Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 118/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Nguyễn Văn Linh
Ngày ban hành: 17/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 118/2008/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 17 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/NĐ- CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ- CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ- CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 754/TTr- SXD ngày 28 tháng 10 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- VP Chính phủ,Website Chính phủ;
- Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các Ban của Đảng;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND, các Ban HĐND tỉnh;
- MTTQ tỉnh, các Đoàn thể nhân dân;
- Các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- TAND, VKSND tỉnh;
- LĐ VP, TT Công báo, TT lưu trữ, các CV;
- Lưu: VT, XD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-UBND ngày 17tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình; vận chuyển vật liệu, cấu kiện xây dựng; vận chuyển thiết bị, phương tiện thi công của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải được UBND cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát;

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này, còn phải thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Công tác khảo sát xây dựng

1. Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải khảo sát hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình trên mặt bằng xây dựng và các công trình liền kề để có biện pháp đảm bảo an toàn các công trình đã có. Nếu phải di chuyển công trình hạ tầng kỹ thuật, Chủ đầu tư phải liên hệ với cơ quan quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành để được hướng dẫn và thống nhất biện pháp di chuyển.

2. Đối với các dự án thuộc diện phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, thì Chủ đầu tư phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành các thủ tục phê duyệt dự án.

3. Đối với các công trình xây dựng xen kẽ (kể cả xây mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp), Chủ đầu tư phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình xây dựng và chủ sở hữu (hoặc chủ sử dụng) công trình liền kề để thực hiện khảo sát hiện trạng công trình. Hồ sơ khảo sát hiện trạng được thực hiện bằng cách chụp ảnh, đo vẽ, lập sơ đồ và phải lập thành biên bản có xác nhận của chủ sở hữu (hoặc chủ sử dụng) công trình liền kề và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại.

Điều 4. Công tác thiết kế

1. Các giải pháp thiết kế phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình giao thông đường bộ, đường sắt; thuỷ lợi, đê điều; năng lượng; khu di tích lịch sử văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.

2. Trước khi khởi công xây dựng hoặc phá dỡ, di dời công trình Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng phải lập, phê duyệt biện pháp thi công (gồm cả việc tháo dỡ công trình cũ nếu có), để thi công xây dựng đảm bảo được trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn lao động cho người và tài sản.

Biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng công trình tự lập, phê duyệt và tự chịu trách nhiệm về nội dung, phương án thi công. Biện pháp thi công sau khi duyệt, phải được gửi cho Chủ đầu tư để theo dõi, quản lý và làm căn cứ kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Điều 5. Thông báo khởi công

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, ít nhất trước 07 ngày làm việc, Chủ đầu tư phải gửi thông báo khởi công đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xây dựng công trình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan quản lý các công trình xây dựng chuyên ngành (đối với các công trình chuyên ngành) để thực hiện việc theo dõi, quản lý và kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

2. Hồ sơ thông báo, gồm:

a) Thông báo khởi công công trình (theo mẫu Phụ lục số 1);

b) Bản sao giấy phép xây dựng (đối với những công trình phải có giấy phép xây dựng);

c) Giấy phép sử dụng tạm hè, đường (nếu có);

d) Bản sao Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng).

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình xây dựng phải bố trí cán bộ tiếp nhận thông báo của Chủ đầu tư và xác nhận "đã tiếp nhận thông báo khởi công" của Chủ đầu tư.

Điều 6. Phá dỡ, di dời công trình, chuẩn bị mặt bằng thi công

1. Nhà thầu chỉ thực hiện việc phá dỡ, di dời khi đã có biện pháp thi công được duyệt và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vệ sinh môi trường, an toàn cho người, tài sản của công trình và các công trình liền kề.

2. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo vệ cây xanh trong và xung quanh công trường. Trường hợp cần chặt, hạ cây xanh phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Chủ đầu tư thuê đơn vị chuyên môn có tư cách pháp nhân thực hiện việc rà phá bom mìn, vật nổ trên tổng mặt bằng xây dựng công trình. Nếu nghi ngờ có hoá chất độc hại, nguồn phóng xạ, ... phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý nguồn hoá chất, phóng xạ trước khi khởi công xây dựng.

Điều 7. An toàn trong thi công công trình

1. Yêu cầu đối với mặt bằng thi công:

a) Biển báo công trường: Tất cả các công trình xây dựng phải có phối cảnh công trình (trừ nhà ở riêng lẻ từ 5 tầng trở xuống; công trình sửa chữa, cải tạo có quy mô nhỏ dưới 01 tỷ đồng; công trình xây dựng theo tuyến như: công trình giao thông, thuỷ lợi, …) và biển báo (theo mẫu Phụ lục số 2), được đặt tại cổng ra vào công trường;

b) Hàng rào công trường: Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải làm hàng rào công trường ngăn cách khu vực đang thi công với bên ngoài (trừ những mặt tiếp giáp với tường của công trình khác và cổng vào công trường; trừ công trình xây dựng theo tuyến như: công trình giao thông, thuỷ lợi, công trình vừa thi công vừa đảm bảo giao thông);

Hàng rào thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau: Chiều cao hàng rào tối thiểu là 2 mét; có kết cấu chắc chắn; hàng rào trong khu vực đông dân cư, trong đô thị phải kín khít, nếu hư hỏng phải sửa chữa, phục hồi kịp thời; hàng rào chỉ được xây dựng trên phạm vi đất thuộc quyền sử dụng của Chủ đầu tư. Trường hợp nằm ngoài phạm vi đất của Chủ đầu tư thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng lô đất đó.

2. Biện pháp thi công được duyệt phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người, máy móc, dụng cụ và trang thiết bị thi công. Trước khi thi công, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải tổ chức tập huấn về an toàn cho người lao động theo biện pháp thi công được duyệt và trong quá trình thi công phải tuân thủ theo biện pháp đó;

Phải làm sàn che có chiều cao thông thuỷ tối thiểu là 4,5m (cho xe cứu hoả qua lại nếu xảy ra sự cố) để ngăn vật liệu rơi từ trên xuống. Kết cấu sàn che phải chắc chắn, không để vật liệu xây dựng rơi vãi tự do. Khi thi công xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp trong đô thị phải có màn che kín, màn che phải vững chắc và cao hơn điểm cao nhất của phần công trình đang thi công tối thiểu 1 mét.

3. Các đơn vị tham gia xây dựng trên công trường, sử dụng nguồn điện lưới hoặc điện máy phát để thi công, đều phải thiết kế hệ thống điện thi công riêng và tuân thủ các quy định về an toàn sử dụng điện, phòng chống cháy nổ. Hệ thống điện đèn bảo vệ, đèn báo phải tách riêng với mạng điện thi công.

4. Khi tôi vôi phải có biện pháp đảm bảo an toàn: Xung quanh chỗ tôi vôi phải có hàng rào chắc chắn, chiều cao tối thiểu 1 mét; có biển báo, đèn báo hiệu về ban đêm, phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

5. Trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp, thiết bị thi công (cần cẩu, máy đào, bơm bê tông,...) bắt buộc phải vươn ra ngoài phạm vi hàng rào bảo vệ, đơn vị quản lý thiết bị phải cắm biển cảnh báo nguy hiểm, lập biện pháp an toàn, nội quy quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về biện pháp tổ chức thi công, biện pháp an toàn lao động trong việc sử dụng, tổ chức vận hành thiết bị thi công.

6. Máy móc, thiết bị thi công phải đăng ký, kiểm định an toàn theo quy định và kiểm tra an toàn trước khi sử dụng. Việc vận chuyển, sử dụng, bảo quản các loại thiết bị, vật tư, hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan.

7. Nếu sử dụng các xe quá khổ, quá tải vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu xây dựng phải xin phép và được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong quá trình sử dụng, nếu gây hư hỏng công trình đường bộ thì phải có trách nhiệm sửa chữa, khôi phục lại trạng thái ban đầu.

8. Lao động tham gia thi công xây dựng phải được tuyển chọn chặt chẽ, thông qua tổ chức khám sức khoẻ theo đúng quy định. Trước khi sử dụng lao động phải ký kết trực tiếp hợp đồng lao động với người lao động, theo mẫu hợp đồng; đồng thời phải tổ chức huấn luyện cho người lao động về các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối với từng loại công việc; sau khi huấn luyện phải tiến hành kiểm tra, sát hạch, chỉ những người đạt yêu cầu mới được cấp thẻ an toàn lao động và bố trí làm việc trên công trường.

9. Nhà thầu thi công xây dựng phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, phù hợp với công việc được giao, đồng thời phải bắt buộc người lao động sử dụng trong khi làm việc. Nơi làm việc của người lao động phải có trang thiết bị y tế cần thiết để sơ cấp cứu ban đầu.

10. Khi xảy ra tai nạn lao động, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải sơ cứu tại chỗ, sau đó chuyển ngay người bị tai nạn đến cơ sở y tế. Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm người bị thương nặng (sau khi đưa người đi cấp cứu) phải giữ nguyên hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động và báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện và Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải quyết kịp thời.

Điều 8. Vệ sinh môi trường trong quá trình thi công

Trên công trường xây dựng phải bố trí hệ thống thoát nước thi công, nước thải thi công trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung phải qua hố ga, để thu bùn đất và phế thải lắng đọng. Đơn vị thi công phải thường xuyên tổ chức nạo vét, thu gom bùn rác chuyển đến nơi quy định; không để vật liệu, phế thải xây dựng chảy, trôi bừa bãi trong khu vực.

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng được xây dựng hệ thống cấp nước riêng phục vụ thi công khi có nhu cầu, nhưng phải làm đầy đủ thủ tục khoan nước, khai thác nước ngầm, được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu sử dụng nguồn nước từ Nhà máy cấp nước sinh hoạt, thì phải ký hợp đồng sử dụng nước với đơn vị kinh doanh nước sạch.

Chủ các phương tiện vận chuyển phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xe vận chuyển vật tư, vật liệu rời, phế thải xây dựng, chất thải sinh hoạt, phải có thùng xe kín khít (đảm bảo không gây bụi, chảy và rơi vãi). Các phương tiện cơ giới khi đi vào nội thành, nội thị và ra khỏi công trường phải được rửa, đảm bảo mỹ quan và không gây bẩn đường. Xe vận chuyển vật liệu xây dựng (đất, đá cát, sỏi,...) cho các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Bắc Giang phải thực hiện nghiêm túc quy định về các tuyến đường, thời gian vận chuyển và các quy định về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của UBND thành phố.

Sau mỗi lần trung chuyển, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị thi công, nhà thầu thi công xây dựng phải dọn dẹp ngay mặt bằng, nguyên nhiên vật liệu rơi vãi, trả lại hè, lòng đường, lối đi cho khu vực.

Chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân xây dựng công trình phải thu gom và đổ bụi, phế thải đúng nơi quy định hoặc hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng. Phế thải xây dựng khi vận chuyển từ trên cao xuống phải được đóng vào bao, đựng trong thùng hoặc vận chuyển trong đường ống bọc kín. Cấm đổ phế thải xây dựng rơi tự do từ trên cao xuống.

Thi công đóng cọc bê tông cốt thép:

a) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng được sử dụng phương pháp thi công đóng cọc, trong trường hợp vị trí đóng cọc cách mép công trình hiện có ít nhất 150 mét. Trong các khu phố cũ, công trình xây dựng xen kẽ cấm thi công đóng cọc (kể cả thử cọc) bằng các loại búa máy có trọng lượng từ 600 kg trở lên (hoặc bằng các thiết bị tương tự) gây rung động lớn và tiếng ồn vượt mức cho phép;

Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu việc thi công đóng cọc gây ra hư hỏng, lún, nứt các công trình khác.

b) Cấm sử dụng các thiết bị gây ồn, thiết bị có gia tốc rung vượt quá giới hạn tối đa cho phép tại các khu vực công cộng và dân cư theo TCVN 5949 -1998 và TCVN 6962 - 2001 (theo phụ lục số 3).

Nhiên liệu, dầu mỡ cung cấp cho máy, thiết bị thi công phải được lưu giữ trong thùng kín tại khu vực riêng, có tường bao và mái che, không được để rò rỉ. Đơn vị lưu giữ, sử dụng nhiên liệu phải có biện pháp phòng chống cháy, nổ theo quy định.

Điều 9. Nhà tạm phục vụ thi công

Nhà tạm phục vụ thi công làm đơn giản, dễ tháo lắp, đảm bảo an toàn, hoặc dùng Container chuyên dụng.

Phải bố trí đủ nhà vệ sinh tạm theo kiểu tự hoại hoặc bán tự hoại trên công trường, hay sử dụng nhà vệ sinh lưu động trong suốt thời gian thi công.

Nhà tạm, nhà vệ sinh tạm trên công trường phải được xây dựng ở vị trí thuận tiện, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường. Sau khi thi công xong công trình, tất cả các nhà tạm và nhà vệ sinh tạm đều phải được tháo dỡ, thu dọn trả lại mặt bằng như nguyên trạng ban đầu.

Điều 10. Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong quá trình thi công xây dựng công trình

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng nếu có nhu cầu cho cán bộ, công nhân và lao động ở lại công trường xây dựng phải đăng ký tạm trú với cơ quan Công an xã, phường, thị trấn sở tại.

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của những người do mình ký hợp đồng lao động ở tại công trường trong suốt thời gian thi công; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại đảm bảo an ninh trật tự khu vực.

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải có phương án quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất, thiết bị xe máy, thực hiện đúng các quy định về đảm bảo phòng chống cháy, nổ.

Điều 11. Giải quyết hư hỏng công trình do việc thi công xây dựng công trình gây ra

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, sửa chữa khắc phục hậu quả, khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với việc hư hỏng các công trình, nếu nguyên nhân được xác định do việc thi công xây dựng công trình gây ra. Trình tự giải quyết thực hiện theo các bước sau:

Khi phát hiện có hư hỏng công trình, do việc thi công xây dựng công trình gây ra, Chủ đầu tư công trình (bên gây hại) và chủ sở hữu, sử dụng công trình bị hư hỏng (bên bị hại) chủ động tự thoả thuận thống nhất phương án bồi thường, sửa chữa khắc phục hậu quả. Trường hợp không thoả thuận được, bên bị hại có thể gửi đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giải quyết hoặc khởi kiện ra toà.

2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn của bên bị hại phải thực hiện kiểm tra xác minh hiện trường, kiểm tra thủ tục đầu tư xây dựng của Chủ đầu tư; tổ chức, hướng dẫn cho hai bên tiếp tục thoả thuận việc bồi thường, lập hồ sơ, biên bản để lưu giữ và phục vụ các bước giải quyết tiếp theo. Trường hợp không thoả thuận được, các bên có thể thống nhất mời đơn vị tư vấn độc lập để phân định mức độ bồi thường hoặc khởi kiện ra toà để được giải quyết theo quy định.

Nếu phát hiện công trình xây dựng sai phép, không phép, trái phép, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải đình chỉ ngay việc thi công và xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền; đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp phép xây dựng, Thanh tra xây dựng để tiếp tục phối hợp kiểm tra, theo dõi và xử lý vi phạm theo quy định.

3. Trường hợp khẩn cấp, khi công trình bị hư hỏng nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải thực hiện kiểm tra ngay sau khi nhận được trình báo của bên bị hại; có kế hoạch và chịu trách nhiệm di chuyển người, tài sản ra khỏi công trình bị hư hỏng; yêu cầu Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải dừng thi công và có biện pháp chống đỡ công trình hư hỏng; đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố để tiếp tục giải quyết. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng chỉ được phép tiếp tục thi công sau khi công trình có nguy cơ sụp đổ đã được xử lý đảm bảo an toàn.

Điều 12. Thu dọn, bàn giao mặt bằng công trường

Chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải tháo dỡ xong toàn bộ công trình tạm; chuyển hết vật liệu, phế thải xây dựng, cấu kiện thừa đến nơi quy định; di chuyển máy móc, thiết bị phục vụ thi công ra khỏi mặt bằng công trường; sửa chữa những hư hỏng của đường, vỉa hè, cống rãnh,…do quá trình thi công gây nên; dọn dẹp mặt bằng công trường để bàn giao lại cho Chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng, cơ quan quản lý chuyên ngành. Nghiêm cấm Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình và nhà thầu thi công xây dựng sử dụng nhà tạm vào mục đích khác sau khi đã kết thúc thi công.

Đối với các công trình kỹ thuật hạ tầng: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; công trình giao thông, thuỷ lợi (công trình xây dựng theo tuyến) ngay sau khi xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng phải san lấp, dọn dẹp trả lại mặt bằng nguyên trạng đảm bảo cảnh quan, an toàn giao thông trong khu vực.

3. Trường hợp Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng không chấp hành công việc theo quy định, tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình xây dựng tổ chức thực hiện, Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu toàn bộ chi phí cho việc thực hiện nêu trên, đồng thời bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Kiểm tra, thanh tra

Tất cả các hoạt động về trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại địa phương thuộc mọi tổ chức, cá nhân đều phải chịu sự kiểm tra của chính quyền các cấp, các cơ quản quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành và sự thanh tra của Thanh tra chuyên ngành về trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường (Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Y tế, Tài nguyên và Môi trường,…).

Điều 14. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường trong trường hợp các hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp công trình có nhiều nhà thầu thi công xây dựng tham gia, Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xây dựng chính (tổng thầu) phải chịu trách nhiệm về các vi phạm do các tổ chức này gây ra.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của chính quyền địa phương

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:

Chịu trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trên địa bàn; chỉ đạo các lực lượng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền;

Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang trình UBND thành phố ban hành quy định cụ thể các tuyến đường, thời gian vận chuyển vật liệu xây dựng và việc đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Bắc Giang; thông báo công khai để các đơn vị, cá nhân, các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố biết và thực hiện;

b) Quyết định xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; lập hồ sơ vi phạm, kiến nghị xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

c) Xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND cấp xã, các cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường để xảy ra vi phạm;

d) Tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và các Sở chuyên ngành, thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 12 của Quy định này;

e) Kiến nghị UBND tỉnh ban hành những biện pháp cần thiết, phù hợp với thực tế nhằm quản lý trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường có hiệu quả.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

a) Chịu trách nhiệm về quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trên địa bàn;

b) Tổ chức kiểm tra, phát hiện kịp thời những vi phạm, lập biên bản đình chỉ thi công, lập hồ sơ vi phạm, tổ chức xử lý vi phạm theo thẩm quyền;

c) Lập hồ sơ vi phạm, kiến nghị xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở (xây dựng, giao thông, tài nguyên và môi trường) xem xét, quyết định;

d) Tổ chức thực hiện quyết định xử lý vi phạm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Chánh Thanh tra sở (xây dựng, giao thông, tài nguyên và môi trường);

e) Xử lý trách nhiệm những cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường để xảy ra vi phạm;

f) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 3 Điều 5, khoản 2 và khoản 3 Điều 11, khoản 3 Điều 12 của Quy định này.

Điều 16. Trách nhiệm của các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh:

1. Sở Xây dựng:

a) Làm đầu mối theo dõi tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý thực hiện Quy định này, phối hợp với các ngành, các cấp, đề xuất hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;

b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Xây dựng, các phòng chức năng tổ chức kiểm tra, thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

2. Sở Giao thông vận tải:

a) Chủ trì kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các công trình chuyên ngành theo quy định;

b) Chỉ đạo Thanh tra Giao thông thực hiện kiểm tra, thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;

c) Cấp giấy phép hoạt động cho các phương tiện giao thông để phục vụ thi công công trình.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì kiểm tra, thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với các công trình chuyên ngành theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện việc thẩm định của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì kiểm tra, thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với công tác an toàn lao động theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

5. Công an tỉnh:

a) Kiểm tra, thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm về an ninh, trật tự theo thẩm quyền và quy định của pháp luật;

b) Chỉ đạo Công an huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn quản lý nhân khẩu tạm trú trong quá trình thi công; tham gia thực hiện quyết định xử lý hành chính của các cấp có thẩm quyền; kiểm tra, xử lý các vi phạm về an ninh, trật tự trên địa bàn mình quản lý theo quy định.

6. Các Sở có xây dựng chuyên ngành: Chủ trì kiểm tra, thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng chuyên ngành theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 17. Điều khoản thi hành

Sở Xây dựng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

 ………………, ngày       tháng   năm

THÔNG BÁO KHỞI CÔNG CÔNG TRÌNH

Kính gửi : UBND xã, phường, thị trấn…………………………………..

- Chủ đầu tư :……………………………………………………………...

- Địa chỉ: .....................................................................................................

- Thông báo khởi công công trình :……………………………………….

- Tại :……………………………………………………………………...

- Giấy phép xây dựng số………….ngày……tháng……năm…………….

Do............................................................................................cấp (nếu có).

- Quyết định đầu tư số............... ….ngày……tháng……năm……………

Do..................................................................................…. phê duyệt.

- Giấy phép sử dụng hè, đường số ......... ngày...... tháng......năm............

Do............................................................................................cấp (nếu có).

- Tổ chức thi công:

Tên tổ chức:……………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………

- Ngày khởi công:……………………………………………………….

- Ngày hoàn thành:………………………………………………………

Chủ đầu tư cam kết thực hiện đúng các quy định của UBND tỉnh về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình.

 

UBND xã, phường, thị trấn.........................

Xác nhận: Đã tiếp nhận thông báo khởi công công trình.

Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn

(Ký tên đóng dấu)

Chủ đầu tư

(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có)

 

PHỤ LỤC SỐ 2

BIỂN BÁO CÔNG TRÌNH

1.Tên công trình:………………………………………………………….

2. Địa điểm xây dựng:…………………………………………………….

3. Thông tin chính:

- Chủ đầu tư:…………………………………………………………….

- Tổng vốn đầu tư:………………………………………………………

- Ngày khởi công:……………………………………………………….

- Ngày hoàn thành:……………………………………………………...

- Đơn vị thi công:……………………………………………………….

Chỉ huy trưởng công trường:……………………………………………

- Đơn vị thiết kế: ……………………………………………………….

Chủ nhiệm (chủ trì) thiết kế:……………………………………………

- Đơn vị giám sát thi công xây dựng công trình:…………………………

Người thực hiện:…………………………………………………………..

(Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm (chủ trì) thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình phải ghi rõ họ tên, chức danh và địa chỉ liên lạc, số điện thoại).

 

PHỤ LỤC SỐ 3

TCVN 5949-1998

Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư
(theo mức âm tương đương)

Đơn vị tính: dB(A)

Khu vực

Thời gian

Tù 6h đến 18h

Từ 18h đến 22h

Từ 22h đến 6h

1. Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh:

50

45

40

Bệnh viện, thư viện, khu điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiền.

 

 

 

2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

60

55

50

3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất.

75

70

50

 

TCVN 6962 : 2001

Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động xây dựng

Đơn vị tính: dB

Khu vực

Thời gian áp dụng trong ngày

Mức cho phép dB

Ghi chú

1. Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh

7h - 19h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

19h - 7h

Mức nền

2. Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

7h - 19h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

19h - 7h

Mức nền

3. Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất

6h - 22h

75

Thời gian làm việc liên tục không quá 14h/ngày

22h - 6h

Mức nền

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 118/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 ban hành Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.462

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.208.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!