Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1481/QĐ-UBND Quy hoạch phân khu đến Khu vực Bái Đính Ninh Bình 2030 2016

Số hiệu: 1481/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Đinh Văn Điến
Ngày ban hành: 07/11/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1481/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 07 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN KHU KHU VỰC BÁI ĐÍNH, TRONG QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/20016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Thực hiện Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 28/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Thực hiện Thông báo số 392-TB/TU ngày 29/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1150/TTr-SXD ngày 20/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu vực Bái Đính, trong Quy hoạch chung Đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm những nội dung sau:

I. Tên đồ án: Quy hoạch phân khu Khu vực Bái Đính, trong Quy hoạch chung Đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

II. Phạm vi và quy mô diện tích đất lập quy hoạch:

Phạm vi khu vực nghiên cứu lập quy hoạch phân khu Khu vực Bái Đính nằm ở phía Tây khu Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc một phần địa giới hành chính các xã: Gia Sinh của huyện Gia Viễn; Sơn Hà và Sơn Lai của huyện Nho Quan. Tổng diện tích khoảng 3.006,95 ha, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp sông Hoàng Long và xã Gia Trung;

- Phía Nam giáp sông Bến Đang và các xã Quỳnh Lưu, Sơn Lai của huyện Nho Quan;

- Phía Đông giáp núi đá khu Quần thể danh thắng Tràng An;

- Phía Tây giáp sông Chòm.

III. Mục tiêu, tính chất, chức năng khu quy hoạch

1. Mục tiêu

- Cụ thể hóa các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dng không gian quy hoạch trên cơ sở tchức, khai thác hài hòa giữa không gian xây dựng đô thị và cảnh quan sinh thái tự nhiên tại khu vực, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, bảo vệ và phát huy được các cảnh quan sinh thái tự nhiên tại khu vực.

- Hình thành nên hệ thống không gian sinh hoạt, dịch vụ, gắn kết hài hòa với đặc đim địa hình núi non, mặt nước và hệ sinh thái, không gian văn hóa khu vực trở thành trung tâm hỗ trợ dịch vụ du lịch, trung tâm về đào tạo, khoa học công nghệ và đầu mối giao thông của Tỉnh Ninh Bình.

- Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và kim soát phát triển đô thị theo quy hoạch trên địa bàn.

2. Tính chất, chức năng của khu vực quy hoạch

- Khu du lịch văn hóa tâm linh của vùng và quốc gia;

- Trung tâm hỗ trợ dịch vụ du lịch của tỉnh Ninh Bình;

- Trung tâm giáo dục đại học, cao đẳng và khoa học, công nghệ của tỉnh Ninh Bình;

- Khu đô thị theo mô hình đô thị sinh thái kiểu mẫu, văn minh - hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

IV. Quy mô dân số

Dân số dự báo đến 2030: Khoảng 27.000 người.

Dân số dung nạp tối đa của khu quy hoạch: Khoảng 32.000 người.

V. Nội dung quy hoạch

1. Định hưng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

Xây dựng khu đô thị với không gian thấp tầng, mật độ thấp, đan xen giữa đồi núi, cây xanh mặt nước và các tổ hợp khu vực chức năng với không gian nhỏ, thân thiện với con người.

Lấy chùa Bái Đính là hạt nhân tổ chức không gian, tạo nên các lớp không gian vành đai và các trục không gian hướng tâm, hình thành các chuỗi không gian chức năng về phía Tây và phía Nam của khu vực quy hoạch.

Xây dựng hoàn chỉnh chùa Bái Đính, gắn với hồ Bái Đính, cánh đồng lúa tạo nên tổng thể không gian tự nhiên hấp dẫn, yên tĩnh với các hoạt động sinh thái; phát triển chùa Bái Đính trở thành trung tâm phật giáo của cả nước.

Lập vành đai bảo vệ của Quần thể danh thắng Tràng An, hạn chế tối đa các hoạt động xây dựng mới; cải tạo hệ thống cây xanh, mặt nước, tạo nên hệ sinh thái tự nhiên mới bao bọc hệ thống núi non Tràng An. Hệ thống cây xanh từ khu vực Tràng An được mở rộng, lan tỏa vào các khu vực chức năng của khu đô thị. Các công trình xây dựng trong khu đô thị phải không làm che chắn tầm nhìn và hướng quan sát về phía khu vực núi non của Quần thể danh thắng Tràng An.

Hình thành hệ thống chức năng đô thị về phía Nam, gồm dịch vụ đô thị, dịch vụ du lịch, khu giáo dục đào tạo, khu dịch vụ cảng hàng không và các khu nhà ở đô thị. Khu vực hình thành tổ hợp không gian đô thị hiện đại, xây dựng đô thị tập trung ở lõi và mở rộng, lan tỏa về các khu vực cây xanh của vùng núi non Quần thể danh thắng Tràng An và sông Chòm, sông Hoàng Long. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại khu vực được thiết kế theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững về dài hạn.

Khu vực phía Tây khai thác hệ thống đồi núi và mặt nước hiện có; cải tạo chỉnh trang hệ thống làng xóm để tạo nên các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng. Khu vực này sẽ bố trí các dịch vụ, hoạt động chất lượng cao cho các nhu cầu nghỉ dưỡng đa dạng của du khách trong tương lai. Hệ thống mặt nước được khai thác, phát triển tạo nên các không gian mở gắn với nước và cây xanh để phù hợp với đặc điểm trũng thấp của khu vực.

Các không gian chức năng được tổ chức để hình thành các tổ hợp không gian, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng khu vực chức năng, được liên kết bằng hệ thống các trục giao thông, các cấu trúc không gian xanh để tạo nên không gian hài hòa cho toàn bộ khu đô thị.

Hệ thống không gian công cộng được tổ chức theo tầng bậc và phân thành 2 khu vực: Khu vực phục vụ hoạt động đối ngoại và khách du lịch; khu vực phục vụ hoạt động đô thị. Sự giao thoa của 2 không gian hoạt động được tính toán, thiết kế hợp lý để khách du lịch được tham gia vào các hoạt động đô thị.

Các khu vực chức năng được bố trí tổ chức đảm bảo hoạt động độc lập và có phương án phát triển, mở rộng trong tương lai; qua đó xác định được các quy định kiểm soát phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển trong dài hạn.

Không gian đô thị xây dựng thấp tầng, đồng đều về chiều cao, mật độ thấp, ưu tiên cây xanh, xây dựng tập trung thành tổ hợp công trình tại các khu vực trung tâm đô thị, trung tâm của các khu vực chức năng. Khuyến khích sử dụng kiến trúc truyền thống, mái dốc, vật liệu địa phương.

2. Phân khu quy hoạch

Phát triển Khu vực Bái Đính theo mô hình đô thị độc lập, gồm 3 phân khu, tương đương với 3 đơn vị ở trong tương lai; các phân khu được chia tách theo không gian tự nhiên và các tuyến giao thông đối ngoại.

Hình thành khu vực dự trữ để hình thành trung tâm hành chính đô thị tại vị trí trung tâm của đô thị; trong tương lai, khu vực này được tổ chức theo mô hình trung tâm hành chính tập trung. Trong giai đoạn trước mắt được tổ chức thành sân bãi, quảng trường phục vụ cho các hoạt động tập trung đông người và dịch vụ du lịch.

a) Phân khu số 1 là khu vực chùa Bái Đính và phụ cận, tập trung chủ yếu các hộ dân của xã Gia Sinh, được phát triển gia tăng mật độ xây dựng tại chỗ, sắp xếp lại dân cư, tạo nên hệ thống dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho hoạt động du lịch tại khu vực chùa Bái Đính. Bố trí lại hệ thống các công trình dịch vụ xã hội tại khu vực.

b) Phân khu số 2 phát triển phía Tây đường Quốc lộ 38B mới, thuộc địa giới hành chính của xã Sơn Lai. Trong khu vực bố trí xen ghép các khu tái định cư phục vụ xây dng Sân bay Tràng An trong tương lai, đường giao thông và các dự án du lịch. Từng bước chuyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực sang hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái. Chú trọng thu hút các dự án du lịch đng bộ, chất lượng cao. Tại khu vực sẽ tổ chức lại trung tâm xã Sơn Lai để bố trí lại các dịch vụ hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa tại vị trí mới theo cụm tập trung.

c) Phân khu số 3 nằm phía Đông đường Quốc lộ 38B mới, thuộc địa bàn các xã Sơn Lai, Sơn Hà; trong đó, khu vực xây dựng đô thị chủ yếu thuộc địa giới hành chính xã Sơn Lai. Tại khu vực sẽ sắp xếp lại dân cư hiện trạng, btrí khu vực trung tâm đô thị trong tương lai, hình thành khu ở mới, tiếp nhận dân số tăng cơ học đến với khu vực Bái Đính. Tại phân khu số 3 còn có Cụm trường giáo dục, đào tạo tập trung.

3. Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích đất Khu vực Bái Đính khoảng 3.006,95 ha, gồm các loại đất sau:

3.1. Đất xây dựng đô thị: Khoảng 1.862,12 ha, chiếm 61,93% diện tích khu quy hoạch, trong đó:

a) Đất dân dụng: Khoảng 992,23 ha, chiếm 33,0% diện tích khu quy hoạch bao gồm:

- Đất công trình công cộng: 42,76 ha, chiếm 1,42% diện tích khu quy hoạch. Các công trình công cộng cấp đô thị bao gồm: Bệnh viện đa khoa khu vực, trường THPT và các hạng mục công trình công cộng khu ở bao gồm các công trình thương mại, văn hóa, công trình hỗn hợp (thương mại, văn phòng và nhà ở..)

- Đất cây xanh, TDTT đô thị: 38,94 ha, chiếm 1,30% diện tích khu quy hoạch, bao gồm: Công viên, vườn hoa, quảng trường, khu vui chơi giải trí, công trình tập luyện TDTT được bố trí tại hạt nhân khu ở.

- Đất đường giao thông, bến - bãi đỗ xe đô thị: 204,17 ha, chiếm 6,79% diện tích khu quy hoạch. Đất giao thông đô thị bao gồm: Đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; đường chính khu vực, đường khu vực; quảng trường; bãi đỗ xe. Hệ thống quảng trường được tổ chức tại các điểm giao cắt của các tuyến giao thông, trước các không gian công viên cây xanh và công trình công cộng.

- Đất đơn vị ở: 706,35 ha, chiếm 23,49% diện tích khu quy hoạch. Các đơn vị ở với quy mô dân số từ 5.000 ÷ 12.000 người và một số nhóm nhà ở độc lập. Cụ thể bao gồm các loại đất như sau:

+ Đất công cộng đơn vị ở: 25,99 ha, chiếm 0,86% diện tích khu quy hoạch, là đất xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ, y tế, văn hóa, quản lý hành chính phục vụ nhu cầu thường xuyên cho dân cư trong đơn vị ở, bao gồm: Ch, siêu thị, cửa hàng, trạm y tế, nhà văn hóa, phòng truyền thống, thư viện, bưu điện, trụ sở quản lý hành chính đơn vị ở.

+ Đất cây xanh, thể dục thể thao đơn vị ở: 25,33 ha, chiếm 0,84% diện tích khu quy hoạch, bao gồm: Vườn hoa, vườn dạo, sân bãi thể dục thể thao và các khu vui chơi giải trí.

+ Đất giao thông đơn vị ở: 176,99 ha, chiếm 5,89% diện tích khu quy hoạch, gồm các đường giao thông nội bộ giữa các lô đất chức năng. Cải tạo mở rộng và chỉnh trang các tuyến giao thông ngõ xóm.

+ Đất ở: 478,04 ha, chiếm 15,90% diện tích khu quy hoạch, được phân loại thành đất ở xây dựng mới (gồm cả đất ở tái định cư nằm trong khu dân cư mới) và đất ở làng xóm đô thị hóa xen cấy, cải tạo chỉnh trang để kiểm soát phát triển.

b) Đất khác trong phạm vi dân dụng: Khoảng 467,58 ha, chiếm 15,55% diện tích khu quy hoạch, bao gồm:

- Đất dịch vụ công cộng hỗ trợ: 2,57 ha, chiếm 0,09% diện tích khu quy hoạch, gồm các công trình với các chức năng hỗ trợ tìm hiểu thông tin du lịch, các trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch các khu du lịch.

- Đất trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm: 173,66 ha, chiếm 5,78% diện tích khu quy hoạch. Các ngành nghề đào tạo đa ngành, ưu tiên phát triển các trường đào tạo nhóm nghề du lịch - nhà hàng - khách sạn, ngoài ra còn tập trung đào tạo đa ngành nhằm nâng cao nguồn nhân lực cho tỉnh.

- Đất hỗn hp, dịch vụ thương mại, khách sạn: 85,27 ha, chiếm 2,84% diện tích khu quy hoạch, gồm các chức năng thương mại dịch vụ, văn phòng kết hợp ở, khách sạn,...

- Đất di tích, tôn giáo tín ngưỡng: 206,08 ha, chiếm 6,85% diện tích khu quy hoạch.

c) Đất ngoài phạm vi khu dân dụng: Khoảng 402,31 ha, chiếm 13,38% diện tích khu quy hoạch, bao gồm:

- Đất tiểu thủ công nghiệp: 44,22 ha, chiếm 1,47% diện tích khu quy hoạch. Trong giai đoạn trước mắt vẫn duy trì sản xuất của các nhà máy hiện có. Trong giai đoạn dài hạn sẽ xây dựng lộ trình di dời và chuyển đổi chức năng sử dụng đất.

- Đất du lịch: 115,22 ha, chiếm 3,83% diện tích khu quy hoạch. Phát triển các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch MICE (du lịch hội nghị - hội thảo), du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm tôn giáo - tín ngưỡng.

- Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật: 105,47 ha, chiếm 3,51% diện tích khu quy hoạch. Bao gồm các công trình: Trạm bơm, trạm biến áp, khu xử lý rác thải,... Ngoài ra, trong khu vực quy hoạch còn có cảng hàng không (khoảng 98,48 ha), được thực hiện theo dự án riêng.

- Đất đường giao thông, bến - bãi đỗ xe đối ngoại: 137,40 ha, chiếm 4,57% diện tích khu quy hoạch.

3.2. Các loại đất khác trong khu quy hoạch: Khoảng 1.144,83 ha, chiếm 38,07% diện tích khu quy hoạch.

a) Đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cây xanh chuyên đề: 858,87 ha, chiếm 28,56% diện tích khu quy hoạch. Khoanh vùng quỹ đất sản xuất nông nghiệp và chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, lựa chọn các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn. Phát triển hệ thống cây xanh chuyên đề đô thị, đồng thời đảm bảo hành lang cây xanh cách ly giáp các tuyến đường quốc lộ, sông hồ hiện có.

b) Đất sông hồ, mặt nước: 275,29 ha, chiếm 9,16% diện tích khu quy hoạch. Cải tạo, khơi dòng các tuyến sông kênh hiện có, đồng thời phát triển hệ thống kênh nước, hồ điều hòa tạo thành hệ thống mặt nước liền mạch và liên hoàn tạo không gian cảnh quan cho đô thị và hỗ trợ yêu cầu phòng chống lũ lụt.

c) Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 10,67 ha, chiếm 0,35% diện tích khu quy hoạch. Chỉnh trang, khoanh vùng phát triển các nghĩa trang, nghĩa địa hiện có, các nhu cầu mới cần được bố trí vào các khu nghĩa trang tập trung của tỉnh.

Bảng cấu sử dụng đất:

TT

Hạng mục đất

Din tích (ha)

Tỷ lệ (%)

 

Tổng đất toàn khu quy hoạch (A+B)

3.006,95

100,00

A

Đất xây dựng đô thị (A.I+A.II+A.III)

1.862,12

61,93

A.I

Đất dân dụng

992,23

33,00

1

Đất công trình công cộng đô thị

42,76

1,42

1.1

Đất trường THPT

7,00

0,23

1.2

Đất bệnh viện đa khoa

5,20

0,17

1.3

Đất công cộng đô thị

30,56

1,02

2

Đt cây xanh, TDTT đô thị

38,94

1,30

3

Đất đường giao thông, bến - bãi đỗ xe đô thị

204,17

6,79

3.1

Đất đường giao thông đô thị

196,25

6,53

3.2

Đất bến - bãi đỗ xe đô thị

7,92

0,26

4

Đất đơn vị ở

706,35

23,49

4.1

Đất công cộng đơn vị ở

25,99

0,86

4.1.1

Đất công trình hành chính

5,16

0,17

4.1.2

Đất công trình trường học

10,85

0,36

 

- Đất trường mầm non

3,81

0,13

 

- Đất trường tiểu học

3,67

0,12

 

- Đất trường trung học cơ sở

3,36

0,11

4.1.3

Đất công trình y tế

1,17

0,04

4.1.4

Đất công trình văn hóa

4,86

0,16

4.1.5

Đất dịch vụ thương mại

3,95

0,13

4.2

Đất cây xanh, TDTT đơn vị ở

25,33

0,84

4.3

Đất giao thông đơn vị ở

176,99

5,89

4.4

Đất ở

478,04

15,90

4.4.1

Đất ở làng xóm đô thị hóa

372,15

12,38

4.4.2

Đất ở mới

105,90

3,52

A.II

Đất khác trong phạm vi khu dân dụng

467,58

15,55

1

Đất dịch vụ công cộng htrợ

2,57

0,09

2

Đất trường đào tạo, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm

173,66

5,78

3

Đất hỗn hợp, dịch vụ thương mại, khách sạn

85,27

2,83

4

Đất di tích, tôn giáo, tín ngưỡng

206,08

6,85

A.III

Đất ngoài phạm vi khu dân dụng

402,31

13,38

1

Đất tiểu thủ công nghiệp

44,22

1,47

2

Đất du lịch

115,22

3,83

3

Đt đầu mối hạ tầng kỹ thuật

105,47

3,51

 

Trong đó: Cảng hàng không

98,48

3,28

4

Đất đường giao thông, bến - bãi đỗ xe đối ngoại

137,40

4,57

4.1

Đất giao thông đối ngoại

57,37

1,91

4.2

Đất bến - bãi đỗ xe đối ngoại

80,03

2,66

B

Các loại đất khác trong khu quy hoạch

1.144,83

38,07

B.I

Đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cây xanh chuyên đề

858,87

28,56

B.II

Đất sông hồ, mặt nước

275,29

9,16

B.III

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

10,67

0,35

4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

4.1. Quy hoạch giao thông

a) Giao thông đường bộ: Xây dựng Quốc lộ 38B về phía Tây khu chùa Bái Đính, với quy mô đường dự kiến đảm bảo tối thiểu 4 làn xe, có đường gom dân sinh hai bên khi đi qua khu vực phát triển đô thị, du lịch. Đoạn đi qua khu vực nghiên cứu là đường trục chính của đô thị, lộ giới rộng 63m (mặt đường: 2x10,5= 21m; dải phân cách giữa rộng 5m; dải phân cách bên: 2x3= 6m; đường gom: 2x7,5= 15m; hè đường: 2x8= 16m).

b) Đường thủy: Xây dựng bến thuyền du lịch tạo chuỗi hành trình du lịch dọc sông trong tương lai, từ khu vực Kênh Gà, Bái Đính qua sông Đáy đến trung tâm thành phố Ninh Bình. Nâng cấp cải tạo luồng lạch các tuyến sông: Sông Hoàng Long (đoạn tuyến từ cầu Nho Quan đến Gián Khẩu) duy tu luồng lạch, giữ cấp sông loại II, đảm bảo cho các loại phương tiện thủy 500-600 tấn qua lại; sông Bến Đang, sông Chòm đạt tiêu chuẩn đường thủy nội địa cấp IV-V.

c) Đường không: Xây dựng cảng hàng không Tràng An theo dự án riêng, phù hợp với quy hoạch hàng không của quốc gia để làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch của vùng.

d) Đường trục chính đô thị gồm 02 tuyến

- Tuyến kết nối từ sân bay Tràng An đến Khu chùa Bái Đính (mặt cắt 6-6) có quy mô rộng 60m (vỉa hè 2x15m; lòng đường 2x10,5m; dải phân cách 9m).

- Tuyến đường trục chính Bắc - Nam, quy mô đường rộng (40÷52)m: Mặt cắt 7-7 đoạn qua khu du lịch quy mô 40m (vỉa hè và làn dành cho xe đạp, xe điện 2x10m; lòng đường 2x7,5m; dải phân cách 5m); Mặt cắt 7A-7A đoạn qua khu du lịch và đô thị trung tâm quy mô 52m (vỉa hè và làn dành cho xe đạp, xe điện 2x16m; lòng đường 2x7,5m; dải phân cách 5m); Mặt cắt 7B-7B đoạn qua khu đại học quy mô 52m (vỉa hè và làn dành cho xe đạp, xe điện 2x18,5m; lòng đường 2x7,5m). Bố trí làn dành riêng cho xe đạp, xe điện trên vỉa hè với bề rộng 6m.

đ) Đường liên khu vực

- Nâng cấp QL38B hiện hữu đảm bảo tiêu chuẩn đường đô thị 4-6 làn xe, quy mô 336m (mặt cắt 2-2, 3-3; vỉa hè 2x8m; lòng đường 2x7,5m; riêng mặt ct 2-2 có thêm dải phân cách 5m).

- Xây dựng mới kết hợp nâng cấp tỉnh lộ 477C hiện hữu theo tiêu chuẩn đường đô thị 4 làn xe, quy mô 31m (mặt cắt 3-3; vỉa hè 2x8m; lòng đường 2x7,5m).

- Các tuyến đường liên khu vực khác có quy mô đường rộng 34m (mặt cắt 8- 8; vỉa hè 2x11m; lòng đường 12m).

e) Đường chính khu vực: Gồm hệ thống các tuyến liên kết các tiểu khu, gắn kết các đường nội bộ để đấu nối vào mạng đường liên khu, quy mô 20,5÷27,5m (mặt cắt 9-9; vỉa hè 2x5÷2x8,5m; lòng đường 10,5m).

g) Đường phân khu vực: Đối với các đường đi qua khu vực đô thị mới, không bị hạn chế về giải phóng mặt bằng thì lựa chọn chiều rộng lộ giới từ 17,5- 20,5m (mặt cắt 10-10). Đối với các đường đi qua khu vực hiện trạng dân cư thì hạn chế làm mới, chủ yếu mở rộng tuyến đã có, chiều rộng chỉ lộ giới tối thiu đạt 17,5m (mặt cắt 10-10). Từng bước nâng cấp, cải tạo các tuyến liên xã, các tuyến nối khu vực trung tâm với các xã đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

h) Đường nội bộ: Đối với các tuyến xây mới trong các khu chức năng đảm bảo bề rộng nền đường rộng tối thiểu 12m (lòng đường 6m và hè mỗi bên từ 3m trở lên). Đi với các tuyến giao thông ngõ xóm trong khu vực dân cư hiện trạng, chú trng việc cải tạo chất lượng mặt đường, đảm bảo bề rộng tối thiểu 4m cho việc bố trí hạ tầng kỹ thuật ngầm, xe cứu thương, cứu hỏa có thể vào khi gặp sự cố.

i) Tuyến đê sông Chòm kết hợp đường giao thông (mặt cắt 11-11): Bố trí đường dành cho xe cơ giới dưới chân đê có brộng lòng đường 7m, vỉa hè rộng 3m, mặt đê sông có bê rộng 4,5÷5m dành cho người đi bộ và xe cơ giới khi cần thiết.

k) Bố trí bãi đỗ xe kết hp dịch vụ hỗn hợp với tổng diện tích khoảng 87,95ha. Vị trí các bến bãi đxe phục vụ du lịch cần đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến giao thông đô thị nhưng vẫn tiếp cận tối ưu đến khu vực khai thác du lịch.

l) Kết nối hệ thống giao thông công cộng trong khu đô thị và hệ thống giao thông chung của tỉnh Ninh Bình. Tổ chức hệ thng vận tải hành khách du lịch bng hệ thống xe điện kết ni khu vực trung tâm với khu vực di sản Tràng An, khu Kênh Gà - Vân Trình trong mùa du lịch, đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi an toàn và thân thiện với môi trường. Trạm trung chuyển trung tâm của các tuyến xe buýt đô thị và nội tỉnh tập trung tại khu vực bãi đxe của khu chùa Bái Đính.

(Mặt cắt ngang của các tuyến đường sẽ được cụ thể hóa trong giai đoạn triển khai dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với giải pháp quy hoạch giao thông trong hồ sơ đán quy hoạch phân khu và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn dài hạn).

4.2. Quy hoạch san nền

Cao độ san nền phù hợp đặc điểm hiện trạng, định hướng của quy hoạch chung và yêu cầu nền xây dựng của từng khu vực chức năng trong đô thị. Các khu vực xây dựng mới có cao độ nền +5,0m; Các khu vực hiện trạng có cao độ < 5,0m thực hiện các biện pháp thu gom nước và hồ điều hòa để ứng phó với ngập lụt. Các khu vực sinh thái, công viên cây xanh mặt nước có cao độ +3,0m.

Khu vực dân cư cũ: Có cao độ nền ổn định, khi cải tạo chỉnh trang cần thiết kế để phù hợp với với cao độ nền và hệ thống thoát nước của khu vực, chi tiết sẽ được xác định cụ thtrong dự án riêng.

Cao độ nền xây dựng được quy định cụ thể cho từng khu vực theo bản đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.

4.3. Quy hoạch thoát nước mặt

- Hệ thống thoát nước thiết kế riêng hoàn toàn, hoạt động theo phương thức tự chảy và bơm cưỡng bức: Tự chảy khi mực nước thấp hơn mực nước khống chế tại các đập điều tiết và bơm cưỡng bức khi mực nước bằng hoặc cao hơn mực nước khống chế tại các đập điều tiết.

- Hướng thoát chính ra sông Hoàng Long, sông Chòm và sông Bến Đang. Hướng thoát cục bộ được phân chia làm 03 lưu vực thoát nước như sau:

+ Lưu vực 1 diện tích 1.097,7ha, nằm về phía Bắc khu vực thiết kế và xã Gia Sinh, lưu vực này thoát nước về hồ trước cổng chùa Bái Đính và ra sông Hoàng Long qua trạm bơm Đồng Khám với công suất bằng 3x4.000m3/h.

+ Lưu vực 2 diện tích 1.165ha, nằm phía Tây Nam khu vực nghiên cứu và xã Sơn Lai, lưu vực này thoát ra sông nhân tạo và sông Chòm, sông Bến Đang qua các Trạm bơm Tràng, Lương Sơn và Bến Vực 2.

+ Lưu vực 3 diện tích 1.818ha, nằm phía Đông Nam khu vực nghiên cứu và xã Sơn Hà, lưu vực này thoát ra mương hở, hồ quy hoạch sau đó ra sông Bến Đang qua trạm bơm dự kiến có công suất 22.000m3/h.

- Kết cấu sử dụng mương xây hở B= (15÷20)m, cống hộp BTCT kích thước từ BxH= (600x600 ÷ 3000x2500)mm, cống tròn BTCT và mương xây nắp đan.

- Mạng lưới đường ống và chi tiết kích thước theo bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật.

4.4. Quy hoạch cấp điện, chiếu sáng đô thị

Tổng phụ tải điện yêu cầu khu vực khi xét đến hệ số đồng thời khoảng 38.458kVA. Khu vực được cấp điện từ mạng mạch vòng 22kV lấy từ trạm 110kV Sơn Hà. Trạm trung gian 35/10kV Bái Đính sẽ được chuyển đổi thành trạm cắt 22kV.

Lưới điện trung thế: Xây dựng mới các tuyến cáp ngầm 22kV đcấp điện cho các trạm biến áp xây dựng mới trong khu vực. Cáp ngầm đi trong các tuynel hoặc hào kỹ thuật. Khi xây dựng đồng bộ hóa với hạ tầng khu vực, tránh đầu tư nhiều lần, gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị. Kết cấu lưới trung thế khu vực tuân thủ nguyên tắc xây dựng mạch vòng kín vận hành hở và có liên kết, hỗ trợ nhau. Trong chế độ làm việc bình thường, khả năng tải không vượt quá 70% công suất, để đảm bảo dự phòng vận hành.

Trạm hạ thế: Cải tạo và chuyển đổi các trạm treo trong khu vực thành trạm kiểu kín, trạm xây hoặc trạm hợp bộ và nâng công suất đphù hợp với nhu cầu quy hoạch. Các trạm biến áp trong các khu dân cư, đô thị xây mới nên sử dụng trạm kín kiểu xây hoặc hợp bộ đđảm bảo mỹ quan đô thị.

Lưới điện hạ thế: Sử dụng cấp điện áp 380/220V, 3 pha, 4 dây trung tính nối đất trực tiếp. Với khu trung tâm, lưới điện hạ thế phải đi ngầm. Vùng ngoại thị hoặc khu chưa ổn định về quy hoạch có thể đi nổi bằng cáp vặn xoắn. Lưới điện hạ thế có bán kính cấp điện không quá 300m trong đô thị, không quá 500m phạm vi ngoài đô thị, tránh độ sụt áp cuối đường dây quá định mức cho phép.

Chiếu sáng đô thị: Chiếu sáng giao thông phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, đảm bảo các hoạt động về kinh tế xã hội diễn ra bình thường về ban đêm. Chiếu sáng cảnh quan phải tránh trùng lặp, đơn điệu trong thể hiện, cần lựa chọn sử dụng màu sắc ánh sáng - cường độ sáng và phương thức thể hiện thích hợp cho từng công trình.

4.5. Quy hoạch thông tin liên lạc

Nhu cầu thông tin liên lạc khu vực nghiên cứu cần khoảng 25.000 lines.

Mạng điện thoại: Được cung cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đơn vị cung cấp dịch vụ cần xây dựng mới hệ thống tng đài vệ tinh tại đây nhm đáp ứng khoảng 25.000 thuê bao. Các đơn vị chức năng của sử dụng các tng đài để kết nối vào mạng PSTN. Cải tạo và nâng cấp tuyến cáp quang kết nối trạm vệ tinh Trường Yên với Bái Đính xây dựng mới; loại cáp kéo cống chôn ngầm (hào cáp hoặc chôn trực tiếp).

Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình cho cộng đồng dân cư sống và làm việc trong khu vực. Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình triển khai hệ thống thu phát tín hiệu thông qua thiết bị của nhà cung cấp hoặc cáp tín hiệu hữu tuyến. Mạng cáp truyền hình đi trong hệ thống, cống bể chung của toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc.

Mạng truyền hình và truyền thanh nội bộ: Sử dụng thiết bị thu/phát vô tuyến của mạng phát thanh tại mỗi đơn vị chức năng. Ăng-ten của các thiết bị này có thlắp đặt tại điểm tập trung dân cư hoặc trung tâm thuê bao.

Mạng ngoại vi gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp chạy trên vỉa hè trong các ô qui hoạch. Hệ thống này được ngầm hóa hoàn toàn.

4.6. Quy hoạch cấp nước

Tổng nhu cầu cấp nước cho khu vực: 21.000 m3/ngày đêm.

Xây dựng mới nhà máy nước công suất 20.000 m3/ngđ tại phía Bắc khu vực. Nguồn nước cấp được lấy từ sông Hoàng Long. Diện tích nhà máy khoảng 2,7ha. Tiếp tục khai thác nhà máy nước Gia Sinh hiện có với công suất 2.000 m3/ngđ cấp cho khu vực chùa Bái Đính. Xây dựng mới tuyến ống nước thô cấp nước cho nhà máy nước Gia Sinh cấp nước từ sông Hoàng Long (có chất lượng nước tốt hơn).

Mạng lưới cấp nước thiết kế mạng vòng có đường kính D100÷D500mm. Xây dựng trạm bơm tăng áp công sut 10.000 m3/ngđ đảm bảo áp lực cấp nước cho khu vực phía nam. Mạng lưới cấp nước được tính toán đảm bảo cấp nước cho giờ dùng nước lớn nht và có cháy.

Mạng lưới cấp nước được thiết kế chữa cháy áp lực thấp và đảm bảo chữa cháy tại giờ dùng nước lớn nht với 2 đám cháy xảy ra đng thời với lưu lượng 1 đám cháy Qcháy= 20 l/s tại 2 điểm bất lợi nhất.

Họng cứu hỏa được bố trí trên mạng lưới cấp nước chính với đường kính ng từ D100mm, với khoảng cách giữa hai họng cứu hỏa là 150m. Vị trí của các họng cứu hỏa sẽ được xác định cụ th trong quá trình lập quy hoạch chi tiết và thiết kế mạng lưới cứu hỏa của khu vực.

4.7. Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải

Tổng lượng nước thải khoảng: 11.500 m3/ngày đêm, trong đó nước thải tiểu thủ công nghiệp khoảng 1.000 m3/ngđ.

Khu vực xây dng mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Khu vực dân cư hiện trạng: B sung tuyến cng bao trên các trục đường chính, tách nước thải từ các mương, rãnh thoát nước đưa về hệ thống thu gom tập trung.

Chia khu vực quy hoạch thành 5 lưu vực nhỏ:

- Lưu vực 1: Lưu vực phía Bắc bao gồm toàn bộ khu vc chùa Bái Đính, các khu chức năng phía Bc chùa Bái Đính. Nước thải tập trung về trạm xử lý nước thải Bái Đính 1, công suất dự kiến 3.500 m3/ngđ, bố trí tại khu đất hạ tầng phía Bắc, gần bãi đỗ xe và nghĩa trang hiện trạng. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào hồ Bái Đính.

- Lưu vực 2: Lưu vực phía Nam bao gồm toàn bộ phần chức năng sử dụng đất còn lại phía Bắc đường BĐ6 ni với ĐT 491 (cũ). Nước thải tập trung về trạm xử lý nước thải Bái Đính 2, công suất dự kiến 5.000 m3/ngđ, bố trí tại khu đất hạ tầng phía Tây, gần khu vực sân bay. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ thoát vào kênh tiêu nội đồng.

- Lưu vực 3: Khu vực giáo dục đào tạo tập trung. Nước thải tập trung về trạm xử lý nước thải Bái Đính 3, công suất dự kiến 2.000 m3/ngđ, bố trí phía Tây Nam khu giáo dục đào tạo, gn đường BĐ1. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển vào hệ thống kênh tiêu nội đồng, thoát ra sông Bến Đang.

- Lưu vực 4: Khu vực sân bay dự kiến, hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ tổ chức độc lập. Quy mô, công suất cụ thể sẽ xác định trong giai đoạn dự án.

- Lưu vực 5: Khu vực tiểu thủ công nghiệp dự kiến; do tính chất đặc thù, hệ thống thu gom và xử lý nước thải sẽ tchức độc lập. Nước thải tập trung vtrạm xử lý nước thải CN1, công sut dự kiến khoảng 1.000 m3/ngđ. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ thoát ra cùng hệ thống thoát nước mưa, hướng ra sông Bến Đang.

Trạm xử lý nước thải tập trung dự kiến áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh học nhân tạo qua baeroten. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Bố trí hồ chứa nước sau xử lý, có tác dụng kiểm soát chất lượng nước sau xử lý, dphòng trường hợp trạm xử lý nước thải xảy ra sự c. Nước trong hồ sau xử lý có thể sử dụng phục vụ mục đích tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa, phục vụ nông nghiệp... giảm áp lực cung cấp nước sạch cho khu vực thiết kế.

4.8. Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn

Tổng lượng chất thải rắn (CTR) khoảng: 54 tấn/ngày đêm, trong đó CTR công nghiệp khoảng 9 tấn/ngày đêm. CTR được phân loại sơ cấp tại nguồn.

Tại các cơ quan, trường học, công trình công cộng... đều được bố trí các thùng rác công cộng ở trong khuôn viên các công trình này. Thùng thu gom được đcạnh đường đi để tiện cho việc thu gom của công nhân.

CTR y tế: Phân loại tại nguồn. CTR y tế thông thường được thu gom cùng CTR sinh hoạt; CTR y tế nguy hại phải được thu gom và xử lý riêng theo quy định, đạt tiêu chuẩn môi trường.

CTR công nghiệp: Tchức phân loại tại nguồn. CTR nguy hại thu gom và chuyển đi xử lý riêng; CTR thông thường chuyn đi cùng CTR sinh hoạt của đô thị về các khu xử lý tập trung theo quy hoạch.

Khu vực chùa Bái Đính và sân bay phải tổ chức đội thu gom CTR riêng, sau khi tập kết sẽ hợp đồng với đơn vị chuyên trách chuyển về khu xử lý tập trung của tỉnh.

Tuân thủ quy hoạch chung đô thị Bái Đính và quy hoạch chất thải rắn Ninh Bình đến năm 2030, CTR khu vực thiết kế sau thu gom chuyển về các khu xử lý CTR tập trung của tỉnh.

4.9. Quy hoạch quản lý nghĩa trang

Trong giai đoạn đầu, tổ chức lại và sử dụng các nghĩa trang hiện trạng trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới đã phê duyệt. Cụ thvới xã Sơn Lai là nghĩa trang Đông Sang, xã Gia Sinh là nghĩa trang Thung Bình và nghĩa trang Cảnh Già (nm ngoài ranh giới quy hoạch).

Đối với các nghĩa trang nằm trong ranh giới quy hoạch, giải pháp cụ thể như sau:

- Bổ sung hệ thống tường rào, cây xanh cách ly, tiếp tục sử dụng hết diện tích nghĩa trang hiện có và diện tích đã xác định mở rộng theo quy hoạch nông thôn mới như nghĩa trang Rông và Hang Chai (xã Gia Sinh), Hang Xưa (xã Sơn Lai);...

- Khi lấp đầy sẽ xây dựng kế hoạch đóng cửa, dừng sử dụng, trồng cây xanh cách ly. Nếu cần thiết phải di chuyển sẽ xây dựng phương án cụ thvà triển khai theo dự án riêng.

Về dài hạn, Khu vực Bái Đính sẽ sử dụng các nghĩa trang liên đô thị cấp vùng. Khuyến khích hình thức hỏa táng theo chủ trương chung của tỉnh và Nhà nước.

VI. Đánh giá môi trường chiến lược

1. Về kiểm soát phát triển

- Lưu thông hệ thống kênh, hồ; chủ động điều tiết mực nước với hệ thống sông ngoài đô thị.

- Cung ứng đầy đủ hệ thống công trình cộng cộng đơn vị ở, phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội, nâng cht lượng sống của nhân dân. Tăng cường các công trình phục vụ du lịch.

- Duy trì quỹ đất dịch vụ sinh thái nông nghiệp để đảm bảo tính sinh thái và tổ chức các mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị.

- Tăng khả năng thẩm thấu tự nhiên, giảm thiu bê tông hóa bề mặt đô thị, nht là tại các không gian chung, không gian công cộng.

2. Về chất thải rắn

- Bố trí phân vùng, trạm trung chuyn, tại nơi có địa chất tốt, xa nguồn nước và đảm bảo khoảng cách ly an toàn môi trường.

- Tổ chức vận hành bảo dưng hệ thống cống, phân tích định kỳ mùi và tiếng ồn nhằm giảm nguy cơ từ các trạm xử lý.

- Cải tạo các nghĩa trang thành công viên nghĩa trang, có hệ thống thoát nước mưa, hệ thống hào lọc trồng cây chng thấm nước đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo mỹ quan cho toàn khu.

- Bảo vệ hành lang xanh núi đá vôi lớn. Xác định hành lang bảo vệ các tuyến đê, sông, hồ, kênh, tạo sự liên kết mặt nước nhằm hỗ trợ hệ thống tiêu thoát nước, đảm bảo mật độ cao cây xanh, mặt nước trong đô thị.

3. Về thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

- Xây dựng hệ thống kè, đê bao, tường chắn sóng tại những khu vực xung yếu. Thiết lập hệ thống hành lang bảo vệ an toàn cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Tăng không gian chứa nước (hồ điều hòa hoặc không gian ngầm lưu trữ nước). Quản lý quy hoạch và hệ thống nền xây dựng chặt chẽ.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp khi có bão, lũ lụt, hạn hán... dựa trên sự phối hợp với các cơ quan quản lý lưu vực sông, thủy điện, khí tượng thủy văn về các thông tin lũ lụt, mưa lớn, nhiệt độ tăng, hạn hán...

- Nâng cao nhận thức của người dân về ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng như nhận thức về bảo vệ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không lấn chiếm hành lang bảo vệ các công trình đầu mối hạ tầng nói chung cũng như hành lang thoát nước cho đô thị nói riêng.

- Thu hút các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc xây dựng, triển khai các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu.

VII. Phân kỳ đầu tư

1. Giai đoạn (2016÷2020): Thực hiện lập và ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động xây dựng đô thị trên địa bàn khu vực lập quy hoạch. Triển khai hoàn chỉnh dự án Chùa Bái Đính và Hồ Cao Sơn. Thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung. Xúc tiến đầu tư các dự án thành phần.

2. Giai đoạn (2021÷2025): Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuận chung và chuẩn bị mặt bằng các khu tái định cư để phục vụ công tác Bồi thường di dân tái định cư, bàn giao mặt bằng sạch để phát triển các dự án. Xây dựng khu đô thị dịch vụ du lịch. Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đại học.

3. Giai đoạn (2026÷2030): Xây dựng Khu đô thị. Xây dựng khu du lịch sinh thái. Triển khai xây dựng dự án sân bay Tràng An.

4. Giai đoạn ngoài năm 2030: Xây dựng hoàn thiện khu đô thị theo quy hoạch được duyệt. Thực hiện rà soát tổng thể khu đô thị, điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển và cơ hội đầu tư dự kiến trong tương lai.

VIII. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu

Căn cứ Quy hoạch được duyệt theo Quyết định này, Sở Xây dựng hoàn chỉnh Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu, trình UBND tỉnh ban hành theo quy định.

Việc quản lý hoạt động xây dựng trong phạm vi quy hoạch phải tuân thủ Quy hoạch, Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực Bái Đính trong Quy hoạch chung Đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và tỉnh Ninh Bình, các Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.

Việc điều chỉnh, thay đổi, bổ sung quy hoạch phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Điều 2. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND các huyện: Gia Viễn, Nho Quan và các sở, ngành liên quan có trách nhiệm: Hoàn thiện hồ sơ, công bố công khai, rộng rãi đầy đủ nội dung quy hoạch đã phê duyệt cho các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân biết; đồng thời quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn và Chủ tịch UBND huyện Nho Quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Huyện ủy huyện Gia Viễn;
- Huyện ủy huyện Nho Quan;
- UBND thành phố Ninh Bình;
- Website tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu VT, VP4,2,3.
vv.29

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đinh Văn Điến

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1481/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 phê duyệt Quy hoạch phân khu Khu vực Bái Đính, trong Quy hoạch chung Đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.926

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.129.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!