Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1821/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 07/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1821/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LŨ VÀ ĐÊ ĐIỀU HỆ THỐNG SÔNG ĐÁY

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 04/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ thực hiện bãi bỏ các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Đảm bảo kết hợp đa mục tiêu gồm: cấp nước, tiêu thoát nước, phòng, chống lũ, phục vụ giao thông, du lịch, cảnh quan môi trường đô thị.

2. Phù hợp với quy hoạch tổng thể các tỉnh, thành phố trong lưu vực, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

3. Đảm bảo tính kế thừa, hạn chế tối đa việc giải phóng mặt bằng tại các khu dân cư đã ổn định, đáp ứng quá trình phát triển các ngành kinh tế, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

4. Gắn với bảo vệ môi trường.

5. Huy động được các nguồn lực để cải tạo hệ thống sông Đáy, bao gồm: ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu chung

a) Tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sông Đáy, cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cải thiện cảnh quan môi trường sinh thái vùng ven sông.

b) Chủ động phòng, chống lũ trên hệ thống sông Đáy, bảo đảm an toàn đê điều, góp phần bảo đảm an toàn cho Thủ đô Hà Nội và vùng ven sông Đáy thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

c) Tạo điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân tại các khu vực phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống sông Đáy trước đây.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Đưa nước từ sông Hồng vào sông Đáy một cách chủ động, lưu lượng tối đa về mùa kiệt là 100 m3/s, mùa lũ là 450 m3/s để duy trì dòng chảy thường xuyên, làm sống lại sông Đáy; đồng thời đảm bảo sông Đáy thoát được lưu lượng tối đa 2.500 m3/s để dự phòng phải chuyển lũ trong trường hợp xuất hiện lũ đặc biệt lớn có chu kỳ lặp lại lớn hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.

b) Đảm bảo an toàn các tuyến đê sông Đáy, sông Bùi, sông Mỹ Hà, góp phần đảm bảo an toàn dân cư hai bên bờ sông theo tiêu chuẩn phòng, chống lũ; kết hợp phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực.

c) Thực hiện xóa bỏ vùng chậm lũ trước đây thuộc địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức (thuộc thành phố Hà Nội) và khu vực hữu sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam để nhân dân ổn định đời sống, phát triển sản xuất; tạo điều kiện để thực hiện công tác quản lý và phát triển phù hợp đối với một số khu vực thuộc vùng bụng chứa Vân Cốc và hai bên lòng sông Đáy trên cơ sở triển khai các quy hoạch có liên quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Nhiệm vụ quy hoạch

a) Xác định tuyến lòng dẫn, tuyến thoát lũ ổn định để đảm bảo chuyển tải các cấp lưu lượng, đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ dân sinh, cải thiện môi trường, chống lũ nội tại và chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s.

b) Xác định vị trí các tuyến đê đảm bảo kết hợp đa mục tiêu, phù hợp với các yêu cầu bảo vệ dân sinh, kinh tế trong khu vực.

c) Xác định các giải pháp củng cố, nâng cấp, cải tạo các công trình phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy đảm bảo kết hợp giao thông.

d) Xác định các giải pháp đảm bảo ổn định, an toàn dân sinh khi phải chống lũ thiết kế, đồng thời tăng cường công tác quản lý, chống lấn chiếm trong vùng lòng dẫn thoát lũ.

đ) Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư và kế hoạch thực hiện hàng năm từ 2015 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.

III. PHẠM VI QUY HOẠCH: Hệ thống sông Đáy thuộc địa phận thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

IV. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

1. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ:

Hệ thống sông Đáy phải đảm bảo chống với lũ nội tại, đồng thời chống được lũ trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500m3/s theo quy định tại Nghị định 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011. Tiêu chuẩn phòng, chống lũ được xác định tại một số vị trí như sau:

a) Đối với sông Đáy:

TT

Vị trí

Sông

Tiêu chuẩn phòng, chống lũ

Ghi chú

Mực nước (m)

Lưu lượng (m3/s)

1

Hạ lưu Vân Cốc

Đáy

13,33

2.500

Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng 2.500 m3/s

2

Hạ lưu Đập Đáy

Đáy

11,45

2.500

3

Song Phương

Đáy

10,55

2.376

4

Mai Lĩnh

Đáy

10,20

2.265

5

Ba Thá

Đáy

8,22

2.184

6

Tân Lang

Đáy

5,97

2.162

7

Phủ Lý

Đáy

5,19

2.173

8

Ninh Bình

Đáy

4,38

2.491

9

Độc Bộ

Đáy

4,08

5.634

10

Cửa Đáy

Đáy

2,69

5.345

b) Đối với sông Bùi, sông Mỹ Hà:

TT

Vị trí

Sông

Tiêu chuẩn phòng, chống lũ

Mực nước (m)

Lưu lượng (m3/s)

Tần suất (%)

1

Tân Trượng

Bùi

9,28

580

2%

2

Ba Thá

Bùi

8,22

580

Chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy 2.500 m3/s

3

Đục Khê

Mỹ Hà

5,97

280

4

Cầu Dậm

Mỹ Hà

5,97

280

2. Giải pháp phòng, chống lũ

a) Các công trình đầu mối: cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận, cống Vân Cốc; Đập Đáy, tràn Vân Cốc và các khu quản lý.

- Cống Cẩm Đình, cống Hiệp Thuận: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo vận hành, đưa nước vào sông Đáy trong mùa khô và mùa lũ.

- Cống Vân Cốc và đập Đáy: Thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hàng năm để đảm bảo vận hành chuyển lũ với lưu lượng tối đa 2.500m3/s trong trường hợp lũ sông Hồng vượt tần suất thiết kế, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội, sự cố trong quản lý điều hành hồ chứa.

- Đoạn đê tràn Vân Cốc: Củng cố, nâng cấp đoạn tràn Vân Cốc chiều dài 8,5km thành đê chống lũ nhằm đảm bảo chống được lũ tương ứng với mực nước tại Hà Nội ở cao trình +13,10 m.

- Khu quản lý: Cải tạo, nâng cấp để đảm bảo kiên cố, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ vận hành các công trình phòng, chống lũ hệ thống sông Đáy hiện nay và trong tương lai.

b) Cải tạo lòng dẫn và bãi sông Đáy:

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy: Cải tạo lòng dẫn để đảm bảo đưa nước thường xuyên từ sông Hồng vào sông Đáy cả về mùa kiệt và mùa lũ, với lưu lượng tối đa là 450 m3/s (không gây ngập vùng bãi sông Đáy), cụ thể:

+ Đoạn kênh dẫn từ Cẩm Đình đến Hiệp Thuận: Giữ nguyên như hiện trạng.

+ Đoạn từ Đập Đáy đến Ba Thá: Tuyến lòng dẫn cải tạo cơ bản theo tuyến lòng sông hiện nay, xem xét điều chỉnh nắn thẳng (cắt cong) ở 2 đoạn: Hiệp Thuận và Yên Nghĩa nhằm tăng khả năng tiêu thoát lũ, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật; đối với những nơi lòng sông hiện tại đi qua các khu dân cư tập trung có thể điều chỉnh tim tuyến để giảm thiểu di dân tái định cư. Lòng dẫn sông Đáy được cải tạo theo 2 cấp, gồm: lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải dòng chảy mùa kiệt, với lưu lượng tối đa 100 m3/s; lòng dẫn cấp 2 kết hợp với lòng dẫn cấp 1 để đảm bảo chuyển tải được dòng chảy mùa lũ, với lưu lượng tối đa 450 m3/s.

+ Đoạn từ Ba Thá đến biển: Cải tạo, nạo vét lòng sông hiện có để đảm bảo thoát lũ (đoạn từ Gián Khẩu đến biển đang được nạo vét để phục vụ giao thông thủy nội địa đã đảm bảo thoát lũ 2.500 m3/s).

- Phần bãi sông Đáy: Di dời toàn bộ nhà cửa, công trình trong phạm vi cải tạo, nạo vét phần lòng dẫn có dòng chảy thường xuyên và phạm vi lưu không sát bờ sông để phòng, tránh sạt lở, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định tại Luật Đê điều; phần diện tích bãi sông và phần lòng dẫn phải đảm bảo thoát được lũ nội tại và thoát lũ khi chuyển lũ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa 2.500 m3/s.

c) Xây dựng, củng cố, nâng cấp đê và kiên cố hóa đê điều

- Thân đê: Hoàn chỉnh mặt cắt đê theo tiêu chuẩn thiết kế (tôn cao, áp trúc, mở rộng mặt đê), đối với những đoạn đê qua khu dân cư tập trung hoặc kết hợp đường giao thông thực hiện các giải pháp phù hợp để hạn chế ảnh hưởng dân cư, tăng hiệu quả đầu tư.

Nâng cấp, hoàn thiện đê sông Đáy khu vực Chương Mỹ, Mỹ Đức và đê hữu Đáy (tỉnh Hà Nam) để thực hiện xóa bỏ các khu chậm lũ trước đây.

Xử lý ẩn họa trong thân đê, trồng cây chắn sóng, trồng cỏ bảo vệ đê, tạo cảnh quan môi trường.

- Nền đê: Xử lý chống thấm, đùn sủi tại nhũng đoạn nền đê có địa chất yếu, bị đùn sủi; đắp tầng phủ, lấp đầm, hồ, ao sát chân đê tăng cường ổn định cho đê; những đoạn điều chỉnh tuyến, cần xem xét xử lý nền để bảo đảm ổn định lâu dài.

- Cứng hóa mặt đê kết hợp làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hộ đê, quản lý đê; xây dựng đường hành lang chân đê ở những đoạn đê qua khu dân cư tập trung phục vụ quản lý, chống lấn chiếm, kết hợp làm đường gom.

- Xây dựng, nâng cấp các cống qua đê để bảo đảm nhiệm vụ tưới, tiêu; các cống phải phù hợp với mặt cắt thiết kế đê, đảm bảo an toàn chống lũ, an toàn đê điều, những đoạn đê kết hợp giao thông phải phù hợp tải trọng thiết kế chung toàn tuyến.

- Phòng chống sạt lở bờ sông ở những khu vực có nguy cơ sạt lở bằng các giải pháp công trình, phi công trình theo quy định tại Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

d) Giải pháp phi công trình

- Nâng cao nhận thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh, đối phó, thích nghi với ngập lụt.

- Tăng cường công tác quản lý đê điều, các công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ. Hướng dẫn việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng nhà cửa, công trình tại những khu vực được phép xây dựng ở vùng bãi sông Đáy và vùng bụng chứa Vân Cốc đảm bảo tránh lũ, ổn định dân sinh, giảm thiểu thiệt hại khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Tổ chức hộ đê trong mùa mưa lũ, nhất là khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa nhằm phát hiện, xử lý kịp thời khi có sự cố, hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; xây dựng phương án ứng phó khi chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy để chủ động đảm bảo an toàn dân sinh. Việc huy động vật tư, nhân lực, phương tiện để hộ đê thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Giải pháp cấp nước vào sông Đáy

a) Cấp nước trong mùa kiệt

- Cấp nước từ sông Hồng vào sông Đáy qua cống Cẩm Đình và cống Hiệp Thuận, khi mực nước ngoài sông Hồng tại Cẩm Đình cao hơn +3,00 m.

- Cấp nước từ sông Tích vào sông Đáy thông qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức với lưu lượng khoảng 20 m3/s khi dự án tiếp nước cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú hoàn thành.

- Trường hợp mực nước sông Hồng tại Cẩm Đình nhỏ hơn +3,00 m, ngoài cấp nước từ sông Tích qua hệ thống kênh tiêu Săn - Thụy Đức, bổ sung nước từ sông Hồng vào sông Đáy bởi trạm bơm Xuân Phú với lưu lượng 5 m3/s khi dự án xây dựng trạm bơm Xuân Phú hoàn thành.

b) Cấp nước trong mùa lũ

- Qua hệ thống cống và kênh dẫn Cẩm Đình - Hiệp Thuận chuyển nước từ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng tối đa 450 m3/s để không gây ngập bãi sông Đáy, không ảnh hưởng đến các hoạt động dân sinh, kinh tế trong khu vực.

- Qua sông Tích và qua cống Liên Mạc: Bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy qua sông Tích tại Thụy Đức, Ba Thá với lưu lượng khoảng 60 m3/s và qua cống Liên Mạc (nhập vào sông Đáy tại Phủ Lý) với lưu lượng khoảng 70 m3/s.

- Trong trường hợp cần thiết, vận hành cống Vân Cốc và Đập Đáy để bổ sung lưu lượng từ sông Hồng vào sông Đáy đáp ứng yêu cầu cấp nước cho sông Đáy và chuyển lũ sông Hồng vào sông Đáy.

4. Vị trí các tuyến đê và hành lang thoát lũ

a) Vị trí các tuyến đê

- Vùng lòng hồ Vân Cốc: Các tuyến đê Ngọc Tảo phía bờ hữu, đê La Thạch phía bờ tả và đê Vân Cốc (hữu sông Hồng) giữ vị trí tuyến hiện nay.

- Đê tả Đáy: Cơ bản theo tuyến đê hiện nay, điều chỉnh tuyến một số đoạn quá cong, khoảng cách giữa 2 tuyến đê hiện tại rộng, gồm đoạn qua Song Phương phù hợp với tuyến đường vành đai 4 và đoạn qua Yên Nghĩa để kết hợp tạo điều kiện khai thác quỹ đất phục vụ phát triển thành phố Hà Nội.

- Đê hữu Đáy: Cơ bản theo tuyến hiện có, điều chỉnh các đoạn đê cong Sài Sơn và Đồng Quang ra phía sông và một số đoạn điều chỉnh cục bộ để kết hợp giao thông.

- Các tuyến đê tả, hữu sông Bùi và đê tả Mỹ Hà cơ bản giữ nguyên vị trí các tuyến đê như hiện trạng.

b) Hành lang thoát lũ:

- Phạm vi thoát lũ hệ thống sông Đáy gồm phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng thường xuyên về mùa kiệt và mùa lũ và phần hai bên bờ sông kết hợp với phần lòng sông để chuyển tải lưu lượng 2.500 m3/s khi phải chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Đối với các khu vực dân cư, công trình ở bãi sông:

+ Khu vực lòng hồ Vân Cốc: Không xây dựng nhà ở, công trình trong giới hạn từ đường biên dọc theo bờ trái cống Vân Cốc đến kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận trong phạm vi 02 km sau cống Vân Cốc. Quản lý chặt chẽ việc xây dựng phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ và chứa lũ.

+ Đoạn từ đập Đáy đến biển: Di dời nhà cửa, công trình trong phạm vi cải tạo, nạo vét phần lòng sông và phạm vi lưu không với bờ sông phòng, tránh sạt lở, trừ các công trình phụ trợ và công trình đặc biệt theo quy định tại Luật Đê điều; phần bãi sông trong phạm vi 500m (bao gồm hai bên bãi và lòng sông) không được xây dựng mới nhà cửa, công trình; đối với công trình, nhà cửa hiện có xây dựng kế hoạch để từng bước di dời; phần bãi sông ngoài phạm vi 500m được sử dụng theo quy định của Luật Đê điều, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và không vượt quá tỷ lệ 15% để đảm bảo không gian thoát lũ, chứa lũ.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Tổng mức đầu tư: Kinh phí thực hiện quy hoạch dự kiến khoảng 16.013 tỷ đồng, bao gồm:

a) Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê khoảng 20 tỷ đồng.

b) Cải tạo lòng dẫn sông Đáy khoảng 12.024 tỷ đồng (bao gồm cả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, kinh phí thực hiện dự án cải tạo làm sống lại sông Đáy từ đập Đáy về Mai Lĩnh do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang tổ chức thực hiện, chưa tính kinh phí thực hiện dự án nạo vét, cải tạo sông Đáy do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đang tổ chức thực hiện).

c) Nâng cấp, hoàn thiện các tuyến đê, cống qua đê khoảng 3.549 tỷ đồng.

d) Duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối, cải tạo, nâng cấp công trình quản lý 240 tỷ đồng.

2. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch: Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), huy động vốn ODA, nguồn vốn xã hội hóa từ việc khai thác quỹ đất và thực hiện các dự án theo các hình thức BT, BOT, PPP.

VI. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2015 - 2020:

a) Tập trung hoàn thành các hạng mục:

- Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê.

- Sửa chữa, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối phân lũ sông Đáy (cống Vân Cốc, Đập Đáy; cống Cẩm Đình, Hiệp Thuận) để đảm bảo phân lũ sông Hồng vào sông Đáy; cải tạo, nâng cấp công trình quản lý.

- Nâng cao các đường tràn, củng cố nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, hữu Đáy (Hà Nam) đảm bảo chống lũ.

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) đối với đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh.

- Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ đập Đáy đến Mai Lĩnh.

- Củng cố, nâng cấp đê tràn Vân Cốc, đê tả Đáy.

- Củng cố, nâng cấp đê tả, hữu Bùi và tả Mỹ Hà.

- Củng cố đê tả Đáy trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định.

- Củng cố đê hữu đáy tỉnh Ninh Bình.

b) Từng bước thực hiện:

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy, kết hợp với việc di dân tái định cư để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) đối với đoạn từ Mai Lĩnh đến Ba Thá và các khu vực co hẹp thuộc Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình.

- Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa lũ (B=100) từ Đập Đáy đến Ba Thá.

- Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến Ba Thá và từ Ba Thá đến hết địa phận tỉnh Hà Nam.

Tổng nhu cầu kinh phí khoảng 5.020 tỷ đồng.

2. Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn thiện cải tạo lòng dẫn sông Đáy và củng cố nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến hết địa phận tỉnh Hà Nam đảm bảo chống lũ khi phải chuyển lũ 2.500 m3/s từ sông Hồng vào sông Đáy.

Tổng nhu cầu kinh phí khoảng 10.993 tỷ đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức quản lý theo quy hoạch, nhất là việc quản lý xây dựng tại vùng lòng hồ Vân Cốc và vùng bãi sông Đáy.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cụ thể và cắm mốc chỉ giới hành lang thoát lũ sông Đáy, nhất là đoạn từ đập Đáy đến Mai Lĩnh và khu vực lòng hồ Vân Cốc khoảng 2 km sau cống Vân Cốc.

- Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đê điều; cải tạo lòng dẫn thoát lũ; cải tạo, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình đầu mối trong phạm vi quản lý của địa phương đảm bảo an toàn phòng chống lũ theo quy định, dự án di dân tái định cư ra khỏi hành lang thoát lũ. Huy động các nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện quy hoạch.

- Tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng trong khu vực Vân Cốc và vùng bãi sông Đáy trong trường hợp chuyển lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

- Chỉ đạo rà soát quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều trên địa bàn để đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh theo định kỳ hoặc khi xuất hiện các yếu tố mới, việc điều chỉnh quy hoạch vẫn bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội.

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành các công trình đầu mối nhằm đảm bảo chống lũ, chống úng về mùa lũ và cấp nước mùa kiệt của hệ thống sông Đáy sau khi thống nhất phương án vận hành với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác đê điều, phòng chống lụt bão hướng dẫn các địa phương quản lý bảo vệ đê; củng cố, nâng cấp, cải tạo, xây dựng công trình đê điều thuộc hệ thống sông Đáy phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

- Thỏa thuận về kỹ thuật để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình, dự án di dân tái định cư theo đúng các quy định hiện hành nhằm đảm bảo đầu tư đồng bộ, an toàn, phát huy hiệu quả đầu tư.

- Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy đoạn từ Hiệp Thuận đến Mai Lĩnh để sớm làm sống lại sông Đáy về mùa kiệt.

3. Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu thực hiện việc kết nối, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy phù hợp với quy hoạch, kết hợp hệ thống đường giao thông với hệ thống đê để nâng cao hiệu quả đầu tư.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và cơ quan liên quan xây dựng cơ chế đầu tư tạo nguồn vốn thực hiện các giải pháp quy hoạch.

- Giám sát đầu tư, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: CT, YT, GD&ĐT, KH&CN, LĐ-TB&XH;
- HĐND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KGVX, NC, V.I, V.III, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐÊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tuyến đê

Chiều dài (m)

Ghi chú

Từ
(Địa danh)

Đến
(Địa danh)

I

NGỌC TẢO

 

14.134

 

1

K0

K14+134

14.134

Đê hiện có

II

LA THẠCH

 

6.500

 

1

K0

K6+500

6.500

Đê hiện có

III

VÂN CỐC

 

15.160

 

1

K0

K15+160

15.160

Đê hiện có

IV

TẢ ĐÁY

 

196.255

 

1

K0

K10+200

10.200

Đê hiện có

2

K10+200 (Song Phương)

K14+700 (Song Phương)

4.500

Nắn thẳng cục bộ

3

K14+700

K20+000

5.300

Đê hiện có

4

K20+000 (Yên Nghĩa)

K23+100 (Yên Nghĩa)

3.100

Nắn thẳng cục bộ

5

K23+100

K80+022

56.922

Đê hiện có

6

K88

K137+516

49.516

Đê hiện có (Hà Nam)

7

K137+516

K204+233

66.717

Đê hiện có (Nam Định)

V

HỮU ĐÁY

 

158.722

 

1

K0

K5+500

5.500

Đê hiện có

2

K5+500 (Sài Sơn)

K9+340 (Sài Sơn)

3.840

Điều chỉnh tuyến đê ra phía ngoài

3

K9+340

K11+740

2.400

Đê hiện có

4

K11+740 (Đồng Quang)

K16+00 (Đồng Quang)

4.260

Điều chỉnh tuyến đê ra phía ngoài

5

K16+00

K18+422

2.422

Đê hiện có

6

K18+422

Cống Thụy Hương

8.800

Theo tuyến mới bảo vệ đô thị Chúc Sơn

7

Cống Thụy Hương

Ba Thá

14.500

Xây dựng mới song song với đê đã có

8

Ba Thá

Cống Trạm bơm An Mỹ

8.300

Theo đường giao thông hiện có

9

Cống Trạm bơm An Mỹ

Trạm bơm Xuy Xá

5.200

XD mới song song tuyến đê hữu Đáy cũ

10

Trạm bơm Xuy Xá

Hết địa phận Hà Nội

12.300

Theo đường giao thông hiện có

11

Ranh giới Hà Nội, Hà Nam

Giao cắt TL 977

4.700

Theo đường TL978

12

Giao cắt giữa TL 977 và 978

Cống 3 cửa trên TL977

1.000

Theo tuyến đường TL977

13

Cống 3 cửa

Cầu Phủ Lý

10.800

Theo QL21

14

Cầu Phủ Lý

Cầu Kiện Khê (Hà Nam)

7.500

Theo tuyến đường TL979 Hà Nam

15

Cầu Kiện Khê (Hà Nam)

Cống Địch Lộng (Ninh Bình)

 

Sát bờ sông là núi, không xây dựng đê

16

Cống Địch Lộng (Ninh Bình)

Cửa sông Đáy

67.200

Đê hiện có

VI

TẢ BÙI

 

21.360

 

1

K0 (Quốc Lộ 6)

K19 (Ba Thá)

21.360

Đê hiện có

VII

HỮU BÙI

 

24.340

 

1

Thủy Xuân

Ba Thá

24.340

Đê hiện có

VIII

TẢ MỸ HÀ

 

12.700

 

1

K0 (Cầu Dậm)

K12+700 (Ngã 3 sông Đáy)

12.700

Đê hiện có

 

PHỤ LỤC II

TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên công trình

Kinh phí
(tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện các dự án ưu tiên

2015-2020

2021-2030

1

Xác định phạm vi, cắm mốc chỉ giới: thoát lũ, cải tạo lòng dẫn và củng cố, nâng cấp, điều chỉnh, xây dựng mới các tuyến đê

20

20

 

2

Sửa chữa, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng công trình đầu mối phân lũ sông Đáy (cống Vân Cốc, đập Đáy; cống Cẩm Đình, Hiệp Thuận) để đảm bảo phân lũ sông Hồng vào sông Đáy; cải tạo, nâng cấp công trình quản lý

240

240

 

3

Nâng cao các đường tràn, củng cố nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đê trên địa bàn các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hữu Đáy (Hà Nam) đảm bảo chống lũ.

300

300

 

4

Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) từ đập Đáy - Mai Lĩnh.

1.000

1.000

 

5

Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa kiệt (B=22m) từ Mai Lĩnh - Ba Thá và các khu vực co hẹp thuộc Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình

1.500

500

1.000

6

Củng cố, nâng cấp tràn Vân Cốc (8,5km hiện ở cao trình +15m) đảm bảo chống lũ tương ứng với mực nước tại Hà Nội +13,10m

31

31

 

7

Củng cố, nâng cấp đê tả Bùi

264

264

 

8

Củng cố, nâng cấp đê hữu Bùi

380

380

 

9

Củng cố, nâng cấp đê tả Mỹ Hà

224

224

 

10

Cải tạo lòng dẫn sông Đáy để đưa nước thường xuyên về mùa lũ (B100) từ đập Đáy - Ba Thá

3.500

500

3.000

11

Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Đập Đáy đến Mai Lĩnh

387

387

 

12

Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Mai Lĩnh đến Ba Thá

851

100

751

13

Củng cố, nâng cấp đê hữu Đáy từ Ba Thá đến hết địa phận Hà Nam

468

200

268

14

Củng cố đê hữu Đáy trên địa phận Ninh Bình

388

388

 

15

Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Hà Nội

295

295

 

16

Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Hà Nam

49

49

 

17

Củng cố đê tả Đáy trên địa phận Nam Định

142

142

 

18

Cải tạo lòng dẫn sông Đáy (B=100m) từ Ba Thá - Gián Khẩu

5.975

 

5.975

 

Tổng cộng

16.013

5.020

10.993

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1821/QĐ-TTg ngày 07/10/2014 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.605

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.105.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!