BỘ
XÂY DỰNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
116-BXD/CSXD
|
Hà
Nội , ngày 16 tháng 5 năm 1995
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THẨM ĐỊNH ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG,DỰ ÁN ĐẦU TƯ, THIẾT KẾ KỸ THUẬT, TỔNG DỰ TOÁN
Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng
Căn cứ Nghị định số 15-CP của
Chính phủ quy định chức nâng, nhiệm vụ và cơ cấu của Bộ Xây dựng;
Căn cứ "Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng" ban hành theo Nghị định
177-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ;
Căn cứ "Quy chế hình thành thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp
của nước ngoài" ban hành kèm theo Nghị định 191-CP ngày 28-12 1994 của
Chính phủ;
Căn cứ "Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp xét duyệt
đồ án thiết kế xây dựng đô thị" số 115-CT ngày 2-5-1986;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay ban hành "Quy chế thẩm định các đồ án thiết kế
quy hoạch xây dựng dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán".
Điều 2.
Bản Quy chế này được thực hiện trong nội bộ cơ quan Bộ
Xây dựng kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các ông Chánh văn phòng, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện thuộc
Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUY CHẾ
THẨM ĐỊNH CÁC ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG, DỰ ÁN ĐẦU
TƯ, THIẾT KẾ KỸ THUẬT, TỔNG DỰ TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16-5-1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Đối tượng phải qua thẩm định.
1.1. Quy hoạch, đề án phát triển
ngành.
1.2. Quy hoạch xây dựng:
1.2.1. Sơ đồ quy hoạch phát triển
vùng lãnh thổ
1.2.2. Quy hoạch chung (hoặc quy
hoạch tổng thể) các đô thị: khu công nghiệp do Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
1.2.3. Quy hoạch chung các đô thị
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt có thoả thuận của Bộ
Xây dựng.
1.2.4. Quy hoạch xây dựng đợt đầu,
Quy hoạch chi tiết các khu vực quan trọng trong các thành phố trực thuộc Trung
ương và các khu du lịch, nghỉ ngơi, khu văn hoá, di tích lịch sử do Thủ tướng uỷ
quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt.
1.2.5. Quy hoạch xây dựng nông
thôn.
1.3. Dự án tiền khả thi, dự án
khả thi nhóm A theo phân cấp trong "Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng"
ban hành theo Nghị định số 177-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ
1.4. Dự án đầu tư trực tiếp của
nước ngoài nhóm A và một số dự án nhóm B theo phân cấp trong "Quy chế hình
thành thẩm định và thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài" ban hành
theo Nghị định 191-CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ.
1.5. Dự án tiền khả thi, dự án
khả thi nhóm A, B, C đầu tư trong nước, nhóm A-B đầu tư trực tiếp nước ngoài của
các đơn vị thuộc Bộ.
1.6. Thiết kế kỹ thuật công
trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư:
1.6.1. Nhóm A đầu tư trong nước
thuộc Ngành xây dựng (VLXD, CN xây lắp, cấp thải nước, xử lý phân rác, kết cấu
hạ tầng đô thị, dự án về nhà ở).
1.6.2. Nhóm A, B đầu tư trong nước
thuộc cơ quan thuộc Chính phủ các tổ chức đoàn thể trực thuộc Trung ương.
1.6.3. Nhóm A, B, C của các đơn
vị thuộc Bộ (trừ nhóm C thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam).
1.6.4. Nhóm A đầu tư trực tiếp
nước ngoài thuộc tất cả các ngành kinh tế xã hội.
1.7. Tổng dự toán công trình của
các dự án đầu tư trong nước của Nhà nước thuộc nhóm A của tất cả các ngành, các
địa phương.
1.8. Tổng dự toán, dự toán các
công trình của các dự án đầu tư thuộc Bộ (trừ những công trình Bộ uỷ quyền cho
các Tổng Công ty).
1.9. Báo cáo quyết toán các công
trình của các dự án đầu tư thuộc Bộ.
Điều 2.
Yêu cầu chung đối với công trình thẩm định.
2.1. Đối với Quy hoạch phát triển
ngành (không thuộc Bộ Xây dựng ) cần thẩm định các nội dung liên quan: Quy hoạch
xây dựng chung, việc sử dụng các nguồn tài nguyên, vật liệu xây dựng khả năng
đáp ứng về lực lượng xây dựng và vật liệu chủ yếu. Văn bản tham gia ý kiến của
Bộ phải thể hiện được quan điểm phát triển chung của KTQD và phát triển đô thị.
2.2. Đối với quy hoạch xây dựng
phải thẩm tra toàn diện đồ án trên tất cả các mặt với tư cách là cơ quan chuyên
môn cao nhất về thiết kế quy hoạch xây dựng của Nhà nước.
2.3. Đối với các dự án đầu tư,
thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình thuộc ngành xây dựng (VLXD, CN
xây lắp, cấp thải nước, xử lý phân rác, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị; dự án
về nhà ở) và các dự án của các đơn vị thuộc Bộ, việc thẩm định thuộc trách nhiệm
của Bộ Xây dựng. Các đơn vị được giao thẩm định chính từng khâu phải phối hợp
chặt chẽ để thực hiện trách nhiệm toàn diện của Bộ đối với từng dự án. Thẩm định
phải đảm bảo tính nhất quán từ khâu đầu đến khâu cuối, xem xét được các mặt chủ
yếu của dự án.
- Quy hoạch phát triển và địa điểm
xây dựng.
- Công nghệ sản xuất hoặc công
năng.
- Phương án kỹ thuật các giải
pháp thiết kế thi công.
- Kinh tế xây dựng, tổng mức đầu
tư, tổng dự toán.
- Tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn
định mức, giá và các chế độ chính sách.
- Tính nhất quán từ khâu lập
DAKT, DAKT, TKKT, TDT...
2.4. Đối với dự án thuộc ngành
khác và các địa phương việc thẩm định qua các bước phải đảm bảo đúng chức năng
của Bộ Xây dựng và thành viên thường trực của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, xem
xét chủ yếu các mặt:
- Quy hoạch, địa điểm xây dựng.
- Phương án kiến trúc và kỹ thuật
xây dựng.
- Kiểm tra phần kinh tế xây dựng
đối với dự án sử dụng vốn Nhà nước.
- Hình thức đầu tư và khả năng
thực thi.
- Sự tuân thủ luật lệ, quy chuẩn,
tiêu chuẩn bắt buộc của Nhà nước về xây dựng.
2.5. Đối với dự án đầu tư trực
tiếp của nước ngoài (HDHTKD, LD, 100%).
2.5.1. Thẩm định dự án khả thi
chú trọng:
- Quy hoạch, địa điểm, điều kiện
hạ tầng đặc biệt về cấp thoát nước, tính pháp lý đầy đủ của mặt hàng xây dựng.
- Phương án sơ bộ kiến trúc, xây
dựng.
- Những giải pháp an toàn trong
thiết kế kết cấu, thi công xây dựng, công nghệ xây lắp đối chiếu với tiêu chuẩn
bắt buộc của Việt Nam.
Nhận xét giá thành xây dựng có
so sánh về mặt bằng giá trong nước, khu vực và các dự án đã thực hiện (đối với
dự án HĐHTKD và LD).
- Đối với các dự án thuộc ngành
xây dựng ngoài nội dung nêu trên cần xem xét thêm công nghệ và đầu tư thiết bị,
sự phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành.
2.5.2. Thẩm định TKKT chú trọng vào:
- Tư cách pháp lý của người lập
và tính đầy đủ đồng bộ của hồ sơ thiết kế.
- Sự phù hợp về kiến trúc, mặt bằng
so với dự án được duyệt và các điều kiện kỹ thuật cụ thể (hạ tầng, nền móng,
công trình lân cận...).
- Tuân thủ điều kiện an toàn so
với tiêu chuẩn bắt buộc Việt Nam, tiêu chuẩn nước ngoài được phép sử dụng.
2.6. Thẩm định tổng dự toán phải
đảm bảo:
- Sự phù hợp về khối lượng xây dựng
với thiết kế kỹ thuật được duyệt.
- Sự hợp lý về giá, đơn giá xây
dựng và các chi phí khác.
- Sự tuân thủ các định mức và
các chế độ chính sách của Nhà nước.
- Tổng giá trị dự toán xây dựng
công trình hợp lý (có đối chiếu với các công trình tương tự đã xây trong và
ngoài nước) và không vượt tổng mức vốn đầu tư được duyệt. Trường hợp tổng dự
toán vượt mức vốn đầu tư được duyệt trong quyết định đầu tư thì phải phân tích
được nguyên nhân và có nhận xét về những nguyên nhân đó để báo cáo cấp có thẩm
quyền xem xét, quyết định.
Điều 3.
Quy trình chung về thẩm định:
3.1. Tất cả các loại hồ sơ gửi về
Bộ Xây dựng đều phải qua Văn phòng Bộ tiếp nhận vào sổ và đóng dấu nghi rõ ngày
nhận. Bộ sẽ không ký văn bản trả lời những hồ sơ không có dấu của Văn phòng Bộ
(thời gian ở văn phòng Bộ tối đa 0,5 ngày).
3.2. Văn phòng thẩm định nhận hồ
sơ qua văn phòng Bộ ghi chép và lưu vào máy tính những thông tin tóm tắt (theo
mẫu ở phụ lục), dự kiến và trình lãnh đạo Bộ phận giao cho các đơn vị thẩm định
và đơn vị phối hợp. Giao nhiệm vụ phải có chữ ký của lãnh đạo Bộ, trường hợp
lãnh đạo Bộ đi vắng thì Chánh văn phòng ký.
Riêng hồ sơ gửi đến là quy hoạch
xây dựng, dự án nhóm A thì Văn phòng thẩm định phải lập báo cáo trình lãnh đạo
Bộ ngay sau khi nhận được hồ sơ.
3.3. Văn phòng thẩm định chuyển
hồ sơ nguyên bản (có công văn hoặc trình bản gốc) cho các đơn vị thẩm định
chính (thời gian ở Văn phòng thẩm định tố đa là 1 ngày).
3.4. Thủ trưởng đơn vị thẩm định
chính phân công chuyên viên nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan hoặc
tổ chức hội đồng thẩm định theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ khi cần thiết.
Sau khi tập hợp ý kiến của đơn vị
phối hợp của Hội đồng thẩm định hoặc chuyên gia, chuyên viên chính được phân
công thụ lý hồ sơ dự thảo văn bản theo từng loại sau: văn bản góp ý, văn bản ý
kiến chức năng của Bộ, văn bản phát biểu của uỷ viên Hội đồng Thẩm định Nhà nước,
văn bản chỉ đạo, văn bản xét duyệt.
Văn bản dự thảo được thủ trưởng
đơn vị thẩm định chính kiểm tra sửa chữa ký tên và chuyển Văn phòng thẩm định để
trình lãnh đạo Bộ ký.
Chuyên viên và đơn vị thẩm định
chính có nhiệm vụ trình bày, giải đáp và chữa bản thảo khi lãnh đạo Bộ yêu cầu.
Văn phòng thẩm định theo dõi việc phát hành và phản hồi của cơ quan tiếp nhận
văn bản thông báo cho đơn vị thẩm định chính và báo cáo lãnh đạo khi có ý kiến
khác.
3.5. Đơn vị phối hợp thẩm định
hoặc chuyên gia được Bộ chỉ định nhận yêu cầu và tài liệu từ đơn vị thẩm định
chính chuyển đến có trách nhiệm nghiên cứu và viết ý kiến (do thủ trưởng đon vị
hoặc chuyên viên nghiên cứu ký) gửi cho đon vị thẩm định chính đúng thời gian
yêu cầu. Khi cần thiết có thể tổ chức trao đổi giũa các chuyên viên phối hợp về
các vấn đề chuyên môn hoặc khảo sát hiện trường.
3.6. Văn bản dự thảo sau khi được
lãnh đạo Bộ ký duyệt, Văn phòng thẩm định xem lại sửa chữa theo yêu cầu thủ trưởng
ký duyệt và thông báo lại cho đơn vị thẩm định chính khi có những thay đổi lớn,
sau đó chuyên viên dự thảo chuyên viên dự thảo chuyển Phòng Hành chính đánh
máy, kiểm tra bản đánh máy lấy chữ ký của thủ trưởng đơn vị, của Văn phòng Bộ
vào 1 bản (bản lưu Văn phòng) và chuyển phòng thư ký tổng hợp để trình lãnh đạo
của Bộ ký.
Số bản trình ký ngoài số lượng gửi
đi có 3 bản lưu: một ở văn thư Bộ, một Văn phòng thẩm định, một đưa vào hồ sư gốc
(đơn vị thẩm định chính) để gửi vào lưu trữ.
Chương 2:
THẨM ĐỊNH CÁC ĐỒ ÁN QUY
HOẠCH
Chương 3:
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TRONG NƯỚC
Điều 7.
Vụ kế hoạch chủ trì thẩm định các dự án đầu tư thuộc Bộ
Xây dựng bao gồm cả 3 nhóm A, B, C (trừ nhóm C của Tổng Công ty xi măng).
Đơn vị phối hợp tuỳ đối tượng do
lãnh đạo Bộ chỉ định.
Đối với công trình thuộc dự án đầu
tư nhóm A và B phải lập Hội đồng thẩm định cấp Bộ xem xét trước khi trình Bộ
trưởng.
Hội đồng thẩm định dự án đầu tư
của Bộ do Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực là Chủ tịch, đại diện các Vụ Kế hoạch,
Tài chính, Chính sách xây dựng, Khoa học công nghệ, Vật liệu xây dựng (đối với
dự án Vật liệu xây dựng). Vụ KT-QH, Viện kinh tế xây dựng là thành viên; ngoài
ra có các chuyên gia Bộ mời.
Điều 8.
Văn phòng thẩm định ngoài nhiệm vụ tổng hợp chịu trách
nhiệm thẩm định chính các dự án đầu tư ngoài Bộ nhóm A xây dựng các công trình
dân dụng (khách sạn, bệnh viện, trường học, các công trình sản xuất thuộc các
ngành thương mại, y tế giáo dục đào tạo và của các cơ quan đoàn thể thuộc Trung
ương).
Điều 9.
Vụ kiến trúc quy hoạch thẩm định chính các dự án đầu tư
ngoài Bộ nhóm A xây dựng các công trình: cấp thoát nước, xử lý môi trường, công
viên quốc gia, khu thể thao, khu công nghiệp tập trung, khu dân cư tập trung,
khu đại học quốc gia các dự án khác có công trình kiến trúc quan trọng nằm
trong các đô thị loại I, II.
Điều 10.
Vụ Vật liệu xây dựng thẩm định chính các dự án đầu tư
ngoài Bộ nhóm A sản xuất vật liệu xây dựng khai thác vật liệu và nguyên liệu và
các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
Thẩm định phần công nghệ vật liệu
xây dựng cho các dự án đầu tư thuộc Bộ và thuộc Ngành ở các địa phương.
Điều 11.
Cục Quản lý nhà thẩm định chính các dự án nhà ở, nhà
công vụ thuộc vốn ngân sách và quy hoạch phát triển nhà ở.
Điều 12.
Vụ chính sách xây dựng thẩm định chính các dự án đầu tư
nhóm A ngoài Bộ thuộc các ngành công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp; thuỷ lợi, giao
thông, năng lượng, dầu khí, thông tin bưu điện, truyền thanh, truyền hình và
các công trình quốc phòng an ninh (trừ các loại dự án đã ghi trong các Điều 8,
9, 10, 11).
Chương 4:
THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI
Chương 5:
THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ VÀ TỔNG
DỰ TOÁN
Điều 15.
Vụ Kế hoạch chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế và tổng dự
toán các công trình thuộc Bộ.
Đối với dự án đầu tư nhóm A và B
phải tổ chức Hội đồng thẩm định thiết kế và tổng dự toán do Vụ Kế hoạch và Thường
trực.
Hội đồng này do Thứ trưởng phụ
trách lĩnh vực làm Chủ tịch, và thành viên thường xuyên bao gồm đại diện các Vụ
Kế hoạch, Tài chính kế toán, Khoa học công nghệ, Cục Giám định: Vụ Chính sách
xây dựng, Vụ Kiến trúc quy hoạch đô thị. Vụ Vật liệu (đối với công trình sản xuất
vật liệu xây dựng), Viện kinh tế ngoài ra còn có các chuyên gia được Bộ mời.
Điều 16.
Văn phòng thẩm định chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ
thuật các công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư trong nước:
- Nhóm A của các Bộ, và địa
phương thuộc ngành xây dựng: công nghiệp vật liệu xây dựng; cấp thoát nước và xử
lý môi trường, công nghiệp xây lắp. - Nhóm A của các cơ quan thuộc Chính phủ và
các đoàn thể Trung ương (bao gồm cả tổng dự toán).
- Nhóm B của các cơ quan trực
thuộc Chính phủ và đoàn thể Trung ương (bao gồm cả tổng dự toán do Bộ trưởng Bộ
Xây dựng phê duyệt) và thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc dự án đầu
tư nước ngoài nhóm A.
Đối với công trình theo chỉ đạo
của lãnh đạo Bộ phải lập Hội đồng thẩm định thì Văn phòng thẩm định chuẩn bị. Hội
đồng này do Thứ trưởng phụ trách làm Chủ tịch và thành viên thường xuyên: Văn
phòng thẩm định, Cục Giám định, Vụ Khoa học Công nghệ, và Vụ chủ trì thẩm định
dự án đầu tư và một số chuyên gia được mời. Tuỳ đối tượng có thể mời đại diện
cơ quan chủ quản, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học công nghệ
và môi trương, một số cơ quan có liên quan, Văn phòng Chính phủ.
Điều 17.
Viện Kinh tế xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định chính tổng
dự toán các công trình thuộc dự án đầu tư nhóm A ngoài Bộ.
Trường hợp theo chỉ đạo của lãnh
đạo Bộ phải lập Hội đồng thẩm định Tổng dự toán thì Viện kinh tế phối hợp với
Văn phòng thẩm định chịu trách nhiệm tổ chức Hội đồng thẩm định Tổng dự toán do
Thứ trưởng phụ trách làm Chủ tịch và gồm các thành viên thường xuyên: Văn phòng
thẩm định, Viện Kinh tế xây dựng, Vụ chủ trì thẩm định dự án và một số chuyên
gia được mời. Tuỳ đối tượng có thể mời thêm đại diện của cơ quan chủ quan, Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Ban Vật
giá Chính phủ, một số cơ quan có liên quan và Văn phòng Chính phủ.
Điều 18.
Trường hợp các công trình ngoài Bộ thuộc diện phải thẩm
định cả thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán thì lập một Hội đồng thẩm định thiết
kế kỹ thuật - tổng đầu tư. Thành phần thường xuyên bao gồm cả hai Hội đồng
trên.
Chương 6:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19.
Việc tham dự các cuộc họp các Hội đồng - Hội nghị tư vấn.
Hội nghị thẩm định... ở trong và ngoài ngành đều phải qua chỉ định của Thủ trưởng
có thẩm quyền.
18.1. Giấy mời đại diện Bộ, lãnh
đạo Bộ, uỷ viên Hội đồng thẩm định Nhà nước do lãnh đạo Bộ đi dự. Trường hợp được
cử đi thay thì lãnh đạo các cấp Cục, Vụ của đơn vị thẩm định chính đi dự (có
chuyên viên thụ lý hồ sơ cùng đi dự).
18.2. Giấy mời đại diện Cục, Vụ,
Viện và chuyên viên do Thủ trưởng đơn vị cử chuyên viên thụ lý hồ sơ và khi cần
thiết mời chuyên viên phối hợp cùng đi dự. Các chuyên viên được cử đi dự hội
nghị ngoài Bộ phải hội ý cử đại diện phát biểu.
18.3. Tất cả các cuộc họp ngoài
Bộ người tham dự phải chuẩn bị ý kiến đóng góp bằng văn bản và chỉ phát biểu
theo văn bản chuẩn bị. Sau đó phải ghi tóm tắt nội dung cuộc họp vào phiếu mẫu
báo cáo (phụ lục) kèm theo bản ý kiến đã phát biểu tại cuộc họp đó và lưu vào hồ
sơ cùng bản thảo văn bản.
Điều 20.
Hồ sơ trình lãnh đạo Bộ ký duyệt văn bản dự thảo cần có:
19.1. Tờ trình, hoặc công văn của
cơ quan xin thẩm định có dấu của văn thư Bộ.
19.2. Toàn bộ hồ sơ (hoặc báo
cáo tóm tắt nếu hồ sơ quá lớn) của các cơ quan trình.
19.3. Bản tóm tắt thông tin
(theo mẫu).
19.4. Bản dự thảo văn bản có tên
và chữ ký chuyên viên nghiên cứu chính (phía cuối) và chữ kỹ trình của Thủ trưởng
đơn vị thẩm định chính (ở trang đầu).
Bản in trình ký chính thức có chữ
ký của Văn phòng Bộ, và thủ trưởng đơn vị thẩm định chính kèm theo bản thảo đã
được lãnh đạo Bộ ký duyệt.
Điều 21.
- Văn
phòng thẩm định là cơ quan đầu mối của công tác thẩm định chịu trách nhiệm kiểm
tra đôn đốc đảm bảo thẩm định đúng thời gian. Khi phát hiện chậm ở khâu nào thì
kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ xử lý.
Văn phòng Thẩm định chịu trách nhiệm
về chất lượng hồ sơ nhận vào và thẩm tra văn bản trước khi Văn phòng Bộ gửi đi.
- Chuyên viên chính thụ lý hồ sơ
và Thủ trưởng các đơn vị thẩm định chính phải chịu trách nhiệm về nội dung thẩm
định phối hợp chặt chẽ với các đơn vị được giao và chịu trách nhiệm chính về những
sai sót, chậm trễ thời gian theo quy định đối với các dự án, thiết kế, tổng dự
toán, thiết kế quy hoạch xây dựng được giao.
- Các đơn vị được giao phối hợp
phải hợp tác chặt chẽ với đơn vị chính và chịu trách nhiệm về những ý kiến tham
gia của mình đối với dự án được giao.
- Các chuyên gia được mời chịu
trách nhiệm cá nhân về những ý kiến của mình.
Điều 22.
Bản quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn
phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện, Ban thanh tra Bộ và Văn phòng thẩm định
có trách nhiệm tổ chức quán triệt quy chế này đến từng cán bộ chuyên viên của
đơn vị. Mọi vi phạm quy định của quy chế này đến từng cán bộ chuyên viên của
đơn vị. Mọi vi phạm quy định của quy chế này đều phải được xem xét và tuỳ theo
mức độ để xử lý hành chính theo quy định hiện hành.
Trong thời hạn hai tháng kể từ
ngày bản quy chế thẩm định này có hiệu lực các đơn vị đã thẩm định chính các hồ
sơ trước đây đều phải hoàn chỉnh hồ sơ lưu (Điều 20) của tất cả các đối tượng
đã thẩm định xong và bàn giao cho Văn phòng thẩm định. Văn phòng thẩm định tổ
chức lưu giữ và khai thác.
BỘ XÂY DỰNG
Cục, Vụ:...
TƯ LIỆU THÔNG TIN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
Số:........
1. Tên dự
án:........................................................................................
2. Chủ đầu
tư:......................................................................................
- Địa chỉ:...
..........................................................................................
- Bộ (tỉnh) chủ quản:...
.......................................................................
3. Địa điểm công trình:...
...................................................................
- Diện tích chiếm đất:... Hệ số
sử dụng đất:........................................
- Số tầng cao:...
...................................................................................
4. Mục tiêu: Sản phẩm:...
....................................................................
Công suất:...
.......................................................................................
Diện tích sử dụng:...
...........................................................................
5. Tổng vốn đầu tư:
Trong đó:
Thiết bị:...
................................................................
Xây lắp:...
................................................................
6. Nguồn vốn:...
.................................................................................
7. Tiến độ thực hiện:...
.......................................................................
8. Cán bộ nghiên cứu dự án:...
...........................................................
9. Tóm tắt nội dung công văn trả
lời:... ..............................................
-
Công văn số:.... ngày....
tháng.... năm 1993.
Người
báo cáo
(Họ
và tên)
Bộ Xây dựng
Cục, Vụ:...
TƯ LIỆU THÔNG TIN DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Số:...
1. Tên dự án:...
.............................................................
- Tiếng Việt:...
.............................................................
- Tiếng nước ngoài:...
..................................................
2. Bên Việt Nam:
- Địa chỉ:...
..................................................................
- Chủ quản:...
..............................................................
3. Bên nước ngoài:
- Địa chỉ:...
..................................................................
- Nước cấp giấy phép kinh
doanh:... ...........................
4. Mục đích dự án, quy mô công
trình:
-
5. Địa điểm công trình:
- Diện tích chiếm đất:... Hệ số
sử dụng đất:...
- Giá thuê đất:...
.............................................................
- Số tầng cao:...
..............................................................
6. Vốn
- Tổng vốn đầu
tư:..........................................................
- Vốn pháp định:...
........................................................
- Vốn Việt Nam góp:... bằng:....%
- Vốn nước ngoài góp:... bằng:...%
7. Thời hạn liên doanh:...
năm:... ..................................
8. Tiến độ thực hiện:
9. Cán bộ nghiên cứu dự án:...
.....................................
10. Công văn trả lời số:...
ngày... tháng... năm 199...
Người
báo cáo
(Họ
và tên)
PHIẾU BÁO CÁO HỌP THẨM ĐỊNH
Ngày họp:... theo giấy mời:...
..................................................
Tên DAĐT:...
..........................................................................
Thuộc (Bộ, ngành, tỉnh):...
......................................................
Tóm tắt nội dung cuộc họp:...
.................................................
NGƯỜI DỰ HỌP BÁO CÁO KÝ
Ghi chú: Họ tên, Cục, Vụ đại diện
đơn vị dự họp.
BẢN GÓP Ý CỦA ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Đơn vị:...
.............................................................
Tên dự án đầu tư:... Thuộc (Bộ,
tỉnh):..................
Nội dung ý kiến đóng góp:...
..............................
Ngày...
tháng... năm...
ĐƠN VỊ VÀ NGƯỜI GÓP Ý KIẾN