Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1730/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Ngô Gia Tự
Ngày ban hành: 01/08/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1730/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 01 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/06/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của đồ án và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 10/7/2017 của HĐND tỉnh Nam Định thông qua Quy hoạch vùng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2701/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Nam Định về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét đề nghị tại Tờ trình số 71/TTr-UBND ngày 31/5/2017 của UBND huyện Giao Thủy, Tờ trình số 73/TTr-SXD ngày 24/7/2017 của Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với nội dung sau:

1. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích và thời hạn quy hoạch

1.1. Vị trí, phạm vi ranh giới

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn địa giới hành chính huyện Giao Thủy, bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn: Quất Lâm, Ngô Đồng và 20 xã: Giao Hương, Hồng Thuận, Giao Thiện, Giao Thanh, Hoành Sơn, Bình Hoà, Giao Tiến, Giao Hà, Giao Nhân, Giao An, Giao Lạc, Giao Châu, Giao Tân, Giao Yến, Giao Xuân, Giao Thịnh, Giao Hải, Bạch Long, Giao Long, Giao Phong, giới hạn bởi:

+ Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình;

+ Phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông;

+ Phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường;

+ Phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu.

1.2. Quy mô diện tích

- Gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Giao Thủy: 237,76 km2

1.3. Thời hạn quy hoạch:

- Ngắn hạn đến năm 2020; dài hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

2. Tính chất vùng huyện

- Là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc tỉnh Nam Định;

- Vùng phát triển về kinh tế biển, trong đó thế mạnh là phát triển dịch vụ thương mại, du lịch và thủy sản;

- Đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục đường bộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh kết nối với các vùng lân cận.

3. Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng

3.1. Dự báo tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bình hàng năm thời kỳ 2016-2020 là 10,2%/năm và thời kỳ 2021-2030 là 13,0%/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt khoảng 342 triệu đồng.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế

+ Đến năm 2020, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 33%-25%- 42%;

+ Đến năm 2030, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 21% - 39% - 40%;

+ Đến năm 2050, cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ tương ứng là 18% - 37% - 45%;

3.2. Dự báo phát triển dân số, lao động

- Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2016-2020 là 0,9%/năm (tỷ lệ tăng tự nhiên).

- Tốc độ tăng dân số trung bình toàn huyện giai đoạn 2021-2030 là 1,3%/năm (bao gồm cả tăng tự nhiên và tăng cơ học).

- Dân số hiện trạng (2015): 190.291 người. Dân số năm 2020: 199.100 người, năm 2030 là 227.000 người

- Lao động: Dự kiến nguồn lao động chiếm 65% dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%.

3.3. Dự báo sử dụng đất

3.3.1. Quan điểm chung.

- Dành quỹ đất hợp lý để phát triển cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống, phát triển các đô thị, các thị trấn. Đặc biệt là quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện.

- Phân bổ, sử dụng linh hoạt diện tích đất trồng lúa phù hợp theo từng giai đoạn phát triển đảm bảo an ninh lương thực. Khai thác sử dụng đất phải đặc biệt coi trọng mục tiêu phòng thủ, an ninh quốc gia, ưu tiên những địa thế tự nhiên thuận lợi kết hợp kinh tế với quốc phòng;

- Khai thác sử dụng đất phải đi đôi bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững.

3.3.2. Dự báo quy hoạch sử dụng đất:

Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Loại đất

Diện tích

Tỷ lệ

Tổng diện tích tự nhiên

25.323,8

100

Đất nông nghiệp

16.288,67

64,1

Đất phi nông nghiệp

8.325,74

32,9

Đất chưa sử dụng

709,39

3,0

- Năm 2020:

+ Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 8.145 ha.

+ Đất đô thị khoảng 4.315 ha (bao gồm: TT Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng), bình quân 865 m2/người. Đất dân dụng khoảng 425 ha, chỉ tiêu khoảng 85 m2/người.

+ Đất nông thôn khoảng 3.830 ha.

- Năm 2030:

+ Đất đô thị, nông thôn toàn huyện khoảng: 8.415 ha.

+ Đất đô thị khoảng 4.315 ha (bao gồm: TT Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng), bình quân 630 m2/người. Đất dân dụng khoảng 615 ha, chỉ tiêu khoảng 90 m2/người.

+ Đất nông thôn khoảng 4.100 ha.

3.4. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật:

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch đảm bảo đáp ứng các quy định theo quy chuẩn quy hoạch xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng.

4. Định hướng phát triển tổng thể không gian vùng:

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện theo mô hình 2 trung tâm và 1 vành đai phát triển. Trong đó:

+ Lấy TT. Huyện lỵ Ngô Đồng làm hạt nhân phát triển không gian phía Bắc huyện, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL 37B, TL 489, và các trục huyện lộ).

+ Lấy đô thị Quất Lâm làm hạt nhân phát triển không gian phía Nam huyện, lan tỏa ra xung quanh thông qua các trục đường chính (trục QL37B, TL489, TL489B và các trục huyện lộ).

+ Vành đai phát triển không gian thuộc khu vực đô thị Đại Đồng và các xã vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy (thế mạnh là phát triển kinh tế biển) liên kết với 2 trung tâm thông qua trục đường bộ ven biển, tỉnh lộ 489 và các trục huyện lộ.

5. Định hướng phát triển các đô thị và điểm dân cư nông thôn:

5.1. Định hướng phát triển các đô thị:

- Dự báo tỷ lệ đô thị hoá trên địa bàn huyện đến năm 2030 đạt 30%.

- Giai đoạn đến năm 2020: có 2 đô thị loại V, 1 đô thị loại IV mở rộng. Cụ thể:

+ 2 đô thị loại V: TT. Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng.

+ 1 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV mở rộng: Đô thị Quất Lâm bao gồm TT. Quất Lâm và 2 xã Giao Phong, Giao Thịnh.

- Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.

5.2. Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn:

Thu hẹp dần chênh lệch giữa các vùng đô thị và nông thôn. Phấn đấu có 100% số xã, thị trấn và huyện Giao Thủy đạt chuẩn NTM trong năm 2017, tiến tới xây dựng NTM bền vững và phát triển.

- Tiếp tục xây dựng nông thôn mới bền vững, nâng cao chất lượng 19 tiêu chí xã và 9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp.

6. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực chủ yếu:

6.1. Định hướng phát triển nông - lâm - thủy sản

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với tỷ trọng cao các sản phẩm chất lượng cao thông qua tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2030 đảm bảo ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường, quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Khai thác hiệu quả các tiềm năng đất đai, lao động và nguồn lợi biển, đảm bảo an ninh lương thực, tăng nhanh khối lượng, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm nông sản, thực phẩm hàng hóa.

6.2. Phân bố không gian phát triển công nghiệp:

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp - xây dựng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nông thôn.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề huyện có lợi thế: chế biến nông thủy sản, dệt may, da giày, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng. Củng cố và phát triển các làng nghề hiện có.

* Cụm công nghiệp

Cập nhật theo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/4/2017. Cụ thể, toàn huyện Giao Thủy có 5 CCN bao gồm: CCN Thịnh Lâm, CCN Giao Tiến, CCN Hoành Sơn, CCN Hồng Thuận, CCN Long - Hải, tổng diện tích 115 ha.

6.3. Thương mại, dịch vụ:

- Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu,... phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Phát triển thương mại rộng khắp theo hướng mở rộng quan hệ, gắn với thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành du lịch, dịch vụ và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành dịch vụ.

7. Định hướng hệ thống các lĩnh vực, công trình hạ tầng xã hội.

7.1. Hệ thống công trình giáo dục đào tạo:

Đến năm 2020, 100% các cơ sở giáo dục đảm bảo diện tích đất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7.2. Hệ thống công trình y tế, bảo vệ sức khỏe:

- Nâng cao năng lực quản lý, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, mục tiêu của tỉnh;

- Xã hội hoá công tác y tế: Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

7.3. Văn hóa - Thể thao:

- Trong năm 2017, 100% xã, thị trấn có khu văn hóa - thể thao đạt chuẩn NTM; 100% khu dân cư xây dựng Nhà văn hóa - khu thể thao.

- Đến năm 2020: Xây dựng bể bơi trung tâm huyện

8. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

8.1. Định hướng phát triển giao thông:

8.1.1. Giao thông đường bộ

- Các trục đường chiến lược: Cập nhật quy hoạch Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; Đường bộ ven biển.

- Quốc lộ: Quốc lộ 37B quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

- Tỉnh lộ: Các tuyến tỉnh lộ 489, Tỉnh lộ 489B: quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đoạn qua thị trấn đảm bảo theo quy hoạch của thị trấn.

- Huyện lộ:

+ 2 tuyến Huyện lộ hiện có: Huyện lộ Tiến Hải, Huyện lộ Bình Xuân quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ 5 tuyến Huyện lộ quy hoạch mới: Huyện lộ Thiện Lâm, Huyện lộ Tiến Thịnh, Huyện lộ Tiến Long, Huyện lộ Thanh Hương, Huyện lộ Lạc Lâm quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

8.1.2. Giao thông đường thủy

- Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cửa Hà Lạn. Nâng cấp bến Giao Thiện, Ngô Đồng, Hồng Thuận thành các bến bốc xếp hàng hóa với quy mô công suất 100- 200 nghìn tấn/năm. Xây mới bến phà Giao Thiện.

- Xây dựng cảng du lịch tại huyện Giao Thủy trên sông Hồng, bến tàu đón, chở khách; nâng cấp phương tiện vận tải thủy hiện đại tại thị trấn Quất Lâm và thị trấn Ngô Đồng đưa đón khách đi tham quan, du lịch Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

- Cải tạo cửa Ba Lạt, nạo vét chỉnh trị tuyến sông Hồng đoạn từ cửa Ba Lạt đến Mom Rô. Nâng cấp tuyến sông Sò từ TT Ngô Đồng đến cửa Hà Lạn.

8.1.3. Đất giao thông tĩnh

- Nâng cấp bến xe thị trấn Ngô Đồng, Quất Lâm.

- Xây dựng mới bến xe Đại Đồng tiêu chuẩn bến loại IV, quy mô 2.500m2.

- Đối với mỗi thị trấn quy hoạch 1 bãi đỗ xe tĩnh (diện tích > 2.000m2).

8.1.4. Định hướng phát triển cảng hàng không, sân bay

- Dự kiến quy hoạch huyện Giao Thủy là 1 trong 3 huyện được lựa chọn là địa điểm xây dựng sân bay taxi, quy mô sân 400 ha (2 huyện còn lại là Hải Hậu và Nghĩa Hưng).

8.2. Cấp nước:

- Nguồn cấp nước: Kết hợp hình thức khai thác nước mặt gồm sông Hồng, sông Sò và nước ngầm trong việc cung cấp nước trên địa bàn huyện.

Dự báo nhu cầu dùng nước

STT

Năm

Nhu cầu dùng nước (m3/ng.đ)

Tổng nhu cầu (m3/ng.đ)

Sinh hoạt, dịch vụ, thất thoát, yêu cầu NM

Công nghiệp

1

Năm 2020

26.775

2.100

28.875

2

Năm 2030

31.590

5.400

36.990

8.3. Cấp điện:

Dự báo đến năm 2020 nhu cầu công suất điện trên địa bàn huyện là Pmax = 54,9MW, đến năm 2030 Pmax = 111,9MW.

Trong cơ cấu tiêu thụ điện năng đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2030, điện dùng cho quản lý tiêu dùng dân cư và điện cho công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất. Nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2020 là 173,3 triệu kWh, đến năm 2030 là 401 triệu kWh.

8.4. Quy hoạch hệ thống thủy lợi

+ Đê kè: Hoàn thành các dự án nâng cấp các tuyến đê biển và đê sông. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê biển và các tuyến đê sông. Củng cố hệ thống kè mỏ giữ bãi ở các khu vực xung yếu.

* Quy hoạch hệ thống các công trình thủy lợi:

- Hệ thống cống:

+ Xây mới, cải tạo, nâng cấp các công trình tưới đầu mối: cống Ngô Đồng, cống Chúa, cống Cồn Tư, cống Cồn Năm.

+ Xây mới, nâng cấp hệ thống tiêu đầu mối: cống Cát Đàm, cống Quất Lâm, cống Tây Cồn Tàu, cống Đông Cồn Tàu, cống số 8A, cống Triết Giang A, cống số 10, cống Giao Hùng, cống Triết Giang B, cống Chỉ Nam, cống Ang Giao Phong, cống Duy Tắc, cống Hoành Lộ.

+ Xây dựng âu thuyền tại cống số 9 xã Giao Long.

+ Các công trình cống nội đồng cần xây mới, cải tạo, nâng cấp: Cống Cồn Giữa 12, cống đầu Cồn Giữa 12, đập VB, đập giữa VB5, đập giữa VB13, đập điều tiết số 1, số 2, đập cuối VB 17, đập Hoành Nha, CA21.

- Trạm bơm:

+ Xây mới, nâng cấp các trạm bơm tiêu nội đồng.

- Hệ thống kênh:

+ Nạo vét, cải tạo hệ thống kênh chính (hệ kênh Thức Hóa, Nguyễn Văn Bé, Mốc Giang, Hoành Sơn, Cồn Nhất 1, Cồn Nhất 5...). Tăng cường nạo vét, cứng hoá hệ thống kênh cấp I, cấp II, kênh mương nội đồng đáp ứng yêu cầu tưới tiêu.

8.5. Quy hoạch thoát nước, quản lý CTR và nghĩa trang.

* Thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải tại đô thị được xây dựng đồng bộ, đạt yêu cầu quy chuẩn hiện hành và phù hợp với quy hoạch đô thị; Nước thải tại các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, làng nghề phải được xử lý đáp ứng đủ tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

+ Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt: 100% tiêu chuẩn cấp nước.

+ Tiêu chuẩn nước thải sản xuất, đất CN: 80% tiêu chuẩn cáp nước

Dự báo tổng lượng nước thải

STT

Năm

Nhu cầu thoát nước (m3/ng.đ)

Tổng nhu cầu (m3/ng.đ)

Sinh hoạt, dịch vụ

Công nghiệp

1

Năm 2020

26.775

1.680

28.455

2

Năm 2030

31.590

4.320

35.910

* Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn

Định hướng quy hoạch khu xử lý chất thải rắn tại xã Giao Châu huyện Giao Thủy quy mô 5 ha xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp thông thường và đốt CTR y tế nguy hại cho toàn huyện.

* Nghĩa trang

Hệ thống nghĩa trang trên địa bàn huyện được bố trí theo quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn được phê duyệt.

9. Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

Thực hiện các giải pháp quản lý, kiểm soát môi trường cụ thể trong từng giải pháp về tổ chức quản lý; bảo vệ môi trường nước ngầm; giải pháp bảo vệ môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt; giải pháp bảo vệ môi trường không khí và giảm tiếng ồn; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Giám sát, xử lý các vi phạm gây ô nhiễm; đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đối với từng dự án; tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thích hợp trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Xây dựng quy chế quản lý bảo vệ môi trường và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường đối với các vùng bảo tồn, hạn chế phát triển; vùng dân cư đô thị và khu du lịch; vùng rừng phòng hộ, vành đai xanh, hành lang xanh và hệ thống cây xanh công cộng; vùng nông thôn.

10. Các dự án ưu tiên đầu tư:

Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư trong kỳ quy hoạch

STT

TÊN DỰ ÁN

1

Nâng cấp các đoạn xung yếu trên tuyến đê biển Giao Thủy, kè Công Đoàn, đê Hữu Hồng từ cống Nhì đến cống số 10, đê Tả sông Sò. Xây dựng khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa Ba Lạt.

2

Xây dựng đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

3

Xây dựng đường bộ ven biển

4

Xây dựng cầu Cồn Nhất trên QL37B

5

Cải tạo, nâng cấp đường Lạc Lâm; đường Giao Phong, Giao Yến, Giao Châu; đường Tiến Thịnh; đường từ ngã ba Đại Đồng ra đê xã Giao Lạc; đường Thiện Lâm

6

Xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

7

Hạ tầng khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy; xây dựng khu nghỉ dưỡng, du lịch biển Giao Phong

8

Nâng cấp bệnh viện đa khoa Giao Thủy, xây dựng bệnh viện tư nhân tại Quất Lâm

9

Nạo vét, kiên cố hoá mái kênh và đường kênh Giao Sơn - Cồn Nhất, sông Cồn Năm. Xây dựng cống đầu mối tưới tiêu: cống Ngô Đồng, cống Chúa, Cát Đàm, Chỉ Nam, Cồn Tư, Cồn Năm.

10

Nâng cấp hạ tầng thị trấn Quất Lâm đảm bảo tiêu chuẩn đô thị loại IV mở rộng

11

Xây dựng trung tâm thương mại TT. Ngô Đồng, đô thị Quất Lâm, đô thị Đại Đồng

12

Xây dựng hạ tầng vùng chăn nuôi sinh thái tại xã Giao Long, Giao Hà; vùng nuôi thủy sản sinh thái tại Giao An, Giao Thiện

13

Xây dựng cơ sở hạ tầng 02 dự án vùng nông nghiệp công nghệ cao tại Giao Phong và Giao Thịnh.

14

Xây dựng khu xử lý chất thải rắn Giao Châu

15

Đầu tư các dự án phục vụ xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nhà máy nước Giao Thịnh; xây dựng bể bơi trung tâm huyện; nâng cấp hệ thống các chợ trên địa bàn huyện; nâng cấp hệ thống đường trục xã, thôn xóm, đường nội đồng theo tiêu chí XD NTM; đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi nội đồng; đầu tư, nâng cấp hệ thống y tế tuyến xã; đầu tư xây dựng hệ thống trạm điện trung áp;...

(Chi tiết nội dung theo Hồ sơ bản vẽ và thuyết minh tổng hợp kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân huyện Giao Thủy:

- Công bố, công khai quy hoạch được phê duyệt; quản lý giám sát việc thực hiện quy hoạch xây dựng theo quy định;

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức rà soát việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chung, phân khu, quy hoạch chi tiết, cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng liên quan đề xuất các giải pháp quản lý triển khai thực hiện quy hoạch; lập kế hoạch đầu tư xây dựng, huy động vốn đầu tư để thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình và quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch được phê duyệt.

2. Giao các Sở, ban, ngành của tỉnh các đơn vị liên quan: Theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy được duyệt tại điều 1 theo quy định. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện thuộc lĩnh vực của đơn vị.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Giao Thủy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Ngô Gia Tự

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1730/QĐ-UBND ngày 01/08/2017 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


362

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.176.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!