ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1350/QĐ-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 18 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG - TỔNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
TUYẾN ĐƯỜNG ĐINH TIÊN HOÀNG (GIAI ĐOẠN II)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày
18/6/2014; Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP
ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá
đầu tư; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Xét đề nghị của Giám đốc Ban Quản
lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh tại Tờ trình số 281/TTr-BQLDA ngày
10/10/2016 và Kết quả thẩm định của Sở Xây dựng tại Văn bản số 1259/SXD-QLXD
ngày 05/10/2016, Kết quả thẩm định của Sở Công thương tại Văn bản số
129/SCT-QLĐN ngày 05/10/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt thiết kế bản
vẽ thi công - tổng dự toán công trình Xây dựng tuyến đường Đinh Tiên Hoàng
(giai đoạn II), với những nội dung sau:
1. Tên công
trình: Xây dựng tuyến đường Đinh Tiên Hoàng (giai
đoạn II).
2. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh.
3. Nhà thầu khảo
sát, lập thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán:
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình giao thông 2.
4. Nội dung và
quy mô đầu tư:
4.1. Hướng tuyến
- Điểm đầu: Km0+00 tại nút giao đường
Vạn Hạnh và điểm cuối đường Đinh Tiên Hoàng (Giai đoạn I) thuộc phường Ninh
Khánh - TP Ninh Bình.
- Điểm cuối: Km3+788,07 giao với đường
Bái Đính - Kim Sơn thuộc xã Ninh Giang - huyện Hoa Lư.
- Tổng chiều dài tuyến khoảng 3,8Km
được chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn đầu tuyến từ Km0+00 ÷ Km
1+860, tuyến cắt qua khu ruộng lúa và kênh mương thủy lợi của phường Ninh Khánh
và xã Ninh Mỹ, tại vị trí đầu tuyến có trạm bơm 2 vòi phục vụ tưới nước cho các
cánh đồng trong khu vực.
- Đoạn tuyến Km1+860÷Km2+260 tuyến cắt qua khu dân cư thôn La Phù xã Ninh Khang trong đó có
2 nhà thờ họ và một khu nhà thờ Thiên Chúa Giáo tại vị trí khoảng Km2+150.
- Đoạn tuyến từ Km2+260 ÷ Km3+788,07
thuộc địa phận xã Ninh Giang và xã Ninh Khang tuyến đi qua khu ruộng lúa và
kênh mương thủy lợi, riêng đoạn Km3+610 đến cuối tuyến cắt qua khu vườn nhà
dân.
4.2. Thiết kế trắc dọc
- Tại vị nút giao đầu tuyến giao với đường Vạn Hạnh cao độ thiết kế tại vị trí cao nhất là
H=+3,0m để phù hợp với thiết kế nút giao và đảm bảo tĩnh không dưới cầu H=1,5m phục vụ thuyền du lịch.
- Từ sau vị trí nút giao đến Km3+550
cao độ thiết kế theo cos cao độ quy hoạch H=+2,80m.
- Đoạn từ Km3+550 đến cuối tuyến vuốt
nối vào tuyến Bái Đính - Kim Sơn với độ dốc dọc I=2%.
- Cao độ hoàn thiện tại vị trí nút
giao cuối tuyến là H=+6,56m.
4.3. Thiết kế mặt cắt ngang
Quy mô mặt cắt ngang của tuyến thiết
kế theo quy mô đường phố chính đô thị thứ yếu với quy mô mặt cắt như sau: Bn
= (6,0 + 13,0 + 10,0 + 13,0 + 6,0)m = 48,0m. Trong đó:
- Chiều rộng mặt đường:
Bmặt = (2x13,0)m = 26,0m
- Chiều rộng dải phân cách:
Bdải pc = 10,0m
- Chiều rộng vỉa hè:
Bvỉa hè = (2x6,0)m = 12,0m
- Độ dốc ngang mặt đường:
Im = 2%
- Độ dốc ngang hè đường:
Ihè = 1,5%
- Độ dốc mái taluy: Taluy đào: 1/1,0;
Taluy đắp: 1/1,5.
4.4. Thiết kế nền đường
a) Nền
đường thông thường:
- Đối với nền đắp: mái taluy đắp thiết
kế 1/1,5.
- Tại những vị trí có độ dốc sườn
> 20% trước khi đắp nền đường tiến hành đánh cấp với bề rộng B=2m, đắp trả lại
đất đắp K≥0,95.
- Phần đắp nền đường được đắp từ nền
thiên nhiên sau khi đã phát cây, dẫy cỏ và nạo vét hữu cơ dày trung bình 50cm.
- Các đoạn tuyến đi qua ao hồ nuôi
tôm nhưng có điều kiện địa chất thuận lợi, không phải xử lý đất yếu sẽ được đào
thay lớp bùn phía trên dày 0,5÷1,0m,
bọc vải địa kỹ thuật và đắp bù bằng cát đen.
- Nền đường được đắp bằng đất đồi đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật với vật liệu đắp nền và biện pháp thi
công phải đảm bảo đủ độ chặt K≥0,95.
b) Nền
đường qua khu vực đất yếu:
- Đối với đoạn xử lý đất yếu bằng đào
thay đất: Đối với các đoạn đường có cao độ tự nhiên thấp và có đất yếu tập
trung ở trên mặt, phải đào thay đất yếu đảm bảo địa hình mặt đắp bằng cát đầm
chặt K90 có độ dày tương đương, tổng các đoạn đào thay đất là 950,0m, chiều sâu
thay đất sâu nhất 2,0m.
- Đối với đoạn xử lý đất yếu bằng bấc
thấm: Sử dụng phương pháp thoát nước cố kết thẳng đứng bằng bấc thấm có gia tải
trước. Tổng các đoạn thi công bấc thấm cho dự án là 2.265m, chiều sâu xử lý bấc
thấm từ 5,0÷16,0m, khoảng cách giữa
các bậc thấm theo phương ngang và phương dọc từ 1,3÷1,4m;
Các đoạn tuyến cần xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm có chiều
dài và vị trí cụ thể tại hồ sơ thiết kế.
4.5. Thiết kế mặt đường
- Các tuyến đường của dự án sử dụng
loại mặt đường BTN. Kết cấu áo đường BTN được thiết kế và
kiểm toán theo tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06, mặt đường cấp cao
A1 với vận tốc thiết kế V=60 km/h, Mô
đuyn đàn hồi Eyc≥155Mpa và tải trọng trục tính toán tiêu
chuẩn là 10T.
- Kết cấu áo đường áp dụng cho đoạn
tuyến như sau:
+ Lớp Bê tông nhựa
chặt 12,5 dày 6cm.
+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn nhựa
0,5kg/m2.
+ Lớp Bê tông nhựa chặt 19 dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn nhựa 1kg/m2.
+ Lớp cấp phối đá dăm loại 1 gia cố
5% xi măng dày 12cm.
+ Lớp cấp phối đá dăm loại 2 dày
34cm.
4.6. Thiết kế nút giao, đường giao
a) Nút giao với đường Vạn Hạnh tại
đầu tuyến Km0+00
- Vận tốc thiết kế trên các tuyến là V=60km/h, vận tốc thiết kế trong nút V=40km/h.
- Bố trí đảo xuyến có đường kính
D=46m để điều tiết giao thông và đặt biểu tượng kiến trúc tại giữa nút giao có
kích thước thông thủy (14x17)m, tạo điểm nhấn cho tuyến đường đồng thời tạo độ
sáng, thông thoáng phía dưới cầu.
- Hạ ngầm 04 lộ truyền tải điện 110Kv tại vị trí nút giao với đường Vạn Hạnh tạo không gian thông thoáng
cho nút giao.
b) Nút giao với đường Bái Đính - Kim Sơn tại cuối tuyến Km3+788
Phương án thiết kế: Nút giao bằng đảo
tam giác, đảo bán nguyệt và vạch sơn. Trên tuyến chính vuốt nối cao độ thiết kế
từ cos +2,8m lên cos +6,56m với độ dốc dọc tối đa 2%; Tuyến chân
đê vuốt nối từ cao độ +4,3m lên cao độ +6,56m với độ dốc dọc tối đa 2%.
c) Các nút giao theo quy hoạch
Dọc theo tuyến đường Đinh Tiên Hoàng
tại các vị trí có đường ngang theo quy hoạch thiết kế ngắt dải phân cách.
d) Các đường giao dân sinh
Các đường ngang trên tuyến phần lớn
là đường vào làng, đường dân sinh, chủ yếu là đường đất, có một số đường có kết
cấu mặt là bê tông xi măng, cấp phối. Tất cả các đường ngang đều được thiết kế
vuốt nối êm thuận với chiều dài từ 15-20m, độ dốc dọc vuốt nối đường ngang lớn
nhất bằng 4%. Tùy thuộc vào bề rộng đường ngang dân sinh hiện tại và thực tế địa
hình cho phép thiết kế bán kính vuốt nối với mép nền và mặt đường thiết kế mới
từ 3÷5m
4.7. Thiết kế công trình cầu giao
thông
a) Cầu Km0+18,9 (bắc qua kênh Ba Xã)
- Bề rộng toàn cầu
B=80m trong đó thiết kế thành 2 đơn nguyên cầu độc lập bên trái và bên phải tuyến.
Bề rộng mỗi đơn nguyên cầu B=33m trong đó phần mặt cầu rộng 29,15m, phần lan can rộng 0,5+0,35=0,85m, phần lề bộ hành rộng
2x1,5m=3m. Phần thông thủy giữa hai đơn nguyên cầu rộng
14m để bố trí trụ và biểu tượng kiến trúc;
- Chiều dài L=21,9m (tính đến đuôi mố);
- Kết cấu mặt cầu: Dùng dầm bản BTCT
DƯL kéo trước L= 18m, chiều cao dầm 0,65m; Mặt cắt ngang gồm 33 phiến dầm, khoảng
cách giữa các phiến dầm là 1,0m; Bản mặt cầu có chiều dày
100; Lớp phủ mặt cầu gồm: 01 lớp bê tông nhựa chặt 19 dày
70 và lớp phòng nước dạng phun. Lan can bằng bê tông cốt thép kết hợp đá xanh tạo mỹ quan;
- Kết cấu phần dưới: Hai mố chữ U
bằng BTCT, bê tông đá 1x2 mác 350; Móng cọc BTCT đá 1x2 mác 350,
cọc tiết diện 40x40cm, chiều dài cọc dự kiến 29m; Gối cầu
cao su cốt bản thép, khe co dãn thép dạng ray nhập ngoại có độ dịch chuyển 5cm;
b) Cầu Km1+839 (bắc qua kênh La Phù)
- Bề rộng toàn cầu B=48,0m trong đó
thiết kế thành 2 đơn nguyên cầu độc lập bên trái và bên phải tuyến. Bề rộng mỗi đơn nguyên cầu B=19,5m trong đó phần mặt cầu rộng 12,5m, phần
lan can rộng 0,5+0,5=1,0m, phần lề bộ hành rộng 6,0m. Khoảng cách giữa hai đơn nguyên cầu rộng 9m;
- Chiều dài L=22,9m (tính đến đuôi mố)
- Kết cấu mặt cầu: Dùng dầm bản BTCT
DƯL kéo trước L= 18m, chiều cao dầm 0,65m; Mặt cắt ngang gồm 19 phiến dầm, khoảng
cách giữa các phiến dầm là 1,0m; Bản mặt cầu có chiều dày
100; Lớp phủ mặt cầu gồm: 01 lớp bê tông nhựa chặt 19 dày 70 và lớp phòng nước
dạng phun. Lan can bằng bê tông cốt thép kết hợp đá xanh tạo mỹ quan;
- Kết cấu phần dưới: Hai mố chữ U
bằng BTCT, bê tông đá 1x2 mác 350; Móng cọc BTCT đá 1x2 mác 350,
cọc tiết diện 40x40cm, chiều dài cọc dự kiến 36m; Gối cầu cao su cốt bản thép,
khe co dãn thép dạng ray nhập ngoại có độ dịch chuyển 5cm;
4.8. Các công trình khác trên
tuyến
a) Thiết kế hệ thống thoát nước:
- Thoát nước dọc: Toàn bộ hệ thống nước
mặt và nước mưa trên tuyến sẽ được thu qua hệ thống hố ga, cửa thu đặt tại mép
hè đường đổ về hệ thống rãnh dọc trên vỉa hè và thoát vào hệ thống kênh mương
trên tuyến. Hệ thống rãnh dọc bằng cống hộp BTCT có khẩu độ BxH=600x600, chiều
dài L=2.166m; BxH=800x800, chiều dài L=2.136m; BxH= 1000x1000, chiều dài
L=3.435m; BxH= 1200x1200, chiều dài L=243m;
+ Dọc theo tuyến đường, bố trí hệ thống
hố thu, cửa thu với khoảng cách trung bình 40m/vị trí (tổng cộng 194 bộ): Hố
thu bằng BTXM M200 đặt trên lớp BTXM M100 đệm dày 10cm; Nắp hố thu dùng nắp tấm đan BTCT M250 dày 8cm; Bậc thang lên xuống
dùng thép tròn D20mm; Cửa thu nước có đặt tấm lưới thép chống gỉ để chắn rác;
+ Hoàn trả mương thủy lợi để phục vụ
tưới tiêu nông nghiệp theo yêu cầu của địa phương: Mương xây gạch BxH=
1000x1200, chiều dài L=2.171m. Kết cấu mương hoàn trả bằng
gạch xây VXM75 tường dày 22cm, móng bằng BTXM mác 150 dày 15cm trên lớp đá dăm đệm dày 10cm
- Thiết kế hệ thống thoát nước thải dọc
theo hai bên tuyến bằng cống tròn BTCT D300 (L=2.869m) và D400, chiều dài
L=3.441m, thu nước thải về đúng các vị trí theo quy hoạch thoát nước thải.
- Thoát nước ngang:
+ Xây mới 09 cống hộp khẩu độ (1,0x1,0)m tổng chiều dài L=496m, 03 cống hộp khẩu độ
(1.5x1.5)m tổng chiều dài L=110m, lý
trình cụ thể tại hồ sơ thiết kế trình
+ Kết cấu cống: Cống hộp lắp ghép BTCT M300, đặt trên tấm móng cống BTCT lắp ghép M200, đá
dăm lót dày 10cm,
+ Gia cố sân cống dùng đá hộc xây VXM
mác 100 trên lớp đá dăm đệm dày 10cm, hố tiêu năng sếp đá
khan có chít mạch.
b) Thiết kế hệ thống tuynen kỹ thuật:
- Trên toàn tuyến xây dựng hệ thống
tuy nen kỹ thuật BTCT M250, kích thước BxH = (1,4x1,6)m, cao độ đỉnh tuynen dọc +(2,10)m. Việc bố trí tuy nen kỹ thuật đảm
bảo thuận tiện khi xây dựng, duy tu sửa chữa các công trình ngầm và ít ảnh hưởng
tới giao thông. Trong tuy nen bố trí các công trình ngầm như: cáp viễn thông,
cáp điện lực, cáp truyền hình...; Kết cấu: BTCT M250, đặt trên lớp bê tông lót
M100 dày 100.
- Trên tuyến khoảng 500m bố trí một
tuynen ngang nối 2 tuy nen dọc 2 bên kích thước BxH = (1,4x1,6)m, xây dựng các hố ga tuy nen trên hè, trên giải phân cách tại các vị
trí có tuy nen ngang; Kết cấu hố ga tuynen: BTCT M250, đặt
trên lớp móng lót M100 dày 10cm. Cao
độ đỉnh ga tuy nen bằng cao độ vỉa hè. Tấm đan ga tuynen BTCT M250 dày 15cm
c) Thiết kế đồng bộ hệ thống điện
chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh, an toàn giao thông.
Bố trí dọc suốt toàn bộ tuyến đường
phục vụ chiếu sáng cho các phương tiện tham gia giao thông, cụ thể như sau:
- Tại các nút giao bố trí các cột đèn
pha lắp trên cột đa giác cao 14m với số lượng 04 đèn pha 400W/cột.
- Hệ thống chiếu sáng trên giải phân
cách giữa bố trí đèn chiếu sáng kiểu trang trí, cột cao 4,5m, khoảng cách cột
(40÷45)m, trên mỗi cột lắp đặt 04 cầu D=400mm, bóng compac
40W.
- Chiếu sáng hai bên đường: hệ thống
cột chiếu sáng hai bên đường sử dụng cột thép mạ kẽm cao 12m liền cần, khoảng
cách cột (40÷45)m, bóng cao áp sử dụng loại đèn SON-250W và đèn cầu lắp liền trên thân cột ở độ cao 5m dùng cầu D=300mm,
bóng công suất loại 75W.
d) Thiết kế vỉa hè: Bề rộng hè đường là B = 2x6m, hè đường được lát bằng
gạch Terrazzo kích thước 40x40x3,5cm.
e) Thiết kế hệ thống cây xanh: Cây xanh được chọn để trồng trên tuyến
đường phải phù hợp với quy mô của tuyến đường, có chiều cao tối thiểu 3m, tán
cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng. Sử dụng loại cây phù hợp với điều
kiện trồng trên vỉa hè với khoảng cách giữa 2 cây là (8÷10)m,
trên giải phân cách giữa trồng các loại cây hoa bụi và các loại cây dạng thảm đồng
thời trồng xen kẽ các cây cau vua để tạo mỹ quan cho tuyến đường.
g) Hệ thống an toàn giao thông: Hệ thống các biển báo,
hệ thống sơn kẻ vạch được bố trí theo các quy định về giao thông đô thị, phù hợp với quy mô của tuyến đường.
h) Hệ thống cấp nước sinh hoạt, trụ
cứu hỏa: Theo quy hoạch chung của đô thị Ninh Bình được
xây dựng sau.
5. Tổng dự toán: 684.115.503.000
đồng
(Sáu trăm tám mươi tư tỷ, một
trăm mười lăm triệu, năm trăm linh ba nghìn đồng)
Trong đó:
- Chi phí Xây dựng:
486.095.282.000 đồng
- Chi phí Thiết bị:
1.110.287.000 đồng
- Chi phí quản lý dự án:
5.003.739.000 đồng
- Chi phí Tư vấn:
22.881.192.000 đồng
- Chi phí Khác:
42.479.201.000 đồng
- Chi phí dự phòng:
126.545.802.000 đồng
6. Thời gian thực
hiện: Năm (2016÷2019).
Điều 2. Chủ đầu tư hoàn chỉnh
hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán theo Quyết định phê duyệt này và
kết quả thẩm định tại Văn bản số 1259/SXD-QLXD ngày 05/10/2016 của Sở Xây dựng,
triển khai các bước tiếp theo của dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước;
chỉ được triển khai thực hiện khi dự án được bố trí vốn và thực hiện theo đúng
tiến độ cấp vốn, không để phát sinh nợ đọng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận
tải, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ban Quản
lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP4.
B.64QĐ
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thạch
|