Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 71/NQ-HĐND 2021 đặt tên đường tại Trung tâm xã Trường Xuân Đồng Tháp

Số hiệu: 71/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Phan Văn Thắng
Ngày ban hành: 17/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/NQ-HĐND

Đồng Tháp, ngày 17 tháng 8 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI TRUNG TÂM XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THÁP MƯỜI

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Xét Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về đặt tên đường trên địa bàn huyện Hồng Ngự và huyện Tháp Mười; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đặt tên 21 tuyến đường tại Trung tâm xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười (kèm theo Phụ lục).

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân Tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân Tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá X, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 17 tháng 8 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBTVQH, Chính phủ;
- VPQH; Ban Công tác đại biểu;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT/TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH Tỉnh,
- Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành Tỉnh;
- TT/HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Công báo Tỉnh; Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT, VHXH.

CHỦ TỊCH




Phan Văn Thắng

 

PHỤ LỤC

TÊN 21 TUYẾN ĐƯỜNG TẠI XÃ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN THÁP MƯỜI
(Kèm theo Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

STT

Tên đường

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài
(m)

Nền rộng
(m)

Mặt rộng
(m)

Kết cấu

Tóm tắt tiểu sử, sự kiện

1

Nguyễn Văn Tiếp

Đường Dương Văn Dương

Kênh Thanh Niên

2.270

15

7

Nhựa

Nguyễn Văn Tiếp sinh năm 1900 tại xã Long Phú, huyện Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn (nay là xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình trung lưu. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm trung cấp, ông xin về dạy ở trường Tiểu học Thanh Hà, tham gia các cuộc vận động yêu nước lúc bấy giờ, thma gia phong trào Hội kín Nguyễn An Ninh. Giữa năm 1947, do tình hình sức khỏe bị kiệt, ông ngã bệnh và mất đột ngột ngày 15/5/1947. Thi hài của ông được an táng tại Ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

2

Dương Văn Dương

Đường Dương Văn Dương

Đường Võ Văn Kiệt

2.056

15

7

Đan, nhựa

Dương Văn Dương (còn gọi là Ba Dương); là thủ lĩnh của lực lượng quân sự kháng chiến chống Pháp gọi là lực lượng Bình Xuyên trong những năm 1945-1946. Đầu năm 1946, ông chỉ huy quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp về Bến Tre cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa, ông bị máy bay Spitfire của Pháp bắn chết xã Bình Thành huyện Giồng Trôm vào ngày 20 tháng 2 năm 1946.

3

Nguyễn Thị Lựu

Nguyễn Văn Tiếp

Nguyễn Thanh Phong

282

17.5

10.5

Đan, rải đá

Bà Nguyễn Thị Lựu, tên thật là Đỗ Thị Thưởng, thường gọi là Tám Lựu, sinh ngày 23 tháng 9 năm 1909, tại làng Hòa An, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1946 bà công tác ở Tỉnh ủy Châu Đốc, năm 1949, tham gia phong trào bảo vệ hòa bình Sài Gòn. Năm 1959, Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1961, đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI. Năm 1975, bà đảm nhận chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Quốc hội, Ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nghỉ hưu vào tháng 7 năm 1979. Bà từ trần ngày 11 tháng 10 năm 1988 hưởng thọ 79 tuổi.

4

Trần Văn Năng

Nguyễn Văn Tiếp

Nguyễn Thanh Phong

282

17.5

10.5

Đan, rải đá

Ông Trần Văn Năng, người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa, có sức mạnh, giỏi võ nghệ, sớm quy thuận Nguyễn Ánh, sau đó theo nhiều nhà yêu nước, lập nhiều công trạng, được thăng chức Đô thống chế. Là người có nhiều công trong việc đánh giặc giữ nước, được triều đình truy tặng Thái phó tấn phong tước Tân Thành quận công. Để tưởng nhớ công lao, nhân dân lập đền thờ tại vàm rạch Đốc Vàng (Tân Thạnh - Thanh Bình - Đồng Tháp ngày nay), đền thờ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia.

5

Nguyễn Xuân Trường

Trần Văn Năng

Nguyễn Hiến Lê

332

15

7

Nhựa

Ông Nguyễn Xuân Trường, bí danh Mười Nhẹ, quê An Bình, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp. Năm 1945, tham gia cách mạng Tháng Tám, Năm 1946 - 1949 làm thư ký Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã. Từ 1950 - 1955 làm Bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính xã. Tháng 11/1955 làm chánh Văn phòng Tỉnh ủy Châu Đốc. Tháng 7/1956 Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy. Năm 1957 làm Phó Bí thư, Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự, Ủy viên BCH Tỉnh ủy Kiến Phong. Tháng 9/1962 làm Bí thư HU Thanh Bình. Tháng 2/1972 làm Bí thư Tỉnh ủy Kiến Phong. Năm 1974 làm Bí thư Tỉnh ủy Long Châu Tiền. Năm 1976, làm Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đến năm 1987. Sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Hữu nghị các nước, làm chuyên viên Chính phủ khai thác Đồng Tháp Mười. Tháng 7/1995 ông nghỉ hưu. Ông được tặng huy hiệu 55 tuổi và nhiều huân, huy chương cao quý của Đảng và Nhà nước.

6

Trần Thị Bích Dung

Nguyễn Xuân Trường

Nguyễn Văn Hưởng

171

15

7

Nhựa

Cô Trần Thị Bích Dung: quê quán xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Vào ngày 18/05/1967, Mỹ mở cuộc càng quét quy mô lớn vào xã Thanh Mỹ bằng máy bay B52 và lực lượng quân biệt kích Mỹ - Ngụy, chúng tấn công bắn giết điên cuồng vào các hầm trú ẩn, chúng lùa mọi người ra, bắt đứng sắp thành hàng rồi xả súng bắn chết 16 người. Lúc này, cô Trần Thị Bích Dung đã lấy thân mình che đạn cho các em học sinh và cô đã anh dũng hi sinh. Cô Trần Thị Bích Dung được công nhận là Anh Hùng liệt sĩ. Hiện nay, tên Anh hùng liệt sĩ Trần Thị Bích Dung được lấy đặt tên cho một trường Tiểu học ở Ấp Lợi An, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Tại trường TH Trần Thị Bích Dung cũng được dựng bia tưởng niệm, được công nhận là di tích cấp tỉnh. Theo (Trang Web: Trường Tiêu học Trần Thị Bích Dung, Tháp Mười, Đồng Tháp).

7

Phạm Thị A

Nguyễn Thị Lựu

Nguyễn Văn Hưởng

276

15

7

Nhựa

Bà Phạm Thị A, bí danh Thanh Miền, sinh năm 1936, tại ấp 5B, xã Trường Xuân (nay thuộc xã Vĩnh Bửu, Tân Hưng, Long An. Bà giữ nhiều trọng trách cách mạng giao. Ngày 05/3/1961 bà dẫn đầu đoàn biểu tình ở quận lỵ Mỹ An, bà bị địch bắn hy sinh, địch lấy xác của bà phơi ngoài hàng rào. Với tấm gương và sự hy sinh anh dũng của Liệt sỹ Phạm Thị A (Thanh Miền) vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 09/10/2014, Chủ tịch nước đã truy tặng bà danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang.

8

Trương Tấn Minh

Nguyễn Văn Tiếp

Dương Văn Dương

198

17

9

Nhựa

Tên tục là Miên, sinh tại làng An Bình (nay thuộc huyện Cao Lãnh) trong gia đình khá giả, có học thức. Năm 1862, triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông chiêu mộ nghĩa binh, lấy của nhà ra nuôi quân, sắm sửa vũ khí chống giặc. Sau ông theo về với Thiên Hộ Dương, được phong chức Lãnh Binh. Sau khi Đại đồn Tháp Mười bị Pháp triệt hạ, ông rút sang Cao Miên ẩn náo chờ thời cơ. Sau thấy tình hình ngày càng bất lợi, ông cho giải tán nghĩa quân và lẻn về quê sống ẩn dật cho đến cuối đời.

9

Ngô Thị Mẹo

Nguyễn Văn Tiếp

Dương Văn Dương

274

15

7

Nhựa

Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Mẹo có chồng và 02 con là liệt sĩ: Phan Văn On (Chồng); 02 con là Phan Văn Phát và Phan Văn Thành.

10

Nguyễn Thanh Phong

Nguyễn Văn Tiếp

Dương Văn Dương

356

20.5

10.5

Nhựa

Ông Nguyễn Thanh Phong, sinh năm 1929, quê làng Mỹ Trà, quận Cao lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Tháng 7/1945, ông gia nhập Thanh niên Cứu quốc. 7/1947 học bổ túc văn hóa. Năm 1948 là cán bộ xã hội tỉnh Sa Đéc, kết nạp Đảng năm 1949. Năm 1950 làm cán bộ Ban Tổ chức Trung ương cục. Năm 1955, ông là cán bộ Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội. Năm 1948 học đại học Kinh tế - Kế hoạch. Năm 1961 tốt nghiệp đại học, làm giảng viên môn Kinh tế - Chính trị. Cuối năm 1964 làm cán bộ nghiên cứu tình hình kinh tế miền Nam. Tháng 3/1965 về Nam, là Tổng đoàn CK43, Bí thư đảng Ủy cơ sở. Tháng 8/1965, làm việc ở Ban Kinh Tài Khu Trung Nam bộ. Tháng 3/1968 làm phó Văn phòng Khu ủy. Tháng 9/1973 làm Phó Ban Kế hoạch Khu ủy, Bí thư Đảng ủy Liên cơ Dân Chính Đảng Khu. Năm 1976 làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, là đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần IV, V và là đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 7/1977, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Tháng 8/1986 làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Năm 1992, làm Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa IX. Năm 1999 nghỉ hưu tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông được tặng nhiều huân, huy chương cao quý.

11

Nguyễn Văn Hưởng

Võ Văn Kiệt

Phạm Thị A

1.683

30

14

Nhựa

Anh hùng lao động, Thầy thuốc Nhân dân Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng sinh năm 1906, quê tại xã Mỹ Chánh (nay là xã Mỹ Hiệp), huyện Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang), Năm 1947, là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Y tế Quân dân Nam Bộ… Năm 1969, làm Bộ trưởng Bộ Y Tế. Năm 1975, ông làm Viện trưởng Viện Y học cổ truyền dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1983 là Cố vấn Bộ trưởng Bộ Y tế về Y học cổ truyền dân tộc. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội... Ông đã chủ trì biên soạn cuốn Phương pháp Dưỡng sinh với 72 động tác cơ bản và đã được tái bản ít nhất 12 lần. Ông mất vào ngày 4 tháng 8 năm 1998, thọ 93 tuổi. Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I cho các công trình: Toa căn bản, Kháng sinh thảo mộc, Phương pháp dưỡng sinh (từ 1954).

12

Nguyễn Hiến Lê

Nguyễn Văn Tiếp

Phan Văn On

215

8

7

Nhựa

Ông Nguyễn Hiến Lê là một nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa. Người thầy Nguyễn Hiến Lê trước 1975 rất có cảm tình với Hồ Chí Minh và Cộng sản, Nguyễn Hiến Lê không giấu giếm điều này, và chính phủ chế độ cũ không bắt ông vì quan điểm chính trị của ông. Dù là người có quan điểm thiên cộng nhưng ông vẫn dám nói thật, viết thẳng theo tinh thần "phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Ông lâm bệnh và mất ngày 22 tháng 12 năm 1984 hưởng thọ 73 tuổi, tro cốt được an táng trong khuôn viên chùa Phước Ân ở Rạch Cai Bường (thuộc xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

13

Nguyễn Tấn Kiều

Nguyễn Thanh Phong

Võ Văn Kiệt

1.652

32

16

Nhựa

Tương truyền ông gốc người miền Trung vào Nam ở huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Ông về Gia Định đầu quân chống giặc. Ông được phong chức Đốc Binh. Thiên Hộ Dương có 100 quân hành quân lưu động, hô hào kích thích lòng yêu nước, căm thù giặc, chiêu mộ nghĩa quân còn ông giữ trọng trách vô Đồng Tháp Mười lập căn cứ

 

 

 

 

 

 

 

 

chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. Trong cuộc tấn công Tháp Mười vào tháng 4 năm 1866, quân Pháp đã dùng một lực lượng lớn để áp đảo, quyết hạ cho được đồn Tả để tiến vào Tháp Mười. Quân pháp do tay sai khét tiếng Trần Bá Lộc chỉ huy tấn công hung hãn. Đốc Binh Kiều điều động nghĩa quân chống trả quyết, đẩy đuổi nhiều đợt tấn công. Đến chiều bọn chúng phải rút lui. Mấy ngày sau được tin đại đoàn thất thủ ông uất lên mà chết. Để ghi nhớ công lao chiến đấu chống giặc, giữ nước gian khổ của ông nhân dân xây dựng các đền thờ tưởng niệm chung với Thiên hộ Võ Duy Dương tại Gò Tháp. Nhân dân xã Trường Xuân cũng lập đền thờ để ghi nhớ công lao của ông ở vùng đất này.

14

Phan Văn On (Trường Xuân)

Đ. Nguyễn Văn Hưởng

Hết ranh quy hoạch Trường Xuân

1.735

32

16

Nhựa

Ông Trường Xuân, tên thật là Phan Văn On, sinh năm 1905; Quê quán: Tỉnh Quảng Ngãi; Nhập ngũ: 1938. Thoát ly công tác năm 1944. Kỹ sư, tổ trưởng tổ sản xuất vũ khí, CBX khu 8. Ông hy sinh ngày 20/9/1947 trong lúc đang làm nhiệm vụ chế tạo vũ khí. Ông được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ngày 21 tháng 10 năm 2014. Vợ ông là Ngô Thị Mẹo được Nhà nước truy tặng Danh hiệu Vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” ngày 05 tháng 6 năm 2007. Ông có 02 đứa con là liệt sĩ:

- Phan Văn Phát, bí danh: Trường Phát, sinh năm: 1925, nhập ngũ: 1945; cấp bậc, chức vụ, đơn vị: Nhân viên sản xuất vũ khí - BCX khu 8. Hy sinh: 20/9/1947;

- Phan Văn Thành, bí danh: Trường Thành, sinh năm: 1927, nhập ngũ: 1945; cấp bậc, chức vụ, đơn vị: Nhân viên sản xuất vũ khí - BCX khu 8. Hy sinh: 20/9/1947.

15

Nguyễn Thế Hữu

Lê Văn Bé

Nguyễn Văn Cẩn

213

15

7

Nhựa

Ông Nguyễn Thế Hữu, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Lưỡng, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1927 tại làng Mỹ Lợi, quận Cái Bè tỉnh, Mỹ Tho (nay là xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Ông tham gia cách mạng năm 1945. Từ 1946 đến 1950 cán bộ thanh niên quận Cái Bè. Từ năm 1950 đến 1953 ông là cán bộ kiểm huấn Ty thông tin rồi cán bộ huấn học Tỉnh ủy tỉnh Mỹ Tho. Năm 1956 cán bộ Tỉnh ủy Mỹ Tho. 1957 làm Bí thư chi bộ xã Mỹ An (hai xã Mỹ An và Đốc Binh Kiều nhập lại). Năm 1958 làm Bí thư rồi Bí thư ban cán sự Đảng thị xã Cao Lãnh. Từ năm 1961 đến 1963 ông làm phó Bí thư rồi Bí thư

 

 

 

 

 

 

 

 

Huyện Ủy Cao Lãnh. 1964 làm Bí thư Huyện Ủy Hồng Ngự. 1969 ông làm Trưởng ban An ninh tỉnh Kiến Phong. Năm 1973 làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiến Phong. 1976 làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp. 1986 ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, ông được bầu ủy viên dự khuyết ban chấp hành Trung ương Đảng và Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đến lúc về hưu năm 1992. Nhà nước tặng huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

16

Trần Anh Điền

Nguyễn Văn Cẩn

Võ Văn Kiệt

533

15

7

Nhựa

Ông Trần Anh Điền (Tám Bé), sinh ngày 15/2/1922 tại làng Mỹ Xương, tổng Phong Nẫm, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc nay là xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lãnh đạo khai phá Đồng Tháp Mười… Đầu năm 1976 làm Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Làm ủy viên dự khuyết trung ương 1982 - Bí thư Tỉnh ủy cho đến lúc về hưu năm 1986. Do có nhiều công lao với cách mạng ông được Đảng và Nhà nước tặng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

17

Võ Duy Dương

Đường nội bộ KDC dự kiến

Đường nội bộ KDC dự kiến

568

28

16

Nhựa

Ông Võ Duy Dương, sinh năm 1827 tại thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháng 2 năm 1859 ông được điều về Quảng Nam dẹp cuộc nổi dậy của người Thạch Bích và được phong hàm Chánh bát phẩm Thiên Hộ vào năm 1860. Lực lượng nghĩa quân đánh nhiều trận gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Đến năm 1864 Trương Định hi sinh, Thiên Hộ Dương rút quân về Tháp Mười xây dựng căn cứ. Năm 1865, nghĩa quân đánh vào Cái Bè, Cái Thia, Cai Lậy, Mỹ Quý nhất là trận Mỹ Trà khiến Phó Đô đốc Rozé phải đưa viện binh từ Sài Gòn xuống ứng cứu. Tháng tư 1866. De Lagrandière tập trung quân chia làm 3 mũi tấn công vào Đồng Tháp Mười. Sau gần 10 ngày quần thảo với giặc, Thiên Hộ Dương ra lệnh rút lui về biên giới và Cái Thia, Cái Bè. Tháng 11, Thiên Hộ Dương vượt biển về Kinh, đến cửa Thần Mẫu (Cần Giờ) bất ngờ ông bị Lý Sen một tên cướp biển giết chết.

18

Nhiêu Chấn

Nguyễn Thế Hữu

Đường nội bộ KDC dự kiến

98

15

7

Nhựa

Ông là người giỏi chữ nghĩa, thi đỗ nhị trường nên gọi là ông Nhiêu. Với tài năng mưu lược, ông tham gia vào lực lượng nghĩa binh của Thiên Hộ Dương đánh Tây, nằm trong bộ phận tham mưu của Võ Duy Dương, được mệnh danh là một trong “Ngũ Hổ Tướng”. (Võ Duy Dương với Đồng Tháp Mười, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Trẻ 2005)

19

Lê Văn Bé

Nguyễn Tấn Kiều

Đường nội bộ KDC dự kiến

271

15

7

Nhựa

Ông Lê Văn Bé, bí danh Út Bé, sinh năm 1949 trong một gia đình truyền thống cách mạng ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Năm 1967 làm nội tuyến. Năm 1969 được kết nạp Đảng. Trong thời gian làm nội tuyến ông có nhiều hoạt động tích cực, cung cấp nhiều thông tin cho ta, và trực tiếp lập nhiều chiến công xuất sắc. Năm 1969 chỉ huy diệt 3 tên ác ôn. Năm 1970 ông đặt mìn nổ chậm giết chết 3 tên ác ôn. Năm 1971 làm nội ứng diệt 20 tên địch. Tháng 4 năm 1972 ông bắn chết 4 tên ác ôn và đã anh dũng hy sinh ở tuổi 23 (Tổng cộng ông đã diệt 80 tên địch, thu nhiều vũ khí về cho cách mạng. Ngày 09 tháng 10 năm 2014, Chủ tịch nước đã truy tặng liệt sĩ Lê Văn Bé danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

20

Nguyễn Văn Cẩn

Võ Duy Dương

Nguyễn Tấn Kiều

170

24

12

Nhựa

Ông Nguyễn Văn Cẩn, người gốc Cái Bè - Tiền Giang, sanh ra trong gia đình nông dân, từ nhỏ có sức khoẻ cường tráng, giỏi võ nghệ. Ông tham gia vào cơ đồn điền tỉnh Định Tường. sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông tham gia vào lực lượng nghĩa binh của Thiên Hộ Dương, được giao giữ chức Lãnh binh cùng với Đốc Binh Kiều giữ Đồng Tháp Mười. Sau khi Đại đồn Tháp Mười bị Pháp triệt hạ, ông rút binh về Hồng Ngự cố thủ. Sau nhiều phen chiến đấu thất bại. Thấy thời cơ bất lợi, ông thoát thân về quê lập chùa thờ phụng Đốc Binh Kiều và Thiên Hộ Dương cho đến cuối đời.

21

Võ Văn Kiệt

Ranh Hưng Thạnh, ĐT. 844

Ranh Long An

1.700

15

8

Nhựa

Ông Võ Văn Kiệt, sinh năm 23 tháng 11 năm 1922, tên thật là Phan Văn Hòa, bí danh Sáu Dân, Chín Dũng, là một nhà chính trị Việt Nam. Ông là Thủ tướng Chính phủ thứ tư của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 8 tháng 8 năm 1991 cho đến ngày 25 tháng 9 năm 1997. Tháng 12 năm 1997, Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 71/NQ-HĐND ngày 17/08/2021 về đặt tên đường tại Trung tâm xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.162

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.23.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!