Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 108/NQ-HĐND 2022 thông qua quy hoạch Quảng Ninh 2021 2030

Số hiệu: 108/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Xuân Ký
Ngày ban hành: 09/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 108/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 09 tháng 7 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH TỈNH QUẢNG NINH THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 479/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 4476/BC-HĐTĐ ngày 4/7/2022 của Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 về quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 3874/TTr-UBND ngày 22/6/2022 của UBND tỉnh; Báo cáo s174/BC-UBND ngày 5/7/2022 về kết quả Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh và việc tiếp thu ý kiến tham gia, kết luận Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh về hồ sơ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Báo cáo thm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung chính như sau:

I. Phạm vi, ranh giới quy hoạch

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch tỉnh Quảng Ninh bao gồm toàn bộ tỉnh Quảng Ninh với tng diện tích tự nhiên trên đất liền 6.206,9 km2 và phần diện tích bin có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố, với 13 đơn vị hành chính gồm: 04 thành phố (Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí); 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều) và 07 huyện (Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Cô Tô). Ranh giới tọa độ địa lý khoảng 106°26' đến 108°31' kinh độ Đông và từ 20°40' đến 21°39'49,8 vĩ độ Bắc.

II. Quan điểm, mục tiêu phát triển và các đột phá phát triển

1. Quan điểm phát triển

Một là, quy hoạch tỉnh phải tuân thủ và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành cấp quốc gia và quy hoạch cấp vùng.

Hai là, chủ động, kiến tạo và tiếp tục đi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia. Phát huy tối đa, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế riêng có, khác biệt, nguồn lực của tỉnh; huy động, phân bvà sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp ti ưu, lấy “đầu tư công làm vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt đầu tư ngoài xã hội”; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chđộng thích ứng với biến đi khí hậu và nước biển dâng; tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh mang lại nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng động lực về kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, hội nhập sâu rộng, phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại với độ mở cao. Đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, chuyn đi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bn vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với tận dụng xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, cơ hội mới và công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại và tham gia sâu rộng, có hiệu quả vào mạng sn xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ th, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, truyền thông cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh. Ly đầu tư, phát triển Giáo dục và đào tạo là nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số để tăng năng suất lao động, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Bốn là, kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới xây dựng thành thành phố trực thuộc Trung ương và thúc đy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh, trong tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng được phát huy tối đa, bổ sung cho nhau, cùng phát triển bền vững.

Năm là, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững n định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng, phát triển Quảng Ninh là một tnh tiêu biu của cả nước về mọi mặt; tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc; một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế bin, ca ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; là khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10%/năm, trong đó: Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3-4%/năm; Công nghiệp xây dựng 9-10%/năm; Dịch vụ 1 1-12%/năm; (2) Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 3-4%; Công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 47-48%; Dịch vụ chiếm khoảng 38-39% và Thuế sản phẩm 9-10%; (3) GRDP bình quân đầu người đạt 19.000-20.000 USD; (4) Đóng góp vào GRDP một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: Kinh tế số khoảng 30%, Kinh tế biến khoảng 25%; Chế biến chế tạo trên 20%; Mức đóng góp năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) trên 50%; (5) Tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2021 -2030 khoảng 10%/năm; (6) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt trên 8%/năm; (7) Tỷ lệ đô thị hóa trên 75%; (8) Thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tnh (PCI), Chsố cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chsố hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI); Chỉ số chuyển đổi số (DTI).

- Về văn hóa - xã hội: (1) Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 1,9%/năm; Đến 2030 dân stoàn tỉnh khoảng 2,64 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 1,63 triệu người; (2) Diện tích nhà ở bình quân đâu người khoảng 33m2 sàn/người; (3) số bác sỹ/1 vạn dân là 16 bác sỹ; Sgiường bệnh/1 vạn dân là 72,7 giường (trong đó bao gồm 65 giường công lập/vạn dân và 7,7 giường tư nhân/vạn dân); (4) Duy trì chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh ở nhóm 5 tỉnh thành phố đứng đầu cả nước; (5) Tuổi thọ trung bình người dân trên 77 tuổi; (6) Tỷ lệ thất nghiệp dưới 2%; tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%; (7) Tỷ lệ đạt trường chuẩn quốc gia đạt trên 95%; (8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 90%, trong đó: đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt trên 55%; (9) Tỷ lệ người dân có thbảo hiểm trên 95%; (10) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt 65% và kiểu mẫu đạt 35%.

- Về môi trường: (1) Giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 55% đến năm 2025, tiên 50% đến năm 2030 và nâng cao chất lượng rừng; (2) Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị, các xã đảo, xã có hoạt động du lịch, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt trên 99% và tại các khu vực nông thôn đạt 90%; (3) Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyn và xử lý theo quy định đạt gần 100%; (4) Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải đạt trên 90% tại các khu đô thị tập trung (Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Quảng Yên) và trên 50% tại các địa phương (Đông Triều, Uông Bí, Móng Cái); (5) Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường đạt 100%; (6) Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thng cấp nước tập trung đạt 100%; Tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn, tối thiểu 60 lít/người/ngày đạt trên 85%.

- Về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Bảo đảm vững chc quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ch quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đi ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh. Xây dựng Quảng Ninh trở thành khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

2.2. Tầm nhìn phát triển đến năm 2050: Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; đảm bảo vng chc quốc phòng - an ninh.

3. Các đột phá phát triển

Một là, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược: Đy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đng bộ, hiện đại bảo đảm liên thông, tổng thể, trọng tâm ưu tiên là phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, công nghệ thông tin, viễn thông, cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng logistics, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nhanh chóng tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cu phát triển nhanh và bền vng của Tỉnh; gắn chặt với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Nâng cao cht lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hiệu lực, hiệu quả thực thi thể chế, chính sách, pháp luật.

Hai là, phát triển bền vững kinh tế biển, xây dựng Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế bin, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, một động lực phát triển của Vùng và cả nước với hệ thng cảng bin nước sâu đồng bộ, hiện đại gn với phát triển kinh tế chui khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - ven bin dạng dải. Chuyển đi số toàn diện, đng bộ, liên thông, tổng thể, trọng tâm là phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội ca tỉnh.

Ba là, Phát huy vai trò quan trọng, có tính động lực, tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của các khu kinh tế Quảng Yên, Vân Đn, Móng Cái đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng. Phát triển các khu công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc gia và quốc tế, với sự hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại cơ sở hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội, tạo được cơ hội trong huy động vn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo đột phá phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý dự án đầu tư nước ngoài có chọn lọc, đan xen lợi ích trên địa bàn. Đy nhanh tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất điện từ nguồn năng lượng xanh hơn như LNG, năng lượng tái tạo; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chui sản xuất và cung ứng toàn cu, có khả năng dn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm.

Bốn là, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, giàu bản sắc và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu với quy mô lớn, có sức cạnh tranh cao về kinh tế đnâng cao chất lượng sống của người dân; đô thị hóa gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, kết hp chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp đthu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền.

Năm là, xây dựng hệ sinh thái dân sinh hấp dẫn với chính sách khuyến khích và hỗ trợ vượt trội, môi trường sống tốt, các dịch vụ công có chất lượng cao đ thu hút và giữ chân nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu lao động việc làm.

III. Phương án phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội

1. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng.

1.1. Ngành công nghiệp

Phát triển công nghiệp xanh, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn; đưa ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở thành một trụ cột chính trong nền kinh tế. Phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường; tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo. Không mrộng các nhà máy nhiệt điện than; đầu tư nâng cao hiệu sut các nhà máy hiện tại, bo vệ môi trường. Phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp khai khoáng, trọng điểm là ngành Than góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy hoạch; Giai đoạn 2021-2030, sản lượng khai thác than của Quảng Ninh cơ bản ổn định và tăng trưởng với tc độ bình quân khoảng 1,2%/năm; đến năm 2030, sản lượng khai thác đạt trên 49 triệu tấn.

1.2. Ngành dịch vụ

Phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo; phát triển Quang Ninh là trung tâm logistics, cửa ngõ trung chuyn vận tải đa phương thức kết nối với Trung Quốc, Đông Bắc Á và ASEAN; sân bay quốc tế Vân Đn thành một trung tâm logsitics của Việt Nam, hướng tới là điểm trung chuyn cho khu vực Đông Nam Á. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thng dịch vụ chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, giá trị gia tăng lớn; Quảng Ninh là đu tàu du lịch quốc gia, trung tâm du lịch quốc tế; đón khách quanh năm, phn đấu đến năm 2030 đón khoảng 25 triệu lượt du khách (trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6%/năm.

1.3. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Phát triển nền nông nghiệp sinh thái xanh sạch, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Phát triển thủy sản là ngành mũi nhọn trên cơ sở phát huy lợi thế biển, đảo; hoàn chỉnh hệ thống hậu cần nghề cá, nuôi biển, chế biến đồng bộ, hiện đại, xây dựng Quảng Ninh thành Trung tâm thủy sản Min Bc. Phát triển các khu ứng dụng công nghệ cao Đông Triều, Đm Hà, Tiên Yên và phát triển sản xuất tập trung về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản; xây dựng các vùng phát triển rừng bền vững, rừng gỗ lớn, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gn với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu, đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm chế biến, xuất khẩu đồ gcủa Miền Bắc. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo hướng tăng cường liên kết theo chui, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mu bn vững, giàu bản sắc văn hóa.

1.4. Kinh tế biển

- Xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành một trung tâm kinh tế biển bn vng của cả nước trên cơ sở phát triển du lịch - dịch vụ kết nối khu vực và quốc tế; đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu, các đầu tàu du lịch đng cấp quốc tế gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu đô thị biển - ven bin cận kề và là một trong những trung tâm logistics trọng điểm của cả nước. Đồng thời xây dựng Quảng Ninh thành một trong những ca ngõ trung chuyn hướng bin của khu vực; tăng khả năng liên kết không gian kinh tế ven bờ, bin và đảo, tạo động lực phát triển cho vùng Đông Bắc và cả nước.

- Phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển và trên biển (nuôi biển) công nghệ cao, hiệu quả và bn vững; khuyến khích nuôi các đối tượng làm dược liệu biển và thực phẩm dinh dưỡng tsản phẩm bin; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chế biến sâu, bảo quản sau thu hoạch,... đtạo giá trị gia tăng của sản phẩm biển, góp phần tiết kiệm tài nguyên bin. Quy hoạch không gian ven biển, ven bờ (ven đảo lớn) cho phát triển du lịch bn vững kết hp phát triển các lĩnh vực kinh tế - dịch vụ dựa vào bảo tồn biển là thế mạnh vượt trội ở Quảng Ninh.

- Ưu tiên xây dựng đồng bộ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đa mục tiêu, nhằm bảo đảm “lợi ích képtrong phát triển. Chuyển dần sang phát triển mạnh năng lượng tái tạo. Coi trọng hợp tác quốc tế và khu vực trong phát triển kinh tế biển bền vững và đào tạo nguồn nhân lực biên hiệu quả. Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế biển trên cơ sở phân vùng không gian dựa vào hệ sinh thái và theo chức năng sử dụng biển, đảo và vùng ven bin; phân b không gian bin, vùng ven biển và đảo cho các ngành/lĩnh vực theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích và giảm xung đột không gian trong khai thác, sử dụng cùng một vùng ven biển, đảo và biển, giữa các tập thể và cá nhân. Phát triển kinh tế bin gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, đảm bảo vững chc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; đồng thời giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển đặc trưng Quảng Ninh để phát triển du lịch bền vững. Phát triển và quản lý bền vững kinh tế biển của tỉnh theo phương thức quản trị bin dựa vào không gian, liên ngành với sự tham gia thực chất của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

1.5. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng

- Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; xây dựng nền giáo dục mở, hiện đại, tiên tiến, cơ cấu, phương thức phù hợp điều kiện thực tiễn địa phương, đảm bảo liên thông, phục vụ học tập sut đời của người dân, cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, tiệm cận với trình độ quốc tế, phát triển toàn diện năng lực của người học. Đảm bảo phát triển hệ thống giáo dục hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa giáo dục chính quy và không chính quy theo phương châm ngân sách nhà nước là chủ đạo, kết hợp với huy động tối đa nguồn lực ngoài ngân sách và nguồn lực trong Nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, có cơ chế khuyến khích phát triển giáo dục ngoài công lập, hài hòa lợi ích nhà nước - người dân - người học - nhà đầu tư theo phương châm tất cả học sinh đều được đến trường với chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn. Chđộng, tích cực tận dụng các thành tựu khoa học kthuật, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng chuyn đi số đtạo đột phá phát triển giáo dục thông minh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Quảng Ninh gắn với yêu cầu của hội nhập quốc tế; đưa Quảng Ninh nằm trong nhóm 15 tỉnh thành phố dẫn đầu cả nước về trình độ, chất lượng phát triển giáo dục, đào tạo, một trong những trung tâm giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng, tỉnh học tập tham gia mạng lưới thành phố/tỉnh học tập toàn cầu UNESCO.

- Xây dựng lộ trình đào tạo, đào tạo lại và chuyển đi nghề cho lao động ngành than đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả phù hợp với nhu cầu phát triển của Tập Đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tng Công ty Đông Bc và của Tỉnh và nhu cầu của thị trường.

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe

Phát triển hệ thống y tế hiện đại, đồng bộ, đồng đều, cân đối giữa y tế dự phòng và y tế điều trị, chú trọng y tế cơ sở, bảo đảm tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao cho mọi người dân, nhất là ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo, đối tượng yếu thế; phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa đầu tư một số bệnh viện với dịch vụ chất lượng cao ngang tầm khu vực; xây dựng Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm dịch vụ y tế kỹ thuật cao của cả nước để góp phần thúc đy phát triển du lịch. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đi mới y tế cơ sở; phát triển nguồn nhân lực y tế đạt trình độ cao. Hình thành hệ thng trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở tất cả các cấp và kết ni với mạng lưới kiểm soát bệnh tật thế giới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình tng thể phòng chng dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, sn sàng ứng phó có hiệu quả với đại dịch trong tương lai.

c) An sinh xã hội

Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, chuyển đổi số, cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của khu vực nông thôn, miền núi, đồng bộ, hiện đại, kết ni liên thông, tng thvới đô thị, đthúc đẩy phát triển sản xuất- kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu lao động... nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền; bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là đi với người có công, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, biên giới, hải đảo, người có thu nhập thấp, đối tượng yếu thế; thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em, đảm bảo môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em phát triển toàn diện; nâng cao chất lượng sng mọi mặt của nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “hạnh phúc”; phấn đấu chậm nhất đến năm 2025 không còn hộ nghèo theo chun quốc gia và giảm nghèo bền vững.

d) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

- Phát triển nhân lực khoa học công nghệ; nâng cao năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển và chuyn giao các công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa công nghệ truyền thống. Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh trở thành một điểm đến triển lãm quốc tế hàng năm về khoa học biển, cảng bin và khoa học bảo vệ môi trường...

- Mở rộng và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học... trọng tâm vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến chế tạo, cải cách hành chính, quản lý nhà nước, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, bảo vệ môi trường, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông,... xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội svà xây dựng đô thị thông minh để tạo động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá về năng sut, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng và bảo đảm tính bền vững. Hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn và Móng Cái; Khu công nghệ thông tin tập trung (Hạ Long ICT Park); Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều, Đầm Hà, Tiên Yên; Khu trình diễn, giới thiệu, mô hình, thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ nguồn gen tại Tiên Yên.

đ) Thông tin, truyền thông

Đến năm 2030, Quảng Ninh thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện. Phát triển mạnh mẽ các loại hình thông tin báo chí, đặc biệt chú trọng phát triển các loại hình thông tin điện tử; ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) trong thu thập và xử lý thông tin, sản xuất chương trình; tăng cường quản lý truyền thông trên nn tảng s. Từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế báo chí để trở thành động lực phát triển cho ngành báo chí của Tỉnh.

e) Văn hóa, th thao

- Phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển kinh tế nhanh, bền vững của tỉnh. Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng min. Chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh.

- Kết hợp chặt chỗ giữa bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, giá trị văn hóa các dân tộc; vận dụng cơ chế thị trường đ chuyn hóa các tài nguyên văn hóa thành nguồn lực văn hóa, “vốn hóa” các giá trị văn hóa địa phương đô hình thành nên các sản phẩm văn hóa đa dạng, độc đáo phục vụ du lịch - dịch vụ. Tập trung bảo tồn và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa của Tỉnh, trong đó ưu tiên nguồn lực cho các di sản được UNESCO ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật ththuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thường xuyên tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia chống xuống cấp phù hợp với điều kiện thực tin địa phương. Từng bước phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, giải trí trên địa bàn tỉnh hướng tới xuất khẩu văn hóa góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững. Xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm văn hóa nghệ thuật cấp vùng; điểm đến hấp dẫn hàng đầu về du lịch di sản văn hóa khu vực châu Á và thế giới được bình chọn hng năm; thành phố Hạ Long trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố sáng tạo trên thế giới (của UNESCO).

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa thể dục thể thao; phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các môn thế mạnh, môn thể thao Olympic; phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh là một trong những trung tâm trọng điểm thể thao thành tích cao của cả nước.

f) Quốc phòng, an ninh

Xây dựng, cng cố khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh, phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế; giữ vững chủ quyền an ninh biên giới trên đất liền, trên bin đảo. Thực hiện kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; kiên quyết không đánh đi yêu cầu về an ninh, an toàn lấy lợi nhuận, lợi ích kinh tế đơn thuần hay nhu cầu văn hóa tầm thường. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển. Mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế.

2. Về tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội

Tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình tổ chức không gian phát triển một tâm, hai tuyến đa chiu, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới xây dựng thành thành phố trực thuộc Trung ương và thúc đy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh, trong tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bng sông Hồng được phát huy tối đa, bổ sung cho nhau, cùng phát triển. Trong đó: Tâm là thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của Tỉnh; phát triển đô thị theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, mrộng đô thị về phía Bắc. Tuyến hành lang phía Tây xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triu hướng tới đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; phát triển chui đô thị - công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh; trong đó Khu kinh tế ven bin Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây và ca tỉnh, phát triển theo mô hình “Thành phthông minh” với các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị - cng biển thông minh, hiện đại, trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao. Tuyến hành lang phía Đông xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới thị trường Đông Bắc Á; phát triển chui đô thị sinh thái - dịch vụ, thương mại, du lịch tng hp cao cấp, nông nghiệp sạch - công nghệ cao và kinh tế bin; ly phát triển công nghiệp để dẫn dắt nông nghiệp. Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái là hai mũi đột phá. Ba vùng động lực gồm: (1) Phân vùng đại đô thị Hạ Long mở rộng (Hạ Long, Cẩm Phả, Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều); (2) Phân vùng đô thị du lịch biển và núi rừng (Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Cô Tô); (3) Phân vùng đô thị kinh tế cửa khẩu (Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Đầm Hà).

IV. Về phát triển hệ thống đô thị và các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

1. Phát triển hệ thống đô thị

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 07 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.

Gắn kết hài hòa phát triển giữa đô thị và nông thôn, thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, phát triển các đô thị đồng bộ về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống của người dân; chú trọng các công trình, dự án xây dựng thấp tầng, thiết kế tự nhiên, thân thiện với môi trường tại các khu du lịch ven biển. Mở rộng không gian phát triển đô thị của thành phố Hạ Long, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối phát triển đô thị theo mô hình đa cực, mở rộng đô thị lên phía Bắc. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đồng bộ, hiện đại, giữ vững tiêu chí đô thị loại I. Xây dựng thành phố Móng Cái và thị trấn Quảng Hà gắn với xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái và Khu công nghiệp dịch vụ - cảng biển Hải Hà có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Xây dựng, phát triển đô thị, kinh tế thương mại biên giới tại các khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Hoành Mô - Đồng Văn gắn liền với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Xây dựng và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, thông minh, văn minh, giàu bản sắc và có tính tiên phong dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động lực của phát triển.

2. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu; ưu tiên thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường, mang lại giá trị gia tăng cao, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thành lập. Phát triển theo chiều sâu các khu kinh tế, khu công nghiệp để tăng tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế, tăng tính liên kết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh - Hải Phòng, hình thành các cụm sản xuất có quy mô lớn, tập hợp các ngành liên kết. Thu hút mọi nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển các khu kinh tế trọng điểm, trong đó: Xây dựng, phát triển Khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây của Tỉnh và của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trở thành đô thị - công nghiệp - dịch vụ - cảng biển thông minh, hiện đại. Xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm công nghiệp giải trí, công nghiệp văn hóa có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp đẳng cấp quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị vịnh Bái Tử Long; phát triển theo mô hình đô thị thông minh, trung tâm kinh tế và văn hóa của khu vực. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế phát triển năng động, bền vững của Tỉnh và của vùng Đông Bắc, đồng thời là trung tâm phát triển kinh tế quan trọng của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

Phát triển khu công nghiệp mới với các mô hình phù hợp với điều kiện và phát huy lợi thế từng khu vực như: khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ (Đông Triều 2, Vạn Ninh); khu công nghiệp công nghệ cao (Uông Bí); khu công nghiệp chuyên ngành (Việt Hưng). Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo hướng sản xuất sạch, thân thiện môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cộng sinh công nghiệp, hướng tới tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Quy hoạch mới 8 khu công nghiệp, đến năm 2030 toàn tỉnh có 23 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 18.993 ha, trong đó diện tích sử dụng đất đến năm 2030 khoảng 5.904 ha; quy hoạch mới các cụm công nghiệp đảm bảo sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

V. Phát triển kết cấu hạ tầng

1. Phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải

- Bám sát định hướng của quy hoạch cấp quốc gia để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng (Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang...), nội vùng (nhất là giữa các khu vực vùng cao, miền núi với các vùng động lực, trung tâm đô thị) gắn với các hành lang phát triển kinh tế (Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển từ Móng Cái, Quảng Ninh đến Cà Mau), trong đó tập trung các công trình: cầu Rừng; cầu Lại Xuân; cầu và đường kết nối Uông Bí với Thủy Nguyên; cầu/hầm nối từ khu vực Tiền Phong với Lạch Huyện; Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến thị xã Đông Triều; Đầu tư mở rộng Quốc lộ 279 kết nối liên thông với đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả; Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342 từ Hạ Long qua Ba Chẽ đến giáp ranh địa phận tỉnh Lạng Sơn; cao tốc Lạng Sơn - Tiên Yên, Quốc lộ 4B,... Hạ tầng giao thông kết nối các đảo từ Đầm Hà - Cái Chiên - Vĩnh Thực; các đảo của huyện Vân Đồn.

- Quy hoạch đường sắt đô thị kết nối các địa phương: Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên - Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn; Hải Hà - Móng Cái. Phát triển hệ thống giao thông đường sắt tốc độ cao, tàu điện trên cao sau năm 2030 từ Đông Triều tới Móng Cái và có gắn với liên kết vùng, hợp tác quốc tế,... Kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng một số cảng biển quan trọng như: Nam Tiền Phong, Con Ong - Hòn Nét, Hải Hà, Mũi Chùa; xây dựng các bến du thuyền tiêu chuẩn quốc tế tại vịnh Cửa Lục. Quy hoạch các trung tâm logistics gắn với hệ thống cảng biên; trung tâm logistics chuyên dùng gắn với sân bay Vân Đồn; trung tâm logistics gắn với cửa khẩu: Móng Cái, Hoành Mô - Đồng Văn, Bắc Phong Sinh và các trung tâm logistics gắn với công nghiệp, đô thị, các vùng nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Định hướng phát triển các cảng, bến trên các tuyến vận tải chính, các tuyến luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng đường thủy nội địa địa phương.

- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, thành tựu khoa học kỹ thuật trong phát triển hệ thống giao thông thông minh, điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian, chi phí đi lại, thuận tiện và thân thiện với môi trường... nhất là hệ thống giao thông kết nối giữa các đảo phục vụ phát triển kinh tế- xã hội về lâu dài. Hình thành các bãi đỗ xe thông minh ở các khu đô thị trọng điểm.

2. Phương án phát triển mạng lưới cấp điện

Duy trì phát triển các nguồn điện hiện có trên địa bàn tỉnh, hạn chế mở mới nhiệt điện than; phát triển điện khí LNG tại thành phố Cẩm Phả; chuyển đổi 1.640 MW điện than được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh sang điện khí; phát triển nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi với tổng công suất bước đầu khoảng 2.500 MW; điện sinh khối khoảng 107 MW và các dự án điện tận dụng khí, nhiệt thải để phát điện; điện rác, thủy điện, điện mặt trời theo quy hoạch. Duy trì phát triển hệ thống truyền tải điện 500 kV, 220 kV, hệ thống lưới điện phân phối 110 kV và nguồn điện trung thế và hạ thế đáp ứng yêu cầu.

3. Phương án phát triển mạng lưới viễn thông

- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, mạng kết nối vạn vật (IoT) liên thông, đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ chuyển đổi số toàn diện, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế, xã hội số; tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông.

- Xây dựng Trung tâm bưu chính cấp Vùng trên địa bàn Tỉnh, triển khai nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạng lưới hạ tầng viễn thông, trong đó tập trung phát triển hạ tầng mạng băng rộng. Ngầm hóa mạng cáp ngoại vi trên địa bàn tỉnh; cải tạo mạng truyền dẫn, tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông đảm bảo chất lượng dịch vụ, tiết kiệm nguồn lực đầu tư, an toàn mạng lưới và mỹ quan đô thị.

4. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, thoát nước

Phát triển thủy lợi theo hướng hiện đại, bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, các ngành kinh tế; chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nghiên cứu đầu tư, nâng cấp hệ thống các moong chứa nước, hệ thống xử lý nước thải ngành than tạo nguồn nước phục vụ các ngành kinh tế. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp nước đô thị và nông thôn để đáp ứng nhu cầu cấp nước sản xuất, sinh hoạt; ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, quy mô liên đô thị, liên xã. Xây dựng mới hệ thống cấp nước tập trung tại các xã, các đảo để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tiếp tục nâng cấp, mở rộng, nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung quy mô lớn tại các đô thị, khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp; quan tâm xây dựng hệ thống thoát nước thải đô thị, nông thôn.

5. Về kết cấu hạ tầng khác

a) Phương án phát triển hạ tầng văn hóa, thể thao

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao, trở thành phong trào sâu rộng với nhiều chủ thể, nhiều nguồn lực. Đổi mới cơ chế quản lý để phát huy tối đa hiệu quả của các thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là nhà thi đu, sân vận động, cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Nâng cấp trung tâm thể dục thể thao tỉnh trở thành Khu liên hợp thể thao cấp vùng đáp ứng yêu cầu tổ chức một số giải thi đấu thể thao cấp vùng, quốc gia và quốc tế, thường xuyên diễn ra các sự kiện, giải thi đấu thể thao cấp tỉnh, cấp quốc gia và quốc tế góp phần phát triển du lịch, dịch vụ. Phát triển các sân golf phục vụ thể thao và du lịch gồm: 06 sân golf đang triển khai thực hiện và quy hoạch mới 16 sân golf đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất nguồn lực đất đai. Phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các bộ môn trong hệ thống Olympic và những bộ môn thế mạnh của tỉnh. Phấn đấu trong tốp 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu cả nước tại Đại hội thể dục thể thao Toàn quốc.

b) Phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo

Xây dựng trường Đại học Hạ Long theo mô hình đô thị đại học, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của khu vực; trường cao đẳng Việt - Hàn theo hướng chất lượng cao. Tiếp tục rà soát, ưu tiên quỹ đất, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đảm bảo đồng bộ, phù hợp, đầu tư chuẩn hóa về cơ sở vật chất tiên tiến, đồng bộ, hiện đại, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Thu hút đầu tư các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tư thục, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu phát triển tại Quảng Yên, Vân Đồn, Hải Hà và Móng Cái...; nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hướng chất lượng cao, ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề như công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, dịch vụ, công nghệ thông tin, an toàn thông tin, điện tử, kinh tế cảng biển và dịch vụ cảng biển...

c) Phương án phát triển hạ tầng y tế, an sinh xã hội

Phát triển hợp lý hệ thống y tế thông minh; đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực xây dựng, phát triển các cơ sở y tế chất lượng cao; thu hút các bệnh viện tư nhân chất lượng cao, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế tại Hạ Long, Móng Cái và Vân Đồn; thu hút đầu tư các Viện dưỡng lão tại Hạ Long, Vân Đồn đáp ứng nhu cầu dân sinh kết hợp phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và phát triển các cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người già neo đơn, không nơi nương tựa.

d) Phương án phát triển hạ tầng thương mại

- Phát triển các trung tâm thương mại đa năng, phức hợp, tổng hợp mang tầm khu vực Đông Nam Á, các đại siêu thị và siêu thị (hạng I) đáp ứng nhu cầu mua sắm kết hợp vui chơi, giải trí gồm: Trung tâm thương mại tổng hợp tại thành phố Hạ Long phía Bắc vịnh Cửa Lục, tại cảng Cái Lân; Trung tâm thương mại tổng hợp, hệ thống outlet, casino tại khu vực gần cửa khẩu, thành phố Móng Cái; Trung tâm thương mại đa năng, casino tại khu vực đảo Cái Bầu, huyện Vân Đồn.

- Phát triển hệ thống hạ tầng cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt đảm bảo đầy đủ, an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Bắc bộ với tổng trữ lượng khoảng 1.610.000 m3 xăng dầu, 747.130m3 khí (LPG, LNG).

VI. Phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện

1. Quy hoạch xây dựng các vùng liên huyện:

- Vùng liên huyện Hạ Long gồm: Thành phố Hạ Long, thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, thị xã Đông Triều, thành phố Cẩm Phả, trong đó thành phố Hạ Long là trung tâm vùng, thị xã Quảng Yên gắn với khu kinh tế ven biển Quảng Yên là động lực tăng trưởng mới. Quy mô dân số khoảng 1,9 triệu người; diện tích khoảng 3.028 km2. Đây là trung tâm động lực tổng hợp đa ngành của tỉnh Quảng Ninh, với ngành kinh tế trọng tâm là du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng, cảng biển, các ngành năng lượng sạch,...

- Vùng liên huyện Vân Đồn gồm: Huyện Vân Đn, huyện Cô Tô, huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ, trong đó khu vực đô thị trung tâm huyện Vân Đồn là trung tâm vùng. Quy mô dân số khoảng 323,5 nghìn người; diện tích khoảng 4.145 km2. Đây là vùng kinh tế du lịch, công nghiệp sạch và công nghệ cao, logistics, nông lâm ngư nghiệp, trong đó Vân Đồn là khu kinh tế ven biển, mũi đột phá, trung tâm phát triển và tăng cường kết nối đến các vùng miền núi phía Bắc và vùng biển đảo phía Nam. Là một cửa ngõ mới ra biển của vùng miền núi phía Đông Bắc.

- Vùng liên huyện Móng Cái gồm: Thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà, huyện Bình Liêu, trong đó thành phố Móng Cái gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là mũi đột phá, trung tâm vùng. Quy mô dân số khoảng 418,9 nghìn người; diện tích khoảng 2.671 km2. Đây là vùng trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu, cửa ngõ của ASLAN với các nước Đông Bắc Á với hạ tầng đường cao tốc, cảng biển quy mô lớn Hải Hà, Vạn Ninh.

2. Quy hoạch xây dựng các vùng huyện

Quy hoạch 12 vùng huyện đảm bảo phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển tổng thể của tỉnh gồm: (1) Vùng thành phố Hạ Long; (2) Vùng thành phố Cẩm Phả; (3) Vùng thành phố Uông Bí; (4) Vùng thị xã Quảng Yên; (5) Vùng thị xã Đông Triều; (6) Vùng huyện Vân Đồn; (7) Vùng huyện Tiên Yên; (8) Vùng huyện Ba Chẽ; (9) Vùng huyện đảo Cô Tô; (10) Vùng Móng Cái - Hải Hà; (11) Vùng huyện Đầm Hà; (12) Vùng huyện Bình Liêu.

VII. Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

1.1. Bảo vệ môi trường

Phân vùng môi trường tỉnh theo 3 vùng: (i) Vùng bảo vệ nghiêm ngặt (N), bao gồm 2 tiểu vùng: Tiểu vùng bảo tồn nghiêm ngặt và tiểu vùng bảo vệ có kiểm soát; (ii) Vùng hạn chế phát thải (H), bao gồm 6 tiu vùng: Tiểu vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử - văn hóa danh lam thắng cảnh, khu di sản thiên nhiên, khu vực khác không phải khu dân cư tập trung ở đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III), tiểu vùng đất ngập nước quan trọng, tiểu vùng hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, tiểu vùng khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V, tiểu vùng khu vui chơi giải trí dưới nước và tiểu vùng khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường cần được bảo vệ; (iii) Vùng khác (K).

1.2. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Quy hoạch các khu vực: Khu vực đa dạng sinh học cao (SHC), các vùng đất ngập nước quan trọng (ĐQT), các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng (CQT), hành lang đa dạng sinh học (HL), khu bảo tồn thiên nhiên (BT), các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (CS).

1.3. Các trạm, điểm quan trắc môi trường

Đến 2030, có khoảng 127 trạm, điểm quan trắc môi trường nước mặt; 08 điểm quan trắc định kỳ môi trường nước dưới đất; có 80 trạm, điểm quan trắc môi trường không khí; 47 điểm quan trắc định kỳ môi trường đất; 106 trạm, điểm quan trắc môi trường nước biển ven bờ; 44 điểm quan trắc định kỳ môi trường trầm tích, 26 điểm quan trắc nhựa và vi nhựa; 03 trạm, điểm quan trắc môi trường phóng xạ.

1.4. Bảo vệ và phát triển rừng

- Bảo vệ và phục hồi hiệu quả tối đa diện tích rừng tự nhiên; duy trì, củng cố các khu rừng đặc dụng hiện có; thành lập mới, khôi phục, tái phát triển một số khu rừng đặc dụng; trong đó mở rộng diện tích gắn với bảo vệ hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên và di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Bái Tử Long, rừng quốc gia Yên Tử, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh.

- Bảo vệ đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, bảo tồn hệ sinh thái núi đá tại Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và vùng phụ cận. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Quảng Nam Châu (huyện Hải Hà); Vườn quốc gia Bái Tử Long; Rừng Quốc gia Yên Tử. Xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng đặc dụng Đng Sơn - Kỳ Thượng trở thành công viên rừng có thương hiệu gắn với Di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

1.5. Các khu nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ

Định hướng quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tập trung đô thị theo quy hoạch đô thị, nghĩa trang tập trung xã theo định hướng quy hoạch xây dựng nông thôn; bố trí nhà tang lễ tại các đô thị đảm bảo tiêu chuẩn về phân loại đô thị; duy trì các nghĩa trang hiện trạng đến khi lấp đầy; di dời đối với các nghĩa trang trong khu vực phát triển đô thị hoặc không đảm bảo yêu cầu môi trường.

1.6. Các khu xử lý chất thải

- Quy hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn phân tán tại các huyện, thị xã thành phố (mỗi địa phương bố trí tối thiểu 01 cơ sở xử lý hoặc dự trữ quỹ đất để bố trí khu xử lý chất thải rắn đảm bảo thu gom, xử lý cho địa phương hoặc liên huyện).

- Thu gom, xử lý: Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường của từng huyện thành phố sẽ được thu gom và đưa về các khu xử lý chất thải rắn của từng huyện; chất thải rắn nguy hại được thu gom xử lý tại các cơ sở có chức năng xử chất thải rắn nguy hại; chất thải rắn Y tế được thu gom và xử lý đưa về các khu xử lý được phân theo vùng, theo cụm.

- Định hướng thoát nước: (1)- Nước thải đô thị đô thị, nông thôn phải được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn trước khi thoát ra môi trường. Đối với khu dân cư hiện hữu, sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng để tách nước thải đưa về trạm xử lý chung. Đối khu vực nông thôn khuyến khích sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, lâu dài thu gom, xử lý tập trung theo từng cụm, điểm dân cư; (2)- Đối với nước thải công nghiệp, nước thải ngành than, nước thải y tế: phải được thu gom xử lý tại cơ sở đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

2. Khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

2.1. Về thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các khu, điểm mỏ khoáng sản phải theo quan điểm phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, gắn với thực hiện lộ trình dừng các khu vực khai thác lộ thiên, các mỏ đá vôi, các nhà máy xi măng, nhiệt điện trên địa bàn thành phố Hạ Long. Phấn đấu đến năm 2025 dừng khai thác các mỏ đá vôi và chấm dứt khai thác cát, sỏi trên toàn bộ các xã đảo, tuyến đảo. Không cấp mới, gia hạn khai thác các mỏ sét và có lộ trình dừng hoạt động các mỏ sét gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, du lịch, Vịnh Hạ Long trước năm 2030. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quản lý tài nguyên, than, khoáng sản trên địa bàn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tận dụng tối đa nguồn đất, đá thải mỏ làm vật liệu san lấp mặt bằng các dự án phát triển hạ tầng đô thị, giảm áp lực lên các bãi thải mỏ.

2.2. Các mỏ, khu vực địa điểm có khoáng sản chưa khai thác, cấm khai thác cần bảo vệ với từng loại khoáng sản

- Khu vực cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa; khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

- Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, gồm: Khu vực yêu cầu về quốc phòng, an ninh; bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được Nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong quá trình thăm dò, khai thác khoáng sản; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Ưu tiên phân bnguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước theo thứ tự: (1) Nhu cầu nước cho sinh hoạt; (2) Nhu cầu nước cho công nghiệp; (3) Nhu cầu sử dụng nước cho du lịch, dịch vụ; (4) Nhu cầu sử dụng nước cho thủy sản và các lĩnh vực khác.

- Triển khai cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước. Thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới và phòng ngừa, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất. Xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước mặt và nước dưới đất. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn thải. Xây dựng các công trình phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn và tiêu úng như các trạm bơm, cống tiêu, nạo vét trục tiêu và triển khai đầu tư công trình đê điều, phòng chống lũ. Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có. Rà soát các công trình đập dâng, hồ chứa nước đã xuống cấp để gia cố, nâng cấp. Ổn định mái dốc, chống sạt lở cho những khu vực có nguy cơ lũ quét cao...

4. Phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Phân vùng rủi ro đối với từng loại thiên tai trên địa bàn tỉnh và xác định các khu vực ưu tiên phòng, chống đối với từng loại thiên tai.

- Củng cố hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa nước, các công trình phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu của hệ thống cơ sở hạ tầng. Thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Triển khai các phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: kiểm kê khí nhà kính và thúc đẩy phát triển thị trường các bon; thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh các hành động giảm nhẹ khí nhà kính và tăng cường các bể hấp thu khí nhà kính; có lộ trình thay thế các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và khí bằng năng lượng tái tạo, hướng tới phát thải ròng bằng không đến năm 2050; thực hiện các hành động phục hồi thiên nhiên.

VIII. Phương án phân bổ và khoanh vùng sử dụng đất đến năm 2030

Nguồn lực đất đai phải được điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê, lượng hóa, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế, được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh. Đảm bảo việc bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022.

IX. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư và thu hút đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

X. Các nhóm giải pháp chủ yếu

1. Về huy động, sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công ở tất cả các cấp ngân sách gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, “lợi ích nhóm”. Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách, tăng tỷ trọng các nguồn thu bền vững; tăng cường giải pháp tăng thu ngân sách, chống thất thu thuế; triển khai rộng rãi hóa đơn điện tử. Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng vốn; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao tỷ lệ giải ngân gắn với chất lượng công trình và hoàn thành đúng tiến độ các dự án; ưu tiên bố trí phù hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước để dẫn dắt và thúc đẩy thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể tham gia.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông. Kiên quyết loại bỏ các rào cản bất hợp lý, các chi phí không chính thức; củng cố, đổi mới cơ chế, phát huy hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông các cấp phù hợp với xu hướng chuyển đổi số toàn diện. Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số để tăng năng suất và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân có trọng tâm, trọng điểm.

- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, ngày càng thực sự trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế của Tỉnh. Phát triển sản phẩm chủ lực và xây dựng thương hiệu của Tỉnh, tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế và thúc đẩy liên kết vùng. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có khả năng dẫn dắt, hình thành hệ sinh thái các ngành kinh tế trọng điểm, tạo động lực lan tỏa thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khác.

2. Giải pháp phát triển nguồn lực đất đai

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện; xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất sạch, mặt bằng sản xuất sẵn sàng thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chế tạo. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng đấu giá quyền sử dụng đất theo thị trường đảm bảo công khai, minh bạch. Rà soát, đánh giá hiện trạng từng khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh về công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, dự án đầu tư, môi trường, lao động, hạ tầng xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, hiệu quả kinh tế - xã hội. Tăng cường kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, có sai phạm, gây lãng phí đất đai... theo quy định của pháp luật.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, tạo động lực phát triển. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng quy mô và nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt cơ chế chính sách về nhà ở để thu hút lao động khi làm việc tại Quảng Ninh bao gồm cả nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho nguồn nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia gắn với các thiết chế văn hóa để đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động làm việc, sinh sống lâu dài tại Quảng Ninh.

- Tập trung nguồn lực xây dựng phát triển trường Đại học Hạ Long theo mô hình đô thị đại học để trở thành một trong những trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao hàng đầu đối với một số lĩnh vực của vùng. Mở rộng các cơ sở đào tạo, dạy nghề chất lượng cao, ưu tiên các lĩnh vực ngành nghề tỉnh trọng điểm (công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ, du lịch; kinh tế bin...), tăng cường kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ninh đáp ứng các yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

4. Giải pháp về môi trường; khoa học và công nghệ

- Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của môi trường. Áp dụng tiêu chuẩn của các nước phát triển về quản lý môi trường; phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên,... đối với tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác liên tỉnh với các địa phương lân cận trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là liên quan đến bảo vệ môi trường biển, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và xử lý ô nhiễm môi trường giữa các khu vực giáp ranh, khu vực chung; đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường.

- Mở rộng và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế như: chế biến chế tạo, sản xuất điện, khai khoáng, du lịch, thương mại, logistics, tài chính, nông nghiệp, kinh tế biển, cảng biển và các lĩnh vực xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin truyền thông, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và xây dựng đô thị thông minh.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

5.1. Về hợp tác quốc tế

Chủ động, tích cực, sáng tạo triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo thế đan xen lợi ích trên địa bàn Tỉnh và từng địa phương, lang cường thông tin tuyên truyền đối ngoại, tập trung quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người Quảng Ninh, Việt Nam. Nâng cao năng lực hội nhập cho các chủ thể là doanh nghiệp và người dân. Triển khai thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do. Tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, kinh tế - xã hội; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển. Nghiên cứu mở rộng việc ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ hữu nghị và giao lưu, hợp tác với tỉnh, thành phố có điều kiện tương đồng hoặc có lợi thế so sánh khác biệt thuộc các nước khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ... để thúc đẩy đầu tư, thương mại, du lịch,...

5.2. Về hợp tác vùng

- Tăng cường các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp với nhu cầu và thế mạnh của các địa phương trong vùng Thủ đô, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Tam giác, Tứ giác phát triển... tạo sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh cho Quảng Ninh và cho mỗi địa phương, cho toàn vùng và cả nước; nhất là trên các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hình thành, phát triển các dịch vụ và chuỗi sản phẩm du lịch; quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên than, khoáng sản; phát triển kinh tế số, xã hội số, xúc tiến đầu tư và giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội... Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng, trong đó có chính sách đặc thù riêng để xây dựng, phát triển Hải Phòng - Qung Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển; Xây dựng khu hợp tác kinh tế song phương Móng Cái - Đông Hưng tạo động lực thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế; Cơ chế chính sách đột phá cho phát triển Khu kinh tế Vân Đồn,...

6. Giải pháp về quản lý và kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

- Nghiên cứu các mô hình và thực tiễn quản lý phát triển nông thôn và đô thị toàn cầu để nâng cao năng lực quản lý và thực thi của chính quyền; ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quản lý phát triển đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển hiện đại, văn minh và thân thiện với môi trường. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị.

- Quản lý giám sát chặt chẽ đảm bảo việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kết nối mạng lưới hạ tầng chung của địa phương và các vùng phụ cận. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp đô thị; xây dựng và phát triển các đô thị thông minh; xây dựng nông thôn mới phù hợp với định hướng đô thị hoá.

7. Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí trong triển khai thực hiện. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; giới thiệu các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, tập trung kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm.

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch theo hướng đồng bộ.

- Triển khai xây dựng kế hoạch hành động, thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá các nội dung quy hoạch thành các kế hoạch 5 năm, hằng năm. Các cấp, các ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá, giám sát việc thực hiện quy hoạch theo quy định.

- Công tác tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bố trí bộ máy lãnh đạo tâm huyết, cán bộ đủ năng lực với cơ chế quản lý hiệu lực, hiệu quả để triển khai thực hiện thành công quy hoạch.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo ý kiến tham gia của Hội đồng thẩm định, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, tính kế thừa, đổi mới, phát triển các quy hoạch chiến lược của giai đoạn trước và các yếu tố mới, cơ hội mới, các định hướng, chiến lược của tỉnh trong tổng thể định hướng phát triển quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng. Yêu cầu tư vấn hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh xúc tiến đầu tư nước ngoài sau khi Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quy định.

2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 9 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
- Các Ủy ban của QH, Ban CTĐB của UBTV Quốc hội;
- Các Bộ: KH&ĐT; TN&MT, Công Thương, Tài Chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV;
- Các ban xây dựng Đảng và VP Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Trung tâm truyền thông tỉnh;
- Lưu: VT, NS1.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Ký

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 108/NQ-HĐND ngày 09/07/2022 thông qua Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.029

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.223.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!