UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
*****
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:104/1999/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 12 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND;
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt
hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thành lập Ban chỉ đạo
giải phóng mặt bằng với nội dung sau:
1- Tên gọi: Ban chỉ đạo giải
phóng mặt bằng Hà Nội.
- Ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của UBND thành phố và chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng có
thẩm quyền.
- Có tư cách pháp nhân, được sử
dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
2- Tổ chức của Ban:
- Ban do 1 đồng chí Phó chủ tịch
UBND thành phố làm Trưởng ban.
- Phó Trưởng Ban thường trực
chuyên trách do UBND thành phố quy định sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ
thành uỷ.
- Các Phó trưởng Ban kiêm nhiệm:
+ Lãnh đạo Sở Tài chính - Vật giá
+ Lãnh đạo Sở Địa chính - Nhà đất
+ Lãnh đạo Văn phòng UBND thành
phố
- Các Uỷ viên kiêm nhiệm:
+ Lãnh đạo Kiến trúc sư Trưởng
thành phố
+ Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội.
+ Lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội.
+ Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội.
+ Lãnh đạo UBND các quận, huyện
có đất phải giải phóng mặt bằng.
+ Khi cần mời một số thành viên
khác tham gia để giải quyết công việc có liên quan.
3- Công chức, viên chức của Ban
Chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố:
a/ Các Phó trưởng Ban kiêm nhiệm
và các Uỷ viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Sở, Ngành cử 2 cán bộ cấp Trưởng hoặc
Phó phòng của cơ quan mình vào Ban (theo chế độ kiêm nhiệm) để trực tiếp giúp
lãnh đạo Sở, Ngành giải quyết các việc về giải phóng mặt bằng thuộc sở, ngành
mình phụ trách. Các cán bộ này phải là người có tinh thần trách nhiệm, năm chắc
chuyên môn của Sở, Ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b/ Văn phòng UBND thành phố có
trách nhiệm:
- Bố trí địa điểm và phương tiện
làm việc cho Ban.
- Quản lý sinh hoạt, biên chế và
quỹ lương của công chức trong Ban theo quy định hiện hành.
- Dự trù kinh phí hoạt động của
ban.
- Chủ trì phối hợp với sở Tài
chính - Vật giá, Ban Tổ chức chính quyền thành phố đề xuất phụ cấp ngoài lương
cho công chức chuyên trách và kiêm nhiệm công việc của Ban trình UBND
thành phố phê duyệt.
c/ Trong thời gian chưa có Phó
trưởng Ban thường trực, UBND thành phố giao cho một đồng chí Phó chánh Văn
phòng UBND thành phố điều hành công việc của Ban.
Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của Ban:
A- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN:
1. Hướng dẫn chế độ, chính sách,
kiểm tra, đôn đốc việc áp dụng chính sách đền bù của các Hội đồng đền bù giải
phóng mặt bằng Quận, huyện.
2. Theo dõi, đôn đốc ngay từ đầu
việc tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến giải phóng xong mặt bằng của
dự án và giải phóng xong mặt bằng khu tái định cư.
3. Thẩm định đúng thực trạng về
quyền sử dụng đất, về quyền sở hữu tài sản có trên đất của cá nhân và tổ chức
được đền bù.
4. Nghiên cứu, đề xuất với UBND
thành phố và chính phủ điều chỉnh bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tế
của Hà Nội.
5. Chỉ đạo việc xây dựng và quản
lý các khu tái định cư thuộc quỹ định cư của thành phố.
6. Giúp UBND thành phố định
hướng kế hoạch triển khai các dự án lớn để xá định các yêu cầu thực hiện các
công việc cụ thể về giải phóng mặt bằng, hình thành các cư, nhu cầu về huy động
các nguồn vốn phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.
B/ QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA
BAN:
1. Trưởng Ban chỉ đạo toàn bộ
hoạt động của Ban và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố.
2. Các Phó trưởng Ban và Uỷ viên
chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và Trưởng Ban về những việc thuộc chức
năng do Sở, Ngành mình phụ trách trong công tác giải phóng mặt bằng.
3. Thừa lệnh của lãnh đạo Ban có
công chức chuyên trách và kiêm nhiệm của Ban có quyền kiểm tra, giám sát và yêu
cầu cung cấp số liệu từ khâu khảo sát, điều tra, tính giá đền bù giải phóng mặt
bằng Quận, Huyện. Đồng thời đề xuất áp dụng chính sách cho phù hợp với thực tế
trong khâu đền bù, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban, Sở, Ngành về những vấn
đề mà mình đã thẩm định và đề xuất.
4. Chỉ đạo chủ đầu tư mời tư vấn
khác, để kiểm tra phương án đền bù của Hội đồng đền bù cấp Quận, Huyện, khi xét
thấy cần thiết.
5. Xây dựng quy chế hoạt động cụ
thể, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, chịu trách nhiệm trước pháp
luật và cấp trên về những nội dung công việc thực hiện của Ban.
Điều 3: Biên chế của Ban:
1. Công chức của Ban làm nhiệm
vụ chuyên trách hưởng lương tại Văn phòng UBND thành phố có từ 7 đến 10 người.
Yêu cầu các sở: Địa chính - Nhà đất; Xây dựng; Tài chính - Vật giá cử công chức
có năng lực quản lý chuyên ngành như yêu cầu ghi trong điều 1 và điêù III về
Ban nhận công tác.
2. Giao Trưởng Ban Tổ chức chính
quyền thành phố chủ trì phối hợp cùng với các Sở, Ban, Ngành điều động công
chức về Ban theo quy định hiện hành.
3. Ban Tổ chức chính quyền thành
phố chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND Quận, Huyện trong
trường hợp cần thiết UBND quận, huyện có thể xây dựng phương án thành lâpợ một
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích thuộc Quận, Huyện để thực hiện công
việc giải phóng mặt bằng và thực hiện các nhiệm vụ công cộng khác, hoặc có thể
thuê các tổ chức tư vấn hiện có để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
+ Giao Ban tổ chức chính quyền
thành phố chủ trì phối hợp với sở Địa chính - Nhà đất thành phố xây dựng phương
án thành lập "Ban chuẩn bị mặt bằng" thuộc Sở trình UBND thành phố
phê duyệt.
Điều 4: Hội đồng thẩm định
thành phố gồm:
- Giám đốc sở Tài chính - Vật
giá - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Địa chính - Nhà đất,
Cục thuế Hà Nội, sở Xây dựng, làm Uỷ viên.
Uỷ ban nhân dân thành phố giao
cho Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố tiến hành việc thẩm định phương
án đền bù của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng Quận, Huyện theo nội dung của
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ để trình UBND thành phố
phê duyệt.
Điều 5: Chánh Văn phòng
UBND thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo
giải phóng mặt bằng thành phố, Chủ tịch UBND Quận, Huyện, Giám đốc các Sở, Ban,
Ngành có liên quan thi hành Quyết định này kể từ ngày ký. /.
|
T/M
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên
|