Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2013/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
Ngày ban hành: 12/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2013/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG KHỐI LƯỢNG LỚN; KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KHAI THÁC BẾN XE, BÃI ĐỖ XE Ô TÔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI KHÁC; ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thủ đô)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;

Xét tờ trình số 47/TTr-UBND ngày 11/6/2013 và tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 29/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Mục I. Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thống đường sắt đô thị (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, đường sắt một ray), hệ thống xe buýt (xe buýt nhanh - BRT, xe buýt).

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 2. Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn

1. Ưu tiên về tổ chức giao thông:

a) Tổ chức giao thông phải đảm bảo để các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn lưu hành thông suốt, hạn chế tối đa các trở ngại, đảm bảo thuận tiện, an toàn cho hành khách.

b) Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi và đến Hà Nội được bố trí bến, bãi tại các điểm đầu mối giao thông ở cửa ngõ thành phố theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tổ chức hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn kết nối giữa các đầu mối giao thông với nhau và với khu vực nội đô.

c) Bố trí quỹ đất và tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như: Đề pô, trạm trung chuyển, ga đường sắt đô thị, điểm dừng đỗ, đường dành riêng cho xe buýt và các công trình phụ trợ khác.

d) Bố trí các điểm dừng đỗ xe buýt với cự ly thích hợp; phát triển mạng lưới xe buýt đến các khu đô thị, khu nhà ở ngoại thành, trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp, khu ký túc xá công nhân, sinh viên và các khu vực tập trung đông dân cư khác để khuyến khích giãn dân khu vực nội đô và tạo điều kiện tối đa để dịch vụ xe buýt tiếp cận các trung tâm dân cư, các khu đô thị, các trung tâm thương mại dịch vụ, các khu vui chơi giải trí trên toàn thành phố.

đ) Đảm bảo đồng bộ giữa hạ tầng và tổ chức giao thông để hành khách tiếp cận thuận lợi nhất đến các các điểm dừng, đỗ xe buýt, các ga của hệ thống vận tải hành khách công cộng.

e) Thành lập các trung tâm quản lý, điều hành giao thông công cộng chung cho toàn thành phố và các Trung tâm vận tải hành khách công cộng riêng theo từng loại hình; từng bước triển khai xây dựng hệ thống vé điện tử cho từng loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, tiến tới kết nối các hệ thống vé điện tử chung trên toàn thành phố.

2. Ưu tiên đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng:

a) Các phương tiện sử dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đảm bảo hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến và đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

b) Khi đấu thầu mở tuyến xe buýt mới, ưu tiên lựa chọn nhà thầu đề xuất đưa phương tiện mới, phương tiện chất lượng cao (sàn thấp, hộp số tự động, sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường) vào hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn.

3. Khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn:

a) Người sử dụng được trợ giá với giá vé phù hợp.

b) Thành phố miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho các đối tượng: người có công, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi.

c) Đối với người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe buýt nhanh (BRT) được:

c1. Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với các đối tượng: học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi;

c2. Ngân sách thành phố hỗ trợ 30% giá vé tháng cho cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.

4. Cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn:

Ngoài các chính sách ưu tiên theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn được:

a) Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn bằng xe buýt, xe buýt nhanh (BRT).

b) Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu các thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đối với các thiết bị, phương tiện trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

c) Ngân sách thành phố hỗ trợ 50% tiền lãi vay ngân hàng trong 05 năm đầu để đầu tư xây dựng hạ tầng vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn bằng xe buýt và mua sắm xe buýt cụ thể theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mục II. Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Các bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác phục vụ nhu cầu công cộng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm.

b) Các bến xe, các điểm trung chuyển hàng hóa, các trung tâm tiếp vận theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng, khai thác bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác (gồm: bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm), các bến xe, các điểm trung chuyển hàng hóa, trung tâm tiếp vận theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Điều 4. Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng khai thác bến xe, bãi đỗ xe và phương tiện cơ giới khác

1. Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền thuê đất trong 10 năm đầu kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nộp tiền thuê đất.

2. Được vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố với lãi suất ưu đãi. Trường hợp sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, được Ngân sách thành phố hỗ trợ lãi suất vay theo hợp đồng tín dụng như sau:

a) 50% tiền lãi vay đầu tư trong 03 năm đầu cho các dự án xây dựng bãi đỗ xe;

b) 30% tiền lãi vay đầu tư trong thời gian 05 năm đầu cho các dự án xây dựng bến xe, điểm trung chuyển hàng hóa, trung tâm tiếp vận.

3. Ngân sách thành phố hỗ trợ 100% tiền thuế nhập khẩu phải nộp đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho dự án xây dựng bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm đối với các thiết bị, dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật.

4. Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt mức giá trần dịch vụ trông giữ xe, giá dịch vụ bến xe, giá trông giữ xe trong bến phù hợp với từng khu vực, quy mô và tính chất (mức độ hiện đại) của từng dự án nhằm đảm bảo thời gian thu hồi vốn hợp lý và đảm bảo an sinh xã hội.

Mục III. Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải

Điều 5. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Dự án đầu tư, hoạt động quản lý, kinh doanh có ứng dụng công nghệ cao phục vụ quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư, quản lý kinh doanh có ứng dụng công nghệ cao phục vụ quản lý điều hành hệ thống giao thông vận tải.

Điều 6. Lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải

1. Quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:

Từng bước triển khai thực hiện áp dụng quản lý kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội trên nền hệ thống bản đồ số tiên tiến, sử dụng trực tuyến tại các trung tâm quản lý, điều hành giao thông. Hệ thống cơ sở dữ liệu áp dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo cho công tác quản lý, sửa chữa, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải một cách kịp thời, hiệu quả đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu giao thông vận tải của thành phố.

2. Công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông:

a) Xây dựng kế hoạch, lộ trình áp dụng công nghệ cao trong quản lý điều hành giao thông vận tải thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các tiến bộ khoa học của mạng Internet; từng bước xây dựng các Trung tâm như: Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng hiện đại, tiên tiến có hệ thống vé điện tử sử dụng chung (PTA); Trung tâm điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông; Trung tâm quản lý và điều hành mạng lưới đường cao tốc và các Trung tâm sử dụng công nghệ cao tiên tiến, hiện đại khác phục vụ công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông.

Các trung tâm trên phải đảm bảo sự kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu, phối hợp theo dõi lưu lượng và các diễn biến về tình hình giao thông trên địa bàn; kịp thời có những biện pháp can thiệp tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

b) Xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin cảnh báo sớm về tình trạng giao thông; khuyến khích triển khai lắp đặt các thiết bị dẫn đường trên các phương tiện tham gia giao thông nhằm hướng dẫn kịp thời người điều khiển phương tiện giao thông lựa chọn phương án đi lại thuận lợi, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông.

c) Xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng công nghệ cao trong xây dựng hệ thống thu phí tự động.

3. Quản lý khai thác vận tải:

a) Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải áp dụng công nghệ cao để điều phối, điều hành hoạt động vận tải; đồng thời kết nối thông tin với các trung tâm để quản lý và điều hành hoạt động giao thông trên địa bàn.

b) Các tổ chức hoạt động vận tải, các chủ sử dụng phương tiện có trang bị thiết bị giám sát hành trình có trách nhiệm cung cấp thông tin trên thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý và điều hành giao thông của cơ quan quản lý.

4. Triển khai một số giải pháp thực hiện áp dụng công nghệ cao

a) Tổ chức các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao đạt trình độ quốc tế để tiếp nhận, làm chủ công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải và có kế hoạch tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý, điều hành giao thông vận tải.

b) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các chuyên gia hàng đầu về công nghệ cao trong lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông vận tải đến trao đổi, tư vấn, tham dự diễn đàn, hội thảo cũng như tăng cường liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

5. Cơ chế, chính sách khuyến khích áp dụng công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông vận tải là nội dung thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.

Các tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông vận tải được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố quy định chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.

Mục IV. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành

Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố

1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết. Rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Thành phố đang áp dụng đối với những lĩnh vực trên để không trùng lặp.

2. Hàng năm, trình Hội đồng nhân dân thành phố bố trí dự toán ngân sách để triển khai thực hiện chính sách; Đồng thời báo cáo Chính phủ quyết định hỗ trợ ngân sách Trung ương cho ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện dự án quan trọng có qui mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực giao thông vượt quá khả năng cân đối của ngân sách Thành phố theo khoản 3 Điều 21 Luật Thủ đô.

3. Trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết phù hợp với tình hình thực tiễn trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội,VP Chính phủ;
- Ban Công tác Đại biểu Quốc hội;
- Các Bộ, Ngành Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội;
- TT HĐND TP, UBND TP, UBMTTQ TP;
- Các Ban HĐND TP;
- Đại biểu HĐND TP;
- VPTU, VPĐĐBQH&HĐNDTP, VPUBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
- Lưu: VT./.

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/07/2013 ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải do thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.071

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.19.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!