HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 135/NQ-HĐND
|
Khánh Hòa, ngày 14 tháng 12
năm 2023
|
NGHỊ
QUYẾT
VỀ
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2045
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH
HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17
tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11
năm 2017;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24
tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển
bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh
Khánh Hòa đến năm
2030, tầm nhìn đến năm
2045;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị
quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng
5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21
tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 55/2022/QH15
ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù
phát triển tỉnh
Khánh Hòa;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15
ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp
xã giai đoạn 2023 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21
tháng 3 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về xây dựng,
phát triển tỉnh
Khánh
Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy
hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP
ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày
20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ
Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày
27 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm
2040, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
29 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số
06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số nội dung về chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Chương trình hành động số
30-CTr/TU ngày 23 tháng 02 năm 2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực
hiện Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng,
phát triển tỉnh Khánh Hòa
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Chương trình hành động số
37-CTr/TU ngày 21
tháng 7 năm 2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày
24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Xét Tờ trình số
13055/TTr-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm
tra dự thảo nghị quyết số 252/BC-BKTNS ngày 14 tháng
12 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách; tiếp thu, giải trình của Ủy ban nhân
dân tỉnh tại văn bản số
13230/UBND-XDNĐ ngày 14 tháng 12 năm 2023 và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 (đính kèm Chương trình).
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết
số 17/NQ-HĐND ngày
15/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khánh Hòa
khoá VII, nhiệm kỳ
2021-2026, Kỳ họp chuyên đề thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2023./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy;
- ĐUK các cơ
quan, ĐUK doanh nghiệp;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- VP
UBND
tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã,
thành phố;
- Lưu: VT, ĐN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Mạnh Dũng
|
CHƯƠNG
TRÌNH
PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Nghị quyết số
135/NQ-HĐND
ngày
14/12/2023
của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
I. Mục tiêu của
chương trình
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các
chương trình, đề án nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ
Chính trị đến năm 2030 Khánh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại I - thành phố trực
thuộc Trung ương.
II. Nội dung chương
trình
Đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố
trực thuộc Trung ương với 09 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 02 thị
xã, 03 huyện và 02 quận); trong đó:
- Thành phố Nha Trang; thành phố Cam
Lâm.
- Thị xã Diên Khánh; thị xã Vạn Ninh.
- Huyện Khánh Sơn (thị trấn Tô Hạp);
huyện Khánh Vĩnh (thị trấn Khánh Vĩnh); huyện Trường Sa (thị trấn Trường Sa).
- Quận Ninh Hòa (thành lập trên cơ sở
một phần diện tích, dân số thị xã Ninh Hòa và nghiên cứu tách một số xã phù hợp
để sát nhập sang các địa phương khác bảo đảm tiêu chí lên quận); quận Cam Ranh.
1. Các chỉ
tiêu phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa cần đạt được cho từng giai đoạn
1.1 Giai đoạn đến năm 2025
a) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 65%.
b) Về hệ thống đô thị
- Thành phố Nha Trang hoàn thiện 100%
các tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại I thuộc tỉnh, các xã ngoại thành
phấn đấu hoàn thiện tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của phường nội
thành.
- Thành phố Cam Ranh cơ bản đạt một số
tiêu chuẩn, tiêu chí của đô thị loại II.
- Thị xã Ninh Hòa là đô thị loại IV,
tiếp tục phấn đấu nâng cấp chất lượng đô thị, cơ bản đạt một số tiêu chí của đô
thị loại III.
- Thị xã Diên Khánh (thành lập trên cơ
sở dân số, diện tích của huyện Diên Khánh), đô thị loại IV.
- Huyện Vạn Ninh đạt tiêu chí, tiêu
chuẩn của đô thị loại IV thuộc
tỉnh Khánh Hòa.
Thị trấn Vạn Giã, xã Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh) đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển
cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập phường nội thị.
- Thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) đạt
tiêu chuẩn đô thị loại IV, xã Suối Tân (huyện Cam Lâm) đạt đô thị loại V. Huyện Cam Lâm
cần được tập trung đầu tư phát triển đô thị mới Cam Lâm để định hướng phân loại
đô thị tối thiểu là đô thị loại
IV, cơ bản đạt
một số tiêu chuẩn, tiêu chí của đô thị loại III trong giai đoạn này (để đến năm
2030 có thể đạt được mục tiêu phân loại đô thị loại I).
- Thị trấn Tô Hạp - huyện Khánh Sơn,
thị trấn Khánh Vĩnh - huyện Khánh Vĩnh, thị trấn Trường Sa - huyện Trường Sa là
các đô thị loại V.
c) Đất xây dựng đô thị dự báo đạt
28.190 ha (bao gồm đất hiện trạng năm 2022 là 8.244 ha), chiếm tỷ lệ 5,4 % so với
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
d) Các chỉ tiêu thống kê phát
triển đô thị phấn đấu đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển đô thị
- Mật độ dân số khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 10.000 người/km2, phấn đấu
đạt 11.000 người/km2.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn
đô thị đạt trên 65% (trong đó khu vực nội thành đạt trên 85%), phấn đấu đạt
77,97% (trong đó khu vực nội thành đạt 85,5%).
- Diện tích nhà ở bình quân đạt 28m2/người.
- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây
dựng đô thị đạt 16% đến 20%.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật đạt trên 40%.
1.2 Giai đoạn năm 2026 đến trước năm
2030
a) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 70%.
b) Về hệ thống đô thị
Trong giai đoạn 2026 - 2030, Khánh Hòa
tiếp tục hoàn thiện tiêu chí là đô thị loại I - thành phố trực thuộc Trung
ương; các đô thị trực thuộc tập trung thực hiện các dự án tạo động lực phát triển
kinh tế - xã hội, hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn còn thấp theo loại đô thị
được quy hoạch, triển khai thành lập, công nhận, nâng loại một số đô thị, cụ thể:
- Thành phố Nha Trang tiếp tục là đô
thị loại I; thành lập phường nội thành trên cơ sở các xã ngoại thành đã đạt
tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
- Thành phố Cam Ranh hoàn thiện tiêu
chí đô thị loại II; đồng thời cơ bản đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận.
- Thị xã Ninh Hòa hoàn thiện tiêu chí
đô thị loại III; đồng thời cơ bản đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng
đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận.
- Thị xã Diên Khánh - đô thị loại IV.
- Thành lập thị xã Vạn Ninh - đô thị
loại IV và các phường nội thị.
- Huyện Cam Lâm hoàn thiện tiêu chí đô
thị loại I, dự kiến năm 2029 là thành phố. Thị trấn Cam Đức, đô thị Suối Tân và
một số xã trực thuộc hoàn thiện tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô
thị của phường nội thành.
- Các thị trấn đã đạt đô thị loại V:
Tô Hạp - thị trấn thuộc huyện Khánh Sơn cơ bản đạt một số tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị
loại IV, đặc thù miền núi; Khánh Vĩnh - thị trấn thuộc huyện Khánh Vĩnh
cơ bản đạt một số tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại IV, đặc thù miền núi; Trường
Sa - thị trấn thuộc huyện Trường Sa cơ bản đạt một số tiêu chí, tiêu chuẩn đô
thị loại IV, đặc thù hải
đảo.
c) Đất xây dựng đô thị dự báo đạt
46.367 ha (bao gồm đất hiện trạng năm 2022 là 8.244 ha), chiếm tỷ lệ 8,9% so với
diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
d) Các chỉ tiêu thống kê phát
triển đô thị phấn đấu đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển đô thị
- Mật độ dân số khu vực nội thành tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt 12.000 người/km2.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn
đô thị đạt trên 75%,phấn đấu đạt 81,91 % (trong đó khu vực nội thành đạt 87%).
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người
đạt 32m2/người.
- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây
dựng đô thị đạt 24%.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật phấn đấu đạt trên 60%.
2. Các chương
trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị
UBND thành phố Nha Trang, UBND thành
phố Cam Ranh triển khai thực hiện thí điểm các đề án phát triển đô thị ứng phó
biến đổi khí hậu và kịch bản nước biển
dâng; đề án phát triển đô thị thông minh.
3. Các dự án đầu tư
phát triển đô thị sử dụng nguồn vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác ngoài đầu
tư công được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho từng giai đoạn 5 năm và 10 năm
Danh mục các dự án thể hiện tại Phụ lục
I; Phụ lục II và Phụ lục III (đính kèm).
III. Các giải pháp thực
hiện Chương trình phát triển đô thị
1. Về phát
triển nguồn lực
a) Đổi mới và nâng cao chất lượng chất lượng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập
ở cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm
quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nội
dung quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn
với không gian, phân vùng sử dụng đất, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến
từng thửa đất. Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất,
tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý và sử dụng đất.
b) Thực hiện đúng các quy định về giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất
chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Quy
định cụ thể về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế
và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu
giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; bảo đảm công khai, minh bạch.
c) Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Tiếp tục thực hiện thí điểm và sớm tổng
kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư
để thực hiện trước.
Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả
quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và chính sách ưu tiên cho người có đất ở bị thu hồi đất được giao đất hoặc
mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.
Quy định cơ chế góp quyền sử dụng đất,
điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị
và khu dân cư nông thôn. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp sử dụng đất không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi
thế, khả năng sinh lợi cao, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
d) Hoàn thiện các quy định pháp luật
có liên quan đến thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng
đất
Đẩy mạnh thương mại hoá quyền sử dụng
đất. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất
đai
e) Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển
đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực
quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện
đúng tiến độ hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin
tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Tập trung nguồn lực đầu tư cho công
tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng
đất; bảo vệ, cải tạo và phục hồi chất lượng đất nhằm quản lý chặt chẽ về số lượng,
chất lượng đất phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở sử dụng
đất bền vững.
f) Thu điều tiết từ giá trị sử dụng đất
phát sinh từ công tác thành lập đơn vị hành chính đô thị, quy hoạch đô thị, đề
án nâng cấp, phân loại đô thị
Trên cơ sở kế thừa Nghị quyết số
55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề
án “thu điều tiết từ giá trị sử dụng đất phát sinh từ công tác thành lập đơn vị
hành chính đô thị, quy hoạch đô thị, đề án nâng cấp, phân loại đô thị” đề xuất
cơ quan thẩm quyền Trung ương chấp thuận và thực hiện thí điểm trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa.
2. Xây dựng
cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển đô thị
a) Về cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện cải cách hành
chính đối với các thủ tục cho thuê đất, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng nhằm
cắt giảm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư, phát triển
đô thị tại địa phương. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
các loại hình dịch vụ như kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn đầu
tư, xúc tiến thương mại,... Tổ chức kiểm tra, rà soát các quy định của pháp luật
trên các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng và các chính sách khác
liên quan đến đời sống dân cư đô thị để kịp thời kiến nghị Trung ương rà
soát, điều chỉnh đồng bộ, đảm
bảo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển đô thị bền
vững.
b) Đào tạo nguồn nhân lực phát triển
đô thị
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao, nhân lực số, phục vụ phát triển kinh tế biển và các nhóm ngành có tiềm
năng, lợi thế như: du lịch, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao để
đưa Khánh Hòa nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, trung tâm
du lịch và dịch vụ lớn của vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và
cả nước nói chung.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có
phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt để đáp ứng yêu cầu về đổi mới phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức
quản lý Nhà nước,
kỹ năng, tác phong
cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý. Tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao năng lực lãnh đạo, quản lý và thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức trong
các lĩnh vực như du lịch, thủy sản, đô thị, môi trường, phát triển kinh tế địa
phương, chuyển đổi số.
IV. Dự kiến nhu cầu
kinh phí, nguồn vốn
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương
trình PTĐT tỉnh đến năm 2030, (nguồn vốn đầu tư toàn xã hội) dự kiến khoảng
1.299.000 tỷ đồng (bằng chữ Một triệu hai trăm chín mươi chín
nghìn tỷ đồng), trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2025 là 549.053
tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030 là 749.947
tỷ đồng.
Chi tiết từng nguồn vốn theo từng giai
đoạn như sau:
a) Ngân sách Trung ương là: 73.440,7 tỷ
đồng (chiếm tỷ lệ 5,65 % tổng nguồn vốn), trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2025 là: 65.005,7
tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026 - 2030 là: 8.435 tỷ đồng (các
dự án trọng tâm trọng điểm sẽ được xác định sau 2024, tiếp tục cập nhật bổ sung
theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030).
+ Giai đoạn sau năm 2030: chưa xác định.
b) Ngân sách địa phương là: 48.646,3 tỷ
đồng (chiếm tỷ lệ 3,74 % tổng nguồn vốn), trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2025 là: 32.251,3
tỷ đồng; trong đó vốn Ngân sách địa phương thực hiện đầu tư công trung hạn theo
các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân khoảng 18.939,2 tỷ đồng, còn lại
13.312,1 là vốn ngân sách đối ứng thực hiện các dự án hạ tầng khung trọng điểm
cấp quốc gia, cấp vùng ... theo quy hoạch tỉnh.
+ Giai đoạn 2026 - 2030 là: 16.395 tỷ
đồng; (các dự án trọng tâm trọng điểm sẽ được
xác định sau 2024/tiếp tục cập nhật
bổ sung theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 -2030).
+ Giai đoạn sau năm 2030: chưa xác định.
c) Các nguồn vốn khác: 1.176.913 tỷ đồng
(chiếm tỷ lệ 90,6 % tổng nguồn vốn), trong đó:
+ Giai đoạn đến 2025: 451.796 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026 - 2030: 725.117 tỷ đồng.
+ Giai đoạn sau năm 2030: chưa xác định.
Tổng mức đầu tư của các dự án/nhóm dự
án trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập
và trình duyệt dự án đầu tư tùy thuộc vào khả năng huy động nguồn lực của từng
giai đoạn, số liệu này không dùng để công bố phục vụ các nội dung khác ngoài
Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa.
2.5 Thời gian thực hiện: từ năm 2023
đến năm 2030./.