UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/2014/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 30
tháng 5 năm 2014
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8
tháng 4 năm 2013 của chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của chính phủ về chức danh, số
lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn
và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31
tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí phân loại thôn, tổ dân phố trên
địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Sở Tư pháp ( tự kiểm tra VB);
- Như Điều 3 QĐ;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, NC.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Duy Cường
|
QUY
ĐỊNH
TIÊU
CHÍ PHÂN LOẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2014/QĐ-UBND, ngày 30/5/2014 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và
đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định mục đích, nguyên tắc,
tiêu chí, phương pháp tính điểm, trình tự, thủ tục và thẩm quyền về phân loại
thôn, làng, bản (sau đây gọi chung là thôn); tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau
đây gọi chung là tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Mục đích phân
loại thôn, tổ dân phố
1. Góp phần ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý của chính quyền cấp xã và các hoạt động của thôn, tổ dân phố.
2. Mục đích chính của việc phân loại thôn, tổ
dân phố là làm cơ sở để xây dựng chính sách đối với người hoạt động không
chuyên trách ở thôn, tổ dân phố đảm bảo phù hợp với chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương và điều kiện đặc thù của từng địa bàn khu dân cư.
Điều 3. Nguyên tắc
phân loại thôn, tổ dân phố
1. Phân loại thôn, tổ dân phố phải căn cứ vào
các tiêu chí phản ánh khối lượng công việc và mức độ khó khăn, phức tạp trong
hoạt động quản lý.
2. Việc phân loại thôn, tổ dân phố phải đảm
bảo khoa học, khách quan và công bằng.
Chương II
PHƯƠNG
PHÁP, THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
Điều 4. Loại và tiêu
chí phân loại thôn, tổ dân phố
Thôn, tổ dân phố được phân làm 3 loại như
sau:
Thôn, tổ dân phố loại 1;
b) Thôn, tổ dân phố loại 2;
c) Thôn, tổ dân phố loại 3;
Tiêu chí phân loại:
Quy mô số hộ gia đình
Số hộ của thôn, tổ dân phố thống nhất lấy đến
thời điểm lập hồ sơ phân loại, do UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây
gọi chung là cấp huyện) ấn định.
Số hộ được xác định theo sổ đăng ký hộ khẩu
thường trú tại thôn, tổ dân phố thuộc các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là cấp xã).
b) Diện tích tự nhiên
c) Các yếu tố đặc thù
Thôn, tổ dân phố có tỷ lệ người dân tộc thiểu
số từ 30% trở lên: Tỷ lệ người dân tộc thiểu số là số nhân khẩu người dân tộc
thiểu số so với tổng số nhân khẩu thôn, tổ dân phố. Tổng số nhân khẩu của thôn,
tổ dân phố bao gồm nhân khẩu đã có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú thường
xuyên từ một năm trở lên và do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp tính đến thời điểm
lập hồ sơ phân loại.
Thôn, tổ dân phố có tỷ lệ tín đồ tôn giáo từ
30% trở lên: Tỷ lệ tín đồ tôn giáo là tổng số tín đồ tôn giáo (thuộc các tôn
giáo được cơ quan có thẩm quyền công nhận) so với tổng số nhân khẩu của thôn,
tổ dân phố và do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp tính đến thời điểm lập hồ sơ
phân loại.
Thôn, tổ dân phố thuộc xã, phường, thị trấn
trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự.
Thôn đặc biệt khó khăn hoặc thôn thuộc xã đặc
biệt khó khăn.
Thôn, tổ dân phố thuộc đô thị loại 3 là tổ
dân phố thuộc các xã, phường của thành phố Yên Bái. Thôn, tổ dân phố thuộc đô
thị loại 4 là tổ dân phố thuộc các xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ. Thôn, tổ dân
phố thuộc các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại 5. Thôn, tổ dân phố thuộc các
xã, phường, thị trấn có trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội nơi đặt
trụ sở làm việc của Huyện uỷ, HĐND, UBND cấp huyện.
Hộ dân tộc ít người lấy theo dân tộc của
người đứng tên chủ hộ gia đình. Hộ nông nghiệp được xác định căn cứ vào các
tiêu chí: hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp và có trên 80% số người
trong độ tuổi lao động của hộ tham gia sản xuất nông nghiệp.
Điều 5. Cách thức
tính điểm
1. Đối với thôn
a. Về số hộ:
Thôn thuộc xã vùng cao mỗi hộ được tính 1,2
điểm.
Thôn thuộc xã còn lại mỗi hộ được tính 1,0 điểm.
Các thôn nằm trong quy hoạch giải phóng mặt
bằng, quy hoạch giãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được
cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư
mới ở vùng núi cao nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại
khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thì mỗi hộ được tính
1,5 điểm.
b. Về diện tích tự nhiên:
Đối với thôn có diện tích tự nhiên dưới 200
ha không tính điểm, có từ 200 ha trở lên thì cứ thêm 05 ha được tính thêm 01
điểm, tối đa không quá 30 điểm;
Diện tích tự nhiên của thôn thống nhất sử
dụng đơn vị tính diện tích là ha. Số liệu diện tích tự nhiên để tính điểm phân
loại thôn do Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp.
c. Yếu tố đặc thù:
Thôn có tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm từ
30% đến 50% dân số được tính 05 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 10 điểm.
Thôn có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ 30%
đến 50% dân số được tính 05 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 10 điểm.
Thôn thuộc các xã, thị trấn trọng điểm, phức
tạp về an ninh trật tự được tính 10 điểm.
Thôn đặc biệt khó khăn hoặc thôn thuộc xã đặc
biệt khó khăn được tính 15 điểm.
Thôn thuộc xã có tỷ lệ số hộ sản xuất nông
nghiệp chiếm từ 50% tổng số hộ của thôn được tính 5 điểm; chiếm dưới 50% tổng
số hộ của thôn được tính 10 điểm.
Thôn thuộc đô thị loại 3 được tính 15 điểm.
Thôn thuộc đô thị loại 4 hoặc thị trấn trung
tâm huyện lỵ được tính 10 điểm.
Thôn thuộc đô thị loại 5 được tính 5 điểm.
2. Đối với tổ dân phố
a. Về số hộ:
Tổ dân phố mỗi hộ được tính 0,80 điểm.
b. Yếu tố đặc thù:
Tổ dân phố thuộc thị trấn được tính 5 điểm.
Tổ dân phố có tỷ lệ người dân tộc thiểu số
chiếm từ 30% đến 50% dân số được tính 05 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính
10 điểm.
Tổ dân phố có tỷ lệ tín đồ tôn giáo chiếm từ
30% đến 50% dân số được tính 05 điểm, chiếm trên 50% dân số được tính 10 điểm.
Tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn trọng
điểm phức tạp về an ninh trật tự được tính 10 điểm.
Tổ dân phố thuộc phường có tỷ lệ số hộ sản
xuất nông nghiệp chiếm trên 50% tổng số hộ của tổ dân phố được tính 5 điểm;
chiếm dưới 50% tổng số hộ của Tổ dân phố được tính 10 điểm.
Tổ dân phố thuộc đô thị loại 3 được tính 15
điểm.
Tổ dân phố thuộc đô thị loại 4 hoặc các
phường, thị trấn trung tâm huyện lỵ được tính 10 điểm.
Tổ dân phố thuộc đô thị loại 5 được tính 5
điểm.
Điều 6. Khung điểm để
phân loại thôn, tổ dân phố
1. Số điểm cho mỗi tiêu chí quy định tại Điều
5 quy định này.
2. Số điểm phân loại thôn, tổ dân phố căn cứ
vào tổng số điểm của các tiêu chí.
3. Việc phân loại thôn, tổ dân phố căn cứ vào
khung điểm sau:
a) Thôn, tổ dân phố loại 1 có từ 150 điểm trở
lên.
b) Thôn, tổ dân phố loại 2 có từ 125 điểm đến
dưới 150 điểm.
c) Thôn, tổ dân phố loại 3 có dưới 125 điểm.
Điều 7. Trình tự, thủ
tục, thời gian và thẩm quyền phân loại thôn, tổ dân phố
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày
triển khai lập thủ tục hồ sơ phân loại, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
hoàn thiện lập hồ sơ phân loại thôn, tổ dân phố báo cáo Phòng Nội vụ cấp huyện
các số liệu có liên quan đến việc phân loại thôn, tổ dân phố và lập thành 03 bộ
hồ sơ, bao gồm: Tờ trình, báo cáo (Biểu số 01, 02).
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Nội vụ tổng hợp các số
liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Nội vụ (Biểu số 03).
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định phân loại thôn, tổ dân phố.
Điều 8. Điều chỉnh
việc phân loại thôn bản tổ dân phố
1. Sau 03 năm kể từ ngày quyết định phân loại
thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện hồ
sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh phân loại
thôn, tổ dân phố.
2. Các thôn, tổ dân phố sau khi được điều
chỉnh địa giới hành chính, chia tách, sáp nhập để thành lập thôn mới, tổ dân
phố mới hoặc ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có theo quyết định của
cấp có thẩm quyền phải được tiến hành phân loại thôn, tổ dân phố theo Quy định
này.
3. Việc điều chỉnh phân loại thực hiện theo
quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Quy định này.
Chương III
XỬ
LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Xử lý vi phạm
Các tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối làm
sai lệch hồ sơ, tài liệu trong quá trình xây dựng số liệu về các tiêu chí để
tính điểm phân loại làm trái với quy định thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi
phạm bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hủy
bỏ kết quả phân loại thôn, tổ dân phố và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp
huyện lập lại hồ sơ, tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật hành chính đối với các
tổ chức và cá nhân có hành vi làm sai lệch hồ sơ, tài liệu trong quá trình xây
dựng số liệu về các tiêu chí để tính điểm phân loại theo quy định của pháp
luật.
Điều 10. Trách nhiệm
của Sở Nội vụ
1. Thẩm định việc phân loại thôn, tổ dân phố.
2. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn
việc thực hiện Quy định này.
3. Định kỳ tháng 12 hàng năm, báo cáo Uỷ ban
nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định.
Điều 11. Trách nhiệm
của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh phân loại
thôn, tổ dân phố.
2. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy
định này trên địa bàn; định kỳ vào tháng 11 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất
báo cáo tình hình phân loại thôn, tổ dân phố về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở
Nội vụ tổng hợp).
Điều 12. Trách nhiệm
của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Quy định này
trên địa bàn.
2. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền phân loại
thôn, tổ dân phố.
Điều 13. Điều khoản
thi hành
Quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế khi có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên điều
chỉnh về lĩnh vực này./.