Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1722/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Nông Quang Nhất
Ngày ban hành: 07/10/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1722/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 07 tháng 10 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH NĂM 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bắc Kạn sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 29/8/2022 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 (nguồn vốn sự nghiệp);

Căn cứ Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10/12/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024;

Căn cứ Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 10/6/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh dự toán chi thường xuyên năm 2024, dự toán chi thường xuyên chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 của các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Kế hoạch số 697/KH-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2023-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 138/TTr-SNN ngày 13/9/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh năm 2024.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Mô hình đảm bảo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính; Chủ tịch UBND thành phố Bắc Kạn, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể; Chủ tịch UBND các xã Dương Quang, Mỹ Phương và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- CT, PCT UBND tỉnh (Ô. Nhất);
- LĐVP (Ô. Trung);
- Lưu: VT, Huynh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Quang Nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

MÔ HÌNH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, HƯỚNG TỚI NÔNG THÔN MỚI THÔNG MINH NĂM 2024
(Kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 07/10/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Bắc Kạn, năm 2024

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại hóa, nâng cao giá trị và tính bền vững. Định hướng này, hiện nay đang được các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân quan tâm và đẩy mạnh  ứng dụng nhằm tạo ra sự đột phá về chất lượng, năng suất, đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh.

Tuy nhiên, đối với tỉnh Bắc Kạn, các mô hình sản xuất ứng dụng chuyển đổi số chưa có nhiều, năm 2023, tỉnh đã triển khai hỗ trợ cho 02 Hợp tác xã (HTX), qua hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong nông thôn mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao bước đầu đánh giá đã đem lại hiệu quả và thay đổi dần tư duy, nhận thức của người sản xuất về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Để tiếp tục nhân rộng và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2024 tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục triển khai thực hiện Mô hình thúc đẩy chuyển đổi số trong nông thôn mới, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

II. Các căn cứ và văn bản chỉ đạo, triển khai xây dựng mô hình

1. Các căn cứ xây dựng mô hình:

- Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bắc Kạn sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 29/8/2022 của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 (nguồn vốn sự nghiệp);

- Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 10/12/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2024;

- Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 10/6/2024 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh dự toán chi thường xuyên năm 2024, dự toán chi thường xuyên chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 của các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kế hoạch số 697/KH-UBND ngày 18/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2023-2025.

2. Các văn bản triển khai xây dựng mô hình của Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Quyết định số 484/QĐ-SNN ngày 20/12/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn về việc giao dự toán Ngân sách nhà nước năm 2024;

- Văn bản số 821/SNN-VP ngày 25/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn về việc phối hợp đề xuất, lựa chọn mô hình triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; văn bản số 1065/SNN-VP ngày 28/5/2024 về việc thông báo lịch khảo sát mô hình đề xuất triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh năm 2024;

- Kế hoạch số 51/KH-SNN ngày 22/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh;

- Quyết định 124/QĐ-SNN ngày 04/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Tổ xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh;

- Văn bản số 1065/SNN-VP ngày 28/5/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc thông báo lịch khảo sát mô hình đề xuất triển khai thực hiện hỗ trợ chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh năm 2024;

- Thông báo số 67/TB-SNN, ngày 17/7/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả lựa chọn chủ thể, hợp tác xã triển khai mô hình thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh năm 2024.

PHẦN II. NỘI DUNG MÔ HÌNH

I. Hiện trạng của các Hợp tác xã (HTX) thực hiện mô hình

1. Hợp tác xã chè Mỹ Phương

Hợp tác xã chè Mỹ Phương là đơn vị được thành lập từ tháng 3/2017. HTX được thành lập với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết và xây dựng một hệ thống sản xuất khép kín an toàn, giúp đỡ các thành viên của các hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh tạo việc làm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Với định hướng ấy, sau hơn 7 năm thành lập HTX đã đi vào hoạt động và có những kết quả bước đầu khả quan:

Hợp tác xã có 7 thành viên, các thành viên HTX luôn sát cánh cùng nhau, hỗ trợ người dân về kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm chè.

Hiện nay, HTX đã xây dựng được 1 nhà xưởng diện tích 65m2, được đầu tư thiết bị sao sấy như: Máy sao chè bằng ga, máy đóng túi hút chân không, máy sấy chè, cân định lượng… với mục đích sản xuất chè búp khô theo hướng an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diện tích chè của các thành viên HTX sản xuất là 15ha, trong đó xây dựng 10ha sản xuất theo hướng VietGAP. Hiện nay sản phẩm chè đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Hiện tại, HTX cùng người dân vẫn tiếp tục thực hiện trồng, chăm sóc, chế biến chè theo quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, về cơ bản, HTX đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Quy mô vùng trồng còn chưa mở rộng so với tiềm năng của các thành viên HTX cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Kỹ thuật chăm sóc, chế biến còn thủ công, chưa ứng dụng công nghệ cao dẫn đến kiểm soát chất lượng sản phẩm các thành viên, chưa kiểm soát được chất lượng sản phẩm đầu ra, các lô hàng còn chưa đồng đều nên chưa đủ sức tham gia các chuỗi liên kết và phân phối lớn.

Do đó, việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong quy trình chăm sóc, thu hái được xem là giải pháp then chốt giúp HTX nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiếp cận xu hướng chung của cách mạng công nghệ số, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm HTX trên thị trường, trực tiếp góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của địa phương.

2. Hợp tác xã Dương Quang

Hợp tác xã Dương Quang được thành lập ngày 06/01/2021, với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết và xây dựng một hệ thống sản xuất khép kín từ giống đến bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt nhằm tương trợ, giúp đỡ các thành viên của các hợp tác xã trong sản xuất kinh doanh tạo việc làm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên. Với định hướng rõ ràng ấy HTX đã đi vào hoạt động và có những kết quả bước đầu khả quan.

Hợp tác xã có 9 thành viên, các thành viên HTX luôn sát cánh cùng nhau, hỗ trợ người dân về cây giống, kỹ thuật sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Cho đến nay, HTX đã xây dựng một khu nhà lưới công nghệ cao với tổng diện tích 1.054 m2 với mục đích sản xuất dưa lưới và trồng hoa. Bước đầu sản xuất đã thu hoạch được khoảng 8 tấn dưa lưới/1 năm và cung ứng khoảng 10.000 bông hoa cúc ra thị trường dịp Tết Nguyên đán. Năm 2023, HTX cùng các thành viên đã liên kết với các hộ dân trên địa bàn trồng 2,3ha hoa cúc chi, thu được trên 2 tấn hoa, HTX bao tiêu 100% cho người dân. Các hoạt động sản xuất của HTX đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, an toàn lao động.

Hiện nay, thị trường dưa lưới vẫn ổn định và có khả năng tạo thu nhập tốt cho thành viên, HTX vẫn tiếp tục trồng dưa lưới và cùng người dân liên kết mở rộng diện tích trồng hoa cúc chi trên địa bàn. Tuy nhiên, về cơ bản, HTX đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Quy mô vùng trồng còn chưa mở rộng so với tiềm năng của các thành viên HTX cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Kỹ thuật trồng trọt, chế biến còn thủ công, các công đoạn nhất là kỹ thuật trồng dưa còn chưa ứng dụng công nghệ cao dẫn đến kiểm soát quá trình sinh trưởng của cây, quả dưa còn thủ công, chất lượng sản phẩm đầu ra chưa đồng đều, chưa đủ sức tham gia các chuỗi liên kết và phân phối lớn cũng như hướng đến xuất khẩu.

Do đó, việc đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong chu trình trồng trọt, thu hoạch được xem là giải pháp then chốt giúp HTX nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tiếp cận xu hướng chung của cách mạng công nghệ số, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, trực tiếp góp phần thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của địa phương.

3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất

3.1. Hợp tác xã chè Mỹ Phương

- Thông tin chung:

+ Diện tích vùng trồng của các thành viên HTX đạt 15ha, có khả năng mở rộng diện tích thu mua của các hộ dân khác trong cùng địa bàn.

+ Có nhà xưởng diện tích 65m2.

+ Có 1 máy sao chè bằng ga, 2 máy sao chè bằng củi.

+ Có 1 cân định lượng, 1 máy sấy chè, 1 máy hút chân không, 1 máy lắc chè đinh.

+ Có hệ thống điện đáp ứng nhu cầu.

- Sản phẩm chính: Chè búp khô, chè xanh thơm.

- Nhân lực: Hợp tác xã có 07 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Hội đồng quản trị và 04 thành viên.

- Hợp tác xã mong muốn và có nhu cầu thực hiện công tác chuyển đổi số nông nghiệp, trong đó tập trung vào giám sát các chỉ số sinh trưởng của cây chè (tưới tiêu, dinh dưỡng), hệ thống tưới phun chè trên diện tích mẫu của HTX.

- Hợp tác xã có khả năng và sẵn sàng đối ứng nhân lực, hạ tầng, một phần trang thiết bị.

- Một số hình ảnh thực trạng khu triển khai Mô hình:

Hình 1: Diện tích khu đồi chè đề xuất tham gia mô hình.

 

Hình 2: Một số thiết bị hiện có chế biến chè của HTX.

* Thuận lợi:

- Giao thông thuận tiện; diện tích đề xuất thực hiện gần nguồn nước. Hợp tác xã có cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi cho việc triển khai thực hiện mô hình; các đề xuất của Hợp tác xã phù hợp với các nội dung hỗ trợ; các thành viên mong muốn được tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

- HTX mong muốn và sẵn sàng huy động nguồn nhân lực và một phần kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình, nhằm đảm bảo kết quả triển khai theo mục tiêu đặt ra.

* Khó khăn:

- Hạ tầng đồi chè đang sử dụng nguồn nước từ nguồn bị động, chưa có bể trữ nước phục vụ bơm tưới chủ động. Nguồn điện kéo nối từ nhà xưởng chế biến chè tới đồi chè chưa có, cần đầu tư, hiện chưa có điện 3 pha (giải pháp tối ưu để sử dụng hệ thống máy bơm tối ưu). Trường hợp dùng điện 1 pha hiện có sẽ phải đầu tư thêm máy bơm để đảm bảo áp lực cho cả nương chè.

- Chưa được nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí và tư vấn chuyển giao công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản trị, quản lý sản xuất.

3.2. Hợp tác xã Dương Quang

- Thông tin chung:

+ Có hệ thống nhà lưới khép kín trên diện tích 1.054m2 (khung sắt), bao quanh bởi lưới chắn côn trùng. Mái che bằng nilon.

+ Có hệ thống tưới nhỏ giọt vận hành thủ công.

+ Có 01 giếng khoan, 02 téc chứa nước, máy bơm; hiện tại đang dùng nguồn nước dẫn trực tiếp từ Hồ Nặm Cắt; có 04 quạt gió đối lưu.

+ Có hệ thống điện đáp ứng nhu cầu.

- Sản phẩm chính: 02 vụ trồng dưa lưới, 01 vụ hoa trong nhà lưới, ước tính năm 2023 đạt doanh thu khoảng 300 triệu đồng.

- Nhân lực: Hợp tác xã có 09 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 Hội đồng quản trị và 06 thành viên.

- Hợp tác xã mong muốn và có nhu cầu thực hiện công tác chuyển đổi số nông nghiệp để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm.

- Hợp tác xã đã được hỗ trợ trước đây về kỹ thuật, tuy nhiên không trùng nội dung hỗ trợ theo Kế hoạch đã ban hành.

- Hợp tác xã có khả năng và sẵn sàng đối ứng thực hiện mô hình.

- Một số hình ảnh thực trạng khu triển khai Mô hình:

 

 

* Thuận lợi:

- Khu nhà lưới của HTX có giao thông thuận tiện, xe ô tô tải hạng nhẹ vào tận nơi; diện tích đề xuất thực hiện mô hình đã có sẵn nhà lưới, hợp tác xã có cơ sở vật chất, hệ thống tưới tiết kiệm, quạt gió thuận lợi cho việc triển khai thực hiện mô hình; các đề xuất của Hợp tác xã phù hợp với các nội dung hỗ trợ; các thành viên mong muốn được tiếp cận, thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

- HTX đã đầu tư ban đầu một phần cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ trồng dưa lưới tiên tiến, thuận lợi cho việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình chuyển đổi số.

- HTX mong muốn và sẵn sàng huy động nguồn nhân lực và một phần kinh phí đối ứng để thực hiện mô hình, nhằm đảm bảo kết quả triển khai theo mục tiêu đặt ra.

* Khó khăn:

- Chưa được hỗ trợ nguồn kinh phí và tư vấn chuyển giao công nghệ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông in, chuyển đổi số trong quản trị, quản lý sản xuất, làm “cú hích” cho HTX chuyển đổi mô hình và kỹ thuật sản xuất.

II. Nội dung ứng dụng chuyển đổi số đối với từng mô hình

1. Nội dung ứng dụng chuyển đổi số đối với các trang trại trồng chè

1.1. Thực trạng canh tác chè hiện nay

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, quy mô sản xuất chè ở nước ta còn nhỏ lẻ, ước tính bình quân khoảng 0,2 ha/hộ nên rất khó khăn trong việc tiếp cận với các thiết bị kỹ thuật mới, hiện đại và chứng nhận chè an toàn.

Chất lượng chè Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm nhiều cơ sở chưa đạt tiêu chuẩn (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của ngành chè dẫn đến chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhiều thị trường trong khi các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chè ngày càng nghiêm ngặt hơn.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè Việt Nam còn hạn chế, chè có tưới chủ động mới chỉ chiếm lượng nhỏ khoảng 7% diện tích đất trồng chè cả nước cho nên chưa phát huy được tiềm năng của các giống chè. Hầu hết các trang trại chưa ứng dụng công nghệ trong theo dõi, quản lý xử lý các chỉ số sinh tồn và phát triển của cây chè (pH, độ ẩm, dinh dưỡng, ánh sáng, dịch bệnh...), do đó thụ động trong chăm sóc cây, khó đảm bảo chất lượng chè sản phẩm ổn định. Nhiều Hợp tác xã còn chưa có cơ chế và giải pháp hiệu quả để các thành viên thống nhất sản xuất, thu hái, chế biến theo 1 quy trình chung. Do đó, các sản phẩm chè của cùng HTX được thu hái từ nhiều thành viên khác nhau khó đáp ứng yêu cầu chất lượng đồng đều của lô hàng lớn mà các nhà phân phối yêu cầu.

1.2. Vai trò của việc quản trị các chỉ số tăng trưởng, giám sát dịch bệnh của

cây chè

Chè là cây công nghiệp dài ngày, thích hợp trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới, nhất và vùng trung du, miền núi. Nhiệt độ thích hợp cho chè khoảng 20-30oC, độ dài 11 giờ/ngày, tổng tích ôn 3.500-4.000oC/năm, lượng mưa 1.500-

2.000mm/năm. Đất trồng chè cần có độ dày trên 60cm, giữ được ẩm nhưng phải thoát được nước, độ dốc bình quân không quá 15%. Chè là cây ưa đất chua, pH từ 4,5-5,0 là thích hợp. Độ cao địa hình có ảnh hưởng đến chất lượng chè, những vùng chè có chất lượng cao thường ở độ cao 500-800m so với mực nước biển. Mật độ trồng chè dao động trong khoảng 6.000-15.000 cây/ha. Việc theo dõi, giám sát và xử lý các điều kiện kỹ thuật trồng chè sẽ giúp nâng cao năng xuất, ổn định chất lượng sản phẩm. Các chỉ số chính có thể áp dụng chuyển đổi số như sau:

a) Độ ẩm:

Là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây chè. Độ ẩm thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. Cụ thể, độ ẩm phù hợp có tác dụng sau đây:

- Thúc đẩy quá trình quang hợp: Quá trình quang hợp là quá trình quan trọng nhất đối với sự sống của cây. Độ ẩm thích hợp giúp cây quang hợp tốt hơn, tạo ra nhiều năng lượng hơn để duy trì sự sống và phát triển.

- Thúc đẩy quá trình hô hấp: Quá trình hô hấp cũng là một quá trình quan trọng đối với sự sống của cây. Độ ẩm thích hợp giúp cây hô hấp tốt hơn, giải phóng năng lượng để cây phát triển.

- Thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng: Độ ẩm thích hợp giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Độ ẩm thích hợp giúp cây trao đổi chất tốt hơn, giúp cây phát triển nhanh và mạnh.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây: Độ ẩm thích hợp giúp cây tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh, hạn hán, ngập úng.

- Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần đảm bảo độ ẩm thích hợp cho từng loại cây trồng. Việc nắm được tác dụng của độ ẩm đối với cây trồng giúp người nông dân có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh độ ẩm cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.

- Đối với cây chè, có nhiều phương pháp tưới nước hiện nay:

+ Phương pháp tưới phổ biến là tưới rãnh: Nước được dẫn vào từng rạch chè theo hệ thống kênh mương. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở những vùng đất thấp, có nguồn nước mặt rồi rào.

+ Phương pháp tưới sử dụng vòi phun: Hệ thống tưới nước này gồm có bể nước, máy bơm, ống dẫn nước và vòi phun. Ở những nơi có điện thì sử dụng máy bơm điện, còn những nơi xa nguồn điện thì sử dụng động cơ xăng hoặc dầu.

+ Sử dụng hệ thống tưới phun mưa rất thích hợp với cây chè, nước tưới hiệu quả và tiết kiệm, tuy nhiên chi phí đầu tư cao.

b) Độ pH đất:

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ pH đất được đo bằng thang từ 0 đến 14, với pH 7 là trung tính, pH thấp hơn 7 là axit và pH cao hơn 7 là kiềm. Chè là cây ưa đất chua, pH từ 4,5-5,0.

Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Các chất dinh dưỡng trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau, tùy thuộc vào độ pH của đất. Khi độ pH đất không phù hợp, các chất dinh dưỡng có thể ở dạng không hòa tan, khiến cây trồng không thể hấp thụ được. Cụ thể, độ pH đất có tác dụng sau đây:

- Tác động đến khả năng hòa tan của các chất dinh dưỡng trong đất: Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất dinh dưỡng trong đất. Các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan sẽ dễ dàng được cây trồng hấp thụ hơn.

- Tác động đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ cây: Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ cây. Rễ cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan tốt hơn.

- Tác động đến sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất: Độ pH đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

c) Nhiệt độ:

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh lý của cây, bao gồm:

- Quá trình quang hợp: Nhiệt độ là yếu tố quyết định tốc độ của quá trình quang hợp. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ quang hợp, giúp cây quang hợp nhiều hơn, tạo ra nhiều năng lượng hơn để duy trì sự sống và phát triển.

- Quá trình hô hấp: Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình hô hấp. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ hô hấp, khiến cây tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

- Quá trình thoát hơi nước: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước, khiến cây mất nước nhiều hơn.

- Quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây.

- Quá trình sinh trưởng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển nhanh hơn.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây hại cho cây trồng.

d) Giám sát phòng trừ sâu bệnh:

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Thường xuyên kiểm tra nương chè để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại. Biện pháp canh tác chủ yếu là cày bừa diệt cỏ dại, vệ sinh nương đồi chè, xới xáo diệt nhộng, diệt mầm bệnh, bón phân hợp lý, thay đổi thời kỳ đốn, hái sớm, hái kỹ để loại bỏ trứng sâu, mầm bệnh. Ngoài ra cần dùng các biện pháp thủ công (Loại bỏ lá bị sâu, bệnh hại, trứng rầy xanh, nhện đỏ hại, bắt giết sâu non...), biện pháp sinh học (Trồng cây bóng mát đảm bảo độ ẩm, giữ các loại sinh vật có ích...), biện pháp các cơ sở sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc bảo vệ thực vật.

Ứng dụng chuyển đổi số trong giám sát dịch bệnh là giải pháp phát hiện sớm sự xuất hiện các dịch bệnh trên các nương chè để kịp thời có biện pháp xử lý.

Một số mô hình trồng chè ứng dụng hệ thống tưới phun mưa chủ động bằng công nghệ số hiện nay:

 

2. Nội dung ứng dụng chuyển đổi số đối với các trang trại trồng rau, củ, quả:

2.1. Thực trạng canh tác nhà kính hiện nay

2.2. Vai trò của việc quản trị các chỉ số tăng trưởng của cây trồng:

a) Ánh sáng:

Là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cây. Cây sử dụng ánh sáng để quang hợp, tạo ra năng lượng để duy trì sự sống và phát triển.

Việc sử dụng Bóng đèn thắp sáng có tác dụng cung cấp ánh sáng cho cây trồng trong những trường hợp không có ánh sáng mặt trời hoặc thời gian chiếu sáng mặt trời không đủ. Ánh sáng từ bóng đèn thắp sáng có thể giúp cây quang hợp, tăng cường sinh trưởng, phát triển và năng suất. Cụ thể là:

- Tăng cường quá trình quang hợp: Ánh sáng từ bóng đèn thắp sáng giúp cây quang hợp, tạo ra chất hữu cơ, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây.

- Thúc đẩy sự phát triển của thân, lá, rễ: Ánh sáng giúp cây tổng hợp diệp lục, tăng cường khả năng hấp thụ ánh sáng và CO2, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thân, lá, rễ.

- Thúc đẩy sự ra hoa, đậu quả: Ánh sáng có tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa, giúp cây ra hoa, đậu quả đúng thời vụ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi: Ánh sáng giúp cây tổng hợp các chất kháng khuẩn, kháng nấm, từ đó tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với sâu bệnh, điều kiện thời tiết bất lợi.

Dưa lưới phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm khô và nhiều ánh sáng. Yêu cầu ánh sáng cho dưa từ 6-12 giờ trong ngày. Quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh sẽ thúc đẩy cây ra hoa cái nhiều, tăng tỷ lệ đậu trái, trái chín sớm, năng suất cao. Khi trời âm u, ít ánh sáng, có mưa phùn thì cây dưa lưới phát triển kém, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái.

b) Nhiệt độ:

Là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tất cả các quá trình sinh lý của cây, bao gồm:

- Quá trình quang hợp: Nhiệt độ là yếu tố quyết định tốc độ của quá trình quang hợp. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ quang hợp, giúp cây quang hợp nhiều hơn, tạo ra nhiều năng lượng hơn để duy trì sự sống và phát triển.

- Quá trình hô hấp: Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ của quá trình hô hấp. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ hô hấp, khiến cây tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

- Quá trình thoát hơi nước: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước, khiến cây mất nước nhiều hơn.

- Quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng: Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây.

- Quá trình sinh trưởng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng của cây, giúp cây phát triển nhanh hơn.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây hại cho cây trồng. Nhiệt độ quá cao có thể làm cháy lá, rụng lá, thậm chí là chết cây. Nhiệt độ quá thấp có thể làm cây còi cọc, chậm phát triển, thậm chí là chết cây.

Đối với Dưa lưới, nhiệt độ tối ưu cho cây phát triển từ 18-28oC, phát triển chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

c) Độ ẩm:

Là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ ẩm thích hợp giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất cao. Cụ thể, độ ẩm phù hợp có tác dụng sau đây:

- Thúc đẩy quá trình quang hợp: Quá trình quang hợp là quá trình quan trọng nhất đối với sự sống của cây. Độ ẩm thích hợp giúp cây quang hợp tốt hơn, tạo ra nhiều năng lượng hơn để duy trì sự sống và phát triển.

- Thúc đẩy quá trình hô hấp: Quá trình hô hấp cũng là một quá trình quan trọng đối với sự sống của cây. Độ ẩm thích hợp giúp cây hô hấp tốt hơn, giải phóng năng lượng để cây phát triển.

- Thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và dinh dưỡng: Độ ẩm thích hợp giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Độ ẩm thích hợp giúp cây trao đổi chất tốt hơn, giúp cây phát triển nhanh và mạnh.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây: Độ ẩm thích hợp giúp cây tăng cường khả năng chống chịu với sâu bệnh, hạn hán, ngập úng.

- Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cần đảm bảo độ ẩm thích hợp cho từng loại cây trồng. Việc nắm được tác dụng của độ ẩm đối với cây trồng giúp người nông dân có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để điều chỉnh độ ẩm cho cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Đối với Dưa lưới, độ ẩm không khí thích hợp là 45-55%. Độ ẩm cao dễ bị bệnh hại xâm nhiễm. Độ ẩm đất thay đổi đột ngột, nhiệt độ không thích hợp sẽ gây ra hiện tượng quả phát triển không bình thường, không cân đối, dị hình.

d) Độ pH đất:

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Độ pH đất được đo bằng thang từ 0 đến 14, với pH 7 là trung tính, pH thấp hơn 7 là axit và pH cao hơn 7 là kiềm.

Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Các chất dinh dưỡng trong đất tồn tại ở các dạng khác nhau, tùy thuộc vào độ pH của đất. Khi độ pH đất không phù hợp, các chất dinh dưỡng có thể ở dạng không hòa tan, khiến cây trồng không thể hấp thụ được. Cụ thể, độ pH đất có tác dụng sau đây:

- Tác động đến khả năng hòa tan của các chất dinh dưỡng trong đất: Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của các chất dinh dưỡng trong đất. Các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan sẽ dễ dàng được cây trồng hấp thụ hơn.

- Tác động đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ cây: Độ pH đất ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của rễ cây. Rễ cây có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng ở dạng hòa tan tốt hơn.

- Tác động đến sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất: Độ pH đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh vật trong đất đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ, giải phóng các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

đ) Quạt thông gió:

Trong nhà kính có tác dụng rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Cụ thể, quạt thông gió có các tác dụng sau:

Kiểm soát nhiệt độ: Quạt thông gió giúp lưu thông không khí trong nhà kính, giúp nhiệt độ bên trong nhà kính được ổn định, tránh tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây là từ 20-30°C.

Kiểm soát độ ẩm: Quạt thông gió giúp trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà kính, giúp độ ẩm bên trong nhà kính được cân bằng, tránh tình trạng quá ẩm hoặc quá khô. Độ ẩm thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng là từ 60-70%.

Tăng cường trao đổi chất: Quạt thông gió giúp cung cấp oxy cho cây trồng, giúp trao đổi chất tốt hơn, từ đó tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển.

Loại bỏ khí độc: Quạt thông gió giúp loại bỏ các khí độc như CO2, CO, NH3...ra khỏi nhà kính, giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ sâu bệnh: Quạt thông gió giúp tạo ra dòng không khí đối lưu, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của nấm. Bởi không khí tù đọng chính là môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển. Luân chuyển, điều chỉnh không khí thích hợp sẽ cung cấp bầu không khí trong lành và giảm dịch bệnh trong môi trường kín.

3. Mô hình ứng dụng chuyển đổi số để chuyển trang trại thông thường sang trang trại thông minh Smart Farm

Để ổn định chất lượng quá trình sản xuất, trồng trọt, giám sát hiệu quả các yếu tố tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi, các chỉ số trọng yếu liên quan đến tốc độ tăng trưởng, phòng chống dịch bệnh, ổn định chất lượng và giảm tối đa chi phí nguyên liệu đầu vào là những yếu tố đầu tiên các SmartFarm hướng tới.

Thông qua thiết lập hệ thống cảm biến điện tử, các đầu dò Sensor sẽ kiểm soát hiện thực (Realtime Monitoring) các chỉ số quan trắc, truyền tải về hệ thống trung tâm để hệ thống xử lý tự động hoặc cảnh báo đến người sản xuất tìm giải pháp khắc phục.

Mô tả vận hành hệ thống

Mô tả quản lý thiết bị

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu chung

Ứng dụng chuyển đổi số, hình thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thông qua việc quản trị số về bộ máy, hệ thống sản xuất, giúp nâng cao trình độ, năng lực cho hợp tác xã nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, hướng tới phát triển bền vững.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Đầu tư hệ thống điều khiển trung tâm gắn kết với hệ thống tưới, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, pH, sử dụng công nghệ điện toán đám mây kết nối các thiết bị đầu cuối xuyên suốt quá trình trồng chè cho khu vực mẫu khoảng 1ha.

- Đầu tư hệ thống điều khiển trung tâm gắn kết với hệ thống tưới, hệ thống chiếu sáng, hệ thống kiểm soát nhiệt độ, sử dụng công nghệ điện toán đám mây kết nối các thiết bị đầu cuối xuyên suốt quá trình trồng dưa lưới.

- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực thành viên HTX trong tiếp cận ứng dụng chuyển đổi số vào quản trị sản xuất, kỹ thuật khuyến nông.

- Minh bạch hóa dữ liệu sản xuất, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

5. Nội dung

- Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cụ thể đối với lĩnh vực trồng chè đã được nhiều tỉnh thành (Thái Nguyên, Lai Châu...) ứng dụng trong giai đoạn gần đây, cho kết quả tích cực.

- Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cụ thể đối với lĩnh vực trồng trọt như trồng hoa, rau trong nhà lưới, nhà màng, hệ thống tưới tự động, bán tự động; trồng hoa, rau không cần đất như trồng trên giá thể, thủy canh... và đặc biệt là trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao là một trong những đối tượng sản xuất cho giá trị cao trong giai đoạn gần đây. Dưa lưới là một trong những loại trái cây dễ sử dụng như ăn tươi, chế biến làm nước ép, sấy khô… giàu dinh dưỡng cho người sử dụng. Đây là loại cây trồng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại xã Dương Quang, có hiệu quả kinh tế cao. Nếu cây được trồng trong điều kiện nhà màng, kiểm soát được sâu bệnh, ẩm độ, nhiệt độ… cây sẽ cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao, thị trường ổn định.

Nghiên cứu thực tiễn từ các mô hình đã triển khai thành công, HTX đề xuất hỗ trợ một số nội dung sau đây:

5.1. Đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị

a) Đầu tư, lắp đặt hệ thống điều khiển trung tâm và các thiết bị cảm biết liên kết:

- Bộ điều khiển trung tâm kết nối các cảm biến để theo dõi sử dụng tự động cân bằng hệ thống nước tưới, ánh sáng, nhiệt độ, cung cấp chỉ số hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng.

- Hệ thống cảm biến liên kết, bao gồm: Cảm biến đo nhiệt độ; Cảm biến đo độ ẩm đất; Cảm biến ánh sáng; Cảm biến báo dinh dưỡng đất.

b) Đầu tư, lắp đặt bổ sung hệ thống điều khiển tưới tự động:

- Hệ thống van điều khiển dinh dưỡng khu tưới.

5.2. Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các thành viên HTX sử dụng, vận hành, làm chủ hệ thống

- Hướng dẫn các thành viên HTX thao tác và vận hành, làm chủ được hệ thống;

- Hỗ trợ từ xa công tác giám sát thiết bị và xử lý quản trị hệ thống thiết bị;

- Tư vấn nâng cấp hệ thống trong trường hợp phát triển giống cây trồng mới, mở rộng quy mô sản xuất.

6. Địa điểm thực hiện Mô hình

Thôn Pùng Chằm, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể và xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Khu sản xuất đã được phê duyệt nằm trong quy hoạch của địa phương, đã và đang sản xuất ổn định.

7. Phương án thực hiện:

7.1. Tiến độ thực hiện:

Bảng 1: Tiến độ thực hiện các nội dung công việc

TT

Nội dung

Sản phẩm

Thời gian

Cơ quan thực hiện

1

Lựa chọn đơn vị tư vấn, lắp đặt và hướng dẫn vận hành

Lựa chọn được đơn vị đủ năng lực để tư vấn, lắp đặt và hướng dẫn vận hành hệ thống tại các mô hình

Tháng 9, 10 năm 2024

Sở Nông nghiệp và PTNT

2

Chuẩn bị mặt bằng thực hiện

Mặt bằng khu sản xuất sẵn sàng cho việc xây dựng, lắp đặt

Tháng 9, 10/2024

HTX

3

Chuẩn bị hạ tầng điện, nước

Đấu nối điện, nước đảm bảo yêu cầu. Xây dựng khu vực đặt Tủ điều khiển trung tâm tránh mưa, nắng Xây dựng bể chứa nước tại đồi chè, dung khối tối thiểu 20m3

Tháng 9, 10/2024

HTX

4

Mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị

Các thiết bị được mua sắm và tập kết tại trang trại

Tháng 10, 11/2024

Đơn vị cung cấp dịch vụ

5

Thi công lắp đặt thiết bị, vận hành thử nghiệm

Các thiết bị được lắp đặt và chạy thử nghiệm thành công

Tháng 10, 11/2024

Đơn vị cung cấp dịch vụ

6

Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật vận hành, sử dụng

Nhân viên HTX hiểu và được thực hành về các quy trình thực hiện

Tháng 10, 11/2024

Đơn vị cung cấp dịch vụ, HTX

7

Nghiệm thu, tổng kết Mô hình

Mô hình được nghiệm thu và quyết toán

Tháng 12/2024

Đơn vị cung cấp dịch vụ, HTX, Sở NN&PTNT

7.2. Cách thức triển khai

a) Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Xem xét nội dung mô hình, xin ý kiến các đơn vị liên quan, tổng hợp thẩm định; trình UBND tỉnh phê duyệt mô hình.

- Xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết, tổ chức triển khai thực hiện mô hình đảm bảo theo đúng quy định.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mô hình. b) UBND thành phố Bắc Kạn, UBND huyện Ba Bể:

- Phối hợp chỉ đạo HTX triển khai mô hình theo đúng nội dung đề xuất.

- Cân đối, bố trí nguồn lực bổ sung để triển khai mô hình hiệu quả, chất lượng.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện giám sát trong quá trình bàn giao, lắp đặt, nghiệm thu và hoàn thành.

- Theo dõi, đôn đốc HTX thực hiện duy trì, cải tiến mô hình và hoạt động có hiệu quả sau khi mô hình đã được hoàn thành, bàn giao.

c) Hợp tác xã:

- Xây dựng nội dung thuyết minh mô hình.

- Chuẩn bị hạ tầng nhà xưởng, mạng internet, các nội dung đối ứng khác đảm bảo triển khai mô hình hiệu quả, đúng tiến độ.

- Phối hợp đơn vị cung ứng dịch vụ triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống trang thiết bị.

d) Đơn vị cung ứng dịch vụ:

- Triển khai lắp đặt, vận hành hệ thống trang thiết bị.

- Chuyển giao kỹ thuật vận hành hệ thống,… cho các thành viên HTX.

- Hỗ trợ bảo trì, bảo hành và nâng cấp hệ thống.

8. Các giải pháp thực hiện:

8.1. Giải pháp về kiến trúc khu sản xuất:

a) Đối với Hợp tác xã Chè Mỹ Phương:

- Đảm bảo vệ sinh nương chè đạt yêu cầu kỹ thuật canh tác.

- Hệ thống giao thông đi lại, ra vào khu sản xuất đảm bảo tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của cơ sở.

b) Đối với Hợp tác xã Dương Quang:

- Có tường bao ngăn cách khu sản xuất với bên ngoài.

- Khu sản xuất được xây dựng chắc chắn bằng các vật liệu phù hợp, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Hệ thống giao thông đi lại, ra vào khu sản xuất đảm bảo tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn của cơ sở.

8.2. Giải pháp kỹ thuật cho các hạng mục:

- Khu vực chế biến đã có đầy đủ điện, nước và kết nối mạng internet đảm bảo việc lắp đặt, vận hành hệ thống đạt yêu cầu.

- Khu vực để tủ điều khiển sẽ được cải tạo, xây dựng chắc chắn.

- Các thiết bị được mua sắm, lắp đặt đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn cơ sở, an toàn và thuận tiện sử dụng, dễ bảo hành, bảo trì.

- Hệ thống bể chứa nước phục vụ hệ thống bơm tưới (do HTX Chè Mỹ Phương đối ứng, xây dựng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hệ thống thiết bị).

9. Giải pháp về thị trường

Bên cạnh việc duy trì thị trường hiện có thì cần phát triển sản phẩm đạt chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, Hữu cơ, Thiên nhiên, ISO, OCOP...), đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau để mở rộng thị trường.

10. Giải pháp về môi trường

Mô hình hiện đang được sản xuất theo quy trình đảm bảo an toàn VietGAP, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

11. Giải pháp về vốn

- Tổng nguồn vốn đầu tư: 504.352.500 đồng (Bằng chữ: Năm trăm linh bốn triệu, ba trăm năm mươi hai nghìn, năm trăm đồng), Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 500.000.000 đồng.

- Nguồn đối ứng của các HTX: 4.352.500 đồng.

(Mức hỗ trợ thực hiện theo Nghị quyết số 17/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

12. Hiệu quả kinh tế - xã hội:

- Về công nghệ: Hỗ trợ HTX nhanh chóng bắt kịp với xu hướng nền nông nghiệp của thời đại mới, có thể đáp ứng được vấn đề về nhân lực khi áp dụng các công nghệ 4.0 trong nông nghiệp.

- Về chất lượng: Tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm thời gian, tăng lợi nhuận kinh tế cho nông dân.

- Về môi trường: Bảo vệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khắc phục hạn chế ảnh hưởng của thiên tai trong quá trình sản xuất nông nghiệp (thời tiết quá nắng, thời tiết âm u thiếu ánh sáng… ảnh hưởng sinh trưởng phát triển của cây).

- Về xây dựng nông thôn mới: Góp phần phát triển, hiện đại hoá nông thôn theo hướng phát triển nông thôn hiện đại, khai thác lợi thế cạnh tranh, nhân lực tại chỗ của địa phương. Góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

- Về tài chính:

+ Mô hình của Hợp tác xã Dương Quang đưa vào vận hành dự kiến sản xuất được 10 tấn dưa lưới và 5 tấn loại rau củ quả ngắn ngày hàng năm, mang lại nguồn thu xấp xỉ 1,5 tỷ đồng cho HTX. Đồng thời, HTX tạo ra việc làm ổn định cho nhân viên HTX (cũng là người dân trong thôn và là thành viên HTX) mang lại nguồn thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng.

+ Mô hình của Hợp tác xã Chè Mỹ Phương đưa vào vận hành dự kiến sẽ cải thiện đáng kể nguồn nước tưới cho diện tích 01ha chè của hợp tác xã, từ đó góp phần tạo ra sản phẩm chè vào những tháng mùa khô.

Mô hình được triển khai sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế, hiện đại hoá nông thôn, tham gia thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ngoài ra, mô hình còn làm hình mẫu về triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới để các địa phương khác nghiên cứu, nhân rộng./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1722/QĐ-UBND phê duyệt Mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh ngày 07/10/2024 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


204

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.42.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!