Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Văn Hữu Chiến
Ngày ban hành: 12/04/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2012/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Về quản lý chiếu sáng đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Công văn số 431/SXD-QLHTĐT ngày 16/2/2012 về việc ban hành Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố và theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố việc thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 138/2001/QĐ-UB ngày 11 tháng 9 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Quy định quản lý và vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Văn Hữu Chiến

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16 /2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 4 năm 2012 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ, khái niệm được hiểu như sau:

1. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng bao gồm mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và mạng lưới điện chiếu sáng trang trí công cộng; là một bộ phận của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Mạng lưới điện chiếu sáng công cộng được tính từ điểm nối nguồn điện (thuộc lưới điện lực quản lý) đến đèn chiếu sáng công cộng, gồm: Trạm biến áp, tủ điều khiển (mạch điều khiển và mạch động lực), dây dẫn điện, trụ lắp đèn, bộ đèn và các vật tư liên quan nhằm phục vụ chiếu sáng công trình giao thông đường bộ (trừ đường chuyên dùng), kiệt, hẻm, quảng trường, công viên, vườn hoa và các công trình công cộng khác.

3. Mạng lưới điện chiếu sáng trang trí công cộng được tính từ điểm nối nguồn điện (thuộc lưới điện lực quản lý hoặc lưới điện chiếu sáng công cộng) đến đèn chiếu sáng trang trí công cộng, gồm: dây dẫn điện, tủ điều khiển, trụ lắp đèn, bộ đèn và các thiết bị liên quan nhằm phục vụ chiếu sáng trang trí tại các điểm nhấn của công trình giao thông đường bộ (trừ đường chuyên dùng), cây xanh, thảm cỏ, quảng trường, công viên và các điểm nhấn khác trên địa bàn thành phố hoặc chiếu sáng trang trí phục vụ các sự kiện, các ngày Lễ, Tết.

4. Tuyến chiếu sáng công cộng gồm toàn bộ vật tư, thiết bị chiếu sáng phục vụ cho hoạt động chiếu sáng trên một tuyến đường (trên tuyến chiếu sáng có một hoặc nhiều tủ điều khiển).

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng; an toàn và phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng

1. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống chiếu sáng công cộng được tuân thủ theo Điểm 1, 2 và 6 Điều 3 của Nghị định 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về Quản lý chiếu sáng đô thị.

2. Mọi nguy cơ gây hư hỏng và sự cố hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải được phát hiện và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng hoạt động ổn định và an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quy định trong tổ chức quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống điện chiếu sáng công cộng, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy hoạch hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Quy hoạch hệ thống điện chiếu sáng công cộng là một nội dung của quy hoạch mới hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị; được lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng đô thị.

2. Nội dung quy hoạch hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Xây dựng công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải được thẩm định, phê duyệt theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng (đặc biệt là mạng lưới điện chiếu sáng công cộng) phải được xây dựng đồng bộ với xây dựng công trình giao thông đường bộ; phải kết hợp giữa nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới; có các giải pháp sử dụng nguồn sáng, thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm điện từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng.

3. Tổ chức, cá nhân xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc thay mới, sửa chữa, thay thế nguồn sáng các công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với các quy phạm, tiêu chuẩn ngành, Tiêu chuẩn Việt Nam do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

4. Các hoạt động thi công, giám sát, nghiệm thu hoàn thành, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phải tuân thủ Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Để hạn chế tình trạng mất cắp vật tư, thiết bị điện chiếu sáng công cộng, đối với các khu dân cư và các kiệt, hẻm mới xây dựng thì tùy từng trường hợp cụ thể, có thể xem xét thay thế cáp lõi đồng đối với cáp treo bằng cáp lõi nhôm (cáp vặn xoắn ABC).

Điều 6. Bàn giao công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Công tác bàn giao để quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng phải tuân thủ Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với công trình hoặc hạng mục công trình của mạng lưới điện chiếu sáng công cộng, trước khi tiến hành bàn giao để quản lý, vận hành và sử dụng các trụ lắp đèn chiếu sáng phải có biển số, cụ thể như sau:

a) Chữ, số trong biển số trụ lắp đèn chiếu sáng:

Chữ, số có chiều cao là 60 mm; chiều ngang chữ, số tuỳ theo kích thước tiết diện của trụ lắp đèn để chọn Font chữ cho phù hợp và được bố trí như sau:

- Hàng thứ nhất (trên cùng): Là chữ CS (viết tắt của chữ chiếu sáng) nhằm phân biệt với các trụ của Viễn thông hay Điện lực;

- Hàng thứ hai: Là các chữ số thể hiện vị trí trụ lắp đèn thuộc tuyến chiếu sáng chính;

- Hàng thứ ba: Là các chữ số thể hiện vị trí trụ lắp đèn thuộc tuyến chiếu sáng nhánh rẽ (nếu có);

- Hàng thứ tư: Là ký hiệu tủ điều khiển trên tuyến chiếu sáng, gồm các chữ, số:

* Chữ: được viết tắt bằng chữ cái đầu (chữ in hoa) của tên tuyến chiếu sáng;

* Số: thể hiện vị trí của tủ điều khiển trên tuyến chiếu sáng.

b) Nền của biển số trụ lắp đèn được sơn ít nhất là 2 lớp màu trắng.

c) Màu của chữ và số trong biển số trụ lắp đèn được sơn ít nhất là 2 lớp:

- Màu xanh dương: Trong trường hợp trụ lắp đèn được kết hợp với trụ điện của Điện lực;

- Màu đen: Trong trường hợp trụ lắp đèn chiếu sáng riêng biệt.

d) Cao độ của biển số trụ lắp đèn:

- Cao độ của biển số trụ lắp đèn được tính từ mặt đất (có cao độ bằng không) đến cạnh trên cùng của biển từ 1,00 m đến 1,50 m;

- Biển số trụ lắp đèn được thể hiện ở vị trí dễ nhìn thấy nhất.

đ) Đối với các trụ lắp đèn chiếu sáng có tiết diện nhỏ, biển số trụ không thể hiện được hết nội dung như trên thì cho phép sử dụng vật liệu khác để làm biển số trụ, nhưng nội dung biển phải đảm bảo các yêu cầu trên.

Điều 7. Thời gian vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Đối với mạng lưới điện chiếu sáng công cộng: hàng ngày, thực hiện chế độ 1 của công tác vận hành (toàn bộ các bóng đèn đều đỏ) theo lịch trình sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 3:

- Đóng điện: 18 giờ 00 phút;

- Cắt điện: 05 giờ 15 phút.

b) Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6:

- Đóng điện: 18 giờ 30 phút;

- Cắt điện: 04 giờ 45 phút.

c) Từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9:

- Đóng điện: 18 giờ 15 phút;

- Cắt điện: 04 giờ 45 phút.

d) Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 31 tháng 12:

- Đóng điện: 17 giờ 30 phút;

- Cắt điện: 05 giờ 30 phút.

2. Hàng ngày, từ 23 giờ 00 phút đến 02 giờ 00 phút ngày hôm sau, mạng lưới điện chiếu sáng công cộng thực hiện chế độ 2 của công tác vận hành (hai bóng đỏ - một bóng tắt); từ 02 giờ 00 phút trở đi thực hiện chế độ 3 của công tác vận hành (một bóng đỏ - hai bóng tắt), trừ các tuyến đường có mạng lưới điện chiếu sáng công cộng được vận hành theo chế độ sử dụng 2 cấp công suất (toàn bộ các bóng đèn đều đỏ) .

3. Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng:

a) Chủ động áp dụng biện pháp điều chỉnh phân pha đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị về chiếu sáng trên các tuyến đường phố chính; phân pha tiết kiệm điện năng trên các tuyến đường có lưu lượng giao thông thấp và các tuyến đường trong những khu dân cư thưa dân (khu dân cư có khoảng 50% số hộ dân sinh sống);

b) Điều chỉnh thời gian vận hành đóng, cắt điện chiếu sáng công cộng cho phù hợp với thời tiết các mùa trong năm, đặc biệt là các thời điểm có mưa, bão, lụt.

Điều 8. Đấu nối điện chiếu sáng công cộng, điện chiếu sáng trang trí công cộng

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối vào mạng lưới điện chiếu sáng công cộng phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục sau:

1. Trường hợp các công trình hoặc hạng mục công trình điện chiếu sáng công cộng đã có chủ trương cho phép của cơ quan có thẩm quyền, có quy mô bất kỳ đều phải thực hiện 2 bước: Thoả thuận đấu nối trước khi thiết kế bản vẽ thi công và đề nghị cho phép đấu nối sau khi thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

a) Hồ sơ thoả thuận đấu nối:

- Văn bản thoả thuận đấu nối;

- Bản vẽ mặt bằng thể hiện vị trí đấu nối, công suất đấu nối và thuyết minh giải pháp kỹ thuật;

- Văn bản thống nhất về chủ trương của cơ quan có thẩm quyền. b) Hồ sơ đề nghị cho phép đấu nối:

- Văn bản đề nghị cho phép đấu nối;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Sở Xây dựng thoả thuận về vị trí đấu nối và được cấp có thẩm quyền phê duyệt gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng;

+ Sơ đồ vị trí đấu nối;

+ Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công;

+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.

2. Các tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép đấu nối vào hệ thống điện chiếu sáng công cộng để cấp nguồn điện chiếu sáng công cộng cho các công trình từ nguồn kinh phí tự nguyện đóng góp được chính quyền địa phương chấp thuận hoặc cấp nguồn điện phục vụ trang trí các sự kiện, Lễ hội, tuyên truyền, quảng cáo đã được Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng thống nhất về giải pháp kỹ thuật thì tiến hành lập hồ sơ đề nghị cho phép đấu nối:

Hồ sơ đề nghị cho phép đấu nối gồm:

- Văn bản đề nghị cho phép đấu nối;

- Bản vẽ mặt bằng thể hiện vị trí, công suất đấu nối.

3. Hồ sơ Thoả thuận hoặc đề nghị cho phép đấu nối gửi về Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng để kiểm tra và đề xuất ý kiến bằng văn bản gửi Sở Xây dựng xem xét, giải quyết.

4. Thời gian xem xét, giải quyết đấu nối tối đa không quá 6 (sáu) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép biết.

5. Chi phí đấu nối do chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm.

Điều 9. Sử dụng trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để treo, gắn các phương tiện tuyên truyền, quảng cáo

1. Cho phép sử dụng tạm thời trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để treo, gắn các phương tiện tuyên truyền, quảng cáo với mục đích tuyên truyền, cổ động trực quan, quảng bá các hoạt động xã hội phục vụ hội nghị, lễ hội hoặc kết hợp hoạt động tuyên truyền với quảng cáo thương mại do cấp có thẩm quyền tổ chức hoặc cho phép.

2. Việc sử dụng tạm thời trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để thực hiện các hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chấp thuận bằng văn bản về nội dung, hình thức và thời gian tuyên truyền, quảng cáo;

b) Được Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản về phương án và vị trí lắp đặt;

c) Trong thời gian sử dụng, các đơn vị thực hiện tuyên truyền, quảng cáo phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi vấn đề có liên quan đến an toàn do phương tiện tuyên truyền, quảng cáo gây ra; phải nhanh chóng, kịp thời và chịu mọi chi phí khắc phục sự cố;

d) Khi Nhà nước có nhu cầu nâng cấp, cải tạo, tháo dỡ trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng hoặc trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng thì đơn vị có tài sản treo, gắn trên các trụ lắp đèn này phải kịp thời tiến hành tháo dỡ và vận chuyển ra khỏi phạm vi công trình trong thời gian quy định và chịu mọi chi phí cho công tác tháo dỡ, vận chuyển.

3. Nghiêm cấm sử dụng trái phép trụ lắp đèn chiếu sáng công cộng và trụ lắp đèn chiếu sáng trang trí công cộng để treo, gắn các phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng cáo dưới mọi hình thức.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt điện chiếu sáng trang trí công cộng:

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt điện chiếu sáng trang trí công cộng được phép kết hợp với các loại hình quảng cáo sau khi được Sở Xây dựng và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chấp thuận bằng văn bản và được cấp có thẩm quyền phê duyệt về địa điểm, phương án chiếu sáng trang trí, nội dung, hình thức và thời gian quảng cáo.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư lắp đặt điện chiếu sáng trang trí công cộng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Phối hợp với Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng để thống nhất địa điểm, phương án chiếu sáng trang trí phù hợp với cảnh quan từng tuyến đường và các điểm nhấn, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản về nội dung, hình thức và thời gian quảng cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Điều 11. Trách nhiệm bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng

1. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng;

b) Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo với đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền địa phương sở tại khi phát hiện các hư hỏng, các hiện tượng mất an toàn điện hoặc các hành vi vi phạm quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

2. Đơn vị quản lý, vận hành có trách nhiệm bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn được giao.

3. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

Điều 12. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình điện chiếu sáng công cộng và các công trình khác

1. Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình khác nằm trong khu vực có ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống điện chiếu sáng công cộng thì chủ đầu tư công trình khác phải phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng để giải quyết.

2. Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng công cộng có ảnh hưởng đến các công trình khác nằm trong khu vực thì đơn vị thi công phải báo cáo với chủ đầu tư của các công trình có liên quan để giải quyết.

3. Trường hợp các bên liên quan không thoả thuận được thì yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền giải quyết và triển khai thực hiện theo quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 13. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chiếu sáng công cộng.

UBND các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng điện chiếu sáng an toàn, đúng mục đích; sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao - tiết kiệm điện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chiếu sáng công cộng.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Điều 14. Sở Xây dựng

1. Phát triển hệ thống điện chiếu sáng công cộng đảm bảo yêu cầu về quy định chiếu sáng và phù hợp với định hướng phát triển của thành phố.

2. Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng trong công tác trực tiếp quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố.

4. Chỉ đạo Thanh tra Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố.

5. Xem xét, giải quyết việc đấu nối vào mạng lưới điện chiếu sáng công cộng theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.

6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng các loại vật tư thu hồi từ các công trình thuộc các mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và chiếu sáng trang trí công cộng trên địa bàn thành phố được phân cấp quản lý theo đúng quy định hiện hành.

Điều 15. Công an thành phố

1. Phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng để điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

2. Tăng cường tuần tra bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố; kịp thời phát hiện các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị và xử lý nghiêm theo thẩm quyền.

Điều 16. Sở Tài Chính

Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra, đề xuất UBND thành phố cấp kinh phí hàng năm để quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng gồm:

1. Chi phí điện năng tiêu thụ từ khi công trình được bàn giao đưa vào quản lý, vận hành và khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Chi phí quản lý; duy tu sửa chữa thường xuyên, định kỳ, đột xuất các công trình từ khi công trình được bàn giao đưa vào quản lý, vận hành và khai thác theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Các chi phí khác có liên quan đến hệ thống điện chiếu sáng công cộng theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Điều 17. UBND các quận, huyện

1. Cung cấp các vật tư, thiết bị điện chiếu sáng tại các kiệt, hẻm để Công ty Quản lý vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng thực hiện việc duy tu, sửa chữa, thay thế.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn theo Quy định này.

3. Chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường tuần tra bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị và xử lý nghiêm theo thẩm quyền.

4. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hệ thống điện chiếu sáng công cộng để điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hành vi phá hoại, trộm cắp các loại vật tư, trang thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

5. Chủ tịch UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố về việc thường xuyên để xảy ra tình trạng phá hoại, trộm cắp các loại vật tư, trang thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ công chức.

Điều 18. UBND các phường, xã

1. Lập kế hoạch kinh phí sửa chữa, thay thế bóng đèn, các thiết bị có liên quan của mạng lưới điện chiếu sáng công cộng trên các kiệt, hẻm thuộc địa bàn bị hư hỏng, với phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trình UBND quận, huyện phê duyệt.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

3. Chỉ đạo lực lượng Công an tăng cường tuần tra bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn; kịp thời phát hiện các hành vi phá hoại, trộm cắp vật tư, trang thiết bị và xử lý nghiêm theo thẩm quyền.

4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý hành vi phá hoại, trộm cắp các loại vật tư, trang thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

5. Chủ tịch UBND các phường, xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND các quận, huyện về việc thường xuyên để xảy ra tình trạng phá hoại, trộm cắp các loại vật tư, trang thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức.

Điều 19. Công ty Quản lý Vận hành điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng

1. Trực tiếp tổ chức quản lý, vận hành và khai thác hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố được giao quản lý (kể cả chiếu sáng các kiệt hẻm); thực hiện việc duy tu, sửa chữa và thay thế nêu tại Khoản 1 Điều 17 của Quy định này.

2. Lập kế hoạch hàng năm về thay thế, cải tạo, duy tu bảo dưỡng hệ thống điện chiếu sáng công cộng được giao quản lý, báo cáo Sở Xây dựng kiểm tra trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn sáng và các thiết bị của hệ thống điện chiếu sáng để đề xuất phương án sửa chữa, thay thế kịp thời; định kỳ tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật và đại tu lưới điện chiếu sáng, bảo đảm cho mạng lưới vận hành an toàn, tiết kiệm điện và phòng chống cháy nổ theo quy định; thực hiện các giải pháp kỹ thuật, vận hành tối ưu để giảm tổn thất điện năng trong quá trình sử dụng điện.

3. Phối hợp với UBND các quận, huyện thực hiện việc duy tu, sửa chữa, thay thế các vật tư, thiết bị tại các kiệt, hẻm.

4. Trực tiếp tham mưu cho Sở Xây dựng trong công tác cấp phép đấu nối điện chiếu sáng công cộng và điện chiếu sáng trang trí công cộng trên địa bàn thành phố theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.

5. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, tổ chức nghiên cứu ứng dụng cộng nghệ và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

6. Lập kế hoạch thu hồi, tiếp nhận, quản lý và bảo quản các vật tư, thiết bị thu hồi từ các công trình mạng lưới điện chiếu sáng công cộng và điện chiếu sáng trang trí công cộng được giao quản lý. Tất cả các vật tư, thiết bị được thu hồi trước khi xuất kho đưa vào sử dụng lại cho các công trình khác phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Sở Xây dựng.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng bằng văn bản theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng được giao quản lý, với các nội dung sau:

a) Công tác quản lý, vận hành và khai thác;

b) Phương án thu hồi và đề xuất sử dụng lại các vật tư, thiết bị;

c) Tiếp nhận vật tư, thiết bị thu hồi từ các công trình, bảo quản và sử dụng lại vật tư, thiết bị thu hồi.

8. Thường xuyên tuần tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý kịp thời các hư hỏng, các hiện tượng mất an toàn điện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố được giao quản lý và chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

9. Khi thực hiện công tác vận hành, lắp đặt, đấu nối, duy tu sửa chữa thì người thi hành công vụ phải mặc đồng phục, đeo phù hiệu theo quy định; chấp hành đầy đủ và đúng trình tự các biện pháp an toàn theo quy định của quy phạm kỹ thuật an toàn điện.

10. Phối hợp UBND các quận, huyện tổ chức hướng dẫn và tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

11. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng để bảo đảm điện cho hoạt động của hệ thống điện chiếu sáng công cộng.

12. Phản ánh đầy đủ các sự cố và biện pháp khắc phục trong quá trình vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng và báo cáo Sở Xây dựng để kịp thời chỉ đạo xử lý.

Điều 20. Thu, nộp, sử dụng lệ phí và tiền phạt

1. Lệ phí cấp giấy phép lắp đặt công trình hệ thống điện chiếu sáng công cộng hoặc đấu nối vào hệ thống điện chiếu sáng công cộng và tiền xử phạt các hành vi vi phạm trong việc quản lý, vận hành, sử dụng và bảo vệ hệ thống điện chiếu sáng công cộng đều phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

2. Phần lệ phí và tiền xử phạt được trích lại để chi phí phục vụ cho công tác quản lý, vận hành hệ thống điện chiếu sáng công cộng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng được khen thưởng theo quy định.

Điều 22. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định về quản lý vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định;

2. Trường hợp do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.

3. Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng được xử lý theo các quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Điều 23. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp ./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 12/04/2012 về Quy định quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.431

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!