|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 06-NQ/TW 2022 xây dựng phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2030 2045
Số hiệu:
|
06-NQ/TW
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Ban Chấp hành Trung ương
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
24/01/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BAN CHẤP HÀNH
TRUNG ƯƠNG
-------
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số: 06-NQ/TW
|
Hà Nội, ngày 24
tháng 01 năm 2022
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm vừa qua,
công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở nước ta đã đạt được
nhiều kết quả rất quan trọng. Đến cuối năm 2020, hệ thống đô thị nước ta đã có
862 đô thị các loại, phân bổ tương đối đồng đều trong cả nước. Tỷ lệ đô thị hoá
xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40%
năm 2020. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế -
xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất
lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Đô thị hoá và phát triển
đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kinh
tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Bước
đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học,
công nghệ; giáo dục, đào tạo tại các đô thị lớn, nhất là tại Thủ đô Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch,
xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ đô thị hoá
đạt được thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020 và còn khoảng cách khá xa so với Tỉ lệ bình quân của khu vực và thế
giới. Chất lượng đô thị hoá chưa cao, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ
yếu, gây lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp. Quá trình đô
thị hoá và phát triển đô thị chưa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới. Kết cấu, chất lượng hạ tầng
đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị;
chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh quy mô lớn. Ô nhiễm
môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây
ra nhiều tác động tiêu cực. Khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội của
người nghèo và lao động di cư tại đô thị còn thấp và nhiều bất cập. Năng lực quản
lý và quản trị đô thị còn yếu, chậm được đổi mới.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên
nhân, những nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức về đô thị hoá và phát
triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức. Công tác quy
hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp; việc triển khai thực
hiện còn nhiều hạn chế, nhiều nơi việc điều chỉnh quy hoạch còn tùy tiện. Thể
chế, chính sách về đô thị và phát triển đô thị còn thiếu đồng bộ và ổn định,
Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị còn thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ; quản
lý đô thị chưa chuyên nghiệp, nhiều nơi còn lỏng lẻo, tiêu cực. Sự phân công,
phối hợp nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển đô thị chưa rô ràng, thiếu chặt
chẽ và thống nhất. Trình độ, năng lực của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức
quản lý đô thị còn yếu. Công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý sai phạm,
tiêu cực chưa kịp thời và nghiêm minh; giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chưa phát huy hiệu quả. Chưa xây dựng được mô hình
chính quyền đô thị phù hợp, thống nhất trong cả nước; việc phân cấp, phân quyền
cho chính quyền đô thị còn hạn chế; đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ; chưa
phát huy và khai thác tốt các nguồn lực của chính đô thị và nguồn lực từ xã hội
cho phát triển đô thị; sai phạm về quản lý đất đai trong phát triển đô thị diễn
biến phức tạp.
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU
VÀ TẦM NHÌN
1. Quan điểm chỉ đạo
- Đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực
quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
thống nhất nhận thức và hành động trong hoàn thiện thể chế, quy hoạch, xây dựng,
quản lý và phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản
sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo, trở thành động
lực phát triển là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.
- Đổi mới tư duy, lý luận và phương pháp quy hoạch
đô thị; bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, đồng bộ và hiện đại,
lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm; văn hóa và văn minh đô thị
làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hoà giữa quá trình đô thị hoá, phát triển
đô thị với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại
nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Quy hoạch
đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo
ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Kiên quyết xoá bỏ tư duy nhiệm kỳ
và tình trạng "quy hoạch treo", cơ chế "xin - cho", "lợi
ích nhóm" trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban
hành các cơ chế, chính sách có tính đột phá vượt trội cho phát triển đô thị bền
vững, thúc đẩy kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả. Bảo đảm kết
hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển
các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn
hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy; phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên
kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; chú trọng tổ chức lại đời
sống dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị;
bảo đảm chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở
và hạ tầng xã hội cho dân cư đô thị.
- Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới,
phân bổ hợp lý, phù hợp với từng vùng, miền, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối
giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và
dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi
khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh; bảo đảm tính kết nối cao giữa các
đô thị trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia với đô thị vùng và
khu vực nông thôn. Lựa chọn các đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành
các trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ... có khả năng cạnh tranh
khu vực, quốc tế cao.
- Thực hiện phân cấp và phân quyền mạnh mẽ hơn cho
chính quyền các đô thị gắn với đề cao trách nhiệm, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý thống nhất của Trung ương. Phát huy và khai thác tốt các nguồn lực từ
chính đô thị và nguồn lực từ xã hội cho phát triển đô thị. Tạo mọi điều kiện và
khuyến khích các khu vực kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát
triển đô thị. Xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong thực hiện quy định
pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc
độ và nâng cao chất lượng đô thị hoá, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới,
hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực
và thế giới. Thể chế, chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển
đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Kết cấu hạ tầng của đô thị, nhất là hạ
tầng kỹ thuật khung và hạ tầng xã hội thiết yếu được xây dựng và phát triển đồng
bộ, hiện đại. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
Chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, bảo đảm đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở
và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị. Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại,
xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và
phát huy.
b) Một số chỉ tiêu cụ thể
- Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%,
đến năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự
nhiên đạt khoảng 1,5-1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.
- Số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950
- 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2025, 100%
các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu,
chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối
thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở
hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn
hoá cấp đô thị. Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia,
cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị
tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.
- Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt
khoảng 11 - 16% vào năm 2025, 16 - 26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình
quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025, khoảng
8 - 10 m2 vào năm 2030. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại
khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối
thiểu 32 m2.
- Đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ
trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện
thoại thông minh; tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán
điện tử trên 50%. Đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp
quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G, tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có
tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.
- Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước
khoảng 75% vào năm 2025 và khoảng 85% vào năm 2030. Tỷ trọng kinh tế số trong
GRDP của các đô thị trực thuộc Trung ương đạt bình quân 25 - 30% vào năm 2025,
35 - 40% vào năm 2030. Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp
quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công
nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030.
3. Tầm nhìn đến năm 2045: Tỷ lệ đô thị hoá
thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á. Hệ thống đô thị liên kết
thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng
chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh,
bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông
minh. Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối
kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực
đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số
chiếm tỉ trọng lớn.
III- CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện thể chế, chính
sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hoá, công tác quy hoạch, xây dựng, quản
lý và phát triển đô thị bền vững
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất
đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng bảo đảm tính
minh bạch, thống nhất, loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo. Sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện đồng bộ các luật đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng, kinh doanh bất động
sản, nhà ở,... Sớm xây khung pháp lý cho phát triển đô thị thông minh, quản lý
hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm đô thị.
- Xây dựng và chuẩn hoá các tiêu chuẩn, hệ thống chỉ
tiêu, chỉ số về đô thị hoá và phát triển đô thị bền vững trên phạm vi cả nước
và cho từng vùng, địa phương phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt
Nam; nâng cao tiêu chuẩn phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, sự cố môi trường, dịch
bệnh, bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng đô thị, Hoàn thiện các
quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị phù hợp với đặc điểm vùng
miền, các đô thị có tính đặc thù. Sửa đổi, bổ sung quy định về phân loại đô thị
bảo đảm tính tương thích, đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính và
quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách,
tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho xây dựng và lựa chọn mô hình phát triển đô thị
bền vững, phù hợp cho từng vùng, miền, tại những địa bàn vùng đồi núi, cao
nguyên, vùng có tính trọng yếu về quốc phòng, an ninh, các đô thị có nhiều di
tích lịch sử, di sản văn hoá, cảnh quan thiên nhiên cần bảo tồn, gìn giữ. Khắc
phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí.
- Hoàn thiện pháp luật và các cơ chế, chính sách tạo
thuận lợi cho các địa phương trong xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng như:
Bảo vệ nguồn nước, kết nối hạ tầng, quản lý chất thải, sử dụng tài nguyên, đất
đai, vận tải công cộng, hạ tầng số và logistic...; đầu tư vào kết cấu hạ tầng
vùng và hạ tầng dùng chung, đặc biệt ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách điều phối và kiểm soát
đối với công tác quy hoạch, sử dụng đất sản xuất và đất xây dựng khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, các cụm công nghiệp.
- Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước tương xứng để
bảo đảm thực hiện các mục tiêu của chính sách an sinh nhà ở. Rà soát, hoàn thiện
các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thủ tục hành chính về nhà ở xã hội. Tạo lập hành
lang pháp lý và cơ chế khuyến khích hình thành và phát triển các quỹ cho phát
triển nhà ở và bất động sản; có chính sách ưu đãi, khuyến khích đủ mạnh để thu
hút nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng nhà ở, nhà cho thuê đối với người thu nhập
thấp, thu nhập trung bình, cải tạo, chỉnh trang đô thị, xoá bỏ nhà tạm, khu ở
phi chính thức, lụp xụp tại các đô thị. Tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, ban
hành cơ chế, chính sách đột phá và phân cấp triệt để cho các địa phương để đẩy
nhanh cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ, công trình hết niên hạn sử dụng,
nhà ở ven kênh rạch, các khu dân cư nghèo trong đô thị.
2. Nâng cao chất lượng quy hoạch
đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững
- Đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội
dung và sản phẩm quy hoạch theo hướng quy hoạch đô thị phải có cách tiếp cận đa
ngành, bao trùm tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy
luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên
tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch, gắn kết chặt chẽ với
quy hoạch nông thôn; phân định rõ các vùng trong nội dung quy hoạch đô thị và
áp dụng các công cụ kiểm soát phát triển theo quy hoạch và kế hoạch; gắn quy hoạch
đô thị với nguồn lực thực hiện. Xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch
phát triển đô thị; ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công
nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.
- Tổ chức quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị,
vùng đô thị, nhất là quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu
công cộng, quy hoạch quản lý sử dụng không gian nối, không gian ngầm và hệ thống
công trình ngầm đô thị phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm
quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ giữa công tác lập quy hoạch, phát triển
đô thị với nhiệm vụ lập quy hoạch và quản lý, bảo vệ các khu quân sự và địa
hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Bảo đảm phân loại đất đô thị gắn với quy hoạch đô
thị và mục đích sử dụng đất: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đô thị phải phù hợp
với quy hoạch đô thị được phê duyệt và quy hoạch hạ tầng; kiểm soát chặt chẽ
quy trình chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị theo quy hoạch và chương
trình phát triển đô thị.
- Tập trung ưu tiên thực hiện mục tiêu về phát triển
đô thị theo quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của địa phương. Hoàn thiện
các quy định, chế tài để xử lý nghiêm các vi phạm trong quy hoạch và các dự án
đô thị chậm triển khai; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy và chính quyền
các ngành, các cấp liên quan trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch
đô thị,
- Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và người dân trong
tham gia phản biện việc lập và giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị. Thực
hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch,
dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch đô thị.
3. Tập trung xây dựng, phát triển
hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới
- Xây dựng các chiến lược, quy hoạch về phát triển
đô thị quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung xây dựng các
vùng đô thị, hành lang đô thị, dải đô thị ven biển trên cơ sở xác định rõ vai
trò, chức năng của từng đô thị, nhất là các đô thị động lực của từng vùng và cả
nước, đô thị kết nối khu vực và quốc tế. Xác định phát triển đô thị là hạt nhân
phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, tăng mật độ đô thị tại các vùng trung du
và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển chuỗi các
đô thị biển, đô thị hải đảo gắn với thực hiện Chiến lược kinh tế biển và bảo đảm
quốc phòng, an ninh; quy hoạch các khu đô thị ven biển trên các địa bàn có nền
móng vững chắc và cao độ ổn định, thuận tiện giao thông và cung cấp nước ngọt
trong tương lai; kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc lấn biển để phát triển đô
thị. Đầu tư nâng cao khả năng chống chịu thiên tai, thích ứng với biến đổi khí
hậu của các đô thị ven biển, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng sinh thái dễ bị
tổn thương.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính
sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực
thuộc Trung ương, các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại,
thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị. Sử dụng các
công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ
thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, nhất
là tại các đô thị đặc biệt. Thực hiện đồng bộ các chính sách giải nén, giảm tải
cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển
các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Quản lý chặt chẽ việc
phát triển nhà ở cao tầng tại các đô thị lớn, nhất là khu vực trung tâm. Ưu
tiên phát triển các đô thị nhỏ (loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển
nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Đầu tư phát triển các
đô thị có giá trị về di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm
năng phát triển du lịch.
- Xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, chương
trình quốc gia về phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và nâng cấp
đô thị; xây dựng và phát triển các đô thị thông minh; xây dựng nông thôn mới
phù hợp với định hướng đô thị hoá. Phát triển các mô hình đô thị mới phù hợp với
thực tiễn, chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông
(TOD). Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định và phát triển các khu đô thị có vị
trí, chức năng đặc thù nổi trội như về phát triển đại học, trung tâm sáng tạo,
kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, đảo, cảng, sân bay... và ban hành các cơ chế,
chính sách phát triển riêng phù hợp.
- Rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải
tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị. Tổng kết, đánh giá mô hình ban chỉ đạo thực
hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Thành phố Hồ Chí
Minh; nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý vùng đô thị phù hợp cho giai đoạn mới.
4. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ
thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu
quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi
mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở
cho người lao động tại các khu công nghiệp. Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp
với quy hoạch đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Quản lý và giám sát
chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại trung tâm các đô thị lớn. Nghiên cứu,
ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu
công nghiệp theo hướng ưu tiên bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân
và các thiết chế khác trong khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng
thiết yếu của khu công nghiệp. Đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó
có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước và từng tỉnh, thành phố; các tỉnh,
thành phố bảo đảm bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình
đầu tư phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2030. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng
hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và kỹ thuật diện rộng, hạ tầng số.
Khuyến khích sử dụng vật liệu xanh, xây dựng và phát triển hạ tầng xanh, công
trình xanh, tiêu thụ năng lượng xanh tại đô thị. Đầu tư tăng cường năng lực hệ
thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại đồng bằng sông Cửu
Long. Chú trọng ưu tiên quy hoạch hệ thống đường bộ, đường sắt hiện đại, phát
triển hệ thống giao thông thủy phù hợp, bảo đảm thông suốt và liên kết vùng, tạo
động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đầu tư khép kín các
đường vành đai, đường xuyên tâm, hệ thống giao thông công cộng đồng bộ có sức
chở lớn, bến, bãi đỗ xe tại các đô thị. Tăng cường khai thác sử dụng hệ thống
không gian ngầm, công trình ngầm đô thị, không gian đa chức năng của đô thị. Thực
hiện ngầm hoá toàn bộ các đường dây, cáp dịch vụ công cộng tại đô thị. Triển
khai đồng bộ, quyết liệt việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thúc
đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị:
phát huy công nghệ hiện đại trong tái chế rác thải. Xây dựng lộ trình và giải
pháp khả thi hạn chế xe cá nhân, nhất là xe máy tại các đô thị lớn. Xây dựng đồng
bộ về hạ tầng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sử dụng phương
tiện giao thông thân thiện với môi trường tại đô thị.
- Xây dựng, thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng số đồng
bộ tại các đô thị tương đương với các nước phát triển trong khu vực và trên thế
giới; tích hợp hệ thống đo lường, cảm biến, các hệ thống dữ liệu, khai thác hiệu
quả các nền tảng và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu tại đô thị;
thúc đẩy mô hình quản lý thông minh trong vận hành, quản lý và khai thác hệ thống
hạ tầng kỹ thuật đô thị. Cấu trúc lại hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông; hình thành một số nền tảng số dùng chung cho các đô thị, vùng đô thị.
- Nâng cấp, cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng
xã hội hiện đại tại đô thị và mạng lưới cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội. Thực
hiện lồng ghép các mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống công trình dịch vụ
hạ tầng xã hội và nguồn lực thực hiện vào quá trình lập và phê duyệt chương
trình phát triển đô thị. Tiếp tục có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt về
thuế đối với các dự án cung cấp dịch vụ xã hội đô thị ở các khu kinh tế, các
vùng công nghiệp lớn. Đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp dịch
vụ đô thị. Đa dạng hoá các mô hình cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội; thực hiện
tích hợp hệ thống hạ tầng xã hội với các đầu mối giao thông tiện ích tại các đô
thị lớn.
5. Xây dựng và hoàn thiện mô
hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng
cuộc sống đô thị, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật
tự đô thị
- Tổng kết việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình
chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách riêng, có tính đặc thù đối với một
số địa phương để làm căn cứ sớm hoàn thiện thể chế về chính quyền đô thị.
Nghiên cứu, sắp xếp, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính đô thị bảo đảm
tính tổng thể, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch và yêu cầu phát triển. Tiếp tục
hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về đô thị từ Trung ương đến các cấp chính
quyền địa phương; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước
đầu mối về phát triển đô thị ở Trung ương và địa phương.
- Thực hiện phân cấp và trao quyền mạnh mẽ cho các
địa phương trong quản lý đô thị. Nâng cao năng lực, tăng cường hiệu quả và tính
chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị các cấp. Xây dựng nguồn
nhân lực cho phát triển đô thị. Xây dựng vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành
gắn với nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức về quản lý đô
thị từ Trung ương đến địa phương. Đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị,
xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ
với phát triển đô thị thông minh. Tổng kết, hoàn thiện Luật Thủ đô và các quy định phân cấp quản lý cho
Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với yêu cầu
phân cấp, trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho chính quyền các đô thị.
- Xây dựng văn hoá và lối sống đô thị văn minh.
Hoàn thiện quy hoạch không gian văn hóa đô thị đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng
thụ của người dân, chú trọng tạo dựng nhiều không gian văn hóa công cộng. Rà
soát tổng thể, sắp xếp lại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại các đô thị
theo hướng thiết thực, hiệu quả, đa năng, phục vụ rộng rãi các đối tượng, phù hợp
với Chiến lược phát triển văn hoá, thể thao đến năm 2030. Bố trí đủ quỹ đất và
ngân sách hợp lý, ràng buộc rõ trách nhiệm của chủ đầu tư các khu đô thị đối với
việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho cư dân; xã hội hoá, khuyến
khích các doanh nghiệp cùng đầu tư.
- Bảo đảm quyền tự do cư trú của người dân và xoá bỏ
mọi rào cản đối với dịch chuyển lao động. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế. chính
sách nhằm bảo đảm cho lao động nông thôn di cư, lao động phi chính thức được
hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, có cơ hội phát triển và hưởng thụ công
bằng các dịch vụ xã hội cơ bản tại đô thị. Mở rộng diện bao phủ của hệ thống an
sinh xã hội tới lao động di cư. Rà soát, hoàn thiện chính sách về hỗ trợ học tập,
dạy nghề, việc làm cho người dân bị thu hồi quyền sử dụng đất trong quá trình
đô thị hoá. Thúc đẩy bình đẳng giới, có chính sách quan tâm tạo việc làm cho nữ
giới tại đô thị.
- Ưu tiên nguồn lực phát triển các dịch vụ xã hội
cơ bản tại đô thị, nhất là dịch vụ giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ. Tăng đầu
tư, biên chế bảo đảm phát triển hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở tại đô thị
đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hoàn thiện mô hình cơ quan kiểm soát và phòng, chống
dịch bệnh tại Trung ương và các địa phương bảo đảm đồng bộ với quá trình phát
triển đô thị, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ dân cư đô
thị. Nâng cấp hạ tầng và hoàn thiện hệ thống quản lý tình huống khẩn cấp, tăng
cường năng lực phòng, chống và giảm thiểu thiên tai, dịch bệnh tại các đô thị.
- Xây dựng và hoàn thiện các mô hình bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quản lý đô thị phù hợp với yêu cầu thực tiễn,
chú trọng ứng dụng công nghệ số trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất
lượng không khí tại các đô thị, giảm thiểu nhanh ô nhiễm bụi, tiếng ồn; xây dựng
đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị; chú
trọng xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị; cải thiện căn bản tình
trạng ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường ở các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, các khu nhà ở của người thu nhập thấp trong các đô thị. Có định hướng
và giải pháp phát triển các vùng đệm xanh xung quanh các đô thị; phát triển các
ngành sản xuất nông nghiệp xanh phục vụ đô thị.
- Tăng cường hợp tác quốc tế toàn diện trên các
lĩnh vực quản lý nhà nước về xây dựng và đô thị. Khuyến khích các đô thị tăng
cường hợp tác với các đô thị, các tổ chức quốc tế. Chủ động, tích cực tham gia
hệ thống mạng lưới các đô thị xanh, thích ứng, bản sắc, bền vững và thông minh ở
khu vực và quốc tế.
6. Phát triển kinh tế khu vực
đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị
- Triển khai các chương trình, đề án tái thiết đô
thị hiệu quả đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế khu vực đô
thị; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử, các không
gian công cộng như vỉa hè trong phát triển kinh tế khu vực đô thị. Đẩy nhanh việc
di dời có trật tự các cơ sở sản xuất chế biến, chế tạo thâm dụng lao động,
trung tâm logistic đầu mối, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ
gây ảnh hưởng đến an toàn cho người dân ra khỏi khu vực trung tâm các đô thị lớn;
quy hoạch lại hệ thống bệnh viện, trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu,
trung tâm logistic, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, mạng lưới chợ dân sinh.
- Phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp
chế tạo tiên tiến và có tính chiến lược, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần
hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao... tại các đô
thị đặc biệt và các đô thị lớn; phát triển kinh tế gắn với chuỗi giá trị kinh tế
nông nghiệp nông thôn và phát triển dịch vụ xã hội tại các đô thị nhỏ. Khuyến
khích phát triển các thị tứ, thị trấn nông - công nghiệp trên cơ sở các khu dân
cư nông thôn hiện có trở thành các trung tâm dịch vụ, sản xuất, chế biến, cung
cấp thực phẩm, nguyên liệu, chuyển giao công nghệ... Ban hành các chính sách
khuyến khích và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp sinh thái
ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị tại các địa phương ven biển, mô
hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ tại các đô thị. Khuyến khích các đô thị
xây dựng thương hiệu gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế của đô thị. Chú trọng
phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại các đô thị.
Khuyến khích các đô thị hợp tác, xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn với
các sản phẩm chiến lược và thế mạnh của địa phương.
- Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế, phí liên
quan đến bất động sản nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả. Hoàn thiện
hành lang pháp lý và mô hình tổ chức phù hợp để Nhà nước quản lý thị trường bất
động sản, kiểm soát và sử dụng hiệu quả giá trị gia tăng từ đất khi hạ tầng đô
thị, nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư mở rộng và khai thác quỹ đất hai
bên tuyến đường nhằm tạo nguồn thu cho đô thị.
- Tháo gỡ các vướng mắc về chính sách tạo động lực
để huy động vốn đầu tư cho vùng Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục
rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối
với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị lớn. Rà soát, xác định
tỷ lệ nguồn thu giữ lại hợp lý hơn đối với các đô thị đặc biệt để bảo đảm phát
huy vai trò của các đô thị động lực trong cả nước, có cơ chế tạo nguồn thu,
phân cấp ngân sách để lại cho các đô thị có kế hoạch nâng loại đô thị. Phân quyền
mạnh mẽ cho các chính quyền đô thị các khoản thu từ các loại thuế, phí. Thí điểm,
tiến tới mở rộng phân cấp cho các thành phố trực thuộc Trung ương và các đô thị
khác đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện được quyết định một số khoản thu đặc thù
gắn với yêu cầu tăng cường trách nhiệm cung cấp dịch vụ đô thị.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban
cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt
Nghị quyết tới cán bộ, đảng viên; xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động thực
hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể; bổ sung, cụ thể hoá các chỉ
tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm và theo từng giai đoạn của ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo
nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật để tạo thuận lợi cho quá
trình đô thị hoá và phát triển đô thị bền vững theo tinh thần của Nghị quyết;
tăng cường giám sát việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và
các chính sách phát triển đô thị; lãnh đạo ban hành các nghị quyết thí điểm về
các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội phù hợp với chủ trương, định hướng
nêu tại Nghị quyết và thực tiễn, yêu cầu phát triển.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng
và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch về phát triển đô thị quốc
gia, Chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị
và phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các chiến lược, đề
án, chương trình trọng điểm khác liên quan đến phát triển đô thị; xây dựng và
triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phê duyệt các quy hoạch phù hợp với tinh thần
của Nghị quyết; ưu tiên bố trí đủ nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trong
Nghị quyết; khẩn trương chỉ đạo rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản dưới
luật thuộc thẩm quyền có liên quan đến đô thị hoá và phát triển đô thị.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
5. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp
với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc tuyên truyền
và quán triệt thực hiện Nghị quyết.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp
với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, giám sát,
đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện,
báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Nơi nhận:
- Các tỉnh ủy, thành uỷ,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
- Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Ủy viên
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Nguyễn Phú Trọng
|
Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
CENTRAL COMMITTEE OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
--------
|
COMMUNIST PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No. 06-NQ/TW
|
Hanoi, January 24, 2022
|
RESOLUTION OF THE MINISTRY OF FINANCE ON PLANNING, CONSTRUCTION,
MANAGEMENT, AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF URBAN AREAS IN VIETNAM TIL 2030,
WITH A VISION TOWARD 2045 I-
SITUATIONS AND CAUSES After 35 years of
innovation, especially in the last 10 years, the work of urban planning,
construction, management, and development in our country has achieved many
important results. By the end of 2020, our country’s urban system has 862 urban
areas of all kinds, distributed relatively evenly in the whole country. The
rate of urbanization determined by areas with urban functions has increased
from 30,5% in 2010 to nearly 40% in 2020. Urban space is expanded; technical
and socio-economic infrastructure is invested in an increasingly synchronous
and efficient direction; living quality of urban residents has been gradually
improved. Urbanization and urban development have become important motivations
for socio-economic development. The economy of urban areas has grown at a high
rate, contributing about 70% of the country's GDP. Initially, economic growth
poles and centers of innovation; science and technology; education and training
have been formed in major urban areas, especially in Hanoi and Ho Chi Minh
City. However, the process of
urbanization and work of urban planning, construction, management, and
development still have many limitations. The achieved urbanization rate is
lower than the objective set in the Socio-economic Development Strategy 2011-
2020 and is still far from the average rate of the region and the world. The
quality of urbanization is not high due to urban development mainly in breadth,
causing waste of land, and the level of economic concentration is still low.
The process of urbanization and urban development has not been closely and
synchronously associated with the process of industrialization, modernization,
and construction of new rural areas. The structure and quality of urban
infrastructure have not met the requirements for the development of population
and economy in urban areas; have yet to adapt to climate change and respond to
large-scale epidemics. Environmental pollution in major urban areas tends to
increase with complicated developments, causing negative impacts. The ability
of the poor and migrant workers to access public services and social welfare in
urban areas is still low and inadequate. Urban management and administration capacity
are weak and slow in terms of innovation. The above-mentioned
limitations have their causes, mainly objective causes. The awareness of
sustainable urbanization and urban development is not sufficient and not given
due attention. The work of planning is slow to innovate, lacks vision, and has
low quality; the implementation still has limitations, in many areas the
adjustment of planning is still arbitrary. Institutions and policies on urban
areas and urban development still lack synchronization and stability. The
directive and implementation of laws, mechanisms, and policies on urban
planning, construction, and development are not drastic and synchronous; urban
management is not professional in many areas with insufficient performance and
negativities. The assignment and cooperation of state management tasks in urban
development are not clear, coherent, and uniform. The capacity and level of
most officials and public employees managing urban areas is still weak. The
work of inspection, detection, and handling of violations and negativities is
not timely and strict; the supervision and social criticism of the Vietnamese
Fatherland Front and unions have not been promoted effectively. An appropriate
and uniform urban government model has not been developed in the whole country;
the decentralization for urban governments is still limited; investment is
still spread out and lacks synchronization; main resources of urban areas and
social resources for urban development have yet to be promoted and used effectively;
land management violations in urban development are still complicated. II-
VIEWPOINTS ON DIRECTIVE, OBJECTIVE, AND VISION ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Urbanization is an objective necessity and an important
motivation for a fast and sustainable socio-economic development in the coming
time. Promotion of the leadership and directive of the Communist Party of
Vietnam (CPV) and effective and efficient state management; unification of
awareness and actions in completing institutions, planning, construction,
management, and sustainable urban development towards a green, civilized,
identity-rich city, pioneering, guiding innovative activities, and becoming a
motivation for development are the regular and important tasks of the whole
political system. - Innovate thinking, reasoning, and methods for urban
planning; ensure urban planning have a long-term, synchronous, and modern
vision, having people and living quality as the center and culture and
civilization as the foundation for development; harmoniously combine the
process of urbanization and urban development with industrialization,
modernization, construction of new rural areas, and reform of the economy,
social development management, ensuring national defense and security. Urban
planning and infrastructure development of urban areas must be one step ahead
and create the main resource for urban development. Resolutely abolish
tenure-oriented mindset suspended planning, bureaucratic administration
("ask-give mechanism”) and interest groups in constructing, adjusting, and
supplementing planning. - Focus on completing the legal system and promulgating
outstanding and breakthroughs mechanisms and policies for sustainable urban
development, and promoting economic growth in urban areas in a quick and effective
manner. Ensure a synchronous and harmonious combination between urban
renovation, embellishment, and reconstruction with the development of new urban
areas, ensuring that architecture is modern, rich in identity, and typical
cultural elements are preserved and promoted; strongly develop industrial
linkages, regional linkages, and multi-dimensional connectivity advantages of
urban areas; focus on reorganizing people’s life and economic development in
the process of urban reconstruction and development; ensure a high quality of
life in urban areas, satisfying the basic needs for housing and social
infrastructure for urban residents. - Develop a sustainable urban system according to a network,
reasonable distributed, suitable for each region, ensuring the synchronization,
consistency, and balance among regions; develop urban areas with general
functions with a reasonable scale and population in the direction of green,
smart urban areas, adapting to climate change, preventing and controlling
natural disasters and epidemics; ensure high connectivity between urban areas
under the Central government, central urban areas at the national level with
regional urban areas and rural areas. Select urban areas with special
advantages to build into centers of economy, finance, commerce, services, etc.
with a high capacity to compete regionally or internationally. - Implement stronger decentralization for urban governments
in association with high responsibility, ensuring the unified leadership,
directive, and management of the Central Government. Effectively promote and
utilize resources from urban areas and resources from society for urban
development. Facilitate and encourage economic areas, especially private
economic areas to invest in urban development. Strictly handle violations in
the implementation of regulations on urban planning, construction, and
development. 2. Objective a) General
objective: Promote the speed and
improve the quality of urbanization, develop urban areas according to the
network, and form smart urban areas and chains of smart and motivational urban
areas connecting with the region and the world. Institutions and policies on
planning, construction, management, and sustainable urban development is
basically completed. Urban infrastructure, especially framework technical
infrastructure and essential social infrastructure is constructed and developed
in a synchronous and modern manner. Economic growth in urban areas is fast,
efficient, and sustainable. The living quality in urban areas is high, meeting
the basic needs for housing and social infrastructure of urban residents. Urban
architecture is developed in a modern, green, and identity-rich manner and
typical cultural elements are preserved and promoted. b) Specific target - The urbanization rate will reach at least 45% by 2025 and
above 50% by 2030. The ratio of land for urban construction to the total
natural land area will reach about 1,5-1,9% by 2025 and about 1,9-2,3% by 2030.
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The ratio of traffic land to urban construction land will
reach about 11 – 16% by 2025, and 16 – 26% by 2030. The average green tree area
per urban resident will reach about 6-8 m2 by 2025, and 8 – 10 m2
by 2030. The average residential floor area per capita in urban areas will
reach at least 28 m2 by 2025 and at least 32 m2 by 2030. - By 2025, fiber-optic broadband network infrastructure will
cover over 80% of households in urban areas, universalizing 4G and 5G mobile
network services and smartphones; the percentage of the adult population in
urban areas with electronic payment accounts will reach over 50%. By 2030,
universalize fiber-optic broadband internet services and 5G mobile network
services, and the percentage of the adult population in urban areas with
electronic payment accounts will reach over 80%. - The economy of urban areas will contribute about 75% to the
national GDP by 2025 and about 85% by 2030. The proportion of the digital
economy in the GRDP of urban areas under the Central Government will reach an
average of 25- 30% by 2025, 35 - 40% by 2030. Construct an internationally
connected network of smart urban areas at national and regional levels and 3 -
5 urban areas with brand names recognized internationally and regionally by
2030. 3. Vision towards 2045: The
urbanization rate will be in the averagely high group of the ASEAN region and
Asia. The urban system is connected to a synchronous, unified, and balanced
network among regions, capable of fighting against, adapting to climate change,
preventing and controlling natural disasters, and epidemics, protecting the
environment, and typical architecture that is identity-rich, green, modern, and
smart. Construct at least 5 urban areas of international stature, holding the
role of a focal point for connection and development with regional and
international networks. The economic structure of urban areas will develop in a
modern direction with sectors of green economy and digital economy accounting
for a large proportion. III.
MAJOR TASKS AND SOLUTIONS 1. Completing institutions and policies to facilitate the urbanization
process, work of planning, construction, management, and sustainable urban
development - Continue to complete policies and laws on land, investment,
planning, urban development, architecture, and construction, ensuring
transparency, consistency, and eliminating conflicts and overlaps.
Synchronously amend, supplement, and complete laws on land, urban planning,
construction, real estate trading, housing, etc. Soon to develop a legal
framework for the development of smart urban areas, management of technical
infrastructure of urban areas, and underground space of urban areas. - Develop and standardize standards, target systems, and data
on sustainable urbanization and urban development nationwide and for each
region, locality consistent with international practices and actual situations
in Vietnam; raise the standard for prevention and control of natural disasters,
fires, explosions, environmental incidents, and epidemics, and protect the
environment in urban construction works. Complete regulations on standards of
urban-administrative units suitable for regions and urban areas with specific
characteristics. Amend and supplement regulations on urban classification to
ensure the compatibility and synchronization between master plans of
administrative units and master plans of the urban system. Study and complete
separate mechanisms, policies, and standards for construction and selection of
sustainable urban development model suitable for each region and in mountainous
areas, highlands, important areas for national defense and security, urban
areas with many historical relics, cultural heritages, and natural landscapes
that need to be preserved. Thoroughly settle the situation of raising the grade
of an urban area when the criteria are not met. - Complete laws, mechanisms, and policies to facilitate
administrative divisions in handling inter-sectoral or inter-regional issues
such as protecting the water source, connecting infrastructure, managing waste,
using resources, land, public transportation, digital infrastructure, logistic,
etc.; invest in the structure of regional infrastructure and general
infrastructure, especially in industrial zones, export processing zones, and
high-tech zones. Complete laws, mechanisms, and policies on coordination and
control over planning and use of production land, land for construction of
industrial zones, export processing zones, high-tech zones, and industrial
clusters. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Improving the quality of urban planning to meet requirements for
construction, management, and sustainable urban development - Comprehensively innovate methods, processes, contents, and
products of the planning in the direction of multi-sectoral approach, covering
a long-term, comprehensive, and strategic vision, respecting the market
principles and rules on sustainable development; ensure the hierarchy,
continuity, unity, completeness, and integration of the planning system,
closely linked with rural planning; clearly define regions in the content of
planning and apply development control tools according to planning and plans;
associate urban planning with implementation resources. Develop a national data
system on urban development planning; widely apply the geographic information
system (GIS), digital technology, and digital foundation to planning and
management of urban development. - Organize planning, construction, and development of urban
areas, especially planning for the construction of technical infrastructure,
social infrastructure, public areas, planning for the management and use of
connecting space, underground space, and urban underground works suitable for
strategies, planning, and plans, ensuring national defense and security;
closely associate the making of planning and urban development with tasks of
making planning, managing and protecting military areas and terrain prioritized
for national defense and security. - Ensure the classification of urban land is in association
with urban planning and land use purposes: planning and plans for using urban
land shall be consistent with approved urban planning and infrastructure
planning; strictly control the process of converting rural land into urban land
according to planning and programs for urban development. - Prioritize the implementation of urban development
objectives according to planning in the strategies, planning, and plans for
socio-economic development, medium-term and annual public investment plans of
administrative divisions. Complete regulations and sanctions to strictly
handle violations in behind-schedule planning and urban projects; stipulate the
responsibilities of heads of relevant committees and authorities at all levels
in making and implementing urban planning. - Strengthen the role of the Vietnam Fatherland Front,
socio-political organizations, socio-vocational organizations, and the people
in criticizing the making of urban planning and supervision of the
implementation of such planning. Efficiently perform dissemination and
universalization of laws, ensuring transparency, publicity, and easy access to
information in urban planning. 3. Focusing on construction and development of a sustainable and
synchronous national urban system in terms of network - Develop strategies and planning for national urban
development by 2030, with a vision toward 2045. Focus on developing urban
regions, urban corridors, and coastal urban strips based on the clear
determination of the role and function of each urban area, especially
motivational urban areas of each region and the whole country and urban areas
connected regionally and internationally. Identify urban development as the
core element for regional socio-economic development and increase urban density
in the northern midlands and mountainous areas, Central Highlands, and the
Mekong Delta. Develop a chain of marine and island urban areas in
association with the Marine Economic Strategy, ensuring national defense and
security; make planning for coastal urban areas in areas with solid foundations
and stable elevations, convenient for traffic and fresh water supply in the
future; strictly control and supervise sea encroachment for urban development.
Invest in improving natural disaster resilience and climate change adaptation in
coastal urban areas, the Mekong Delta, and vulnerable ecological zones. - Synchronously develop and implement mechanisms and policies
to develop Hanoi, Ho Chi Minh City, centrally affiliated cities, and central
urban areas of regions into modern, smart, and leading urban areas, creating
pervasive effects and alignment of urban areas. Use urban planning,
socio-economic development planning tools and other market tools to strictly
regulate and control the increase of urban population, especially in special
urban areas. Synchronously implement decompression and load reduction policies
for major urban areas, sending people to surrounding urban areas and promoting
the development of satellite urban areas and city-attached city model. Tightly
manage the development of high-rise buildings in major urban areas, especially
in central areas. Prioritize the development of small urban areas (type V) and
suburban areas to support rural development via urban-rural linkages. Invest in
developing urban areas with heritage and tourism values associated with areas
with great potential for tourism development. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Synchronously review and implement programs on urban
renovation and reconstruction of urban areas. Finalize and evaluate the
steering committee model for implementing planning and investing in
construction in Hanoi and Ho Chi Minh City; study and develop management models
of urban areas suitable for the new period. 4. Promoting the development of synchronous, modern, connective, and
adaptive to climate change housing and urban infrastructure system - Allocate resources and effectively implement the National
Housing Development Strategy by 2030, with a vision toward 2045. Innovate
methods and management and development models of social housing, especially
housing for workers in industrial zones. Reform administrative procedures and
facilitate households and individuals to construct and renovate their houses in
accordance with urban planning and regulations on urban architecture
management. Closely manage and supervise the development of high-rise buildings
in major urban areas. Study and promulgate separate mechanisms and policies on
investment in housing construction for workers in industrial zones in the
direction of prioritizing the sufficient allocation of land funds to develop
housing for workers and other institutions in industrial zones and considering
housing for workers as an essential infrastructure of industrial zones.
Incorporate housing development targets, including compulsory social housing
development targets, into the 5-year and annual socio-economic development
target system of the whole country and each province and city. Provinces and
cities shall ensure the sufficient allocation of land funds for social housing
development. - Develop and implement investment programs for the
development of urban infrastructure by 2030. Concentrate resources on
investment in the construction and completion of the system of large-scale
economic and technical infrastructure and digital infrastructure. Encourage the
use of green materials, construction and development of green infrastructure,
green works, and consumption of green energy in urban areas. Invest in the
improvement of the capacity of the infrastructure system responding to climate
change, especially in the Mekong Delta. Focus on prioritizing the
planning for a modern road and railway system, developing an appropriate
waterway system, ensuring smoothness and regional linkages, and creating
motivation for socio-economic development, national defense and security; make
closed investments in ring roads, radial roads, and the public transportation
system with high carrying capacity, stations, and parking lots in urban areas.
Intensify the utilization of the system of underground space, urban underground
works, and multi-functional space of urban areas. Implement the undergrounding
of public service lines and cables in urban areas. Synchronously and
drastically implement the classification of domestic solid waste at its source,
promote the reduction, reuse, and recycling of domestic solid waste in urban
areas, and promote modern technologies in waste recycling. Develop roadmaps and
feasible solutions to limit individual vehicles, especially motorcycles, in
major urban areas. Synchronously and promulgate incentive policies to encourage
the use of environmentally friendly means of transportation in urban areas. - Develop and promote investment in the synchronous
development of digital infrastructure in urban areas equivalent to developed
countries in the region and the world; effectively integrate systems of
measurement, sensors, and data via platforms and application of digital
technology to essential infrastructure in urban areas; promote smart management
models in operating, managing, and utilizing technical infrastructure of urban
areas. Restructure the infrastructure of technology and communications;
establish a number of general digital platforms for urban areas. - Synchronously upgrade, renovate, and develop a modern
social infrastructure system in urban areas and a network that provides social
infrastructure services. Integrate objectives and development orientations of
the system of social infrastructure works and implementation resources into the
process of forming and approving urban development plans. Continue to stipulate
policies on tax incentives for social and urban service provision projects in
large economic and industrial areas. Innovate organizational models and improve
the efficiency of urban service enterprises. Diversify models of social
infrastructure service provision; integrate the social infrastructure system
with convenient focal points of traffic in large urban areas. 5. Developing and completing the model of urban authority; improving the
effectiveness of urban management and the urban living quality, ensuring social
security, welfare and urban security, safety, and order - Summarize the pilot implementation of the model of urban
authority and separate mechanisms, policies applicable to certain localities
for use as a basis for yearly completion of institutions on urban authority.
The study, arrangement, merger, and establishment of new urban administrative
units must be comprehensive, synchronous, and consistent with the planning and
requirements for development. Continue to complete the state management
function of urban areas from the Central to local authorities at all levels;
clearly define functions and tasks of focal state management agencies in charge
of urban development at central and local levels. - Decentralize and grant power to administrative divisions in
urban management. Improve the capacity, effectiveness, and professionalism as
per the requirement of urban authorities at all levels. Develop personnel resources
for urban development. Develop professional working positions in association
with raising the capacity of officials and public employees from central to
local levels. Speed up the digital transformation in urban management,
developing electronic authority towards urban digital authority closely
associated with smart urban development. Finalize and complete the Capital Law
and regulations on decentralization of management to Ho Chi Minh City and
centrally affiliated cities suitable for requirements for decentralization and
grant of autonomy to urban authorities. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Ensure the people’s right to freedom of residence and
remove all barriers to labor transfer. Develop and complete mechanisms and
policies to ensure that rural migrant workers and unofficial workers are
integrated, have equal access to resources and opportunities to develop, and
equally enjoy basic social services in urban areas. Expand the coverage of the
social security system for migrant workers. Review and complete support
policies on the study, vocational teaching, and employment for people whose
land-use rights are revoked during the process of urbanization. Promote gender
equality and adopt caring policies to create jobs for women in urban areas. - Prioritize resources for developing basic social services
in urban areas, especially educational, medical, and healthcare services.
Increase investment and payroll to ensure that the development of systems of
preventive medicine and grassroots health care in urban areas meets practical requirements.
Complete models of central and local epidemic control and prevention agencies
to ensure synchronization with the process of urban development and satisfy
requirements for the protection, care, and improvement of the health of urban
residents. Upgrade the infrastructure and complete the management system of
emergencies and increase the capacity to prevent, control, and limit natural
disasters and epidemics in urban areas. - Develop and complete models of social security, order, and
safety assurance in urban management consistent with actual requirements,
focusing on applying digital technology during the implementation. - Intensify measures to control and improve the air quality
in urban areas and quickly reduce dust and noise pollution; synchronously
develop systems for monitoring and supervising environmental quality in urban
areas; focus on treating domestic wastewater and solid waste; fundamentally
improve the state of environmental pollution and environmental sanitation in
industrial zones, industrial clusters, and residential areas of low-income
people in urban areas. Provide orientations and solutions for developing green
buffer zones around urban areas and green agriculture serving urban areas. - Increase comprehensive international cooperation in state
management fields of construction and urban areas. Encourage urban areas to
increase cooperation with international urban areas and organizations.
Proactively and actively participate in the regional and international green,
adaptive, identity-rich, and smart urban area networks. 6. Developing the economy of urban areas, innovating financial
mechanisms, policies, and investing in urban development - Effectively implement programs and projects for urban
reconstruction to improve the effectiveness of land use for economic
development in urban areas; effectively and sustainably utilize cultural and
historical works and public spaces such as sidewalks in the economic
development of urban areas. Speed up the orderly relocation of facilities of
labor-intensive, manufacturing and processing, focal logistic centers, or
facilities that pollute the environment or pose a risk of affecting people's
safety outside the central areas of major urban areas; remake planning for
systems of hospitals, universities, colleges, research facilities, logistic
centers, shopping malls, focal markets, and networks of people’s markets. - Develop service economy, advanced and strategic
manufacturing industries, digital economy, circulating economy, sharing
economy, night-time economy, tourism and sports economy, etc. in special and
major urban areas; develop the economy in association with the rural and
agricultural value chain and social services in small urban areas. Encourage
the development of agricultural-industrial towns on the basis of existing rural
residential areas becoming centers of service, manufacturing, processing, food,
materials provision, technology transfer, etc. Promulgate incentive policies
and increase models of coastal economic areas and industrial zones in
association with urban development in coastal localities and models of
industrial-urban-service zones in urban areas. Encourage urban areas to develop
their brand names in association with the promotion of economic development of
urban areas. Focus on developing personnel resources, especially high-quality
personnel resources, in urban areas. Encourage urban areas to cooperate in
constructing centers of innovation and creativity in association with strategic
products and local strengths. - Study and complete policies on tax and costs related to
real estate to encourage the effective use of houses and land. Appropriately
complete legal corridors and organizational models for the State to manage the
real estate market; effectively control and use the added value from land when
urban infrastructures, especially when traffic infrastructures are invested in
expansion; utilize the land fund on both sides of the road to generate income
for urban areas. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 IV-
IMPLEMENTATION 1. Provincial
committees, central committees, and CPV committees and designated representations
shall organize the study and introduce the Resolution to officials and
CPV members; develop action plans and programs for the implementation of the
Resolution with a specific roadmap and assignment; supplement and concretize
targets stated in the Resolution into the annual plan according to each period
of central authorities, administrative divisions, agencies, and units;
periodically inspect and evaluate the performance. 2. The CPV
Designated Representation of the National Assembly shall lead and direct the
study, amendment, supplement, and completion of the law to facilitate the
process of sustainable urbanization and urban development in the spirit of the
Resolution; increase the supervision of construction and implementation of
urban development strategies, planning, and policies; lead and promulgate pilot
decrees on specific, outstanding mechanisms and policies consistent with the
direction, orientation prescribed in the Resolution, and actual situations and
requirements for development. 3. The CPV
Designated Representation of the Government shall direct the construction and
implementation of strategies, planning for the national urban development,
National Programs on urban construction, renovation, embellishment,
reconstruction, development, and infrastructure development, and other focal
strategies, projects, programs related to urban development; develop and
implement the Master Plan of administrative units at all levels by 2030, with a
vision toward 2045; approve appropriate planning in the spirit of the
Resolution; prioritize allocating adequate resources to implement tasks
prescribed in the Resolution; urgently direct the review, supplement, and
completion of legal documents under its management related to urbanization and
urban development. 4. The Vietnam
Fatherland Front and socio-political organizations shall develop supervision
plans and programs for the implementation of the Resolution. 5. The Central
Department of Publicity and Education shall take charge and cooperate with the Central
Economic Commission and related agencies in guiding the dissemination and
thorough grasp of the implementation of the Resolution. 6. The Central
Economic Commission shall regularly take charge and cooperate with relevant
agencies in monitoring, guiding, inspecting, supervising, and urging the
implementation of the Resolution; periodically submit preliminary and final
reports on the implementation of the Resolution to the Political Bureau and the
Secretariat. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
32.887
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|