Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 30/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Trần Hồng Quảng
Ngày ban hành: 15/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 15 tháng 7 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 46/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Đề án số 05/ĐA-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khoá XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TTHĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khoá XV;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thành ủy;
- TTHĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, TP;
- Công báo tỉnh, Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Lưu: VT, Phòng CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Trần Hồng Quảng

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

Phần thứ nhất

CƠ SỞ PHÁP LÝ, THỰC TRẠNG VỀ NÔNG THÔN MỚI, SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 2 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mớ giai đoạn 2021-2025.

II. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2021

1. Kết quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2021

1.1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo

- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phù hợp, phát huy được sức mạnh của toàn xã hội cũng như lợi thế của địa phương làm cơ sở để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình) một cách đồng bộ, có hiệu quả. Nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành trong giai đoạn 2016-2021 đã kịp thời đáp ứng những yêu cầu thực tiễn, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư nông thôn, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.

- Bộ máy quản lý, giúp việc các cấp được hình thành, ngày càng hoàn thiện, được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý, thực hiện Chương trình, trải qua thực tiễn..., là nòng cốt tổ chức thực hiện Chương trình với hiệu quả cao, chất lượng. Đội ngũ cán bộ vận hành Chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn, nhất là trong việc xây dựng dự án, vận động quần chúng và tổ chức, thực hiện dự án, thực hành dân chủ ở nông thôn.

1.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu

- Diện mạo nông thôn đổi mới khởi sắc, nông thôn phát triển có quy hoạch, gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Nguồn lực xã hội được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, xây dựng nông thôn mới (NTM) ngày càng đi vào chiều sâu. Các chỉ tiêu NTM đều đạt và vượt so với kế hoạch của tỉnh và của Trung ương giao.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Toàn tỉnh đã làm mới được 648 km, nâng cấp 485 km đường giao thông nông thôn, trong đó đã hỗ trợ được 109.787 tấn xi măng, làm được 880,4 km đường giao thông nông thôn; trường học các cấp đã xây mới được 92 trường, sửa chữa, nâng cấp 219 trường; nhà văn hóa xã đã xây mới 52 nhà, nâng cấp 19 nhà; công trình thể thao xã đã làm mới được 37 công trình, sửa chữa, nâng cấp được 38 công trình; nhà văn hóa thôn đã xây mới được 291 nhà, sửa chữa, nâng cấp được 241 nhà...

- Sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, hợp lý, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác ngày càng gia tăng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, thu nhập tăng, hộ nghèo giảm. Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2020 đạt 51,9 triệu đồng/người/năm (trong đó khu vực nông thôn đạt 47,5 triệu đồng/người/năm, tăng 21 triệu đồng/người/năm so với năm 2015); Năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, thu thập bình quân đầu người toàn tỉnh giảm còn 51,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2020 là 1,87%, năm 2021 còn 1,44% (theo chuẩn nghèo 2016-2020), tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 tương đương 3,07%.

- An sinh xã hội được đảm bảo các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy, chất lượng các dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng lên.

- Cảnh quan nông thôn xanh sạch đẹp, môi trường nông thôn được cải thiện và giữ gìn.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn được đảm bảo, tai nạn, tệ nạn xã hội được kiềm chế.

- Vai trò lãnh đạo của đảng và chính quyền các cấp được khẳng định; trình độ, nhận thức của cán bộ và nhân dân về NTM được nâng lên, tinh thần đoàn kết cộng đồng ngày càng chặt chẽ. Nhân dân được làm chủ và được hưởng lợi từ chương trình xây dựng NTM.

1.3. Một số kết quả cụ thể

- Đến hết năm 2021, tỉnh Ninh Bình có 117/119 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 98,3%); trong đó có 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 14,3%), 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 9,2%); 4 huyện (chiếm 66,67% số huyện) đạt chuẩn NTM (gồm: huyện Hoa Lư đạt chuẩn năm 2016, huyện Yên Khánh đạt chuẩn năm 2018, huyện Gia Viễn và huyện Yên Mô đạt chuẩn năm 2020), thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ NTM (năm 2017). số tiêu chí đạt chuẩn bình quân 18,9 tiêu chí/xã, tăng 5,4 tiêu chí so với năm 2015 và tăng 14,1 tiêu chí so với năm 2010; không còn xã đạt chuẩn dưới 16 tiêu chí. Ngoài ra có trên 17% số thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu. Kết quả lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân ở các địa phương đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đều đạt tỷ lệ hài lòng trên 90%.

- Đến tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhận huyện Nho Quan đạt chuẩn nông thôn mới và thành phố Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Toàn tỉnh còn 02 xã thuộc huyện Kim Sơn chưa được công nhận đạt chuẩn NTM là xã Kim Mỹ và xã Kim Tân. 02 xã trên về cơ bản đã đạt 19/19 tiêu chí, đang được các sở, ngành của tỉnh thẩm định. Dự kiến công nhận đạt chuẩn NTM cho 02 xã trên trong tháng 7/2022.

- Tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM toàn tỉnh đến hết năm 2021 là 47.880,7 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước 7.608,7 tỷ đồng (ngân sách Trung ương là 794,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 1.007,4 tỷ đồng. Ngân sách huyện 2.298 tỷ đồng, ngân sách xã 3.509,2 tỷ đồng); vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác khoảng 4.777,1 tỷ đồng; vốn tín dụng 20.915,5 tỷ đồng; Vốn doanh nghiệp là 2.410,3 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư đóng góp và tự đầu tư là 12.169,1 tỷ đồng (trong đó riêng đóng góp tiền mặt là 913 tỷ đồng; đóng góp khác và nhân dân bỏ vốn tự đầu tư là 11.256 tỷ đồng, gồm: ngày công, vật liệu, hiến đất quy thành tiền và nhân dân bỏ vén tự đầu tư xây dựng nhà cửa, công trình, phát triển sản xuất kinh doanh theo các tiêu chí NTM).

Vốn huy động cho xây dựng NTM toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021 là 30.949 tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách nhà nước đạt 6.445 tỷ đồng, chiếm 20,8%, (ngân sách trực tiếp là 5.492 đồng, chiếm 17,7%); vốn tín dụng 17.498 tỷ đồng, chiếm 56,5%; vốn doanh nghiệp 1.282 tỷ đồng, chiếm 4,1%; vốn huy động từ cộng đồng dân cư tham gia đóng góp và tự đầu tư là 5.724 tỷ đồng chiếm 18,5% (trong đó đóng góp trực tiếp là 542 tỷ đồng chiếm 1,75%).

(chi tiết tại các phụ lục I, II, III)

1.4. Kết quả thực hiện cơ chế chính sách giai đoạn 2016-2021

- Các cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, huy động được mọi nguồn lực thực hiện Chương trình có hiệu quả, tạo động lực để các tổ chức và người dân tham gia chung sức xây dựng NTM.

- Các chính sách hỗ trợ công tác quy hoạch; đào tạo, dạy nghề; hỗ trợ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: Giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, văn hóa, môi trường, nhất là chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông đã tạo đột phá trong xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như hỗ trợ máy móc, thiết bị, hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất, hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa đã góp phần chuyển đổi cơ cấu, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

- Các chính sách hỗ trợ hoạt động quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành đã đảm bảo Chương trình được triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện ở các địa phương đảm bảo thực chất, phát huy vai trò phản biện, giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và vai trò chủ thể của người dân.

2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Một số tồn tại và hạn chế

- Chương trình xây dựng NTM ở một số địa phương nhất là các xã khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, bãi ngang ven biển còn gặp nhiều khó khăn; Chất lượng đời sống, thu nhập người dân đã có thay đổi căn bản nhưng chưa đồng đều giữa các vùng, chưa bền vững; quá trình đô thị hóa tạo áp lực về dân số, lao động, làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường đối với khu vực nông thôn; cảnh quan, không gian văn hóa, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của nông thôn ở một số địa phương chưa được quan tâm, gìn giữ; xây dựng cơ sở hạ tầng còn dàn trải, chưa thực sự tiết kiệm, hiệu quả và chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường; các mô hình xây dựng NTM gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch nông thôn còn hạn chế.

- Môi trường nông thôn tuy được quan tâm nhưng chưa thực sự chuyển biến rõ nét, vẫn là vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương, nhất là xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, chất thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước, môi trường.

- Một số địa phương thực hiện xây dựng NTM còn nặng về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa quan tâm nhiều đến tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Tỷ lệ nông sản sản xuất theo các tiêu chuẩn và tiêu thụ theo hợp đồng liên kết còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại nông thôn, thu mua nông sản, chế biến và cơ giới hóa còn chưa đồng bộ; một bộ phận hợp tác xã hoạt động còn chưa hiệu quả. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mới chỉ tập trung vào hoàn thiện các sản phẩm đã có, chưa quan tâm phát then sản phẩm mới gắn với vùng nguyên liệu, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản chưa cao, các sản phẩm OCOP số lượng còn ít đặc biệt là sản phẩm của các nghề, làng nghề truyền thống chưa gắn chặt chẽ với Chương trình OCOP.

- Kết cấu hạ tầng của các làng nghề chưa đồng bộ, nhiều làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền...chưa phát huy được tiềm năng lợi thế; tình hình an ninh trật tự khu vực nông thôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội; khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành chưa thanh toán ở các địa phương vẫn phát sinh và chưa được khắc phục triệt để.

- Chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì bền vững kết quả các tiêu chí của một số xã sau đạt chuẩn NTM còn hạn chế. Chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn ở một số địa phương đã có dấu hiệu xuống cấp do chưa được quan tâm, duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

2.2. Nguyên nhân

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa thật chủ động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa các Nghị quyết để triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM; Quá trình tổ chức thực hiện có nơi, có lúc, có thời điểm còn cầm chừng, hình thức, không quyết liệt, triệt để, còn trông chờ, ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên; nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa đày đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM, vẫn còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước và nguồn lực bên ngoài, tư tưởng nóng vội, chạy theo phong trào, thành tích

- Năng lực cán bộ làm công tác xây dựng NTM của một số địa phương còn hạn chế, chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất triển khai thực hiện Chương trình.

- Nguồn lực đầu tư và phân bổ cho thực hiện Chương trình còn một số hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

- Khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 xảy ra và diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, đời sống và hoạt động sản xuất của người dân cùng với biến động của thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn.

- Việc thực hiện tiêu chí môi trường ở nhiều nơi chưa thực chất, làm chiếu lệ, làm cho xong; nhiều nơi chú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà chưa quan tâm đến phát triển bền vững, dẫn đến ô nhiễm môi trường

III. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Giai đoạn 2021-2025, hệ thống các văn bản, chính sách và hướng dẫn của Trung ương thực hiện Chương trình đã cơ bản được ban hành mới; theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, có yêu cầu Đề án xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh, thành phố giai đoạn 2021-2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông qua. Do đó cần thiết phải ban hành Đề án để đảm bảo phù hợp với chủ trương, chính sách và quy định của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phương.

Đối với tỉnh Ninh Bình, trên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2021, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2021-2025 đã đề ra và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của UBND tỉnh. Trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương giai đoạn 2021-2025 và tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Ninh Bình, ban hành Đề án xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chính như sau:

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục. Xây dựng NTM đảm bảo “thiết thực, hiệu quả, toàn diện và bền vững” [1] với tinh thần “tam nông là chiến lược, xây dựng nóng thôn mới là căn bản, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt và vai trò của người nông dân là chủ thể” Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 trở thành một chương trình phát triển nông thôn toàn diện, đáp ứng các mục tiêu của phát triển bền vững ở tất cả các cấp (tỉnh, huyện, xã). Những kết quả tích cực của giai đoạn 2016-2021 cần tiếp tục được phát huy và nhân rộng, khắc phục triệt để những yếu kém còn tồn tại, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông thôn và đô thị, kết nối đồng bộ nông thôn - đô thị và kết nối liên vùng, phát triển hài hòa kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng nông thôn Ninh Bình có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại phù hợp với quá trình đô thị hóa. Xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản. Nông thôn văn minh, khang trang, sạch đẹp, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; y tế, giáo dục phát triển toàn diện; đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao, thúc đẩy bình đẳng giới. Xã hội nông thôn đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng, an ninh trật tự nông thôn được đảm bảo.

Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với kinh tế số, nâng cao thu nhập của người dân; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch, bảo tồn và phát triển làng nghề, đẩy mạnh cơ giới hóa, chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa, liên kết theo chuỗi kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường, chất lượng hoạt động văn hóa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất nhất là vùng kinh tế ven biển; triển khai hiệu quả Chương trình OCOP và các chương trình chuyên đề của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025

* Tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2024, cụ thể:

- Có 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó: Huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; các huyện Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan được công nhận đạt chuẩn theo bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 phải rà soát, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

- Có 100% thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: Thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 phải rà soát, đáp ứng đầy đủ mức hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

- Có ít nhất 20% số huyện (02 huyện) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

- Có ít nhất 40% số xã (48 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025; các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2016-2020 phải rà soát, đánh giá xác nhận đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

* Đến hết năm 2025:

- Có 25% số huyện trở lên (từ 03 huyện) đạt chuẩn NTM nâng cao.

- Có 50% số xã (60 xã) trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao; có 20% (24 xã) số xã trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 40% số thôn (xóm, bản) được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu.

2.3. Lộ trình theo từng năm:

- Năm 2021: Huyện Yên Mô được công nhận đạt chuẩn NTM; 11 xã đạt chuẩn NTM, 17 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 02 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Năm 2022: Huyện Nho Quan được công nhận đạt chuẩn NTM; thành phố Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 02 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Năm 2023: Huyện Kim Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM; 02 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Năm 2024: Tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 01 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 11 đạt xã NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

- Năm 2025: Có 10 đạt xã NTM nâng cao; 04 xã NTM kiểu mẫu.

3. Phạm vi, đối tượng của Đề án

- Phạm vi của Đề án: Các địa phương tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Đối tượng của Đề án: Các tổ chức và cá nhân tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Thời gian thực hiện Đề án: 5 năm (2021-2025).

II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NTM CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

Đối với các địa phương chưa đạt chuẩn NTM tiếp tục tập trung hoàn thiện các tiêu chí theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 để công nhận đạt chuẩn NTM. Đối với các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2021 tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí; tập trung rà soát đảm bảo đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025, vừa theo hướng xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu, cụ thể:

1. Xây dựng quy hoạch, đề án NTM

- Tập trung chỉ đạo lập mới quy hoạch vùng huyện đối với huyện Kim Sơn và rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng huyện đối với các huyện còn lại phù hợp với Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập mới quy hoạch chung xã NTM, rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết (quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch khu dân cư tập trung, quy hoạch phát triển sản xuất cấp xã) đảm bảo công tác quy hoạch phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch năm 2017; lập Đề án xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cấp huyện, cấp xã.

- Các quy hoạch xây dựng NTM phải được thực hiện công khai, dân chủ có sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến của người dân. Trong quy hoạch phải dành quỹ đất để xây dựng các công trình văn hóa, công trình thể thao, cụm tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, các khu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tập trung (có giá trị kinh tế cao) và các khu dân cư mới.

- Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch NTM; có từ 60% số xã, 50% số huyện trở lên đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch NTM nâng cao.

2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối, phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

2.1. Giao thông

- Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn bao gồm các tuyến đường liên huyện, đường huyện, liên xã, đường xã, liên thôn kiên cố đảm bảo phù hợp với quy hoạch, tạo điều kiện kết nối liên vùng, tỉnh, huyện, xã, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục thực hiện chính sách Nhà nước hỗ trợ xi măng để cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thôn. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí Giao thông NTM, trong đó có từ 60% số xã, 50% số huyện trở lên đạt chuẩn tiêu chí Giao thông NTM nâng cao.

2.2. Thủy lợi và phòng chống thiên tai

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống đê điều, hồ, đập, công trình thủy lợi để nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng 100% nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, dân sinh. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí Thủy lợi và phòng chống thiên tai NTM, trong đó có từ 60% số xã, 50% số huyện trở lên đạt chuẩn tiêu chí NTM nâng cao.

2.3. Điện

Tiếp tục duy trì các cơ chế khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tập trung cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch và tiêu chuẩn ngành điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho cho sản xuất và sinh hoạt. Cải tạo hệ thống điện đảm bảo mỹ quan, không gian nông thôn. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện, xã đạt chuẩn tiêu chí điện NTM, trong đó có từ 60% số xã, 50% số huyện trở lên đạt chuẩn tiêu chí NTM nâng cao; 100% hộ dân nông thôn được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ lưới điện quốc gia.

2.4. Trường học

Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập hướng tới chuẩn hóa hệ thống trường học các cấp bao gồm các cấp trường: Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia theo mức độ theo quy định của bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí về Trường học, trong đó có từ 60% trở lên số xã, 50% trở lên số huyện đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

2.5. Cơ sở vật chất văn hóa

Phấn đấu đến hết năm 2025: 100% Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; 100% xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa NTM, trong đó từ 60% số xã trở lên đạt tiêu chí văn hóa theo quy định; 100% thôn có nhà văn hóa - khu thể thao hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

2.6. Cơ sở hạ tầng dịch vụ thương mại nông thôn

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn để tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội. Khai thác hiệu quả hệ thống chợ nông thôn hiện có; ưu tiên đầu tư xây dựng các không gian truyền thống làng nghề, hệ thống trung tâm giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đực hữu tại các khu du lịch trong tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã, số huyện đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong đó trên 60% xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

2.7. Thông tin và truyền thông

Hoàn thiện hạ tầng hệ thống truyền thanh cơ sở và hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số phục vụ xây dựng NTM theo tiêu chí quốc gia. Thực hiện chương trình tái cấu trúc, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở dữ liệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế số. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% xã có hệ thống đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông hoạt động hiệu quả, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí thông tin và truyền thông, trong đó trên 60% đạt chuẩn NTM nâng cao.

2.8. Công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, mật độ dân cư đông, tiếp tục thực hiện khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các công trình nước sạch nông thôn để tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung, Nhà nước thống nhất quản lý chất lượng nước và giá nước sạch. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dân cư không tập trung ưu tiên đầu tư công trình cấp nước cho người dân, tăng cường đấu nối, hạn chế xây dựng công trình mới, hỗ trợ về tín dụng, tuyên truyền khuyến khích người dân sử dụng nước sinh hoạt tập trung hoặc sử dụng công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế để xử lý nước từ các nguồn an toàn hiện có.

Hỗ trợ xây dựng các công trình vệ sinh tại các hộ gia đình; hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về thu gom, xử lý nước thải (hệ thống thu gom, công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung), chất thải rắn (hệ thống thu gom, vận chuyển, cơ sở xử lý rác tập trung đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất thải sinh hoạt theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Phấn đấu đến hết 2025, trên 98% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh, trong đó trên 70% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn kỹ thuật; 100% xã đạt chuẩn về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo tiêu chí NTM, từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn tiêu chí NTM nâng cao.

3. Thu nhập, việc làm và an sinh xã hội

3.1. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

- Nâng cao thu nhập của người dân trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý, gắn với quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến hết năm 2025 bình quân thu nhập khu vực nông thôn toàn tỉnh đạt 71 triệu đồng/người/năm trở lên.

- Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững để nâng cao thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ hợp lý trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn:

+ Hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; ưu tiên duy trì, phát triển nghề, làng nghề truyền thống theo thế mạnh của từng địa phương, như: sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ phục vụ du lịch; sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm của địa phương,... theo hướng sản phẩm đặc trưng, chủ lực của từng vùng gắn với thực hiện Chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh.

+ Phát triển hệ thống điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trên cơ sở bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng NTM.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí thu nhập NTM, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

3.2. Giảm nghèo bền vững

Triển khai lồng ghép có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng dân tộc, miền núi, các xã an toàn khu, các xã bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, người nghèo; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, từ thiện và bảo trợ xã hội. Phấn đấu đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025) bình quân toàn tỉnh giảm xuống dưới 1%, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

3.3. Lao động và việc làm

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người dân; tuyên truyền và tư vấn học nghề và việc làm, thường xuyên dự báo nhu cầu thị trường việc làm; Xây dựng mới danh mục nghề đáp ứng yêu cầu của cơ cấu lại ngành, lĩnh vực từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, du lịch nông thôn; Phấn đấu đến hết năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí lao động, trong đó từ 60% số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

3.4. Củng cố, đổi mới tổ chức sản xuất có hiệu quả trong nông thôn

Củng cố và phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, trong đó duy trì hoạt động hiệu quả các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và gia trại hiện có; khuyến khích phát triển kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn; lồng ghép, thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Bình. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí tổ chức sản xuất, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

4. Giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường

4.1. Giáo dục

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; Phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2. Đến hết năm 2025 có 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông và học nghề, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí giáo dục và đào tạo, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

4.2. Y tế

Tập trung đầu tư, nâng cấp mạng lưới y tế huyện, xã đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao công tác quản lý, vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất y tế, trang thiết bị y tế huyện, xã. Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống y tế tuyến huyện, xã. Quản lý, vận hành, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế xã hiện có giúp chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay tại cơ sở giảm áp lực cho các bệnh viện, hệ thống y tế tuyến trên. Phấn đấu đến hết năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Y tế, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

4.3. Văn hóa

Xây dựng đời sống văn hóa NTM trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với kinh tế du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho người dân nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa NTM; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa nông thôn. Đẩy mạnh tổ chức hoạt động, tạo điều kiện để người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho nhân dân, đặc biệt là người già và trẻ em, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương

Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt tiêu chí NTM về văn hóa, trong đó có từ 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao; có 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí Y tế - Văn hóa - Giáo dục NTM, trong đó có từ 50% trở lên số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

4.4. Bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn và an toàn thực phẩm.

- Rà soát quy hoạch lại hệ thống cơ sở cung cấp nước sạch nông thôn theo hướng giảm đầu mối, tăng công suất đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá đầu tư ở những vùng có điều kiện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.

- Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn tập trung theo quy hoạch, từng bước đóng cửa các bãi chôn lấp rác thải cấp xã và chấm dứt hoạt động các lò đốt rác nhỏ lẻ không đảm bảo yêu cầu về môi trường; triển khai các hoạt động phân loại rác tại nguồn. Tăng cường quản lý và xử lý ô nhiễm ở các làng nghề, các cơ sở sản xuất trong khu dân cư. Quy hoạch lại hệ thống nghĩa trang, quản lý tốt việc mai táng đảm bảo phù hợp với đặc điểm văn hóa, tôn giáo của từng vùng, từng dân tộc. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.

- Thực hiện xây dựng NTM xanh gắn với Chương trình trồng 01 tỷ cây xanh. Xây dựng các tuyến đường cây xanh, đường hoa, chiếu sáng, tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, nâng cao tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng ở nông thôn.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với mọi tổ chức và người dân.

Phấn đấu đến năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm NTM, trong đó từ 60% trở lên số xã chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao; 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí môi trường và tiêu chí chất lượng môi trường sống, trong đó từ 50% trở lên số huyện đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

5. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

5.1. Nâng cao chất lượng hành chính công

Tiếp tục thực hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định, đặc biệt là các vùng khó khăn, miền núi và bãi ngang ven biển. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng trực tuyến, minh bạch, công khai và hiệu quả ở tất cả các cấp. Phấn đấu đến hết năm 2025, có trên 60% số xã đạt chuẩn tiêu chí hành chính công theo tiêu chí NTM nâng cao.

5.2. Khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân

Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2025, có trên 60% số xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo tiêu chí NTM nâng cao.

5.3. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường dân chủ ở cơ sở, khuyến khích người dân chủ động tham gia thực hiện xây dựng NTM.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện xây dựng NTM, phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc giám sát thực hiện xây dựng NTM.

- Thực hiện tốt bình đẳng giới và phòng chống bạo lực về giới, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

- Phấn đấu đến năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật NTM, trong đó từ 60% trở lên số xã chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

6. Giữ vững quốc phòng an ninh trật tự xã hội nông thôn

- Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh và rộng khắp, tổ chức biên chế lực lượng dân quân với số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng quân sự địa phương. Xây dựng lực lượng Dự bị động viên mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có trình độ chiến đấu cao. Xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; hoàn thành và giữ vững tiêu chí “quốc phòng quân sự” trong xây dựng NTM.

- Xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; nhân rộng các mô hình “tổ tự quản về an toàn giao thông”, “tổ phòng chống tội phạm”, “tổ an ninh, hoà giải”...góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Phấn đấu đến hết năm 2025, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí Quốc phòng và an ninh theo tiêu chí NTM, trong đó có 60% trở lên số xã đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao; 100% số huyện đạt chuẩn tiêu chí NTM về An ninh trật tự - Hành chính công, trong đó có 50% trở lên số huyện đạt chuẩn theo tiêu chí NTM nâng cao.

III. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG TỈNH HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NTM

Phấn đấu đến hết năm 2023, tỉnh hoàn thành đủ 08 điều kiện quy định tại Điều 1, Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, đủ điều kiện đánh giá, hoàn thiện hồ sơ xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; trình Trung ương thẩm định, công nhận tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới vào năm 2024, cụ thể như sau:

1. Hoàn thành các quy định đối với tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trước 30/09/2023, cụ thể:

1.1. Phê duyệt và thông qua đề án xây dựng NTM

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, hoàn thiện dự thảo Đề án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XV, đảm bảo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg .

1.2. Hoàn thành quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các địa phương có liên quan xây dựng, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

1.3. Hoàn thành các quy định về tỷ lệ huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; tỷ lệ huyện đạt chuẩn NTM nâng cao đảm bảo các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Huyện Kim Sơn phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2022 để đảm bảo tiêu chí 100% số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Mục tiêu đến hết năm 2023: có 2/6 (33%) huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 100% xã đạt chuẩn NTM; có ít nhất 48/119 xã (40% số xã) đạt chuẩn NTM nâng cao. Để đáp ứng các quy định trên các huyện thành phố cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ UBND huyện Kim Sơn tập trung chỉ đạo hoàn thành các nội dung, công việc (Quy hoạch vùng huyện, các công trình hạ tầng trung tâm văn hóa huyện, sân vận động huyện...) để đủ điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM; hoàn thành thủ tục, hồ sơ đề nghị tỉnh thẩm tra trong năm 2022. Phấn đấu hoàn thành thẩm định xét công nhận và được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM trong 6 tháng đầu năm 2023.

+ UBND các huyện đã đạt chuẩn NTM xây dựng Đề án NTM giai đoạn 2021-2025 trong đó phải có nhiệm vụ rà soát để đảm bảo đạt theo bộ tiêu chí huyện NTM giai đoạn 2021-2025 và lộ trình cụ thể để hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao.

+ UBND thành phố Ninh Bình, Tam Điệp xây dựng Đề án NTM giai đoạn 2021-2025, tập trung chỉ đạo rà soát, triển khai thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn NTM đáp ứng yêu cầu, mức độ đạt chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM giai đoạn 2021-2025.

1.4. Triển khai trồng cây xanh trên các tuyến đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh gắn với kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 tại Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24/05/2021 trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 70% số km các tuyến đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

- Đối với các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh: Sở Giao thông Vận tải rà soát, thống kê số lượng tuyến, chiều dài, thực trạng cây xanh đã được trồng trên các tuyến, tham mưu cho UBND tỉnh xin ý kiến Bộ Giao thông Vận tải về phương án trồng bổ sung cây xanh đảm bảo điều kiện tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và phù hợp với các quy định hiện hành, xong trước 31/12/2022, triển khai trồng cây trong quý I năm 2023.

- Đối với các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh: Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê số lượng tuyến, chiều dài, thực trạng cây xanh đã được trồng trên các tuyến. Những đoạn tuyến chưa được trồng cây xanh phải khảo sát, đánh giá hiện trạng, tham mưu cho tỉnh phương án trồng bổ sung cây xanh trên những tuyến đường do tỉnh quản lý đáp ứng quy định tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hoàn thành trước 30/6/2023.

- Đối với các tuyến đường huyện: UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, thống kê số lượng tuyến, chiều dài, thực trạng cây xanh đã được trồng trên các tuyến; xây dựng phương án trồng bổ sung cây xanh đáp ứng quy định tiêu chí huyện NTM, huyện NTM nâng cao, đảm bảo quy định tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hoàn thành trước 30/6/2023.

1.5. Đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn tỉnh tối thiểu là 4m2/người đảm bảo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trước 30/9/2023.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hướng dẫn các huyện, thành phố, các xã thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn.

- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất công cộng để trồng cây xanh phù hợp với quy hoạch và quy định của tiêu chí huyện, xã NTM, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu trong phương án lập, điều chỉnh quy hoạch xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phù hợp với quy định.

- UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, thống kê thực trạng, tổ chức lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, bổ sung quỹ đất trồng cây xanh (nếu chưa đủ tỷ lệ quy định) thực hiện trồng bổ sung cây xanh tại các vị trí công cộng kết hợp với tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân, thực hiện xã hội hóa việc trồng cây xanh đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 4m2/người theo quy định.

1.6. Nâng cao năng lực phục vụ hành chính công của các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh quản lý đạt từ 85% trở lên đảm bảo quy định tại Khoản 8, Điều 1, Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Hàng năm, các sở, ban, ngành, UBND các huyện thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước ở từng cấp, ngành, đảm bảo duy trì Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh quản lý đạt từ 85% trở lên, báo cáo kết quả về Sở Nội vụ tổng hợp, tổ chức đánh giá, thẩm định, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

2. Hoàn thiện hồ sơ xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

- Sau khi hoàn thành các quy định về tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, UBND tỉnh thành lập Tổ công tác thực hiện việc đánh giá, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

- Các sở, ngành của tỉnh thực hiện báo cáo tổng thể các nội dung, lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến xây dựng NTM làm hồ sơ minh chứng và làm cơ sở tổng hợp báo cáo chung của tỉnh về xây dựng NTM.

- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh giúp việc cho Tổ công tác của tỉnh, chủ trì phối hợp với các sở, ngành hoàn thiện báo cáo đánh giá việc thực hiện các quy định đối với tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; điều phối các sở, ngành của tỉnh trong việc hoàn thiện thủ tục, tập hợp, lưu trữ hồ sơ, báo cáo chuyên đề về các nội dung liên quan đến quy định tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hoàn thành trước 30/11/2023.

Sau khi hoàn tất dự thảo báo cáo đánh giá kết quả tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, triển khai lấy ý kiến các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh, đồng thời Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì thực hiện việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

UBND tỉnh tổ chức hội nghị UBND tỉnh thống nhất kết quả đánh giá, thống nhất hoàn thiện hồ sơ tự đánh giá, xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Văn phòng Điều phối NTM tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thẩm định xét công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, hoàn thiện xong trước 31/01/2024.

3. Hoàn thiện một số nội dung quan trọng khác

- Đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh và các địa phương.

- Chỉnh trang diện mạo đô thị Ninh Bình, Tam Điệp và cảnh quan, không gian nông thôn các huyện trên địa bàn tỉnh;

- Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Nguồn vốn ngân sách nhà nước (Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 1.195.793 triệu đồng (Một nghìn, một trăm chỉn mươi lăm tỷ, bảy trăm chín mươi ba triệu đồng).

Trong đó:

1. Phân theo nguồn vốn:

- Nguồn vốn Ngân sách Trung ương: 84.793 triệu đồng, gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển: 73.260 triệu đồng (Quyết định số 652/QĐ-TTg và Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ);

+ Vốn sự nghiệp: 11.533 triệu đồng (Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 02/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

- Nguồn vốn Ngân sách tỉnh: 1.111.000 triệu đồng, gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển: 711.000 triệu đồng;

+ Vốn sự nghiệp: 400.000 triệu đồng

2. Phân theo thời gian:

- Năm 2021: 111.533 triệu đồng (đã phân bổ), gồm: Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp): 11.533 triệu đồng; Ngân sách tỉnh (vốn sự nghiệp): 100.000 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2022-2025: 1.084.260 triệu đồng, gồm: Ngân sách Trung ương (vốn đầu tư phát triển): 73.260 triệu đồng; Ngân sách tỉnh: 1.011.000 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 711.000 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 300.000 triệu đồng).

Chi tiết:

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng nguồn vốn giai đoạn 2021- 2022

Chi tiết

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2022

Giai đoạn 2023-2025

TỔNG SỐ

1.195.793

111.533

287.510

796.750

I

Nguồn Ngân sách Trung ương

84.793

11.533

73.260

-

1

Vốn đầu tư phát triển

73.260

73.260

QĐ số 652/QĐ-TTg ; QĐ số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của TTCP

2

Vốn sự nghiệp

11.533

11.533

QĐ số 1379/QĐ-TTg ngày 02/8/2021 của TTCP

II

Nguồn Ngân sách Tỉnh

1.111.000

100.000

214.250

796.750

1

Vốn đầu tư phát triển

711.000

140.000

571.000

NQ số 116 ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh; Trđó: CTXDNTM: 481 tỷ đồng; huyện NQ 100 tỷ đồng (TB 226- TB/TU); huyện KS 130 tỷ (TB402-TB/TU)

2

Vốn sự nghiệp

400.000

100.000

74.250

225.750

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng NTM. Coi xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị các cấp.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý, giúp việc Chương trình các cấp: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình; kiện toàn hệ thống Văn phòng Điều phối NTM các cấp theo hướng đồng bộ, chuyên trách, ổn định lâu dài; củng cố Ban quản lý xã, Ban giám sát cộng đồng cấp xã và Ban phát triển thôn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM các cấp, đặc biệt cán bộ ở xã, thôn; đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

2. Công tác tuyên truyền, vận động

- Tiếp tục thực hiện sâu, rộng các cuộc vận động về xây dựng NTM. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng NTM.

- Đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa để xây dựng NTM.

- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, nhân rộng những nhân tố mới, điển hình tiêu biểu, tiên tiến, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM.

3. Giải pháp về vốn

Huy động tối đa và đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện chương trình. Thực hiện lồng ghép Chương trình MTQG xây dựng NTM với các chương trình, dự án khác như: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Chủ động áp dụng linh hoạt cơ chế chính sách (bao gồm cả các chính sách đặc thù) huy động vốn cho phù hợp với từng thời kỳ.

3.1. Vốn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác

Căn cứ quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã được phê duyệt; UBND cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch hàng năm, xác định cụ thể danh mục đầu tư, nhiệm vụ thực hiện theo thứ tự ưu tiên, phân rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, cơ quan có liên quan. Phân bổ vốn thực hiện Chương trình đảm bảo hợp lý, khoa học và có hiệu quả.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dự kiến như sau:

- Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 1.111.000 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển: 711.000 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 400.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ: 84.793 triệu đồng, gồm: vốn đầu tư phát triển: 73.260 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 11.533 triệu đồng.

- Nguồn vốn ngân sách huyện, xã.

3.2. Vốn tín dụng

Thực hiện theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 và nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên bố trí vốn cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, các trang trại, gia trại và các hộ nông dân phát triển sản xuất.

- Vốn tín dụng ưu tiên cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi giá trị, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, phát triển ngành nghề nông thôn....

3.3. Vốn doanh nghiệp

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo liên kết chuỗi, sản xuất các sản phẩm đặc trương, truyền thống của địa phương, các loại hình dịch vụ gắn với phát triển du lịch nông thôn; các lĩnh vực khác có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như: thực hiện xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước sạch, chợ nông thôn, công trình xử lý rác thải và một số công trình công ích khác...

- Vốn của các doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ cho Chương trình.

3.4. Vốn tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư

- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện (tiền, hiện vật, công lao động...) của nhân dân do Hội đồng nhân dân xã thông qua.

- Các khoản hỗ trợ của người dân, con em quê hương...

- Các khoản kinh phí do nhân dân tự thực hiện đầu tư trong phạm vi hộ gia đình để nâng cao chất lượng nhà ở, cảnh quan, môi trường, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh...)

3.5. Vốn khác

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản huy động hợp pháp khác để thực hiện xây NTM tại cơ sở.

4. Giải pháp về cơ chế hỗ trợ, đầu tư

4.1. Cơ chế hỗ trợ

Thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Hỗ trợ các nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM (thực hiện theo phụ lục IV ban hành kèm theo Đề án)

4.2. Cơ chế đầu tư

Thực hiện theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản liên quan và hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành Trung ương và các quy định của tỉnh.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, ĐOÀN THỂ

Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ngành căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành trung ương và tình hình thực tế của địa phương chủ động phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, việc tổ chức thực hiện Đề án tại cơ sở. Cụ thể:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chủ trì, hướng dẫn thực hiện tiêu chí liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai, an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, quy hoạch, tổ chức sản xuất, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng NTM.

2. Văn phòng UBND tỉnh

Chủ trì thẩm tra các báo cáo, văn bản của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về lĩnh vực xây dựng NTM, tham gia công tác tổ chức các hội nghị cấp tỉnh, cấp Trung ương tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, công tác đối ngoại trong xây dựng NTM. Chủ trì, hướng dẫn công tác cải cách hành chính, phối hợp thực hiện công tác thông tin báo chí, tuyên truyền, thông tin về xây dựng NTM trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và tổng hợp dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình MTQG vào kế hoạch 5 năm, hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình MTQG xây dựng NTM.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn, thẩm định nguồn vốn đầu tư các Chương trình MTQG theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hàng năm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, chủ trì, phối hợp phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo UBND tỉnh tham mưu cho HĐND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thường xuyên ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức hiệu quả kế hoạch, tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tại Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 30/6/2022. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện phong trào thi đua; thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị, trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua..

6. Các sở, ngành có liên quan

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực và các nội dung, chương trình thành phần thuộc Chương trình đã được phân công, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo nội dung được phân công báo cáo UBND tỉnh.

- Chủ động lồng ghép các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực ngành phụ trách với Chương trình MTQG xây dựng NTM.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua gắn với xây dựng NTM như cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”... phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

- Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc lấy ý kiến đánh giá về sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

8. Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc triển khai, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM.

9. Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Là cơ quan thường giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách tỉnh và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách huyện, xã để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch vốn, dự kiến phân bổ vốn ngân sách của Chương trình cho các địa phương để thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM hàng năm theo kế hoạch gửi cơ quan thẩm định, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định;

- Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình MTQG xây dựng NTM mới trên địa bàn tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh.

- Chủ trì tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách và phương án huy động các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hàng năm, giai đoạn 2021-2025 để thực hiện Chương trình cho các huyện, thành phố gửi cơ quan tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh.

- Chủ trì xây dựng hướng dẫn các huyện, thành phố có liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng NTM;

- Chủ trì xây dựng hệ thống đánh giá giám sát Chương trình và hướng dẫn các cơ quan thực hiện Chương trình quy trình đánh giá, giám sát và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách của Chương trình.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc tỉnh cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình ở các địa phương.

10. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục kịp thời phản ánh, những cách làm hay, những mô hình tốt của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Chương trình.

11. Các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Đề án NTM của tỉnh, các huyện, thành phố xây dựng đề án NTM huyện, thành phố; cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra.

- Đối với huyện Kim Sơn chưa đạt chuẩn NTM: Ưu tiên đầu tư cho các xã để hoàn thiện, nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM đảm bảo đủ điều kiện để huyện đạt chuẩn NTM đúng kế hoạch.

- Đối với các huyện, thành phố còn lại: Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được và tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể đã nêu trong đề án này.

II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, TỔ CHỨC SƠ KẾT, TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

- Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện chế độ thông tin báo cáo phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ 6 tháng và hết năm Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trong năm, xác định phương hướng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch năm sau, đồng thời thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

- Tổ chức tổng kết Chương trình vào cuối giai đoạn 2021-2025, điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình giai đoạn tiếp theo (nếu có) cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng cấp.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG ĐỀ ÁN

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất biện pháp giải quyết, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM Trung ương;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- Lưu VT, các VP, VPĐP NTM tỉnh.
Bh_VP3_ĐA01

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

PHỤ LỤC I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN HẾT NĂM 2021
(Kèm theo Đề án số 05/ĐA-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Ninh Bình)

TT

MỤC TIÊU

Kết quả đến 31/12/2016

Kết quả đến 31/12/2020

Kết quả đến 31/12/2021

A

CẤP HUYỆN

1

Huyện đạt chuẩn NTM

1

3

5

2

Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

0

1

2

B

CẤP XÃ

I

Xã NTM

1

Mức đạt tiêu chí bình quân/xã

15,5

18,7

18,9

2

Kết quả số lượng tiêu chí đạt chuẩn theo quy định của Bộ tiêu chí

2.1

Số xã đạt chuẩn (đạt 19 tiêu chí)

60

106

117

2.2

Số xã đạt 18 tiêu chí

0

0

0

2.3

Số xã đạt 17 tiêu chí

0

3

2

2.4

Số xã đạt 16 tiêu chí

4

1

0

2.5

Số xã đạt 15 tiêu chí

15

2

0

2.6

Số xã đạt 14 tiêu chí

2

3

0

2.7

Số xã đạt 13 tiêu chí

6

0

0

2.8

Số xã đạt 12 tiêu chí

6

1

0

2.9

Số xã đạt 11 tiêu chí

4

0

0

2.10

Số xã đạt 12 tiêu chí

9

0

0

2.11

Số xã đạt 10 tiêu chí

6

0

0

2.12

Số xã đạt 9 tiêu chí

4

0

0

2.13

Số xã đạt 8 tiêu chí

2

0

0

2.14

Số xã đạt 7 tiêu chí

1

0

0

2.15

Số xã đạt dưới 7 tiêu chí

0

0

0

3

Kết quả đạt chuẩn theo từng tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí quốc gia

3.1

Quy hoạch

119

119

119

3.2

Giao thông

71

112

118

3.3

Thủy lợi

85

119

119

3.4

Điện

116

119

119

3.5

Trường học

86

114

117

3.6

Cơ sở vật chất văn hóa

70

110

118

3.7

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

87

119

119

3.8

Thông tin và truyền thông

119

119

119

3.9

Nhà ở dân cư

98

119

119

3.10

Thu nhập

77

113

119

3.11

Hộ nghèo

68

112

119

3.12

Lao động có việc làm

102

118

119

3.13

Tổ chức sản xuất

117

118

119

3.14

Giáo dục và đào tạo

112

119

119

3.15

Y tế

107

118

118

3.16

Văn hóa

103

119

119

3.17

Môi trường và an toàn thực phẩm

81

119

119

3.18

Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

111

118

119

3.19

Quốc phòng và An ninh

118

115

119

II

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

0

0

17

III

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

0

9

11

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH HUYỆN, XÃ ĐẠT CHUẨN NTM, NTM NÂNG CAO, NTM KIỂU MẪU ĐẾN HẾT NĂM 2021

TT

Xã, huyện

Tổng số

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

A

CẤP HUYỆN

1

Huyện Hoa Lư

x

2

TP Tam Điệp

x

3

Huyện Yên Khánh

x

4

Huyện Gia Viễn

x

5

Huyện Yên Mô

x

B

Xã đạt chuẩn NTM

117

3

12

23

20

20

10

11

7

11

I

Huyện Gia Viễn

20

0

2

3

4

4

3

4

0

0

1

Xã Gia Lập

x

2

Xã Gia Sinh

x

3

Xã Gia Tân

x

4

Xã Gia Thanh

x

5

Xã Gia Vân

x

6

Xã Gia Trấn

x

7

Xã Gia Tiến

x

8

Xã Gia Phú

x

9

Xã Gia Hưng

x

10

Xã Gia Vượng

x

11

Xã Gia Thịnh

x

12

Xã Gia Hòa

x

13

Xã Gia Phong

x

14

Xã Gia Lạc

x

15

Xã Gia Trung

x

16

Xã Gia Xuân

x

17

Xã Gia Phương

x

18

Xã Liên Sơn

x

19

Xã Gia Minh

x

20

Xã Gia Thắng

x

II

Huyện Hoa Lư

10

0

1

6

3

0

0

0

0

0

1

Xã Ninh Giang

x

2

Xã Ninh An

x

3

Xã Ninh Thắng

x

4

Xã Ninh Vân

x

5

Xã Trường Yên

x

6

Xã Ninh Hải

x

7

Xã Ninh Mỹ

x

8

Xã Ninh Hòa

x

9

Xã Ninh Khang

x

10

Xã Ninh Xuân

x

III

Huyện Kim Sơn

21

0

2

3

4

4

2

1

2

3

1

Xã Thượng Kiệm

x

2

Xã Kim Đông

x

3

Xã Quang Thiện

x

4

Xã Tân Thành

x

5

Xã Yên Lộc

x

6

Xã Ân Hòa

x

7

Xã Lai Thành

x

8

Xã Đồng Hướng

x

9

Xã Như Hòa

x

10

Xã Lưu Phương

x

11

Xã Kim Chính

x

12

Xã Văn Hải

x

13

Xã Hùng Tiến

x

14

Xã Chất Bình

x

15

Xã Định Hóa

x

16

Xã Kim Định

x

17

Xã Cồn Thoi

x

18

Xã Xuân Chính

x

19

Xã Hồi Ninh

x

20

Xã Kim Hải

x

21

Xã Kim Trung

x

IV

Huyện Nho Quan

26

0

3

4

2

4

3

2

3

5

1

Xã Đồng Phong

x

2

Xã Lạng Phong

x

3

Xã Phú Lộc

x

4

Xã Quỳnh Lưu

x

5

Xã Gia Lâm

x

6

Xã Văn Phú

x

7

Xã Yên Quang

x

8

Xã Sơn Hà

x

9

Xã Văn Phong

x

10

Xã Đức Long

x

11

Xã Gia Tường

x

12

Xã Gia Sơn

x

13

Xã Xích Thổ

x

14

Xã Gia Thủy

x

15

Xã Sơn Lai

x

16

Xã Sơn Thành

x

17

Xã Lạc Vân

x

18

Xã Văn Phương

x

19

Xã Thanh Lạc

x

20

Xã Cúc Phương

x

21

Xã Phú Sơn

x

22

Xã Kỳ Phú

x

23

Xã Thạch Bình

x

24

Xã Phú Long

x

25

Xã Quảng Lạc

x

26

Xã Thượng Hòa

x

V

Huyện Yên Khánh

18

3

3

4

4

4

0

0

0

0

1

Xã Khánh Phú

x

2

Xã Khánh Thiện

x

3

Xã Khánh Thành

x

4

Xã Khánh Cường

x

5

Xã Khánh Hải

x

6

Xã Khánh Nhạc

x

7

Xã Khánh An

x

8

Xã Khánh Cư

x

9

Xã Khánh Thủy

x

10

Xã Khánh Trung

x

11

Xã Khánh Hòa

x

12

Xã Khánh Hội

x

13

Xã Khánh Hồng

x

14

Xã Khánh Mậu

x

15

Xã Khánh Công

x

16

Xã Khánh Lợi

x

17

Xã Khánh Tiên

x

18

Xã Khánh Vân

x

VI

Huyện Yên Mô

16

0

1

3

2

2

2

4

2

0

1

Xã Yên Thắng

x

2

Xã Yên Thái

x

3

Xã Yên Hòa

x

4

Xã Yên Từ

x

5

Xã Mai Sơn

x

6

Xã Yên Nhân

x

7

Xã Khánh Thịnh

x

8

Xã Yên Lâm

x

9

Xã Yên Mạc

x

10

Xã Yên Phong

x

11

Xã Khánh Dương

x

12

Xã Khánh Thượng

x

13

Xã Yên Thành

x

14

Xã Yên Mỹ

x

15

Xã Yên Hưng

x

16

Xã Yên Đồng

x

VII

Thành phố Tam Điệp

3

0

0

0

1

2

0

0

0

0

2

Xã Quang Sơn

x

3

Xã Yên Sơn

x

4

Xã Đông Sơn

x

VII

Thành phố Ninh Bình

3

0

0

0

0

0

0

0

0

3

2

Xã Ninh Phúc

x

2

Xã Ninh Nhất

x

2

Xã Ninh Tiến

x

C

Xã đạt chuẩn NTM nâng cao

26

1

1

1

1

1

1

1

1

18

I

Huyện Gia Viễn

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

Xã Gia Lập

x

2

Xã Gia Xuân

x

II

Huyện Hoa Lư

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

Xã Ninh Hải

x

2

Xã Ninh Thắng

x

III

Huyện Kim Sơn

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

Xã Lưu Phương

x

2

Xã Thượng Kiệm

x

IV

Huyện Nho Quan

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

Xã Gia Thủy

x

2

Xã Văn Phong

x

V

Huyện Yên Khánh

6

0

0

0

0

0

0

0

0

6

1

Xã Khánh Nhạc

x

2

Xã Khánh Cư

x

3

Xã Khánh Trung

x

4

Xã Khánh Cường

x

5

Xã Khánh Hải

x

6

Xã Khánh Tiên

x

VI

Huyện Yên Mô

2

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

Xã Yên Lâm

x

2

Xã Yên Thắng

x

VII

Thành phố Tam Điệp

9

1

1

1

1

1

1

1

1

1

VIII

Thành phố Ninh Bình

1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

Xã Ninh Phúc

x

D

Xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu

11

0

0

0

0

0

0

3

6

2

I

Huyện Gia Viễn

1

0

0

0

0

0

0

1

0

0

1

Xã Gia Vân

x

II

Huyện Hoa Lư

3

0

0

0

0

0

0

0

2

1

1

Xã Ninh Giang

x

2

Xã Ninh Mỹ

x

3

Xã Trường Yên

x

III

Huyện Kim Sơn

1

0

0

0

0

0

0

0

0

1

1

Xã Đồng Hướng

x

IV

Huyện Nho Quan

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

Xã Đồng Phong

x

V

Huyện Yên Khánh

2

0

0

0

0

0

0

1

1

0

1

Xã Khánh Thiện

x

2

Xã Khánh Thành

x

VI

Huyện Yên Mô

2

0

0

0

0

0

0

1

1

0

1

Xã Yên Từ

x

2

Xã Yên Hòa

x

VII

Thành phố Tam Điệp

1

0

0

0

0

0

0

0

1

0

1

Xã Quang Sơn

x

E

Xã đạt chuẩn NTM đã giải thể hoặc được công nhận thành phường

2

0

1

1

0

0

0

0

0

0

1

Xã Yên Mật huyện Kim Sơn (Đã giải thể theo Nghị quyết số 861/NQ-UBTVQH14)

x

2

Xã Yên Bình TP Tam Điệp (đã được công nhận thành phường theo Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13)

x

PHỤ LỤC III

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN HẾT NĂM 2021

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung chỉ tiêu

Giai đoạn 2010-2021

Chia ra

Tổng số

Tỷ lệ

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2021

TỔNG SỐ

47.880.728

100,0

16.931.373

30.949.355

I

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

12.385.710

25,9

5.940.940

6.444.770

1

Vốn ngân sách Nhà nước trực tiếp

7.608.658

15,9

2.116.460

5.492.198

1.1

Ngân sách Trung ương

794.052

1,7

127.319

666.733

-

Đầu tư phát triển

628.100

1,3

123.000

505.100

-

Sự nghiệp kinh tế

165.952

0,3

4.319

161.633

1.2

Ngân sách địa phương

6.814.606

14,2

1.989.141

4.825.465

-

Ngân sách tỉnh

1.007.442

2,1

435.429

572.013

-

Ngân sách huyện

2.247.985

4,7

735.257

1.512.728

-

Ngân sách xã

3.559.179

7,4

818.455

2.740.724

2

Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác

4.777.052

10,0

3.824.480

952.572

II

VỐN TÍN DỤNG

20.915.549

43,7

3.417.663

17.497.886

III

VỐN DOANH NGHIỆP

2.410.291

5,0

1.127.979

1.282.312

IV

VỐN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

12.169.178

25,4

6.444.791

5.724.387

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC HỖ TRỢ CÁC NỘI DUNG THÀNH PHẦN

TT

Nội dung

Mức hỗ trợ

Đối tượng hỗ trợ/Phương thức hỗ trợ

I

Hỗ trợ bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, đẩy mạnh công tác an ninh trật tự nông thôn

1

Hỗ trợ mô hình, dự án thu gom, phân loại, xử lý rác thải, nước thải tại nguồn khu vực nông thôn

Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, tối đa không quá 100 triệu/mô hình, dự án

Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cơ quan quản lý chương trình cấp tỉnh; ưu tiên triển khai trên địa bàn các xã, thôn đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

2

Hỗ trợ mô hình Đường cây xanh, đường hoa nông thôn để đảm bảo tiêu chí cây xanh

Hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống, tối đa không quá 100 triệu/mô hình, dự án

Cơ quan quản lý Chương trình cấp tỉnh, ưu tiên triển khai tại các xã, thôn đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

3

Hỗ trợ mở rộng mô hình hiệu quả về giữ gìn an ninh trật tự nông thôn

Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện, tối đa không quá 100 triệu/mô hình, dự án

Cơ quan quản lý an ninh trật tự xã hội ưu tiên triển khai trên địa bàn các xã đăng ký nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

II

Hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn

1

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp

Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện, tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình, dự án

Các tổ chức, cá nhân có liên quan, ưu tiên triển khai trên địa bàn các xã đăng ký nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

III

Hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn

Hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy văn ho á truyền thống trong xây dựng NTM

Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện, tối đa không quá 500 triệu đồng/mô hình, dự án

Các tổ chức, cá nhân có liên quan, ưu tiên triển khai trên địa bàn các xã đăng ký nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

IV

Hỗ trợ Nâng cao năng lực xây dựng NTM và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng NTM

Hỗ trợ 100% kinh phí triển khai thực hiện theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt:

Ban chỉ đạo CTMTQG tỉnh, Văn phòng điều phối NTM tỉnh, các cơ quan phụ trách tiêu chí, quản lý Chương trình

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, thay đổi tư duy của cán bộ các cấp và người dân về NTM;

- Truyền thông về xây dựng NTM: hội nghị, hội thảo, tuyên truyền, quảng bá; xây dựng, nâng cấp trang thông tin điện tử của tỉnh về xây dựng NTM...



[1] Hiệu quả về sử dụng các nguồn lực; toàn diện ở mọi lĩnh vực, các cấp, các vùng miền; bền vững về môi trường, biến động thị trường và biến đổi khí hậu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 30/NQ-HĐND ngày 15/07/2022 về thông qua Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


322

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.248.47
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!