ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2018/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
27 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ: 1569/2010/QĐ-UBND NGÀY 30/7/2010 CỦA ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH BẮC KẠN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ, LÒNG ĐƯỜNG, BẢO VỆ MỸ QUAN VÀ TRẬT
TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
số: 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số:
23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số: 100/2013/NĐ-CP ngày 03
tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số:
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ Thông tư số: 04/2008/TT-BXD ngày 20
tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số: 16/2009/TT-BXD ngày 30
tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số
04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý
đường đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số: 249/TTr-SXD ngày 02 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quyết định số: 1569/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô
thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bao gồm:
1. Sửa đổi Khoản 2, Điều 1
như sau:
“Điều 1. Phạm vi, đối tượng
áp dụng
2. Các tổ chức, cá nhân khi tham
gia các hoạt động có liên quan đến sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn phải tuân theo Luật Giao thông đường bộ và các nội dung của Quy định
này (không bao gồm các tuyến quốc lộ đi qua đô thị)”.
2. Bổ sung Khoản 4 vào Điều
3 như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc chung
quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị
4. Các tuyến đường trước khi
cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích giao thông phải
được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt”.
3. Sửa đổi Điều 4 như sau:
“Điều 4. Quản lý việc sử
dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, buôn bán
Các tuyến đường được phép sử
dụng tạm thời vỉa hè vào việc kinh doanh, buôn bán phải nằm trong danh mục các
tuyến đường được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép; vỉa hè có kết cấu chịu lực phù
hợp, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về lối đi cho người đi bộ, mỹ quan đô thị,
vệ sinh môi trường và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của tổ chức, cá
nhân, công trình lân cận; đảm bảo tính chủ động cho chính quyền địa phương
trong việc giải toả hành lang khi cần thiết”.
4. Sửa đổi tên Điều 5; sửa
đổi Khoản 1, Điều 5 như sau:
“Điều 5. Quản lý việc sử
dụng tạm thời vỉa hè phục vụ việc cưới, việc tang
1. Các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vỉa hè phục vụ việc cưới, việc tang phải thông báo đến Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xin sử dụng tạm vỉa hè. Việc sử dụng
tạm thời vỉa hè không quá 48 giờ,
trường hợp đặc biệt, với việc tang không quá 72 giờ và phải dành lối đi cho
người đi bộ. Nghiêm cấm các trường hợp lấn chiếm lòng đường gây
mất an toàn giao thông”.
5. Sửa đổi Điều 6 như sau:
“Điều 6. Quản lý đào, lấp
vỉa hè, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Tổ chức, cá nhân khi thi
công các công trình hạ tầng kỹ thuật phải đào, lấp vỉa hè, lòng đường để xây
lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền (cơ quan
quản lý tuyến đường) cấp phép và thực hiện theo các quy định hiện hành để bảo
đảm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và
các nội dung ghi trong giấy phép, hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng đến đi lại
của người và phương tiện tham gia giao thông.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp
phép đào, lấp vỉa hè, lòng đường khi triển khai thi công phải thông báo cho cơ
quan quản lý tuyến đường và chính quyền địa phương nơi xây dựng để cùng giám
sát thực hiện; kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ hoàn công và chịu trách nhiệm
hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn công theo giấy phép được cấp, kiểm tra việc
hoàn trả mặt bằng theo đúng hiện trạng ban đầu; chính quyền địa phương có trách
nhiệm phối hợp khi được thông báo để cùng giám sát thực hiện”.
6. Sửa đổi Điều 8 như sau:
“Điều 8. Quản lý việc lắp
đặt kiốt, mái che trên vỉa hè
1. Việc lắp đặt tạm thời kiốt
trên vỉa hè để phục vụ cho các hoạt động du lịch, văn
hóa, tổ chức sự kiện, bưu chính, viễn thông, kinh doanh phải theo đúng
thiết kế mẫu, các quy định về quản lý kiến trúc đô thị của địa phương và được
cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Tổ chức, cá
nhân có nhu cầu lắp đặt tạm thời kiốt, mái che trên vỉa hè để phục vụ các hoạt
động du lịch, văn hóa, tổ chức sự kiện, bưu chính, viễn thông, kinh doanh phải
xin cấp phép, đồng thời phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc, lắp
đặt đúng mẫu quy định và đảm bảo an toàn trong sử dụng cho người và phương tiện
tham gia giao thông”.
7. Sửa đổi Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quản lý việc sử
dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô
1. Chỉ cấp phép sử dụng tạm vỉa
hè, lòng đường để xe đạp, xe máy, ô tô tại các tuyến đường nằm trong danh mục
được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép, đồng thời đảm bảo giữ vệ sinh môi trường,
mỹ quan đô thị, không gây cản trở giao thông và không ảnh hưởng đến sinh hoạt
bình thường của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây
dựng liền kề.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng tạm thời một phần công năng vỉa hè, lòng đường vào việc để xe đạp,
xe máy, ô tô phải xin cấp phép, đồng thời phải có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an
toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Khu vực vỉa hè,
lòng đường được cho phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo không chắn ngang lối ra
vào đường, ngõ hẻm; không nằm trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo
dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,
nơi tập trung đông người,…”
8. Sửa đổi Điều 13 như sau:
“Điều 13. Các trường hợp sử
dụng tạm vỉa hè, lòng đường phải xin cấp phép
1. Trung chuyển vật liệu phục
vụ thi công xây dựng
2. Trông giữ xe có thu phí
3. Kinh doanh
4. Hoạt động xã hội”
9. Sửa đổi Điều 14 như sau:
“Điều 14. Thủ tục cấp phép
1. Hồ sơ xin cấp phép sử dụng
tạm thời vỉa hè, lòng đường: Thành phần hồ sơ gồm một (01) bộ.
a) Đơn xin cấp phép theo mẫu
tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số: 1569/2010/QĐ-UBND ngày
30/7/2010;
b) Bản vẽ vị trí mặt bằng đề
nghị cấp phép;
c) Văn bản pháp lý khác liên
quan (nếu có).
2. Mẫu giấy phép theo quy định
tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số: 1569/2010/QĐ-UBND ngày
30/7/2010.
3. Thời gian giải quyết hồ sơ
cấp phép:
a) 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp trung chuyển vật liệu phục vụ thi
công xây dựng.
b) 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp còn lại
Trường hợp không giải quyết
việc cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường cơ quan có thẩm quyền cấp
phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân xin
cấp phép biết.
4. Cơ quan cấp phép có trách
nhiệm gửi 01 bản sao Giấy phép cho các cơ quan: Thanh tra Xây dựng, Thanh tra
Giao thông, Công an huyện (thành phố), Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) để
theo dõi việc thực hiện”.
10. Sửa đổi Khoản 4 Điều 15
như sau:
“Điều 15. Gia hạn giấy phép
4. Cơ quan gia hạn Giấy phép có
trách nhiệm gửi 01 bản sao giấy phép cho các cơ quan: Thanh tra Xây dựng, Thanh
tra Giao thông, Công an huyện (thành phố), Ủy ban nhân dân huyện (thành phố) để
theo dõi việc thực hiện”.
11. Sửa đổi Điều 16 như sau:
“Điều 16. Phạm vi vỉa hè
được sử dụng
1. Phần vỉa hè cho phép sử dụng tạm tính từ mốc
chỉ giới đường đỏ trở ra, phần hè phố dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu
đạt 1,5 mét.
- Đối với vỉa hè có bề rộng từ 03 mét trở lên
được xem xét cấp phép cho tất cả các trường hợp xin sử dụng tạm ngoài mục đích
giao thông.
- Đối với vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 03 mét chỉ
xem xét cho phép sử dụng tạm đối với các hoạt động: Việc cưới, việc tang; trung
chuyển vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình; hoạt động xã hội.
2. Khu vực vỉa hè được cho phép sử dụng tạm thời
phải đảm bảo không chắn ngang lối ra vào đường, ngõ hẻm; không nằm trước mặt
tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở,
nơi tập trung đông người,…
3. Việc sử dụng vỉa hè phải đảm bảo giữ gìn vệ
sinh môi trường, không làm hư hỏng kết cấu vỉa hè, tạo lối đi thông thoáng cho
người đi bộ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn lưu thông của người sử dụng các
phương tiện giao thông”.
12. Sửa đổi Điều 19 như sau:
“Điều 19. Về thu phí
Mức phí sử dụng tạm thời vỉa hè
được thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh”.
13. Sửa đổi Khoản 4 Điều, 20
như sau:
“Điều 20. Về đầu tư xây
dựng, sửa chữa vỉa hè
4. Kinh phí sửa chữa vỉa hè được
lấy từ nguồn thu cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè được để
lại cho ngân sách các phường, xã, thị trấn”.
14. Sửa đổi Khoản 3, Điều 22
như sau:
“Điều 22. Trách nhiệm các
Sở, Ban, Ngành
3. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc
quản lý, sử dụng nguồn thu phí sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường theo quy
định của pháp luật”.
15. Sửa đổi Điều 23 như sau:
“Điều 23. Trách nhiệm Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố
1. Đề xuất danh mục các tuyến đường sử dụng tạm
thời một phần vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích giao thông.
2. Hướng dẫn thủ tục xây dựng, sửa chữa vỉa hè
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, sửa chữa vỉa hè bằng nguồn kinh
phí của tổ chức, cá nhân.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hàng năm
có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí trong dự toán thực hiện công tác vệ
sinh đô thị, thu gom, nạo vét thông thoát hệ thống cống rãnh trong đô thị theo
phân cấp quản lý.
4. Chủ trì thiết kế mẫu mái che, kiốt để phục vụ
cho các hoạt động văn hóa, tổ chức sự kiện, bưu chính viễn thông, kinh doanh
trên cơ sở lấy ý kiến chấp thuận của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành.
5. Hướng dẫn kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
trong quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường trên địa bàn quản lý.
6. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng
tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan trên địa bàn quản lý.
7. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định”.
16. Sửa đổi Điều 24 như sau:
“Điều 24. Trách nhiệm Ủy ban
nhân dân phường, xã, thị trấn
1. Tổ chức tuyên truyền, vận
động, phổ biến hướng dẫn tới các thôn, tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức
thực hiện bản Quy định này.
2. Cấp phép, thu phí sử dụng
tạm thời vỉa hè, lòng đường đối với các trường hợp quy định tại Điều 13 Quy
định này.
3. Quản lý, kiểm tra việc sử
dụng tạm thời vỉa hè phục vụ việc cưới, việc tang theo Quy định này.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát
và xử lý vi phạm hành chính trong sử dụng tạm vỉa hè, lòng đường theo chức
năng, thẩm quyền được quy định.
5. Thu hồi Giấy phép sử dụng
tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường ngoài mục đích giao thông đối với các tổ
chức, cá nhân không chấp hành quy định.
6. Thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ theo quy định”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2018. Các nội dung không được quy định tại Quyết định này thì áp
dụng các Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các
tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này/.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|