CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2015/NĐ-CP
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2015
|
DỰ THẢO
|
|
NGHỊ ĐỊNH
PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ
chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy
hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
Chính phủ ban
hành Nghị định về việc phân loại đô thị.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh: Nghị định này quy định về phân loại đô thị và trình tự lập, thẩm định,
công nhận loại đô thị.
2. Đối tượng áp
dụng: Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc phân
loại và quản lý phát triển đô thị trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Mục đích phân loại đô thị
Việc phân loại đô
thị nhằm:
1. Đánh giá quá
trình đô thị hóa và chất lượng đô thị theo các giai đoạn phát triển;
2. Tổ chức và phát
triển hệ thống đô thị cả nước theo quy hoạch;
3. Lập, xét duyệt
quy hoạch đô thị;
4. Xây dựng chính
sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định
này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống
công trình hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
2. Hệ thống
công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ là khi hệ thống công trình
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng đạt yêu cầu của đồ
án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
và các quy định khác có liên quan.
3. Hệ thống
công trình hạ tầng đô thị hoàn chỉnh là khi các hạng mục công trình hạ tầng
kỹ thuật và xã hội đã được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân số
đô thị.
4. Hạ tầng kỹ
thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị,
bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp
nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu
mối kỹ thuật.
5. Công trình
hạ tầng đô thị thiết yếu bao gồm: các công trình dịch vụ và các công trình
hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, các tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin
viễn thông, cấp thoát nước).
6. Dân số đô
thị là dân số tại các khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.
7. Mật độ dân
số đô thị là chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác
định bằng quy mô dân số đô thị trên diện tích đất khu vực nội thành phố, nội
thị xã và thị trấn.
8. Tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp của đô thị được xác định bằng tổng lao động thuộc các
ngành xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên tổng số lao động thuộc
các ngành kinh tế trong phạm vi đánh giá phân loại đô thị.
Điều 4. Tiêu chí phân loại đô thị
1. Đô thị được
phân thành 6 loại: loại Đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV, loại V;
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
2. Các tiêu chí cơ
bản đánh giá phân loại đô thị, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí 1: Vị
trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tiêu chí 2: Quy
mô dân số đô thị;
c) Tiêu chí 3: Mật
độ dân số đô thị;
d) Tiêu chí 4: Tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp;
e) Tiêu chí 5:
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
3. Bộ Xây dựng quy
định cụ thể các tiêu chí phân loại đô thị.
Điều 5. Điều kiện lập đề án phân loại đô thị
1. Đô thị có tên
trong danh mục phân loại của Chương trình phát triển đô thị quốc gia và Chương
trình phát triển đô thị toàn tỉnh đã được phê duyệt.
2. Đô thị có quy
hoạch chung được phê duyệt và được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
3. Khu vực đô thị
mở rộng phải đảm bảo các quy định tại khoản 2 của điều này và có tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt tối thiểu 65%.
Điều 6. Điều kiện xét phân loại, công nhận loại đô thị
Đô thị được xét
phân loại, công nhận loại đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có chương trình
phát triển đô thị; khu vực phát triển đô thị; kế hoạch thực hiện khu vực phát
triển đô thị; quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị; và giải pháp quản lý
phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu.
2. Đáp ứng các
tiêu chí về phân loại đô thị, trong đó các chỉ tiêu cung cấp điện, cấp nước
sạch, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, công trình y tế, giáo dục phải đạt
mức tối thiểu theo quy định.
Điều 7. Nguyên tắc đánh giá phân loại đô thị
1. Việc phân loại
đô thị được đánh giá theo 5 tiêu chí được quy định tại Điều 4 của Nghị định
này; Phạm vi đánh giá phân loại đô thị gồm: nội thành phố, nội thị xã, thị trấn
và phần mở rộng đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chí về phân loại đô thị. Phạm
vi đánh giá phân loại đô thị là cơ sở để xét thành lập đơn vị hành chính đô thị
tương ứng.
2. Đô thị được xét
đánh giá phân loại trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền
kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô
thị. Đô thị được đầu tư xây dựng đạt chuẩn loại nào thì công nhận loại đô thị
tương ứng.
Điều 8. Chi phí cho công tác phân loại đô thị
1. Chi phí để thực
hiện phân loại đô thị gồm chi phí cho việc lập, thẩm định đề án phân loại đô
thị, tổ chức công bố quyết định công nhận loại đô thị.
2. Ủy ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch vốn cho công tác phân loại đô thị trong địa
giới hành chính do mình quản lý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết
định theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm cân đối nguồn ngân sách được cấp hoặc huy động từ các
nguồn vốn hợp pháp khác để bố trí kinh phí cho việc lập, thẩm định đề án phân
loại đô thị.
4. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối ngân sách hàng năm từ nguồn kinh phí sự nghiệp
kinh tế cho công tác phân loại đô thị của các địa phương theo quy định hiện
hành.
5. Bộ Xây dựng
hướng dẫn chi phí lập, thẩm định đề án phân loại đô thị.
Chương II
PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
Điều 9. Đô thị loại đặc biệt
1. Có chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo,
dịch vụ, đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; có trình độ kinh tế - xã hội
phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 3 triệu người trở lên.
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 10 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kỹ thuật khung được xây dựng đồng bộ,
mức độ hoàn chỉnh đạt từ 90% trở lên;
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 90%
trở lên.
Điều 10. Đô thị loại I
1. Có chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo,
dịch vụ, đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; có trình độ kinh tế - xã hội
phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
liên tỉnh, cả nước.
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 300 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 6 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu từ 85%.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kỹ thuật khung được xây dựng đồng bộ,
mức độ hoàn chỉnh đạt từ 85% trở lên.
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 85%
trở lên.
Điều 11. Đô thị loại II
1. Có chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo,
dịch vụ, đầu mối giao thông trong vùng liên tỉnh hoặc cả nước; có trình độ kinh
tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một tỉnh, vùng liên tỉnh.
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 200 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 5 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt từ 80% trở lên.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kỹ thuật khung được xây dựng đồng bộ,
mức độ hoàn chỉnh đạt từ 80% trở lên;
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 80%
trở lên.
Điều 12. Đô thị loại III
1. Có chức năng là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật, giáo dục - đào tạo,
dịch vụ, đầu mối giao thông trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh; có trình độ kinh tế
- xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng liên huyện, một tỉnh.
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 80 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 4 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt từ 75% trở lên.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu được
xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 75% trở lên;
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 75%
trở lên.
Điều 13. Đô thị loại IV
1. Có chức năng là
trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học -
kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh;
có trình độ kinh tế - xã hội tương đối phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một một huyện, vùng liên huyện;
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 40 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 3 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt từ 70% trở lên.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu được
xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 70% trở lên;
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị phải được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt
từ 70% trở lên.
Điều 14. Đô thị loại V
1. Đô thị với chức
năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và
dịch vụ; có trình độ kinh tế - xã hội tương đối phát triển, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng liên xã, một huyện.
2. Quy mô dân số
đô thị đạt từ 4 nghìn người trở lên;
3. Mật độ dân số
đô thị đạt từ 2 nghìn người/km2 trở lên.
4. Tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp đạt từ 65% trở lên.
5. Trình độ phát
triển cơ sở hạ tầng:
a) Hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu được
xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt từ 65% trở lên;
b) Hệ thống công
trình hạ tầng xã hội đô thị phải được xây dựng đồng bộ, mức độ hoàn chỉnh đạt
từ 65% trở lên.
Điều 15. Phân loại đối với các đô thị có tính chất đặc thù
1. Đối với các đô
thị loại III, IV và V thuộc các vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây
nguyên và vùng hải đảo: ngoài việc đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị theo
quy định, các tiêu chí về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số,
mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội và
quy mô dân số phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70%, mật độ dân số phải đảm bảo
mức tối thiểu bằng 50% mức quy định tại các Điều 12, 13, 14 của Nghị định này.
2. Đối với các đô
thị có chức năng du lịch, khoa học - giáo dục: tiêu chí dân số đô thị, mật độ
dân số có thể thấp hơn nhưng quy mô dân số phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 70%,
mật độ dân số phải đảm bảo mức tối thiểu bằng 50% mức quy định tại các Điều 9,
10, 11, 12, 13, 14 của Nghị định này.
3. Trường hợp đặc
biệt theo yêu cầu quản lý lãnh thổ, chủ quyền quốc gia hoặc quản lý phát triển
kinh tế - xã hội, việc quyết định cấp quản lý hành chính đô thị của một khu vực
có thể được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định trước khi khu vực
đó được đầu tư xây dựng đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về phân loại đô thị.
Chương III
LẬP, THẨM ĐỊNH
VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
Điều 16. Trình tự lập, thẩm định đề án phân loại đô thị và quyết định
công nhận loại đô thị
1. Đô thị loại đặc
biệt, đô thị loại I, đô thị loại II: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức
lập đề án phân loại đô thị. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Đô thị loại III
và đô thị loại IV: Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức
lập đề án phân loại đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bộ Xây dựng tổ chức
thẩm định và quyết định.
3. Đô thị loại V:
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị. Sở Xây dựng thẩm
định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thống nhất
bằng văn bản của Bộ Xây dựng.
Điều 17. Lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị
1. Căn cứ quy
hoạch vùng tỉnh được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lập,
thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh.
2. Căn cứ quy
hoạch chung đô thị được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức
lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị từng đô thị và các
điểm dân cư có xu hướng đô thị hóa chuẩn bị hình thành đô thị loại V.
3. Chương trình
phát triển đô thị toàn tỉnh được phê duyệt là cơ sở để lập đề án phân loại đô
thị. Chương trình phát triển đô thị từng đô thị được phê duyệt là cơ sở lập hồ
sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô
thị và xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư thực hiện các dự án phát triển đô
thị.
4. Bộ Xây dựng quy
định việc lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và chương
trình phát triển đô thị từng đô thị.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Xử lý chuyển tiếp
1. Đối với các đô
thị đã có quyết định công nhận loại đô thị từ trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành được giữ nguyên loại đô thị hiện có mà không phải làm thủ tục công
nhận lại.
2. Đối với các đô
thị đang lập đề án phân loại đô thị nhưng chưa được phê duyệt, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh chỉ đạo rà soát lập, thẩm định, phê duyệt theo các quy định của Nghi
định này.
Điều 19. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị
1. Bộ Xây dựng
chịu trách nhiệm trước Chính phủ và thống nhất quản lý nhà nước về phân loại đô
thị trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị trong phạm vi địa
giới hành chính do mình quản lý.
3. Trách nhiệm
quản lý sau phân loại đô thị
a) Sau khi được
công nhận loại đô thị, căn cứ hồ sơ đề án nâng loại đô thị được phê duyệt, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo chính quyền đô thị phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng kế hoạch và thực hiện khắc phục những chỉ tiêu chưa đạt (nếu có).
b) Việc quyết định
thành lập cấp quản lý hành chính đô thị chỉ được thực hiện khi đô thị đã khắc
phục được các tiêu chí về trình độ phát triển hạ tầng chưa đạt.
Điều 20. Kiểm tra công tác phân loại đô thị và chương trình phát triển
đô thị
1. Bộ Xây dựng
định kỳ hàng năm kiểm tra tình hình phân loại đô thị của các đô thị trong phạm
vi cả nước phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia, tổng hợp báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Xây dựng
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính định kỳ hàng năm kiểm tra tình
hình thực hiện Chương trình phát triển đô thị trong phạm vi cả nước.
Điều 21. Báo cáo công tác phân loại đô thị và chương trình phát triển
đô thị
Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm:
1. Báo cáo Bộ Xây
dựng về tình hình phân loại đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương theo định kỳ hàng năm và kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm.
2. Báo cáo Bộ Xây
dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tình hình thực hiện Chương trình
phát triển đô thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo định kỳ
hàng năm và kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này thay
thế Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc
phân loại đô thị.
Nghị định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2016.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Xây dựng
phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thi
hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|