ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1318/QĐ-UBND
|
Thái Bình,
ngày
22 tháng
6 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THÁI BÌNH THỜI KỲ
2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật
Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày
17/11/2010;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Luật Xây dựng sửa đổi ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày
09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày
18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây
dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày
23/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật
liệu xây không nung tại Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
2638/QĐ-UBND ngày 29/10/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt dự toán và bổ
sung kinh phí xây dựng Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Bình thời
kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 54/TTr-SXD ngày 14/6/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Bình
thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 (chi tiết tại Kế hoạch kèm
theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo
phát huy hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
2. Các Sở, ban, ngành, đơn vị: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công
Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ban quản lý
Khu kinh tế và các Khu công nghiệp; Ủy ban nhân dân huyện, Thành phố và các đơn
vị, tổ chức liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Xây dựng trong
quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của
pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Giám đốc các sở, Thủ trưởng ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, Thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, CTXDGT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Quang Hưng
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH THÁI BÌNH THỜI KỲ 2021-2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1318/QĐ-UBND ngày 22/6/2022 Của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Quan điểm, mục
tiêu phát triển ngành vật liệu xây dựng:
1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển vật liệu xây dựng (VLXD)
tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 phải phù hợp với
Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm
2050; quy hoạch tỉnh Thái Bình và các quy hoạch khác có liên quan.
- Đầu tư phát triển VLXD trên địa bàn
tỉnh theo nhu cầu của thị trường và các quy hoạch, đề án, kế hoạch được duyệt;
không đầu tư các dự án sản xuất VLXD ở các vùng ảnh hưởng đến khu bảo tồn, di sản văn
hóa, phát triển du lịch, an
ninh quốc phòng.
- Tiếp cận và ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ mới trong sản xuất VLXD.
- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng
sản, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; gắn sản xuất VLXD với
tái chế, tái sử dụng các chất thải công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, xử lý
rác thải và bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh sản xuất các chủng loại
VLXD có giá trị kinh tế cao;
nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước
và quốc tế.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư, sản xuất VLXD; phát triển cơ khí chế tạo cho công nghiệp VLXD.
2. Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Tập trung đầu tư và phát triển các sản
phẩm VLXD có thể mạnh của tỉnh. Nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản
phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản
xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường nội tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng GRDP,
nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế.
- Phát triển VLXD đảm bảo nguồn vật liệu
cho xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh,
khu vực đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất khẩu VLXD.
- Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất
VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể:
(1). Kế hoạch phát triển sản xuất xi
măng trắng:
* Giai đoạn
2021-2030:
1. Về đầu tư:
- Khuyến khích đầu tư mới, đầu tư cải
tạo thành cơ sở nghiền xi măng trắng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng
hóa chủng loại sản
phẩm; đáp ứng nhu cầu xây dựng trong và ngoài tỉnh.
- Các dự án đầu tư mới, đầu tư cải tạo
phải đảm bảo công suất không vượt quá công suất theo giấy chứng nhận đầu tư đã
được UBND tỉnh cấp.
- Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất
nghiền xi măng trắng trung bình ở mức 65%; phụ gia cho xi măng trắng sử dụng tối
thiểu 35%.
2. Về công nghệ sản xuất:
- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức
tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nghiền xi măng trắng để đạt được
các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
+ Tiêu hao điện năng: ≤ 40 kWh/tấn xi
măng.
+ Hàm lượng bụi phát thải đối với các
dây chuyền đã đầu tư: ≤ 30 mg/Nm3; các dây chuyền đầu tư mới: ≤ 20
mg/Nm3.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên, tích cực áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản xuất.
4. Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất đáp ứng
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
5. Về sản phẩm:
Nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng
trắng; đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm xi măng trắng chất lượng cao, có giá
trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng.
* Giai đoạn
2031-2050:
- Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất
nghiền xi măng trắng trung bình ở mức 60%; phụ gia cho xi măng đạt tối thiểu
40%.
- Công nghệ sản xuất có mức độ tự động
hóa cao, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, sản
xuất, kinh doanh; phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
như sau:
+ Tiêu hao điện năng: ≤35 kWh/tấn xi
măng.
+ Hàm lượng bụi phát thải: ≤ 20 mg/Nm3.
- 100% các doanh nghiệp áp dụng các hệ
thống quản lý sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và năng lượng.
(2). Kế hoạch phát triển sản xuất gạch
gốm ốp lát:
* Giai đoạn
2021-2030:
1. Về đầu tư:
Khuyến khích đầu tư dự án mới tại các khu,
cụm công nghiệp cách xa trung tâm đô thị; các dự án phải đầu tư công nghệ tiên
tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất sản phẩm có
kích thước lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường, hạ giá thành sản phẩm để nâng
tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và hướng đến thị trường xuất
khẩu.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Sản xuất vật liệu ốp lát với công
nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và năng lượng,
áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất.
- Các chỉ tiêu tiêu hao sản xuất gạch
ceramic nằm trong định mức sau:
+ Tiêu hao nhiên liệu ≤1.100 kcal/kg sản
phẩm.
+ Tiêu hao điện ≤0,12 kWh/kg sản phẩm.
- Các chỉ tiêu tiêu hao sản xuất gạch
granite nằm trong định mức sau:
+ Tiêu hao nhiên liệu ≤ 1.200 kcal/kg
sản phẩm.
+ Tiêu hao điện ≤ 0,3 kWh/kg sản phẩm.
- Các chỉ tiêu tiêu hao sản xuất gạch cotto nằm
trong định mức sau:
+ Tiêu hao nhiên liệu ≤ 1.400 kcal/kg
sản phẩm.
+ Tiêu hao điện ≤0,14 kWh/kg sản phẩm.
3. Về môi trường:
- Yêu cầu mức phát thải bụi không lớn
hơn 30 mg/Nm3; hàm lượng khí CO, SO2, NOx không lớn hơn
100 mg/Nm3.
- 100% các cơ sở sản xuất đáp ứng các
quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- 100% các cơ sở sản xuất thực hiện
quan trắc tự động, quan trắc định kỳ
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Về khai thác và sử dụng tài nguyên: Khai thác
sử dụng tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản.
5. Về chủng loại sản phẩm: Đầu tư sản xuất các loại
sản phẩm mỏng, kích thước lớn, đa dạng về chủng loại, mẫu mã; các sản phẩm
có khả năng chống mài mòn cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển sản xuất vật liệu ốp lát có tính năng
đặc biệt, bền màu, chống bám bẩn, ngăn ngừa sự phát triển của rêu mốc.
* Giai đoạn 2031 -
2050:
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu về công
nghệ sản xuất, áp dụng tối đa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất
và kinh doanh.
- Phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo
máy móc, thiết bị, phụ tùng sản xuất thay thế cho nhập khẩu; chủ động trong sản
xuất, không phụ thuộc vào vật tư phụ tùng nhập khẩu.
(3). Kế hoạch phát triển sản xuất sứ vệ
sinh:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư: Đầu tư mái các dây chuyền sản xuất
có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, có mức tự động hóa cao, đáp ứng đầy
đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Chỉ tiêu tiêu hao như sau:
+ Nhiệt năng ≤ 2.300 kcal/kg sản phẩm.
+ Điện năng ≤ 0,5 kWh/kg sản phẩm.
- Chỉ tiêu phát thải bụi ≤ 20 mg/Nm3,
hàm lượng khí CO, SO2, NOx trong
khí thải ≤50 mg/Nm3.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên: Khai thác
tận thu tài nguyên khoáng sản, chuyên môn hóa quá trình khai thác nguyên liệu.
4. Về bảo vệ môi trường:
- Tất cả các cơ sở sản xuất phải có hệ
thống xử lý các chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ
môi trường.
- 100% các cơ sở sản xuất thực hiện
quan trắc tự động, quan trắc định kỳ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
5. Về sản phẩm:
- Phát triển những sản phẩm có kiểu
dáng hiện đại và đi theo xu hướng sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, kháng khuẩn,
bồn cầu thông minh,...
- Sản xuất đồng bộ các sản phẩm, phụ
kiện đi kèm.
* Giai đoạn
2031-2050:
- Công nghệ sản xuất phải hiện đại,
tiên tiến, đồng bộ, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản
xuất và kinh doanh.
- Yêu cầu đạt các chỉ tiêu về tiêu hao
như sau:
+ Nhiệt năng ≤ 2.000 kcal/kg sản phẩm.
+ Điện năng ≤ 0,4 kWh/kg sản phẩm.
- Chỉ tiêu phát thải bụi ≤ 20 mg/Nm3,
hàm lượng khí CO, SO2, NOx trong
khí thải ≤50 mg/Nm3.
(4). Kế hoạch phát triển sản xuất gạch
đất sét nung:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư:
- Không đầu tư mới, đầu tư mở rộng các
dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung khi không có vùng nguyên liệu trong quy
hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh đã được phê duyệt.
- Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất đang sử dụng
công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng
phải đầu tư cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến,
có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu,
năng lượng đáp ứng các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường hoặc buộc phải dừng
sản xuất.
2. Về công nghệ sản xuất:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Tăng cường áp dụng khoa học, kỹ thuật,
cải tiến công nghệ, cơ giới hóa để nâng cao chất lượng sản phẩm. Có trên 30%
nhà máy ứng dụng tự động hóa vào trong dây chuyền sản xuất.
- Cải tiến công nghệ, giảm tiêu hao
nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên. Khuyến khích công nghệ sử dụng nhiên
liệu thay thế.
- Các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng:
+ Tiêu hao nhiệt năng ≤360 kcal/kg sản
phẩm.
+ Tiêu hao điện năng ≤ 0,022 kWh/kg sản
phẩm.
- Tiết kiệm tối đa sử dụng tài nguyên
thiên nhiên. Tăng cường sử dụng các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác để
thay thế nguyên, nhiên liệu thiên nhiên trong sản xuất gạch đất sét nung.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên: Không sử dụng
đất nông nghiệp; chỉ sử dụng đất sét mỏ, đất đồi làm nguyên liệu sản xuất gạch
đất sét nung; 100% các cơ sở sản xuất gạch có vùng nguyên liệu trong quy hoạch,
kế hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh đã được phê duyệt; đẩy mạnh nghiên cứu và
sử dụng các chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế nguồn nguyên liệu
truyền thống.
4. Về bảo vệ môi trường:
- 100% cơ sở sản xuất có hệ thống xử
lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
- 100% các cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc tự động,
quan trắc định kỳ theo quy định của của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Về sản phẩm: Tăng cường sản xuất các sản phẩm
gạch đất sét nung rỗng, mỏng, nhẹ, gạch trang trí, gạch kích thước lớn, gạch
xây không trát...
* Giai đoạn 2031 -
2050:
- Tỷ lệ gạch đất sét nung còn khoảng
30% - 40% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Tỷ lệ sản phẩm gạch nung trang trí, mỏng, rỗng...
giá trị gia tăng cao chiếm 80 %.
- Giảm mức tiêu hao nhiệt, mức phát thải
CO2 từ 20% đến
30% so với mức trung bình hiện nay.
(5). Kế hoạch phát triển sản xuất vật
liệu xây không nung:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư:
- Phát triển đầu tư sản xuất vật liệu
xây không nung (VLXKN), sản lượng sản xuất VLXKN chiếm tỷ trọng so với tổng lượng
gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử
dụng VLXKN trong các công trình xây dựng theo quy định.
- Đầu tư sản xuất các loại VLXKN có
kích thước lớn, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là chất thải công nghiệp (tro,
xỉ than; xỉ lò hơi...); các sản phẩm nhẹ; các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu công
nghiệp/hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng.
2. Về công nghệ sản xuất:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, dây
chuyền thiết bị tiên tiến, hiện đại cơ giới hóa, tự động hóa. Phấn đấu hơn 50%
nhà máy ứng dụng tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên: Sử dụng tối
đa các loại chất thải của các ngành công nghiệp (tro, xỉ than; xỉ lò hơi...)
làm nguyên liệu để sản xuất VLXKN, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Nghiên cứu,
đề xuất phát triển các dự án có công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu là phế
thải công nghiệp của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoặc các các địa
phương lân cận:
4. Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất có hệ
thống xử lý chất thải, nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
bảo vệ môi trường.
5. Về sản phẩm: Đa dạng hóa các sản phẩm gạch
không nung kích thước lớn, cấu kiện, tấm tường, vật liệu nhẹ nhằm giảm thời
gian thi công, hạ giá thành xây dựng, giảm thiểu phát thải trong quá trình xây
dựng.
* Giai đoạn
2031-2050:
- Tỷ lệ VLXKN chiếm khoảng 50-60 %
trong tổng sản lượng vật liệu xây.
- Sử dụng tối đa lượng chất thải công
nghiệp (tro, xỉ than, xỉ lò hơi,...) để sản xuất VLXKN, tỷ lệ sử dụng không nhỏ
hơn 50%.
(6). Kế hoạch phát triển sản xuất bê
tông:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư:
- Tiếp tục đầu tư các trạm trộn bê
tông thương phẩm để thay thế cho chế tạo bê tông thủ công, đơn giản, phân tán,
không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường.
- Đẩy mạnh đầu tư các nhà máy sản xuất
cấu kiện bê tông các loại (bê tông nhẹ, bê tông cường độ cao, tính năng cao, bê
tông xuyên nước chống ngập úng, giảm tiếng ồn cho các đô thị...) để phục vụ nhu
cầu trong nước và có thể xuất khẩu.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, ưu
tiên phát triển công nghệ theo hướng sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguyên liệu
và năng lượng, kết hợp với nâng cao chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Xây dựng lộ trình loại bỏ các dây
chuyền hiện có đang sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và giảm
thiểu tối đa các loại bê tông trộn thủ công.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên: Sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng; sử dụng các loại
phế thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông... và các loại cốt liệu
nhân tạo, tái chế.
4. Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất có hệ
thống xử lý chất thải, nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
bảo vệ môi trường.
5. Về sản phẩm:
- Phát triển và áp dụng rộng rãi các
loại bê tông cường độ cao; các sản phẩm cấu kiện bê tông tiền chế, lắp ghép theo
mô-đun, bản mỏng, tiết diện nhỏ; bê tông chịu nhiệt; bê tông thích ứng với biến
đổi khí hậu, bền trong môi trường xâm thực...
- Ứng dụng các loại phụ gia khoáng, phụ gia hóa
học để tối ưu hóa chất lượng bê tông nhằm thích ứng với khí hậu và đạt độ bền
lâu dài.
* Giai đoạn
2031-2050:
- Nâng cao mức độ tự động hóa, hiện đại
hóa, áp dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất bê tông.
- Sử dụng các cốt liệu từ nguyên liệu
tái chế, phế thải để thay thế đến 60% nguyên liệu thiên nhiên; phát triển các
loại phụ gia khoáng và phụ gia hóa học để đưa vào làm thành phần bắt buộc trong
sản xuất bê tông nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm bê tông.
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các nhà
máy sản xuất cấu kiện bê tông tiền chế, phát triển các cấu kiện bê tông tiền chế,
lắp ghép theo mô-đun và các trạm trộn bê tông thương phẩm; Giảm tỷ lệ bê tông
trộn thủ công.
(7). Kế hoạch phát triển sản xuất vật liệu
lợp:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư:
- Khuyến khích đầu tư cải tạo, đổi mới
công nghệ, thiết bị nâng cấp các cơ sở sản xuất vật liệu lợp có công nghệ lạc hậu,
thiết bị cũ nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm phát thải gây ô
nhiễm môi trường.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu
lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn
với sức khỏe con người, thân thiện môi trường, bền trong môi trường biển đảo.
- Không đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ
sở sản xuất tấm lợp amiăng.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ
cơ giới hóa và tự động hóa cao.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới
trong sản xuất tấm lợp để sử dụng sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện
môi trường, phù hợp với nhiều dạng thời tiết khí hậu và công trình xây dựng đặc
thù.
3. Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất
có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về bảo vệ môi trường.
4. Về sản phẩm:
- Phát triển đa dạng hóa các chủng loại
và mẫu mã sản phẩm, nhất là các sản phẩm vật liệu lợp thông minh,
tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe
con người, thân thiện môi trường, bền trong môi trường biển đảo.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, để
tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.
* Giai đoạn 2031
-2050:
Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ
cơ giới hóa và tự động hóa cao. Tối ưu hóa chất lượng các sản phẩm vật liệu lợp thông minh,
tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe
con người, thân thiện môi trường, bền trong môi trường biển,..
(8). Kế hoạch phát triển khai thác, chế
biến cát xây dựng:
* Giai đoạn 2021 -
2030:
1. Về đầu tư:
a) Đối với khai thác cát tự nhiên: Tăng
cường đầu tư chế biến, khai thác cát tự nhiên ven biển; trường hợp cấp phép
khai thác cát tự nhiên phải đảm bảo an toàn hệ thống công trình đê điều, thủy lợi,
bến bãi, bờ sông, an ninh trật tự cho nhân dân địa phương.
b) Đối với cát nhân tạo:
- Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển
giao công nghệ sản xuất các dây chuyền chế biến cát san lấp... thành cát đủ tiêu chuẩn
sử dụng cho bê tông và vữa để thay thế một phần cát tự nhiên trong
xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và cung ứng cho các tỉnh thành lân cận
khi có nhu cầu.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Đối với khai thác, chế biến cát tự nhiên:
cần có hệ thống xử lý để giảm hàm lượng bùn, bụi, sét trong những loại cát có lẫn
nhiều sét; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa
đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; phải có bãi chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Đối với khai thác, chế biến cát san
lấp: Dây chuyền công nghệ sản xuất phải tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị
gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài
nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng; sử dụng các loại phế thải công
nghiệp, xây dựng để sản xuất cát xây dựng.
- Từng bước hạn chế sử dụng cát sông
làm vật liệu san lấp.
- Không sử dụng cát sông đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật dùng cho bê tông làm vật liệu san lấp. Không xuất khẩu cát xây dựng
khai thác từ tự nhiên.
4. Về môi trường:
- Đối với các cơ sở khai thác, chế biến
cát tự nhiên: Phải đảm bảo khai thác đúng những vị trí được các cơ quan quản lý
cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dòng chảy và không gây
sạt lở bờ các dòng sông. Phải xử lý nước thải rửa cát trước khi thải vào môi
trường, đảm bảo nồng độ phát tán bụi theo yêu cầu của các tiêu chuẩn tại bãi chứa
khi bảo quản và vận chuyển.
- Đối với các cơ sở khai thác, chế biến
cát nhân tạo: Đảm bảo các yêu cầu về môi trường khu sản xuất và giảm thiểu gây
ô nhiễm ra các vùng xung quanh theo quy định của các tiêu chuẩn về môi trường,
y tế. Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoàn nguyên mỏ theo yêu cầu.
5. Về chủng loại sản phẩm:
- Tăng cường phát triển các sản phẩm
cát nhân tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Chất lượng các sản phẩm phải đáp ứng
các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng mục đích
sử dụng, phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước hoặc xuất khẩu.
* Giai đoạn 2031
-2050:
- Hạn chế sử dụng cát sông phục vụ cho
nhu cầu san lấp.
- Hạn chế tối đa sử dụng cát tự
nhiên trong xây dựng; nâng cao sử dụng cát nhân tạo, cát tái chế từ phế thải
công nghiệp và xây dựng.
(9). Kế hoạch phát triển vật liệu san
lấp:
* Giai đoạn 2021 - 2030:
1. Về đầu tư:
- Tổ chức điều tra, thăm dò, quy hoạch,
cấp phép khai thác đất đắp tại các địa điểm mỏ đảm bảo đáp ứng nhu cầu dự kiến
về vật liệu đắp, san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và đến
2030; cũng như phối hợp với các địa phương lân cận.
- Quy hoạch xây dựng mạng lưới hồ điều
hòa tại các khu đô thị, nông thôn để tích trữ nước, tạo cảnh quan, môi trường
sinh thái và tận dụng nguồn đất nạo vét công trình để làm vật liệu san lấp.
- Tăng cường sử dụng sản phẩm nạo vét
ao hồ, công trình thủy lợi, sản phẩm dư thừa khi san gạt mặt bằng các dự án
trên địa bàn tỉnh để làm vật liệu san lấp.
- Khuyến khích việc sử dụng các loại
chất thải công nghiệp, xây dựng, tro xỉ bùn thải, để phục vụ san lấp.
2. Về công nghệ:
- Về chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu cầu của
Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hiện hành về yêu cầu Thi công và nghiệm thu trong
thiết kế và thi công khai thác đất làm vật liệu san lấp; và các tiêu chuẩn kỹ
thuật về độ chặt đầm nén K 95, K 98.
- Khuyến khích đẩy mạnh hoạt động ứng
dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khai thác, chế biến đất đắp
làm VLXD thông thường, để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm, tiêu tốn
ít năng lượng và nguyên liệu hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường; phế thải sinh
ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử
dụng.
3. Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
- Nghiên cứu các địa điểm, khu vực
thăm dò, khai thác, sử dụng vật liệu san lấp phải gắn với nhu cầu cụ thể của từng
dự án ở từng địa phương.
- Ưu tiên khai thác, sử dụng các khu vực
đất hoang hóa, bãi thải công nghiệp, tro xỉ, bùn thải... để làm vật liệu san lấp
mặt bằng; sau khi kết thúc khai
thác đảm bảo sử dụng thuận lợi cho các mục đích khác phục vụ phát triển kinh tế
công nghiệp, nông nghiệp, trồng cây của địa phương.
4. Về chỉ tiêu quy định cho vật liệu san lấp:
- Vật liệu san lấp từ các loại phế thải công
nghiệp phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, kỹ thuật phù hợp quy định của pháp
luật.
5. Về bảo vệ môi trường: Khai thác đất đắp phải
tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đặc biệt trong giai đoạn vận chuyển
vật liệu đến mặt bằng san lấp và hoàn trả mặt bằng khi kết thúc khai thác, bảo
đảm giữ gìn hạ tầng kỹ thuật, giao thông từ nơi khai thác đến nơi san lấp.
* Giai đoạn 2031 -
2050:
Tiếp tục triệt để sử dụng vật liệu thải
bỏ của các ngành công nghiệp, khai thác mỏ, vật liệu thải bỏ của ngành giao
thông, xây dựng, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu nạo vét, cải tạo
các công trình thủy nhằm thay thế đất đắp truyền thống.
(10). Kế hoạch phát triển sản xuất
kính và các sản phẩm sau kính:
* Giai đoạn 2021 - 2030:
1. Về đầu tư:
Đầu tư sản xuất sản phẩm kính có chất
lượng cao, có giá trị kinh tế cao như: Kính tiết kiệm năng lượng, kính siêu trắng,
siêu mỏng, kính cho pin năng lượng, kính chống cháy...; các cơ sở gia công sản
phẩm sau kính như: Kính an toàn, kính hộp, kính nhiều lớp, kính tiết kiệm năng
lượng, kính trang trí, kính bảo vệ sức khỏe thân thiện với môi trường tại các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của TCVN, Quy chuẩn kỹ thuật về các chủng loại sản phẩm kính xây dựng
- Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết
bị hiện đại có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao, đáp ứng các chỉ tiêu
sau:
+ Tiêu hao nhiệt năng < 1.500
kcal/kg sản phẩm.
+ Tiêu hao điện năng < 100 kWh/tấn
sản phẩm.
+ Phát thải bụi < 30 mg/Nm3.
3. Về bảo vệ môi trường:
- Các dây chuyền sản xuất kính phẳng mới
đầu tư phải có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật môi trường;
thực hiện quan trắc tự động, quan trắc định kỳ theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường.
- Các nhà máy gia công sau kính phải
có hệ thống thu gom, phương án xử lý chất thải theo đúng quy định, bảo vệ môi
trường.
4. Về sản phẩm:
- Phát triển đa dạng các loại sản phẩm
kính chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường.
- Tập trung đầu tư, sản xuất các sản
phẩm sau kính đang có nhu cầu cao tại thị trường nội tỉnh và các tỉnh thành lân
cận trong khu vực cũng như có lợi thế về thị trường xuất khẩu như:
+ Kính xây dựng cường lực thông thường
với các độ dày từ 4mm đến 25mm, kích thước lớn tới 4 x 6 m phục vụ
cho xây dựng và làm đồ nội thất.
+ Kính xây dựng cường lực cho trang
trí nội ngoại thất với nhiều màu sắc.
+ Kính an toàn dùng làm cửa sổ, hệ thống
bao che, mặt dựng các nhà cao tầng và làm các vách ngăn trong xây dựng (kính
dán, kính tôi...).
* Giai đoạn 2031 -
2050:
- Phát triển sản xuất tất cả các loại kính
đáp ứng nhu cầu trong nước và dành một phần xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm
gia công sau kính.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các cơ
sở sản xuất kính hiện có, đầu tư mới một số sản phẩm chất lượng cao, giá trị
kinh tế cao, đặc biệt sản phẩm kính phù hợp với kiến trúc xanh, tiết kiệm năng
lượng như:
+ Kính hấp thụ nhiệt nhằm hạn chế năng
lượng mặt trời đối với công trình.
+ Kính cách âm, cách nhiệt, kính chịu
lửa.
+ Kính nghệ thuật (gạch mosaic thủy
tinh), kính tự rửa.
+ Block thủy tinh nhằm lấy ánh sáng,
cách âm, cách nhiệt.
(11). Kế hoạch phát triển sản xuất một
số chủng loại VLXD khác:
1. Vữa khô trộn sẵn:
Vữa khô trộn sẵn là chủng loại VLXD mới,
nhằm thay thế cho vữa truyền thống để phục vụ cho việc cơ giới hóa xây dựng tại
các công trường, đây là chủng loại sản phẩm đảm bảo chất lượng và hạn chế một
phần việc vận chuyển VLXD rời gây ô nhiễm môi trường. Định hướng phát triển
trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 như sau:
a) Về đầu tư:
- Khuyến khích kêu gọi đầu phát triển
sản phẩm vữa khô trộn sẵn nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn tỉnh và
cung ứng cho thị trường xây dựng trong nước.
- Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng
tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh với công nghệ sản xuất tiên tiến,
hiện đại.
b) Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Đầu tư sản xuất bằng công nghệ hiện
đại với hệ thống đồng bộ từ các công đoạn: sấy, sàng tuyển, trộn, cân định lượng,
đóng bao được xây dựng khép kín. Áp dụng công nghệ thông tin và sản xuất để
nâng cao năng suất chất lượng của sản phẩm.
c) Về chủng loại sản phẩm: Sản xuất các loại vữa
xây, trát, vữa dán gạch ... đáp ứng nhu cầu cho xây dựng.
d) Về môi trường: Các nhà máy phải có hệ thống lọc
bụi theo tiêu chuẩn nhằm hạn chế tối đa phát thải bụi ra môi trường xung quanh.
2. Gạch lát bê tông
trang trí:
Gạch lát bê tông trang trí bao gồm các
loại terrazzo, gạch bóng sần,.. là sản phẩm gạch không nung, dùng để lát vỉa hè, sân vườn.
Gạch lát bê tông được sản xuất từ các nguyên liệu như xi măng, cát, đá bụi, đá
mi, bột đá, bột màu và hạt đá granite. Gạch được ép dưới áp lực cao nên có khả
năng chịu lực tốt. Hiện nay, gạch lát bê tông trang trí thường được dùng cho
các công trình vỉa hè đường, lát sân nhà, lát công viên, sân trường học,
resort, khu đô thị, khu dân cư, nơi sinh hoạt công cộng, bể bơi, khu chung cư,
.... So với các loại gạch vỉa hè thông thường thì gạch lát bê tông trang trí có
nhiều ưu điểm như bề mặt gạch đẹp, đa dạng về màu sắc và hoa văn, khả năng chịu
lực tốt, sạch sẽ dễ lau chùi, không ứ nước, dễ thi công và giá thành không quá
cao. Định hướng phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm
2030 như sau:
a) Về đầu tư:
- Khuyến khích kêu gọi đầu tư sản xuất
gạch lát bê tông trang trí các loại nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn
tỉnh và cung ứng cho các tỉnh thành lân cận.
b) Về công nghệ:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Đầu tư sản xuất bằng công nghệ hiện
đại (hệ thống cấp liệu, trộn liệu tự động, hệ thống máy ép, máy mài, đánh bóng
tiên tiến, hiện đại) đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động và giảm
thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường.
c) Về môi trường: Xây dựng hệ thống xử lý nước thải,
chất thải rắn đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
3. Tấm thạch cao:
a) Về đầu tư: Phát triển sản xuất tại các khu, cụm
công nghiệp các dây chuyền sản xuất tấm tường và vách ngăn thạch cao chịu nước,
cách âm, cách nhiệt.
b) Công nghệ sản xuất:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Đầu tư sản xuất bằng công nghệ hiện
đại đảm bảo chất lượng sản phẩm, điều kiện lao động và giảm thiểu tác động gây
ô nhiễm môi trường.
c) Về môi trường:
- Đầu tư xử lý thạch cao phế thải của
các ngành công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm VLXD, trong đó
có tấm thạch cao.
- Phát triển các dạng sản phẩm mới
như: Tấm thạch cao chống cháy, tấm thạch cao chống ẩm, tấm thạch cao chịu va đập,
tấm thạch cao đục lỗ tiêu âm.
4. Vải địa kỹ thuật:
a) Về đầu tư: Phát triển sản xuất tại các khu, cụm
công nghiệp các nhà máy sản xuất vải địa kỹ thuật để phục vụ các ngành giao
thông, thủy lợi, kiến thiết hạ tầng,..ở trong và ngoài tỉnh; cũng như thay thế
hàng nhập khẩu.
b) Công nghệ sản xuất:
- Chất lượng sản phẩm: Đạt và vượt yêu
cầu của Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành của Việt Nam.
- Đầu tư các dây chuyền sản xuất tiên
tiến, hiện đại, có mức độ tự động hóa cao nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và
đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.
c) Về môi trường: Đáp ứng các quy định về bảo vệ
môi trường.
5. Một số loại vật liệu
trang trí hoàn thiện:
Ngoài các loại vật liệu đã nêu trên, còn
một số chủng loại vật liệu khác không thể thiếu được trong xây dựng như các loại
sơn, bột bả, hóa phẩm xây dựng, phụ kiện nhà bếp, nhà tắm,…phần lớn đều đang nhập
từ tỉnh ngoài. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư sản
xuất các vật liệu trang trí hoàn thiện tại các khu, cụm công nghiệp.
II. Một số giải pháp
chính để thực hiện:
1. Giải pháp
về hoàn thiện cơ chế, chính sách:
Xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi,
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu
tư mới, đầu tư nâng cấp, chuyển đổi công nghệ sản xuất VLXD theo hướng gia tăng
năng suất, chất lượng; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên; nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái chế từ phế thải công
nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt; giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường.
Hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất VLXD sử dụng không hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.
Phổ biến rộng rãi Kế hoạch phát triển
VLXD cho các ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để
hiểu rõ nội dung Kế hoạch phát triển VLXD... Thống nhất quản lý và xây dựng kế hoạch đầu tư
phát triển sản xuất VLXD.
Phân cấp để tăng cường hiệu lực quản
lý hoạt động sản xuất và kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, đặc
biệt là đối với một số lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm môi trường... Tăng cường
kiểm tra, giám sát để chấm dứt các hoạt động sản xuất VLXD không phép, trái phép và sử
dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích và tạo điều kiện về
chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển,
ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất VLXD tiết kiệm năng lượng, thân
thiện với môi trường trong lĩnh vực sản xuất VLXD; Khuyến khích sản xuất VLXD
không nung, vật liệu san lấp mặt bằng từ tái chế, xử lý rác thải rắn xây dựng.
2. Giải pháp
về khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh việc vận động các doanh
nghiệp nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, sử dụng phế thải làm
nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; giảm tiêu hao năng lượng; nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng. Trong đó, trọng tâm là nghiên cứu thí điểm
sử dụng tro xỉ nhiệt điện Thái Bình 1,2 làm vật liệu san lấp; xi măng; bê tông
và vật liệu xây không nung.
- Đẩy mạnh việc triển khai các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXD công nghệ cao, đặc biệt là VLXD từ
phế thải công nghiệp và sinh hoạt...
- Nghiên cứu phát triển các loại vật
liệu xây dựng phù hợp với công nghệ thi công xây dựng hiện đại, tăng năng suất
lao động, giảm giá thành công trình, thích ứng với bối cảnh thiếu đất đắp và nền
đất yếu.
- Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực
chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế; tăng cường ứng dụng cơ giới
hóa, tự động hóa trong sản xuất VLXD.
3. Giải pháp
về nhân lực:
- Ngành công nghiệp VLXD Thái Bình tiến
tới phát triển theo hướng sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, vì vậy
đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ KHKT, công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn
cao, có tay nghề vững vàng, có khả năng ngoại ngữ,.. để nhanh chóng tiếp thu,
làm chủ và vận hành được các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy,
công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề có vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
- Hiện tại, lực lượng lao động sản xuất
VLXD có tay nghề cao, được đào tạo bài bản còn chưa đủ, đa số mới tập trung ở một
số lĩnh vực như sứ vệ sinh, gạch ốp lát,..do vậy, trong giai đoạn tới đào tạo
nghề phải tăng nhanh về quy mô và chất lượng. Cụ thể như sau:
+ Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo
nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề trong đó chú trọng đào tạo cho
người lao động ngay tại các cơ sở sản xuất. Kết hợp đào tạo chuyên môn, kiến thức
quản lý kinh tế với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, phẩm chất lao động, đạo đức
xã hội, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, maketing để chính những người lao
động và những sản phẩm họ làm ra có thể hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu.
Mặt khác các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT và công
nhân có tay nghề cao.
+ Tiến hành đào tạo gắn với yêu cầu, mục
tiêu của sự phát triển, đảm bảo cho người sau đào tạo có thể sớm phát huy được
kiến thức đào tạo trong thực tiễn.
+ Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức
hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với
doanh nghiệp.
4. Giải pháp khai
thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm:
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản;
quy hoạch thăm dò, khai thác đối với các chủng loại khoáng sản làm vật liệu xây
dựng.
- Tổ chức khai thác, chế biến hợp lý
và sử dụng tổng hợp khoáng sản, theo phương án bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh
để nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm tài nguyên, thực hiện công tác bảo vệ
môi trường, hoàn nguyên mỏ theo quy định.
- Thực hiện đấu giá quyền khai thác
khoáng sản, gắn khai thác khoáng sản với chế biến. Thường xuyên kiểm tra tình trạng chấp
hành phạm vi an toàn khai thác
cát sông. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án đầu tư mới, việc tuân thủ các tiêu chí về môi trường, luật môi
trường của các cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất VLXD.
- Nghiêm cấm sử dụng đất canh tác nông
nghiệp để sản xuất gạch nung, nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với
việc khai thác đất sét sản xuất gạch.
- Hình thành các khu vực, bến bãi tập
kết VLXD theo quy hoạch, cơ sở chế biến nguyên liệu đảm bảo cung cấp ổn định về
chất lượng, số lượng cho cơ sở sản xuất VLXD.
5. Giải pháp về huy động
nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất VLXD:
Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống các
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã ban hành,
đồng thời nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế, chính sách mới nhằm thúc đẩy sự
phát triển trên các lĩnh vực sản xuất VLXD theo hướng thực sự thông thoáng, hấp
dẫn, dễ triển khai thực hiện, dễ kiểm tra và bảo đảm tính khả thi.
Tổ chức thực hiện tốt Chương trình
hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo bước chuyển biến mạnh
mẽ về môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải
pháp huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư, của các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước, đặc biệt là các nguồn vốn nước ngoài có lãi suất ưu đãi, thời hạn
vay dài, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản
xuất VLXD.
Tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi
danh mục các dự án lớn, quan trọng làm cơ sở để vận động, xúc tiến đầu tư như
lĩnh vực sản xuất kính xây dựng, các vật liệu trang trí hoàn thiện khác như tấm
trần, tấm sàn, vách ngăn bằng nhựa. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc
tiến đầu tư, tập trung kêu gọi các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế cả trong
và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Sớm thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu
tư cấp tỉnh đủ mạnh, làm đầu mối về hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.
6. Giải pháp về bảo vệ
môi trường:
a) Đối với công tác
quản lý:
- Tăng cường phổ biến rộng rãi các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
hướng dẫn đối với các cơ sở sản xuất VLXD thực hiện đúng các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường; thực hiện đúng các nội dung cam kết trong nội dung của
thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất,
khai thác khoáng sản làm VLXD không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật
về bảo vệ môi trường.
b) Đối với công tác
khai thác khoáng sản
làm VLXD:
- Các cơ sở khai thác khoáng sản làm
VLXD cần phải đầu tư
công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Có các giải pháp thiết kế mỏ đảm bảo
an toàn và bảo vệ môi trường. Trong quá trình khai thác, phải đảm bảo thực hiện
theo đúng thiết kế đã được duyệt.
- Thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường
sau khai thác khoáng sản theo quy định.
c) Đối với các nhà
máy sản xuất:
- Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại
đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa; sử dụng công nghệ sản xuất sạch, giảm
tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, tiếng ồn, phát thải bụi, phát thải khí nhà
kính trong sản xuất; tận dụng tối đa nhiệt khí thải để sấy, để phát điện, để
tăng cường hiệu quả đốt cháy nhiên liệu,....
- Đầu tư xây dựng các công trình xử lý
chất thải theo đúng nội dung cam kết trong nội dung của thủ tục hành chính về bảo
vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện quan trắc tự động,
quan trắc định kỳ
theo quy định của của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chấp hành nghiêm những quy định về vận
chuyển vật liệu, tránh rơi vãi vật liệu
trên đường vận chuyển.
III. Tổ chức thực hiện:
Để thực hiện Kế hoạch phát
triển VLXD, cần thiết phải có sự thống nhất đồng bộ giữa các Sở, Ban ngành và
các doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Xây dựng:
- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển VLXD
phát triển VLXD được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tiến hành công bố Kế hoạch
phát triển VLXD trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện Kế
hoạch phát triển VLXD phát triển VLXD tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, định
hướng đến năm 2050; đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch phát triển
VLXD phù hợp với thực tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất và tổ chức hướng dẫn các chính
sách liên quan đến lĩnh vực VLXD để phát triển ổn định và bền vững ngành VLXD.
- Có ý kiến với Sở Kế hoạch và đầu tư
trong quá trình thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các
dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD thuộc đối tượng phải chấp thuận
chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các sở ngành, UBND các
huyện, thành phố kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển VLXD, chất lượng sản phẩm VLXD.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và môi
trường, Sở Khoa học và công nghệ đề xuất xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương
cho sản phẩm VLXD khi cần thiết.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ,
Sở Công Thương tuyên truyền ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển các loại
VLXD mới, sản phẩm phù hợp với công nghệ thi công xây dựng hiện đại, năng suất
cao, thân thiện môi trường.
- Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình
hình hoạt động trong lĩnh vực VLXD tại địa phương, định kỳ hoặc đột xuất báo
cáo Bộ Xây dựng, UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban
ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng
công trình sản xuất VLXD có sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và
nông thôn làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế và các dự án xây dựng trạm phát
điện sử dụng nhiệt khí thải của các nhà máy sản xuất VLXD.
- Lấy ý kiến Sở Xây dựng trước khi
trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công
trình sản xuất VLXD thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy
định của pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với các sở ban
ngành liên quan kiểm tra rà soát các cơ sở đang sản xuất VLXD chưa có giấy chứng
nhận đầu tư được cấp, tham mưu UBND tỉnh xem xét việc cấp giấy chứng nhận đầu
tư hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Thực hiện cung cấp thông tin về hoạt
động đăng ký kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực VLXD gửi Sở Xây dựng định kỳ hoặc
đột xuất.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa
phương tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng
sản và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Rà soát quy hoạch khoáng sản đã được
UBND tỉnh phê duyệt.
- Kiểm soát chặt chẽ công tác xây dựng
phương án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ, xác định mức ký quỹ phù
hợp, đảm bảo việc cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác.
- Phối hợp với các sở ngành liên quan
tăng công tác kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu
sản xuất VLXD; kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm
khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất
VLXD trái phép và kinh doanh không có nguồn gốc hợp pháp.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát môi trường
thường xuyên; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động
của các cơ sở khai thác nguyên liệu và sản xuất VLXD.
- Tham mưu UBND tỉnh xem xét việc cấp
phép khai thác khoáng sản để làm nguyên liệu sản xuất VLXD theo trình tự, thủ tục
quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch.
- Rà soát đề xuất bộ ngành kịp thời sửa
đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong sản xuất VLXD.
- Thực hiện cung cấp thông tin về lĩnh
vực khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD, bảo vệ môi trường dự án liên quan đến
lĩnh vực VLXD gửi Sở Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.
4. Sở Khoa học
và Công nghệ:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực
hiện pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ban
ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phát triển thị
trường khoa học và công nghệ tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu
UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong
sản xuất VLXD.
- Chủ trì thẩm định hoặc có ý kiến về
công nghệ đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD sử dụng công
nghệ hạn chế chuyển giao hoặc có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng
công nghệ.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư,
Ban quản lý khu công nghiệp kiểm tra, giám sát công nghệ và chuyển giao công nghệ
đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD cùng với việc kiểm tra,
giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra các doanh nghiệp không thực
hiện đúng mục tiêu dự án, không thực hiện nghiêm lộ trình chuyển đổi công nghệ,
phá dỡ để báo cáo UBND tỉnh xem xét chấm dứt hoạt động của dự án theo quy định
của pháp luật; tham mưu UBND tỉnh xem xét, chấp thuận việc chuyển đổi mục tiêu
dự án cho các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong trường hợp các đơn vị có nhu cầu.
- Thực hiện cung cấp thông tin về chuyển
giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ nghệ trong sản xuất VLXD gửi Sở Xây dựng định
kỳ hoặc đột xuất.
5. Sở Giao
thông Vận tải:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và
phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan hoàn thiện mạng lưới giao thông
trên địa bàn tỉnh, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông kết nối các khu công
nghiệp với nơi cung cấp nguyên liệu, nơi tiêu thụ hàng hóa nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
6. Sở Công
thương:
- Tạo điều kiện thuận lợi đối với các
hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm hàng hóa và hội chợ VLXD nhằm giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường (trong và ngoài nước) tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại
trong và ngoài nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm
mới về vật liệu xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên
quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản
xuất, tiết kiệm năng lượng; xây dựng chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu, thiết kế,
chế tạo các phụ tùng thay thế, các thiết bị đặc chủng, trong các dây chuyền
sản xuất VLXD công suất lớn.
- Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng
trong sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh (nếu trong quá trình phát triển, tỉnh có
yêu cầu cao hơn so với mức yêu cầu chung của cả nước).
7. Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát, điều
chỉnh, bổ sung quy hoạch bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ven sông; kiểm tra,
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các chủ bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD vi
phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai.
- Phối hợp cung cấp thông tin về tình
hình hoạt động các bến bãi tập kết, trung chuyển VLXD ven sông gửi Sở Xây dựng
định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của Sở Xây dựng.
8. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư
nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sử dụng công nghệ,
thiết bị tiên tiến tận thu nhiệt thừa để phát điện, nhằm tiết kiệm năng lượng;
sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn vào sản xuất VLXD
nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; Đề xuất xây dựng
giá tính thuế tài nguyên cho phù hợp với thực tế.
- Phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ
tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và
công nghệ trong sản xuất VLXD.
9. Ban Quản lý Khu
kinh tế và các Khu công nghiệp:
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn
pháp luật và cung cấp thông tin về lĩnh vực VLXD hoạt động trong các khu công
nghiệp.
- Không chấp thuận các doanh nghiệp sản
xuất VLXD không sử dụng dây chuyền công nghệ sạch, tiên tiến, không đảm bảo điều
kiện về môi trường hoạt động trong các khu công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về hoạt động sản xuất kinh
doanh VLXD trong các khu công nghiệp.
- Thực hiện cung cấp thông tin về hoạt
động đăng ký doanh nghiệp, đầu tư lĩnh vực VLXD trong các khu công nghiệp gửi Sở
Xây dựng định kỳ hoặc đột xuất.
10. Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố:
- Chủ động chỉ đạo hoặc phối hợp kiểm
tra, xử lý kiên quyết, triệt để các trường
hợp khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất VLXD trái phép, không có nguồn
gốc hợp pháp; cho thuê bến, bãi tập kết VLXD không đúng thẩm quyền; thực hiện
các biện pháp bảo vệ môi trường khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất VLXD chưa
khai thác; bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột
xuất về quản lý VLXD tại địa phương theo quy định.
11. Các nhà đầu tư và
các doanh nghiệp sản xuất:
- Thực hiện tuân thủ quy định pháp luật
về đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định
khác có liên quan.
- Thực hiện lộ trình chuyển đổi công
nghệ sản xuất VLXD theo cam kết.
- Lựa chọn các sản phẩm phù hợp với
nhu cầu thị trường và nền kinh tế, thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp; từng bước
đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường
để tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, giá thành thấp tạo sức cạnh tranh.
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột
xuất về tình hình sản xuất kinh doanh VLXD gửi UBND cấp huyện, Sở Xây dựng./.