ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1534/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày 08 tháng 8 năm
2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ,
KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ
THAN BÙN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội
thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012
của Hội đồng nhân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 4 về Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và
than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ
trình số 193/TTr-STNMT ngày 20 tháng 7 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 -
2015 và định hướng đến năm 2025, với các nội dung chủ yếu như bản tóm tắt kèm
theo Quyết định này.
Điều 2. Căn cứ quan điểm và mục tiêu phát triển đã được xác định trong quy hoạch,
Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
căn cứ trách nhiệm và quyền hạn được giao, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực
hiện trong kế hoạch 05 năm, hàng năm nhằm bảo đảm thực hiện tốt các quan điểm và
mục tiêu đề ra. Trước mắt, cần tập trung chỉ đạo thực hiện các vấn đề trọng tâm
như sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Công bố công khai Quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than
bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025 theo đúng
quy định của pháp luật;
- Rà soát đánh giá các tổ chức, cá nhân đã được cấp
phép về mức độ tuân thủ pháp luật, khai thác không hiện quả, không chú trọng công
tác bảo vệ giảm thiểu ô nhiễm, phục hồi môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan,
danh lam thắng cảnh để chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép nếu cố tình vi phạm.
- Rà soát lại các vị trí, các khu vực đã khai
thác khoáng sản, chưa cải tạo phục hồi môi trường trên địa bàn toàn tỉnh để có
biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật.
- Đối với các mỏ trong quy hoạch không đấu giá, có
thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tính toán việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản
nộp
ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Khoáng sản.
- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tiêu chí khoanh định khu vực không đấu
giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP
ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Khoáng sản để khoanh định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng
sản trong khu vực quy hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm cung cấp
nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật
phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc
thực hiện quy hoạch.
- Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần chú ý
thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số
221-TB/TU ngày 19/6/2012 và Hội đồng nhân dân tỉnh tại Nghị quyết số
25/2012/NQ-HĐND ngày 02/7/2012, nhất là các vấn đề sau:
+ Đối với các mỏ chồng lấn đá6t lúa, đất rừng phải
kiên quyết đưa ra ngoài quy hoạch khai thác khoáng sản.
+ Đánh giá lại hiệu quả khai thác cát dưới các
lòng sông để có quy hoạch phù hợp.
+ Khu vực núi Tà Zôn không quy hoạch cấp phép
khai thác mới, các mỏ đã cấp giấy phép được hoạt động khai thác đến ngày giấy
phép hết hạn và không được gia hạn.
2. Các Sở, ngành liên quan:
- Chỉ đạo theo thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện quy
hoạch theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo luật định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm:
a) Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng
sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá
nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản
chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm
an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt
động khoáng sản trên địa bàn;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản
theo thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Công Thương; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, KTN. Bình (28b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
|