HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2014/NQ-HĐND
|
Bình Định, ngày
10 tháng 7 năm 2014
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG THỊ TRẤN BÌNH DƯƠNG, HUYỆN PHÙ MỸ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Nghị quyết số
753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khóa XI ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số
36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa - Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ trình số
39/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến
thông qua Đề án đặt tên đường tại thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ; Báo cáo thẩm
tra số: 12/BC-VHXH ngày 02 tháng 7 năm 2014 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng
nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường thị trấn
Bình Dương, huyện Phù Mỹ, gồm 24 tuyến đường (Có Đề án kèm theo).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|
ĐỀ ÁN
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN BÌNH DƯƠNG HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 10/7/2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Định, Khóa XI)
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH
HÌNH
1. Thị trấn Bình Dương được thành lập
vào ngày 19/4/2002, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phía Bắc
huyện Phù Mỹ. Sau hơn 10 năm thành lập, thị trấn Bình Dương tiếp tục phát triển
và đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực.
Đô thị ngày càng được chỉnh trang, mở
rộng và hình thành các khu đô thị mới. Hệ thống giao thông nội thị được đầu tư
nâng cấp, chỉnh trang, mở rộng và hình thành các khu đô thị mới, một số tuyến
đường chính được trải nhựa (Quốc lộ 1A, ĐT 632), còn lại đa số là đường bê tông
- xi măng, đã đáp ứng nhu cầu đi lại, thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của địa
phương phát triển.
2. Thị trấn Bình Dương cách trung tâm
huyện lỵ Phù Mỹ 15km về phía Bắc dọc theo trục đường Quốc lộ 1A, là địa phương
tập trung phần lớn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, dịch vụ
thương mại phát triển khá mạnh tạo điều kiện thúc đẩy thị trấn Bình Dương phát
triển toàn diện.
Năm 2002 được công nhận là đơn vị
hành chính cấp thị trấn, cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng,
nâng cấp, các tuyến đường nội thị liên xã, huyện được hình thành thông thoáng rất
thuận lợi cho việc giao lưu, kinh doanh mua bán làm cho đô thị ngày càng khang
trang, khởi sắc, đặc biệt kể từ khi hình thành cụm công nghiệp Bình Dương.
Song hiện nay, thị trấn vẫn chưa đặt
tên đường và số nhà, nên người dân địa phương vẫn sử dụng theo tên gọi quen thuộc
trước đây (thôn, xóm…) hoặc những con đường có tên nhưng chưa được cấp có thẩm
quyền công nhận gây trở ngại trong công tác quản lý, giao dịch và phục vụ phát
triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương.
II. TÍNH CẤP THIẾT
CỦA ĐỀ ÁN
Xuất phát từ tình hình thực tế tại thị
trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, yêu cầu đặt ra là đường phải có tên, nhà ở phải
có số, để thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, quản lý hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch, kinh tế, văn hóa
- xã hội; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc,
nâng cao tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.
Do đó, việc đặt tên đường cho các tuyến
đường tại thị trấn Bình Dương là một nhu cầu mang tính cấp thiết.
III. NGUYÊN TẮC ĐẶT
TÊN ĐƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt, đổi tên đường phố và
công trình công cộng; Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn
hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một
số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban
hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Việc đặt tên đường trong Đề án này
tuân thủ những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
- Tất cả các tuyến đường tại thị trấn
Bình Dương xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem
xét đặt tên.
- Căn cứ vào vị trí, cấp độ quy mô của
đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện
lịch sử và công lao của danh nhân mà sắp xếp ưu tiên đặt tên cho từng loại đường.
- Việc lấy tên các địa danh, các sự
kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân qua các thời đại (anh hùng dân tộc, người có
công với nước) để đặt tên đường phải đảm bảo tính khoa học, lịch sử và tính
pháp lý; ưu tiên lấy địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử văn hóa, danh lam thắng
cảnh, danh nhân tiêu biểu của địa phương Phù Mỹ đã được nhân dân suy tôn, công
nhận.
- Việc lấy tên các lãnh tụ, các nhà
lãnh đạo, các anh hùng liệt sỹ trong thời đại Hồ Chí Minh phải hết sức chặt chẽ,
thận trọng.
- Quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm
của nhân dân đối với tên gọi dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.
IV. DANH SÁCH ĐẶT
TÊN ĐƯỜNG
(có Danh sách tên đường kèm theo)
DANH SÁCH
ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI THỊ TRẤN BÌNH DƯƠNG, HUYỆN
PHÙ MỸ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2014 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định, Khóa XI)
Số TT
|
Tuyến đường, ký
hiệu loại đường
|
Điểm đầu, điểm
cuối của vị trí
|
Chiều dài (m)
|
Lộ giới (m)
|
Lòng đường (m)
|
Vỉa
hè hai bên (m)
|
Tên đường
|
01
|
QL1A
|
Theo hướng Bắc - Nam. Từ km 1161
+ 541m đến km 1163 + 600 m
|
2059
|
52
|
40
|
6
x 2
|
Nguyễn Huệ
(1753
- 1792)
|
02
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Huệ đến đường Võ Văn Dũng
|
1350
|
30
|
20
|
5
x 2
|
Nguyễn Lữ
(TK
XVIII)
|
03
|
Nội
thị
|
Từ đường Võ Văn Dũng đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
1350
|
30
|
20
|
5
x 2
|
Lý Thường Kiệt
(1019-1105)
|
04
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Huệ đến giáp đường Võ Văn Dũng
|
1150
|
30
|
20
|
5
x 2
|
Nguyễn Nhạc
(1743
- 1793)
|
05
|
Nội
thị
|
Tuyến DT 632
Từ Km 32 + 00m đến Km 34 + 00m
|
2000
|
16-18-
20-30
|
8
10
12
20
|
4
x 2
4
x 2
4
x 2
5
x 2
|
Võ Văn Dũng
(Thế kỷ XVIII)
|
06
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Phăng đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
3000
|
22
|
12
|
5
x 2
|
Mai Xuân Thưởng
(1860
- 1887)
|
07
|
Nội
thị
|
Từ giáp xã Mỹ Châu đến đường Huỳnh Văn Thống
|
2490
|
20-22
|
10
14
|
5
x 2
4
x 2
|
Nguyễn Du
(1765
- 1820)
|
08
|
Liên
xã
|
Từ đường Võ Văn Dũng đến giáp xã Mỹ Lợi
|
1500
|
20
|
12
|
4
x 2
|
Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1491
- 1585)
|
09
|
Nội
thị
|
Từ đường Võ Văn Dũng đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
1200
|
20
|
10
|
5
x 2
|
Tăng Bạt Hổ
(1859 - 1907)
|
10
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Du đến giáp đường Nguyễn Nhạc
|
420
|
20
|
10
|
5
x 2
|
Đào Tấn
(1845 - 1907)
|
11
|
Nội
thị
|
Từ đường Võ Văn Dũng đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
1300
|
18
|
8
|
5
x 2
|
Xuân Diệu
(1916
- 1985)
|
12
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Nhạc đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
800
|
18
|
8
|
5
x 2
|
Hàn Mặc Tử
(1921
- 1940)
|
13
|
Nội
thị
|
Từ đường Võ Văn Dũng đến giáp đường Huỳnh Văn Thống
|
200
|
18
|
8
|
5
x 2
|
Lê Văn Chân
(1817 -? )
|
14
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Nhạc đến giáp đường Nguyễn Lữ
|
500
|
17,5
|
10,5
|
3,5x2
|
Bùi Điền
(? -1887)
|
15
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Du đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
500
|
18
|
8
|
5x2
|
Lê Văn Trung
(? -1798)
|
16
|
Nội
thị
|
Từ đường Lý Thường Kiệt đến giáp đường Tăng Bạt Hổ
|
200
|
14
|
7
|
3,5x2
|
Vũ Thị Đức
(? - 1789)
|
17
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Huệ đến giáp ranh giới xã Mỹ Lộc
|
400
|
10
|
6
|
2
x 2
|
Võ Trọng Sanh
(1934 - 1971)
|
18
|
Nội
thị
|
Từ Quốc lộ 1A, đường Nguyễn Huệ đến giáp xã Mỹ Lộc
|
200
|
10
|
6
|
2
x 2
|
Nguyễn Quảng
(1944 - 1974)
|
19
|
Nội
thị
|
Từ Quốc lộ 1A, đường Nguyễn Huệ đến giáp đường
Nguyễn Du
|
300
|
10
|
5
|
2,5x2
|
Nguyễn An Ninh
|
20
|
Ngoại
thị
|
Từ đường Nguyễn Du đến giáp Cụm công nghiệp Bình
Dương
|
1600
|
8
|
4
|
2
x 2
|
Nguyễn Phăng
(1948 - 1970)
|
21
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Huệ đến đường Võ Văn Dũng
|
1700
|
8
|
4
|
2
x 2
|
Huỳnh Văn Thống
(1953 - 1973)
|
22
|
Ngoại
thị
|
Từ đường Nguyễn Du đến giáp đường Lâm Văn Thật
|
900
|
8
|
4
|
2
x 2
|
Võ Ngọc Hồ
(1946 - 1969)
|
23
|
Nội
thị
|
Từ đường Nguyễn Huệ đến giáp đường Nguyễn Du
|
230
|
8
|
4
|
2
x 2
|
Trương Văn Của
(1947
- 1968)
|
24
|
Ngoại
thị
|
Từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giáp xã Mỹ Lợi
|
900
|
8
|
4
|
2
x 2
|
Lâm Văn Thật
(1946
- 1972)
|