ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2014/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
03 tháng 01 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010
của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số
1978/TTr-SXD ngày 08/10/2013 và số 2627/SXD-HTKT ngày 17/12/2013 về việc trình
UBND tỉnh phê duyệt Quy định phân công, phân cấp quản lý cây xanh đô thị trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp
quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các quận,
đơn vị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- T/T TU, T/T UBND tỉnh, T/T HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Đài PTTH Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa;
- Các Phòng: KT, VX, TH, NC;
- Lưu VT, HgP, CN;
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Chiến Thắng
|
QUY ĐỊNH
VỀ
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 08/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Phạm vi quy định này quy định về phân cấp lập,
phê duyệt kế hoạch phát triển cây xanh đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt;
phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị, bao gồm: quản lý, bảo
vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
2. Cây xanh đô thị thuộc đối tượng quản lý tại Quy
định này bao gồm:
a) Cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị.
3. Quy định này không áp dụng đối với cây xanh
chuyên dụng trong đô thị; cây trồng với mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp của
các tổ chức và cá nhân; cây xanh làm hành lang cách ly các công trình hạ tầng kỹ
thuật đầu mối như: Khu chôn lấp chất thải rắn; khai thác nước sạch, khu xử lý
nước thải ...; rừng vành đai, rừng phòng hộ ven đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các sở, ngành của tỉnh
Khánh Hòa; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các
xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý
cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Chương 2.
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN
LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Mục 1: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÂY
XANH ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH
Điều 3. Kế hoạch đầu tư, phát
triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị
1. Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương, quy hoạch đô thị thành phố (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
huyện) lập kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị
hàng năm và giai đoạn 5 năm.
2. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định về chuyên
môn kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị do Ủy ban
nhân dân cấp huyện đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt kế hoạch, làm cơ sở bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch đầu
tư phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.
Điều 4. Cây xanh tại các khu đô
thị mới, khu dân cư mới theo dự án
Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư
phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu
chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt. Đồng thời, chủ đầu tư dự
án khu đô thị mới, khu dân cư mới phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây
xanh đến khi bàn giao cho Phòng Quản lý Đô thị thành phố, thị xã, Phòng Kinh tế
và Hạ tầng các huyện (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý về xây dựng cấp
huyện).
Điều 5. Cây xanh tại các tuyến
đường đô thị xây dựng mới
Đường đô thị khi xây dựng mới phải trồng cây xanh đồng
bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Khi cải tạo, nâng cấp đường
đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật hoặc khi tiến hành hạ ngầm các đường
dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan đến việc quản lý cây xanh, chủ đầu tư
phải thông báo cho cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện trên địa bàn biết để
giám sát thực hiện.
Mục 2: QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 6. Tổ chức lập, phê duyệt
danh mục cây cần được bảo tồn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt danh mục cây
cần được bảo tồn trên địa bàn hành chính được giao quản lý trên cơ sở kết quả đề
nghị của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện. Kết quả phê duyệt được đồng thời
gửi cho Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi.
2. Nội dung phê duyệt danh mục cây cần được bảo tồn
thể hiện được những nội dung cơ bản gồm: số lượng, chất lượng, đánh số cây,
treo biển tên, lập hồ sơ cho từng loại cây, quy định chế độ chăm sóc đặc biệt,
chế độ bảo vệ cho từng loại cây để phục vụ công tác bảo tồn.
Điều 7. Quản lý cây xanh thuộc
danh mục cây cần được bảo tồn
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà
nước đối với cây xanh thuộc danh mục cây cần được bảo tồn trên địa bàn được
giao quản lý, với những thẩm quyền sau:
a) Công bố danh mục cây cần được bảo tồn được phê
duyệt.
b) Tổ chức thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh
số, treo biển tên và lập hồ sơ cho từng cây xanh phục vụ công tác quản lý;
c) Cấp phép chặt hạ, dịch chuyển cây quy định tại Mục
3 Chương II của Quy định này;
d) Kiểm tra việc chặt hạ, dịch chuyển cây và quá
trình quản lý chăm sóc cây cần được bảo tồn trên địa bàn hành chính được giao
quản lý.
2. Quản lý chăm sóc cây xanh được bảo tồn:
a) Đối với cây xanh được bảo tồn trong khu vực sử dụng
công cộng đô thị, Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý thông qua hợp đồng
với các đơn vị dịch vụ về cây xanh có năng lực chăm sóc bảo đảm về sinh trưởng,
mỹ thuật tán cây, an toàn khi chăm sóc, chặt hạ, dịch chuyển cây;
b) Đối với cây xanh được bảo tồn trong khu vực thuộc
khuôn viên thuộc quyền quản lý của các tổ chức, cá nhân thì chủ sử dụng có trách
nhiệm chăm sóc cây xanh được bảo tồn trong khuôn viên do mình quản lý.
Điều 8. Quản lý cây xanh sử dụng
công cộng trong đô thị
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước
đối với cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn được giao quản lý, với
những thẩm quyền sau:
1. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương quyết định
lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh có đủ năng lực, kinh nghiệm
hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị, có trang thiết bị và phương tiện kỹ
thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao trên địa bàn do
mình quản lý.
2. Tổ chức lực lượng theo dõi, kiểm tra, bảo vệ thường
xuyên hệ thống cây xanh sử dụng công cộng.
3. Phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý
cây xanh lập hồ sơ quản lý cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị để phục vụ
công tác bảo tồn, quản lý bảo đảm về mỹ thuật, an toàn khi chăm sóc.
Điều 9. Quản lý cây xanh trong
khuôn viên nhà đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được lựa
chọn giống cây trồng, thụ hưởng toàn bộ hoa lợi từ cây và chịu trách nhiệm
trong việc bảo quản, chăm sóc cây xanh, hoa, cỏ, kiểng, dây leo trồng trong
khuôn viên do mình quản lý.
2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Không thuộc danh mục cây cấm trồng được ban
hành;
b) Cây trồng lẻ, trồng dặm thì tùy thuộc khoảng
không gian của khuôn viên mà chọn cây thích hợp nhưng có độ cao khi trưởng
thành không quá 15 mét;
c) Khoảng cách ly an toàn đến các công trình kỹ thuật
đô thị phải theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành và phải bảo đảm cây
xanh có tán, thân, rễ không gây hư hại đến các công trình lân cận thuộc quyền
quản lý của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác;
d) Cây trồng theo dự án đầu tư bằng ngân sách nhà
nước thì thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thuộc danh mục
cây cần được bảo tồn và cây có chiều cao từ 10 mét trở lên thực hiện theo quy định
tại Mục 3 Chương II của Quy định này.
Điều 10. Ban hành danh mục cây
trồng, cây cấm trồng, cây nguy hiểm, cây trồng hạn chế trong đô thị
1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành liên quan
xác định danh mục cây trồng trong đô thị trên địa bàn toàn tỉnh trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và phổ biến
danh mục cây trồng hạn chế, cây cấm trồng trong đô thị trên địa bàn được giao
quản lý phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương theo đề nghị của cơ quan
quản lý về xây dựng cấp huyện và đơn vị được giao quản lý cây xanh.
3. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý trồng, chăm
sóc cây xanh thường xuyên rà soát, xác định danh mục cây nguy hiểm trong phạm
vi được giao quản lý để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, phổ biến danh
mục cây nguy hiểm trong đô thị. Căn cứ danh mục cây nguy hiểm được ban hành, cơ
quan, đơn vị được giao quản lý trồng, chăm sóc cây xanh lập hồ sơ theo dõi tình
trạng phát triển của cây; lậy kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây trình Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt đồng thời tổ chức triển khai thực hiện.
Mục 3: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM
QUYỀN CẤP PHÉP CHẶT HẠ, DỊCH CHUYỂN CÂY XANH
Điều 11. Chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị
1. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi
muốn chặt hạ, dịch chuyển các loại cây xanh sau đây thì phải có Giấy phép chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh do cấp có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp quy định tại
Khoản 2 Điều này).
a) Cây xanh thuộc danh mục cây được bảo tồn;
b) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số,
treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực
hiện dự án đầu tư;
c) Cây bóng mát trên đường phố;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 mét trở lên và
cây bảo tồn trong khuôn viên các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
2. Trường hợp được miễn Giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh:
Cây xanh cần chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do
thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải
có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại Ủy ban nhân dân cấp huyện
và cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ
ngày thực hiện xong việc chặt hạ.
Điều 12. Cấp Giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị đối với các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 11
của Quy định này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị thực hiện theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện.
4. Thời gian cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh tối đa không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ khi nhân được hồ sơ hợp
lệ.
5. Đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh đô thị và Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh thực hiện theo mẫu
quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định 64/2010/NĐ-CP.
Điều 13. Xây dựng công trình
trên đất có trồng cây xanh
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình theo quy
định của pháp luật, chủ đầu tư xây dựng công trình phải có hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để được cấp Giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1
Điều 11 của Quy định này.
2. Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện không
đồng ý việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh nêu tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư
xây dựng công trình phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh phương án thiết kế
theo quy định cảu pháp luật về xây dựng.
Điều 14. Thời hạn và điều kiện
thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
1. Thời hạn để thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh là không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.
2. Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phục
vụ các công trình, dự án thì việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được thực hiện
theo tiến độ yêu cầu của công trình, dự án.
3. Trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh theo
yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân phải đền bù giá trị
cây theo quy định tại thời điểm đề nghị và chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị.
4. Việc thực hiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải
do đơn vị dịch vụ về quản lý cây xanh hoặc do tổ chức, cá nhân có năng lực, thiết
bị chuyên dùng thực hiện, phải bảo đảm quy trình kỹ thuật và an toàn cho người
và tài sản.
5. Khuyến khích các đơn vị quản lý vận dụng các biện
pháp khẩn cấp để khắc phục nguy hiểm, bảo vệ an toàn cho cây xanh, an
toàn cho nhân dân; hạn chế thấp nhất nguy cơ ngã đổ trong mùa mưa bão.
Mục 4: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY
XANH ĐÔ THỊ
Điều 15. Trách nhiệm các sở,
ban, ngành của tỉnh
1. Sở Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ
chức thẩm định kế hoạch phát triển cây xanh địa bàn các đô thị hàng năm và giai
đoạn 5 năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì xác định danh mục cây trồng trong đô thị
theo Điều 10 của Quy định này.
c) Chủ trì thẩm định, trình UBND tỉnh chi phí liên
quan đến dịch vụ công ích duy trì cây xanh đô thị sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
d) Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với dự án
đầu tư chuyên ngành cây xanh thuộc thẩm quyền theo quy định về quản lý đầu tư
và xây dựng công trình;
e) Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành việc thực hiện
các quy định về bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị;
f) Phối hợp với các chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp
huyện lập và thực hiện kế hoạch triển khai các dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng
mới cây xanh đô thị; hướng dẫn việc nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận quản lý các
hạng mục cây xanh đô thị trồng tại các dự án đầu tư xây dựng công viên, vườn
hoa, khu dân cư, khu đô thị mới.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham gia ý kiến cho các cơ quan có chức năng
trong việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp mục đích trồng, khí hậu, thổ nhưỡng
địa phương nhằm tạo sự đa dạng trong phát triển hệ thống cây xanh đô thị; quy
hoạch hệ thống vườn ươm cây phục vụ nhu cầu trồng cây xanh đô thị.
b) Tham gia ý kiến cho các cơ quan có chức năng về
danh mục cây nguy hiểm, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong đô thị.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị
có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch
hàng năm và giai đoạn 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công cộng
theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử dụng
đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị, đầu
tư phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa.
4. Sở Tài chính:
Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về quản
lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng
công cộng có nguồn lợi thu được.
5. Các ngành Điện lực, Viễn thông, Cấp - Thoát
nước:
Trong quá trình thi công, xử lý kỹ thuật công trình
ngầm và trên mặt đất, ngành Điện lực, Viễn thông, Cấp nước, Thoát nước có trách
nhiệm bảo vệ hệ thống cây xanh đã có trong và xung quanh khu vực công trường,
thông báo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh để bảo
đảm kỹ thuật, mỹ thuật, sự an toàn và phát triển của cây xanh.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức lập, thực hiện và quản lý kế hoạch phát
triển cây xanh đô thị hàng năm và giai đoạn 5 năm được duyệt trên địa bàn đô thị
do mình quản lý.
2. Tổ chức khảo sát, thống kê và ban hành danh mục
cây xanh cần được bảo tồn trên địa bàn được giao quản lý. Đồng thời, phân công
cho các cơ quan chức năng trực thuộc hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân quản lý trực tiếp cây về kỹ thuật chăm sóc cây và các quy định có liên
quan đối với cây xanh cần được bảo tồn.
3. Ban hành và phổ biến danh mục cây trồng hạn chế,
cây cấm trồng, cây nguy hiểm trong đô thị trên địa bàn được giao quản lý theo
Điều 10 của Quy định này.
4. Quản lý hệ thống cây xanh sử dụng công cộng đô
thị, cây xanh đường phố, cây xanh khu vực hành lang sông suối trên địa bàn đô thị
theo phân cấp.
5. Thực hiện việc cấp Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển
cây xanh theo phân cấp quy định tại Mục 3 Chương II của Quy định này.
6. Thực hiện chức năng quản lý các dự án đầu tư,
các biện pháp khuyến khích hoạt động chăm sóc, bảo quản, phát triển cây xanh đô
thị trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền. Tại các đô thị chưa có đơn vị công
ích trực tiếp thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh thì tiến hành lựa chọn,
ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện việc trồng, chăm sóc cây
xanh.
7. Phân công, phân cấp cho các cơ quan chức năng trực
thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, hộ gia đình trong việc chăm sóc, bảo
vệ cây xanh sử dụng công cộng đô thị, cây xanh đường phố.
8. Kiểm tra, giám sát tình hình bảo đảm chất lượng
cây xanh, việc tuân thủ quy chuẩn về tỉ lệ phủ xanh trong các dự án đầu tư xây
dựng thuộc địa bàn quản lý.
9. Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân tích cực tham gia trồng, bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây
xanh đô thị.
10. Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm
quy định cây xanh đô thị thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn
theo phân cấp và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị xử lý các
vi phạm về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý theo thẩm quyền và
quy định của pháp luật.
3. Tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, cá
nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh. Đề xuất hướng
phát triển cây xanh trên địa bàn.
Điều 18. Trách nhiệm của cơ
quan, đơn vị được giao quản lý trồng, chăm sóc cây xanh
1. Thực hiện trồng, chăm sóc và quản lý hệ thống
cây xanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Nghiên cứu đề xuất chủng loại cây, hoa phù hợp với
quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan chung; tiếp
thu và lai tạo các loại cây, hoa đẹp ở các địa phương khác để áp dụng trên địa
bàn được giao quản lý.
3. Lập hồ sở danh sách và tổ chức đánh số cây xanh
cổ thụ, cây cần bảo tồn theo hướng dẫn và định kỳ hàng năm lập báo cáo kiểm kê
chất lượng theo yêu cầu cảu cơ quan có thẩm quyền.
4. Thường xuyên và chủ động rà soát, xác định danh
mục cây nguy hiểm trong phạm vi được giao quản lý theo Điều 10 của Quy định
này.
5. Thường xuyên kiểm tra, kiến nghị các cơ quan chức
năng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan về cây xanh.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Thực hiện báo cáo định
kỳ
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thống kê hàng
năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị trên địa bàn được giao quản lý và
báo cáo Sở Xây dựng (trước ngày 15 tháng 12 hàng năm) để theo dõi, tổng hợp.
2. Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm của
Ủy ban nhân dân cấp huyện để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 20. Xử lý vi phạm
Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ
cây xanh, công viên và vườn hoa thực hiện theo quy định tại Nghị định số
121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính
trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển
nhà và công sở.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, các tổ chức và cá nhận thực hiện đúng Quy định này. Trong quá trình
thực hiện, nếu có những vướng mắc, phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, kịp thời
giải quyết và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.