Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1744/QĐ-UBND 2017 bể chứa hộ gia đình đào ao vùng khô hạn Bình Thuận 2018 2020

Số hiệu: 1744/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
Ngày ban hành: 27/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1744/QĐ-UBND

 Bình Thuận, ngày 27 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BỂ CHỨA NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH VÀ ĐÀO AO TRỮ NƯỚC CHO VÙNG KHÔ HẠN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Công văn số 618/HĐND-TH ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc Kế hoạch Xây dựng bể chứa nước hộ gia đình và đào ao trữ nước cho vùng khô hạn tỉnh Bình Thuận năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2020;

Xét đề nghị của liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính tại Tờ trình số 81/TTr-LS-NN&PTNT-TC ngày 19 tháng 5 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Xây dựng bể chứa nước hộ gia đình và đào ao trữ nước cho vùng khô hạn tỉnh Bình Thuận năm 2017 và giai đoạn 2018 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG BỂ CHỨA NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH VÀ ĐÀO AO TRỮ NƯỚC CHO VÙNG KHÔ HẠN TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận)

I. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH:

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp do tác động của điều kiện biến đổi khí hậu, tỉnh luôn phải đối mặt với những nguy cơ do thiên tai gây ra, nhất là nắng hạn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có công trình cấp nước tập trung và công trình thủy lợi. Một số khu vực trên địa bàn của tỉnh cho đến nay vẫn còn trắng hoặc rất ít được đầu tư về công trình thủy lợi do thiếu nguồn nước như: huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong, thị xã La Gi; Bên cạnh đó, một số địa phương như huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhưng số lượng công trình thủy lợi còn ít, hệ thống kênh mương chưa được đầu tư, phát triển nhiều nên nhiều năm qua các địa phương trên thường xuyên xảy ra hạn hán.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra, người dân đã chủ động xây bể, đào ao để trữ nước dùng trong sinh hoạt và tưới cho cây trồng trong mùa khô. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình sinh sống trong vùng khô hạn vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tự huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng công trình. Do vậy, cần phải có cơ chế chính sách để hỗ trợ những hộ này để ổn định đời sống.

Từ những lý do trên việc xây dựng bể chứa nước, đào ao để phục vụ sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng là hết sức cần thiết và cần được nhà nước quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Chủ động nước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng, giải quyết tình trạng thiếu nước, khắc phục hạn hán, hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho người sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao ý thức của người dân trong việc tưới tiết kiệm nước, giữ gìn nguồn nước.

- Tạo cơ sở pháp lý về phương thức thực hiện và cơ chế hỗ trợ đầu tư nhằm huy động các nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác và hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư xây bể chứa nước, phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ phục vụ công tác chống hạn bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, xã hội và đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các bể chứa nước, đào ao trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

- Đối với nước sinh hoạt:

+ Dự kiến năm 2017: Xây dựng 200 bể.

+ Đến năm 2020 phát triển được 800 bể.

- Đối với nước sản xuất:

+ Dự kiến năm 2017: Xây dựng 200 ao, tương ứng với 20 ha diện tích mặt nước.

+ Đến năm 2020 phát triển được 800 ao, tương ứng với 80 ha diện tích mặt nước.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:

1. Phạm vi áp dụng xây bể chứa nước:

Hộ gia đình tại các xã, phường, thị trấn khu vực thường xuyên thiếu nước sinh hoạt; trong đó ưu tiên áp dụng cho các khu vực sau:

- Khu vực dân cư không khoan, đào được giếng, đang sử dụng nguồn nước sông suối, ao hồ không hợp vệ sinh hoặc có giếng nhưng chất lượng nước không hợp vệ sinh, bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm bẩn.

- Khu vực dân cư chưa được đầu tư công trình cấp nước tập trung (CTCNTT) hoặc đã có CTCNTT nhưng mạng tuyến ống cấp nước chưa được mở rộng để phục vụ trên phạm vi toàn xã, thị trấn (các hộ dân ở riêng lẻ xa khu vực trung tâm chưa được cấp nước) hoặc công suất cấp nước của nhà máy nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhân dân. Cụ thể:

Huyện, thị xã, thành phố

Xã, phường, thị trấn

Tuy Phong

Liên Hương, Bình Thạnh, Hòa Phú, Phú Lạc, Phước Thể, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân

Bắc Bình

Lương Sơn, Bình An, Hòa Thắng, Hồng Thái, Phan Thanh, Sông Bình, Sông Lũy

Hàm Thuận Bắc

Ma Lâm, Phú Long, Đa Mi, La Dạ, Hàm Chính, Hàm Đức, Hàm Liêm, Hàm Hiệp, Hàm Thắng, Hàm Trí, Hàm Phú, Hồng Liêm, Hồng Sơn, Thuận Hòa, Thuận Minh

Hàm Thuận Nam

Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Minh, Hàm Mỹ, Hàm Thạnh, Mỹ Thạnh, Mương Mán, Tân Lập, Tân Thành, Tân Thuận, Thuận Quý

La Gi

Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến

Hàm Tân

Tân Minh, Tân Nghĩa, Sơn Mỹ, Sông Phan, Tân Đức, Tân Hà,

Tân Phúc, Tân Thắng, Tân Xuân, Thắng Hải

Tánh Linh

Lạc Tánh, Bắc Ruộng, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Phú, Đức Tân,

Đức Thuận, Gia An, Gia Huynh, Huy Khiêm, La Ngâu, Măng Tố, Nghị Đức, Suối Kiết

Đức Linh

Đức Tài, Võ Xu, Đa Kai, Đông Hà, Đức Chính, Đức Hạnh, Đức Tín, Mê Pu, Nam Chính, Sùng Nhơn, Tân Hà, Trà Tân, Vũ Hòa

Phan Thiết

Hàm Tiến, Mũi Né, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tiến Thành

Phú Quý

Ngũ Phụng, Long Hải, Tam Thanh

Lưu ý: Không khuyến khích áp dụng phương án xây dựng bể chứa nước đối với các khu vực dân cư đã được sử dụng nguồn nước sạch từ các CTCNTT và khu vực dân cư đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước phân tán có chất lượng nước hợp vệ sinh.

2. Phạm vi áp dụng đào ao trữ nước:

- Khu vực trên địa bàn tỉnh thường xuyên thiếu nước sản xuất bao gồm các thôn, khu phố thuộc các xã, thị trấn chưa được đầu tư công trình thủy lợi. Cụ thể:

Huyện, thị xã, thành phố

Xã, phường, thị trấn

Phan Thiết

Thiện Nghiệp, Tiến Thành

Tuy Phong

Hòa Minh, Chí Công, Bình Thạnh, Hòa Phú

Bắc Bình

Hòa Thắng, Hồng Phong, Phan Hòa, Phan Rí Thành, Sông Bình, Bình Tân, Bình An (thôn An Thạnh), Phan Thanh (khu Ngã Hai)

Hàm Thuận Bắc

Đa Mi, Hồng Liêm, Thuận Hòa

Hàm Thuận Nam

Mỹ Thạnh, Thuận Quý

La Gi

Tân Bình, Tân Hải, Tân Phước, Tân Tiến

Tánh Linh

Gia Huynh, Suối Kiết

Đức Linh

Đức Hạnh, Đông Hà, Trà Tân, Tân Hà, Đức Tín, Đức Chính, Đức Tài, Nam Chính, Võ Xu, Vũ Hòa, Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai

Hàm Tân

Tân Minh, Tân Nghĩa, Sông Phan, Tân Phúc, Tân Đức, Thắng Hải, Tân Xuân, Sơn Mỹ

Phú Quý

Ngũ Phụng, Long Hải, Tam Thanh

3. Đối tượng:

Đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sinh sống tại xã, phường, thị trấn thuộc phạm vi áp dụng nêu tại Khoản 1 và Khoản 2, Phần III của Kế hoạch này.

4. Điều kiện cho vay:

Ngoài các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của pháp luật, của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khách hàng phải thuộc các đối tượng vay vốn theo quy định tại Khoản 3, Phần III của Kế hoạch.

IV. NỘI DUNG QUY ĐỊNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG BỂ NƯỚC VÀ ĐÀO AO KHẮC PHỤC HẠN HÁN:

1. Đối với xây bể chứa nước:

1.1. Mức cho vay và thời gian cho vay:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn của khách hàng tham gia vào tổng nhu cầu vốn. Đối với từng nhu cầu xây bể của hộ gia đình, mức cho vay cụ thể như sau:

STT

Dung tích bể (m3)

Chi phí trực tiếp theo thiết kế mẫu (đồng)

Mức cho vay tối đa (đồng)

Vốn đối ứng của khách hàng (đồng)

1

5

11.755.731

9.404.585

2.351.146

2

10

18.070.195

14.456.156

3.614.039

3

15

24.279.562

19.423.650

4.855.912

4

20

29.512.788

23.610.230

5.902.558

5

25

32.453.945

25.963.156

6.490.789

6

30

35.121.696

28.097.357

7.024.339

- Thời hạn cho vay trung hạn do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhưng thời gian được áp dụng mức lãi suất hỗ trợ không vượt quá thời gian quy định tại Điểm 1.2, Khoản 1, Phần IV của Kế hoạch này.

- Biện pháp bảo đảm tiền vay: Ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phải nộp cho ngân hàng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn và không có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm.

1.2. Lãi suất cho vay và mức hỗ trợ lãi suất:

- Lãi suất cho vay: Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Chương 1 của Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Mức hỗ trợ lãi suất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình thuộc phạm vi và đối tượng quy định tại Phần III kế hoạch này. Tối đa 04 năm tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 31 tháng 12 năm 2020.

1.3. Quy cách xây dựng bể chứa: Áp dụng thiết kế mẫu đính kèm Kế hoạch này.

1.4. Điều kiện hỗ trợ:

- Hộ gia đình sinh sống tại địa phương theo quy định tại Phần III của Kế hoạch này.

- Có đơn xin xây dựng bể chứa nước, đồng thời có cam kết xây dựng bể chứa nước theo thiết kế, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và được chính quyền cấp xã xác nhận.

2. Đối với đào ao:

2.1. Mức cho vay và thời gian cho vay:

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay tối đa 80% tổng nhu cầu vốn, số còn lại là vốn của khách hàng tham gia vào tổng nhu cầu vốn. Tổng nhu cầu vốn căn cứ theo dự toán được Ủy ban nhân dân huyện thẩm định trên cơ sở dự toán trình của cá nhân, hộ gia đình, nhưng không quá 30 triệu/ao.

- Thời hạn cho vay trung hạn do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhưng thời gian được áp dụng mức lãi suất hỗ trợ không vượt quá thời gian quy định tại Điểm 2.2, Khoản 2, Phần IV của Kế hoạch này.

2.2. Lãi suất cho vay và mức hỗ trợ lãi suất:

- Lãi suất cho vay: Thực hiện theo quy định tại Điều 13, Chương 1 của Thông tư số 39/2016/TT- NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Mức hỗ trợ lãi suất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất cho vay đối với các hộ gia đình thuộc phạm vi và đối tượng quy định tại Phần III kế hoạch này. Tối đa 04 năm tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 31 tháng 12 năm 2020.

2.3. Quy cách xây dựng: Không bắt buộc, hộ dân tự thực hiện hoặc có thể tham khảo phụ lục hướng dẫn đào ao đính kèm Kế hoạch này.

2.4. Điều kiện hỗ trợ:

- Hộ gia đình sinh sống tại địa phương theo quy định tại Phần III của Kế hoạch này.

- Có đơn xin đào ao trữ nước, đồng thời có cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và được chính quyền cấp xã xác nhận.

3. Quy định trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình đã vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Đối với cá nhân, hộ gia đình đã có vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các chi nhánh huyện thuộc tỉnh Bình Thuận, sau khi đã sử dụng hết phần cho vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, phần vốn vay còn lại Ngân hàng cho vay có tài sản bảo đảm. Ngân hàng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phải nộp cho ngân hàng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

V. NGUỒN KINH PHÍ CẤP BÙ LÃI SUẤT:

Căn cứ trên cơ sở số liệu về tình hình sử dụng các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của Bộ chỉ số theo dõi - đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận được UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 886/QĐUBND ngày 30/3/2016, Sở Nông nghiệp và PTNT dự kiến tổng nhu cầu xây dựng bể chứa nước trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 4.960 bể. Để xác định nhu cầu xây dựng bể chứa nước sát với thực tế cần tham khảo ý kiến của các địa phương trong tỉnh hoặc tổ chức điều tra, khảo sát.

Trong phạm vi Kế hoạch này dự kiến đến năm 2020 xây dựng 800 bể và đào 800 ao với kinh phí xây dựng bể 30m3 (tạm tính đối với nhu cầu xây bể cao nhất) là 35.121.696 đồng/bể, kinh phí đào ao tối đa là 30 triệu đồng/ao.

1. Cấp bù lãi suất xây dựng bể chứa:

Năm thực hiện

Số lượng

Đơn giá

(bể 35 m3)

Thành tiền

Ngân hàng cho vay 80%

UBND tỉnh cấp bù lãi ngân hàng (tạm tính 10%/ năm)

(cái)

(đồng)

(đồng)

(đồng)

(đồng)

2017

200

35.121.696

7.024.339.200

5.619.471.360

561.947.136

2018

200

35.121.696

7.024.339.200

5.619.471.360

561.947.136

2019

200

35.121.696

7.024.339.200

5.619.471.360

561.947.136

2020

200

35.121.696

7.024.339.200

5.619.471.360

561.947.136

Tổng cộng

800

 

28.097.356.800

22.477.885.440

2.247.788.544

Số lượng hộ gia đình vay ngân hàng để xây bể chứa nước trong biểu này được chọn sơ bộ để tính toán, chưa được điều tra, thống kê cụ thể về số thành viên hộ gia đình, số hộ gia đình, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, thể tích bể chứa,…

2. Cấp bù lãi suất đào ao:

Năm thực hiện

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Ngân hàng cho vay 80%

UBND tỉnh cấp bù lãi ngân hàng (tạm tính 10%/ năm)

(cái)

(đồng)

(đồng)

(đồng)

(đồng)

2017

200

30.000.000

6.000.000.000

4.800.000.000

480.000.000

2018

200

30.000.000

6.000.000.000

4.800.000.000

480.000.000

2019

200

30.000.000

6.000.000.000

4.800.000.000

480.000.000

2020

200

30.000.000

6.000.000.000

4.800.000.000

480.000.000

Tổng cộng

800

 

24.000.000.000

19.200.000.000

1.920.000.000

Số lượng hộ gia đình vay ngân hàng để đào ao trong biểu này được chọn sơ bộ để tính toán, chưa được điều tra, thống kê cụ thể về số hộ gia đình có nhu cầu đào ao thuộc đối tượng ưu đãi theo Kế hoạch này.

Tổng kinh phí UBND tỉnh cấp bù lãi suất đến năm 2020 (làm tròn): 4.167.000.000 đồng (Bốn tỷ, một trăm sáu mươi bảy triệu đồng).

VI. QUY TRÌNH VAY VỐN VÀ CẤP BÙ LÃI SUẤT VAY VỐN:

1. Lập kế hoạch vay vốn:

Hàng năm, trên cơ sở đăng ký xây dựng bể chứa nước, đào ao trữ nước của hộ gia đình, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp danh sách gửi Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định về Kế hoạch vay vốn để hỗ trợ lãi suất cho vay. Trên cơ sở đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận thực hiện cho vay theo quy định. Kế hoạch đồng gửi cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh để theo dõi, chỉ đạo các Ngân hàng cho vay.

2. Quy trình vay vốn:

Trên cơ sở Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nguồn ngân sách chuyển sang hỗ trợ lãi suất và kế hoạch cho vay vốn xây bể, đào ao của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận, Ủy ban nhân dân các huyện thông báo Kế hoạch triển khai trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân xã thông báo cho các đối tượng vay vốn xây bể, đào ao biết để thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng.

Sau khi thực hiện xong việc đầu tư, Ủy ban nhân dân xã tổng hợp danh sách gửi Ủy ban nhân dân huyện để tiến hành nghiệm thu. Thành phần nghiệm thu gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ngân hàng cho vay cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã và đối tượng hưởng lợi.

3. Thủ tục cấp bù lãi suất vay vốn:

Hàng quý, căn cứ thực tế các đối tượng vay vốn để xây dựng bể nước, đào ao theo Kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp danh sách, số đối tượng vay vốn và số tiền cấp bù lãi suất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về danh sách, đối tượng, kinh phí cấp bù lãi suất. Sở Tài chính thực hiện cấp kinh phí cấp bù lãi suất cho Ngân hàng hàng quý theo phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đưa vào kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ hạn hán trên địa bàn tỉnh.

- Trước tháng 10 hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch này, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, dự trù kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn nhân dân quy trình, kỹ thuật xây bể chứa, đào ao trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong các tháng mùa khô.

- Chủ trì, phối hợp các Sở liên quan kiểm tra việc triển khai kế hoạch và định kỳ tháng 3, tháng 6, cuối năm tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch.

2. Sở Tài chính:

Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt hàng năm, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện cân đối nhu cầu kinh phí cấp bù lãi suất vốn vay để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đưa vào kế hoạch thực hiện chính sách hỗ trợ hạn hán trên địa bàn tỉnh.

- Lồng ghép các dự án, chương trình để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Định hướng các cơ quan báo chí, Phòng Văn hóa - Thông tin và Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, thống kê lại khu vực thường xuyên bị thiếu nước trong mùa khô, thông báo cho các hộ có nhu cầu đăng ký xây bể, đào ao, tổng hợp danh sách báo cáo Ủy ban nhân dân huyện.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tiếp nhận đơn, kiểm tra hồ sơ, xác nhận điều kiện hưởng ưu đãi; tổng hợp danh sách, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện Kế hoạch triển khai trên địa bàn xã; tham gia kiểm tra, nghiệm thu công trình.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách cho vay ưu đãi lãi suất để đầu tư xây bể, đào ao của tỉnh; tổ chức họp dân; công bố mức vay vốn của nhân dân trong xã và mức hỗ trợ lãi suất của Nhà nước; hướng dẫn các hộ dân xin cấp giấy phép vận chuyển đất đào ao đi đổ nơi khác.

- Tháng 8 hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự trù tổng kinh phí xây dựng và tổng số tiền vay ngân hàng báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp.

- Định kỳ tháng 3, tháng 6, cuối năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện.

6. Ngân hàng Nhà nước:

- Chỉ đạo, giám sát Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận thực hiện cho vay theo Kế hoạch xây dựng bể chứa nước và đào ao khắc phục hạn hán trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp tuyên truyền, triển khai chính sách theo Kế hoạch này đến người dân để biết, tiếp cận và thụ hưởng chính sách.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bình Thuận:

- Giao Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện triển khai cho vay trên địa bàn huyện theo đúng đối tượng, mục tiêu của Kế hoạch.

- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bù lãi suất vốn vay theo quy định hàng năm.

- Hướng dẫn trình tự, thủ tục cho các hộ đăng ký nhu cầu vay vốn Ngân hàng theo đúng quy định.

8. Trách nhiệm của hộ gia đình vay vốn:

- Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của địa phương về các thủ tục vay vốn xây dựng.

- Cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích sử dụng, trả nợ đúng hạn theo phân kỳ đã thỏa thuận với Ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

THIẾT KẾ MẪU BỂ CHỨA NƯỚC
(Đính kèm theo Quyết định số 1744/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận)

PHẦN 1: THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT - THI CÔNG CÔNG TRÌNH:

I. Nội dung của phần thiết kế kỹ thuật- thi công Giải pháp thiết kế chủ yếu:

- Thiết kế bể dự trữ nước cho khu vực nông thôn thường xuyên thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;

- Các chi tiết trên bản vẽ, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và có thể đưa vào thi công xây dựng công trình, bao gồm các thuyết minh và bản vẽ.

II. Thuyết minh của thiết kế kỹ thuật thi công Các nội dung chủ yếu sau:

1. Nhiệm vụ thiết kế:

- Thiết kế bể chứa để dự trữ nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho hộ gia đình vùng nông thôn tỉnh Bình Thuận.

2. Tính toán thiết kế:

2.1. Dung tích, kết cấu bể chứa:

- Lượng nước mưa thu được trong một tháng:

Qw(lít) = S(m2) x L(mm) x R x P(%)

Trong đó:

Qw(lít):   Lượng nước mưa thu được/tháng;

S (m2): Diện tích bề mặt thu nước mưa;

L(mm): Lượng mưa trên một đơn vị diện tích/tháng;

R:         Hệ số chảy của bề mặt thu nước (mái nhà), ta chọn R=0,9;

P (%): Hiệu suất thu mước mưa từ mái nhà, ta chọn R=85%; (Theo tài liệu Harvesting rainwater for Landscape use của University of Arizona)

- Lượng nước sinh hoạt trung bình cho một hộ gia đình trong một tháng:

Chọn tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt và ăn uống là 50 lít/người/ngày, hộ gia đình có 4 người thì lượng nước cần dùng cho một tháng là: Qsh(lít) = 4 x 0,05 x 30 = 6 (m3/tháng)

Qsh: lượng nước cần dùng cho ăn uống, sinh hoạt trong một tháng. Nhu cầu sử dụng nước này còn phụ thuộc vào tình hình sử dụng nguồn nước thay thế cho nước mưa vào các tháng mùa mưa và mùa khô trong năm.

- Lượng nước dự trữ trung bình tại bể chứa trong một tháng:

Qbc(lít) = Qw (lít) – S (m2) x L (mm) x R x P(%)

Căn cứ số liệu về lượng mưa trung bình của các vùng trên toàn tỉnh và giả thiết về diện tích bề mặt thu nước mưa (mái nhà), tính dung tích bể chứa cho các vùng trên toàn tỉnh như sau:

(Đính kèm Bảng tổng hợp tính dung tích bể chứa cho các vùng trên toàn tỉnh)

2.2. Kết cấu bể chứa nước:

* Bể chứa 5m3:

+ Dung tích chứa nước 5m3, kích thước bể: 2,5m x 2,5m x 1,5m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa ống PVC D60; ống xả tràn PVC D60; ống xả cặn PVC D60; ống xả nước mưa đầu PVC D60 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

* Bể chứa 10m3:

+ Dung tích chứa nước 10 m3, kích thước bể: 3,0m x 3,0m x 1,8m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa PVC D60; ống xả tràng PVC D60; ống xả cặn PVC D60; ống xả nước mưa đầu PVC D60 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

* Bể chứa 15m3:

+ Dung tích chứa nước 15 m3, kích thước bể: 3,6m x 3,6m x 1,8m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa PVC D90; ống xả tràn PVC D90; ống xả cặn PVC D90; ống xả nước mưa đầu PVC D90 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

* Bể chứa 20m3:

+ Dung tích chứa nước 20 m3, kích thước bể: 4,1m x 4,1m x 1,8m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa PVC D90; ống xả tràn PVC D90; ống xả cặn PVC D90; ống xả nước mưa đầu PVC D90 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

* Bể chứa 25m3:

+ Dung tích chứa nước 25m3, kích thước bể: 4,1m x 4,1m x 1,95m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa D90; ống xả tràng D90; ống xả cặn D90; ống xả nước mưa đầu D90; sử dụng vòi lấy nước sinh hoạt D27.

* Bể chứa 30m3:

+ Dung tích chứa nước 30 m3, kích thước bể: 4,6m x 4,6m x 2,0m

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bố trí đường ống dẫn nước mưa từ máng thu vào bể chứa PVC D90; ống xả tràn PVC D90; ống xả cặn PVC D90; ống xả nước mưa đầu PVC D90 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

3. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4202 - 2012: Ðất xây dựng;

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5747 - 1993: Phân loại đất xây dựng.

- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động - tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

- TCVN 5573-1995: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép - tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 5574-2012: Kết cấu BT và BTCT - tiêu chuẩn thiết kế;

- Quyết định số 47/1999/QĐ-BXD ngày 21/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng v/v phê duyệt Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.

4. Thuyết minh xây dựng:

- Khái quát về tổng mặt bằng:

Bể chứa nước được xây dựng trong khuôn viên hộ gia đình đặt tại vị trí thuận lợi cho việc thu nước mưa và sử dụng nước để sinh hoạt.

- Dự tính khối lượng:

Việc tính toán chi tiết khối lượng thực hiện trên phần mềm tính dự toán chuyên dụng.

5. Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

- Bản vẽ chi tiết, mặt bằng tỷ l: 1/25; 1/50; thể hiện trên bản vẽ A4 (có đính kèm)

PHẦN 2: THUYẾT MINH DỰ TOÁN:

I. Khối lượng:

Khối lượng công việc thực hiện: Bể chứa nước: 5m3,10 m3,15m3, 20m3, 25m3 và 30m3.

+ Tường dày 20cm xây gạch thẻ 4,5x9x19 vữa xi măng M 75; trát trong, ngoài dày 1cm vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Đáy bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250, bề mặt đáy bể được láng vữa xi măng M75 có láng hồ dầu;

+ Nắp bể dày 10cm kết cấu bê tông cốt thép M250;

+ Bể chứa nước 15m3, 20m3, 25m3 và 30m3 bố trí các đường ống dẫn, ống xả nước mưa từ máng thu vào bể chứa ống PVC D90; ống xả tràn PVC D90; ống xả cặn PVC D90; ống xả nước mưa đầu PVC D90 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

+ Bể chứa nước 10m3, 5m3 bố trí các đường ống dẫn, ống xã nước mưa từ máng thu vào bể chứa ống PVC D60; ống xả tràn PVC D60; ống xả cặn PVC D60; ống xả nước mưa đầu PVC D60 và vòi lấy nước sinh hoạt D27.

II. Biện pháp thi công:

- Thi công bằng thủ công và máy thi công.

III. Văn bản áp dụng:

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Công văn số 1382/UBND-ĐBQH ngày 28/4/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về mức lương cơ sở đầu vào để xác định đơn giá nhân công theo Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng;

- Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc công bố Bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Công văn số 1453/HD-SXD ngày 31/5/2016 của Sở Xây dựng Bình Thuận về việc hướng dẫn áp dụng Bộ đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Công văn số 2698/SXD-KTTH ngày 13/9/2016 của Sở Xây dựng Bình Thuận về việc giá các loại vật liệu chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tại tỉnh Bình Thuận tháng 8/2016 (Một số vật liệu không có trong thông báo giá thì tạm tính theo giá thực tế thi trường);

IV. Nguồn vật liệu chính:

- Xi măng, sắt thép, đá, gỗ, gạch thẻ, cát, … mua tại các đại lý trung tâm huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

V. Dự toán kinh phí (chỉ tính phần chi phí trực tiếp):

1. Bể chứa 5m3:

11.755.731 đồng

2. Bể chứa 10m3:

18.070.195 đồng

3. Bể chứa 15m3:

24.279.562 đồng

4. Bể chứa 20m3:

29.512.788 đồng

5. Bể chứa 25m3:

32.453.945 đồng

6. Bể chứa 30m3:

35.121.696 đồng

 

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐÀO AO
(Đính kèm theo Quyết Định số 1744/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh Bình Thuận)

1. Điều kiện áp dụng:

- Vùng chưa có nguồn nước từ công trình thủy lợi;

- Khu vực có nguồn sinh thủy tập trung (mạch ngầm, thềm sông - suối) để bảo đảm có nước trữ vào ao;

- Điều kiện địa chất nền ổn định, không xây dựng tại các khu vực có nền địa chất hoàn toàn là cát.

- Khu vực có bãi chứa đất sau khi đào từ ao lên.

2. Tính toán xác định quy mô đào ao:

- Xác định nhu cầu sử dụng nước và nguồn nước cấp cho công trình, từ đó tính toán được trữ lượng nước cần trữ trong ao, hồ ký hiệu là Wtrữ (đơn vị tính m3). Việc xác định Wtrữ chính là xác định chiều rộng, chiều dài, chiều sâu đào ao. Tùy theo điều kiện thực tế để lựa chọn diện tích xây dựng sao cho tiết kiệm diện tích chiếm đất.

- Sau khi xác định được diện tích đáy ao hợp lý (tức là chiều rộng đáy ao, ký hiệu là B; chiều rộng miệng ao, hồ ký hiệu là B1; chiều dài đáy ao, ký hiệu là L; chiều dài miệng ao, ký hiệu là L1), tiến hành xác định chiều sâu đào ao và chiều cao, ký hiệu là H theo công thức sau: H = 1,2 x Wtrữ /(B+B1)/2/(L+L1)/2.

Trong đó:

+ Tham số B, L: là kích thước định trước.

+ B1 = B+2m (m là hệ số mái ngiêng, theo kinh nghiệm chọn m = 1,5).

+ L1 = L+2m (m là hệ số mái ngiêng, theo kinh nghiệm chọn m = 1,5).

3. Trình tự xây dựng ao:

a) Công tác chuẩn bị:

- Trong phạm vi công trình nếu có cây cối ảnh hưởng đến an toàn của công trình và gây khó khăn cho thi công thì phải chặt hoặc dời đi nơi khác.

- Trước khi đào ao phải xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, cống, rãnh...) ngăn không cho chảy vào công trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ,... tùy theo điều kiện địa hình và tính chất công trình.

- Khi đào ao, hồ nằm dưới mặt nước ngầm thì phải có biện pháp tiêu nước mặt kết hợp với tiêu nước ngầm trong phạm vi bên trong và bên ngoài công trình.

Phải bố trí hệ thống rãnh tiêu nước, giếng thu nước, vị trí bơm di động và trạm bơm tiêu nước cho từng giai đoạn thi công công trình.

b) Thi công:

- Định vị công trình: Nếu hình dạng ao đối xứng thì phải xác định trục đối xứng của công trình; Nếu ao không đối xứng thì xác định một mép của công trình và một trục tim phụ tiêu biểu tùy theo hình dáng cụ thể của công trình. Những cọc định vị trục tim, mép biên và cọc mốc cao trình phải dẫn ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của thi công bằng những cọc phụ. Phải cố định cọc phụ, tránh dẫn cọc phụ ra khỏi bãi, trên đường giao thông và tới những nơi có khả năng lún, xói, lở, trượt đất.

- Chặt cây, phát bụi, bóc hết lớp đất hữu cơ;

- Nếu nền đất thiên nhiên là đất cát, đất lẫn nhiều đá tảng thì không cần xử lý giật cấp.

- Việc đào ao phải tiến hành từng lớp theo độ sâu. Trình tự đào phải được tính toán sao cho năng suất và chất lượng thi công cao nhất.

4. Lưu ý:

- Ao phải được xây dựng tại nơi có mạch nước ngầm, khe lạch, nơi tụ thủy, có lưu vực để đảm bảo nguồn nước về ao.

- Ưu tiên đào ao ở những vùng không có công trình thủy lợi, cách xa sông suối lớn. Hình dạng ao tùy thuộc vào địa hình và khu đất để đào cho hợp lý, không quy định cụ thể nhưng phải đáp ứng được điều kiện về diện tích ao dung tích trữ nước theo quy định.

- Có giải pháp chống bồi lắng; hàng rào bảo vệ quanh ao, biển báo độ sâu để cảnh báo nguy hiểm.

- Các đối tượng hưởng lợi tự tổ chức thi công công trình; tự quản lý vận hành công trình sau đầu tư; có phương án chia sẻ nguồn nước tưới trong các đối tượng hưởng lợi để phục vụ sản xuất.

 


 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1744/QĐ-UBND Kế hoạch Xây dựng bể chứa nước hộ gia đình và đào ao trữ nước cho vùng khô hạn tỉnh Bình Thuận ngày 27/06/2017 và giai đoạn 2018-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.377

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.89.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!