ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1770/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH
MƯƠNG THỦY LỢI GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH
QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/06/2014;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày
26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP
ngày 05/4/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 161/2016/NĐ-CP
ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối
với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg
ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số
80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
giám sát đầu tư của cộng đồng;
Căn cứ Thông tư số 349/2016/TT-BTC
ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về thanh toán, quyết toán
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Thông tư số
01/2017/TT-BKHĐT ngày 14/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn
quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày
04/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy
chế giám sát đầu tư của cộng đồng;
Căn cứ Quyết định số
03/2017/QĐ-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về một số nhiệm
vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Quyết định số
32/2017/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều
16 Quy định về một số nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 03/2017/QD-UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số
46/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Đồ án
Kiên cố kênh mương gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,
giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Quyết định số
33/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi một số
nội dung Điều 1 Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày
09/9/2016 của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2278/TTr-SNNPTNT ngày 14/9/2017
về việc ban hành Quy chế quản lý, thực hiện Đề án
Kiên cố kênh mương gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản
lý, thực hiện Đề án Kiên cố kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Giám
đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi;
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TTTU, TT HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Mặt trận TQVN tỉnh; các Đoàn thể chính trị xã hội tỉnh
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- VPUB: PCVP, TH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN(tnh622).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG THỦY LỢI GẮN VỚI CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN
2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1770/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy chế này quy định việc quản lý,
thực hiện Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020 (viết tắt
là Đề án KCH kênh mương thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020) được
UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 và số
33/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 về việc sửa đổi một số nội dung Điều 1 Quyết định
số 46/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh.
b) Kiên cố hóa các tuyến kênh loại
III ở các xã ngoài phạm vi điều chỉnh tại điểm a khoản này khuyến khích thực hiện
theo Quy chế này.
2. Đối tượng áp dụng: Là các tổ chức,
cá nhân tham gia quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng Đề án KCH kênh mương thủy lợi
tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. KCH kênh mương
Là kênh được kiên cố bằng bê tông, bê
tông cốt thép và các loại vật liệu bền vững khác.
2. Kênh loại III
Là kênh nhánh, kênh nội đồng thuộc phạm
vi một xã (Phân loại theo Thông tư số 134/1999/TT-BNN-QLN ngày 25/9/1999 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc tổ chức thực hiện
kiên cố kênh mương).
Điều 3. Cấp quyết
định đầu tư và Chủ đầu tư
1. Cấp quyết định đầu tư
a) UBND huyện, thành phố là cấp quyết
định đầu tư xây dựng công trình Kiên cố hóa kênh mương loại III có tổng mức đầu
tư từ 5 tỷ đồng trở lên, không thuộc các tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo
quy định tại Điều 2 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về
cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các
Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016-2020 (gọi
tắt là Nghị định 161/2016/NĐ-CP).
b) UBND xã là cấp quyết định đầu tư
xây dựng công trình Kiên cố hóa kênh mương loại III có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ
đồng thuộc các tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định
số 161/2016/NĐ-CP.
2. Chủ đầu tư
a) Ban Quản lý Chương trình mục tiêu
Quốc gia xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) do UBND xã quyết định thành lập là chủ
đầu tư công trình KCH kênh mương loại III.
b) Đối với các công trình có yêu cầu
kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủ năng lực
và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho đơn vị có đủ
năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
Điều 4. Nguồn vốn
đầu tư, cơ chế huy động vốn và phương thức huy động đóng góp của nhân dân
1. Nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động
vốn
Thực hiện theo Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 30/3/2017 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi một
số nội dung Điều 1 Nghị quyết 11/2016/NQ-HĐND ngày
15/7/2016 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Kiên cố hóa kênh mương thủy lợi
gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi,
giai đoạn 2016 - 2020 và Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của UBND
tỉnh Quảng Ngãi về việc sửa đổi một số nội dung Điều 1 Quyết định số
46/2016/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh.
2. Phương thức huy động đóng góp của
nhân dân
a) Các xã đồng bằng: Căn cứ vào tình
hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, chủ đầu tư vận động nhân dân góp bằng
tiền (Việt Nam hoặc ngoại tệ), ngày công, vật tư vật liệu, hiến đất...; thống
nhất phương thức đóng góp thông qua họp dân và lập Biên bản họp dân.
b) Các xã miền núi: Khuyến khích, động
viên nhân dân tự nguyện đóng góp nguồn vốn để KCH kênh mương.
c) Khuyến khích, vận động các nguồn vốn
hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp.
Trường hợp nguồn vốn đóng góp là
nguyên vật liệu, ngày công lao động,... thì thực hiện theo quy định tại Điều 17
Thông tư số 344/2016/TT- BTC ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường thị trấn.
Điều 5. Thực hiện
nguyên tắc công khai dân chủ
1. Căn cứ danh mục, công trình được
phê duyệt trong Đề án; công trình do xã nào quản lý thì UBND xã đó có trách nhiệm
thông báo cho nhân dân trong xã biết. Phương thức thông báo thực hiện theo quy
định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007.
2. Trên cơ sở ý kiến tham gia của
nhân dân trong xã được ghi trong biên bản họp dân và khả năng huy động các nguồn
lực của địa phương, UBND xã xây dựng kế hoạch KCH kênh mương trên địa bàn xã,
trình HĐND xã quyết định và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
3. HĐND xã, UBND xã có trách nhiệm thực
hiện đầy đủ các quy định của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã; bảo đảm cho nhân
dân vùng hưởng lợi của công trình thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ tham
gia đóng góp nguồn vốn, kiểm tra, giám sát tất cả các khâu trong quá trình đầu
tư xây dựng công trình.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY,
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 6. Nhiệm vụ
và quyền hạn của các tổ chức thực hiện quản lý
đầu tư xây dựng
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Chỉ đạo, điều hành Ban Chỉ đạo
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQG XDNTM) của
huyện và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng KCH kênh mương.
b) Sử dụng bộ máy do mình thành lập
và chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện hướng dẫn, hỗ trợ cấp xã trong tổ
chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình hoặc thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối
với trường hợp Ban Quản lý xã không làm chủ đầu tư theo điểm b khoản 2 Điều 3
Quy chế này.
c) Tổ chức thực hiện thẩm định, phê
duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (Báo cáo KTKT) hoặc hồ
sơ xây dựng công trình theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân xã
a) Chỉ đạo, điều hành Ban Quản lý xã (Chủ
đầu tư) tổ chức quản lý, thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng công trình
KCH kênh mương.
b) Sử dụng bộ máy do UBND xã thành lập
và chỉ đạo các bộ phận chức năng tham gia, phối hợp hỗ trợ cho Ban Quản lý xã
hoặc các Phòng ban thuộc UBND huyện (trường hợp các Phòng ban thuộc UBND huyện
làm chủ đầu tư theo điểm b khoản 2 Điều 3 Quy chế này) để tổ chức thực hiện
việc đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn xã.
c) Tổ chức thực hiện thẩm định, phê
duyệt hồ sơ xây dựng công trình theo phân cấp tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế
này và theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.
3. Ban Quản lý xã
a) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của
chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.
b) Báo cáo công khai trước nhân dân về
kế hoạch đầu tư hàng năm bao gồm: Hạng mục công trình, kinh phí và nguồn vốn đầu
tư trước khi triển khai xây dựng công trình.
c) Trường hợp Ban Quản lý xã không đủ
năng lực để quản lý thì có thể thuê Ban Quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện quản lý dự án hoặc đề nghị UBND huyện giao các Phòng, ban thuộc
UBND huyện làm chủ đầu tư và có sự tham gia của lãnh đạo
xã để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.
d) Quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích
và thanh, quyết toán vốn đầu tư đúng quy định.
đ) Lập báo cáo tình hình thực hiện
KCH kênh mương và các báo cáo tài chính, kết quả giải ngân, quyết toán tài
chính và các báo cáo khác.
4. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
xã (gọi tắt là Ban Giám sát cộng đồng xã)
Ban Giám sát cộng đồng xã do Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam xã quyết định thành lập. Tổ chức bộ máy, quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ báo cáo, kinh phí hoạt động của Ban Giám
sát cộng đồng xã thực hiện theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày
18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của
cộng đồng, Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC
ngày 04/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trận tổ quốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số
80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế
giám sát đầu tư của cộng đồng và Hướng dẫn số 920/HD-SKHĐT ngày 10/10/2012 của
Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi hướng dẫn về nghiệp vụ giám sát đầu tư của cộng
đồng; lập và quản lý thực hiện kế hoạch giám sát đầu tư của Ban Giám sát cộng đồng
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh theo Quy chế Giám sát đầu tư của cộng đồng
ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 7. Lập kế hoạch
đầu tư và phân bổ vốn
1. Việc lập Kế hoạch đầu tư KCH kênh
mương loại III thực hiện theo Thông tư số 01/2017/TT-BKHĐT
ngày 14/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn quy trình lập kế
hoạch đầu tư cấp xã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều
phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh tổng hợp nhu cầu
và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư; tham mưu UBND tỉnh tổng
hợp, cân đối phân bổ nguồn vốn đầu tư KCH kênh mương loại III trong thực hiện Đề
án KCH kênh mương thủy lợi tại các địa phương.
3. Sau khi có quyết định phân bổ kế
hoạch vốn của UBND tỉnh, UBND huyện tổng hợp các nguồn vốn và phân bổ kế hoạch
vốn cho từng xã.
Điều 8. Lập, thẩm
định, phê duyệt báo cáo KTKT hoặc hồ sơ xây dựng công trình theo Nghị định số
161/2016/NĐ-CP
1. Đối với công trình không thuộc các
tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
161/2016/NĐ-CP
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo KTKT xây dựng công trình theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng,
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ; Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND
ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về một số nhiệm vụ quản lý đầu
tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND
ngày 11/5/2017 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung khoản 2
Điều 16 Quy định về một số nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 03/2017/QĐ- UBND ngày 11/01/2017 của
UBND tỉnh.
2. Đối với công trình thuộc các tiêu
chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
161/2016/NĐ-CP
Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ xây dựng
công trình thực hiện theo Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP.
3. Thiết kế bản vẽ thi công (BVTC)
và dự toán
a) Về thiết kế BVTC: Quy mô, khối lượng
và chất lượng hồ sơ thiết kế BVTC bảo đảm tuân thủ theo quy định tại Quyết định
số 82/QĐ-UBND ngày 10/3/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành thiết kế điển hình kiên cố kênh mương loại III (Ftưới ≤ 100ha)
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
b) Về dự toán: Lập theo các quy định
hiện hành của Nhà nước và UBND tỉnh.
Điều 9. Thực hiện
đầu tư
1. Việc lựa chọn nhà thầu thi công
xây dựng công trình kiên cố hóa kênh mương loại III thực hiện như sau:
a) Đối với công trình không thuộc các
tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
161/2016/NĐ-CP:
Thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định
63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
b) Đối với công trình thuộc các tiêu
chí dự án nhóm C quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số
161/2016/NĐ-CP.
Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng
theo một trong hai hình thức:
- Lựa chọn nhà thầu theo hình thức
tham gia thực hiện của cộng đồng: Thực hiện theo Điều 7 Nghị định số
161/2016/NĐ-CP.
- Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức
đấu thầu: Thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa
chọn nhà thầu.
Khuyến khích lựa chọn nhà thầu theo
hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.
2. Chủ đầu tư thương thảo, ký hợp đồng
với nhà thầu xây dựng để thi công công trình và tổ chức theo dõi, quản lý, điều
hành, giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo tiến độ hợp đồng đã
ký kết đến khi hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng.
Điều 10. Bồi thường,
giải phóng mặt bằng (nếu có)
1. UBND xã tuyên truyền, vận động,
khuyến khích nhân dân tham gia hiến đất và tự giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến
độ thi công xây dựng công trình.
2. Trường hợp trong quá trình thi
công xây dựng công trình có phát sinh bồi thường, giải phóng mặt bằng thì thực
hiện theo quy định của pháp luật và quy định của UBND tỉnh về bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Điều 11. Giám
sát thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn
giám sát (khi chủ đầu tư thuê) thực hiện việc giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo các
quy định có liên quan đến công tác giám sát, quản lý chất lượng công trình.
2. Ban Giám sát cộng đồng xã: Thực hiện
giám sát theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế này.
Điều 12. Nghiệm
thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức
nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng.
a) Thành phần tham gia nghiệm thu:
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 161/2016/NĐ-CP.
b) Nội dung nghiệm thu được lập thành
biên bản: Xác nhận sự phù hợp về các kết cấu bộ phận, khối lượng và chất lượng
công trình xây dựng bảo đảm đúng theo hồ sơ thiết kế BVTC được duyệt, đủ điều
kiện để tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng.
c) Biên bản nghiệm thu, bàn giao công
trình đưa vào sử dụng phải có chữ ký xác nhận chức danh, đóng dấu (nếu có) của
các thành phần tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình.
2. Công trình được nghiệm thu hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng là cơ sở để lập hồ sơ thanh, quyết toán vốn đầu
tư xây dựng công trình.
Điều 13. Lập hồ
sơ hoàn công
1. Hồ sơ hoàn công được lập trước khi
nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
2. Nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm
chính lập hồ sơ hoàn công; chủ đầu tư và tư vấn giám sát kỹ thuật thi công chịu
trách nhiệm kiểm tra và phối hợp thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công theo quy
định.
3. Nội dung hồ sơ hoàn công:
Phần I: Các văn bản, tài liệu liên
quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Phần II: Các văn bản, tài liệu liên
quan trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
Phần III: Hồ sơ bản vẽ hoàn công công
trình.
4. Hồ sơ hoàn công được lập thành 05
bộ: Sử dụng để lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình (02 bộ), lưu trữ tại
cơ quan chủ đầu tư (01 bộ), UBND xã (01 bộ) và đơn vị nhận bàn giao công trình (01 bộ).
Điều 14. Đơn vị
quản lý, khai thác sử dụng công trình
UBND xã tiếp nhận bàn giao và giao
cho tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện quản lý khai thác công trình theo đúng
quy định tại Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 28/9/2009 của UBND tỉnh Ban
hành Quy định về phân cấp và tổ chức quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ, CẤP PHÁT, THANH, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HÀNG NĂM
Điều 15. Đối với
UBND tỉnh
Trên cơ sở danh mục các tuyến kênh
trong Đề án được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tham mưu cho UBND tỉnh
xem xét Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư KCH kênh mương hàng năm cho UBND
các huyện quản lý (bao gồm các nguồn vốn ngân sách Trung ương (TW), ngân
sách tỉnh và Chương trình dự án khác).
Điều 16. Đối với
UBND huyện, thành phố
1. Là đầu mối tiếp nhận kinh phí hỗ
trợ của ngân sách TW và ngân sách tỉnh đầu tư cho KCH kênh mương.
2. Bố trí nguồn vốn ngân sách huyện
cho kế hoạch KCH kênh mương hàng năm để phân bổ đồng thời cùng với ngân sách TW
và ngân sách tỉnh cho UBND xã thông qua Kho bạc Nhà nước huyện.
Điều 17. Đối với
UBND xã
1. Căn cứ vào kinh phí được UBND huyện
phân bổ, cân đối nguồn vốn ngân sách xã, vốn nhân dân và các tổ chức, cá nhân
khác đóng góp để lập kế hoạch quản lý, sử dụng vốn đúng mục tiêu đầu tư xây dựng
KCH kênh mương thủy lợi của địa phương.
2. Chỉ đạo Ban Quản lý xã thực hiện
quản lý, sử dụng vốn KCH kênh mương có hiệu quả, đúng mục đích, tiết kiệm, công
khai, minh bạch và thực hiện quyết toán các nguồn vốn đầu tư theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về quản lý
ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác ở xã.
Điều 18. Đối với
Ban Quản lý xã
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ
đầu tư từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động nguồn lực, quản lý thanh quyết
toán vốn đầu tư theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày
30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định về thanh toán, quyết toán nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc giai
giai đoạn 2016-2020.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách
nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành,
Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND
các huyện chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã thực hiện hoàn thành Đề án, đồng
thời là đầu mối tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án KCH kênh
mương thủy lợi gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh
Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và PTNT và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tại Khoản 2 Điều 7 và Điều 15
Quy chế này, bảo đảm hoàn thành mục tiêu của Đề án; thực hiện lồng ghép các
chương trình, dự án với Đề án KCH kênh mương, giai đoạn 2016-2020 để công trình
phát huy hiệu quả đồng bộ.
3. Sở Tài chính
a) Thông báo kinh phí hỗ trợ đầu tư
KCH kênh mương cho ngân sách huyện trên cơ sở quyết định giao kế hoạch vốn của
UBND tỉnh.
b) Thực hiện việc cấp phát vốn; phối
hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện việc thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định của nhà nước.
4. Công ty TNHH Một thành viên Khai
thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi
Phối hợp với các địa phương để sắp xếp
lịch cắt nước phục vụ thi công xây dựng công trình đảm bảo không ảnh hưởng đến
lịch sản xuất thời vụ; hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương quản lý kỹ thuật đối với
KCH kênh loại III trong hệ thống thủy lợi do Công ty quản lý để phát huy hiệu
quả công trình đồng bộ.
Điều 20. Trách
nhiệm của UBND huyện, thành phố và UBND xã
UBND huyện, thành phố, UBND xã có
trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý đầu tư xây dựng KCH kênh mương theo quy định
tại Điều 3, Điều 6, Điều 16 và Điều 17 Quy chế này.
Điều 21. Chế độ
thông tin báo cáo
1. Các loại báo cáo và đơn vị lập báo
cáo:
a) Chủ đầu tư lập báo cáo định kỳ 6
tháng, 1 năm và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án KCH kênh mương, giai
đoạn 2016-2020 gửi UBND huyện, xã theo Biểu mẫu báo cáo định kỳ kèm theo Quy chế
này. Đồng thời đề xuất kế hoạch thực hiện KCH cho kỳ tiếp theo, năm sau (kể
cả nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch Đề án và các danh mục ưu tiên đầu tư).
b) Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán
theo quy định của Bộ Tài chính và trình người quyết định đầu tư phê duyệt theo
quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy chế này.
c) Ban Giám sát cộng đồng xã lập báo
cáo định kỳ 6 tháng và 1 năm và gửi về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, HĐND xã,
UBND xã và UBND huyện, thành phố. Nội dung báo cáo theo mẫu Phụ lục số 1 kèm
theo Hướng dẫn số 920/HD-SKHĐT ngày 10/10/2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
d) UBND huyện chỉ đạo Ban Chỉ đạo
Chương trình MTQG XDNTM, các phòng chức năng của huyện, UBND xã, chủ đầu tư lập
các loại báo cáo định kỳ và tổng hợp tình hình thực hiện KCH kênh mương gửi
UBND tỉnh thông qua các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.
2. Thời gian gửi báo cáo:
a) Báo cáo 6 tháng, 1 năm: Gửi vào tuần
thứ 2 của tháng 7 và tháng 1 hàng năm.
b) Báo cáo tổng hợp giai đoạn
2016-2020: Gửi vào tuần thứ 2 của tháng 01/2021.
Điều 22. Điều
khoản thi hành
1. Thủ trưởng các Sở, ngành liên
quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, phòng, ban liên quan và UBND các xã nghiêm
túc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập hoặc chưa phù hợp
với thực tế của địa phương thì lập báo cáo kiến nghị, đề xuất giải pháp trình
UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung (thông qua Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn).
BIỂU MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG THỦY
LỢI (6 THÁNG, 1 NĂM ……..) XÃ ………………………….HUYỆN ……………………………….
(Ban hành Kèm theo Quyết định số 1770/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT
|
Danh mục kênh/ Nội dung báo cáo
|
Địa điểm xây dựng (xã, huyện)
|
Loại kênh
|
Tên tuyến kênh
|
Chiều dài KCH (m)
|
Diện tích tưới, cấp nước
|
Khơi luồng chủ yếu
|
Kế hoạch vốn đầu tư xây
dựng (triệu đồng)
|
Phân theo nguồn vốn (triệu đồng)
|
Ghi chú
|
Thực tế (ha)
|
Sau KCH
(ha)
|
Cấp nước
s.hoạt, CN,ch.nuôi...
|
Đất đào,
đắp (m3)
|
Đá xây, lát
(m3)
|
Bê tông các
loại (m3)
|
Cốt thép (tấn)
|
Ngân sách
TW, tỉnh, CTMTQG
|
NS huyện, xã và vốn đóng
góp khác
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
A
|
KẾT QUẢ
THỰC HIỆN (Tổng cộng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi số, ngày,
tháng, năm đơn vị báo cáo
|
1
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
KẾ HOẠCH
(Tổng cộng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*Lưu ý:
Kế hoạch (của 6 tháng, năm sau)
Đơn vị lập, người
lập
(Ký tên, đóng dấu)
|
LÃNH ĐẠO UBND XÃ, HUYỆN
(Ký tên và đóng dấu)
|