HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 52/NQ-HĐND
|
Bắc Giang, ngày
12 tháng 9 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2045, TỶ LỆ
1/10.000
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37
luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây
dựng, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một
số nội dung về quy hoạch xây dựng, Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8
năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng
10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án
quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô
thị quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ
2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công văn số 661/TTg-CN ngày 23 tháng 7
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch
chung 05 đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Căn cứ Quyết định số 425/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm
2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị
Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000;
Xét Tờ trình số 268/TTr-UBND ngày 08 tháng 9 năm
2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc
Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000 (có phụ lục đính kèm).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này, hoàn thiện hồ sơ
Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ
1/10.000 trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt theo quy định pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Giang Khóa XIX, Kỳ họp thứ 12 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Nội vụ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND; UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các Cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh Khoá XIX;
- Thường trực: Huyện ủy, Thành ủy, HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm thông tin, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh
- Lãnh đạo, CV VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND.
|
CHỦ TỊCH
Lê Thị Thu Hồng
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Nghị
quyết số 52/NQ-HĐND ngày 12/9/2023 của HĐND tỉnh Bắc Giang)
1. Phạm vi ranh giới và quy
mô lập quy hoạch
1.1. Phạm vi lập quy hoạch: Bao gồm toàn bộ
diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (đô thị Bắc
Giang).
1.2. Ranh giới lập quy hoạch: Được giới hạn
như sau:
- Phía Đông giáp huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và
thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây giáp huyện Việt Yên;
- Phía Nam giáp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Sông Cầu);
- Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên
1.3. Quy mô lập quy hoạch:
- Diện tích lập quy hoạch: Khoảng 25.830 ha. Trong
đó thành phố Bắc Giang: 6.656 ha; huyện Yên Dũng: 19.174 ha.
- Dân số quy hoạch: Đến năm 2030, dân số đô thị Bắc
Giang khoảng 472.000 người; Đến năm 2045, dân số đô thị Bắc Giang khoảng
666.000 người.
2. Mục tiêu và tính chất
2.1. Mục tiêu quy hoạch
- Cụ thể hóa các định hướng chiến lược của Quy hoạch
tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên
ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô
thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.
- Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các
đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phù hợp với Quy
hoạch tổng thể đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của
Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.
- Đến năm 2030, phấn đấu xây dựng đô thị Bắc Giang
trở thành đô thị loại I (sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Yên Dũng
vào thành phố Bắc Giang).
- Làm cơ sở lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi
tiết và quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng
khung của đô thị theo quy hoạch.
2.2. Tính chất đô thị
- Là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô
Hà Nội, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của
vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); đầu
mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng
Trung du và Miền núi phía Bắc.
- Là đô thị loại I (thành phố trực thuộc tỉnh),
trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế, văn hóa- xã hội và khoa học kỹ thuật
của tỉnh Bắc Giang.
- Là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển
của vùng trọng điểm kinh tế (vùng Tây Nam của tỉnh) với động lực phát triển
chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ
dưỡng, có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh.
- Có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng -
an ninh.
3. Tầm nhìn, chiến lược phát
triển đô thị:
Xây dựng Đô thị Bắc Giang trở thành một thành phố
“Xanh và Thông minh” với các trung tâm chuyên ngành cấp vùng và quốc gia, hỗ trợ
phát triển liên vùng; là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch
vụ, KHKT, du lịch và giáo dục của tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, một đô thị có môi trường sống tốt, gắn với cảnh quan thiên
nhiên. Với 4 chiến lược phát triển:
(1) Bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng của các ngành sản
xuất ở Bắc Giang;
(2) Phát triển thành phố năng động đa trung tâm;
(3) Làm nổi bật yếu tố tự nhiên để tăng cường sức hấp
dẫn của thành phố;
(4) Phát triển giao thông đa phương thức.
4. Mô hình và cấu trúc phát triển
đô thị:
Đô thị Bắc Giang phát triển theo mô hình đô thị đa
trung tâm, theo nét đặc trưng riêng của từng khu vực, với nhiều trung tâm khác
nhau, có tính chất độc lập hoặc phụ thuộc lẫn nhau, mỗi trung tâm đều có tiêu
chí của đô thị nén và được liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông công cộng:
+ Phát triển ba trung tâm đô thị hiện hữu (Thành phố
Bắc Giang, Thị trấn Nham Biền, Thị trấn Tân An) và tạo ra bản sắc riêng biệt của
từng khu vực cùng với việc kiểm soát đô thị hiệu quả;
+ Phát triển cấu trúc đô thị dựa vào các yếu tố tự
nhiên là lấy núi Nham Biền và dòng sông Thương làm trung tâm và tác động ngược
trở lại sự phát triển đô thị;
+ Kết hợp vùng thoát lũ dọc theo hai bên bờ sông và
vùng sản xuất nông nghiệp nhằm ứng phó với nguy cơ xảy ra lũ lụt, và duy trì
các sản phẩm nông nghiệp địa phương.
5. Định hướng phát triển không
gian đô thị:
5.1. Định hướng không gian tổng thể:
- Không gian đô thị Bắc Giang khẳng định vai trò,
tính liên kết của đô thị Bắc Giang hiện hữu và khu vực huyện Yên Dũng mở rộng
theo định hướng phát triển trở thành đô thị loại I (đô thị trực thuộc tỉnh) bao
gồm: Khu vực lõi đô thị hiện hữu; Khu vực thị trấn Tân An và thị trấn Nham Biền.
- Không gian đô thị Bắc Giang phát triển theo mô
hình đa trung tâm kết nối thông qua 3 tuyến đường vành đai. Các trung tâm đô thị
phát triển dựa trên cấu trúc khung tự nhiên với trái tim là núi Nham Biền và
dòng sông Thương. Khai thác tối đa không gian cảnh quan hai bên bờ sông Thương
và núi Nham Biền hình thành nên đô thị xanh và hấp dẫn, kết hợp phát triển mở rộng
đô thị và cải tạo chỉnh trang các khu vực đô thị, làng xóm hiện trạng; phát triển
các trung tâm cấp vùng về đổi mới sáng tạo, dịch vụ thương mại, y tế - giáo dục
công nghiệp công nghệ cao tại thành phố Bắc Giang, chia sẻ, hỗ trợ chức năng về
kinh tế, văn hóa với Thủ đô Hà Nội và kết nối phát triển với các địa phương
trong vùng đồng Đông Bắc Bộ.
- Nâng tầm hình ảnh không gian đô thị tương xứng với
đô thị loại I bằng các giải pháp: Chỉnh trang đô thị, nâng cấp các tuyến phố bằng
các dự án thiết kế đô thị. Bổ sung các không gian xanh, công viên, quảng trường
trong thành phố, đặc biệt các không gian công cộng gắn với dòng sông Thương.
Nâng cao mật độ, xây dựng xen cấy ở những vị trí thích hợp, hạn chế giải phóng
mặt bằng; phát triển đô thị hài hòa giữa phát triển mới và hiện trạng cải tạo;
áp dụng các giải pháp thiết kế xanh, thông minh để phát triển không gian, hạ tầng
đô thị; chú trọng cải tạo chỉnh trang đô thị hiện trạng, bảo vệ các không gian
làng xóm truyền thống, bảo tồn các không gian công cộng, không gian văn hóa
truyền thống, di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái tự nhiên; hình thành
các vùng đệm xanh, dịch vụ bao quanh để bảo vệ và hạn chế đô thị hóa tự phát
làm phá vỡ các không gian truyền thống.
- Hành lang sinh thái dọc hai bên bờ sông Thương và
núi Nham Biền được tạo lập từ cảnh quan sinh thái tự nhiên gắn với bảo tồn các không
gian văn hóa, lịch sử, làng xóm hiện có,... cung cấp các dịch vụ sinh thái, du
lịch, thể thao, nghỉ dưỡng cho các khu vực phát triển đô thị. Hình thành các
công viên sinh thái bán ngập tại các khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, giảm thiểu
tác động đến môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Tổ chức giao thông kết nối không gian 3 cực phát
triển đô thị với các không gian đô thị trong vùng. Vành đai 3 kết nối không
gian đô thị với các vùng lân cận; vành đai 2 kết nối các phân khu chức năng trong
đô thị và tuyến vành đai 1 kết nối các không gian trung tâm đặc biệt, không
gian đô thị kết nối với hệ sinh thái qua 3 dòng sông.
- Phát triển mạng lưới không gian xanh đô thị gắn với
chiến lược phát triển 3 dòng sông. Định hướng sông Cầu phát triển hệ thống các
bến cảng phục vụ chủ yếu cho vận tải hàng hóa; sông Thương với các chức năng
vui chơi giải trí và bảo tồn các giá trị cảnh quan tự nhiên; sông Lục Nam phát
triển các không gian cảng hỗn hợp phục vụ cho du lịch tâm linh và trải nghiệm.
5.2. Xác định khu vực nội thị, ngoại thị:
Toàn đô thị Bắc Giang (TP Bắc Giang, huyện Yên
Dũng) có 34 đơn vị hành chính với diện tích 25.830 ha. Trong đó:
* Khu vực nội thị:
- Đến năm 2030: Định hướng thêm 13 đơn vị hành
chính lên phường nội thị (theo Kế hoạch số 479/KH-UBND 22/8/2022), nâng lên tổng
23 phường nội thị, bao gồm: Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ,
Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi, Xương Giang, Đa Mai, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Tân Mỹ, Đồng
Sơn, Tân Tiến, Song Mai, Song Khê, Nham Biền, Tân An, Hương Gián, Tiền Phong, Nội
Hoàng, Tân Liễu, Cảnh Thụy. Diện tích: 14.004,78 ha, chiếm 54,22%
- Đến năm 2045: Dự kiến thêm 4 đơn vị hành chính
lên phường nội thị, nâng lên tổng 27 phường nội thị, bao gồm: Thọ Xương, Trần
Nguyên Hãn, Ngô Quyền, Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi, Xương Giang, Đa
Mai, Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Tân Mỹ, Đồng Sơn, Tân Tiến, Song Mai, Song Khê, Nham Biền,
Tân An, Hương Gián, Tiền Phong, Nội Hoàng, Tân Liễu, Cảnh Thụy, Yên Lư, Xuân
Phú, Lão Hộ, Tiến Dũng. Diện tích: 18.450,62 ha, chiếm 71,43%.
* Khu vực ngoại thị:
- Đến năm 2030: Các xã ngoại thị còn 11 đơn vị hành
chính, bao gồm: Yên Lư, Xuân Phú, Lão Hộ, Quỳnh Sơn, Tiến Dũng, Trí Yên, Lãng
Sơn, Đức Giang, Tư Mại, Tiến Dũng, Đồng Việt. Diện tích: 11.824,56 ha, chiếm
45,78%
- Đến năm 2045: Các xã ngoại thị còn 7 đơn vị hành
chính, bao gồm: Quỳnh Sơn, Trí Yên, Lãng Sơn, Đức Giang, Tư Mại, Đồng Phúc, Đồng
Việt. Diện tích: 7.378,72 ha, chiếm 28,57%.
5.3. Định hướng phát triển các phân khu chức năng
đô thị:
Đến năm 2045 khu vực nội thị có tổng diện tích là
18.450,62 ha, chiếm 71,43%. Trên cơ sở kế thừa các phân khu theo quy hoạch
chung năm 2017 và hướng phát triển đô thị theo kịch bản 2 phát triển đa trung
tâm. Khu vực nội thị được chia thành 9 phân khu đô thị làm cơ sở lập các quy hoạch
phân khu đô thị để quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ
thống hạ tầng khung của đô thị theo quy hoạch:
1) Phân khu 1: Khu đô thị trung tâm hiện hữu, diện
tích khoảng 1.466 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 129.300 người, đến năm 2045
khoảng 180.310 người; thuộc trung tâm thành phố Bắc Giang, bao gồm các phường,
xã: Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên
Hãn, Thọ Xương, Xương Giang. Định hướng phát triển: Là khu vực trung tâm nội
thành lịch sử thành phố Bắc Giang, tôn trọng cấu trúc đô thị hiện trạng, sử dụng
đất đối với các khu dân cư hiện hữu. Tập trung cải tạo hệ thống hạ tầng xã hội
- kỹ thuật trên khu vực để nâng cao chất lượng sống của cư dân và hoàn thiện trục
đường Xương Giang, Hùng Vương, Nguyễn Thị Minh Khai để tạo lập trục chính đô thị,
là trung tâm dịch vụ - thương mại và kinh tế của thành phố. Định hướng di dời dần
những khu, cụm công nghiệp không phù hợp với sự phát triển bền vững của đô thị
(công nghiệp nặng, công nghiệp gây ô nhiễm môi trường) và chuyển đổi các nhà
máy cũ đó thành các không gian công cộng như: Công viên, thương mại dịch vụ,
văn phòng, bảo tàng,...Tăng cường và cải tạo các không gian công cộng ven sông
mới nhằm tạo ra nhiều không gian vui chơi giải trí kết nối cộng đồng và tăng sức
hấp dẫn cho khu trung tâm thành phố.
2) Phân khu 2: Khu đô thị phức hợp, trung tâm mới
đa năng, diện tích khoảng 2.247 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 53.000 người, đến
năm 2045 khoảng 88.100 người; thuộc các phường, xã: Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Dĩnh
Kế, Tân Tiến, Hương Gián, Dĩnh Trì, Xuân Phú và thị trấn Tân An. Định hướng
phát triển: Là khu đô thị phía Đông Nam đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, là
khu đô thị phức hợp, trung tâm mới đa năng của Tỉnh và Thành phố. Tập trung
phát triển các chức năng trung tâm cấp vùng, cấp tỉnh, cấp thành phố quan trọng
trên cơ sở khai thác hai bên tuyến đường tỉnh ĐT293 và trục Bắc Nam mới.
3) Phân khu 3: Khu đô thị đầu mối - thương mại dịch
vụ, diện tích khoảng 1.914 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 42.800 người, đến năm
2045 khoảng 64.900 người; thuộc các xã Đồng Sơn, Song Khê, Nội Hoàng và Tiền
Phong. Định hướng phát triển: Là khu đô thị dịch vụ đa chức năng bao gồm: Đô thị
- Dịch vụ - Công nghiệp; một khu vực phát triển đa dạng các loại hình nhà ở với
các dịch vụ hạ tầng xã hội đồng bộ, phục vụ nhu cầu phát triển dân cư mới của
thành phố và vùng lân cận. Là trung tâm logistic phía Tây Nam thành phố gắn với
cảng sông Đồng Sơn và cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, với mô hình “Công, viên
Logistics đô thị”. Ưu tiên các chức năng phát triển thuận lợi trong việc kết nối
vùng, phát triển các trung tâm Logistic quốc tế - trung tâm tiếp vận, trung
chuyển hàng hóa kết nối với Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
4) Phân khu 4: Khu đô thị phía Tây Bắc, diện tích
khoảng 1.537 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 46.200 người, đến năm 2045 khoảng
64.200 người; thuộc các phường, xã: Mỹ Độ, Đa Mai, Song Mai, Tân Mỹ, Song Khê
và Đồng Sơn. Định hướng phát triển: Là khu đô thị mới phía Tây sông Thương gắn
với trung tâm dịch vụ thương mại tổng hợp, các cụm công nghiệp và làng nghề hiện
trạng, trung tâm y tế, giáo dục cấp tỉnh, khu du lịch sinh thái ngòi Đa Mai.
Phát triển đô thị mới sinh thái chất lượng cao gắn với dịch vụ du lịch sinh
thái ngòi Đa Mai và phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng có khả năng bị ngập
lụt.
5) Phân khu 5: Khu đô thị sinh thái phía Bắc, diện
tích khoảng 907ha, dân số đến năm 2030 khoảng 14.200 người, đến năm 2045 khoảng
22.400 người; thuộc các xã: Song Mai, Đa Mai. Định hướng phát triển: Là khu ở
sinh thái chất lượng cao gắn với dịch vụ du lịch đồi Quảng Phúc, núi Nghĩa
Trung, du lịch sinh thái nông nghiệp - thủy sản, trung tâm dưỡng lão - dịch vụ
xã hội, khu sản xuất và thực nghiệm nông nghiệp công nghệ cao.
6) Phân khu 6: Khu đô thị cửa ngõ phía Đông, diện
tích khoảng 2.048 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 35.700 người, đến năm 2045 khoảng
53.090 người; thuộc thị trấn Tân An và các xã: Lão Hộ, Xuân Phú. Định hướng
phát triển: Là khu đô thị phụ trợ gắn với nông nghiệp. Tập trung phát triển đô
thị song song với việc hoàn thiện đường Vành đai 5 vùng thủ đô, các khu công
nghiệp quy mô lớn cấp tỉnh nằm cận kề như KCN Yên Sơn, Yên Sơn - Bắc Lũng, CCN
Lan Mẫu. Khai thác phát triển các chức năng gắn với cửa ngõ phía Đông, trục
vành đai VĐ2 và vành đai VĐ5 thủ đô Hà Nội. Khai thác ngòi Mân, cảnh quan tự
nhiên phát triển khu đô thị sinh thái Lão Hộ gắn với công viên vui chơi giải
trí phía Đông thành phố.
7) Phân khu 7: Khu du lịch sinh thái núi Nham Biền,
diện tích khoảng 2.599 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 23.000 người, đến năm
2045 khoảng 30.300 người; thuộc thị trấn Nham Biền và các xã: Nội Hoàng, Tiền
Phong, Tân Liễu, Yên Lư. Định hướng phát triển: Là khu đô thị sinh thái gắn với
dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thể dục thể thao (sân golf), du lịch sinh
thái, du lịch tâm linh. Là khu vực bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái lâm
nghiệp, tạo ra nét đặc trưng và đóng vai trò lá phổi xanh cho đô thị Bắc Giang.
8) Phân khu 8: Khu đô thị sáng tạo và sản xuất, diện
tích khoảng 4.378,13 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 53.100 người, đến năm 2045
khoảng 75.500 người; thuộc thị trấn Nham Biền và các xã: Yên Lư, Cảnh Thụy, Tiến
Dũng. Định hướng phát triển: Là khu đô thị sáng tạo và sản xuất, cực phát triển
kinh tế mới của đô thị Bắc Giang. Là khu đô thị cửa ngõ phía Nam, đầu mối giao
thông quan trọng kết nối với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Tập
trung phát triển khu đô thị nghiên cứu sáng tạo gắn với sản xuất, trở thành cực
phát triển kinh tế mới phía Nam của đô thị Bắc Giang. Xác định định hướng cụ thể
và bền vững cho các khu công nghiệp để tạo ra một khu hỗn hợp (công nghiệp - đô
thị - dịch vụ) đáng sống và làm việc.
9) Phân khu 9: Khu vực hành lang xanh đa chức năng
dọc sông Thương, diện tích khoảng 1.354 ha, dân số đến năm 2030 khoảng 12.700
người, đến năm 2045 khoảng 17.200 người; thuộc một phần thị trấn Nham Biền và
các phường, xã: Song Mai, Đa Mai, Thọ Xương, Trần Phú, Mỹ Độ, Lê Lợi, Đồng Sơn,
Tân Tiến, Tân Liễu, Hương Gián, Xuân Phú, Tiến Dũng. Định hướng phát triển: Là
hành lang xanh, công viên vui chơi giải trí ven sông, dịch vụ du lịch đường thủy,
công viên sinh thái bán ngập, gắn với hành lang thoát lũ sông Thương. Cải tạo
và bảo vệ hệ thống đê bao, tạo hành lang thoát lũ bền vững cho đô thị nhằm phát
triển thành hành lang xanh đa chức năng dọc sông Thương, trở thành trục cảnh
quan sinh thái chính của đô thị Bắc Giang.
5.4. Định hướng phát triển khu vực dân cư nông
thôn:
Đến năm 2045 khu vực ngoại thị có tổng diện tích là
7.378,72 ha, chiếm 28,57%. Trong đó được chia thành 7 xã (Lãng Sơn; Quỳnh Sơn;
Trí Yên; Đức Giang; Tư Mại; Đồng Việt; Đồng Phúc) làm cơ sở lập các quy hoạch
chung xây dựng các xã, để quản lý phát triển, đầu tư xây dựng các điểm dân cư
nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch. Định hướng phát triển:
- Xây dựng phát triển các khu vực dân cư nông thôn
gắn với các đặc thù của từng khu vực trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới theo
các tiêu chí riêng của tỉnh.
- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn tuân thủ theo
các định hướng được đưa ra trong các quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch xây dựng
nông thôn mới.
- Cải tạo, xây dựng mới các điểm dân cư phù hợp với
điều kiện sống của dân cư từng vùng, hạn chế phá vỡ cảnh quan sinh thái nông
thôn.
- Phát triển các điểm dân cư nằm trong hành lang du
lịch với các mô hình du lịch sinh thái, trồng cây đặc sản. Bảo tồn và phát triển
các khu vực làng nghề, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ thương mại.
- Phát triển các điểm dân cư nông thôn gắn với phát
triển du lịch tâm linh, tín ngưỡng. Bảo tồn và phát huy các không gian văn hóa
truyền thống (chùa, đình, đền,...), lưu giữ những giá trị về kiến trúc, phong tục
lối sống thu hút khách du lịch thập phương.
5.5. Định hướng phát triển hệ thống trung tâm, công
viên, cây xanh và không gian mở:
a) Định hướng phát triển hệ thống trung tâm: Hệ thống
trung tâm đô thị Bắc Giang được phát triển theo hướng bán tập trung - đa trung
tâm, được phân bố đều khắp đô thị, trong đó hệ thống các trung tâm mới sẽ được
phân bổ tập trung về phía Đông Nam nhằm tạo động lực phát triển đô thị tại khu
vực này:
* Các trung tâm hiện hữu, dự án:
- Hệ thống trung tâm hành chính - chính trị được
phân thành 3 cấp:
+ Trung tâm hành chính - chính trị cấp tỉnh, tại vị
trí hiện hữu, nằm trên trục đường Hùng Vương: Dự kiến di dời về khu vực thị trấn
Tân An, trên trục đường tỉnh ĐT293. Trung tâm hành chính công, khu liên cơ quan
+ Trung tâm hành chính - chính trị cấp thành phố:
Giữ nguyên vị trí hiện nay tại phía Tây đường tỉnh ĐT293.
+ Trung tâm hành chính cấp xã, phường: Giữ nguyên vị
trí hiện trạng, tập trung cải tạo chỉnh trang và dần chuyển đổi mục đích sử dụng
phù hợp khi sáp nhập các địa giới hành chính.
- Hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm
công cộng, thể dục thể thao:
+ Tiếp tục hoàn thiện xây dựng đồng bộ trung tâm
logistics quốc tế Song Khê nhằm kết nối với các KCN để phục vụ xuất nhập khẩu
hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội. Phát triển mới trung tâm logistics, chợ đầu
mối quốc tế tại xã Đồng Sơn gắn với cảng Đồng Sơn, cảng Tân Tiến.
+ Duy trì, cải tạo và nâng cấp các trung tâm công cộng,
thể dục thể thao cấp tỉnh hiện có gồm: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát
Chèo, Nhà Văn hóa lao động, Cung Văn hóa thiếu nhi, Trung tâm Huấn luyện và Thi
đấu TDTT tỉnh, Nhà tập luyện và thi đấu thể thao (đường Nghĩa Long), Nhà thi đấu
thể thao tỉnh, (tại khu đô thị phía Nam). Xây dựng trung tâm văn hóa - hội chợ
- triển lãm tỉnh cạnh nhà thi đấu tỉnh. Trong tương lai cần di dời các công
trình: Bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi tỉnh, nhà khách tỉnh và hội trường đa
năng tại quảng trường 3/2, khu vực phường Hoàng Văn Thụ sang khu vực quy hoạch
mới phía Đông tại thị trấn Tân An (sau trung tâm hành chính - chính trị tỉnh mới).
* Xây dựng mới các trung tâm:
- Xây dựng mới khu trung tâm hành chính - chính trị
tỉnh (Bao gồm: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan hành chính cấp tỉnh...);
Quy mô khoảng 30ha; Vị trí phía Bắc đường tỉnh ĐT293 (tại thị trấn Tân An, huyện
Yên Dũng).
- Xây dựng mới khu trung tâm công cộng (bao gồm: Bảo
tàng, thư viện, cung thiếu nhi, nhà khách, hội trường đa năng tỉnh...); Quy mô
khoảng 20ha, vị trí phía Bắc đường tỉnh ĐT293 (nằm sau Khu trung tâm hành chính
- chính trị tỉnh mới).
- Xây dựng mới khu liên hiệp thể dục thể thao tỉnh
(bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao tỉnh, công viên thể thao, sân vận động
35.000 chỗ, các khu thể thao ngoài trời,...); Quy mô khoảng 70ha, vị trí phía
Nam đường tỉnh ĐT293 (đối diện về phía Tây Nam trung tâm hành chính - chính trị
tỉnh mới), phần lớn nằm trên xã Hương Gián, một phần nhỏ bên xã Xuân Phú.
- Xây dựng mới khu trung tâm thương mại, tài chính
và ngân hàng, quy mô khoảng 17ha, vị trí phía Nam đường tỉnh ĐT293 (đối diện về
phía Tây Nam trung tâm hành chính - chính trị tỉnh mới), thuộc xã Hương Gián.
- Xây dựng mới khu trung tâm hội nghị, hội thảo quốc
tế, quy mô khoảng 16ha, vị trí phía Nam đường tỉnh ĐT293 (đối diện trung tâm
hành chính - chính trị tỉnh mới), thuộc xã Xuân Phú.
- Xây dựng mới bệnh viện đa khoa (quy mô 1000 giường),
quy mô khoảng 40 ha, vị trí nằm trên tuyến Bắc Nam 2, giáp đường VĐ1, thuộc xã
Xuân Phú, huyện Yên Dũng.
- Xây dựng mới khu trung tâm đào tạo và trung tâm
nghiên cứu R&D, quy mô khoảng 300 ha, vị trí tại khu vực giao giữa VĐ2, Tuyến
Bắc Nam 2 và sông Thương, thuộc xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy (huyện Yên Dũng)
b) Định hướng phát triển hệ thống công viên, cây
xanh và không gian mở:
Hệ thống công viên cây xanh mặt nước sẽ cải thiện vấn
đề thoát nước mặt cho đô thị, ngoài ra mang lại giá trị cảnh quan và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho đô thị Bắc Giang. Vì vậy, tổ chức 5 khu công viên lớn
phục vụ đô thị và khu vực lân cận, gồm: Công viên sinh thái - công viên hoa
ngòi Đa Mai (phía Tây thành phố); Công viên bán ngập (Tân Tiến, Tân Liễu); Công
viên hồ nước, vui chơi giải trí Ngòi Mân (Lão Hộ); Công viên rừng (núi Nham Biền);
Công viên sinh thái nông nghiệp.
Ngoài ra còn các hệ thống công viên đô thị như:
Công viên Hoàng Hoa Thám, tại khu trung tâm hiện hữu, sẽ nâng cấp cải tạo sử dụng
cho các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lễ hội, kỷ niệm của thành phố;
Các công viên chức năng dọc theo hai bên bờ sông Thương, nâng cao hình ảnh đô
thị đồng thời kết nối người dân đô thị ra bờ sông. Hình thành các khu công viên
vui chơi giải trí trên cơ sở khai thông dòng chảy các sông, suối từ lõi trung
tâm đô thị ra hướng sông Thương.
+ Tổ chức các công viên, vườn hoa nhỏ trong các khu
đô thị. Kết nối với các công viên đô thị và không gian xanh hai bên sông
Thương, vùng sinh thái nông nghiệp công nghệ cao đan xen giữa các khu chức năng
hình thành nên một mạng lưới cây xanh liên hoàn của toàn thành phố.
Không gian xanh vùng nông nghiệp sinh, thái: Đề xuất
mô hình nông nghiệp trong đô thị tạo những không gian nghiên cứu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao xen kẽ, nhằm gia tăng không gian xanh, cảnh quan và khuyến khích
các hoạt động nông nghiệp cho dân cư đô thị.
5.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế
- xã hội:
a) Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế:
- Thương mại - dịch vụ: Tập trung phát triển các loại
hình dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh
thương mại. Tập trung đầu tư các ngành hàng mà địa phương có được mang tính đặc
thù, phát triển dịch vụ logistics phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
phát triển các trung tâm logistic quốc tế - trung tâm tiếp vận, trung chuyển
hàng hóa kết nối với Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Xây dựng
khu dịch vụ tổng hợp, logistics Yên Hà; khu dịch vụ tổng hợp, logistics, cảng
thủy nội địa, cảng cạn ICD Long Xá, xây dựng chợ đầu mối quốc tế nằm trên tuyến
đường vành đai VĐ1, kết nối thuận tiện với các đường trục chính và dòng sông
Thương. Xây dựng khu trung tâm thương mại, tài chính - hội nghị quốc tế và tổ hợp
các trụ sở ngân hàng nằm trên tuyến ĐT293. Tận dụng tiềm năng của cảnh quan tự
nhiên phát triển những khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí gắn với tự nhiên nhằm
thu hút khách du lịch và dân cư như: Công viên sinh thái Song Mai, khu du lịch
đồi Quảng Phúc, sân golf Nham Biền, KDL sinh thái núi Nham Biền, công viên sinh
thái Đa Mai,...
- Công nghiệp - xây dựng: Phát huy các lợi thế phát
triển công nghiệp với các ngành sản xuất có giá trị cao và dịch vụ hỗ trợ công
nghiệp cấp vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức
hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Bắc
Giang. Định hướng phát triển ngành công nghiệp sạch, công nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, phát triển công nghiệp phải gắn với công tác bảo vệ môi trường, tạo sự
cộng hưởng giữa khu công nghiệp và đô thị về chiến lược, nguồn lực, không gian
công cộng (trung tâm R&D, phòng trưng bày, tái sử dụng nhiệt thải từ các
nhà máy...)
- Nông - lâm - ngư nghiệp: Nghiên cứu mô hình nông
nghiệp công nghệ cao để ứng dụng cho các khu vực nông nghiệp quy mô lớn trong
vùng. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao
làm hậu cần cho ngành du lịch... có thể trở thành một mảng phụ trợ cho hệ thống
kinh tế của vùng đô thị này. Hình thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp địa
phương.
b) Định hướng phát triển hạ tầng xã hội:
- Hệ thống cơ quan, công sở: Phát triển hệ thống cơ
quan, công sở phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển tổ chức hành chính mới và
định hướng phát triển không gian đô thị, đảm bảo bán kính phục vụ nhu cầu người
dân đô thị trong tương lai. Xây dựng mới khu trung tâm hành chính, chính trị và
các cơ quan của tỉnh tại khu vực phía Đông (thuộc thị trấn Tân An, phía Bắc ĐT
293).
- Hệ thống giáo dục đào tạo: Phân bố và phát triển hệ
thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy
những thành quả của hệ thống, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo hiện có,
thiết thực và có hiệu quả. Bố trí quỹ đất cho cho các cơ sở giáo dục phổ thông
phù hợp với quy mô dân số và dự trữ cho các kế hoạch phát triển dài hạn. Dự kiến
xây dựng thêm trường trung học phổ thông với tổng diện tích khoảng 32 ha và được
phân bổ tại các vị trí phù hợp, đảm bảo bán kính phục vụ cho từng đơn vị ở. Xây
dựng khu trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu - sáng tạo R&D tại khu vực
giao thoa giữa VĐ2, tuyến Bắc Nam 2 và sông Thương.
- Y tế: Quy hoạch mở rộng quy mô giường bệnh của 08
bệnh viện tuyến tỉnh, gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Bệnh viện
Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền,
Bệnh viện Nội tiết và Bệnh viện Ung bướu. Quy hoạch chuyển ra vị trí mới Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Quy hoạch mới: Bệnh viện Lão khoa và Trung tâm cấp
cứu 115, Trung tâm y tế thành phố. Quy hoạch chuyển vị trí mới Trung tâm Y tế
thành phố Bắc Giang để hình thành trung tâm y tế đa chức năng trên cơ sở trung
tâm hiện nay. Xây dựng bệnh viện đa khoa cấp vùng với quy mô 40 ha tại xã Xuân
Phú, nằm trên tuyến Bắc Nam quy hoạch mới.
- Văn hóa - TDTT: Phát triển và nâng cao chất lượng
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, TDTT, và các phương tiện
vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Xây
dựng mới khu liên hiệp TDTT và khu bảo tàng, thư viện, cung thiếu nhi tỉnh tại
khu vực phía Đông (thuộc thị trấn Tân An và xã Hương Gián, trên tuyến ĐT 293).
- Nhà ở: Tại một số khu vực trung tâm, trục đường
chính đô thị ưu tiên xây dựng nhà ở mới, cao tầng để nâng cao chỉ tiêu và chất
lượng nhà ở cho toàn đô thị, tạo điểm nhấn không gian. Đầu tư phát triển quỹ
nhà ở xã hội: Cần bố trí quỹ nhà ở chi phí thấp và nhà ở cho thuê, nhà ở cho
công nhân, sinh viên, nhà ở chính sách, nhà ở cho người thu nhập thấp, tập
trung tại khu vực thuận lợi về giao thông, đặc biệt gần các khu, cụm công nghiệp
tập trung và các cơ sở đào tạo trong đô thị.
6. Quy hoạch sử dụng đất
Diện tích đất tự nhiên đô thị Bắc Giang khoảng
25.830 ha:
* Đến năm 2030: Đất dân dụng là 4.062 ha, chiếm
15,73% tổng diện tích quy hoạch; đất ngoài khu dân dụng là 8.426 ha, chiếm
32,62% tổng diện tích quy hoạch; đất nông nghiệp và chức năng khác là 13.341,67
ha, chiếm 51,65% tổng diện tích quy hoạch.
* Đến năm 2045: Đất dân dụng là 5.950 ha, chiếm
23,04% tổng diện tích quy hoạch; đất ngoài khu dân dụng là 9.448 ha, chiếm
36,58% tổng diện tích quy hoạch; đất nông nghiệp và chức năng khác là 10.431
ha, chiếm 40,38% tổng diện tích quy hoạch.
7. Định hướng phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
7.1. Hệ thống giao thông
a) Giao thông đối ngoại:
- CT Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn: quy mô 6-8 làn
xe. Xây dựng đường gom 2 bên.
- CT Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long: quy mô 6 làn xe
và 2 làn xe dừng đỗ khẩn cấp. Xây dựng đường gom 2 bên.
- Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội: cao tốc với quy mô
6 làn xe và 2 làn xe dừng đỗ khẩn cấp. Xây dựng đường gom 2 bên.
- QL.31: Bn=42m; QL.17: Bn=24-55,5m.
- ĐT.295B: Bn=24-45m; ĐT.293: Bn=48-58,5m; ĐT.299:
Bn=22,5-29m; ĐT.299B: Bn=29m; ĐT.299D: Bn=65m; ĐT.398C và ĐT.398D: quy mô tối
thiểu 2 làn xe; ĐT.398: Bn=42,5-56,5m.
b) Hình thành 3 tuyến vành đai:
- Tuyến vành đai 1: Kết nối lõi trung tâm đô thị hiện
hữu với khu vực trung tâm mới, kết nối các chức năng quan trọng và giảm tải khu
vực trung tâm thành phố Bắc Giang. Lộ giới từ 35-60m.
- Tuyến vành đai 2: Kết nối 3 lõi trung tâm đô thị
Bắc Giang (Trung tâm thành phố Bắc Giang, thị trấn Tân An và thị trấn Nham Biền)
và các phân khu phát triển mới, khu vực mở rộng phía Nam thuộc huyện Yên Dũng.
Lộ giới từ 32-60m.
- Tuyến vành đai 3 : Hình thành hệ thống giao thông
vận tải hàng hóa theo các tuyến CT Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn; Vành đai 5
vùng thủ đô Hà Nội; CT Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; ĐT.398 và ĐT.299D cho phép
lưu thông một vòng khép kín kết nối các khu công nghiệp với các tuyến trục
chính của vùng. Tách biệt giao thông phục vụ cho các khu công nghiệp với giao
thông đô thị. Lộ giới từng tuyến tuân thủ theo các quy hoạch chuyên ngành.
c) Hình thành 2 tuyến trục dọc:
- Tuyến Bắc - Nam 1: Lộ giới từ 35-60m, kết nối giữa
trung tâm đô thị Bắc Giang với trung tâm đô thị Bắc Ninh cùng các đô thị vệ tinh
Thủ đô Hà Nội qua tuyến VĐ4.
- Tuyến Bắc - Nam 2: Lộ giới 65-80m, kết nối khu vực
phía Đông với 2 tuyến VĐ5 và CT. Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long.
d) Cầu vượt sông: Xây dựng thêm 01 đơn nguyên mở rộng
cầu Xương Giang; nâng cấp, cải tạo các cầu hiện hữu và xây mới các cầu vượt
sông Thương, sông Lục Nam, sông Lục Đầu và sông Cầu.
e) Bến xe, bãi đỗ xe: Bến xe hiện hữu tại phường
Ngô Quyền sẽ chuyển thành bến xe bus; hình thành 03 bến xe đạt tiêu chuẩn loại
1; đảm bảo chỉ tiêu diện tích đất bãi đỗ xe khoảng 4m2/người.
f) Đường sắt:
- Ga Bắc Giang chuyển đổi chức năng chỉ phục vụ
hành khách. Đề xuất cấp có thẩm quyền nâng tĩnh không cầu đường sắt đoạn vượt
sông Thương.
- Hình thành tuyến đường sắt nội vùng Hà Nội - Bắc
Ninh - Bắc Giang. Hướng tuyến chạy song song với cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng
Sơn, ga cuối đề xuất tại khu vực giao giữa đường vành đai V - vùng Thủ đô Hà Nội
và đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn.
g) Đường thủy: Khai thác tối đa các tuyến vận tải
đường thủy tại sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam. Trong đó sau năm 2030
nghiên cứu chuyển đổi chức năng đường thủy tại sông Thương thành vận tải hành
khách, phục vụ du lịch, đảm bảo môi trường trong đô thị.
h) Giao thông hàng không: sử dụng chung sân bay Nội
Bài, kết nối bằng CT Hà Nội - Bắc Giang.
i) Giao thông công cộng: Hình thành mạng lưới xe
buýt công cộng. Phát triển hệ thống giao thông xanh giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
j) Không gian ngầm:
- Nghiên cứu hạ ngầm Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang đoạn
từ nút giao Hùng Vương đến nút giao QL.31.
- Xây dựng các tuyến tuynel kỹ thuật trên các trục
đường giao thông đối ngoại, đường chính đô thị. Xây dựng tầng hầm để xe tại các
nhà cao tầng tại các khu vực trung tâm.
7.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác
Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như: san nền, cấp
nước, cấp điện, thoát nước mưa, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa
trang được nghiên cứu, tính toán đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tính toán cho
đô thị loại I, phù hợp với đặc trưng địa hình và định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của đô thị Bắc Giang.
8. Các quy hoạch, chương trình,
dự án ưu tiên đầu tư:
- Hoàn thiện đồng bộ hệ thống công cụ quản lý về
quy hoạch, phát triển đô thị gồm: Lập và phủ kín hệ thống quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết, quy chế quản lý kiến trúc, quy chế bảo tồn, quy chế cải tạo;
chương trình phát triển đô thị; đề án nâng cấp các đô thị; đề án sáp nhập; triển
khai các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trọng điểm
làm tiền đề cho phát triển đô thị loại I.
- Tập trung ưu tiên cho các dự án có thế mạnh, động
lực, tiềm năng cho phát triển kinh tế của địa phương như: Các khu, cụm công
nghiệp, khu nghiên cứu R&D; dịch vụ logistics, chợ đầu mối quốc tế, khu đô
thị, dịch vụ thương mại cấp vùng và dịch vụ du lịch cấp vùng...
- Tiếp tục đề ra các giải pháp cụ thể để huy động
nguồn lực ngoài ngân sách, như các nguồn từ vốn hỗ trợ, vốn vay, các nguồn vốn
tư nhân... nhằm thu hút vào các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các khu, cụm
công nghiệp./.