ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2073/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
16 tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, MỞ RỘNG QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN
TÂN PHONG, HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2035
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số
72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5
năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số
12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của
nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng
khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;
Căn cứ Quyết định số
4711/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch
vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065;
Căn cứ Quyết định số
83/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch
xây dựng vùng thị trấn Quảng Xương và vùng phụ cận; điều chỉnh quy hoạch chung
thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương đến năm 2025;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng
tại Báo cáo thẩm định số 3806/SXD-QH ngày 07 tháng 6 năm 2021 về việc Điều chỉnh,
mở rộng quy hoạch chung thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đến năm 2035 (kèm
theo Tờ trình số 90/TTr-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2021 của UBND huyện Quảng
Xương).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung thị trấn Tân Phong, huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, với những nội dung chính sau:
1. Phạm
vi lập quy hoạch
Phạm vi lập điều chỉnh quy hoạch
bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương có
ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh
Hóa;
- Phía Nam giáp xã Quảng Ninh,
xã Quảng Hợp;
- Phía Đông giáp xã Quảng Định,
xã Quảng Đức;
- Phía Tây giáp xã Quảng Trạch,
xã Quảng Hòa.
2. Tính chất,
chức năng đô thị
- Là thị trấn huyện lị, trung
tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Quảng Xương.
- Là đầu mối giao thương, dịch
vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có vai trò kết nối, hỗ trợ
thành phố Thanh Hóa và vùng phụ cận.
3. Quy mô
a) Quy mô dân số:
- Dân số hiện trạng năm 2020:
khoảng 20.603 người;
- Dự báo quy mô dân số đến năm
2035: khoảng 36.000 người.
b) Quy mô đất đai:
Phạm vi nghiên cứu quy hoạch
chung thị trấn khoảng 1.463 ha
4. Chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật đạt được
a) Chỉ tiêu đất đai:
- Đất dân dụng quy hoạch mới:
123,11 ha, đạt chỉ tiêu 79,95 m2/người.
- Đất đơn vị ở phát triển mới:
69,26 ha, đạt chỉ tiêu 45 m2/người.
- Đất công cộng đô thị: 29,3
ha; đạt chỉ tiêu 8,13 m2/người (29,3ha/36.000 người).
- Đất công viên cây xanh: 19,22
ha, đạt chỉ tiêu 5,34 m2/người.
b) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:
- Đất giao thông tính đến đường
phân khu vực: 18,03% đất xây dựng đô thị;
- Chỉ tiêu điện năng: 1500
KWh/người/năm; phụ tải 500W/người;
- Cấp nước sinh hoạt: 120
lít/người/ngày đêm; tỷ lệ cấp nước 100%;
- Thoát nước thải: 80% nước cấp;
- Chất thải rắn: 0,9 kg/ng/ngđ;
- Thu gom xử lý: 100%.
5. Định hướng
phát triển không gian đô thị
- Thị trấn Tân Phong phát triển
trên cơ sở các trục không gian chủ đạo như Quốc lộ 1, đường tránh phía Đông, đường
tránh phía Tây Quốc lộ 1, đường Thanh Niên và các tuyến đường Bắc Nam, Đông Tây
qua đô thị
- Hướng phát triển của đô thị:
Phát triển về phía Đông Bắc và phía Tây Nam trên cơ sở quy hoạch mới tuyến giao
thông và quỹ đất thuận lợi xây dựng. Tập trung phát triển các khu đô thị mới có
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ thương mại hoàn chỉnh.
- Cải tạo, nâng cấp các hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực
dân cư nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.
- Phát triển cụm công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp tại khu vực phía Tây Bắc thị trấn.
- Khu vực sản xuất nông nghiệp:
Phát triển khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại khu vực phía Tây
Nam thị trấn.
6. Quy hoạch
sử dụng đất
6.1. Tổng diện tích quy hoạch
1.463 ha, bao gồm:
- Đất xây dựng đô thị: 1.030,16
ha:
+ Đất dân dụng hiện trạng:
576,15 ha;
+ Đất dân dụng quy hoạch mới:
123,11 ha;
+ Đất ngoài dân dụng: 330,90
ha;
- Đất khác: 432,84 ha.
Bảng thống kê quy hoạch sử dụng
đất theo giai đoạn
STT
|
Tên đất
|
Ký hiệu
|
Đến năm 2025
|
Đến năm 2035
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
Diện tích (ha)
|
Tỷ lệ (%)
|
A
|
Đất xây dựng đô thị
|
|
909,13
|
62,14
|
1.030,16
|
70,41
|
I
|
Đất dân dụng hiện trạng
|
|
576,15
|
39,38
|
576,15
|
39,38
|
1
|
Đất đơn vị ở hiện trạng cải tạo
|
HT
|
515,60
|
35,24
|
515,60
|
35,24
|
2
|
Đất công cộng đô thị
|
CC
|
25,20
|
1,72
|
25,20
|
1,72
|
3
|
Đất giao thông
|
|
35,35
|
2,42
|
35,35
|
0,00
|
II
|
Đất dân dụng mới
|
|
92,03
|
6,29
|
123,11
|
8,41
|
1
|
Đất đơn vị ở mới
|
DCM
|
45,21
|
3,09
|
69,26
|
4,73
|
2
|
Đất công cộng đô thị
|
CC
|
4,10
|
0,28
|
4,10
|
0,28
|
a
|
Đất chợ đô thị
|
C
|
1,38
|
0,09
|
1,38
|
0,09
|
b
|
Đất trường học
|
TH
|
2,72
|
0,19
|
2,72
|
0,19
|
3
|
Đất công viên cây xanh
|
CVCX
|
19,22
|
1,31
|
19,22
|
1,31
|
4
|
Đất giao thông
|
|
23,50
|
1,61
|
30,53
|
2,09
|
III
|
Đất ngoài dân dụng
|
|
240,95
|
16,47
|
330,90
|
22,62
|
1
|
Đất hành chính, cơ quan
|
CQ
|
9,46
|
0,65
|
9,46
|
0,65
|
2
|
Đất hỗn hợp
|
HH
|
10,32
|
0,71
|
17,09
|
1,17
|
3
|
Đất công cộng đô thị
|
|
60,01
|
4,10
|
73,00
|
4,99
|
a
|
Đất thương mại
|
DVTM
|
36,77
|
2,51
|
49,76
|
3,40
|
b
|
Đất chợ
|
C
|
0,66
|
0,05
|
0,66
|
0,05
|
c
|
Đất y tế
|
YT
|
7,44
|
0,51
|
7,44
|
0,51
|
d
|
Đất trường thtp, dạy nghề
|
GD
|
8,77
|
0,60
|
8,77
|
0,60
|
e
|
Đất trung tâm văn hóa
|
VH
|
2,34
|
0,16
|
2,34
|
0,16
|
g
|
Đất trung tâm thể dục thể
thao
|
SVD
|
4,03
|
0,28
|
4,03
|
0,28
|
4
|
Đất cây xanh cảnh quan
|
CXCQ
|
15,69
|
1,07
|
15,69
|
1,07
|
5
|
Đất cụm công nghiệp-ttcn
|
CN
|
50,00
|
3,42
|
81,92
|
5,60
|
6
|
Đất di tích
|
TN
|
0,09
|
0,01
|
0,09
|
0,01
|
7
|
Đất giao thông đối ngoại
|
|
81,60
|
5,58
|
119,87
|
8,19
|
8
|
Đất hạ tầng kỹ thuật đầu mối
|
DM
|
7,40
|
0,51
|
7,40
|
0,51
|
9
|
Đất nghĩa trang
|
NT
|
6,38
|
0,44
|
6,38
|
0,44
|
B
|
Đất khác
|
|
553,87
|
37,86
|
432,84
|
29,59
|
1
|
Đất nông nghiệp
|
|
538,53
|
36,81
|
417,50
|
28,54
|
a
|
Đất nông nghiệp công nghệ
cao
|
CNC
|
104,92
|
7,17
|
104,92
|
7,17
|
b
|
Đất sản xuất nông nghiệp
|
SXNN
|
433,61
|
29,64
|
312,58
|
21,37
|
2
|
Đất mặt nước
|
MN
|
15,34
|
1,05
|
15,34
|
1,05
|
|
Tổng
|
|
1463,00
|
100,00
|
1.463,00
|
100,00
|
6.2. Phân khu chức năng:
6.2.1. Khu hành chính - chính
trị:
- Đất cơ quan, hành chính cấp
huyện: diện tích khoảng 9,46 ha:
Các công trình bao gồm Huyện ủy,
HĐND-UBND, Công an huyện… được giữ nguyên quy mô và vị trí. Giai đoạn đến năm
2035 (theo định hướng của quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương) toàn bộ
huyện Quảng Xương đạt tiêu chí đô thị loại III. Khu vực thị trấn Tân Phong là
khu vực nội thị. Giai đoạn này sẽ rà soát tính toán từng bước di chuyển một số
cơ quan cấp đô thị về khu vực Cống Trúc. Quỹ đất hành chính, chính trị sau khi
di chuyển được chuyển đổi là đất công cộng phục vụ đô thị.
- Đất cơ quan cấp đô thị: diện
tích khoảng 1,59 ha:
+ Công sở thị trấn Tân Phong được
di chuyển về khu vực công sở xã Quảng Phong cũ. Đất công sở thị trấn hiện tại
được chuyển đổi là công viên gắn với quảng trường trung tâm đô thị.
+ Khu vực công sở xã Quảng Tân
cũ được chuyển đổi thành công trình công cộng cấp đô thị
6.2.2. Khu công cộng:
a) Khu văn hóa - thể dục thể
thao: Quy mô khoảng 10,99 ha.
- Khu văn hóa, thể thao cấp huyện
bao gồm các công trình: nhà truyền thống, trung tâm hội nghị, nhà thi đấu, sân
vận động... đã được đầu tư xây dựng mới tương đối khang trang tại vị trí đối diện
với khu cơ quan hành chính được giữ nguyên quy mô diện tích không phát triển
thêm. Tổng diện tích khoảng 4,03ha.
- Khu văn hóa, thể thao cấp đô
thị được phát triển trên cơ sở trung tâm văn hóa các xã, thị trấn trước khi xác
nhập. Các khu văn hóa thể thao cấp đô thị được xác định là hạt nhân để phát triển
đời sống văn hóa của huyện Quảng Xương, đồng thời tạo nên các không gian trung
tâm đô thị đẹp, khang trang, làm điểm nhấn cho toàn đô thị. Tổng diện tích khoảng
6,96 ha
b) Khu Y tế: Quy mô khoảng 8,13
ha.
- Bệnh viện đa khoa huyện Quảng
Xương được mở rộng và nâng quy mô phục vụ lên 340 giường, diện tích khoảng
2,81ha.
- Trạm y tế thị trấn được di
chuyển vị trí về khu vực phía Đông thị trấn. Bố trí mới khu dịch vụ y tế với
các loại hình phòng khám đa khoa tại khu vực phía Đông Bắc đường Thanh Niên. Diện
tích khoảng 1,08 ha.
- Quy hoạch mới Viện dưỡng lão
tại khu vực phía Đông thị trấn, diện tích khoảng 4,24ha.
c) Khu giáo dục: Quy mô khoảng
20,37 ha.
- Giữ nguyên quy mô, vị trí các
trường hiện có từ trường mầm non đến trường PTTH. Từng bước cải tạo chỉnh trang
về công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ đảm bảo quy mô trường chuẩn.
- Bố trí mới 2 trường tại khu vực
phía Đông thị trấn theo hình thức xã hội hóa giáo dục với loại hình trường liên
cấp.
- Giữ nguyên quy mô trung tâm dạy
nghề y tá điều dưỡng Quốc tế.
d) Khu dịch vụ thương mại, hỗn
hợp - chợ: Quy mô khoảng 53,88 ha
Chợ Lưu Vệ và chợ Thị trấn được
giữ nguyên vị trí, cải tạo mở rộng nhằm đắp ứng nhu cầu phục vụ. Bố trí thêm chợ
dân sinh mới nằm phía Tây quốc lộ 1 kết hợp với hệ thống dịch vụ thương mại phục
vụ cho khu vực phát triển mở rộng và khu vực phía Tây thị trấn quy mô khoảng
1,38 ha.
Các công trình dịch vụ thương mại,
dịch vụ tổng hợp đô thị dự kiến được bố trí dọc đường tránh Quốc lộ 1, các khu
vực dọc các tuyến đường chính và các khu vực thuận lợi. Tổng diện tích khoảng
49,76 ha, bố trí các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, nhà hàng,
khách sạn, siêu thị, xăng dầu...
e) Khu công viên, cây xanh cảnh
quan: Quy mô khoảng 34,91 ha
Bố trí 6 khu công viên trong đô
thị nằm gần các khu dân cư đảm bảo người dân tiếp cận thuận lợi. Quy mô khoảng
19,22 ha
Tổ chức hệ thống cây xanh cảnh
quan dọc khu vực kênh Bái Tuyển tà trục không gian xanh đô thị. Tổng diện tích
khoảng 15,69 ha
6.2.3. Đất đơn vị ở:
- Đất đơn vị ở hiện trạng cải tạo
(tổng diện tích khoảng 515,6 ha): Từng bước cải tạo, chỉnh trang đồng bộ về kiến
trúc và hạng tầng kỹ thuật, kết nối không gian với các khu vực lân cận;
- Đất đơn vị ở mới:
Được bố trí tập trung chủ yếu tại
2 khu vực bao gồm: Khu vực phía Đông Bắc và Khu vực phía Tây Nam thị trấn. Khu
đô thị mới được phát triển theo hình thức nhà ở kiểu liên kế và nhà ở kiểu biệt
thự gắn với hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Tổng diện tích đất đơn vị ở mới
đến năm 2025 khoảng 45,21 ha. Đến năm 2035 diện tích khoảng 69,26 ha.
6.2.4. Cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp:
Tổng diện tích đất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp 81,92 ha bao gồm:
- Cụm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp thị trấn Tân Phong được bố trí tại khu vực phía Tây Bắc thị trấn
quy mô khoảng 65 ha trong đó diện tích thuộc thị trấn Tân Phong khoảng 53,81
ha.
- Một phần đất sản xuất công
nghiệp thuộc cụm công nghiệp Nam thành phố Thanh Hóa diện tích khoảng 22,44 ha.
- Đất sản xuất công nghiệp của
các doanh nghiệp hiện có dọc theo Quốc lộ 1. Tổng diện tích khoảng 5,67 ha.
6.2.5. Khu sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao:
Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao được bố trí tại khu vực phía Tây Nam thị trấn, quy mô khoảng
104,92 ha.
7. Quy hoạch
hệ thống hạ tầng kỹ thuật
7.1. Chuẩn
bị kỹ thuật
a) San nền:
- Chọn cốt khống chế cao nhất
4,5m, thấp nhất 2,6m; độ dốc nền thoát nước là i=0,1% - 0,4%, thuận lợi cho
thoát nước mưa.
- Khu vực phía Tây Quốc lộ 1:
san nền tạo dốc về phía Tây, Tây Nam để thuận lợi tiêu nước ra hệ thống kênh
tiêu Tân Trạch, Tân Phong, sông Lý;
- Khu vực phía Đông Quốc lộ 1:
san nền tạo dốc về phía Đông, Đông Nam để thuận lợi tiêu nước ra hệ thống kênh
tiêu Bái Tuyển.
b) Thoát nước mưa:
- Thiết kế hệ thống thoát nước
mưa riêng biệt với hệ thống thoát nước thải, được chia thành 2 lưu vực chính:
- Lưu vực 1: Được giới hạn bới khu
vực phía Tây quốc lộ 1A, nước mưa theo hệ thống cống tròn BTCT (D600-D1000) dọc
2 bên đường rồi thoát ra sông Tân Trạch (xả vào sông Lý).
- Lưu vực 2: Được giới hạn bới
khu vực phía Đông quốc lộ 1A, nước mưa theo hệ thống cống tròn BTCT
(D600-D1500) dọc 2 bên đường rồi thoát ra kênh Bái Tuyển (xả vào sông Lý).
7.2. Quy
hoạch giao thông
a) Mạng lưới giao thông đô thị
* Giao thông đối ngoại - trục
chính đô thị
- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A
với quy mô: Đoạn Bắc thị trấn đến giao đường Tân Định (MCN 3-3): lòng đường
2x10,0m; phân cách giữa 1,5m; khoảng cách ly 2x3,25m; lòng đường gom 2x7,5m; hè
2x5,0m; CGĐĐ = 53,0m; Đoạn từ giao đường Tân Định đến hết ranh giới thị trấn
(nút giao đường tránh) (MCN 5-5): lòng đường 2x10,5m; phân cách 1,0m; hè
2x7,0m; CGĐĐ = 36,0m.
- Quy hoạch tuyến đường tránh
Đông Quốc lộ 1A (MCN 1-1): lòng đường 2x12,0m; phân cách giữa 1,0m; khoảng cách
ly 2x9,0m; lòng đường gom 2x11,0m; hè 2x5,5m; CGĐĐ = 76,0m;
- Tuyến đường Nam thành phố
Thanh Hóa - Nam Sầm Sơn (MCN 4-4): lòng đường 2x10,5m; phân cách giữa 2,0m; khoảng
cách ly 2x1,0m; lòng đường gom 2x7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 50,0m;
- Mở rộng đường Tân Định, kéo
dài về phía Tây quốc lộ 45 (MCN 6-6): lòng đường 2x10,5m; phân cách 5,0m; hè
2x5,0m; CGĐĐ = 36,0m.
- Mở rộng đường Thanh Niên (MCN
11-11): lòng đường 2x5,25m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 20,5m. Kéo dài thêm đoạn phía Tây
đi Quốc lộ 45 (MCN 10-10): lòng đường 2x7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 25,0m.
- Quy hoạch tuyến từ nút giao
đường tránh Quốc lộ 1A đi Quảng Hòa; là trục chính hướng Đông Tây khu vực phía
Nam thị trấn. Quy mô (MCN 7-7): lòng đường 2x10,5m; phân cách 3,0m; hè 2x5,0m;
CGĐĐ = 34,0m.
* Quy hoạch mạng lưới giao
thông nội thị:
- Quy hoạch tuyến đường chính
khu vực hướng Bắc Nam về hai phía Quốc lộ 1A: Tuyến phía Đông: Đoạn Bắc thị trấn
đến trung tâm đào tạo y tá điều dưỡng Quốc tế (MCN 6-6): lòng đường 2x10,5m;
phân cách 5,0m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 36,0m. Đoạn tiếp theo đến giao đường Thanh
Niên (MCN 9-9): lòng đường 2x7,5m; phân cách 3,0m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 28,0m. Đoạn
còn lại (MCN 11-11): lòng đường 2x5,25m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 20,5m. Tuyến phía
Tây: từ KCN Nam thành phố Thanh Hóa đi Cống Trúc (MCN 8-8): lòng đường 2x8,5m;
phân cách 3,0m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 30,0m.
- Đối với khu vực phát triển mới:
Trên cơ sở bộ khung là các tuyến giao thông chính ở trên, xây dựng các tuyến đường
khu vực đô thị, đường nội bộ theo dạng ô bàn cờ, với quy mô mặt cắt ngang như
sau:
+ Mặt cắt 11-11: lòng đường
10,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 20,5m;
+ Mặt cắt 12-12: lòng đường
7,5m; hè 2x5,0m; CGĐĐ = 17,5m;
- Đối với khu vực cũ: cải tạo,
mở rộng hệ thống đường bê tông, cấp phối hiện có đạt tiêu chuẩn đường đô thị, với
quy mô mặt cắt nền đường 13,5m trở lên.
b) Giao thông tĩnh, giao thông
công cộng
- Quy hoạch bến xe khách tại
phía Nam thị trấn, tổng diện tích khoảng 2,03ha.
- Tiếp tục khai thác, nâng cấp
các tuyến xe bus hiện có. Nghiên cứu phát triển các tuyến bus mới, tăng cường kết
nối thị trấn với các khu vực trọng điểm trong tỉnh như thành phố Thanh Hóa
Thanh Hóa; Khu kinh tế Nghi Sơn; thành phố Sầm Sơn.
7.3. Quy
hoạch cấp điện và hạ tầng kỹ thuật viễn thông
a) Quy hoạch cấp điện:
* Tổng nhu cầu cấp điện:
38.969 kVA.
* Nguồn điện, trạm biến áp:
- Nguồn điện cấp cho thị trấn
Tân Phong được lấy nguồn từ trạm 110kV Tây Nam Thành Phố và trạm 110kV Quảng
Xương đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải.
- Dỡ bỏ trạm trung gian Quảng
Phong hiện có.
- Cấp điện áp của các trạm biến
áp phân phối được lựa chọn theo xu hướng phát triển lưới điện đô thị là
22/0,4kV và xen lẫn 35/0,4kV.
* Mạng lưới điện cao áp, trung
áp:
- Quy hoạch mạng điện trung áp
22kV là mạng kín vận hành hở và có liên hệ mạch vòng.
- Các đường 10(22) kV hiện có
được nâng cấp thay thế bằng đường dây 22kV và nắn chỉnh tuyến cho phù hợp với
quy hoạch.
- Dỡ bỏ 1 lộ 35kV hiện đang cấp
điện cho trạm trung gian Quảng Phong.
- Đường dây 35kV trục chính hiện
có từ trạm 110kV Tây Nam Thành phố tới trạm 110kV Quảng Xương được cải tạo và nắm
tuyến cho phù hợp với quy hoạch đảm bảo cấp điện an toàn và mỹ quan.
- Từ trạm 110kV Quảng Xương xây
dựng mới 2 tuyến cáp treo 22kV để đấu nối lưới điện 10(22)kV sau trạm trung
gian Quảng Phong cấp điện cho thị trấn và các xã lân cận.
b) Hạ tầng kỹ thuật viễn thông:
- Nhu cầu dịch vụ viễn thông của
thị trấn Tân Phong khoảng 9.200 đường dây thuê bao.
- Nâng cáp trạm truy nhập quang
(AON, PON); xây dựng các tuyến cáp quang ngầm dọc các tuyến giao thông từ trạm
trung tâm thị trấn về trạm truy nhập quang trong khu vực.
- Đầu tư xây dựng các cột ăng
ten thu phát sóng thông tin di động thân thiện với môi trường, dùng chung cho
các doanh nghiệp viễn thông trong khu vực.
- Cải tạo chỉnh trang các trạm
viễn thông hiện có, kết nối bằng tuyến cáp quang ngầm.
- Từ trạm viễn thông trung tâm
kéo các tuyến cáp đến các tủ cáp trong các khu vực đô thị. Từ các tủ cáp đấu nối
tới hộp cáp và từ hộp cáp sẽ dẫn đến các thuê bao (thiết bị đầu cuối).
- Toàn bộ mạng truyền dẫn sử dụng
cáp quang băng rộng.
7.4. Quy
hoạch hệ thống cấp nước
- Tổng nhu cầu sử dụng nước:
8.000 m3/ngđ;
- Nguồn nước thô lấy tại Kênh Bắc.
- Nhà máy nước cấp cho khu vực
sử dụng nhà máy nước hiện có tại phường Quảng Thịnh (nâng cấp công suất 15.000
m3/ngđ) đảm bảo cấp nước cho thị trấn và vùng phụ cận.
- Mạng lưới tuyến ống chính cấp
nước trong khu vực:
+ Sử dụng mạng lưới ống cấp nước
chính bằng các mạng vòng, mạng cụt đảm bảo cấp cho khu vực.
+ Tuyến ống cấp nước: Tuyến ống
cấp nước chính từ Nhà máy nước đến các khu vực bằng các ống có đường kính Ø110
– Ø160.
7.5.
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
a) Thoát nước thải:
- Nhu cầu thải nước của khu vực:
Q = 6.500 m3/ng.đ.
- Toàn bộ lượng nước thải sinh
hoạt của khu dân cư, công trình công cộng,… sẽ được thu gom bằng hệ thống cống
chạy dọc trên vỉa hè và dẫn về trạm xử lý nước thải.
- Nước thải được thu gom và xử
lý tại trạm trạm xử lý công suất Q=12.000 m3/ngđ (vị trí đặt tại khu đất phía
Tây thị trấn Tân Phong theo định hướng của quy hoạch xây dựng vùng huyện phục vụ
cho thị trấn Tân Phong và vùng phụ cận). Nước thải phải được xử lý đạt loại B
(TCVN - 51:1984), nước sau khi được xử lý được thoát ra sông Lý.
b) Vệ sinh môi trường:
- Chất thải rắn:
Chất thải rắn khu vực thị trấn
Tân Phong được thu gom và xử lý tại khu xử lý tập trung của thành phố Thanh Hoá
và vùng phụ cận tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn.
- Nghĩa trang:
+ Bố trí khu nghĩa trang phục vụ
thị trấn Tân Phong và vùng phụ cận tại khu vực phía Tây thị trấn trên địa bàn
xã Quảng Trạch, quy mô diện tích khoảng 15ha trên cơ sở mở rộng nghĩa địa hiện
có. (Theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương).
+ Các nghĩa địa hiện có được đóng
cửa, không tổ chức hung táng, từng bước cải tạo chỉnh trang theo mô hình công
viên nghĩa trang.
8. Giải
pháp quản lý và bảo vệ môi trường
Phát triển kinh tế, xã hội, đô
thị hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp, kê hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Phát triển đô thị phải gắn liền
với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho các khu dân cư, đô thị tránh
phát sinh chất thải ra môi trường.
- Kiểm soát môi trường tại các
khu, cụm công nghiệp, các dự án khi triển khai phải đảm bảo đầy đủ các giải
pháp bảo vệ môi trường theo quy định, tăng cường giám sát kiểm tra định kỳ.
- Xây dựng chương trình quan trắc,
bố trí các điểm quan trắc môi trường nước tại các vị trí nguồn tiếp nhận nước
thải, vùng nước biển ven bờ, môi trường đất, không khí tại các khu vực trọng điểm.
9. Các hạng
mục ưu tiên đầu tư
- Dự án đầu tư cụm công nghiệp
thị trấn Tân Phong quy mô khoảng 65 ha;
- Đầu tư cải tạo, mở rộng Bệnh
viện đa khoa huyện;
- Đầu tư các khu đô thị mới
trên địa bàn thị trấn;
- Xây dựng mới đường Thanh Niên
kéo dài đoạn qua thị trấn khoảng 2 km;
- Mở rộng và kéo dài tuyến Bắc
Nam 1, chiều dài khoảng 6 km;
- Xây dựng mới tuyến Bắc Nam 2,
chiều dài khoảng 4,5 km;
- Mở rộng và kéo dài đường Tân
Định chiều dài khoảng 2,7 km;
- Đầu tư các tuyến đường liên
khu vực, đường chính khu vực, trạm nước thải, trạm biến áp mới;
- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp
nước sạch, thoát nước thải và thoát nước mặt đô thị với hướng đầu tư đồng bộ -
hiện đại;
- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp
điện, chiếu sáng các trục chính;
- Đầu tư xây dựng khu nghĩa
trang tập trung tại khu vực xã Quảng Trạch;
- Cải tạo chỉnh trang các công
trình công cộng, các khu dân cư hiện có, đáp ứng tiêu chí đô thị loại III.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện.
1. UBND huyện Quảng Xương có
trách nhiệm:
- Hoàn chỉnh hồ sơ được duyệt
theo quy định, tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu Điều chỉnh, mở rộng quy hoạch
chung xây dựng thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương đến năm 2035 cho địa
phương, làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
- Phối hợp với Sở Xây dựng và
các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch chung được
duyệt chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt theo quy định tại Khoản
12, Điều 29 của Luật 35/2018/QH14.
- Tổ chức, chỉ đạo chính quyền
địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất quy hoạch xây dựng, quản lý việc xây dựng
theo quy hoạch.
- Lập chương trình, dự án ưu
tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây
dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai
thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Sở Xây dựng, các sở ngành,
đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực
hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ
tịch UBND huyện Quảng Xương; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc và Thủ trưởng
các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.
H1.(2021)QDPD_DC QHC TT Tan Phong
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Xuân Liêm
|