vùng núi quê nhà năm 1771, chống lại chúa Nguyễn. Ông làm tướng đánh đông dẹp bắc, 4 lần vào Gia Định, 3 lần ra Bắc Hà, đánh thắng hai vạn quân Xiêm ở Rạch Rầm Xoài Mút (1784), lật đổ cơ đồ chúa Trịnh (1786), đại phá 25 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1789). Lên làm vua, ông bắt tay xây dựng đất nước với nhiều cải cách tiến bộ, tiếc rằng ông mất sớm, lúc mới 39 tuổi.

Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Huệ là người độc nhất suốt đời chinh chiến, không thua trận nào. Ông cũng là người duy nhất dám ấn định trước ngày giờ chiến thắng và làm đúng như lời mình nói. Ông có chính sách ngoại giao khôn khéo. Về đối nội, ông biết dùng người, phát hiện đúng nhân tài và sử dụng có độ lượng, công tâm. Ông lập viện Sùng Chính, dùng Nguyễn Thiếp, người có thực tài mà không có học vị, cầm đầu việc giáo dục quốc dân, chú trọng việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm và quan tâm đến chính học. Ông đã có chủ trương lập kinh đô ở Nghệ An gọi là Phượng Hoàng trung đô, để có thể chỉ đạo được toàn quốc một cách thuận lợi. Mấy nghìn năm lịch sử của đất nước, chỉ có ông là vua Việt Nam, được “Thiên triều” phương Bắc kính nể.

233. Quốc Tử Giám: còn gọi là Nhà Thái học, lập năm 1076 trong khu Văn Miếu. Ban đầu là nơi dành riêng dạy cho con cái nhà vua, quan; sau mới mở rộng cho con em nhân dân. Đây là trường đại học đầu tiên của nước ta, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Nhà Thái học bị phá hủy trong chiến tranh năm 1946, vừa được thành phố xây dựng lại năm 2000. Tại đây đặt 4 pho tượng đồng thờ 3 vị vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và “Người thầy của muôn đời” Chu Văn An, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.

234. Tây Sơn: vùng núi phía Tây phủ Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nơi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1771, tiến tới lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phá đổ nghiệp chúa của họ Trịnh ở Đàng Ngoài, đập tan hai cuộc xâm lược lớn của quân Xiêm và quân Thanh, lập lại nền tự chủ.

235. Thái Phiên (1882-1916): hiệu Nam Xương; người làng Nghi An, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc thành phố Đà Nẵng); tham gia phong trào Đông Du, làm kinh tài cho Duy Tân hội, sau hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội. Tháng 5/1916, ông cùng Trần Cao Vân tổ chức bạo động khởi nghĩa ở Huế, nhưng bại lộ, bị Pháp bắt và xử chém ngày 17/5/1916 tại cửa An Hòa (Huế).

236. Thi Sách (thế kỷ I): huyện lệnh Chu Diên và là chồng bà Trưng Trắc. Ông chống lại sự đô hộ tàn bạo của nhà Đông hán, bị Thái thú Tô Định giết hại. Hai chị em bà Trưng đã tiếp tục sự nghiệp cứu nước. Hai Bà khởi nghĩa năm 40 giành lại nền tự chủ.

237. Tô Hiến Thành (?-1179): người làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (nay thuộc tỉnh Hà Nội), làm quan Thái úy thời vua lý Anh Tông (1138-1175); giỏi cả văn, võ. Chỉ huy quân dẹp loạn và bọn xâm lấn ở biên giới phía tây, phía nam. Ông là người trung trực, thanh liêm nổi tiếng, có công khai phá vùng Tống Sơn - Nga Sơn (Thanh Hóa).

238. Tô Hiệu (1912-1944): quê làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng yên; tham gia các phong trào yêu nước từ năm 1925. Năm 1930, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo; tại đây, ông trở thành đảng viên Cộng sản. Năm 1934 ra tù, hoạt động Mặt trận Dân chủ ở Hà Nội, rồi ra vùng mỏ Cẩm Phả chỉ đạo phong trào công nhân; được cử làm Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Tháng 12/1939, ông lại bị Pháp bắt, giam lại nhà tù Sơn La. Do bị tra tấn, tù đày gian khổ, ông lâm bệnh nặng, qua đời ngày 7/3/1944 tại nhà tù Sơn La, nêu cao khí tiết của người Cộng sản.

239. Tô Ngọc Vân (1906-1954): họa sĩ - chiến sĩ quê gốc làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên; sinh ở Hà Nội, học khóa II trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1931), sau trở thành giáo sư hội họa của trường. Ông tham gia hoạt động bán công khai trong Mật trận Việt Minh, sau Cách mạng tháng Tám là một trong những họa sĩ đầu tiên được vào vẽ Bác Hồ. Ông đã chiến thắng trong hành trình đi từ cái đẹp vì cái đẹp sang cái đẹp vì cuộc đời. Ông mất trong kháng chiến chống pháp, sau 28 năm cống hiến cho hội họa Việt Nam hiện đại; để lại nhiều tác phẩm sơn dầu giá trị, được lưu giữ trong các bảo tàng quốc gia và thế giới. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

240. Tô Vĩnh Diện (1924-1953): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, vào bộ đội năm 1949. Để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, anh được giao làm tiểu đội trưởng một đơn vị pháo cao xạ. Đường hành quân kéo pháo vô cùng hiểm trở, khó khăn, anh chỉ huy đưa pháo đến điểm tập kết an toàn. Lệnh trên lại kéo pháo ra. Đêm tối, dốc cao, dây kéo pháo vụt đứt, khẩu pháo lao nhanh, anh hô đồng đội: “Thà hi sinh, quyết bảo vệ pháo!” và lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo, chặn khẩu pháo không rơi xuống vực.

241. Tôn Đức Thắng (1888-1980): nông dân cù lao “Ông Hổ”, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang. Ông lên Sài Gòn làm thợ xưởng Ba Son, lãnh đạo bãi công (1912). Vào lính thợ, sang Pháp, tham gia cuộc binh biến trên chiến hạm Pháp ở Biển Đen năm 1919, bị trục xuất về Sài Gòn, làm thợ Nhà Đèn. Năm 1926, gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm1930 bị bắt, đày đi Côn Đảo, thành lập Chi bộ trong tù để đấu tranh. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về Nam Bộ kháng chiến, năm 1946 ra Bắc làm Phó Hội trưởng Liên Việt; năm 1960 là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ năm 1969-1890 là Chủ tịch nước. Giải thưởng Hòa Bình quốc tế, Huân chương sao vàng, Huân chương Lênin.

242. Tôn Thất Thuyết (1835-1913): quê xã Xuân Long (Huế). Năm 1868, ông được bổ nhiệm Án sát Hải Dương, rồi làm Tán tương quân vụ. Năm 1873, tham gia trận đánh pháp ở Cầu Giấy lần thứ nhất cùng với quân Cờ Đen, giết tên phó tướng địch là Bomri. Năm 1883, được sung vào Viện Cơ mật, khi vua Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần.Tháng 7/1885, ông chủ động tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Nghiệp lớn không thành, ông bị bắt và đầy sang Trung Quốc.

243. Tôn Thất Tùng (1912-1982): Anh hùng lao động, giáo sư - bác sĩ, nhà bác học Việt Nam, nổi tiếng thế giới về phẫu thuật gan. Người Huế - Thừa Thiên. 27 tuổi đã được Đại học Tổng hợp Paris tặng huy chương bạc về luận án tĩnh mạch gan. Năm 1939 mổ thành công ca cắt gan đầu tiên ở Paris. Trong kháng chiến chống Pháp làm Thứ trưởng Bộ Y tế, góp phần xây dựng Trường Đại học Y. Sau hòa bình, ông làm Chủ nhiệm khoa Ngoại Trường Y, Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, cống hiến nhiều công trình có giá trị cho ngành Y, đào tạo nhiều lớp bác sĩ; được bầu viện sĩ của nhiều Viện Hàn lâm trên thế giới; giảng dạy nhiều trường Đại học lớn của các nước. Huy chương Vàng Quốc tế Lannơlônggiơ của viện Hàn lâm phẫu thuật Paris (1977), được giới Y học toàn cầu đánh giá cao. Ông mất ngày 7/5/1982 tại Hà Nội, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

244. Tông Đản (thế kỷ XI): tương đời Lý, tham gia đạo quân của Lý Thường Kiệt, người dân tộc Tày, Năm 1075, làm phó tướng chỉ huy cuộc tấn công căn cứ Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng tây, Trung Quốc), phá vỡ kế hoạch xâm lược nước ta của quân Tống. Năm 1077, khi quân Tống lại tiến vào xâm lấn, ông chỉ huy chặn giặc ở biên giới.

245. Trần Bình Trọng (1259-1285): danh tướng đời Trần, quê huyện Thanh Liêm, Hà Nam, vốn họ Lê do có công lớn nên được ban họ vua; trong trận đánh ở sông Thiên Mặc bị giặc Nguyên bắt dụ hàng, ông khảng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” và chịu chết.

246. Trần Cao Vân (1866-1916): quê huyện Điện Bàn, Quảng Nam; tham gia khởi nghĩa Võ Trứ ở Phú Yên, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo; sau cùng Thái Phiên vận động vua Duy Tân chống Pháp ở Huế, việc không thành, bị bắt và bị xử chém ở cửa An Hòa (Huế).

247. Trần Đại Nghĩa (1913-1997): Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, quê tỉnh Vĩnh Long; học ở Pháp, theo lời kêu gọi của Bác Hồ, tình nguyện về nước tham gia kháng chiến, được phong Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Quân giới, sáng chế ra súng không giật SKZ, Badoca; là Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, Anh hùng Lao động, Giải thưởng Hồ Chí Minh.

248. Trần Đăng Ninh (1910-1955): Trần Đăng Ninh, tên thật Nguyễn Tuấn Đáng, quê huyện Ứng Hòa, Hà Nội; từng giữ các chức vụ: Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kì, Ủy viên Ủy ban Quân sự CM Bắc Kì, Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Huân chương Sao Vàng.

249. Trần Huy Liệu (1901-1969): Trần Huy Liệu, quê huyện Vụ Bản, Nam Định; từng giữ các chức vụ: Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền, Cục trưởng Chính trị trong Quân ủy, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Hội Văn hóa Cứu quốc, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Sử học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, nhà báo, nhà sử học, Giải thưởng Hồ Chí Minh.

250. Trần Hưng Đạo (1231-1300): Trần Hưng Đạo, tên thật là Trần Quốc Tuấn, quê huyện Mỹ Lộc, nay thuộc tỉnh Nam Định; người chỉ huy hai cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285-1288), tác giả Hịch tướng sĩ và Binh thư yếu lược; được truy phong chức Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công, tước Nhân Võ Hưng Đạo Đại Vương.

251. Trần Khánh Dư (?-1339): người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương; được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi, sau mắc lỗi bị đuổi về Chí Linh làm nghề đốt than. Quân Nguyên sang xâm lược, ông được dự Hội nghị Bình Than (1282) và được phong phó đô Tướng quân. Ông lập chiến công lớn ở Vân Đồn, đánh tan hơn trăm chiến thuyền chở lương của giặc. Sau chiến thắng, ông được phong Phiêu kỵ tướng quân, tướng Nhân Huệ vương.

252. Trần Khát Chân (1370-1399): người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay là Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa; tướng nhà Trần. Ông lập chiến công, đánh thắng thủy quân của Chế Bồng Nga xâm phạm bờ cõi nước ta ở cửa sông Luộc năm 1390; được phong Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan nội hầu và ban cho thái ấp ở vùng Hoàng Mai. Sau vụ mưu sát Hồ Quý Ly tại hội thề Đốn Sơn không thành, ông bị giết.

253. Trần Nguyên Hãn (?-1429): người làng Sơn Động, huyện Lập Thạch (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc), dòng dõi nhà Trần. Ông vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh, làm tướng lập nhiều công lớn, thu phục vùng Tân Bình, Thuận Hóa; bao vây thành Đông Quan tham gia đánh thắng trận Xương Giang, bắt sống tướng giặc Hoàng Thúc, Thôi Tụ. Bình công được phong Tả tướng quốc (1428). Sau bị vua Lê nghi ngờ, ông nhảy xuống sông tự vẫn. 26 năm sau mới được Lê Nhân Tông minh oan.

254. Trần Nhân Tông (1258-1308): Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba triều Trần, con cả Trần Thánh Tông, lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285-1288), sau nhường ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, trở thành vị Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm.

255. Trần Nhật Duật (1255-1331): Trần Nhật Duật, con thứ sáu vua Trần Thái Tông, nổi tiếng học rộng, thông thạo nhiều ngoại ngữ; làm An phủ sứ lộ Đà Giang, thu phục được tù trưởng Giác Mật; hai lần đánh quân Nguyên, lập chiến công vang dội trong trận Hàm Tử; được phong Tả Thánh Thái sư; ông còn là tác giả của nhiều bản nhạc, điệu múa nổi tiếng.

256. Trần Phú (1904-1931): Trần Phú, quê huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh; đỗ đầu Cao đẳng Tiểu học (1922), dạy ở trường Tiểu học Cao Xuân Dục, tham gia hội Phục Việt (sau đổi là Tân Việt), được cử sang Quảng Châu (1926) rồi sang học trường Đại học Phương Đông (Liên Xô). Tháng 4/1930, về nước được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương (hội nghị ở Hương cảng tháng 10/1930), soạn thảo bản Luận cương Chính trị đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. Tháng 4/1931, bị địch bắt, tra tấn dã man, ốm và mất tại nhà thương Chợ Quán khi mới 27 tuổi (06/9/1931).

257. Trần Quang Diệu (?-1802): Trần Quang Diệu, quê huyện Hoài Ân, Bình Định; danh tướng Tây Sơn, chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân, có công lớn trong trận đánh tiêu diệt 20 vạn quân Thanh tại Thăng Long; khi Quang Trung mất, làm Thái phó giúp vua Cảnh Thịnh; sau bị Gia Long bắt và hành hình ở Phú Xuân.

258. Trần Quang Khải (1241-1294): Trần Quang Khải, con thứ ba của Thái Tông Trần Cảnh, em ruột vua Trần Thánh Tông, làm tới chức Thượng tướng Thái sư; đảm nhận việc ngoại giao trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, trực tiếp chỉ huy trận thắng ở Chương Dương (1285); tác giả bài Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng. Trần Quang Khải có học lực cao, sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc, bộc lộ hào khí của thời đại đất nước hưng thịnh, đồng thời lại chứng tỏ một tâm hồn thi sĩ phong phú, gắn bó với thiên nhiên. Tập thơ Lạc đạo tập chỉ còn sót lại hơn mười bài, có bài nổi tiếng, tuy viết bằng chữ Hán mà rất phổ biến trong các thế hệ dân chúng xưa và nay.

259. Trần Quốc Hoàn (1916-1986): Trần Quốc Hoàn, tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, quê huyện Nam Đàn, Nghệ An; từng giữ các chức vụ: Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Bộ Chính trị khóa III và khóa IV, Đại biểu QH khóa II đến VII; Huân chương Sao Vàng.

260. Trần Quốc Toản (1267-1285): Trần Quốc Toản, tước Hoài Văn Hầu, vì còn nhỏ không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam, sau mộ quân treo cờ “Phá cường địch, báo cường ân”, tham gia vào các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương.

261. Trần Quý Cáp (1870-1908): Trần Quý Cáp, quê huyện Điện Bàn, Quảng Nam, làm Giáo thụ huyện Thăng Bình, tham gia lập Công ty Liên Thành, mở trường Dục Thanh (Phan Thiết); sáng lập hội Duy Tân, hưởng ứng phong trào chống thuế ở Quảng Nam (1980), bị Pháp bắt và xử chém.

262. Trần Quý Kiên (1911-1965): tên thật là Đinh Văn Nhạ, sinh tại Hà Nội, nguyên quán làng Phượng Vũ, xã phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông tham gia cách mạng từ năm 1929, vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5/1930. Ông bị bắt khi đang treo cờ đỏ và diễn thuyết trước cửa trường Bách Nghệ và bị giam ở Hòa Lò tháng 10/1930. Cuối năm 1935, được ân xá, ông được cử vào Thành ủy Hải Phòng, Hà Nội. Đầu năm 1938, ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội và tham gia Xứ ủy Bắc kỳ. Năm 1940, ông bị bắt và đưa đi đầy Sơn La. Sau Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục Nghĩa Lộ về làm Bí thư khu Quang Trung (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Lai Châu). Cách mạng tháng Tám thành công, ông giữ nhiều chức vụ: Bí thư Đảng Quảng Yên, Khu ủy viên Liên khu III, Khu ủy viên Khu Việt Bắc, cuối năm 1949 phụ trách Ban căn cứ địa Trung ương. Từ năm 1950-1965, ông lần lượt là Phó văn phòng phủ Thủ tướng, Bí thư Đảng ủy Dân chính Đảng trung ương, Phó Ban Tổ chức trung ương, Thứ trưởng - Bí thư Đảng đoàn bộ Thủy lợi. Ông được tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh.

263. Trần Tế Xương (1870-1907): Trần Tế Xương, tên thật Trần Duy Uyên, quê huyện Mỹ Lộc, Nam Định; có tài văn thơ nhưng đi thi 8 lần mà chỉ đỗ Tú tài nên thường gọi là Tú Xương; nổi tiếng với thơ trào phúng, là tác giả Vị Xuyên thi văn tập.

264. Trần Thái Tông (1218-1277): Trần Thái Tông, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; tên là Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Ông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất thắng lợi; nhường ngôi cho con để tập trung nghiên cứu giáo lý nhà Phật và soạn tập Khóa hư lục.

265. Trần Thánh Tông (1240-1290): Trần Thánh Tông, vua thứ hai triều Trần, nhân từ, có nhiều chính sách tích cực, và là một nhà thơ lớn, trị vì 20 năm (1258-1278), sau nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông.

266. Trần Thủ Độ (1194-1264): Trần Thủ Độ, quê huyện Hưng Hà, Thái Bình; lập nên triều Trần bằng cách buộc Lí Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, trở thành nhân vật trụ cột của triều đình, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất với câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”; được truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung vũ Đại vương.

267. Trần Tử Bình (1907-1967): quê xã Tiên Động Thượng, huyện Bình Lục, Hà Nam. Học trường dòng, năm 1925 tham gia để tang Phan Chu Trinh nên bị đuổi, về dạy học rồi đi đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ). Được giác ngộ cách mạng, ông tham gia hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1928), tham gia Đông Dương Cộng sản đảng (1929) vào Đảng Cộng sản (1930), ba lần bị Pháp bắt đày đi các nhà tù và Côn Đảo. Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động, làm ủy viên thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Ông lần lượt giữ các chức vụ phó bí thư Quân ủy Trung ương, Chính ủy Trường Sĩ quan lục quân, Tổng Thanh tra quân đội. Từ năm 1959 là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ông được bầu làm Ủy viên ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III, đại biểu Quốc hội nhiều khóa, quân hàm Thiếu tướng (1948), truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất (1967), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân chương Sao Vàng (2007).

268. Trần Văn Cẩn (1910-1994): Trần Văn Cẩn, quê thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tham gia tích cực các hoạt động hội họa phục vụ kháng chiến và giảng dạy; từng là Hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam, Viện sĩ Nước ngoài Viện Hàn lâm Mỹ thuật Đức; để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Em Thúy, Gội đầu, Xuống đồng …; Giải thưởng Hồ Chí Minh.

269. Triệu Việt Vương (?-571): Triệu Việt Vương là miếu hiệu của Triệu Quang Phục, quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, trước phò Lí Nam Đế lập nước Vạn Xuân (544), rồi tự mình lên ngôi, xây căn cứ Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) chống quân xâm lược nhà Lương; sau bị Lí Phật Tử đánh bại, chạy về đến cửa Đại An (Nam Định) thì mất.

270. Trịnh Hoài Đức (1765-1825): Trịnh Hoài Đức còn có tên là Hoài An, tự là Chí Sơn, hiệu Cấn Trai, quê tỉnh Biên Hòa (nay thuộc Đồng Nai), đỗ khoa thi hương đầu tiên của triều Nguyễn, làm quan tới chức Thượng thư Bộ hộ, Hiệp Tống trấn thành Gia Định, từng đi sứ sang triều Thanh; là nhà văn, nhà địa lí, tác giả của Gia Định thành thông chí. Về sáng tác, Trịnh Hoài Đức là một đại biểu xuất sắc trong nhóm “Gia Định Tam gia thi” hay “Bình Dương thi xã” (cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh), có tác dụng kích thích phát triển cho một vùng văn hóa. Ông còn để lại hai tập thơ chữ Hán là Cấn Trai thi tập (1783-1819) và tập thơ đi sứ Trung Quốc Bắc sứ thi tập.

271. Trúc Khê (1901-1947): học giả, nhà văn, tên thật là Ngô Văn Triện, còn các bút danh Ngô Sơn, Kim Phượng. Quê ở làng Canh Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Học chữ Nho rồi học trường Pháp Việt. Làm thợ đóng sách nhà in và viết báo, làm thơ từ năm 20 tuổi cho các báo Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Văn học tạp chí, chủ bút báo Bắc Hà. Từ năm 1935 chuyên giúp Nhà xuất bản Tân Dân ra Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao Đàn … Ông còn cộng tác với báo Tri ân, nước Nam. Khoảng năm 1927 tham gia Việt Nam quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, bị bắt giam Hỏa Lò, quản thúc 5 năm ở quê. Sau mở Trúc Khê thư cục xuất bản sách và viết các báo, viết sách về danh nhân lịch sử, dịch sách Trung Quốc, viết tiểu thuyết … Tác phẩm chính: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Chu Mạnh Trinh, Đò Chiều, Nát Ngọc, Trăm lạng vàng, Chợ chiều (thơ); Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục, Lý Bạch, Kinh thi (dịch). Ông mất năm 47 tuổi trong kháng chiến chống Pháp ở Trại Bo, huyện Quốc Oai.

272. Trương Định (1820-1864): Trương Định, quê huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi, ngụ ở Gia Định; làm quan nhưng không chịu theo lệnh triều đình hòa với Pháp, lập căn cứ Tân Hòa (Gò Công) chống giặc trong hai năm; bị thương và tự vẫn, không chịu rơi vào tay giặc.

273. Trương Hán Siêu (?-1355): Trương Hán Siêu, quê huyện Yên Ninh (nay là Tp Ninh Bình), Ninh Bình; được Trần Hưng Đạo nuôi dưỡng và tiến cử, sau làm tới chức Hành khiển, Tả Tham tri Chính sự; trở thành nhà văn, nhà chính trị nổi tiếng thời Trần, là tác giả Hoàng Triều đại điển, Bạch Đằng giang phú …

274. Trường Chinh (1907-1988): Trường Chinh, tên thật là Đặng Xuân Khu, quê huyện Xuân Trường, Nam Định; từng giữ các chức vụ: Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ QH, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn của Trung ương Đảng; là nhà lí luận, nhà văn hóa, nhà thơ (có bút danh Sóng Hồng); Huân chương Sao Vàng.

275. Tuệ Tĩnh (1341-1385): Tuệ Tĩnh, tên thật là Nguyễn Bá Thành, quê phủ Hồng Châu (nay thuộc huyện Cẩm Giàng), tỉnh Hải Dương; có tài chữa bệnh, được cử sang Trung Quốc chữa bệnh cho hoàng hậu, bị lưu lại và mất ở bên đó; là tác giả các bộ sách về thuốc Nam dược thần hiệu và Hồng Nghĩa Giác tự y thư.

276. Vạn Hạnh (929-1018): quê thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; từ nhỏ đã thông minh, giỏi cả đạo Nho, Phật, Lão; giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống xâm lược; nuôi dạy Lí Công Uẩn và khuyên Lí Công Uẩn lên làm vua thay Lê Ngọa Triều thối nát; được triều Lí phong làm Quốc sư.

277. Vạn Kiếp: là một địa danh thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, Hải Dương; trận đánh ở Vạn Kiếp đã chấm dứt cuộc xâm lược của giặc Nguyên lần thứ nhất; đặt tên cho phố Vạn Kiếp bên cạnh các phố Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Bạch Đằng … là để ghi nhớ các chiến công xưa.

278. Văn Cao (1923-1995): quê gốc ở huyện Vụ Bản, Nam Định nhưng sống ở Hải Phòng, là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ nổi tiếng, tác giả Quốc ca Việt Nam. Ông sáng tác nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng như Tiến quân ca, Chiến sĩ Việt Nam, Hải quân Việt Nam, Không quân Việt Nam, Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội, Mùa xuân đầu tiên …

279. Văn Miếu: là đền thờ Khổng Tử tại các nước Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên … Tại Hà Nội, Văn Miếu được xây năm 1070, ngoài Khổng Tử còn thờ các bậc hiền triết của Nho giáo và Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao đức trọng của nền giáo dục Việt Nam.

280. Võ Thị Sáu (1933-1952): quê huyện Đất Đỏ, Bà Rịa; đội viên đội Công an Xung phong Đất Đỏ, từng dùng lựu đạn diệt một tên quan ba Pháp ở chợ Đất Đỏ; bị bắt và bị xử bắn ở Côn Đảo; được truy tặng AHLLVT Nhân dân.

281. Võ Văn Kiệt (1922-2008): tên thật là Phan Văn Hòa; bí danh là Sáu Dân, quê ở xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1938, ông tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11/1939, ông được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1941 - 1945, ông hoạt động cách mạng ở Rạch Giá, tham gia Tỉnh ủy lâm thời và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở tỉnh Rạch Giá. Năm 1950, ông được điều về tỉnh Bạc Liêu làm Phó Bí thư, rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Năm 1959, ông được điều về Khu Sài Gòn - Gia Ðịnh làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn - Gia Ðịnh) cho đến cuối năm 1970. Năm 1973 - 1975, ông được điều về công tác ở Trung ương Cục và là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Năm 1976, ông làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, rồi Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 2/1987, ông được bầu làm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 8/1991, ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1992 - 1997, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, ông được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Võ Văn Kiệt là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa IV, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII, VIII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV, V, VI, VII, VIII và là Đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX. Ông đã được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, nhiều Huân chương, Huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

282. Vũ Ngọc Phan (1902-1987): quê huyện Gia Lương, Bắc Ninh; nhà văn, nhà phê bình, dịch thuật, Tổng Thư kí đầu tiên của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Truyện cổ Việt Nam, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh.

283. Vũ Trọng Phụng (1912-1939): quê gốc ở huyện Mĩ Hào, Hưng Yên, từ nhỏ sống ở Hà Nội; nhà báo, nhà văn xuất chúng, với các tác phẩm phản ánh xã hội đương thời một cách sinh động, sắc sảo như: Số đỏ, Vỡ đê, Giông Tố, Làm đĩ …

284. Xuân Diệu: tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (1916-1985), quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh; tham gia phong trào Việt Minh, Hội Văn hóa Cứu quốc; từng giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian; năm 1983 được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật Cộng hòa Dân chủ Đức; là nhà thơ, nhà văn hóa, nhà lý luận, phê bình văn học cổ điển Việt Nam nổi tiếng. Xuân Diệu được xem là cây bút tiêu biểu cho thơ ca hiện đại Việt Nam, nhà bình luận văn học xuất sắc. Ông đã xuất bản hàng chục tác phẩm thơ, thơ dịch, nghiên cứu, phê bình văn học; trong đó có những công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt về các nhà thơ cổ điển Việt Nam như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương… Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và nhiều giải thưởng cao quý khác.

285. Xuân Thủy: tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm (1912-1985), quê huyện Từ Liêm, Hà Nội; từng giữ các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Paris, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội đồng Nhà nước, Phó Chủ tịch QH; ông là nhà thơ, để lại các tác phẩm Đường xuân, Thơ Xuân Thủy …

286. Yersin (1863-1943): nhà bác học Pháp, chuyên gia nổi tiếng về Vi trùng học và Dịch tễ học; cuối TK XIX thành lập viện Pasteur ở Nha Trang, đóng góp to lớn vào viện trừ bệnh dịch hạch, bạch hầu và một số bệnh truyền nhiễm trên người và gia súc ở Việt Nam.

287. Ỷ Lan (1044-1117): quê huyện Gia Lâm nguyên phi của vua Lí Thánh Tông; khi vua mất, thái tử còn nhỏ, đã buông rèm nhiếp chính, chăm lo mở mang dân trí, khuyến nông, phát triển đạo Phật, khuyến khích thi cử học hành, được phong làm Linh Nhân Hoàng Thái hậu.

288. Yên Bái: xưa là thôn Yên Bái (trước còn gọi Yên Báy) là tên một tỉnh (và tên thành phố tỉnh lị), nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng và bị dập tắt, các thủ lĩnh bị bắt và kết án tử hình.

289. Yết Kiêu (TK XIII): quê huyện Gia Lộc, Hải Dương là một gia tướng thân cận của Trần Hưng Đạo, có tài bơi lặn, cùng Dã Tượng lập nhiều chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên từ năm 1285 đến năm 1288.

B. Các nhân vật tiêu biểu tỉnh Bình Thuận:

1. Nguyễn Hội: sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê quán xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ năm 1948, khi được tuyên dương Anh hùng là đại đội trưởng đại đội đặc công tỉnh Bình Thuận, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trưởng thành từ một chiến sĩ lên cán bộ tiểu đội, trung đội rồi đại đội, đồng chí đã tham gia chiến đấu 32 trận, tự mình diệt và bắt sống hơn 100 tên địch thu 41 súng các loại. Đồng chí đã được tặng thưởng 2 bằng khen, 3 Huân chương chiến sĩ giải phóng (nhất, nhì, ba).

Ngày 5 tháng 5 năm 1965, đồng chí Nguyễn Hội đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và tuyên dương danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng”.

2. Đồng chí Lê Văn Bảng: sinh năm 1930, nguyên quán xã Mỹ Hội, huyện Mỹ Khê, tỉnh Quảng Ngãi (cũ), trú quán xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; nhập ngũ tháng 6 năm 1948, khi được tuyên dương Anh hùng là Đại đội trưởng đại đội đặc công tỉnh Bình Thuận, Quân khu 6, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Lê Văn Bảng, là một cán bộ chỉ huy luôn luôn bình tĩnh, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, gương mẫu và hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội. Trong các trận đánh, đồng chí thường có tác phong đi trước về sau, nắm chắc tình hình, xử trí linh hoạt, gặp trường hợp khó khăn, phức tạp đến đâu cũng kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ và làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.

Đồng chí được tặng thưởng một Huân chương Chiến thắng hạng 3, một Huân chương Chiến công hạng 3, hai lần được bầu là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, ba Huân chương Chiến sĩ hạng 3, hai lần được bầu là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng (nhất, nhì và ba).

Ngày 17 tháng 9 năm 1967, đồng chí được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng 3 và danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng”.

3. Liệt sĩ Võ Hữu: tức (Võ Rẫy) sinh năm 1937, quê quán xã Hồng Chính (nay là xã Hòa Thắng), huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ ngày 9 tháng 9 năm 1961, khi được tuyên dương Anh hùng là đại đội trưởng đặc công đơn vị 481 thuộc thị xã Phan Thiết (nay là thành phố Phan Thiết), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha từ nhỏ, gia đình lại đông anh em, nên từ lúc 8 tuổi đồng chí đã phải lao động cực nhọc mà đời sống vẫn cứ thiếu, đói quanh năm. Trong thời kỳ chống Pháp, gia đình đồng chí sống ở căn cứ địa Lê Hồng Phong, sang thời kỳ chống Mỹ lại chuyển về vùng địch tạm kiểm soát. Tuy vậy, gia đình đồng chí vẫn là một cơ sở tốt của cách mạng. Bản thân đồng chí là một hạt nhân tích cực trong các cơ sở của ta hoạt động ở vùng sau lưng địch. Ngày 9 tháng 9 năm 1968 đồng chí đã tham gia vào lực lượng vũ trang.

Suốt quá trình chiến đấu, đồng chí đã được tặng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng 3, 3 Huân chương chiến sĩ giải phóng (nhất, nhì, ba), 10 bằng và giấy khen, 9 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, quân khu và miền.

Ngày 06 tháng 11 năm 1978, đồng chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

4. Đồng chí Nguyễn Thanh Mận: sinh năm 1952, dân tộc Chăm, quê ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 9 năm 1970, khi được tuyên dương anh hùng là thượng sĩ chính trị viên xã đội, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, nên đồng chí phải đi ở đợ cho bọn nhà giàu từ năm 12 tuổi. Không chịu nổi cuộc đời khổ nhục, năm 15 tuổi đồng chí đã trốn vào rừng theo cách mạng, nhưng mẹ đồng chí vì quá thương con đã tìm gặp cán bộ ta xin cho con về lại nhà. Thấy đồng chí có nhiệt tình cách mạng, cán bộ ta giao nhiệm vụ cho đồng chí về hoạt động bí mật ở địa phương. Từ đó, đồng chí đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ như: rãi truyền đơn, liên lạc giữa cơ sở bên trong và bên ngoài, dẫn đường cho đội công tác và bộ đội ta về hoạt động … năm 1969 sau khi đã nắm tình hình và quy luật hoạt động của địch, đồng chí đã dẫn lực lượng vũ trang huyện 5 lần đột nhập vào ấp diệt gọn bọn ác ôn, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện thông tin.

Trong chiến đấu, qua nhiều cương vị công tác khác nhau như sản xuất tự túc, chiến sĩ bộ binh, tiểu đội, trung đội và chính trị viên xã đội, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí đã tham gia cùng đơn vị chiến đấu 17 trận, diệt 81 tên (có 2 tên ác ôn đầu sỏ), bắt sống 12 tên tề điệp, thu 5 súng, phá hủy và đánh hỏng nặng 5 cầu, gài mìn cắt đứt 3 kí-lô-mét đường ô tô, phá 2 kí-lô-mét đường sắt gây cản trở giao thông của địch. Riêng đồng chí đã tự mình bắt 3 tên tề điệp và diệt 1 tên ác ôn đầu sỏ. Trong bất kỳ tình huống nào dù khó khăn gian khổ, quyết liệt đến đâu, đồng chí cũng dũng cảm, kiên cường cùng đồng đội vượt lên giành thắng lợi. Vốn bản tính của thanh niên nông dân, nên cuộc sống của đồng chí hết sức giản dị, khiêm tốn, thật thà, trung thực, đoàn kết thương yêu nhau trong đơn vị như anh em một nhà, được cấp trên tin, đồng đội mến, nhân dân cảm phục.

Đồng chí được tặng thưởng 2 huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhì và hạng ba, 2 giấy khen.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, đồng chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Anh hùng Nguyễn Thanh Mận xứng đáng là con chim đầu đàn của dân tộc Chăm trong cộng đồng các dân tộc Bình Thuận.

5. Từ Văn Tư: sinh năm 1947, quê ở xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 1 năm 1965, khi được tuyên dương Anh hùng là Trung đội trưởng bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận.

Trong chiến đấu, đồng chí luôn có tác phong sâu sát, có lối đánh táo bạo, mưu trí và dũng cảm. Trong các tình huống hiểm nghèo, đồng chí đều có mặt dẫn đầu những mũi nhọn xung kích, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đồng chí đã tham gia chiến đấu 15 trận và tự tay diệt được 77 tên Mỹ ngụy, bắn bị thương nhiều tên khác.

Đồng chí Từ Văn Tư, là một cán bộ cơ sở toàn diện trong chiến đấu, dù ác liệt đến đâu cũng kiên quyết thực hiện cho bằng được chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, lúc gian khổ khó khăn luôn xung phong gương mẫu, tìm mọi cách hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, trong sinh hoạt thì luôn luôn đoàn kết, khiêm tốn học hỏi anh em, được đồng đội tin yêu và mến phục.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 5 bằng khen và giấy khen, 5 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ Quyết thắng và 3 lần là Dũng sĩ diệt Mỹ.

Ngày 10 tháng 2 năm 1970, đồng chí được Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng”.

6. Lương Văn Năm: sinh năm 1930, quê quán xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu lòng yêu nước, bảy trong số mười người con của gia đình đều tham gia cách mạng. Với lý do là gia đình có nhiều người đi kháng chiến, nên bọn địch đã bắt cha của đồng chí, đem tra tấn tàn nhẫn cho đến khi kiệt sức rồi chết. Bản thân đồng chí đã vào bộ đội từ 16 tuổi. Suốt quá trình chiến đấu, trưởng thành từ chiến sĩ lên và với tác phong khi gặp địch là lao lên phía trước dẫn đầu toàn đơn vị quyết đánh đến cùng, đồng chí đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và cương vị công tác được giao. Chính vì vậy, mà ngoài cái tên thông thường, đồng chí còn được anh em cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và đồng bào khắp nơi trong tỉnh đặt thêm một tên rất thân thương nữa là “Năm Lao”, với ý nghĩa sẵn sàng lao vào mọi công tác được giao với tinh thần quyết chiến quyết thắng.

Đồng chí Lương Văn Năm chẳng những là một chỉ huy dũng cảm, kiên quyết tiến công địch, mà còn là một cán bộ sống giản dị, luôn luôn hòa mình cùng chiến sĩ, chia ngọt sẽ bùi cùng đồng đội, được cấp dưới và nhân dân mến yêu, cấp trên tin tưởng.

Đồng chí được cấp trên khen thưởng: một Huân chương Chiến thắng hạng 3, một Huân chương chiến công hạng nhì, ba Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, hai Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng 2 và 3), ba Huân chương Chiến sĩ giải phóng (nhất, nhì, ba), được tập thể bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh và được cấp nhiều bằng, giấy khen.

Ngày 16 tháng 12 năm 1978, đồng chí được Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

7. Huỳnh Thị Khá: sinh năm 1951, quê quán xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng 01 năm 1969, khi được tuyên dương Anh hùng là tiểu đội phó, trung đội 68 (nữ) bộ đội địa phương huyện, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là bộ đội địa phương nên phải thường xuyên đột nhập vào các ấp, để hoạt động, cứ mỗi lần đột ấp, nhiều anh chị em thường hay ngại đi trước vì sợ vướng mìn, gặp địch phục kích bất ngờ. Riêng Huỳnh Thị Khá thì luôn sẵn sàng xung phong tình nguyện đi trước mở đường cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng chí được tặng thưởng một huân chương chiến công giải phóng hạng ba, được Bộ chỉ huy Miền tuyên dương hành động anh hùng và được bầu là chiến sĩ thi đua Quân khu 6.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, đồng chí được Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

8. Măng Đa: sinh năm 1948, dân tộc Rai, quê ở xã Cà Lon, huyện Phan Lý, tỉnh Bình Thuận cũ (nay là xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), gia đình thuộc thành phần lớp dưới, tham gia cách mạng năm 1963, khi được tuyên dương anh hùng là xã đội trưởng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trưởng thành từ một du kích xã, đồng chí luôn gắn bó với quần chúng, cùng với cán bộ Đảng hướng dẫn và tổ chức quần chúng sản xuất, chiến đấu, rào làng chống giặc bảo vệ căn cứ. Nhiệm vụ nào khó khăn gian khổ nhất bao giờ đồng chí cũng tự mình làm trước, rồi hướng dẫn quần chúng làm theo.

Qua 10 năm chiến đấu, đồng chí đã xây dựng xã Cà Lon thành một điểm tựa vững chắc của chiến tranh nhân dân địa phương, chiến đấu với không quân địch bằng vũ khí bộ binh và đã gây cho chúng nhiều thất bại thảm hại. Toàn xã bắn rơi 26 chiếc, riêng đồng chí với khẩu súng trường trong tay đã hạ tại chỗ 15 chiếc các loại - một trong những người bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất toàn tỉnh lúc bấy giờ.

Ngoài nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ căn cứ, đồng chí còn tham gia chiến đấu với các đơn vị bạn 16 trận, diệt 7 tên, bắt sống 6 tên thám báo thu 7 súng các loại, đi dân công phục vụ các chiến dịch 763 ngày, ủng hộ cách mạng 15.520 kg lương thực (thóc, bắp và sắn), vận động 20 gia đình trốn khỏi ấp chiến lược trở về làng đất cũ làm ăn. Đồng chí được tặng thưởng một huân chương chiến công hạng 3, 4 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt máy bay Mỹ” năm 1969 và năm 1974 được bầu là chiến sĩ thi đua của tỉnh và của Quân khu 6.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, đồng chí được Quốc hội tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, từ đó đến nay đồng chí hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao ở địa phương.

(Đồng chí Mang Đa, tức Lê Ngọc Đa đã từ trần vào lúc 14 giờ ngày 31/10/2012 tại nhà riêng, an táng tại Nghĩa trang quê nhà: xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình vào lúc 14 giờ ngày 02/11/2012).

9. Nguyễn Thông: tiểu danh là Thiệu, tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên bảo nhân, biệt hiệu Độn Am, sinh năm 1827 ở thôn Bình Thạnh, tổng Thanh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An), mất ngày 27/8/1884 tại Phan Thiết, phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Trong lịch sử nước nhà ở phía Nam nửa cuối thế kỷ 19, Nguyễn Thông là nhà hoạt động xã hội toàn diện. Ông là nhà thơ, nhà văn hóa lớn nhưng cũng tham gia cầm quân đánh giặc từ buổi đầu đất nước bị xâm lược (02/1859). Với Bình Thuận, ông có mối quan hệ đặc biệt sâu sắc. Trong vòng 35 năm từ tuổi trưởng thành (thi đậu cử nhân năm Kỷ Dậu 1849) đến khi từ biệt cõi đời (năm Giáp Thân 1884), ông đã dành gần một phần ba cuộc đời sống và hoạt động ở Bình Thuận và coi Bình Thuận như quê hương thứ hai.

Những năm tháng cuối đời của Nguyễn Thông ở vào thời kỳ đất nước dồn dập diễn ra nhiều sự kiện đen tối. Mộ phần ông đặt tại chân núi Ngọc Sơn (tức núi Cố), thôn Ngọc Lâm, phía Đông phủ Hàm Thuận (nay là thôn Ngọc Hải, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết). Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có: Ngọa Du sào văn tập, Độn Am văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Dưỡng chính lục…

10. Ung Chiếm (?-1886): quê ở làng Lại An, là Chánh Tổng tổng Lại An (phủ Hàm Thuận), hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã chiêu mộ nghĩa quân đứng lên đánh Pháp và tay sai. Nghĩa quân Ung Chiếm tập hợp được nhiều tầng lớp nhân dân, đóng căn cứ từ làng Tân Xuân, Khánh Tường, Thuận Sen đến rừng Cát Thuận Mỹ, Long Thạnh và thường xuyên tập quân sĩ ở làng Kim Ngọc (nay thuộc địa phận xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc). Dù vũ khí thô sơ nhưng với lòng căm thù giặc tột độ, nghĩa quân Ung Chiếm đã dàn mặt trận từ vùng Bến Lội đến Lại An chiến đấu hết sức quyết liệt với quân giặc. Tuy nhiên, do lực lượng không cân sức, nghĩa quân bị thua trận, Ung Chiếm và người con trai sa vào tay giặc và bị đưa ra xử chém. Dũng khí quật cường của nghĩa quân Ung Chiếm mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hàm Thuận, Bình Thuận. Để tưởng nhớ công trạng của ông, sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hàm Thuận đã đặt tên xã Lại An Hạ lức bấy giờ là xã Ung Chiếm.

11. Trương Gia Mô (1866-1929): hiệu là Cúc Nông, sinh năm 1866, quê ở làng Tân Hào, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Thân phụ ông là Trương Gia Hội, từng làm Tuần phủ Thuận Khánh (Bình Thuận - Khánh Hòa) dưới triều vua Tự Đức, nổi tiếng là người khẳng khái. Từ bé ông đã theo cha ra sống ở Bình Thuận, Khánh Hòa. Sau khi thân phụ mất, ông đến kinh đô Huế và được bổ dụng làm Thừa phái bộ Công năm Nhâm Thìn (1892), đời Thành Thái. Chính do có quan tước, lại làm việc ở kinh sư nên sau này người đời lầm tưởng, gán cho ông học hàm Tiến sĩ “Nghè Mô”.

Năm Mậu Thân (1908), một cuộc đấu tranh lớn của quần chúng mà nòng cốt là nông dân chống chính sách xâu thuế của Pháp và Nam triều nổ ở Trung kỳ; hàng loạt nhân sĩ bị kết án, bị tử hình hoặc lưu đày, tù tội một cách oan ức, Trương Gia Mô cũng bị kết án tù vì tham gia “Đảng sự”. Bị cầm cố trong ngục thất Khánh Hòa một thời gian, trở lại Bình Thuận lúc đã ngoài tuổi “Tứ thập nhi bất hoặc”. Chính tại đây, đã diễn ra cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên Nguyễn Tất Thành (về sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh) với Trương Gia Mô vào khoảng tháng 9/1910. Vốn là bằng hữu với thân sinh Nguyễn Tất Thành lúc cùng làm quan tại Huế nên Trương Gia Mô đã tiếp đón và dành cho Nguyễn Tất Thành những tình cảm đặc biệt; đưa Nguyễn Tất Thành vào dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết một thời gian ngắn, rồi tiếp tục đưa vào Sài Gòn để xuất dương tìm đường cứu nước. Về tác phẩm, Trương Gia Mô có hai tập thơ văn chính là Gia Định Tam tiên liệt truyện và Thu hoài phú, nay đã thất lạc, chỉ còn lại tập thơ chữ Hán Cúc Nông thi thảo gồm 35 bài và 10 bài thơ Nôm đăng trên báo Nam Phong.

12. Nguyễn Trọng Lội (1871-1912): tự là Trọng Canh, hiệu Lãn Viên, sinh ngày 15 tháng 02 năm Tân Mùi (1871) tại huyện Tuy Lý, phủ Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận. Ông là con trai trưởng của Bố chánh Nguyễn Thông và ở vào hàng thứ năm trong gia đình nên được quen gọi là Ấm Năm. Thời trai trẻ, ông vốn chăm học nhưng không theo con đường khoa cử và cũng giỏi làm thơ. Tập “Lãn Viên thi thảo” của ông tuy nói về cảnh gió trăng nhưng cảm khái về đất nước nước mất còn cũng có lúc gởi gấm vào đó. Nét nổi bật trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trọng Lội là đã cùng em trai Nguyễn Quý Anh (1883-1938) sớm hưởng ứng cuộc vận động Duy Tân do Phan Châu Trinh khởi xướng, đứng ra sáng lập và trực tiếp điều hành Dục Thanh học hiệu (trường Dục Thanh năm 1907) tại Phan Thiết cùng với các tổ chức Liên thành thương quán (3/1906), Liên thành thơ xã (5/1906). Ông từ trần vào ngày 16 tháng 6 năm Nhâm Tý (1912). Nguyễn Trọng Lội luôn tỏ rõ nhiệt tâm và nghị lực của mình, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, không ngại khó khăn, gian khổ. Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh vào giữa năm 1999.

13. Trần Lê (1921-2003): tên thật là Lê Tuệ, bí danh qua các thời kỳ là Trí, Lê, Hoa. Ông sinh ngày 05/02/1921 trong một gia đình nông dân tại xã Tam An, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ ông là cụ Lê Hiển từng tham gia phong trào Văn Thân, Cần Vương.

Năm 1937, sau khi đậu bằng tiểu học, ông rời nhà đi làm công nhân cho đại lý hãng rượu ở chợ Cùi, huyện Duy Xuyên. Năm 1938, tham gia Mặt trận Dân chủ, năm 1941, hoạt động trong phong trào Việt Minh; tháng 02 năm 1943, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong năm này, ông bị địch bắt, kết án 08 năm tù, đưa giam ở nhà lao Hội An rồi đày đi Buôn Ma Thuột.

Tháng 3/1945, ông và một số đồng chí được Đảng bộ nhà lao phân công về hoạt động ở Bình Định, tham gia Tỉnh ủy lâm thời, xúc tiến kế hoạch khởi nghĩa, giành chính quyền. Tháng 3/1949, ông được bầu vào liên khu ủy khu 5. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, ông được phân công ở lại miền Nam làm Bí thư Ban cán sự cực Nam Trung bộ kiêm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đến tháng 6/1956. Tháng 7/1961, khu 6 được thành lập, ông giữ trọng trách Bí thư khu ủy đến năm 1966, kiêm Chính ủy Quân khu.

Tháng 01/1976, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, tháng 12/1976 và tháng 12/1982, ông được bầu vào BCHTW Đảng. Từ cuối năm 1979, ông nhận nhiệm vụ Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (5/1980), Đại biểu Quốc hội khóa VII (4/1981), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (7/1981). Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh.

14. Hồ Quang Cảnh (1904-1933): Ông sinh năm 1904 tại Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà Nho yêu nước; cha ông là cụ Hồ Sĩ Lâm vừa là thầy dạy học vừa hốt thuốc chữa bệnh ở địa phương. Khi phong trào chống Pháp ở Quỳnh Lưu và nhiều nơi ở nước ta diễn ra mạnh mẽ, khoảng năm 1910, gia dình cụ Hồ Sĩ Lâm kéo nhau vào Huế, rồi lại theo ghe bầu vào Nam. Họ đã chọn làng Rạng - Thiện Khánh (nay là phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết) làm nơi sinh sống. Lớn lên trên đất Bình Thuận, Hồ Quang Cảnh được cha dạy chữ Nho, chữ quốc ngữ ở trường làng, và năm 1920 vào học trường Pháp - Việt ở Phan Thiết. Sau khi đậu bằng tiểu học, năm 1926 ông vào Sài Gòn tìm việc và làm ở ga xe điện Tân Định. Tại đây, ông được tuyên truyền về đường lối cách mạng do Tân Việt cách mạng Đảng tổ chức và đến đầu năm 1930, tổ chức này đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Tháng 02/1930, ba tổ chức cộng sản ở ba kỳ thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 7/1930, Xứ ủy Nam kỳ cử ông về Bình Thuận hoạt động, chuẩn bị điều kiện phát triển phong trào cách mạng ở địa phương. Ngày 17/8/1931, ông bị địch bắt tại nhà và tuyên án tù 5 năm, bị đi đày ở nhà tù Buôn Ma Thuột. Quá trình tù đày, khổ sai, ông đã bị địch đánh cho đến chết vì tham gia đấu tranh trong nhà tù. Tháng Tám năm 1945, để tưởng nhớ người chiến sĩ cộng sản kiên cường Hồ Quang Cảnh, tỉnh Bình Thuận lấy biệt danh là tỉnh Hồ Quang Cảnh và xã Thiện Khánh cũng có thời gian được đổi tên thành xã Quang Cảnh.

15. Ngô Đức Tốn (1908-1931): là người sáng lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Bình Thuận, sinh năm 1908 tại làng Tập Phúc, xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho giàu truyền thống yêu nước. Cha là ông Ngô Đức Thiệu, chiến sĩ trong phong trào Văn thân chống Pháp bị thực dân Pháp kết án khổ sai chung thân, mất tại nhà lao Thừa Phủ - Huế. Tuy cha mất sớm nhưng Ngô Đức Tốn vẫn được cắp sách đến trường. Năm 1923, khi 15 tuổi, ông được người bác ruột là tiến sĩ Ngô Đức Kế, nhà trí thức tiến bộ, chăm sóc dạy dỗ nên sớm hấp thu tư tưởng cách mạng. Tốt nghiệp tiểu học, Ngô Đức Kế thi vào trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng. Tại đây, những năm 1925-1926, ông hăng hái đi đầu trong các cuộc bãi khóa của thanh niên học sinh đấu tranh, đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, truy điệu cụ Phan Châu Trinh, nên bị đuổi học. Tháng 6/1927, ông vào Quy Nhơn và đầu năm 1928 tới Phan Thiết. Tại đây ông ở nhà cụ Lê Trọng Thiều, nhà hoạt động cách mạng ở Hà Tĩnh bị địch khủng bố phải lánh vào Đại Nẫm, Hàm Thuận sinh sống. Hè năm 1928 ông vào học lớp sư phạm ngắn ngày tại Sở học chánh Bình Thuận rồi được bổ làm thầy giáo ở làng Tam Tân (nay là xã Tân Tiến, thị xã LaGi). Năm 1929, Ngô Đức Tốn gia nhập Đảng Tân Việt, đến đầu năm 1930, Đảng này đổi thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua liên hệ với gia đình cụ Lê Trọng Thiều, Ngô Đức Tốn được ông Dương Chước (tức Trợ Châm), đảng viên cộng sản từ Khánh Hòa vào Bình Thuận gây dựng cơ sở Đảng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thời gian dạy học và hoạt động cách mạng ở Tam Tân (1928-1931), Ngô Đức Tốn đã hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao động, cảm thông sâu sắc nỗi cơ cực và khát vọng thoát đời nô lệ, đói nghèo của quần chúng. Ngày 8/5/1931, ông bị bệnh đột ngột và qua đời tại nhà thương Phan Thiết ở tuổi 23, để lại niềm thương tiếc cho Chi bộ Đảng Tam Tân và quần chúng nhân dân ở địa phương.

16. Nguyễn Tương (1910-1981): sinh năm 1910 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Bình An, phủ Hàm Thuận (nay là xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc). Học xong chương trình sơ học yếu lược, ông vừa làm ruộng vừa học thêm nghề may để sinh sống. Được giác ngộ lý tưởng cách mạng, Nguyễn Tương đã hăng hái tham gia hoạt động trong tổ chức Nông hội từ tháng 01/1931. Đến tháng 4/1931 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi làm Tuần vũ ở Bình Thuận, Ngô Đình Diệm đã tổ chức đàn áp cách mạng, bắt giam nhiều người yêu nước, trong đó có Nguyễn Tương, bị kết án 03 năm tù khổ sai trong nhà lao Bình Thuận. Khi thực dân Pháp tìm thấy bản thảo truyền đơn do ông soạn thảo, chúng liền tăng mức án, đày ông đi nhà lao Buôn Ma Thuột. Đến cuối năm, mãn hạn tù ông trở về quê hương, mang trong người nhiều thương tích, nhiều chứng bệnh nặng, nhưng ông vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1939, do có kẻ phản bội khai báo, ông lại bị địch bắt đày đi nhà lao Buôn Ma Thuột lần thứ hai. Sau cuộc Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 09/3/1945, Nguyễn Tương cùng với 7 đảng viên thoát khỏi nhà tù Buôn Ma Thuột về Bình Thuận, thành lập Ban lãnh đạo Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận, phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền thành công vào ngày 24/8/1945 lịch sử. Nguyễn Tương đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng như: Chủ nhiệm Ủy ban Việt Minh và Phó Chủ tịch Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh. Sau tháng 7/1954, tập kết ra Bắc, ông lần lượt giữ các chức vụ: Phó Giám đốc, Bí thư Đảng bộ Trường Kỹ thuật Trung cấp TW I; Trưởng Ban Thanh tra Bộ Công nghiệp; Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Trường Trung học nghiệp vụ Bộ Công nghiệp; Phó ban Thanh tra Bộ Điện và Than. Ông mất tại quê nhà (Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận) vào năm 1981 vì bệnh nặng.

17. Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (1921-1999): sinh năm 1921, từ một gia đình nông dân ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, ông vào bộ đội từ năm 1945 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 3/1949.

Năm 1945, ông tổ chức cướp súng Nhật ở kho Tân Thuận, Nhà Bè, xây dựng tiểu đội rồi trung đội và làm trung đội trưởng. Khi giặc Pháp tái chiếm Nam bộ, ông tham gia Mặt trận Thị Nghè, sau đó chiến đấu ở Xuân Lộc, Biên Hòa. Cuối năm 1045, đơn vị rút ra Bình Thuận, ông hoạt động ở Hàm Thuận, Hàm Tân với nhiệm vụ chỉ huy Đại đội Hoàng Hoa Thám. Từ đó cho đến cuối năm 1952, ông Năm Châu (như tên thường gọi) luôn bám sát chiến trường Bình Thuận, lập nhiều chiến công, trong đó có trận diệt đồn Pháp đầu tiên ở đồi Lầu Ông Hoàng, Phú Hài. Trận đánh nổi tiếng này đã mở ra chiến thuật kỳ tập cho các lực lượng vũ trang trong tỉnh. Từ một đại đội trưởng ông trở thành tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 86 rồi Liên trung đoàn phó 81-82 (sau đổi thành Trung đoàn 812) trên địa bàn cực Nam Trung bộ. Cuối năm 1954, Nguyễn Minh Châu theo quân tập kết ra Bắc, là sư đoàn phó sư đoàn 365, đơn vị khởi xướng phong trào thi đua Ba Nhất nổi tiếng trong quân đội. Quá trình hoạt động cách mạng, ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội nhân dân Việt Nam như: Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quan Giải phóng miền Nam, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; năm 1976 là Phó tư lệnh Quân khu VII, năm 1979 là Phó Tư lệnh Tiền phương Quân khu VII, sau đó là Trưởng đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Campuchia; từ tháng 6/1982 đến năm 1987 là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Quân khu VII; tháng 01/1998 là Phó Tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam với quân hàm Thượng tướng (phong năm 1986). Ông qua đời năm 1999.

18. Đặng Văn Lãnh: sinh năm 1933, quê quán ở xã Phong Nẫm, thị xã Phan Thiết, tỉnh Thuận Hải (nay là xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tham gia cách mạng năm 1961, khi được tuyên dương anh hùng là Đội trưởng Đội công tác đô thị (đã hy sinh), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Là một cán bộ đội công tác trưởng thành từ cơ sở lên, đồng chí luôn luôn nhận nhiệm vụ hoạt động ở những vùng có nhiều khó khăn, gian khổ, phức tạp và quyết liệt suốt 8 năm lăn lộn với phong trào (tính từ ngày tham gia đội công tác đến lúc hy sinh); đồng thời đã cùng đội xây dựng được 300 cơ sở, vận động được 50 thanh niên ở vùng địch kiểm soát ra tòng quân, phát triển được 10 đảng viên với 30 đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đồng chí còn là một tay súng thiện xạ. Tuy không thành những trận đánh hẳn hoi, nhưng với lối đánh nhỏ lẻ như bắn tỉa, thọc sâu vào vùng địch diệt bọn tề điệp ác ôn hay gài mìn đánh xe cơ giới, đồng chí đã diệt được 320 tên địch (trong đó có 40 tên Mỹ, 26 tề điệp ác ôn), bắt sống 20 tên, phá hỏng và phá hủy 20 xe tăng và xe bọc thép, thu 3 súng.

Quá trình chiến đấu và công tác, đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương chiến sĩ giải phóng (hạng nhất, nhì và ba), 1 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 2 lần cấp thị, 3 bằng dũng sĩ (diệt xe tăng, diệt Mỹ và quyết thắng), 4 bằng và giấy khen.

Ngày 6 tháng 11 năm 1978, đồng chí được Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

19. Lâm Hồng Long (1925-1997): nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1), sinh năm 1925 tại xã Phước Lộc, thị trấn LaGi, huyện Hàm Tân (nay là phường Phước Lộc, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận).

Ngày 24/8/1945, ông tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Phan Thiết, sau đó hoạt động trong phong trào Hoa kiều chống Pháp. Quá trình hoạt động kháng chiến, ông bị địch bắt, giam ở nhà lao G.I Phan Thiết, sau chuyển ra nhà lao Nha Trang. Kháng chiến chống Mỹ, ông công tác ở miền Bắc XHCN, là phóng viên nhiếp ảnh thời sự của TTX Việt Nam. Năm 1961, là chuyên gia Việt Nam sang giúp nước bạn Lào. Hoàn thành nhiệm vụ, năm 1964, ông về nước tiếp tục hoạt động nhiếp ảnh và được phân công chuyên chụp ảnh lãnh tụ. Tác phẩm nổi tiếng trong nước và thế giới của ông là “Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn” và “Mẹ con ngày gặp mặt”. Ông mất ngày 21/3/1997 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 72 tuổi. Cho đến thời điểm hiện nay, ông là người Bình Thuận duy nhất được nhận giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh trên lĩnh vực nghệ thuật ngay từ đợt trao tặng đầu tiên.

20. Phạm Thị Ngư: (thường gọi là Má Ngư) sinh năm 1912, quê quán xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận, nay chuyển về xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; khi được tuyên dương anh hùng là cơ sở cách mạng và là mẹ của 08 liệt sĩ (trong đó có 07 con ruột và 01 con rể đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước). Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, bà phải tự mình lao động để nuôi thân ngay từ nhỏ, mà quanh năm vẫn đói cơm, rách áo, đến khi lớn lên lấy chồng, thì chồng bà cũng là một người nghèo khổ đi tha phương cầu thực từ Bình Định vào đây. Tuy vậy, hai vợ chồng bà sống với nhau rất hạnh phúc và sinh được 8 người con cả trai lẫn gái. Ngay từ đầu của thời kỳ chống Pháp, gia đình bà đã là cơ sở cách mạng, cả hai ông bà đều tham gia hoạt động trong đoàn thể cứu quốc. Bà là tổ trưởng phụ nữ chuyên vận động bà con quyên góp tiền bạc, thuốc men và lương thực, thực phẩm để ủng hộ kháng chiến. Gia đình bà là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cảm tử đội Phan Thiết hoạt động trong nhiều năm liền, và cũng là nơi đầu mối liên tục của các cán bộ ta hoạt động ở hai vùng du kích và sau lưng địch. Ngày 06 tháng 11 năm 1978, Bà được Quốc hội và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Trong bản tuyên dương anh hùng có ghi rõ: “Bà Phạm Thị Ngư, quê quán xã Hàm Hiệp (tức Phong Nẫm ngày nay), huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải (nay thuộc địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), đã lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc về chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn dân đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”. Và ngày 11 tháng 7 năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/1985), bà được Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng cho bà Huân chương Độc lập hạng nhất vì đã có 08 con hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc. Với đóng góp lớn lao, cống hiến 07 người con thân yêu (và 01 con rể) cho Tổ quốc, ngày 17/12/1994, mẹ Phạm Thị Ngư còn được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2344/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 về Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.696

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.31.17
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!