BỘ
XÂY DỰNG
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
16/2006/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ XÂY DỰNG SỐ 16/2006/QĐ-BXD
NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 2006 BAN HÀNH “QUY ĐỊNH THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH, THIẾT KẾ MẪU
CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC”
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định 36/2003/NĐ–CP ngày
04/04/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số 169/2003/QĐ–TTg ngày 12/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án đổi mới phương thức điều hành và hiện đại hóa công sở của hệ thống
hành chính Nhà nước giai đoạn I (2003 – 2005);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định thiết
kế điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày,
kể từ khi đăng công báo.
Điều 3. Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các cấp và thủ trưởng các đơn vị liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Quân
|
QUY ĐỊNH
THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH, THIẾT KẾ MẪU CÔNG SỞ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BXD ngày 5 tháng 6 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Chương 1:
Điều 1. Mục đích của quy định thiết kế điển
hình, thiết kế mẫu
Quy định
này nhằm thống nhất công tác lập, ban hành và hướng dẫn áp dụng thiết kế điển
hình, thiết kế mẫu trong đầu tư xây dựng công sở hành chính Nhà nước các cấp,
đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công sở, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ
thuật và xã hội tại các địa phương.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định
này điều chỉnh các công tác lập, thẩm định và ban hành thiết kế điển hình, thiết
kế mẫu công sở hành chính Nhà nước các cấp.
2. Hướng dẫn vận dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu cho công tác thiết
kế xây dựng mới hoặc cải tạo công sở hành chính Nhà nước các cấp.
Nguồn vốn
cho công tác thiết kế điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước được
cấp từ ngân sách nhà nước và theo kế hoạch hàng năm cho Bộ Xây dựng và các địa
phương.
Điều 4. Đối tượng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu
1. Công sở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
2. Công sở Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
3. Công sở Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
4. Công sở Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Điều 5. Giải thích từ ngữ
1. Thiết kế điển hình là đồ án thiết kế được nghiên cứu trên cơ sở Quy
chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, để áp dụng nhiều lần trong xây dựng theo
những điều kiện xác định. Đối tượng thiết kế điển hình là các bộ phận chức
năng, chi tiết cấu tạo (không bao gồm phần nền móng).
2. Thiết
kế mẫu là thiết kế vận dụng các thiết kế điển hình bộ phận cho một loại nhà hoặc
công trình với quy mô xác định và điều kiện cụ thể.
Chương 2:
QUY ĐỊNH VỀ LẬP, BAN HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP
DỤNG THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH, THIẾT KẾ MẪU CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Điều 6. Trình tự lập thiết kế điển hình, thiết kế
mẫu
1.
Lập và phê duyệt kế hoạch;
2.
Điều tra, khảo sát;
3.
Lập nhiệm vụ thiết kế;
4.
Nghiên cứu và lập thiết kế điển hình hoặc thiết kế mẫu;
5.
Tổ chức thẩm định, ban hành;
6.
Phổ biến, áp dụng.
Điều 7. Nhiệm vụ thiết kế
1. Nhiệm vụ
thiết kế điển hình đề cập các yêu cầu cơ bản để thực hiện thiết kế điển hình,
thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước các cấp theo những điều kiện cụ thể và
theo yêu cầu hiện đại hóa công sở. Trường hợp thiết kế mẫu theo yêu cầu riêng của
địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh lập nhiệm vụ thiết kế trên cơ sở thiết kế điển
hình do Bộ Xây dựng ban hành.
2. Căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế điển hình
a)
Nhu cầu lập thiết kế điển hình công sở hành chính Nhà nước;
b)
Các văn bản có liên quan đến quy định tổ chức bộ máy hành
chính Nhà nước các cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
c)
Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn
nước ngoài được áp dụng theo quy định hiện hành;
d)
Yêu cầu hiện đại hóa công sở hành chính Nhà nước.
1.
Căn cứ lập nhiệm vụ thiết kế mẫu
a)
Nhu cầu lập thiết kế mẫu;
b)
Các thiết kế điển hình có liên quan;
c)
Các nội dung nêu trong điểm b, c và d trong khoản 2 của điều
này;
d)
Các điều kiện cụ thể tại các địa phương, vùng miền.
2.
Nội dung nhiệm vụ thiết kế điển hình, thiết kế mẫu
a)
Yêu cầu hiện đại hóa công sở hành chính Nhà nước;
b)
Loại hình công sở hành chính Nhà nước; quy mô công sở; các
bộ phận chức năng theo yêu cầu cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính;
c)
Yêu cầu mức độ đầu tư
d)
Đối với thiết kế mẫu, ngoài những nội dung nêu trên, nhiệm
vụ thiết kế phải bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục tập
quán của vùng, miền sẽ nghiên cứu thiết kế.
Điều 8. Nội dung thiết kế
1.
Nội dung thiết kế điển hình
a)
Phương pháp điển hình hóa thích hợp;
b)
Dây chuyền chức năng của các đối tượng thiết kế điển hình;
c)
Lựa chọn kích thước, diện tích không gian chức năng, tiện
nghi sử dụng của đối tượng thiết kế điển hình theo tiêu chuẩn.
d)
Giải pháp thiết kế kiến trúc, khả năng tổ hợp các đối tượng
thiết kế điển hình;
đ) Giải pháp kỹ thuật xây dựng : kết cấu, vật liệu, hoàn thiện, hệ thống
kỹ thuật công trình;
e)
Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật.
2.
Nội dung thiết kế mẫu
a)
Chức năng công sở hành chính Nhà nước;
b)
Lựa chọn quy mô, cấp công trình, diện tích khu đất xây dựng,
thành phần diện tích và các hạng mục công trình;
c)
Lựa chọn, tổ chức dây chuyền công năng;
d) Lựa chọn vị trí, đặc điểm bố cục các hạng mục công trình trong khuôn
viên công sở;
đ) Giải pháp thiết kế kiến trúc, thiết kế nội và ngoại thất công trình,
tiện nghi sử dụng;
e) Giải pháp kỹ thuật xây dựng : kết cấu, vật liệu, hoàn thiện, các hệ
thống kỹ thuật công trình;
f)
Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật; khái toán xây dựng công
trình (không bao gồm phần nền móng).
Điều 9. Quy định về hồ sơ thiết kế
1.
Hồ sơ thiết kế điển hình
a)
Phần thuyết minh
-
Nội dung nhiệm vụ thiết kế điển hình;
-
Danh mục các Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
-
Thuyết minh về giải pháp thiết kế điển hình;
-
Thuyết minh về chức năng, thành phần và diện tích các bộ
phận, kích thước các không gian chức năng, giải pháp tổ chức dây chuyền công
năng, các phương án tổ hợp thiết kế điển hình, các thông số kỹ thuật và chỉ
tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu;
-
Thuyết minh về giải pháp kết cấu, vật liệu, các hệ thống kỹ
thuật công trình, yêu cầu thi công xây dựng và hoàn thiện;
-
Hướng dẫn lựa chọn và áp dụng thiết kế điển hình, các yêu
cầu về tổ hợp các thiết kế điển hình khi lập thiết kế mẫu hoặc vận dụng để lập
phương án thiết kế kiến trúc công sở hành chính Nhà nước.
b)
Phần bản vẽ
-
Sơ đồ dây chuyền hoạt động;
-
Kích thước nhân trắc của con người, kích thước không gian
hoạt động của cán bộ công chức;
-
Các bản vẽ kiến trúc : các mặt bằng và mặt đứng, các mặt cắt
và chi tiết chính của đối tượng thiết kế điển hình, vật liệu hoàn thiện;
-
Các bản vẽ phối cảnh nội thất của đối tượng được thiết kế
điển hình;
-
Bản vẽ bố trí trang thiết bị trong các phòng chức năng (kết
hợp với bản vẽ kiến trúc);
-
Các bản vẽ kết cấu : mặt bằng và mặt cắt, mô tả giải pháp
kết cấu chịu lực và vật liệu sử dụng;
-
Các bản vẽ sơ đồ bố trí hệ thống trang thiết bị kỹ thuật;
-
Thống kê khối lượng các vật liệu xây dựng và thiết bị chủ
yếu;
-
Các bản vẽ mặt bằng minh họa các phương án tổ hợp thiết kế
điển hình cho công trình;
-
Quy cách bản vẽ : khổ giấy A3; quy cách thể hiện các bản vẽ
tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.
Hồ sơ thiết kế mẫu
a)
Phần thuyết minh
-
Nhiệm vụ thiết kế mẫu; tài liệu khảo sát điều tra tại các
địa phương về đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội và kinh tế các vùng miền đặc
trưng; nhu cầu thiết kế mẫu; tiềm năng vật liệu xây dựng tại địa phương;
-
Danh mục các Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
-
Các thiết kế điển hình có liên quan và giải pháp vận dụng
trong thiết kế mẫu;
-
Chức năng, quy mô, diện tích khu đất, thành phần và diện
tích các bộ phận, cấp công trình, số tầng, chiều cao tầng, giải pháp tổ chức
dây chuyền công năng;
-
Giải pháp kết cấu, vật liệu, các hệ thống kỹ thuật công
trình, yêu cầu thi công xây dựng và hoàn thiện;
-
Giải pháp thiết kế sân vườn, cây xanh và hệ thống hạ tầng
kỹ thuật trong khuôn viên khu đất;
-
Các thông số kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu;
bảng khái toán xây dựng công trình;
-
Hướng dẫn lựa chọn và áp dụng thiết kế mẫu khi lập các
phương án thiết kế cho dự án đầu tư xây dựng công sở hành chính Nhà nước;
b)
Phần bản vẽ
-
Sơ đồ dây chuyền hoạt động;
-
Các bản vẽ kiến trúc : các mặt bằng và mặt đứng, các mặt cắt
và chi tiết chính của công trình và bộ phận công trình; vật liệu hoàn thiện;
-
Các bản vẽ phối cảnh toàn bộ công trình, phối cảnh nội thất
công trình;
-
Bản vẽ bố trí trang thiết bị trong các phòng chức năng (kết
hợp với bản vẽ kiến trúc);
-
Các bản vẽ kết cấu : mặt bằng, mặt cắt mô tả giải pháp kết
cấu chịu lực của công trình và vật liệu sử dụng;
-
Thống kê khối lượng các vật liệu xây dựng và thiết bị chủ
yếu;
-
Các bản vẽ sơ đồ hệ thống trang thiết bị kỹ thuật của công
trình;
-
Các bản vẽ tổng mặt bằng phương án bố trí công trình hoặc
các hạng mục công trình, hệ thống kỹ thuật hạ tầng;
-
Quy cách bản vẽ : khổ giấy A3; quy cách thể hiện các bản vẽ
tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.
Điều 10. Thẩm định và ban hành thiết kế
1. Hồ sơ thiết điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước được
Bộ Xây dựng thẩm định và ban hành.
2. Hồ sơ thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước được thiết lập theo
yêu cầu riêng của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định và ban hành.
Điều 11. Quy định về việc áp dụng thiết kế điển
hình, thiết kế mẫu
1.
Thiết kế điển hình, thiết kế mẫu mang tính hướng dẫn khi lập
dự án đầu tư xây dựng công sở hành chính Nhà nước.
2.
Việc vận dụng thiết kế điển hình, thiết kế mẫu vào phương
án thiết kế công sở cần được tiến hành bởi tổ chức tư vấn xây dựng có năng lực
hành nghề theo quy định hiện hành.
3.
Nếu thích hợp với điều kiện địa phương và quy mô yêu cầu của
công sở, chủ đầu tư thông qua tổ chức tư vấn xây dựng có thể sử dụng toàn bộ
thiết kế mẫu làm thiết kế trong dự án đầu tư xây dựng.
4.
Khi thiết kế xây dựng công sở hành chính Nhà nước có vận dụng
thiết mẫu, thiết kế điển hình, cần xem xét điều kiện tự nhiên tại khu vực xây dựng
như gió, lốc, lũ lụt, động đất, v.v… để đảm bảo an toàn cho công trình. Thiết kế
nền móng công trình được thiết lập trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất tại địa
điểm xây dựng.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Tổ chức thực hiện
Bộ Xây dựng thống nhất quản lý công tác lập, thẩm định và ban hành thiết
kế điển hình, thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước.
Khi có yêu cầu riêng cho địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực
hiện, thẩm định và ban hành thiết kế mẫu. Trước khi ban hành và áp dụng, hồ sơ
thiết kế mẫu (01 bộ) được gửi về Bộ Xây dựng để thống nhất quản lý. Trong trường
hợp cần thiết, Bộ Xây dựng sẽ góp ý bằng văn bản đối với thiết kế mẫu của địa
phương.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Quy định
này thay thế cho những quy định trước đây có liên quan đến thiết kế điển hình,
thiết kế mẫu công sở hành chính Nhà nước.