Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 104/2000/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 25/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 104/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 104/2000/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CẤP NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Liên Bộ Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 34/TTr/XD-NN&PTNT ngày 27 tháng 10 năm 1999 và công văn số 1253/XD-NN&PTNT ngày 10 tháng 7 năm 2000;
Xét ý kiến của các Bộ: Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.

b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.

c) Một số nội dung cần chú ý:

- Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ sinh.

- Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.

- Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại các hồ, ao, sông, suối...

2. Phương châm, nguyên tắc và phạm vi thực hiện

a) Phương châm:

- Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng góp phần quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.

- Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

b) Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.

c) Phạm vi thực hiện Chiến lược bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả nước.

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là:

- Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự phát triển xã hội.

Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở.

- Tổ chức sự tham gia của cộng đồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện cho các thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước; tham gia vận hành, bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hoá: các cơ quan của Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình cần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

b) Tạo thêm nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ cấp phục vụ việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Các hộ gia đình dành một phần thu nhập và Nhà nước dành ngân sách thích đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức.

Hình thành hệ thống tín dụng cho nhân dân vay vốn xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh với lãi suất ưu đãi, hệ thống trợ cấp nhằm hỗ trợ gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo, các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước và hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống cấp nước tập trung.

Từ năm 2000 đến 2020 cố gắng huy động các nguồn vốn để có được khoảng 50.000 tỷ đồng góp phần hoàn thành cơ bản mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở nước ta.

Trong từng kỳ kế hoạch, các cơ quan có trách nhiệm cần xác định kinh phí cụ thể để huy động và quản lý các nguồn vốn theo pháp luật hiện hành.

c) Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp nước và vệ sinh nông thôn.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:

Bồi dưỡng cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh về Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành, coi trọng việc huấn luyện nhân viên thực thi ở cấp huyện, xã. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, tăng cường năng lực đào tạo, phát triển các trung tâm đào tạo của các tỉnh.

- Áp dụng khoa học, công nghệ:

Điều tra nắm vững các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý, bảo vệ nguồn nước và có kế hoạch dự phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và áp dụng các công nghệ nhằm giải quyết cấp nước cho những vùng gặp nhiều khó khăn như vùng bị nhiễm mặn, hải đảo, vùng núi đá, vùng bị hạn hán, lũ lụt. Sớm giải quyết một số vấn đề cấp bách như: vệ sinh tại các vùng bị ngập lụt; thay thế cầu tiêu trên mặt nước bằng loại cầu tiêu văn minh và hợp vệ sinh hơn. Tiếp tục cải tiến hố xí hai ngăn và nhà tiêu dội nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

Chọn lọc và cải tiến các công nghệ truyền thống gắn với việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật tư thiết bị trong nước, tại chỗ phục vụ cho cấp nước và vệ sinh nông thôn. Việc nghiên cứu bao gồm cả các lĩnh vực thông tin giáo dục truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và các mô hình quản lý, đầu tư.

Phổ biến các loại công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh đã được thực tế thừa nhận giúp người sử dụng lựa chọn (ví dụ: biogaz, xây bể chứa nước mưa ở vùng núi đá, hải đảo...). Sớm loại bỏ các công nghệ lạc hậu hoặc có hại cho sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường.

d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ về các mặt:

- Trao đổi các kinh nghiệm về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách nhằm phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Phát triển nguồn nhân lực.

- Chuyển giao công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Tài trợ nguồn vốn bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại và vốn cho vay tín dụng ưu đãi.

e) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

- Hệ thống văn bản quản lý: trước năm 2005 cần hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các văn bản pháp luật khác; hình thành cơ chế, chính sách vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của từng vùng: miền núi, đồng bằng sông Hồng, khu vực ven biển và các hải đảo, đồng bằng sông Cửu Long...; xây dựng hệ thống văn bản pháp quy để bảo vệ lợi ích của người sử dụng nước sạch và dịch vụ vệ sinh trong cơ chế thị trường.

- Công tác quy hoạch: trên cơ sở Chiến lược quốc gia cần khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh các khu dân cư nông thôn, chú ý đầy đủ đến điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng.

- Về cải tiến tổ chức: tận dụng, kiện toàn, sắp xếp lại cho hợp lý các tổ chức hiện có về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở các cấp, đặc biệt là đơn vị cơ sở, thôn, bản. Tập trung đầu mối để chủ trì, phối hợp nhiệm vụ cấp nước sạch và môi trường nông thôn vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chế phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội; Bộ Y tế có trách nhiệm hoàn chỉnh và tận dụng bộ máy y tế cơ sở vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vệ sinh nông thôn, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh, đề ra các quy định về tái sử dụng phân người làm phân bón, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trên.

Trách nhiệm của cấp Trung ương là đề ra các chính sách và cơ chế, kế hoạch phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn, đồng thời quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sách và cơ chế, kế hoạch đã được phê duyệt theo mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đã đề ra.

Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương: ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất trong việc thực hiện Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở mỗi tỉnh; thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương; lập quy hoạch cấp nước nông thôn và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo các huyện và các ngành của tỉnh thực hiện kế hoạch cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn: bảo đảm kinh phí địa phương và thu hút các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn trong địa bàn của mình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

2. Căn cứ Chiến lược này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, xây dựng kế hoạch khung định kỳ 5 năm 1 lần. Trước mắt cần khẩn trương tổng kết công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch cho Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm 2000 - 2005, làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm, để Chương trình mục tiêu quốc gia này trở thành công cụ chủ yếu thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

3. Để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt nhằm phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt này, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình Quốc gia (số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương trình:

- Thành phần Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm đại diện có thẩm quyền của các Bộ, ngành có liên quan tham gia.

- Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 104/2000/QD-TTg

Hanoi, August 25, 2000

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY ON RURAL CLEAN WATER SUPPLY AND HYGIENE TILL THE YEAR 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposals of the Ministry of Construction and the Ministry of Agriculture and Rural Development in Report No.34/TTr/XD-NNPTNT of October 27, 1999 and Official Dispatch No.1253/XD-NNPTNT of July 10, 2000;
Considering the opinions of the Ministry of Health, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Vietnam Women
s Union and the National Steering Committee for Clean Water Supply and Environmental Hygiene,

DECIDES:

Article 1.- To approve the National Strategy on Rural Clean Water Supply and Hygiene till the year 2020 with the following principal contents:

1. Objectives:

a/ Objectives set to be achieved by the year 2020: All rural people shall have access to national-standard clean water with the minimum volume of 60 liters/person/day, use hygienic latrines and well practice personal hygiene and protect environmental hygiene in villages and communes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A number of issues that must be paid attention to:

- Concentrating efforts to achieve the objective that by the year 2005 at the latest all creches, schools and other educational establishments, hospitals, clinics, offices and markets in rural areas shall be sufficiently supplied with clean water and furnished with adequate hygienic latrines.

- Controlling the family-based livestock keeping, concentrated husbandry as well as production activities of craft villages, so as to ensure the environmental hygiene in villages and communes.

- Preventing the dry-up, combating pollution and protecting the quality of underground water sources and surface water in lakes, ponds, rivers, streams, etc.

2. Implementation guidelines, principles and scope:

a/ Guidelines:

- To bring into play the rural populations internal resources and to take into account their demands, on the basis of intensifying the socialization of investment, construction and management, and at the same time to enhance the effectiveness of the State management over the rural clean water supply and hygiene services. The users shall play the decisive role in formulating the clean water and rural hygiene model suitable to the financing, implementing and project managing capabilities. The State shall guide and provide assistance to households being policy beneficiaries, the poor, regions inhabited by ethnic minority people and some other regions meeting with great difficulties.

- To form a rural clean water and hygiene service market according to the States orientation.

b/ Basic principles are sustainable development and suitability to the natural and socio-economic conditions of each region, thus ensuring the long-term operation of the rural clean water supply and hygiene system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Major solutions:

a/ Stepping up the socialization of rural clean water supply and hygiene activities

Socializing the domain of rural clean water supply and hygiene means to mobilize and organize, as well as to create legal grounds for encouraging the participation of the population, all economic sectors and the entire society in the development of rural clean water supply and hygiene, in order to improve the living conditions and health of the rural population, more concretely:

- Propagation and education: are aimed to raise the demand for clean water and hygienic latrines, raise the peoples knowledge about hygiene and relationship between the water supply - hygiene and health and social development.

Propagation and education activities shall be carried out at all levels through the network of television and radio broadcasting and press agencies at the central and local levels, mass organizations, schools and network of propagandists at the grassroots.

- Organization of the communitys participation: is aimed to mobilize the entire population to participate in the rural clean water supply and hygiene activities, diversify investment models, create favorable conditions for such economic sectors as family households, business groups, cooperatives, people-run enterprises... to support one another in capital contribution or borrow the States credit capital; and participate in the operation, maintenance and management of and dealing in rural clean water supply and hygiene projects and services.

- Promulgation of policies promoting the socialization: the Governments agencies shall, within the scope of their powers, have to promulgate as soon as possible policies regarding the licensing procedures, land, taxation, fees and charges, credit and insurance, in order to encourage organizations and individuals to participate in developing the rural clean water supply and hygiene according to the States orientation.

b/ Creation of more capital sources, establishment of a credit system and an assistance system in service of the rural clean water supply and hygiene development

Family households shall save part of their incomes, while the State shall set aside an adequate budget proportion in form of assistance capital and concessionary credit loans, for the rural clean water supply and hygiene development. All economic sectors are encouraged to invest in and attract foreign capital for the rural clean water supply and hygiene development in different forms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



From 2000 to 2020, to strive to mobilize various capital sources so as to acquire some VND 50,000 billion for substantial achievement of the rural clean water supply and hygiene targets in our country.

For each planning period, the responsible agencies shall have to determine specific funding to be mobilized and manage capital sources according to the current legislation.

c/ Training of the human resources and application of sciences and technologies in service of the cause of rural water supply and hygiene.

- Training and development of human resources:

To foster officials at the central and provincial levels in the national strategy on rural clean water supply and hygiene. To develop human resources in a balance and synchronous manner in all levels and branches, with importance being attached to the training of execution personnel at district and commune levels. To diversify the training forms, raise the training capability and develop the provinces training centers.

- Application of sciences and technologies:

To survey and firmly grasp all water sources, to distribute and use water in a rational and economical manner. To attach special importance to the management and protection of water sources and draw up contingency plans against natural calamities. To test and apply technologies to the supply of water to areas meeting with numerous difficulties, such as: salt-infiltrated areas, islands, rock mountains, drought- or flood-prone areas. To solve as soon as possible such imperative issues as: hygiene in flooded areas, replacement of latrines installed over water surface with more civilized and hygienic ones. To continue improving double-septic tanks and flushing toilets to make them up to the hygienic standards.

To combine the selection and improvement of the traditional technologies with the study of international experiences from the application of advanced technologies, with a view to industrializing and modernizing the rural clean water supply and hygiene. To promote the research into and manufacture of supplies and equipment at home and on the spot in service of the rural water supply and hygiene. The researches shall cover the domains of information, education, communication, human resources development as well as management and investment models.

To popularize various clean water supply and hygienic technologies which have been recognized through reality, in order to help users make their options (for example: biogas, rain water tanks built in rock mountain regions, islands...). To get rid of as soon as possible technologies, which are obsolete or harmful to health and cause environmental pollution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To step up the international cooperation in the field of rural clean water supply and hygiene in various forms of multilateral cooperation, bilateral cooperation and cooperation with non-governmental organizations in the following aspects:

- Exchange of experiences in management organization, mechanism and policies in order to develop the rural clean water supply and hygiene.

- Development of human resources.

- Transfer of rural clean water supply and hygiene technologies.

- Provision of capital supports including non-refundable aid capital and concessionary credit loan capital.

e/ Enhancement of effectiveness of the State management over the rural clean water supply and hygiene

- On the system of management-related documents: Before the year 2005, it is necessary to improve, supplement and elaborate new legal documents, statutes, regulations, standards as well as implementation guidance to the Law on Water Resources, the Law on Environmental Protection, the Law on Protection of Peoples Health and other legal documents; to formulate mechanisms and policies which can meet the peoples demands and suit the natural and social conditions of each of the following regions: mountainous regions, Red River delta region, coastal regions and islands, Mekong River delta region...; to develop a system of legal documents to protect interests of clean water and hygienic service users in the market mechanism.

- On the planning work: On the basis of the national strategy, to expeditiously complete the planning for clean water supply and hygiene in rural residential areas, taking into full account the natural and social conditions of each region.

- On the organizational improvement: To make the best use of, strengthen and rationally rearrange the existing organizations engaged in rural clean water supply and hygiene at all levels, especially at grassroots units, villages and hamlets. To concentrate responsibilities of the existing agencies in charge of rural clean water supply and rural hygiene to the Ministry of Agriculture and Rural Development so that the latter can assume the prime responsibility for and coordinate tasks of rural clean water supply and hygiene; to make coherent responsibility assignments to and devise an effective mechanism of coordination between the ministries, branches and social organizations. The Ministry of Health shall have to improve and make the best use of grassroots healthcare apparatus in performing the task of ensuring rural hygiene, elaborate and promulgate hygienic standards of daily life water and latrines, set out regulations on the reuse of human manure as fertilizer, organize inspection and supervision of the observance of the above-said standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Regarding the responsibilities of the local administrations at all levels: The provincial Peoples Committees shall have the highest responsibilities and powers for the implementation of the strategy on rural clean water supply and hygiene in each province; set up appropriate organizational apparatus in localities; work out planning for rural water supply as well as annual plans therefor; direct districts and branches of their respective provinces in realizing the rural clean water supply and hygiene plans; ensure local funding and attract capital sources from donors for development of rural clean water supply and hygiene in their respective localities.

Article 2.- Organization of implementation

1. To assign the Ministry of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Construction, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in implementing the national strategy for rural clean water supply and hygiene till the year 2020.

2. Basing itself on this strategy, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in working out the framework plan once every five years. In the immediate future, to expeditiously review the State management over the rural clean water and environmental hygiene in the recent past, then proceed to work out plans involved in the national target program for rural clean water and environmental hygiene for the 2000-2005 period, which shall serve as basis for elaboration of annual plans, with a view to making this national target program the main tool for realizing the national strategy for rural clean water supply and hygiene till the year 2020.

3. Under the Prime Ministers Decision No.531/TTg of August 8, 1996 on the management of national programs, the Minister of Agriculture and Rural Development shall have to promptly submit the following to the Prime Minister for consideration and approval, for coordination in effective direction of implementation of this national target program of special importance:

- The composition of the Management Board of the national target program for rural clean water and environmental hygiene, which includes competent representatives of the concerned ministries and branches.

- The operation regulation of the programs Management Board.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the socio-professional organizations and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.449

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.58.191
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!